Hẳn là sẽ có Chí và Nở tái thế và cùng nhau đi rạch mặt ăn vạ trước cổng nhà Bá Kiến. Ahihi.Em đòi cho anh luôn đi hì.
Hẳn là sẽ có Chí và Nở tái thế và cùng nhau đi rạch mặt ăn vạ trước cổng nhà Bá Kiến. Ahihi.Em đòi cho anh luôn đi hì.
Nghe thiếu lãn mạn sao ý, trong hoàn cảnh này thì có vẻ hơi không hợp lý nhỉ!Bó hoa chui mình ra khỏi chiếc hộp, đỏ thắm như dòng máu chảy trong tim tôi.
Có một số lỗi chính tả nhẹ nằm đâu đó... hì...! Vì chuyện hấp dẫn quá nên quên luôn ròi! Tác gia tự đi mò lại nhé!
Tôi cũng dần thành một thanh niên, đã hiểu rõ mọi chuyện trong cuộc đời.
Bố tôi là giảng viên đại học, dạy môn Kinh Tế Tư Bản Chủ Nghĩa, một giảng viên giỏi, một người thầy tâm đắc với nghề. Vào cái thời buổi thay đổi kinh tế những năm đầu của thế kỷ 21, lương không phải là eo hẹp, nhưng ở cái tuổi “xuân vừa qua, già sắp tới”, dự án kinh tế tâm huyết lại không được xem trọng, nên lâm vào cái chứng bệnh chán ngán thời cuộc. Bố tôi đâm ra rượu chè, lô đề, rồi theo đám bạn ăn chơi xa xỉ. Nợ chồng nợ chất, chỗ này đắp vào chỗ kia, lãi mẹ lại đẻ lãi con, tất cả không dưới hai tỷ đồng. Cuối cùng gia đình phá sản, phải bán nhà ra thuê trọ ở ngoài, tưởng rằng sẽ phải bỏ nghề tha hương mà trốn nợ. Cũng may vào cái bước đường cùng ấy bố tôi gặp lại bạn học cũ là bác Hùng, lúc này đã là giám đốc một công ty lớn. Bác ấy đứng ra trả nợ giúp bố tôi, với danh nghĩa là cho vay lãi thấp, khi nào có thì trả dần cũng được. Bố tôi cuối cùng cũng ngộ ra, kiên quyết sửa đổi để làm lại từ đầu. Tiền lương tháng được bao nhiêu ngoài việc lo chi trả cho em Sương ăn học và tiền sinh hoạt thì đều dồn vào để trả nợ, nói là trả nợ nhưng thực ra là trả lãi còn không đủ. Mẹ tôi vẫn cam tâm chịu khổ không hé răng một lời. Mẹ vẫn đẹp, đẹp y như cái tên của mẹ.
Ông ngoại mất, bà ngoại đề nghị bố mẹ tôi về ở cùng, nhưng bố tôi vẫn còn giữ sĩ diện nên nhất định không chịu về.
***
Ba năm sau…
Cố gắng theo lời dặn của ông ngoại trước lúc đi xa, tôi đã thành sinh viên năm thứ nhất, Hè năm ấy Bảo Nhi thi đại học, cô ấy chọn vào đúng trường tôi đang học, chỉ có điều khác khoa. Mặc dù cô Tâm Phương kịch liệt phản đối nhưng xem ra Bảo Nhi vẫn rất quyết tâm, đương nhiên tôi tôn trọng cô ấy.
Hôm chở Bảo Nhi đi xem kết quả, cả quãng đường cô ấy dựa vào lưng tôi, lặng im không nói một lời nào, hơi thở ấm áp dồn dập lên lưng áo phông mỏng của tôi. Tim tôi cũng đập mạnh, cả người cứ nóng dần dần lên. Xe dừng ở cổng trường, Bảo Nhi cương quyết bắt tôi ngồi chờ ở ngoài, tôi biết rằng chính là cô ấy sợ mình bị trượt, Bảo Nhi không muốn tôi chứng kiến sự thất vọng của cô ấy.
Dáng cô ấy mỏng manh, làn da trắng hồng, lo lắng chen vào trong đám đông. Tôi đứng ở ngoài cũng hồi hộp như chính cô ấy vậy. Bảo Nhi đi một đoạn lại quay lại nhìn tôi cười, tôi vẫy tay cổ vũ cho cô ấy.
Một lúc lâu sau Bảo Nhi trở ra, tôi vẫn ngồi nguyên trên chiếc xe Dream của ông ngoại, đôi mắt chăm chú nhìn, cố đoán từng cảm giác thay đổi trên khuôn mặt cô ấy. Tôi thấy Bảo Nhi nặng trĩu một nỗi buồn, lòng tôi chùng lại. Tôi tự vấn bản thân phải cười để cô ấy không buồn. Bảo Nhi ra đến cổng, tôi nhìn cô ấy cười quyết không hỏi gì thêm, chỉ âu yếm bảo:
“Mình về thôi em.”
Cô ấy thở ra một cái, cười tinh quái nhào tới ôm chặt lấy lưng tôi:
“Em đỗ rồi!”
Cô ấy nói trong niềm hạnh phúc tràn đầy, tôi chết lặng, toàn thân run lên nhẹ nhẹ, tôi thấy chính mình đang bay lên, bay lên chín mươi chín tầng mây xanh. Cả hai chúng tôi đứng lặng ở đó, thời gian như ngừng lại. Tôi, em và chiếc Dream là vật chủ của khoảng thời gian và không gian này, mặc cho mấy bạn sinh viên khác đi qua gato mà nhìn vào.
Chúng tôi quyết định liên hoan ngày hôm nay bằng việc phóng xe ra dạo hồ Hoàn Kiếm và ăn no kem Tràng Tiền. Bảo Nhi cầm hai tay hai cây kem, ăn rất ngon lành, hôm nay cô ấy đã quên mất cả việc ăn kiêng giảm béo. Tôi nhất định là không nhắc, cô ấy dù có béo thêm ba mươi ký nữa thì vẫn là người đẹp nhất trong lòng tôi. Thứ duy nhất mà tôi muốn chính là cô ấy luôn luôn được vui vẻ.
Tối hôm qua tôi trằn trọc không ngủ được, sáng nay trước khi sang đón Bảo Nhi, tôi đã phi xe đi rất sớm, gõ cửa nhà cô bán hoa và chờ đợi cả nửa tiếng để mua một bó hoa hồng hình trái tim. Tôi cẩn thận cất bó hoa vào trong một cái hộp cát tông, buộc nhẹ nhàng ở trước lượn xe. Tôi chắc chắn là Bảo Nhi sẽ không hỏi về chiếc hộp, đơn giản là lần nào chở cô ấy đi chơi tôi cũng mang theo các hộp quà của bà ngoại mang cho các bạn của bà.
Tôi dự định hôm nay tôi sẽ tỏ tình với Bảo Nhi. Sau cả buổi băn khoăn cuối cùng địa điểm tôi chọn chính là bờ hồ Hoàn Kiếm.
Tay run run, tôi loay hoay mở chiếc hộp trong ánh mắt tò mò của Bảo Nhi, ánh mắt cô ấy thi thoảng lại chớp chớp, hai má hồng hồng càng khiến tôi bối rối. Bó hoa chui mình ra khỏi chiếc hộp, đỏ thắm như dòng máu chảy trong tim tôi. Tôi thấy ánh mắt cô ấy rạng rỡ, đứng lặng ở đó vì niềm vui bất ngờ. Tôi hai tay ôm bó hoa đến trước mặt Bảo Nhi, một sức mạnh dũng cảm phi thường từ thượng đế ban cho, tôi nói với nàng:
“Từ khi em mười hai tuổi, thấp hơn anh một cái đầu, lần đầu gặp em bên gốc hoàng lan thì anh đã thích em rồi. Sáu năm đi sau em anh vẫn chờ đợi để được nói với em câu này: Bảo Nhi, em làm người yêu của anh nhé?”
Mặt ửng đỏ, sững sờ, cô ấy đón lấy bó hoa của tôi. Hai chúng tôi chỉ còn cách nhau một bó hoa, tôi cúi sát hôn lên má cô ấy. Một khắc, môi chạm vào làn da hồng mềm mại, thơm nhẹ như sữa. Một cảm giác tê liệt truyền lên não, người tôi vô lực, tôi bàng hoàng cộng với bối rối, hai tai và mặt đỏ ửng. Tôi xấu hổ quá liền theo cái hướng mặt, cắm đầu mà đi thẳng, người tôi nóng ran, bước chân mỗi lúc một nhanh hơn.
Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ dám nhìn mặt Bảo Nhi nữa, đi được nửa vòng hồ tôi bắt đầu bình tĩnh lại, tôi chợt cảm thấy lo lắng không biết Bảo Nhi sẽ nghĩ gì, cô ấy có giận tôi không? Cô ấy có ghét tôi không? Cô ấy sẽ không cảm thấy bị bắt nạt mà khóc nhè đấy chứ? Nghĩ miên man, thế là tôi cắm đầu chạy vội nửa vòng hồ còn lại.
Nắng hè chứa chan, ve hè kêu râm ran như khúc nhạc trong lòng tôi. Bảo Nhi đứng trước mặt tôi, may quá, môi cô ấy vẫn đọng một nụ cười, tôi đứng cách đến bốn bước, sẵn sàng chờ sự trừng phạt của cô ấy.
Môi cô ấy đọng một nụ cười, nhưng tâm hồn rõ ràng là đã bay đi tận đâu mất rồi, tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Bảo Nhi cuối cùng nhìn tôi nghiêm nghị bảo:
“Anh đúng là yêu nhân nha! Người ta mới mười hai tuổi mà đã đã dám thích rồi!”
Tôi đưa tay sờ đầu mình, thực ra vì bối rối không biết phải nói gì.
Cô ấy nhìn tôi cười tinh quái:
“Nhưng mà yêu nhân cũng không sao, từ giờ anh là của em rồi!” Cô ấy nhào tới ôm chặt lấy tôi.
Miệng tôi không mím lại được, mắt tròn xoe, hình như chân dẫm không tới đất nữa, nơi tôi đứng cứ êm êm tựa mây. Tôi chắc chắn lúc này tôi là người hạnh phúc nhất thế giới.
Cả buổi hôm ấy, đi đâu Bảo Nhi cũng ôm chặt, dựa vào lưng tôi. Tôi chả còn nhớ đường dài, đường ngắn và chúng tôi đã đi qua những đâu nữa.
Mặt trời lên đến quá đỉnh đầu, bụng đói meo, chúng tôi lượn vào phố Thái Thịnh ăn miến lươn. Gọi hai bát to, Bảo Nhi liên tục gắp sang bát của tôi bảo:
“Anh ăn đi, em phải ăn kiêng.”
Tôi gắp trả cười bảo:
“Em ăn đi, béo anh chịu hết.”
“Ahihi! Anh nhớ nha! Em béo cấm chê à!”
Cô ấy ăn ngon lành hết bát miến to, đương nhiên là tôi ủng hộ cô ấy. Trời mùa hè nắng bao nhiêu cũng chỉ thấy ấm ấm. Tôi gọi điện về báo cho ngoại là ăn ở ngoài cùng Bảo Nhi, trong điện thoại tôi thấy giọng ngoại dường như đang rất vui. Đó là những ngày tháng êm đềm chưa hề có sóng gió của hai chúng tôi.
***
Nàng gối hồng ấm ấm, giật mình tôi tỉnh giấc, cửa sổ vẫn chưa đóng. Ban công nhà bên trống vắng, sống mũi tôi khẽ gai gai.
Tôi đứng lặng bên cửa sổ, thỉnh thoảng lại phải ngước lên nhìn trời một lúc. Tôi thuê căn phòng này đã bốn năm, ngày Bảo Nhi rời xa tôi đã tròn hai năm, vì điều gì khiến tôi vẫn ở lì nơi đây? Tôi đợi chờ một phép màu mang Bảo Nhi của tôi quay trở lại chăng? Giá như có phép màu? Phải chăng tôi vẫn chưa chấp nhận được sự thật này?
Đóng cửa sổ, tôi trở về gường lười nhác kéo chuột máy tính, trên màn hình có tin nhắn của Tiểu U vợ bé nhỏ:
“Chồng ngủ nhớ đóng cửa sổ nhé!”
Tôi mỉm cười tắt máy tính, Tiểu U chưa tới đây bao giờ, chuyện cái cửa sổ là tôi nói với cô ấy. Gần đây tôi thường tránh quá thân mật với Tiểu U trên mạng, mặc dù trong lòng tôi nhớ cô ấy rất nhiều.
Có thể mười năm sau tôi ba mươi ba tuổi, tôi và Tiểu U sẽ làm đám cưới, con gái đầu lòng của chúng tôi sẽ đặt tên là Bảo Ngọc, nhưng đó là chuyện của mười năm sau. Bây giờ chuyện quan trọng nhất với nàng ấy vẫn là mau lớn và học thật giỏi.
“Ahihi!”
***
Nắng chiều nhạt phố, hoa phượng đỏ trời, chúng tôi đi giữa những hàng phượng vĩ, trốn dưới những bóng mát xà cừ trở về, tuổi thơ của chúng tôi êm đềm như thế trôi đi.
Về đến nhà ngoại đã nấu sẵn chè cốm chờ chúng tôi, chè xanh trong, hương cốm thơm mát, ngọt ngọt, bùi bùi. Bảo Nhi líu lo trò chuyện với ngoại, cô ấy ăn hết cả bát lớn lúc nào, ngày hôm nay lần thứ ba cô ấy quên ăn kiêng.
Nụ cười của Bảo Nhi chiều hôm đó bay khắp nhà, tôi nhìn cô ấy tự nhiên nghĩ lại cuộc đời mình. Quê nội tôi bên dòng sông Đáy lững lờ trôi những cánh lục bình. Khi tôi mười hai tuổi, ước mơ của tôi lớn lắm, tôi muốn mình trở thành một ngôi sao bóng đá. Năm tôi mười ba tuổi, ước mơ duy nhất của tôi là được trở lại ngôi nhà thân thuộc của mình. Năm tôi mười chín tuổi, mong muốn lớn nhất là nụ cười sẽ đọng mãi trên môi Bảo Nhi. Tôi khẽ cười mình, phải chăng càng lớn nên ước mơ của tôi càng thu nhỏ lại, nhỏ nhưng chứa đầy trong lòng tôi.
Hai chúng tôi, hai đứa trẻ cô độc, cùng lớn lên chung một khoảng trời, không biết từ khi nào số mệnh đã gắn bó với nhau như vậy. Bảo Nhi quấn quýt bên ngoại, phụ ngoại rửa bát cứ y như là cô dâu mới về nhà chồng. Ngoại nhỏ nhẹ, vừa rửa bát cùng Bảo Nhi vừa kể:
“Lúc ngoại bằng tuổi con bây giờ thì đã lấy ông ngoại rồi”
Bảo Nhi mặt khẽ đỏ hồng, tôi giả vờ lau bàn làm ngơ như không nghe thấy gì, ngoại lại nói tiếp:
“Nhưng bây giờ thời buổi khác rồi, hai đứa đều phải gắng mà học cho tốt.”
Bảo Nhi lễ phép:
“Vâng ạ!”
Tôi gật đầu lia lịa.
Hoàng hôn rơi xuống ôm lấy cây hoàng lan, Bảo Nhi xin phép ngoại về nhà. Tôi đưa cô ấy sang đến cổng. Bảo Nhi dừng chân bên ghế đá dưới tán hoàng lan, đèn phố màu vàng cam tỏa chiếu khuôn mặt của cô ấy khiến tôi nhìn ngây ngốc, chúng tôi đứng cách nhau chỉ một khoảng mỏng manh. Bảo Nhi e thẹn chờ đợi một điều gì đó.
Tôi xem trong phim tình cảm, vẫn nhớ trong đầu cảnh những đôi đang yêu trao nhau nụ hôn nồng thắm. Tôi cũng muốn được hôn Bảo Nhi nhưng chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. Người tôi lại bắt đầu nóng lên một cách dị thường, hơi thở cũng gấp gáp, tim đập loạn nhịp. Bảo Nhi giống như một cục nam châm vĩnh cửu cứ hút lấy tôi, mỗi lúc một gần hơn…
Cô Tâm Phương bất chợt về đến nơi, chúng tôi còn đứng cách nhau một bó hoa hồng. Tôi thẹn chín mặt vội vã cúi đầu chào:
“Con chào cô!”
Hôm nay cô Tâm Phương đi làm về muộn, khuôn mặt khá hồng hào, tôi đoán cô đã uống một chút trước khi về nhà. Hôm nay có chút khác lạ, cô không trả lời tôi, chỉ lặng lẽ nhìn Bảo Nhi rồi mở cửa bước vào nhà. Bảo Nhi đi sau lưng mẹ, cô ấy vẫn dừng lại trước của, nhìn tôi mỉm cười vẫy vẫy tay.
Chúng tôi quen nhau đã sáu năm, hơn hai ngàn ngày, gần như ngày nào tôi cũng được xem đoạn này nhưng thấy vẫn rất cuốn hút, Bảo Nhi đúng là nhân vật chính đáng yêu của tôi.
Cánh cửa khép lại, trái tim tôi vẫn dâng trào, tôi nhanh như cắt phi thân về nhà, trèo vội lên gác, khóa trái cửa lại hét lớn:
“Yeahhhh…”
Ngoại tôi lắc đầu cười.
Cô Tâm Phương trong đầu đã ngấm chút hơi men, hôm nay cô phải đi tiếp đối tác nên đã uống vài ly. Cô vốn mở một văn phòng tư vấn bất động sản nhỏ tận trên phố mới Lê Văn Lương nên thường hay về muộn. Việc kinh doanh cũng chỉ tàm tạm ổn, nhưng là người có nhiều mối quan hệ, nên cuộc sống của cô cũng tương đối khá giả.
Đã sáu năm trôi qua kể từ ngày quen Bảo Nhi, tôi chưa một lần gặp cha cô ấy. Nhóm bạn hồi ở trường cấp hai vẫn hay kháo nhau gọi ác cô ấy là “đứa con hoang”, Bảo Nhi rất buồn mỗi khi bị chúng thì thầm như vậy. Tôi chỉ biết ngồi bên cô ấy, an ủi một vài câu hoặc im lặng không hỏi gì thêm, mỗi lúc như vậy Bảo Nhi lại úp mặt vào lưng tôi và khóc.***Cô Tâm Phương lười nhác ném chiếc túi xách tay hàng hiệu lên mặt bàn, thả lưng xuống chiếc ghế sô pha trong phòng khách, hỏi bâng quơ một câu:
“Hoa đẹp đấy, chàng trai nào tặng con gái mẹ vậy?”
Bảo Nhi hạnh phúc nói:
“Anh Phong tặng con đấy!”
Vẻ mặt cô Tâm Phương không vui, nghiêm nghị nhìn Bảo Nhi nói:
“Mẹ có chuyện muốn nói với con”
Bảo Nhi nhoẻn miệng cười vô tư trả lời:
“Để mai được không mẹ, hôm nay con mệt lắm.” Mái tóc vàng bồng bềnh tung tăng ôm bó hoa đi vội lên cầu thang.
Cô Tâm Phương có vẻ cương quyết nói với theo:
“Con với thằng Phong làm bạn thì được, còn chuyện yêu đương mẹ cấm tuyệt đối.”
Lời nói như sấm giáng xuống bên tai, bước chân Bảo Nhi chùn lại. những sóng tóc vàng óng run run khẽ quay lại, nhìn thẳng về phía mẹ, hỏi:
“Mẹ, hôm nay mẹ làm sao vậy?”
Cô Tâm Phương thoáng một chút khó xử, bước lại gần bên Bảo Nhi, cô trả lời:
“Mẹ nhắc lại, mẹ cấm tuyệt đối.”
Bảo Nhi, cô gái mạnh mẽ đáy mắt thoáng một ngấn lệ, bàng hoàng hỏi lại:
“Con không hiểu? Từ trước đến nay mẹ rất quý anh ấy, mẹ vẫn nói anh Phong là người tốt. Tại sao mẹ lại?
“Mẹ biết nó tốt, nhưng tốt không thì không đủ! Hạnh phúc xây dựng bằng tiền tài chứ không phải lòng tốt con ạ!”
Bảo Nhi không cầm lòng được, òa khóc nói:
“Con lớn rồi, con biết trái tim mình nghĩ gi? Chuyện này mẹ không thể ép con theo ý mẹ được!”
Bốp…
Cô Tâm Phương trong lúc men rượu đang bốc hỏa, lại thêm lời phản kháng mãnh liệt của Bảo Nhi, không tự chủ được liền vung tay đánh một cái tát mạnh.
Bầu trời trong lòng Bảo Nhi sụp đổ, sụp đổ không chỉ vì mười tám năm qua chưa bao giờ mẹ đánh cô ấy, mà vì bức tường lớn nhất ngăn trở tình yêu của cô ấy với tôi không ngờ lại chính là mẹ. Cô ấy òa khóc, cứ thế chạy thẳng về phòng mình.
Buổi tối hôm đó tôi không thấy Bảo Nhi đứng hóng gió bên ban công, tôi ôm quyển sách ra ngoài ban công, đứng đợi đến tận mười hai giờ kém mới đi ngủ. Tôi tìm chiếc điện thoại trốn tìm ở dưới gối, nhắn một tin nhắn chúc cô ấy ngủ ngon. Không chờ cô ấy trả lời, tôi chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau Bảo Nhi cũng không rời khỏi nhà, tôi chốc chốc lại nhìn qua cửa sổ sang ban công nhà cô ấy, tôi lo cô ấy bị ốm sau buổi dãi nắng ngày hôm qua. Cả ngày tôi cứ nhấc điện thoại lên rồi lại bỏ xuống, ngoại chỉ nhìn tôi cười, tôi tự nhủ lòng phải bình tĩnh hơn. Buổi chiều đến, ngoại cũng thông cảm với thái độ lo lắng của tôi, ngoại lại nấu chè bưởi, bảo tôi mang một bát qua cho Bảo Nhi. Tôi như mở cờ trong bụng, không kịp cám ơn ngoại đã mang vội bát chè bưởi qua. Tôi bấm chuông một hồi, cửa phòng vẫn im lặng, tôi chờ đợi một hồi lâu, lại bấm một hồi chuông nữa vẫn không thấy Bảo Nhi đâu.
Hoa nắng rơi rơi, đột nhiên không hiểu vì sao tôi cảm thấy buồn, tôi không nhớ lúc đó tôi đã nghĩ những gì. Đang định bưng bát chè bưởi thơm ngát về thì cánh cửa hé mở, Bảo Nhi mặc chiếc đầm màu vàng chanh, cô ấy đứng dưới cửa, cười át cả sắc nắng. Không để tôi đứng đó lâu cô ấy đã nhào ra cạnh tôi, thơm vào má tôi một cái. Suýt chút nữa là tôi đánh rơi bát chè bưởi, chỉ vì bát chè bưởi này là của Bảo Nhi, nên dù tâm thần có bất ổn đến mấy tôi cũng sẽ cầm chặt.
Bảo Nhi nhìn bát chè bưởi tôi mang sang, mắt liền sáng lên, quên luôn cả việc chính cô ấy định nói với tôi. Ngồi ăn gần hết bát chè, Bảo Nhi hai má phồng phồng nói:
“Em có cái này muốn cho anh xem.”
Tôi nhướng mắt tỏ vẻ tò mò, cô ấy liền kéo tôi lên phòng cô ấy. Đến nơi, Bảo Nhi bắt tôi nhắm mắt lại. Lúc này thì tôi tò mò thật, muốn ti hí một chút xem là bí mật gì, nhưng nhìn vẻ mắt nghiêm túc của Bảo Nhi, mười phần là tôi nhắm thật chặt.
Tôi đưa tay cho cô ấy dắt vào phòng, cảm giác hồi hộp càng tăng thêm. Ở giữa căn phòng thật không ngờ là một bức tranh vẽ phác thảo bằng chì. Tôi đứng lặng, xúc động muốn rơi nước mắt, trong bức tranh chính là Bảo Nhi đang ôm chặt lấy lưng tôi, và bên ngoài cánh tay cô ấy cũng vòng lại ôm tôi từ phía sau. Chúng tôi đứng lặng ở đó không biết đã bao lâu. Ngoài trời mùa hè cứ thế trôi đi.***
Rằm tháng bảy năm đó, Bảo Nhi cũng qua nhà, Ngoại làm bánh trôi, và bánh chín tầng mây, mỗi chút lại tỷ mỉ dặn dò cô ấy. Bị ngoại cho ra rìa, không được lon ton trong bếp, tôi đành kiếm một quyển truyện ra bàn, vừa đọc vừa hóng vào.
Bảo Nhi vừa nặn bánh trôi, miệng nhỏ nhẹ hỏi:
“Ngoại ơi, sao rằm tháng bảy lại gọi là Lễ Vu Lan?”
Ngoại trầm ngâm kể:
“Tích xưa kể lại rằng La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đế, gia cảnh nghèo khó, cha lại mất sớm, phải bỏ nhà đi buôn bán xa. Sau này La Bộc kiếm được nhiều tiền mới gửi về quê cho mẹ Thanh Đế. Bà mẹ có tiền ăn chơi, tiêu sài hết nhẵn, còn giết chó làm nhân bánh biếu sư. La Bộc khi về đến hỏi, bà lại nói dối là đem tiền đó phúng viếng hết vào đền chùa miếu mạo. Chẳng bao lâu sau thì bà mất.”
Ngoại kể đã rơm rớm nước mắt, Bảo Nhi đôi mắt vẫn long lanh, lặng im lắng nghe, ngoại lại kể tiếp:
“La Bộc sau khi chịu tang mẹ ba năm, đi qua đất Phật mới xin ở lại tu hành. Phật thương xót ưng thuận, mới xuống tóc đặt cho pháp hiệu Mục Liên và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên đi qua chỉ nhìn thấy người cha Phổ Tướng, còn mẹ là Thanh Đề thì không thấy. Mục Liên thương mẹ ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết rằng: Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ.”
Tôi nghe ngoại kể chuyện này là lần thứ ba, lần đầu là tôi hỏi, lần thứ hai là em Sương, lần này là Bảo Nhi, cô ấy chăm chú nghe, tay nặn bột bánh trôi quên chống cả nên cằm, ngoại cười phủi qua bụi trên má Bảo Nhi kể tiếp:
“Ông Mục Liên xuống đến ngục A Tỳ, thấy mẹ bị chịu trăm nghìn cực hình, đau xót mang cơm lên dâng mẹ, nhưng cơm vừa đến miệng đã hóa thành than hồng lửa đỏ.Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch lại với Phật. Phật dạy rằng: phải nhờ đến mười phương chúng tăng, cầu kinh cứu độ thì những bà mẹ đau khổ mới giải thoát được. Mục Liên theo lời phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy cùng mười phương chư tăng, tụng kinh cứu độ, quả nhiên mẹ được giải thoát. Vì thế mà vào ngày rằm tháng bảy hàng năm mọi người lấy đó làm lễ xóa tội vong nhân, báo hiếu với cha mẹ đã mất.”
Ngoại khẽ gạt lệ, Bảo Nhi thiếu chút cũng rơi nước mắt. Tôi chợt lại thấy nhớ cha mẹ và em Sương, ước gì mọi người hôm nay có thể đoàn tụ…
Kiing koong…
“Bà ngoại ơi!” Là giọng của cái Sương.
Tôi giật mình như trong giấc mơ, vội vàng đẩy cửa lao ra ngoài.
Ở trên đời này có ai ngốc xít như em Sương của tôi không? Khi chỉ có mình bà ngoại cũng vẫn phải gọi “bà ngoại ơi”. Tôi chạy ra đến cửa, em Sương đứng cao hơn khóa cửa một chút, mắt nó đen láy, chớp chớp hai cái nhìn tôi. Nó làm tôi mừng suýt khóc.
Tôi mở cửa cúi xuống định ôm nó một cái cho đỡ nhớ…
“Bà ngoại ơi, con mang bánh cốm qua cho bà ngoại!
Nó phi vèo qua tôi, làm tôi thấy hụt hẫng, mặt đen xì lại, tôi cắn môi tự nhủ:
“A, được nha!” Tôi xoa đầu mỉm cười đứng dậy.
Mẹ đứng đó cười hiền hòa như ánh nắng ban trưa, tóc bố tôi đã điểm nhiều sợi bạc, mặt bố hơi gầy, trống ngực tôi nao nao. Tôi mừng rỡ nói:
“Bố mẹ vào nhà đi, để con xách đồ cho mẹ!”
Tôi sấn lại gần mẹ, làm một thanh niên gương mẫu, đương nhiên rồi, giờ tôi đã cao hơn cả mẹ. Mẹ nhìn tôi cười, tôi biết mẹ đang rất mãn nguyện.
Ngoại cũng đã ra đến cửa đón em Sương, nó víu tay ngoại nói nhỏ gì đó, ngoại cười mắng yêu nó:
“Tiên sư bố nhà cô!”
Tôi nheo mắt tò mò, phải công nhận là tôi hơi ganh tị, lần nào gặp ngoại em Sương cũng có bí mật kể cho ngoại nghe, tôi thì chả có bí mật nào cả. Ngoại quay ra ôn tồn nói với bố mẹ tôi:
“Hai đứa đến rồi đấy à? Vào nhà đi, nghỉ ngơi rồi ăn cơm!”
Bảo Nhi cũng ra đón mọi người, mặt cô ấy có chút ửng đỏ, tôi đoán là Bảo Nhi hơi thẹn.
“Cháu chào hai bác!”
Cả bố mẹ và em Sương đều có vẻ ngạc nhiên với nhân vật đặc biệt của tôi, chuyện này càng khiến Bảo Nhi thêm e thẹn. Mẹ nhanh chóng đã hiểu ra, liền hiền hậu cười hỏi:
“Đây là...!?”
Tôi đỡ lời mẹ:
“Cô ấy tên Bảo Nhi, bạn gái của con!” Tôi kiêu hãnh giới thiệu với mẹ.
Bảo Nhi mặt càng đỏ hơn, em Sương cũng đã chạy lại bên cạnh nắm lấy tay Bảo Nhi, mẹ tôi đưa mắt mắng yêu tôi một cái, liền quay sang Bảo Nhi nói đỡ:
“Bác nhớ rồi, con là con gái mẹ Tâm Phương phải không? Con lớn nhanh quá, nhìn càng ngày càng xinh ra, bác không nhận ra nữa đấy!”
Bảo Nhi được mẹ tôi khen cũng đã bình tĩnh hơn một xíu, tuy là sắc hồng trên mặt vẫn chưa phai đi. Tôi theo gót mẹ, tay nắm tay còn lại của cô ấy cùng bước vào nhà.
Bữa cơm hôm nay thật đầm ấm, mọi người sum vầy đông đủ, món bánh trôi khá là đặc biệt với nhiều kích cỡ to nhỏ, mặc dù vậy cũng không ai thắc mắc cả, em Sương còn tỏ ra thú vị, con bé thích được ăn những chiếc to nhất, ngoại cười suốt đến mức những nếp nhăn cũng như muốn mờ đi.
Bảo Nhi mang món canh su hào hầm xương mà cô ấy kỳ công chuẩn bị cả buổi sáng ra, tôi thấy khuôn mặt cô ấy có chút căng thẳng, tôi nhìn cô ấy động viên, Bảo Nhi khẽ cười ngồi xuống bên cạnh tôi.
Chiếc vung bằng nhôm trắng hé mở ra, hành hoa thơm mát nồng vào hương đậm đà của sườn heo khiến dạ dày của tôi lập tức đình công. Tôi toan sấn đến gắp một miếng, không ngờ là cả ngoại, bố và mẹ đều nhìn tôi cười, tôi dừng lại còn chưa hiểu nguyên do ra sao.
Em Sương háu ăn đã nhào vào.
“Wow… w w w www!”
Mắt nó tròn xoe như hai hạt nhãn lồng, nhìn chăm chú đầy yêu thương với nồi canh. Bảo Nhi mặt đã ửng đỏ, tôi thắc mắc cũng ghé cạnh đầu em Sương nhìn vào.
…
Tôi bị xúc động mạnh làm cho đứng hình, tôi quay sang Bảo Nhi, cô ấy vẫn thẹn cúi mặt xuống, mà trong mắt tôi cô ấy cứ sáng lung linh. Nếu lúc này không có ngoại và bố mẹ ở đây tôi nhất định sẽ hôn cô ấy một cái.
Em Sương khẽ liếm môi, chầm chậm thò đũa vào. Tôi kéo nồi canh lại phía mình tinh quái nhìn nó:
“Nồi canh này là của anh...”
Mặt nó đáng thương nhìn mẹ cầu cứu:
“Mẹ, anh Phong bắt nạt con!”
Mẹ chỉ cười, ngoại vội chen vào:
“Không trêu em nữa, thôi cả nhà ăn đi cho nóng.”
Ngoại đứng dậy múc cho mỗi người một bát, em Sương thè lưỡi làm mặt xấu một cái, tôi cười khoan khoái.
Món su hào om xương hôm nay sở dĩ đặc biệt là bởi Bảo Nhi đã tỉ mỉ gọt su hào thành hình trái tim, hình tam giác, hình ngôi sao, còn cà rốt thì hình mặt cười, hình trái tim nho nhỏ. Những ngôi sao cà rốt lang thang trôi trong ngân hà Xương Hầm. Em Sương gọi đó là món “canh bầu trời”, còn tôi đặt tên là “canh tình yêu”. Món canh đã kéo gia đình chúng tôi lại với nhau, và đó cũng là lần cuối cùng gia đình chúng tôi ăn bữa cơm sum vầy cùng ngoại.
Một tuần sau, ngoại tôi ốm nặng. Tôi và Bảo Nhi vội vã đưa ngoại vào viện, tình trạng sức khỏe của ngoại suy giảm nghiêm trọng, tôi gọi điện cho mẹ lòng rối bời. Đi lại ngoài phòng cấp cứu không biết đã bao nhiêu vòng, mẹ và bố tôi cũng đã đến nơi, nhìn thấy vẻ lo lắng của tôi mẹ òa khóc. Ông bác sĩ mặc áo blouse trắng bước ra từ phòng cấp cứu, mẹ lao lại gần nắm lấy tay ông ấy, mếu máo hỏi:
“Bác sĩ, mẹ tôi sao rồi?”
Ông ấy lắc đầu không nói gì cả, Bảo Nhi cũng khóc, tôi ngồi thụp xuống ghế, chết lặng đi. Ông bác sĩ đứng lại một lúc như cảm thông với nỗi đau của chúng tôi, chờ cho mẹ tôi bớt sốc mới rời đi.
“Bà cụ muốn gặp cháu Phong, ai là Phong thì vào đi” Cô y tá mở cửa phòng vội nói.
Tôi không kịp nói gì đã vội và theo vào trong, ngoại nằm bất động trên gường, mái tóc trắng như cước, hai bàn tay khô gầy, tôi ngồi sát xuống gường rơm rớm lệ. Ngoại gượng cười nói:
“Con trai lớn thế rồi mà còn khóc nữa sao?”
Tôi thấy nghẹn ở cổ, nắm lấy chặt lấy tay ngoại:
“Ngoại đừng bỏ con!”
Nước mắt ngoại khẽ trào ra, sáu năm nay ngoại chăm lo cho tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Tôi còn chưa kịp báo hiếu ngoại, bầu trời quanh tôi như tối sầm, ngoại khẽ cười an ủi tôi:
“Ai già rồi cũng đến lúc phải chết, chết không có nghĩa là hết, chỉ là ngoại đi trước các cháu một bước, lại chờ cháu ở nơi ấy mà thôi.”
Tôi khẽ gạt lệ, nghẹn ngào không nói thêm được lời nào, ngoại lại tiếp:
“Cháu lớn rồi, cũng đã phân biệt được phải trái. Bố cháu trước đây mắc phải không ít sai lầm, nhưng dù sao cũng vẫn là một người tốt, vì hoàn cảnh đùn đẩy mà ra như vậy. Nay bố cháu đã biết sai mà sửa, cháu không được phép hận bố nghe chưa!”
“Con nhớ rồi thưa ngoại!” Tôi nấc nhẹ.
Ngoại gượng nói:
“Cháu ra gọi mẹ vào đây, ngoại có chuyện riêng muốn nói với mẹ cháu.”
Tôi vâng lời ngoại, lủi thủi bước ra ngoài, mẹ nghe xong vội vã vào phòng với bà ngoại. Tôi quay nhìn ra, thấy bố đang ngồi lặng im bên ghế chờ, màu trắng của đèn hồ quang trên hành lang dường như càng soi rõ nỗi cô đơn trong lòng bố. Tôi bước lại gần, ngồi xuống ghế bên cạnh, khẽ dựa vào vai ông.
Lòng bố khẽ động, lòng tôi cũng động, đã sáu năm rồi tôi không được dựa vào vai bố. Sau buổi bố đưa tôi đến nhà ông bà ngoại, vì ngại gặp ông nên bố rất ít đến, có đến cũng chỉ chốc lát rồi về. Sáu năm trong đống nợ nần ngập đầu, bố tôi dường như đã trầm lắng hẳn đi, tóc cũng bạc ra rất nhiều. Tôi bỗng thấy lo sợ, lo nột ngày nào đó bố cũng rời xa chúng tôi như ông ngoại.
Trong phòng mẹ khóc đỏ cả hai mắt, mẹ khóc từ khi nghe điện thoại của tôi, khóc suốt cả quãng đường đến bệnh viện, đến lúc xuống xe mới gạt vội nước mắt. Vào tới viện, nhìn thấy tôi lại không cầm được nước mắt.
Giọng ngoại vẫn bình tĩnh:
“Bố mẹ sinh được một mình con, số mệnh con người sướng khổ lại do ông trời xếp đặt. Con là đứa hiểu chuyện, việc gia đình mẹ cũng yên tâm. Bố mẹ cả cuộc đời không có gì để lại cho các con, chỉ duy nhất có một căn nhà. Mẹ biết con coi nó là cả một ký ức, nhưng cái quan trọng nhất vẫn là con người, người còn thì của còn. Mẹ đã làm giấy tờ nhà sang tên của con, sau này nếu khó khăn quá cứ bán đi mà trả nợ. Bố con trước lúc mất cũng dặn mẹ như thế, nhưng vì thương thằng Phong còn nhỏ nên chưa đành.”
Mẹ nghẹn ngào khóc, không nói được gì. Dặn dò mẹ xong ngoại tôi ra đi. Cả gia đình tôi chìm vào trong u ám.
Theo lời ngoại, mẹ tôi làm thủ tục hỏa táng, đưa ngoại về an nghỉ gần ông trên nghĩa trang Yên Kỳ.
Hôm đưa tang ngoại trời mưa phùn ảo não, mẹ với em Sương khóc nhiều suốt từ Hà Nội lên đến Yên Kỳ. Bố ở bên cạnh mẹ, suốt buổi lặng im, những nếp nhăn in hằn trên trán bố làm tôi càng thêm đau lòng.
Tôi cầm ô che cho Bảo Nhi, cô ấy khóc đỏ cả hai mắt, dáng gầy mỏng manh đứng trong mưa đầu thu. Thu đến rồi, hoa hoàng lan chưa kịp nở vậy mà ngoại đã bỏ chúng tôi đi. Mưa rơi ướt cả lòng tôi, tôi ngước nhìn trời khẽ nhủ:
“Tạm biệt ngoại!”
***Lễ tang của ngoại có nhiều bạn bè của bố và mẹ đến chia buồn, cô Tâm Phương và bác Hùng cũng có mặt. Hai người đứng ở cuối đoàn khách, cô Tâm Phương đứng lặng cả buổi, mấy lần bỏ khăn tay ra lau nước mắt, cuối cùng cô rời đi trước. Bác Hùng nán lại một lát rồi cũng về sau cô Tâm Phương. Mọi người lần lượt về cả, chỉ còn lại tôi, Bảo Nhi, bố mẹ và em Sương đứng lại trong mưa.
Ở ngoài cổng nghĩa trang cô Tâm Phương mặc bộ đồ màu đen, cô đang chờ đón taxi về thành phố. Trời mưa cũng đã tạnh, nắng hé nhạt nhòa. Chiếc Mercedes Bens – C450 AMG màu trắng trang nhã dừng ngay sát bênh cạnh, cô làm vẻ không quan tâm, khóe miệng chỉ khẽ cười.
Kính xe từ từ trôi xuống, một người đàn ông trung niên, vận áo vét caro, đeo cặp kính đen nhãn Oakley Taper ghé nhìn ra, nói một câu có cánh:
“Quý cô, tôi cũng về nội thành, cô có sẵn lòng về cùng tôi không?”
Cô Tâm Phương tủm tỉm cười tháo cặp kính lớn xuống, vẫn đứng im đó không nói. Người đàn ông trung niên kiên nhẫn tiếp:
“Lâu rồi không gặp, em càng ngày càng đẹp!”
Cô Tâm Phương nhìn về phía nghĩa trang, Bảo Nhi con gái cô vẫn chưa ra. Trong mắt cô thoáng vẻ không vui, nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, đã có quá nhiều nỗi buồn ở trong lòng mọi người. Cô quay lại nói với người đàn ông trong xe:
“Anh không định ra mở cửa xe cho em như một người đàn ông ga lăng sao?”
Người đàn ông trung niên khẽ cười, ồ lên một tiếng:
“Phải rồi, anh thật vô tâm quá, xin lỗi em!”
Bác Hùng vội ra khỏi xe, đi sang bên kia mở cửa cho cô Tâm Phương. Chiếc xe bon nhanh trên con đường quê vắng vẻ. Ánh chiều nhạt nhạt, lúa chín vàng óng hai bên đường, vẻ mặt hai người mang hai nỗi buồn khác nhau, mặc nhiên đều không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào.
Xe đã về gần đến Hà Nội, không khí náo nhiệt của thành phố ồn ào xua tan nỗi buồn lắng đọng trong lòng họ, cô Tâm Phương mới mỉm cưới nói bóng một câu:
“Lâu không thấy Giám đốc Hùng ghé qua công ty em, dạo này anh bận nhiều công việc nên quên mất bạn cũ rồi!”
Bác Hùng không có phản ứng gì, vẫn chỉ cười chăm chú lái xe băng nhanh qua cầu Thăng Long. Mặt trời chiều khẽ rẽ mây ló ra, tạo thành muôn màu đỏ rực rỡ phía chân trời, tựa như quả cầu lửa đang rớt xuống dưới dòng sông màu hồng đục.
“Dạo này nghe nói em được nhiều sếp lớn quan tâm nâng đỡ, anh sợ anh quan tâm không nổi nữa!” Bác Hùng nhìn gương xe đáp trả.
Sắc mặt cô Tâm Phương có chút thay đổi, nhắc một câu:
“Anh Hùng về sớm vậy chắc là không đành lòng nhìn thấy người đẹp khóc…”
Két… z z z.
Chiếc Mercedes Bens dừng ở giữa cầu, Bác Hùng lặng im không nói gì. Cô Tâm Phương biết mình cũng lỡ lời liền nhìn quanh nói:
“Xe đang ở trên cầu, anh không muốn bị phạt đó chứ?”
Bác Hùng không nói, chầm chậm đạp ga băng về phía thành phố ồn ào.
***Mùa khai giảng năm đó chúng tôi gác nỗi buồn sang bên cạnh, mỗi sáng tôi thường đón Bảo Nhi đến lớp. Cô Tâm Phương không vui mỗi lần gặp tôi, tôi cũng thầm hiểu trong lòng cô không thích tôi. Tôi và Bảo Nhi vẫn tỏ ra bình thường trước mặt cô, tuy thấy lương tâm cắn rứt vì giấu cô, nhưng tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó cô sẽ hiểu cho tình cảm chân thành của hai chúng tôi.
Bà ngoại mất rồi, bố tôi không thể giữ mãi lòng tự trọng, cuộc sống khó khăn với nhiều khoản phải chi trả, bố mẹ và em Sương cuối cùng cũng chuyển về nhà ông bà ngoại ở. Những tưởng rằng sóng gió đã trôi qua với gia đình bé nhỏ của tôi, nhưng hóa ra sóng gió chỉ mới bắt đầu.
Gió lạnh lại về, Hà Nội mùa se lạnh như bức tranh quyến rũ, với mưa bay bay trên phố, với áo gió và son môi muôn màu, với hương hoa sữa thơm nồng và hương hoàng lan thơm ngát ùa về từ trong quá khứ, với một chiều Tây Hồ lộng gió hòa cùng điệu nhạc du dương của nhạc sĩ Phú Quang trong quán café Xưa & Nay trên ven hồ mỗi buổi chúng tôi về:
Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ…
Hôm nay Bảo Nhi có buổi học thêm nên tôi về trước để ghé qua chợ mua vài món thức ăn tối cho mẹ. Đường phố heo hút gió đông, sương nhè nhẹ phủ, tôi hướng mặt ra đón gió như được bay về nhà.
Chiếc Mercedes Bens màu trắng đỗ trước cổng, là xe của Bác Hùng, thi thoảng bác vẫn đến nhà tôi chơi. Bác Hùng là bạn học của bố mẹ tôi thời cấp ba, sau lại là bạn học cùng trường với bố tôi thời đại học. Lúc ra trường bố tôi ở lại làm giảng viên, còn bác Hùng ra ngoài làm kinh tế, cuộc sống bon chen nơi thị thành Hà Nội trôi qua mau lắm, thoáng cái đã gần hai chục năm. Bác Hùng xuất thân vốn là một gia đình nghèo ở Hà Nội, nhưng biết vận dụng thời cơ nên chả mấy chốc đã xây dựng được một công ty lớn.
Ba năm trước trong lúc bố tôi đang trật vật xoay sở để trả nợ, hàng ngày sau mỗi giờ dạy học đều phải đến nhà bạn bè, nói khó để vay nóng tiền trả vào những chỗ hết hạn. Cuộc sống với bố tôi dường như đã lâm vào đường cùng quẫn, nếu không có tôi và em Sương làm niềm tin để bố gắng gượng và mẹ một lòng động viên, có lẽ bố đã tìm đến cái chết. Nhưng bạn bè ai vay được thì đã vay cả, không còn nơi nào để xoay sở, căn nhà ở quê cũng đã bán. Bố đã tính đến nước phải trốn nợ đi nơi khác thì đột nhiên bác Hùng xuất hiện. Bác bỏ tiền ra cho bố tôi vay để trả nợ, bác nói không lấy lãi nhưng bố tôi nhất định không chịu, cuối cùng bác Hùng đồng ý lấy bằng tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng, bố tôi mới đồng ý. Nhưng khoản tiền trên hai tỷ đồng với lãi xuất bằng tiền tiết kiệm thì bố mẹ tôi cũng phải dành dụm, nai lưng hàng tháng mới đủ trả nợ. Dù sao chúng tôi vẫn phải cảm ơn bác ấy, vì khoản tiền của bác mà chúng tôi còn được đoàn tụ như bây giờ.
Tôi đang định vào chào bác Hùng một câu thì phía sau giọng cô Tâm Phương nhẹ nhàng gọi:
“Phong, cô có chuyện muốn nói với cháu!”
Tôi hơi lúng túng, gần đây tôi thường tránh đối diện trược tiếp với cô, tôi sợ cô sẽ ngăn cản chuyện tình cảm của hai chúng tôi. Tôi khẽ quay lại, đành cúi chào cô:
“Con chào cô!”
Cô bước vào trong nhà, tôi lặng lẽ dắt xe theo sau, trống ngực cứ đập liên hồi, chẳng khác nào chàng rể sắp ra mắt bố mẹ vợ lần đầu tiên.
Vào đến trong nhà, cô Tâm Phương vẫn vẻ mặt bình thản hàng ngày, tôi tạm yên tâm. Cô đi rót cho tôi một cốc nước, bảo tôi ngồi xuống ghế đối diên, vẻ mặt cô hơi buồn buồn kể:
“Phong à, cháu chơi với Bảo Nhi nhà cô đã hơn sáu năm chắc cháu cũng biết, Bảo Nhi không có bố…”
Tôi khựng người lại run run nói:
“Cháu…”
Thực tình là chuyện này tôi chưa bao giờ hỏi Bảo Nhi cả, không phải tôi vô tâm mà tôi không muốn thấy Bảo Nhi buồn. Tôi còn chưa nói ra được thành lời, cô Tâm Phương đã tiếp:
“Thực ra không ai là không có bố cả, nhưng bố của nó không xứng đáng là một người bố. Hắn ngoài chuyện rượu chè cờ bạc, đàn đúm gái gú thì chả làm được một việc gì, về nhà còn đánh đập vợ con. Năm Bảo Nhi hai tuổi, cô đã phải bồng nó bỏ trốn lên thành phố này để kiếm sống. Một thân phụ nữ yếu đuối phải vật lộn giữa cái thành phố bạc bẽo này, hàng ngày kiếm sống để nuôi con là vì lý do gì chắc cháu hiểu…?”
Tôi yên lặng cảm thương với nỗi lòng của cô, tôi cũng hiểu một phần lý do vì sao cô lại không thích tôi. Tôi khẽ thu cốc nước trong tay vào lòng, cảm thấy nó nặng trĩu.
“Cô biết cháu là người tốt.” Cô an ủi tôi: “Nhưng tốt không thì không đủ, cái xã hội bây giờ hạnh phúc được xây dựng lên bằng vật chất, bằng địa vị xã hội. Cô chỉ có một mình Bảo Nhi, cô không muốn cả đời nó giống cô, luẩn quẩn trong cái đường cùng của xã hội. Vì thế, cháu hãy tránh xa Bảo Nhi ra một chút!”
Lời nói của cô khiến tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng, như chuẩn bị rơi xuống đáy vực thẳm. Tôi có một chút tự ái, một chút tự ti, một phần mặc cảm và cả một tình yêu lớn với Bảo Nhi. Tôi lấy tất cả sự dũng cảm trong tim mình, cố gắng đứng dậy nói với cô:
“Con biết cô không thích gia đình con, nhưng con xin hứa với cô sẽ cố gắng để Bảo Nhi có một cuộc sống hạnh phúc! Xin cô hãy thương chúng con!”
Cô Tâm Phương có một chút xúc động, nghẹn ngào dừng lại một hồi lâu, cô nhìn tôi, rồi quay ra cửa sổ nói:
“Cô đã nói hết những gì cô cần nói với cháu, vì Bảo Nhi cô xin cháu hãy suy nghĩ! Cô đã lên kế hoạch sẵn cả rồi! Từ mai sẽ có con trai anh bạn cô đến đón Bảo Nhi đi học, cháu không cần phải đưa đón nó nữa.”
Tôi chết đứng ở đó, không khí như cô đặc đến khó thở, ngực tôi nghẹn lại. Tôi biết rõ nếu còn đứng ở đây có thể tôi sẽ khóc, tôi cần phải thể hiện với cô tôi là một người mạnh mẽ, tôi khẽ cúi đầu thưa:
“Con xin phép cô! Con về.”
Cô Tâm Phương không trả lời, tôi âm thầm bước ra ngoài cửa, chân như không dẫm xuống đến đất.
“Lát cô sẽ tự đi đón Bảo Nhi, cháu không cần đến đón nó đâu.” Cô nói với theo.
Tai tôi lúc này như đã ù đi, tôi không trả lời nổi, lặng lẽ dắt xe ra ngoài hè phố. Ánh đèn đang chiếu hắt xuống mặt đường in bóng cây hoàng lan của chúng tôi, tôi khẽ ngước mặt lên, giọt nước mắt khẽ rơi xuống.
Chát…
Kẹt… kẹt…
Cánh cổng sắt bên nhà mở ra, mẹ tiễn bác Hùng ra đến cổng, tôi vội gạt nước mắt cúi xuống giấu đi hai con mắt đỏ hoe.
“Cháu chào bác, con chào mẹ.” Tôi chào hai câu rồi vội dắt xe vào nhà.
Mẹ phát hiện ra tôi có điều gì lạ lạ bèn hỏi:
“Hôm nay con về muộn thế?”
“Hôm nay con có tiết học thêm.” Tôi dừng lại nói dối mẹ, rồi vội vã bỏ lên phòng.
“Hình như thằng bé có chuyện gì!” Bác Hùng nhắc mẹ.
Mẹ thoáng chút lo âu lại cười tươi tắn nói:
“Tuổi thanh niên chúng nó thế, cũng không có gì đáng lo cả.”
Bác Hùng nhìn mẹ, trước lúc lên xe khẽ quay lại nói:
“Hoàng Lan này, thứ sáu này là sinh nhật anh, anh tổ chức ở nhà hàng Dạ Lan, em nhớ đến nhé!”
Mẹ cười:
“Vâng em với nhà em sẽ đến!”
Bác Hùng có vẻ nghiêm trọng nói:
“Không, chỉ mình em đến thôi!”
Mẹ hơi ngạc nhiên hỏi lại:
“Sao lại một mình em!”
“Anh có chuyện riêng muốn nói với em!”
Mẹ hơi thắc mắc còn chưa kịp hỏi, bác Hùng đã lên xe lùi ra ngoài phố. Mẹ quay vào nhà, nhìn thấy túi thức ăn tôi quên trên giỏ xe chỉ khẽ lắc đầu cười.
Tối hôm đó tôi không xuống ăn cơm, chiếc điện thoại bên gối rung lên khe khẽ:
Tin nhắn của Bảo Nhi:
Mẹ đến đón em rồi, anh ăn cơm đi nhé!
Tôi lười nhác bỏ cái điện thoại rồi gục đầu vào gối.
Đêm ấy tôi không mang sách ra ngoài ban công đọc, nhìn qua cửa kính tôi biết Bảo Nhi đứng đó, tà áo bay trong gió ngát hương hoàng lan.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về cuộc trò chuyện với cô Tâm Phương ban chiều, nhìn những bức hình của Bảo Nhi trên bàn học, tôi đấu tranh tư tưởng và rồi cũng quyết định. Nắng có thể tắt ở cuối trời, mưa có thể rơi suốt mùa đông, tôi vẫn sẽ bước tới nơi cuối cùng của con đường hạnh phúc này.
Sáng sớm ánh nắng chan hòa soi trong tim tôi, tôi vội vã chuẩn bị mọi thứ, lòng tràn đầy nhiệt huyết tôi chào mẹ dắt xe ra đường.
Đỗ trước mặt tôi, bên dưới tán hoàng lan mọi ngày là một chiếc Jaguar F- Type hai chỗ ngồi mà tôi chỉ thấy trong mơ. Một bạch mã hoàng tử với bộ vest caro sang trọng đang đứng dựa bên mui xe chờ đợi, nhìn hắn tôi thấy tự ti vô cùng. Cửa nhà Bảo Nhi hé mở, cô ấy bước ra cùng mẹ. Vẻ mặt Bảo Nhi rõ ràng là không vui, cô ấy nhìn tôi có vẻ cầu cứu.
Không hiểu vì sao tôi lại cúi xuống, lặng im nổ máy chầm chậm bỏ đi trước. Liếc nhìn lại gương xe, tôi thấy Bảo Nhi tức giận đá cái lốp chiếc siêu xe hai ba cái rồi mới chịu lên xe.
Tôi không biết tôi đang nghĩ gì nữa, ngửa mặt lên hứng gió lạnh bình minh, cứ thế mà băng đi…
Cảm ơn bạn vì những góp ý. Hi vọng bạn sẽ quay trở lại với các chương tiếp theo.Nghe thiếu lãn mạn sao ý, trong hoàn cảnh này thì có vẻ hơi không hợp lý nhỉ!
Có một số lỗi chính tả nhẹ nằm đâu đó... hì...! Vì chuyện hấp dẫn quá nên quên luôn ròi! Tác gia tự đi mò lại nhé!
Từ.Bà Hoàng Lan dừng lại, chờ một phản ứng tứ cô gái trước mặt.
Thừa một chữ "lòng".khiến lòng Bảo Nhi cũng không khỏi chạnh lòng
Hai ý khác nhau, ta nghĩ nên có dấu phẩy.Bà bắt đầu quỳ xuống nước mắt trôi ra ngoài khóe mi đã có nhiều những nếp nhăn nhỏ.
Chỗ này ta thấy chẳng cần phải nói ra như thế. Toàn bộ lời nói và hành động của bà Hoàng Lan đã chứng tỏ rõ tình yêu thương con của mình rồi, ta nghĩ nên bỏ 2 cụm từ mà ta gạch chân đi.Người mẹ vì yêu thương con mình như bác cúi xin cháu tha lỗi cho bác
Cánh cổng.Gió thổi về từ ngoài ngõ, bay qua cách cổng
Rối hết.Bố tôi lo lắng đến rồi hết cả tóc, chẳng còn biết làm thế nào đành trông cậy cả vào bà.
Rộng rãi.những con đường đã rộng dãi hơn ngày xưa nhiều
Bạc trắng.Người chủ tế là một cụ ông tóc đã bạc trăng trong bản
Xuýt xoa.Ôi! Anh không nghĩ váy H’Mông lại đẹp thế này đâu!” Tôi suýt xoa
Lá?Con đường được che bằng những tán cây lát xanh thẳm
Dâm bụt.“Hoa râm bụt nở rồi!”
Thừa chữ "thay".“Em có muốn thay đổi ý chọn một bộ không?” Chi Hà Anh hỏi tôi.
Cảm ơn nàng quá xá. Ta đợi nàng như mùa thu đợi gió á.Nhìn chung chương này huynh tả cảnh tây Bắc rất tốt, đúng là con người thích ngao du .
Lỗi chính tả nha:
Từ.
Thừa một chữ "lòng".
Hai ý khác nhau, ta nghĩ nên có dấu phẩy.
Chỗ này ta thấy chẳng cần phải nói ra như thế. Toàn bộ lời nói và hành động của bà Hoàng Lan đã chứng tỏ rõ tình yêu thương con của mình rồi, ta nghĩ nên bỏ 2 cụm từ mà ta gạch chân đi.
Cánh cổng.
Rối hết.
Rộng rãi.
Bạc trắng.
Xuýt xoa.
Lá?
Dâm bụt.
Thừa chữ "thay".
Sorry vì chương nào cũng phải để huynh vào giục giã mới chịu đi mò chính tả cho huynh.
Nhớ Ngoại quá! Ngoại ơi!Ở trên đời này có ai ngốc xít như em Sương của tôi không? Khi chỉ có mình bà ngoại cũng vẫn phải gọi “bà ngoại ơi”. Tôi chạy ra đến cửa, em Sương đứng cao hơn khóa cửa một chút, mắt nó đen láy, chớp chớp hai cái nhìn tôi. Nó làm tôi mừng suýt khóc.
Tôi mở cửa cúi xuống định ôm nó một cái cho đỡ nhớ…
“Bà ngoại ơi, con mang bánh cốm qua cho bà ngoại!
Nó phi vèo qua tôi, làm tôi thấy hụt hẫng, mặt đen xì lại, tôi cắn môi tự nhủ:
“A, được nha!” Tôi xoa đầu mỉm cười đứng dậy.
Mẹ đứng đó cười hiền hòa như ánh nắng ban trưa, tóc bố tôi đã điểm nhiều sợi bạc, mặt bố hơi gầy, trống ngực tôi nao nao. Tôi mừng rỡ nói:
“Bố mẹ vào nhà đi, để con xách đồ cho mẹ!”
Tôi sấn lại gần mẹ, làm một thanh niên gương mẫu, đương nhiên rồi, giờ tôi đã cao hơn cả mẹ. Mẹ nhìn tôi cười, tôi biết mẹ đang rất mãn nguyện.
Ngoại cũng đã ra đến cửa đón em Sương, nó víu tay ngoại nói nhỏ gì đó, ngoại cười mắng yêu nó:
“Tiên sư bố nhà cô!”
Tôi nheo mắt tò mò, phải công nhận là tôi hơi ganh tị, lần nào gặp ngoại em Sương cũng có bí mật kể cho ngoại nghe, tôi thì chả có bí mật nào cả. Ngoại quay ra ôn tồn nói với bố mẹ tôi:
“Hai đứa đến rồi đấy à? Vào nhà đi, nghỉ ngơi rồi ăn cơm!”
Bảo Nhi cũng ra đón mọi người, mặt cô ấy có chút ửng đỏ, tôi đoán là Bảo Nhi hơi thẹn.
“Cháu chào hai bác!”
Cả bố mẹ và em Sương đều có vẻ ngạc nhiên với nhân vật đặc biệt của tôi, chuyện này càng khiến Bảo Nhi thêm e thẹn. Mẹ nhanh chóng đã hiểu ra, liền hiền hậu cười hỏi:
“Đây là...!?”
Tôi đỡ lời mẹ:
“Cô ấy tên Bảo Nhi, bạn gái của con!” Tôi kiêu hãnh giới thiệu với mẹ.
Bảo Nhi mặt càng đỏ hơn, em Sương cũng đã chạy lại bên cạnh nắm lấy tay Bảo Nhi, mẹ tôi đưa mắt mắng yêu tôi một cái, liền quay sang Bảo Nhi nói đỡ:
“Bác nhớ rồi, con là con gái mẹ Tâm Phương phải không? Con lớn nhanh quá, nhìn càng ngày càng xinh ra, bác không nhận ra nữa đấy!”
Bảo Nhi được mẹ tôi khen cũng đã bình tĩnh hơn một xíu, tuy là sắc hồng trên mặt vẫn chưa phai đi. Tôi theo gót mẹ, tay nắm tay còn lại của cô ấy cùng bước vào nhà.
Bữa cơm hôm nay thật đầm ấm, mọi người sum vầy đông đủ, món bánh trôi khá là đặc biệt với nhiều kích cỡ to nhỏ, mặc dù vậy cũng không ai thắc mắc cả, em Sương còn tỏ ra thú vị, con bé thích được ăn những chiếc to nhất, ngoại cười suốt đến mức những nếp nhăn cũng như muốn mờ đi.
Bảo Nhi mang món canh su hào hầm xương mà cô ấy kỳ công chuẩn bị cả buổi sáng ra, tôi thấy khuôn mặt cô ấy có chút căng thẳng, tôi nhìn cô ấy động viên, Bảo Nhi khẽ cười ngồi xuống bên cạnh tôi.
Chiếc vung bằng nhôm trắng hé mở ra, hành hoa thơm mát nồng vào hương đậm đà của sườn heo khiến dạ dày của tôi lập tức đình công. Tôi toan sấn đến gắp một miếng, không ngờ là cả ngoại, bố và mẹ đều nhìn tôi cười, tôi dừng lại còn chưa hiểu nguyên do ra sao.
Em Sương háu ăn đã nhào vào.
“Wow… w w w www!”
Mắt nó tròn xoe như hai hạt nhãn lồng, nhìn chăm chú đầy yêu thương với nồi canh. Bảo Nhi mặt đã ửng đỏ, tôi thắc mắc cũng ghé cạnh đầu em Sương nhìn vào.
…
Tôi bị xúc động mạnh làm cho đứng hình, tôi quay sang Bảo Nhi, cô ấy vẫn thẹn cúi mặt xuống, mà trong mắt tôi cô ấy cứ sáng lung linh. Nếu lúc này không có ngoại và bố mẹ ở đây tôi nhất định sẽ hôn cô ấy một cái.
Em Sương khẽ liếm môi, chầm chậm thò đũa vào. Tôi kéo nồi canh lại phía mình tinh quái nhìn nó:
“Nồi canh này là của anh...”
Mặt nó đáng thương nhìn mẹ cầu cứu:
“Mẹ, anh Phong bắt nạt con!”
Mẹ chỉ cười, ngoại vội chen vào:
“Không trêu em nữa, thôi cả nhà ăn đi cho nóng.”
Ngoại đứng dậy múc cho mỗi người một bát, em Sương thè lưỡi làm mặt xấu một cái, tôi cười khoan khoái.
Món su hào om xương hôm nay sở dĩ đặc biệt là bởi Bảo Nhi đã tỉ mỉ gọt su hào thành hình trái tim, hình tam giác, hình ngôi sao, còn cà rốt thì hình mặt cười, hình trái tim nho nhỏ. Những ngôi sao cà rốt lang thang trôi trong ngân hà Xương Hầm. Em Sương gọi đó là món “canh bầu trời”, còn tôi đặt tên là “canh tình yêu”. Món canh đã kéo gia đình chúng tôi lại với nhau, và đó cũng là lần cuối cùng gia đình chúng tôi ăn bữa cơm sum vầy cùng ngoại.
Một tuần sau, ngoại tôi ốm nặng. Tôi và Bảo Nhi vội vã đưa ngoại vào viện, tình trạng sức khỏe của ngoại suy giảm nghiêm trọng, tôi gọi điện cho mẹ lòng rối bời. Đi lại ngoài phòng cấp cứu không biết đã bao nhiêu vòng, mẹ và bố tôi cũng đã đến nơi, nhìn thấy vẻ lo lắng của tôi mẹ òa khóc. Ông bác sĩ mặc áo blouse trắng bước ra từ phòng cấp cứu, mẹ lao lại gần nắm lấy tay ông ấy, mếu máo hỏi:
“Bác sĩ, mẹ tôi sao rồi?”
Ông ấy lắc đầu không nói gì cả, Bảo Nhi cũng khóc, tôi ngồi thụp xuống ghế, chết lặng đi. Ông bác sĩ đứng lại một lúc như cảm thông với nỗi đau của chúng tôi, chờ cho mẹ tôi bớt sốc mới rời đi.
“Bà cụ muốn gặp cháu Phong, ai là Phong thì vào đi” Cô y tá mở cửa phòng vội nói.
Tôi không kịp nói gì đã vội và theo vào trong, ngoại nằm bất động trên gường, mái tóc trắng như cước, hai bàn tay khô gầy, tôi ngồi sát xuống gường rơm rớm lệ. Ngoại gượng cười nói:
“Con trai lớn thế rồi mà còn khóc nữa sao?”
Tôi thấy nghẹn ở cổ, nắm lấy chặt lấy tay ngoại:
“Ngoại đừng bỏ con!”
Nước mắt ngoại khẽ trào ra, sáu năm nay ngoại chăm lo cho tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Tôi còn chưa kịp báo hiếu ngoại, bầu trời quanh tôi như tối sầm, ngoại khẽ cười an ủi tôi:
“Ai già rồi cũng đến lúc phải chết, chết không có nghĩa là hết, chỉ là ngoại đi trước các cháu một bước, lại chờ cháu ở nơi ấy mà thôi.”
Tôi khẽ gạt lệ, nghẹn ngào không nói thêm được lời nào, ngoại lại tiếp:
“Cháu lớn rồi, cũng đã phân biệt được phải trái. Bố cháu trước đây mắc phải không ít sai lầm, nhưng dù sao cũng vẫn là một người tốt, vì hoàn cảnh đùn đẩy mà ra như vậy. Nay bố cháu đã biết sai mà sửa, cháu không được phép hận bố nghe chưa!”
“Con nhớ rồi thưa ngoại!” Tôi nấc nhẹ.
Ngoại gượng nói:
“Cháu ra gọi mẹ vào đây, ngoại có chuyện riêng muốn nói với mẹ cháu.”
Tôi vâng lời ngoại, lủi thủi bước ra ngoài, mẹ nghe xong vội vã vào phòng với bà ngoại. Tôi quay nhìn ra, thấy bố đang ngồi lặng im bên ghế chờ, màu trắng của đèn hồ quang trên hành lang dường như càng soi rõ nỗi cô đơn trong lòng bố. Tôi bước lại gần, ngồi xuống ghế bên cạnh, khẽ dựa vào vai ông.
Lòng bố khẽ động, lòng tôi cũng động, đã sáu năm rồi tôi không được dựa vào vai bố. Sau buổi bố đưa tôi đến nhà ông bà ngoại, vì ngại gặp ông nên bố rất ít đến, có đến cũng chỉ chốc lát rồi về. Sáu năm trong đống nợ nần ngập đầu, bố tôi dường như đã trầm lắng hẳn đi, tóc cũng bạc ra rất nhiều. Tôi bỗng thấy lo sợ, lo nột ngày nào đó bố cũng rời xa chúng tôi như ông ngoại.
Trong phòng mẹ khóc đỏ cả hai mắt, mẹ khóc từ khi nghe điện thoại của tôi, khóc suốt cả quãng đường đến bệnh viện, đến lúc xuống xe mới gạt vội nước mắt. Vào tới viện, nhìn thấy tôi lại không cầm được nước mắt.
Giọng ngoại vẫn bình tĩnh:
“Bố mẹ sinh được một mình con, số mệnh con người sướng khổ lại do ông trời xếp đặt. Con là đứa hiểu chuyện, việc gia đình mẹ cũng yên tâm. Bố mẹ cả cuộc đời không có gì để lại cho các con, chỉ duy nhất có một căn nhà. Mẹ biết con coi nó là cả một ký ức, nhưng cái quan trọng nhất vẫn là con người, người còn thì của còn. Mẹ đã làm giấy tờ nhà sang tên của con, sau này nếu khó khăn quá cứ bán đi mà trả nợ. Bố con trước lúc mất cũng dặn mẹ như thế, nhưng vì thương thằng Phong còn nhỏ nên chưa đành.”
Mẹ nghẹn ngào khóc, không nói được gì. Dặn dò mẹ xong ngoại tôi ra đi. Cả gia đình tôi chìm vào trong u ám.
Theo lời ngoại, mẹ tôi làm thủ tục hỏa táng, đưa ngoại về an nghỉ gần ông trên nghĩa trang Yên Kỳ.
Hôm đưa tang ngoại trời mưa phùn ảo não, mẹ với em Sương khóc nhiều suốt từ Hà Nội lên đến Yên Kỳ. Bố ở bên cạnh mẹ, suốt buổi lặng im, những nếp nhăn in hằn trên trán bố làm tôi càng thêm đau lòng.
Tôi cầm ô che cho Bảo Nhi, cô ấy khóc đỏ cả hai mắt, dáng gầy mỏng manh đứng trong mưa đầu thu. Thu đến rồi, hoa hoàng lan chưa kịp nở vậy mà ngoại đã bỏ chúng tôi đi. Mưa rơi ướt cả lòng tôi, tôi ngước nhìn trời khẽ nhủ:
“Tạm biệt ngoại!”
***Lễ tang của ngoại có nhiều bạn bè của bố và mẹ đến chia buồn, cô Tâm Phương và bác Hùng cũng có mặt. Hai người đứng ở cuối đoàn khách, cô Tâm Phương đứng lặng cả buổi, mấy lần bỏ khăn tay ra lau nước mắt, cuối cùng cô rời đi trước. Bác Hùng nán lại một lát rồi cũng về sau cô Tâm Phương. Mọi người lần lượt về cả, chỉ còn lại tôi, Bảo Nhi, bố mẹ và em Sương đứng lại trong mưa.
Ở ngoài cổng nghĩa trang cô Tâm Phương mặc bộ đồ màu đen, cô đang chờ đón taxi về thành phố. Trời mưa cũng đã tạnh, nắng hé nhạt nhòa. Chiếc Mercedes Bens – C450 AMG màu trắng trang nhã dừng ngay sát bênh cạnh, cô làm vẻ không quan tâm, khóe miệng chỉ khẽ cười.
Kính xe từ từ trôi xuống, một người đàn ông trung niên, vận áo vét caro, đeo cặp kính đen nhãn Oakley Taper ghé nhìn ra, nói một câu có cánh:
“Quý cô, tôi cũng về nội thành, cô có sẵn lòng về cùng tôi không?”
Cô Tâm Phương tủm tỉm cười tháo cặp kính lớn xuống, vẫn đứng im đó không nói. Người đàn ông trung niên kiên nhẫn tiếp:
“Lâu rồi không gặp, em càng ngày càng đẹp!”
Cô Tâm Phương nhìn về phía nghĩa trang, Bảo Nhi con gái cô vẫn chưa ra. Trong mắt cô thoáng vẻ không vui, nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, đã có quá nhiều nỗi buồn ở trong lòng mọi người. Cô quay lại nói với người đàn ông trong xe:
“Anh không định ra mở cửa xe cho em như một người đàn ông ga lăng sao?”
Người đàn ông trung niên khẽ cười, ồ lên một tiếng:
“Phải rồi, anh thật vô tâm quá, xin lỗi em!”
Bác Hùng vội ra khỏi xe, đi sang bên kia mở cửa cho cô Tâm Phương. Chiếc xe bon nhanh trên con đường quê vắng vẻ. Ánh chiều nhạt nhạt, lúa chín vàng óng hai bên đường, vẻ mặt hai người mang hai nỗi buồn khác nhau, mặc nhiên đều không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào.
Xe đã về gần đến Hà Nội, không khí náo nhiệt của thành phố ồn ào xua tan nỗi buồn lắng đọng trong lòng họ, cô Tâm Phương mới mỉm cưới nói bóng một câu:
“Lâu không thấy Giám đốc Hùng ghé qua công ty em, dạo này anh bận nhiều công việc nên quên mất bạn cũ rồi!”
Bác Hùng không có phản ứng gì, vẫn chỉ cười chăm chú lái xe băng nhanh qua cầu Thăng Long. Mặt trời chiều khẽ rẽ mây ló ra, tạo thành muôn màu đỏ rực rỡ phía chân trời, tựa như quả cầu lửa đang rớt xuống dưới dòng sông màu hồng đục.
“Dạo này nghe nói em được nhiều sếp lớn quan tâm nâng đỡ, anh sợ anh quan tâm không nổi nữa!” Bác Hùng nhìn gương xe đáp trả.
Sắc mặt cô Tâm Phương có chút thay đổi, nhắc một câu:
“Anh Hùng về sớm vậy chắc là không đành lòng nhìn thấy người đẹp khóc…”
Két… z z z.
Chiếc Mercedes Bens dừng ở giữa cầu, Bác Hùng lặng im không nói gì. Cô Tâm Phương biết mình cũng lỡ lời liền nhìn quanh nói:
“Xe đang ở trên cầu, anh không muốn bị phạt đó chứ?”
Bác Hùng không nói, chầm chậm đạp ga băng về phía thành phố ồn ào.
***Mùa khai giảng năm đó chúng tôi gác nỗi buồn sang bên cạnh, mỗi sáng tôi thường đón Bảo Nhi đến lớp. Cô Tâm Phương không vui mỗi lần gặp tôi, tôi cũng thầm hiểu trong lòng cô không thích tôi. Tôi và Bảo Nhi vẫn tỏ ra bình thường trước mặt cô, tuy thấy lương tâm cắn rứt vì giấu cô, nhưng tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó cô sẽ hiểu cho tình cảm chân thành của hai chúng tôi.
Bà ngoại mất rồi, bố tôi không thể giữ mãi lòng tự trọng, cuộc sống khó khăn với nhiều khoản phải chi trả, bố mẹ và em Sương cuối cùng cũng chuyển về nhà ông bà ngoại ở. Những tưởng rằng sóng gió đã trôi qua với gia đình bé nhỏ của tôi, nhưng hóa ra sóng gió chỉ mới bắt đầu.
Gió lạnh lại về, Hà Nội mùa se lạnh như bức tranh quyến rũ, với mưa bay bay trên phố, với áo gió và son môi muôn màu, với hương hoa sữa thơm nồng và hương hoàng lan thơm ngát ùa về từ trong quá khứ, với một chiều Tây Hồ lộng gió hòa cùng điệu nhạc du dương của nhạc sĩ Phú Quang trong quán café Xưa & Nay trên ven hồ mỗi buổi chúng tôi về:
Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ…
Hôm nay Bảo Nhi có buổi học thêm nên tôi về trước để ghé qua chợ mua vài món thức ăn tối cho mẹ. Đường phố heo hút gió đông, sương nhè nhẹ phủ, tôi hướng mặt ra đón gió như được bay về nhà.
Chiếc Mercedes Bens màu trắng đỗ trước cổng, là xe của Bác Hùng, thi thoảng bác vẫn đến nhà tôi chơi. Bác Hùng là bạn học của bố mẹ tôi thời cấp ba, sau lại là bạn học cùng trường với bố tôi thời đại học. Lúc ra trường bố tôi ở lại làm giảng viên, còn bác Hùng ra ngoài làm kinh tế, cuộc sống bon chen nơi thị thành Hà Nội trôi qua mau lắm, thoáng cái đã gần hai chục năm. Bác Hùng xuất thân vốn là một gia đình nghèo ở Hà Nội, nhưng biết vận dụng thời cơ nên chả mấy chốc đã xây dựng được một công ty lớn.
Ba năm trước trong lúc bố tôi đang trật vật xoay sở để trả nợ, hàng ngày sau mỗi giờ dạy học đều phải đến nhà bạn bè, nói khó để vay nóng tiền trả vào những chỗ hết hạn. Cuộc sống với bố tôi dường như đã lâm vào đường cùng quẫn, nếu không có tôi và em Sương làm niềm tin để bố gắng gượng và mẹ một lòng động viên, có lẽ bố đã tìm đến cái chết. Nhưng bạn bè ai vay được thì đã vay cả, không còn nơi nào để xoay sở, căn nhà ở quê cũng đã bán. Bố đã tính đến nước phải trốn nợ đi nơi khác thì đột nhiên bác Hùng xuất hiện. Bác bỏ tiền ra cho bố tôi vay để trả nợ, bác nói không lấy lãi nhưng bố tôi nhất định không chịu, cuối cùng bác Hùng đồng ý lấy bằng tiền lãi tiết kiệm gửi ngân hàng, bố tôi mới đồng ý. Nhưng khoản tiền trên hai tỷ đồng với lãi xuất bằng tiền tiết kiệm thì bố mẹ tôi cũng phải dành dụm, nai lưng hàng tháng mới đủ trả nợ. Dù sao chúng tôi vẫn phải cảm ơn bác ấy, vì khoản tiền của bác mà chúng tôi còn được đoàn tụ như bây giờ.
Tôi đang định vào chào bác Hùng một câu thì phía sau giọng cô Tâm Phương nhẹ nhàng gọi:
“Phong, cô có chuyện muốn nói với cháu!”
Tôi hơi lúng túng, gần đây tôi thường tránh đối diện trược tiếp với cô, tôi sợ cô sẽ ngăn cản chuyện tình cảm của hai chúng tôi. Tôi khẽ quay lại, đành cúi chào cô:
“Con chào cô!”
Cô bước vào trong nhà, tôi lặng lẽ dắt xe theo sau, trống ngực cứ đập liên hồi, chẳng khác nào chàng rể sắp ra mắt bố mẹ vợ lần đầu tiên.
Vào đến trong nhà, cô Tâm Phương vẫn vẻ mặt bình thản hàng ngày, tôi tạm yên tâm. Cô đi rót cho tôi một cốc nước, bảo tôi ngồi xuống ghế đối diên, vẻ mặt cô hơi buồn buồn kể:
“Phong à, cháu chơi với Bảo Nhi nhà cô đã hơn sáu năm chắc cháu cũng biết, Bảo Nhi không có bố…”
Tôi khựng người lại run run nói:
“Cháu…”
Thực tình là chuyện này tôi chưa bao giờ hỏi Bảo Nhi cả, không phải tôi vô tâm mà tôi không muốn thấy Bảo Nhi buồn. Tôi còn chưa nói ra được thành lời, cô Tâm Phương đã tiếp:
“Thực ra không ai là không có bố cả, nhưng bố của nó không xứng đáng là một người bố. Hắn ngoài chuyện rượu chè cờ bạc, đàn đúm gái gú thì chả làm được một việc gì, về nhà còn đánh đập vợ con. Năm Bảo Nhi hai tuổi, cô đã phải bồng nó bỏ trốn lên thành phố này để kiếm sống. Một thân phụ nữ yếu đuối phải vật lộn giữa cái thành phố bạc bẽo này, hàng ngày kiếm sống để nuôi con là vì lý do gì chắc cháu hiểu…?”
Tôi yên lặng cảm thương với nỗi lòng của cô, tôi cũng hiểu một phần lý do vì sao cô lại không thích tôi. Tôi khẽ thu cốc nước trong tay vào lòng, cảm thấy nó nặng trĩu.
“Cô biết cháu là người tốt.” Cô an ủi tôi: “Nhưng tốt không thì không đủ, cái xã hội bây giờ hạnh phúc được xây dựng lên bằng vật chất, bằng địa vị xã hội. Cô chỉ có một mình Bảo Nhi, cô không muốn cả đời nó giống cô, luẩn quẩn trong cái đường cùng của xã hội. Vì thế, cháu hãy tránh xa Bảo Nhi ra một chút!”
Lời nói của cô khiến tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng, như chuẩn bị rơi xuống đáy vực thẳm. Tôi có một chút tự ái, một chút tự ti, một phần mặc cảm và cả một tình yêu lớn với Bảo Nhi. Tôi lấy tất cả sự dũng cảm trong tim mình, cố gắng đứng dậy nói với cô:
“Con biết cô không thích gia đình con, nhưng con xin hứa với cô sẽ cố gắng để Bảo Nhi có một cuộc sống hạnh phúc! Xin cô hãy thương chúng con!”
Cô Tâm Phương có một chút xúc động, nghẹn ngào dừng lại một hồi lâu, cô nhìn tôi, rồi quay ra cửa sổ nói:
“Cô đã nói hết những gì cô cần nói với cháu, vì Bảo Nhi cô xin cháu hãy suy nghĩ! Cô đã lên kế hoạch sẵn cả rồi! Từ mai sẽ có con trai anh bạn cô đến đón Bảo Nhi đi học, cháu không cần phải đưa đón nó nữa.”
Tôi chết đứng ở đó, không khí như cô đặc đến khó thở, ngực tôi nghẹn lại. Tôi biết rõ nếu còn đứng ở đây có thể tôi sẽ khóc, tôi cần phải thể hiện với cô tôi là một người mạnh mẽ, tôi khẽ cúi đầu thưa:
“Con xin phép cô! Con về.”
Cô Tâm Phương không trả lời, tôi âm thầm bước ra ngoài cửa, chân như không dẫm xuống đến đất.
“Lát cô sẽ tự đi đón Bảo Nhi, cháu không cần đến đón nó đâu.” Cô nói với theo.
Tai tôi lúc này như đã ù đi, tôi không trả lời nổi, lặng lẽ dắt xe ra ngoài hè phố. Ánh đèn đang chiếu hắt xuống mặt đường in bóng cây hoàng lan của chúng tôi, tôi khẽ ngước mặt lên, giọt nước mắt khẽ rơi xuống.
Chát…
Kẹt… kẹt…
Cánh cổng sắt bên nhà mở ra, mẹ tiễn bác Hùng ra đến cổng, tôi vội gạt nước mắt cúi xuống giấu đi hai con mắt đỏ hoe.
“Cháu chào bác, con chào mẹ.” Tôi chào hai câu rồi vội dắt xe vào nhà.
Mẹ phát hiện ra tôi có điều gì lạ lạ bèn hỏi:
“Hôm nay con về muộn thế?”
“Hôm nay con có tiết học thêm.” Tôi dừng lại nói dối mẹ, rồi vội vã bỏ lên phòng.
“Hình như thằng bé có chuyện gì!” Bác Hùng nhắc mẹ.
Mẹ thoáng chút lo âu lại cười tươi tắn nói:
“Tuổi thanh niên chúng nó thế, cũng không có gì đáng lo cả.”
Bác Hùng nhìn mẹ, trước lúc lên xe khẽ quay lại nói:
“Hoàng Lan này, thứ sáu này là sinh nhật anh, anh tổ chức ở nhà hàng Dạ Lan, em nhớ đến nhé!”
Mẹ cười:
“Vâng em với nhà em sẽ đến!”
Bác Hùng có vẻ nghiêm trọng nói:
“Không, chỉ mình em đến thôi!”
Mẹ hơi ngạc nhiên hỏi lại:
“Sao lại một mình em!”
“Anh có chuyện riêng muốn nói với em!”
Mẹ hơi thắc mắc còn chưa kịp hỏi, bác Hùng đã lên xe lùi ra ngoài phố. Mẹ quay vào nhà, nhìn thấy túi thức ăn tôi quên trên giỏ xe chỉ khẽ lắc đầu cười.
Tối hôm đó tôi không xuống ăn cơm, chiếc điện thoại bên gối rung lên khe khẽ:
Tin nhắn của Bảo Nhi:
Mẹ đến đón em rồi, anh ăn cơm đi nhé!
Tôi lười nhác bỏ cái điện thoại rồi gục đầu vào gối.
Đêm ấy tôi không mang sách ra ngoài ban công đọc, nhìn qua cửa kính tôi biết Bảo Nhi đứng đó, tà áo bay trong gió ngát hương hoàng lan.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về cuộc trò chuyện với cô Tâm Phương ban chiều, nhìn những bức hình của Bảo Nhi trên bàn học, tôi đấu tranh tư tưởng và rồi cũng quyết định. Nắng có thể tắt ở cuối trời, mưa có thể rơi suốt mùa đông, tôi vẫn sẽ bước tới nơi cuối cùng của con đường hạnh phúc này.
Sáng sớm ánh nắng chan hòa soi trong tim tôi, tôi vội vã chuẩn bị mọi thứ, lòng tràn đầy nhiệt huyết tôi chào mẹ dắt xe ra đường.
Đỗ trước mặt tôi, bên dưới tán hoàng lan mọi ngày là một chiếc Jaguar F- Type hai chỗ ngồi mà tôi chỉ thấy trong mơ. Một bạch mã hoàng tử với bộ vest caro sang trọng đang đứng dựa bên mui xe chờ đợi, nhìn hắn tôi thấy tự ti vô cùng. Cửa nhà Bảo Nhi hé mở, cô ấy bước ra cùng mẹ. Vẻ mặt Bảo Nhi rõ ràng là không vui, cô ấy nhìn tôi có vẻ cầu cứu.
Không hiểu vì sao tôi lại cúi xuống, lặng im nổ máy chầm chậm bỏ đi trước. Liếc nhìn lại gương xe, tôi thấy Bảo Nhi tức giận đá cái lốp chiếc siêu xe hai ba cái rồi mới chịu lên xe.
Tôi không biết tôi đang nghĩ gì nữa, ngửa mặt lên hứng gió lạnh bình minh, cứ thế mà băng đi…
"Người giầu cũng khóc", là người ai chẳng có nỗi buồn!“Năm anh mười lăm tuổi mẹ anh mất! Anh theo ba về Việt Nam. Xung quanh anh luôn có một đống người, nhưng đến một người bạn chân thành cũng không có! Họ chơi với anh chỉ vì tiền, vì đàn đúm mà thôi!”
Bút danh Phong Nhi được ghép từ hai cái tên Phong+Nhi. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục lọt hố ở các chương tiếp theo. Mà không biết phải xưng hô với bạn ra sao nhỉ? Có gì bạn cứ chỉ bảo tận tình nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều."Người giầu cũng khóc", là người ai chẳng có nỗi buồn!
Truyện của bạn hay lắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng! Thấy nhân vật chính tên Phong, có phải là tên của phongnhi2183?