Hoàng Lan Trong Mưa - Cập nhật - Phong Nhi

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Hoàng Lan Trong Mưa
HA_png01100022.png

hltm1234.1.jpg
hltm123.jpg

(Ảnh: Tree)
Tác giả: Phong Nhi
Thể loại: Ngôn Tình - Hiện đại
Tình trạng sáng tác: Đang sáng tác
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/tuần

Độ dài: 20 chương
Cảnh cáo: Không
HA_png01100001.png

Văn án
Mười năm quay mặt nhìn lại vẫn chỉ có một mình ta đứng bên gốc Hoàng Lan đó!
Mười năm trước ta mười ba tuổi, lần đầu xa nhà, mười ba tuổi đương nhiên nam nhân chưa biết yêu.
Mười năm sau ta hai mươi ba tuổi, vẫn chưa dám yêu.
Là ta sợ sẽ đau thêm một lần nữa!
 

Đính kèm

  • hltm2.jpg
    hltm2.jpg
    137,8 KB · Xem: 456
  • hltmm.jpg
    hltmm.jpg
    224,9 KB · Xem: 399
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
chuong1hltm.jpg

Chương 1: Chuyện cũ
Mùa thu Hà Nội, mùa của hoa sữa, mùa của lá vàng, mùa của mưa nhạt nhòa rơi xuống những cột đèn trên phố.
Bên ngoài ô văng cửa sổ nhà hàng xóm của tôi, hoa hoàng lan nở vàng óng ả. Cô gái đứng dưới ban công tóc vàng như nắng thu, môi hồng cười xinh lắm. Gió lạnh se sẽ thổi, tà áo mỏng manh phất phơ bay. Nắng tắt, cô gái tóc vàng biến mất.
Bảy giờ ba mươi phút…
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu sống cái dạ dày, tôi lướt mình trên mạng, gửi đi yêu thương và đợi chờ hạnh phúc.
Ba giờ trước, mặt dày tôi nói với sếp:
“Em đau đầu chóng mặt quá, sếp cho em nghỉ sớm ba mươi phút, mai em làm bù được không ạ?”
Sếp gật gật, sếp vốn là học trò cưng của bố tôi. Đừng nói là ba mươi phút, ba ngày đau đầu chóng mặt sếp cũng cười. Tôi làm việc ở đây cũng là do mẹ tôi hé miệng nói nhỏ với anh ấy:
“Cháu cho em Phong vào làm việc chỗ cháu giúp bác được không? Nó từ ngày ra trường, quanh năm nếu không vác cái máy ảnh đi khắp các tỉnh miền Bắc thì ở nhà cũng ngồi chết trong phòng, suốt ngày chỉ viết viết, xóa xóa.”
Anh ấy cười gật đầu, và tôi bị giam lỏng. Nghĩ lại cái cuộc đời giam lỏng này còn "tiêu sái" biết nhường nào.
Ra khỏi công ty tôi phóng xe như bay đến cổng trường Minh Khai, gọi một cốc trà đá, khoan khoái thưởng thức và chờ đợi.
Trường này là trường cấp hai, tôi là ông anh tốt bụng trốn việc về sớm để đi đón em gái sao?
Không, tôi đến để nhìn trộm một cô gái.
Yêu nhân!
Con gái nhà người ta mới học cấp hai mà dám nhìn trộm sao?
Yêu nhân thì sao? Tôi chỉ nhìn, đâu có ra đón nàng âu âu, yếm yếm đâu.
Tiểu U cười như hoa hồng chớm nở, như nắng thu trên cao, như mây trôi hờ hững, như gió thoảng nồng nàn hương hoa sữa. Cô ấy cười với các bạn của cô ấy, còn tôi cười với cốc trà đá quen thuộc của tôi. Tôi quen Tiểu U trên mạng, cô ấy là vợ bé nhỏ của tôi trên mạng. Tất nhiên cô ấy sao có thể biết tôi đang ở đây.
“Học ngoan và lớn mau nha vợ yêu!” Tôi nhủ thầm.
Đầu óc miên man tôi trở về, đèn vàng heo hắt phố. Nắng sớm thu vội, hoàng hôn tắt mau. Gió lạnh se se, cánh hoa xoay xoay. Đèn xe nhòa mắt kính, con đường cụt.
“Lạ nha, sao có cái đường về nhà trọ mà lúc nào cũng nhầm là sao ta?”
Phải rồi, nhà tôi ở Hà Nội 2, nên thuê trọ một phòng trên tầng hai gần Nhật Tân để tiện việc đi làm. Phòng khá đặc biệt, có một cái bếp ga nhưng tôi toàn đi ăn quán, một cái tủ lạnh chỉ có bia và nước ngọt. Đúng giá trị sử dụng nhất có lẽ là cái máy giặt cũ, mà có lẽ một tuần nó mới được thả mình xoay xoay, lắc lắc một lần. Còn lại đều có đôi cả. Một đôi mèo, con đẹp trai màu vàng chanh, con xinh gái màu tam thể. Một đôi cốc, một cốc vẽ hình con mèo, cốc còn lại vẽ hình con chó, yêu nhau như chó với mèo là thế. Một đôi gối, chiếc thứ nhất màu hồng nhạt, chiếc thứ hai màu nhạt hồng. Tôi định là mua hai màu khác nhau nhưng sợ chúng lại gato với nhau... đừng lo, một em anh gối, một em anh sẽ ôm…
Phòng tôi kỳ cục nhất là có hai cái cửa sổ, mà cả hai cái đều hướng sang phía ban công nhà hàng xóm, ở đó lại có cây hoàng lan thơm nồng. Cô gái đứng dưới ban công chỉ thường hay xuất hiện trong giấc mơ.

Mười năm trước, tôi đứng một mình dưới gốc cây hoàng lan này. Lúc đó tôi mới mười ba tuổi, con trai mười ba tuổi đương nhiên chưa biết yêu. Đó là lần đầu tiên tôi xa nhà, lần đầu tiên bố tôi đưa tôi đến khu phố này. Đối diện với gốc hoàng lan ấy mười năm trước là nhà bà ngoại tôi.
Chiếc máy tính lờ mờ vụt tắt, còn tôi đã ôm nàng gối hồng ngủ từ lúc nào. Tôi FA nhưng may mắn vẫn có hai nàng gối hồng ngủ cùng. Tôi không phải không có khả năng tìm cho mình một nửa, mà vì tôi không dám yêu, tôi sợ sẽ lại đổ vỡ. Tôi ích kỷ hay là tự kỷ đây?

***

Hoàng lan thơm ngát, ánh sáng mặt trời chiếu mờ mờ, lung linh dưới những kẽ lá hoàng lan nở bung thành nhiều tia sắc màu.
Bảo Nhi nụ cười trong trẻo, đứng dưới tán hoàng lan lại như thu hút cả muôn thứ sắc màu chứa chan ấy. Mắt cô ấy nhìn những cánh hoàng lan nở vàng mọng, hai tay ôm chặt lấy cổ tôi, run run toàn thân, giọng êm nhẹ:
“Anh Phong, sau này mỗi mùa hoàng lan nở, chúng mình sẽ cùng đứng đây ngắm hoa nhé!”
Tôi cười, hạnh phúc mãn nguyện, tim tôi đập mạnh, đầu gật lia lịa...

Một giọt nước mắt rơi xuống ướt chiếc gối hồng, ấm ấm khiến tôi giật mình tỉnh giấc. Hai cái cửa sổ vẫn mở, ban công bên kia nhạt hòa trong ánh đèn vàng. Tôi gạt những giọt nước mắt vướng trên mi, khẽ bò dậy đi khép cửa sổ lại.
Máy tính nhấp nháy màn hình, tôi quay lại gạt chuột xem.
Tiểu U, vợ bé nhỏ gửi tin nhắn:
“Chồng yêu ngủ ngon nhé!”
Tôi mỉm cười, tắt máy tính, dọn dẹp đống giấy nháp trên bàn, cẩn thận kẹp tờ giấy đã chỉnh sửa lại vào trong ghim. Bên cạnh ghim giấy, trên bàn làm việc là hai tấm hình của tôi và Bảo Nhi chụp chung, trong ảnh cô ấy cười rất tươi, nụ cười đã in trong trí nhớ của tôi đến mức không nhìn cũng có thể hình dung ra được. Tôi cười nói một mình:
“Bảo Nhi, em hạnh phúc nhé!”

***

Mười năm trước…
Đó là một ngày nắng ảm đạm trong ký ức của tôi, bố dẫn tôi đến nhà ông bà ngoại.
Lần đầu tiên tôi gặp Bảo Nhi, cô ấy mười hai tuổi, cao tới cằm tôi, làn da trắng sữa, mặc một chiếc đầm ren màu lam chân trời. Trên cái chân đầm còn có hoa văn bềnh bồng như mây trôi. Hôm đó hoàng lan cũng nở vàng trên lá, cô Tâm Phương dắt tay Bảo Nhi về đến cổng, nhìn thấy bố tôi đon đả chào:
“Anh giáo đưa con trai tới thăm ông bà ngoại à?”
“Vâng!” Bố tôi trả lời.
Bảo Nhi mỉm cười chào tôi:
“Chào bạn!”
Tôi đỏ mặt cúi xuống:
“Chào bạn!”
Cô ấy theo mẹ vào nhà còn vẫy vẫy tay với tôi, miệng cười xinh lắm.
Bố bảo tôi ngồi chờ trên chiếc ghế đá bên gốc hoàng lan, bố bấm chuông cửa, ngoại tôi ra mở cửa, ngoại cười với tôi, bố theo ngoại vào trong nhà. Bố với ông bà ngoại nói chuyện rất lâu, trời thu Hà Nội không hiểu vì sao lại đổ mưa. Ngoại từ trong nhà tất tả mang ô chạy ra chỗ tôi, tôi thấy mắt ngoại đỏ, ngoại che ô cho tôi, dắt tay tôi sang nhà cô Tâm Phương. Ngoại bấm chuông, lần này người ra mở cửa lại là Bảo Nhi, nàng cầm chiếc ô màu hồng nhạt chạy ra mở cổng, kiễng chân che ô cho tôi. Áo tôi bị ướt vài nơi, tôi thu vai lại, trộm nhìn Bảo Nhi một cái, cô ấy đang cười với tôi. Ngoại nói với vào trong nhà:
“Cô cho cháu nó chơi bên này một lúc, lát tạnh mưa tôi qua đón cháu.”
Cô Tâm Phương đi ra lễ phép:
“Vâng, được ạ!” Cô nhìn tôi cười, Bảo Nhi với cô sao giống đến thế: “Cháu vào đi không mưa ướt hết bây giờ.”
Bảo Nhi nhón chân che ô cho tôi vào trong nhà. Dáng ngoại gầy gầy, chen mưa đi về, không hiểu vì sao tôi thấy ngoại rất buồn.
Mưa mùa thu mãi mà không dứt, chúng tôi thành bạn từ đó, ngày ngày cùng đạp xe tới trường.

***

Bên nhà đối diện, ông ngoại tôi ngồi im lặng rất lâu, bố tôi quỳ ở dưới, ngoại ngồi xa xa, chốc chốc lại tràn rơi nước mắt. Ông có vẻ giận lắm, nhìn bố tôi trách nặng một câu:
“Anh đã hứa với tôi như thế nào? Anh đường hoàng là một ông giáo, tuổi cũng không còn ít nữa! Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu nổi vì sao anh đổ đốn ra như thế này…”
Bố tôi không dám ngẩng mặt lên, giọng đầy hối hận nói với ông:
“Con biết con đã sai rồi, con xin hứa từ nay sẽ sửa chữa, chỉ xin bố mẹ thương… chăm lo cho thằng Phong…”
Ông gắt cắt ngang:
“Anh không cần phải nói, tôi cũng đang định bảo bà ấy đi đón nó sang đây, để nó ở cạnh anh, sớm muộn cũng nhiễm cái thói của anh thôi…”
Ngoại tôi lại khóc, ông giận không nén được quay xuống nhìn bố tôi:
“Còn cái Sương, anh chị có nuôi nổi không? Để mai vợ chồng tôi qua đón nốt nó về!”
Bố không dám rơi lệ, nghẹn nghẹn nói với ông:
“Cháu Sương còn nhỏ, Hoàng Lan cũng không đành lòng xa nó, vợ chồng con có khó, cũng vẫn cố nuôi được cháu!”
Ngoại tôi mắt đỏ hoe, ngồi xuống gần rót cho ông một chén trà. Ông ngoại cũng nén giận. Em Sương nhà tôi năm nay mới sáu tuổi, xa mẹ hẳn là không đành. Ngoài trời mưa cũng đã tạnh.
“Anh về đi!” Ông buồn rầu nói với bố tôi rồi quay mặt bỏ vào phòng.

***

Bầu trời trốn nắng, ngoại sang đón tôi, bố tôi đứng chờ ở bên gốc hoàng lan. Xoa đầu tôi bố bảo:
“Con ở lại đây phải chăm học, ngoan ngoãn nghe lời ông bà nghe chưa.”
“Vâng!” Tôi gật đầu, bố khẽ ngước lên nhìn trời. Bố về đi khuất cuối phố, tôi mới theo bà vào nhà. Bảo Nhi đứng bên cửa vẫy vẫy tay chào, tôi mạnh dạn cũng giơ tay chào lại.

Buổi tối hôm đó gió lạnh thổi về, ngoại tôi nấu canh cá, ông ngoại vẫn ở im trong phòng, tới giờ ăn mới chịu ra. Canh cá nóng hổi, chua chua cay cay, hương thì là thơm ngát, ngũ vị bay khắp gian bếp thật là đầm ấm. Tôi ăn ngon lành lắm, ông ngoại nhìn bà ngoại, lại nhìn tôi trìu mến bảo:
“Ngon thì ăn nhiều một chút.”
Đó là lần duy nhất ông ngoại trìu mến với tôi, sau này ông ngoại với tôi đều rất nghiêm khắc. Tôi thường vì vậy mà tủi thân, lớn lên tôi mới biết, ông ngoại như vậy là vì không muốn tôi giống bố.

Mẹ tôi tên là Hoàng Lan, ngoại kể với tôi, lúc ngoại sinh ra mẹ tôi cũng vào mùa cây hoàng lan trước cửa nở hoa vàng rực rỡ, vì thế sau này mỗi lần nhớ mẹ, tôi lại ngồi lì dưới gốc cây hoàng lan. Với tôi đó là ký ức, là bóng mát, là cả một tình yêu thương bao la.

Ông bà ngoại tôi là người gốc Hà Nội, sống giản dị, chất phác, thật thà. Mẹ tôi, người mẹ của lòng vị tha, bao dung, nhân hậu. Dù giữa bao sóng gió cuộc đời vẫn yêu thương gia đình tôi.
Ba năm sau, tôi mười sáu tuổi, Bảo Nhi mười lăm, cô ấy vẫn chỉ cao đến cằm tôi. Tôi thường vẫn hay lấy tay đo ngang trêu đùa cô ấy:
“Bảo Nhi, có phải là em không biết lớn không, ba năm rồi vẫn thấp hơn anh một cái đầu là sao!”
Bảo Nhi kiễng chân lè lưỡi nói:
“Có mà anh không biết lớn thì có.”
Cô ấy làm mặt quỷ, đi lấy xe đạp rồi chạy một mạch phía trước khiến tôi lại phải vất vả đuổi theo.
Về đến nhà thấy mọi người đứng kín trước cổng, tôi hốt hoảng chạy vào nhà. Ông ngoại bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện đã trả về. Lúc sắp ra đi ông gọi tôi đến bên giường dặn dò:
“Cháu cũng đã lớn rồi, đã hiểu chuyện, sau này phải cố gắng học hành chăm chỉ, thi đỗ vào đại học. Cha cháu dù sao vẫn là một người tốt, vấp ngã vẫn còn biết đứng dậy. Ông chỉ còn ân hận là không được sống đến lúc nhìn cháu ông lấy vợ thôi…”
Ông ra đi. Tôi khóc suốt một tuần liền, mỗi đêm đều ngồi dưới cây hoàng lan mà khóc. Ba năm nay trong lòng tôi vẫn đổ lỗi cho ông không thương tôi. Giờ ân hận thì đã quá muộn rồi.
Cô Tâm Phương dạo ấy cũng bận việc công ty. Bảo Nhi mỗi khi tôi khóc đều ngồi bên cạnh, im lặng nắm lấy tay tôi, ngả đầu vào vai tôi…


 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
chöông23.jpg


Chương 2: Yêu dưới nắng

Tôi cũng dần thành một thanh niên, đã hiểu rõ mọi chuyện trong cuộc đời.

Bố tôi là giảng viên đại học, dạy môn Kinh Tế Tư Bản Chủ Nghĩa, một giảng viên giỏi, một người thầy tâm đắc với nghề. Vào cái thời buổi thay đổi kinh tế những năm đầu của thế kỷ 21, lương không phải là eo hẹp, nhưng ở cái tuổi “xuân vừa qua, già sắp tới”, dự án kinh tế tâm huyết lại không được xem trọng, nên lâm vào cái chứng bệnh chán ngán thời cuộc. Bố tôi đâm ra rượu chè, lô đề, rồi theo đám bạn ăn chơi xa xỉ. Nợ chồng nợ chất, chỗ này đắp vào chỗ kia, lãi mẹ lại đẻ lãi con, tất cả không dưới hai tỷ đồng. Cuối cùng gia đình phá sản, phải bán nhà ra thuê trọ ở ngoài, tưởng rằng sẽ phải bỏ nghề tha hương mà trốn nợ. Cũng may vào cái bước đường cùng ấy bố tôi gặp lại bạn học cũ là bác Hùng, lúc này đã là giám đốc một công ty lớn. Bác ấy đứng ra trả nợ giúp bố tôi, với danh nghĩa là cho vay lãi thấp, khi nào có thì trả dần cũng được. Bố tôi cuối cùng cũng ngộ ra, kiên quyết sửa đổi để làm lại từ đầu. Tiền lương tháng được bao nhiêu ngoài việc lo chi trả cho em Sương ăn học và tiền sinh hoạt thì đều dồn vào để trả nợ, nói là trả nợ nhưng thực ra là trả lãi còn không đủ. Mẹ tôi vẫn cam tâm chịu khổ không hé răng một lời. Mẹ vẫn đẹp, đẹp y như cái tên của mẹ.

Ông ngoại mất, bà ngoại đề nghị bố mẹ tôi về ở cùng, nhưng bố tôi vẫn còn giữ sĩ diện nên nhất định không chịu về.
***

Ba năm sau…

Cố gắng theo lời dặn của ông ngoại trước lúc đi xa, tôi đã thành sinh viên năm thứ nhất, Hè năm ấy Bảo Nhi thi đại học, cô ấy chọn vào đúng trường tôi đang học, chỉ có điều khác khoa. Mặc dù cô Tâm Phương kịch liệt phản đối nhưng xem ra Bảo Nhi vẫn rất quyết tâm, đương nhiên tôi tôn trọng cô ấy.

Hôm chở Bảo Nhi đi xem kết quả, cả quãng đường cô ấy dựa vào lưng tôi, lặng im không nói một lời nào, hơi thở ấm áp dồn dập lên lưng áo phông mỏng của tôi. Tim tôi cũng đập mạnh, cả người cứ nóng dần dần lên. Xe dừng ở cổng trường, Bảo Nhi cương quyết bắt tôi ngồi chờ ở ngoài, tôi biết rằng chính là cô ấy sợ mình bị trượt, Bảo Nhi không muốn tôi chứng kiến sự thất vọng của cô ấy.

Dáng cô ấy mỏng manh, làn da trắng hồng, lo lắng chen vào trong đám đông. Tôi đứng ở ngoài cũng hồi hộp như chính cô ấy vậy. Bảo Nhi đi một đoạn lại quay lại nhìn tôi cười, tôi vẫy tay cổ vũ cho cô ấy.

Một lúc lâu sau Bảo Nhi trở ra, tôi vẫn ngồi nguyên trên chiếc xe Dream của ông ngoại, đôi mắt chăm chú nhìn, cố đoán từng cảm giác thay đổi trên khuôn mặt cô ấy. Tôi thấy Bảo Nhi nặng trĩu một nỗi buồn, lòng tôi chùng lại. Tôi tự vấn bản thân phải cười để cô ấy không buồn. Bảo Nhi ra đến cổng, tôi nhìn cô ấy cười quyết không hỏi gì thêm, chỉ âu yếm bảo:

“Mình về thôi em.”

Cô ấy thở ra một cái, cười tinh quái nhào tới ôm chặt lấy lưng tôi:

“Em đỗ rồi!”

Cô ấy nói trong niềm hạnh phúc tràn đầy, tôi chết lặng, toàn thân run lên nhẹ nhẹ, tôi thấy chính mình đang bay lên, bay lên chín mươi chín tầng mây xanh. Cả hai chúng tôi đứng lặng ở đó, thời gian như ngừng lại. Tôi, em và chiếc Dream là vật chủ của khoảng thời gian và không gian này, mặc cho mấy bạn sinh viên khác đi qua gato mà nhìn vào.

Chúng tôi quyết định liên hoan ngày hôm nay bằng việc phóng xe ra dạo hồ Hoàn Kiếm và ăn no kem Tràng Tiền. Bảo Nhi cầm hai tay hai cây kem, ăn rất ngon lành, hôm nay cô ấy đã quên mất cả việc ăn kiêng giảm béo. Tôi nhất định là không nhắc, cô ấy dù có béo thêm ba mươi ký nữa thì vẫn là người đẹp nhất trong lòng tôi. Thứ duy nhất mà tôi muốn chính là cô ấy luôn luôn được vui vẻ.

Tối hôm qua tôi trằn trọc không ngủ được, sáng nay trước khi sang đón Bảo Nhi, tôi đã phi xe đi rất sớm, gõ cửa nhà cô bán hoa và chờ đợi cả nửa tiếng để mua một bó hoa hồng hình trái tim. Tôi cẩn thận cất bó hoa vào trong một cái hộp cát tông, buộc nhẹ nhàng ở trước lượn xe. Tôi chắc chắn là Bảo Nhi sẽ không hỏi về chiếc hộp, đơn giản là lần nào chở cô ấy đi chơi tôi cũng mang theo các hộp quà của bà ngoại mang cho các bạn của bà.

Tôi dự định hôm nay tôi sẽ tỏ tình với Bảo Nhi. Sau cả buổi băn khoăn cuối cùng địa điểm tôi chọn chính là bờ hồ Hoàn Kiếm.

Tay run run, tôi loay hoay mở chiếc hộp trong ánh mắt tò mò của Bảo Nhi, ánh mắt cô ấy thi thoảng lại chớp chớp, hai má hồng hồng càng khiến tôi bối rối. Bó hoa chui mình ra khỏi chiếc hộp, đỏ thắm như dòng máu chảy trong tim tôi. Tôi thấy ánh mắt cô ấy rạng rỡ, đứng lặng ở đó vì niềm vui bất ngờ. Tôi hai tay ôm bó hoa đến trước mặt Bảo Nhi, một sức mạnh dũng cảm phi thường từ thượng đế ban cho, tôi nói với nàng:

“Từ khi em mười hai tuổi, thấp hơn anh một cái đầu, lần đầu gặp em bên gốc hoàng lan thì anh đã thích em rồi. Sáu năm đi sau em anh vẫn chờ đợi để được nói với em câu này: Bảo Nhi, em làm người yêu của anh nhé?”

Mặt ửng đỏ, sững sờ, cô ấy đón lấy bó hoa của tôi. Hai chúng tôi chỉ còn cách nhau một bó hoa, tôi cúi sát hôn lên má cô ấy. Một khắc, môi chạm vào làn da hồng mềm mại, thơm nhẹ như sữa. Một cảm giác tê liệt truyền lên não, người tôi vô lực, tôi bàng hoàng cộng với bối rối, hai tai và mặt đỏ ửng. Tôi xấu hổ quá liền theo cái hướng mặt, cắm đầu mà đi thẳng, người tôi nóng ran, bước chân mỗi lúc một nhanh hơn.

Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ dám nhìn mặt Bảo Nhi nữa, đi được nửa vòng hồ tôi bắt đầu bình tĩnh lại, tôi chợt cảm thấy lo lắng không biết Bảo Nhi sẽ nghĩ gì, cô ấy có giận tôi không? Cô ấy có ghét tôi không? Cô ấy sẽ không cảm thấy bị bắt nạt mà khóc nhè đấy chứ? Nghĩ miên man, thế là tôi cắm đầu chạy vội nửa vòng hồ còn lại.

Nắng hè chứa chan, ve hè kêu râm ran như khúc nhạc trong lòng tôi. Bảo Nhi đứng trước mặt tôi, may quá, môi cô ấy vẫn đọng một nụ cười, tôi đứng cách đến bốn bước, sẵn sàng chờ sự trừng phạt của cô ấy.

Môi cô ấy đọng một nụ cười, nhưng tâm hồn rõ ràng là đã bay đi tận đâu mất rồi, tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Bảo Nhi cuối cùng nhìn tôi nghiêm nghị bảo:

“Anh đúng là yêu nhân nha! Người ta mới mười hai tuổi mà đã đã dám thích rồi!”

Tôi đưa tay sờ đầu mình, thực ra vì bối rối không biết phải nói gì.

Cô ấy nhìn tôi cười tinh quái:

“Nhưng mà yêu nhân cũng không sao, từ giờ anh là của em rồi!” Cô ấy nhào tới ôm chặt lấy tôi.

Miệng tôi không mím lại được, mắt tròn xoe, hình như chân dẫm không tới đất nữa, nơi tôi đứng cứ êm êm tựa mây. Tôi chắc chắn lúc này tôi là người hạnh phúc nhất thế giới.

Cả buổi hôm ấy, đi đâu Bảo Nhi cũng ôm chặt, dựa vào lưng tôi. Tôi chả còn nhớ đường dài, đường ngắn và chúng tôi đã đi qua những đâu nữa.

Mặt trời lên đến quá đỉnh đầu, bụng đói meo, chúng tôi lượn vào phố Thái Thịnh ăn miến lươn. Gọi hai bát to, Bảo Nhi liên tục gắp sang bát của tôi bảo:

“Anh ăn đi, em phải ăn kiêng.”

Tôi gắp trả cười bảo:

“Em ăn đi, béo anh chịu hết.”

“Ahihi! Anh nhớ nha! Em béo cấm chê à!”

Cô ấy ăn ngon lành hết bát miến to, đương nhiên là tôi ủng hộ cô ấy. Trời mùa hè nắng bao nhiêu cũng chỉ thấy ấm ấm. Tôi gọi điện về báo cho ngoại là ăn ở ngoài cùng Bảo Nhi, trong điện thoại tôi thấy giọng ngoại dường như đang rất vui. Đó là những ngày tháng êm đềm chưa hề có sóng gió của hai chúng tôi.

***

Nàng gối hồng ấm ấm, giật mình tôi tỉnh giấc, cửa sổ vẫn chưa đóng. Ban công nhà bên trống vắng, sống mũi tôi khẽ gai gai.

Tôi đứng lặng bên cửa sổ, thỉnh thoảng lại phải ngước lên nhìn trời một lúc. Tôi thuê căn phòng này đã bốn năm, ngày Bảo Nhi rời xa tôi đã tròn hai năm, vì điều gì khiến tôi vẫn ở lì nơi đây? Tôi đợi chờ một phép màu mang Bảo Nhi của tôi quay trở lại chăng? Giá như có phép màu? Phải chăng tôi vẫn chưa chấp nhận được sự thật này?

Đóng cửa sổ, tôi trở về gường lười nhác kéo chuột máy tính, trên màn hình có tin nhắn của Tiểu U vợ bé nhỏ:

“Chồng ngủ nhớ đóng cửa sổ nhé!”

Tôi mỉm cười tắt máy tính, Tiểu U chưa tới đây bao giờ, chuyện cái cửa sổ là tôi nói với cô ấy. Gần đây tôi thường tránh quá thân mật với Tiểu U trên mạng, mặc dù trong lòng tôi nhớ cô ấy rất nhiều.

Có thể mười năm sau tôi ba mươi ba tuổi, tôi và Tiểu U sẽ làm đám cưới, con gái đầu lòng của chúng tôi sẽ đặt tên là Bảo Ngọc, nhưng đó là chuyện của mười năm sau. Bây giờ chuyện quan trọng nhất với nàng ấy vẫn là mau lớn và học thật giỏi.

“Ahihi!”
***​

Nắng chiều nhạt phố, hoa phượng đỏ trời, chúng tôi đi giữa những hàng phượng vĩ, trốn dưới những bóng mát xà cừ trở về, tuổi thơ của chúng tôi êm đềm như thế trôi đi.

Về đến nhà ngoại đã nấu sẵn chè cốm chờ chúng tôi, chè xanh trong, hương cốm thơm mát, ngọt ngọt, bùi bùi. Bảo Nhi líu lo trò chuyện với ngoại, cô ấy ăn hết cả bát lớn lúc nào, ngày hôm nay lần thứ ba cô ấy quên ăn kiêng.

Nụ cười của Bảo Nhi chiều hôm đó bay khắp nhà, tôi nhìn cô ấy tự nhiên nghĩ lại cuộc đời mình. Quê nội tôi bên dòng sông Đáy lững lờ trôi những cánh lục bình. Khi tôi mười hai tuổi, ước mơ của tôi lớn lắm, tôi muốn mình trở thành một ngôi sao bóng đá. Năm tôi mười ba tuổi, ước mơ duy nhất của tôi là được trở lại ngôi nhà thân thuộc của mình. Năm tôi mười chín tuổi, mong muốn lớn nhất là nụ cười sẽ đọng mãi trên môi Bảo Nhi. Tôi khẽ cười mình, phải chăng càng lớn nên ước mơ của tôi càng thu nhỏ lại, nhỏ nhưng chứa đầy trong lòng tôi.

Hai chúng tôi, hai đứa trẻ cô độc, cùng lớn lên chung một khoảng trời, không biết từ khi nào số mệnh đã gắn bó với nhau như vậy. Bảo Nhi quấn quýt bên ngoại, phụ ngoại rửa bát cứ y như là cô dâu mới về nhà chồng. Ngoại nhỏ nhẹ, vừa rửa bát cùng Bảo Nhi vừa kể:

“Lúc ngoại bằng tuổi con bây giờ thì đã lấy ông ngoại rồi”

Bảo Nhi mặt khẽ đỏ hồng, tôi giả vờ lau bàn làm ngơ như không nghe thấy gì, ngoại lại nói tiếp:

“Nhưng bây giờ thời buổi khác rồi, hai đứa đều phải gắng mà học cho tốt.”

Bảo Nhi lễ phép:

“Vâng ạ!”

Tôi gật đầu lia lịa.

Hoàng hôn rơi xuống ôm lấy cây hoàng lan, Bảo Nhi xin phép ngoại về nhà. Tôi đưa cô ấy sang đến cổng. Bảo Nhi dừng chân bên ghế đá dưới tán hoàng lan, đèn phố màu vàng cam tỏa chiếu khuôn mặt của cô ấy khiến tôi nhìn ngây ngốc, chúng tôi đứng cách nhau chỉ một khoảng mỏng manh. Bảo Nhi e thẹn chờ đợi một điều gì đó.

Tôi xem trong phim tình cảm, vẫn nhớ trong đầu cảnh những đôi đang yêu trao nhau nụ hôn nồng thắm. Tôi cũng muốn được hôn Bảo Nhi nhưng chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. Người tôi lại bắt đầu nóng lên một cách dị thường, hơi thở cũng gấp gáp, tim đập loạn nhịp. Bảo Nhi giống như một cục nam châm vĩnh cửu cứ hút lấy tôi, mỗi lúc một gần hơn…

Cô Tâm Phương bất chợt về đến nơi, chúng tôi còn đứng cách nhau một bó hoa hồng. Tôi thẹn chín mặt vội vã cúi đầu chào:

“Con chào cô!”

Hôm nay cô Tâm Phương đi làm về muộn, khuôn mặt khá hồng hào, tôi đoán cô đã uống một chút trước khi về nhà. Hôm nay có chút khác lạ, cô không trả lời tôi, chỉ lặng lẽ nhìn Bảo Nhi rồi mở cửa bước vào nhà. Bảo Nhi đi sau lưng mẹ, cô ấy vẫn dừng lại trước của, nhìn tôi mỉm cười vẫy vẫy tay.

Chúng tôi quen nhau đã sáu năm, hơn hai ngàn ngày, gần như ngày nào tôi cũng được xem đoạn này nhưng thấy vẫn rất cuốn hút, Bảo Nhi đúng là nhân vật chính đáng yêu của tôi.

Cánh cửa khép lại, trái tim tôi vẫn dâng trào, tôi nhanh như cắt phi thân về nhà, trèo vội lên gác, khóa trái cửa lại hét lớn:

“Yeahhhh…”

Ngoại tôi lắc đầu cười.

Cô Tâm Phương trong đầu đã ngấm chút hơi men, hôm nay cô phải đi tiếp đối tác nên đã uống vài ly. Cô vốn mở một văn phòng tư vấn bất động sản nhỏ tận trên phố mới Lê Văn Lương nên thường hay về muộn. Việc kinh doanh cũng chỉ tàm tạm ổn, nhưng là người có nhiều mối quan hệ, nên cuộc sống của cô cũng tương đối khá giả.

Đã sáu năm trôi qua kể từ ngày quen Bảo Nhi, tôi chưa một lần gặp cha cô ấy. Nhóm bạn hồi ở trường cấp hai vẫn hay kháo nhau gọi ác cô ấy là “đứa con hoang”, Bảo Nhi rất buồn mỗi khi bị chúng thì thầm như vậy. Tôi chỉ biết ngồi bên cô ấy, an ủi một vài câu hoặc im lặng không hỏi gì thêm, mỗi lúc như vậy Bảo Nhi lại úp mặt vào lưng tôi và khóc.
***
Cô Tâm Phương lười nhác ném chiếc túi xách tay hàng hiệu lên mặt bàn, thả lưng xuống chiếc ghế sô pha trong phòng khách, hỏi bâng quơ một câu:

“Hoa đẹp đấy, chàng trai nào tặng con gái mẹ vậy?”

Bảo Nhi hạnh phúc nói:

“Anh Phong tặng con đấy!”

Vẻ mặt cô Tâm Phương không vui, nghiêm nghị nhìn Bảo Nhi nói:

“Mẹ có chuyện muốn nói với con”

Bảo Nhi nhoẻn miệng cười vô tư trả lời:

“Để mai được không mẹ, hôm nay con mệt lắm.” Mái tóc vàng bồng bềnh tung tăng ôm bó hoa đi vội lên cầu thang.

Cô Tâm Phương có vẻ cương quyết nói với theo:

“Con với thằng Phong làm bạn thì được, còn chuyện yêu đương mẹ cấm tuyệt đối.”

Lời nói như sấm giáng xuống bên tai, bước chân Bảo Nhi chùn lại. những sóng tóc vàng óng run run khẽ quay lại, nhìn thẳng về phía mẹ, hỏi:

“Mẹ, hôm nay mẹ làm sao vậy?”

Cô Tâm Phương thoáng một chút khó xử, bước lại gần bên Bảo Nhi, cô trả lời:

“Mẹ nhắc lại, mẹ cấm tuyệt đối.”

Bảo Nhi, cô gái mạnh mẽ đáy mắt thoáng một ngấn lệ, bàng hoàng hỏi lại:

“Con không hiểu? Từ trước đến nay mẹ rất quý anh ấy, mẹ vẫn nói anh Phong là người tốt. Tại sao mẹ lại?

“Mẹ biết nó tốt, nhưng tốt không thì không đủ! Hạnh phúc xây dựng bằng tiền tài chứ không phải lòng tốt con ạ!”

Bảo Nhi không cầm lòng được, òa khóc nói:

“Con lớn rồi, con biết trái tim mình nghĩ gi? Chuyện này mẹ không thể ép con theo ý mẹ được!”

Bốp…

Cô Tâm Phương trong lúc men rượu đang bốc hỏa, lại thêm lời phản kháng mãnh liệt của Bảo Nhi, không tự chủ được liền vung tay đánh một cái tát mạnh.

Bầu trời trong lòng Bảo Nhi sụp đổ, sụp đổ không chỉ vì mười tám năm qua chưa bao giờ mẹ đánh cô ấy, mà vì bức tường lớn nhất ngăn trở tình yêu của cô ấy với tôi không ngờ lại chính là mẹ. Cô ấy òa khóc, cứ thế chạy thẳng về phòng mình.

Buổi tối hôm đó tôi không thấy Bảo Nhi đứng hóng gió bên ban công, tôi ôm quyển sách ra ngoài ban công, đứng đợi đến tận mười hai giờ kém mới đi ngủ. Tôi tìm chiếc điện thoại trốn tìm ở dưới gối, nhắn một tin nhắn chúc cô ấy ngủ ngon. Không chờ cô ấy trả lời, tôi chìm vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau Bảo Nhi cũng không rời khỏi nhà, tôi chốc chốc lại nhìn qua cửa sổ sang ban công nhà cô ấy, tôi lo cô ấy bị ốm sau buổi dãi nắng ngày hôm qua. Cả ngày tôi cứ nhấc điện thoại lên rồi lại bỏ xuống, ngoại chỉ nhìn tôi cười, tôi tự nhủ lòng phải bình tĩnh hơn. Buổi chiều đến, ngoại cũng thông cảm với thái độ lo lắng của tôi, ngoại lại nấu chè bưởi, bảo tôi mang một bát qua cho Bảo Nhi. Tôi như mở cờ trong bụng, không kịp cám ơn ngoại đã mang vội bát chè bưởi qua. Tôi bấm chuông một hồi, cửa phòng vẫn im lặng, tôi chờ đợi một hồi lâu, lại bấm một hồi chuông nữa vẫn không thấy Bảo Nhi đâu.

Hoa nắng rơi rơi, đột nhiên không hiểu vì sao tôi cảm thấy buồn, tôi không nhớ lúc đó tôi đã nghĩ những gì. Đang định bưng bát chè bưởi thơm ngát về thì cánh cửa hé mở, Bảo Nhi mặc chiếc đầm màu vàng chanh, cô ấy đứng dưới cửa, cười át cả sắc nắng. Không để tôi đứng đó lâu cô ấy đã nhào ra cạnh tôi, thơm vào má tôi một cái. Suýt chút nữa là tôi đánh rơi bát chè bưởi, chỉ vì bát chè bưởi này là của Bảo Nhi, nên dù tâm thần có bất ổn đến mấy tôi cũng sẽ cầm chặt.

Bảo Nhi nhìn bát chè bưởi tôi mang sang, mắt liền sáng lên, quên luôn cả việc chính cô ấy định nói với tôi. Ngồi ăn gần hết bát chè, Bảo Nhi hai má phồng phồng nói:

“Em có cái này muốn cho anh xem.”

Tôi nhướng mắt tỏ vẻ tò mò, cô ấy liền kéo tôi lên phòng cô ấy. Đến nơi, Bảo Nhi bắt tôi nhắm mắt lại. Lúc này thì tôi tò mò thật, muốn ti hí một chút xem là bí mật gì, nhưng nhìn vẻ mắt nghiêm túc của Bảo Nhi, mười phần là tôi nhắm thật chặt.

Tôi đưa tay cho cô ấy dắt vào phòng, cảm giác hồi hộp càng tăng thêm. Ở giữa căn phòng thật không ngờ là một bức tranh vẽ phác thảo bằng chì. Tôi đứng lặng, xúc động muốn rơi nước mắt, trong bức tranh chính là Bảo Nhi đang ôm chặt lấy lưng tôi, và bên ngoài cánh tay cô ấy cũng vòng lại ôm tôi từ phía sau. Chúng tôi đứng lặng ở đó không biết đã bao lâu. Ngoài trời mùa hè cứ thế trôi đi.
***

Rằm tháng bảy năm đó, Bảo Nhi cũng qua nhà, Ngoại làm bánh trôi, và bánh chín tầng mây, mỗi chút lại tỷ mỉ dặn dò cô ấy. Bị ngoại cho ra rìa, không được lon ton trong bếp, tôi đành kiếm một quyển truyện ra bàn, vừa đọc vừa hóng vào.

Bảo Nhi vừa nặn bánh trôi, miệng nhỏ nhẹ hỏi:

“Ngoại ơi, sao rằm tháng bảy lại gọi là Lễ Vu Lan?”

Ngoại trầm ngâm kể:

“Tích xưa kể lại rằng La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đế, gia cảnh nghèo khó, cha lại mất sớm, phải bỏ nhà đi buôn bán xa. Sau này La Bộc kiếm được nhiều tiền mới gửi về quê cho mẹ Thanh Đế. Bà mẹ có tiền ăn chơi, tiêu sài hết nhẵn, còn giết chó làm nhân bánh biếu sư. La Bộc khi về đến hỏi, bà lại nói dối là đem tiền đó phúng viếng hết vào đền chùa miếu mạo. Chẳng bao lâu sau thì bà mất.”

Ngoại kể đã rơm rớm nước mắt, Bảo Nhi đôi mắt vẫn long lanh, lặng im lắng nghe, ngoại lại kể tiếp:

“La Bộc sau khi chịu tang mẹ ba năm, đi qua đất Phật mới xin ở lại tu hành. Phật thương xót ưng thuận, mới xuống tóc đặt cho pháp hiệu Mục Liên và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên đi qua chỉ nhìn thấy người cha Phổ Tướng, còn mẹ là Thanh Đề thì không thấy. Mục Liên thương mẹ ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết rằng: Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ.”

Tôi nghe ngoại kể chuyện này là lần thứ ba, lần đầu là tôi hỏi, lần thứ hai là em Sương, lần này là Bảo Nhi, cô ấy chăm chú nghe, tay nặn bột bánh trôi quên chống cả nên cằm, ngoại cười phủi qua bụi trên má Bảo Nhi kể tiếp:

“Ông Mục Liên xuống đến ngục A Tỳ, thấy mẹ bị chịu trăm nghìn cực hình, đau xót mang cơm lên dâng mẹ, nhưng cơm vừa đến miệng đã hóa thành than hồng lửa đỏ.Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch lại với Phật. Phật dạy rằng: phải nhờ đến mười phương chúng tăng, cầu kinh cứu độ thì những bà mẹ đau khổ mới giải thoát được. Mục Liên theo lời phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy cùng mười phương chư tăng, tụng kinh cứu độ, quả nhiên mẹ được giải thoát. Vì thế mà vào ngày rằm tháng bảy hàng năm mọi người lấy đó làm lễ xóa tội vong nhân, báo hiếu với cha mẹ đã mất.”

Ngoại khẽ gạt lệ, Bảo Nhi thiếu chút cũng rơi nước mắt. Tôi chợt lại thấy nhớ cha mẹ và em Sương, ước gì mọi người hôm nay có thể đoàn tụ…

Kiing koong…

“Bà ngoại ơi!” Là giọng của cái Sương.

Tôi giật mình như trong giấc mơ, vội vàng đẩy cửa lao ra ngoài.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên