Hoàng Lan Trong Mưa - Cập nhật - Phong Nhi

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
View attachment 35293
Chương 10: Sống chung 1.1

Đêm Hà Nội không yên bình, ngoài đường là tiếng ồn ào của xe cộ, của dòng người vội vã, của những khói bụi đời và mưu toan sinh nhai. Tôi chỉ là một cơn gió bé nhỏ, dù có thổi qua ngàn con phố bay qua vạn cánh đồng thì cũng không thành bão được, nhưng dù mãi là cơn gió tôi cũng sẽ thổi mát cho Bảo Nhi.

Cánh cửa phòng hé mở. Bảo Nhi kéo cái va li màu hồng nhạt bước vào trong cánh cửa của cuộc đời tôi. Dù không muốn cô ấy và mẹ lại xảy ra mâu thuẫn, cũng không muốn nghe mọi người xì xào về cô ấy. Nhưng lúc này đúng là Bảo Nhi đang rất quyết tâm, tôi không để cô ấy lại thất vọng cả về tôi nữa. Dừng lại ở bậc cuối cầu thang tôi nhìn theo như muốn in sâu đậm hình ảnh đó vào trong tim mình.

Suy nghĩ còn đang bồng bềnh, Bảo Nhi đột nhiên quay lại nhăn mặt nhìn tôi, bàn tay nhỏ nhắn đã che ngang sống mũi dọc dừa yêu kiều.

“Sao vậy?” Tôi hoảng hốt hỏi.

“Toàn mùi ẩm mốc thôi! Anh chưa lau nhà đúng không?”

Tôi đảo mắt nghiêng đầu suy nghĩ một hồi, cuối cùng cũng nhớ ra từ hôm qua do tâm tư rối bời nên mới chỉ dọn qua căn phòng. Tôi đưa tay gãi đầu ái ngại nói:

“Đúng là anh chưa dọn thật!”

Bảo Nhi nghiêm túc, làm vẻ mặt ghê gớm, những lúc như vậy tôi mới thấy cô ấy thật là đanh đá hết cỡ.

“Anh còn đứng đó, không lo phụ em dọn dẹp nhà đi!” cô ấy phũ phàng quát tôi.

Hơi lơ ngơ, tôi vội hạ cánh tay sau gáy xuống cười gượng gạo:

“Anh dọn là được chứ gì? Em có cần nghiêm túc như vậy không?”

Tôi phi ngay vào nhà sau nụ cười trong veo của Bảo Nhi, thủ một chiếc chổi nhựa, tay ba tay bốn quét trần và tường nhà còn bám đầy mạng nhện với bụi đất. Nói gì thì nói việc này tôi vẫn quá ư là cẩu thả, bằng chứng là Bảo Nhi phải đi sau dọn dẹp lại tất cả. Thế mới thấy nam nhân như tôi dù có chăm chỉ đến đâu về cơ bản cẩn thận vẫn thua nữ giới.

“Mạng nhện bám đầy đầu em kìa!”

“Đâu… anh mau gỡ cho em!”

Tôi trêu thêm vào:

“Có cả một con nhện to nữa.”

Bảo Nhi hoảng quá lao đến ôm chặt lấy tôi, cô ấy la thất thanh đến hàng xóm cả khu trọ còn giật mình. Chỉ thiếu nước bên nhà cô ấy cửa kính nếu không đóng kín chắc cũng nghe rõ:

“Mau bắt cho em!”

“Ha ha ha!”

“Anh đểu nha!” Bảo Nhi đấm mạnh vào ngực tôi, hai má hồng che lấp cả ánh sáng.

“Không có!” Tôi phản đối.

“A Hèm!!!” Một anh phòng bên thấy chúng tôi ồn quá liền hắng giọng.

“Suỵt…” Tôi để tay lên môi cô ấy ra hiệu im lặng.

Bờ hôi anh đào hồng đỏ, ấm ấm và ướt át làm ngón tay trỏ của tôi nhũn ra, tôi ngẩn ngơ đứng lặng nhìn cô ấy như một sinh vật đẹp đẽ từ hành tinh khác vừa lạc đến trước mắt mình.

“Mình còn chưa lau nhà đó anh!” Cô ấy nhắc đầy trách nhiệm.

Tôi tỉnh mộng, cầm chiếc chổi trên tay cô ấy tự tin nói:

“Để anh phụ em lau nhà!”

Tôi tự tin cầm cái chổi chạy quanh nhà, chả mấy chốc đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hồi còn sống cùng ngoại tôi giỏi nhất là việc này, ngoại cũng luôn đánh giá cao năng lực của tôi.

Tôi trao trả cây chổi lau nhà tự hào nói:

“Em thấy anh xuất sắc không?”

“Anh lau như vậy làm sao mà sạch được!” Cô ấy phũ phàng ruồng bỏ công sức của tôi kìa.

Tôi nghiêm túc hỏi:

“Em chắc chắn lau sạch hơn anh không?”

“Cam đoan là hơn, anh đi lấy nước đi!” Cô ấy nói như ra lệnh.

“Cái này anh làm được!”

… Cuối cùng cuộc chiến dọn nhà cũng kết thúc tốt đẹp. Chiến binh dũng cảm Bảo Nhi được tuyên dương và tôi quyết định liên hoan một buổi lẩu vịt bên hồ Tây để ca tụng chiến công này.

Gió mang theo hơi lạnh thổi về từ phía mặt hồ cũng không làm giảm đi không khí ấm cúng trong quán lẩu đơn sơ bên đường. Không mái che, không biển áp phích nhấp nháy nhưng những quán lẩu vỉa hè với cái biển “Lẩu 145k” vẫn luôn luôn nhộn nhịp.

Tôi và Bảo Nhi ngồi chiếc bàn xa nhất sát với mặt hồ, từ nơi này có thể nhìn thấy hàng ngàn ngọn đèn chiếu sáng từ phía xa, những tia sáng lấp lánh ẩn hiện trên làn sóng nhấp nhô của hồ Tây trong đêm thật khiến lòng người ta xao xuyến. Hơi ấm từ nồi nước dùng xua tan cả mùa đông, hương thơm bay thành làn khói trong ánh sáng. Bảo Nhi có vẻ rất đói sau trận chiến dọn nhà, cô ấy ăn ngon lành khiến tôi có cảm giác như cô ấy thuộc về cuộc sống phong sương của tôi đã từ rất lâu.

Hơi nóng càng khiến hai má cô ấy thêm ửng hồng trong ánh đèn neon màu vàng cam chiếu xuống từ những ngọn đèn đường, Bảo Nhi chốc chốc lại cười tươi tắn nhìn tôi:

“Anh không ăn em ăn hết giờ!”

Tôi cười hồn nhiên, nhìn cô ấy ăn cũng đủ no rồi. Trên sắc mặt xinh tươi đã không còn vẻ lo lắng như lúc chập tối, tôi khẽ gợi chuyện:

“Bảo Nhi à!”

“Sao anh!” Cô ấy nghiêng mặt ra vẻ tò mò.

“Em bỏ nhà đi mẹ sẽ lo lắng lắm đấy!”

Vẻ mặt Bảo Nhi lập tức trở về với nỗi buồn nặng trĩu, tôi tự trách mình đã làm hỏng cuộc vui hiện tại, còn chưa biết phải khuyên nhủ cô ấy tiếp ra sao, Bảo Nhi đã nói:

“Mẹ không đồng ý em sẽ không về!”

“Dù sao cũng không được đâu! Em làm như vậy sẽ khiến chuyện của chúng ta càng thêm khó khăn thôi!”

“Anh không cho em ở cùng thì em sẽ thuê phòng riêng ở ngoài! Nhất định em không về!” Bảo Nhi cương quyết.

“Thôi được rồi, ở thì ở, anh đâu có nói không cho em ở! Ăn thêm chút nữa đi, ăn nhiều một chút…”

Bảo Nhi thật là dễ vui, cô ấy liền cười ngay. Bẩy năm nay niềm vui của chúng tôi vẫn rất đơn giản. Người ta vui vì có cuộc sống sung túc nhà lầu xe hơi, vui vì thăng quan phát tài, còn chúng tôi có nhau đã là niềm vui lớn nhất rồi.

Sau buổi “liên hoan” tôi đưa Bảo Nhi đi xuống Lăng Bác xem lễ hạ cờ(1).

Những thảm cỏ xanh mượt được ánh đèn công suất cao chiếu sáng rõ như ban ngày, sinh động đến từng cọng lá. Cũng sắp tới thời điểm làm lễ hạ cờ, dưới cái lạnh của gió đông đứng bên cạnh hai chúng tôi có vài đôi trai gái đang ôm nhau rất lãng mạn. Tôi thấy mình cũng nên lãng mạn một chút. Đứng phía sau lưng, vòng tay qua cổ tôi giữ cô ấy trong lòng rất chặt, ghé miệng sát vành tai thì thầm:

“Cho anh ôm một lúc nha! Lạnh quá!” Tôi lấp liếm.

Cô ấy huých nhẹ khửu tay vào ngực tôi chỉ cười không nói. Còn tôi, tôi thấy mãn nguyện lắm, ngước lên nhìn trời đêm cao vời vợi thầm nghĩ “giá cứ là mùa đông mãi như thế này”.

Lễ hạ cờ nhanh chóng kết thúc, trên sân rộng mọi người cũng bắt đầu ra về, Bảo Nhi cũng hơi run, có lẽ cô ấy lạnh vì chỉ khoác chiếc áo gió mỏng. Tôi cới chiếc áo da bên ngoài khoác lên vai cô ấy thủ thi:

“Mình đi dạo một chút rồi về thôi em!”

Bảo Nhi không trả lời, hai má hồng hồng khẽ gật đầu.

Lượn vài vòng rồi mới trở về phòng trọ, nhìn qua cửa sổ thấy nhà Bảo Nhi cũng tắt đèn, chắc cô Tâm Phương đã đi ngủ. Tôi giục Bảo Nhi gọi điện về nhưng cô ấy không chịu mở máy, tôi đành bắt cô ấy lấy máy tính của tôi nhắn facebook cho mẹ.

Căn phòng dần dần bao trùm không khí căng thẳng, tôi giả vờ đọc mấy cuốn tài liệu bên bàn học, liếc sang vài lần vẫn thấy Bảo Nhi ngồi bên chiếc Laptop, hình như cô ấy cũng không làm gì ngoài việc nhìn vào màn hình. Định nói nhưng lại không biết nói gì tôi đành quay về với quyển sách, thực sự là tôi không có tâm trạng để đọc bất cứ thứ gì lúc này.

“Bảo Nhi này, muộn rồi anh nghĩ chúng ta nên đi ngủ…” Tôi định nói mai phải đi học nữa nhưng thấy có vẻ hơi thừa nên dừng lại.

“Em cũng nghĩ vậy… nhưng mà em chưa tắm…!” Cô ấy ấp úng.

“Có bình siêu tốc đấy! Để anh đun nước cho em!”

Mặt tôi đỏ gay gắt, vội quay đi hứng một bình nước. Bảo Nhi lục lọi va li quần áo tìm đồ của cô ấy hồi lâu, mặt ngốc nghếch quay lại nói:

“Chết rồi em quên mang đồ ngủ!”

Tôi không nhận ra sự khác biệt lắm, con trai phong trần như tôi thì mặc đồ gì ngủ mà chẳng được. Vặn vẹo trong đầu một hồi cũng nhớ ra Bảo Nhi chỉ mang theo mấy bộ đồ hiệu thường mặc, mà những món đồ này vốn không thể mặc đi ngủ được.

“Hay em mặc tạm đồ của anh vậy!”

“Rộng lắm em sợ không vừa!”

“Chỉ là mặc đi ngủ thôi mà!” Tôi trả lời hồn nhiên.

Bảo Nhi không thắc mắc nữa, cô ấy cầm chiếc áo sơ mi bằng vải thô kẻ ka rô vào phòng tắm, tôi trở về bên chiếc máy tính tranh thủ làm vài việc vì lúc nãy bị cô ấy chiếm dụng.

Đánh xong một chương đề cương cho đề tài lịch sử của mình, liếc nhìn đồng hồ cũng đã gần ba mươi phút mà Bảo Nhi vẫn chưa tắm xong. Gióng tai nghe cũng không có tiếng nước chảy, tôi băn khoăn gọi:

“Bảo Nhi, em tắm lâu thế!”

Trong nhà tắm vẫn không có chút động tĩnh, Bảo Nhi cũng không trả lời làm tôi bất giác lo lắng, tôi gõ cửa gọi liên tiếp:

“Bảo Nhi! Bảo Nhi…!"

“Được rồi… em ra bây giờ!”

Cô ấy trả lời làm tôi thở phù, thấy mình rõ là ngốc nghếch, đang toan trở về cất cái máy tính chuẩn bị đi ngủ thì cô ấy bước ra với dáng vẻ vừa ngộ vừa mắc cười.

“Ha ha!” Tôi bật cười rõ là vô duyên.

Bảo Nhi lườm tôi liền chui tụt vào nhà tắm đóng chặt cửa lại nói vọng ra:

“Đã nói là rất rộng không vừa mà!”

“Thôi được rồi, không sao hết. Anh còn tưởng là có chuyện gì nữa, em trốn trong đó là vì cái áo à? Ha ha!”

“Anh còn cười…”

“Không cười nữa, em ra đi!” Tôi nín thở nhịn cười.

Bảo Nhi hé cửa bước ra, tôi còn sợ mình không nhịn được cười nhưng ám muội mà nói cô ấy thật quyến rũ.

“Còn nhìn nữa!” Cô ấy phồng má.

Tôi cười trừ xóa bỏ tạp niệm trong đầu đi chuẩn bị một chỗ tươm tất dưới đất ngả lưng ngủ. Bảo Nhi có vẻ áy náy cô ấy thu chiếc chăn vào lòng nhỏ nhẹ nói:

“Anh lên giường ngủ đi, dưới đó nhiều muỗi lắm!”

Tôi nhìn quanh suy nghĩ một lát thấy cô ấy cũng có lý, liền trèo lên nằm ở sát mép giường. Lúc này là mười một giờ ba mươi, tôi nhắm mắt chìm vào giấc ngủ…

Đây có lẽ là ngày duy nhất yên bình giữa hai chúng tôi.

… Sáu giờ ba mươi phút sáng, chuông điện thoại báo thức kêu inh ỏi. Tôi cựa cựa trong cái chăn ấm áp còn chưa muốn dậy. Tay đặt lên thứ gì đó rất “mềm mại”.

A… A… a…

Bảo Nhi hét lớn khiến tôi tỉnh ngủ hoàn toàn, giật mình mặt đỏ như gấc tôi vội thu tay lại, nhìn cái vẻ mặt phụng phịu của cô ấy tôi cương quyết trấn áp.

“Tối qua em cũng sờ bụng anh mà!”

Cô ấy lườm tôi quát:

“Em được nhưng mà anh không được!”

“Còn có chuyện vô lý như vậy sao?” Tôi cằn nhằn.

Đó mới chỉ là những chuyện “cãi vã” nho nhỏ. Chân lý đầu tiên tôi nhận ra khi Bảo Nhi ở cùng là con trai nên “kiên nhẫn khi chờ đợi”.

Bảy giờ kém mười lăm tôi dắt xe ra cổng chờ Bảo Nhi. Một chiếc xe đi qua… chiếc xe của bạn sinh viên cuối cùng trong khu trọ cũng đi qua. Vẫn không thấy cô ấy xuống, cúi nhìn đồng hồ đã bảy giờ mười lăm phút, Tôi hết kiên nhẫn gọi lên:

“Bảo Nhi, em xong chưa muộn rồi đấy!”

“Em xong rồi, chờ em một tí!”

Một tí của cô ấy cũng năm phút, tôi thực sự muốn mắng quá nhưng nhìn cô ấy cười tươi lại không nỡ:

“Mai chúng ta đặt chuông sáu giờ nhé!”

“Vâng!” Cô ấy hấp tấp ngồi lên xe.



Tôi đến lớp muộn mười lăm phút. Phương Thảo đang ngồi ở bàn cuối, tôi cúi đầu xin lỗi thầy giáo rồi ngồi lại gần chỗ cô ấy. Hình như mỗi lần tôi vào muộn Phương Thảo đều ngồi ở chỗ ấy, ánh mắt cô ấy nhìn tôi đầy hoài niệm nhưng tuyệt nhiên không bao giờ hỏi lý do. Tôi mỉm cười đáp trả, Phương Thảo cũng cười ngồi xích sang một bên nhường chỗ cho tôi, cô ấy thủ thỉ:

“Phòng trọ mới thế nào? Có ổn không?”

Tôi nghĩ đến việc Bảo Nhi tối qua hì hục dọn phòng cười tự nhiên trả lời:

“Ổn! Mà sao em biết anh thuê phòng ngoài này?”

“Hôm qua em gọi cho mẹ!” Phương Thảo trả lời gọn lỏn.

“Mẹ? Em nói như là mẹ em ấy?” Tôi lạnh mặt nhìn cô ấy.

Phương Thảo không vui nhưng cũng chỉ thoáng qua một giây đã cười trở lại:

“Thì sao chứ! À, mà anh ở chỗ nào vậy?”

Tôi hếch mũi cười sung sướng đổ một gáo nước lạnh:

“Còn lâu mới nói!”

“Chả cần hỏi em cũng có cách tự tìm.” Cô ấy bật lại tôi cười thỏa mãn.

Cảm giác thất bại này dù đã quen thuộc từ hồi còn nhỏ nhưng nó vẫn khiên tôi ấm ức vô cùng. Tôi bực dọc lật mạnh từng trang sách một lấy bút ra chép bài.


***

Mặt trời treo trên những mái nhà phía Tây, tôi vừa học xong tiết cuối. Khoa Bảo Nhi về trước, cô ấy nhắn tin sẽ chuẩn bị bữa tối. Tôi hí hửng lấy xe ra về. Con đường bị nắng chiều phân khúc thành nhiều đoạn. Hoàng Nam cùng chiếc Jaguar đỗ trên vỉa hè, ánh mắt anh ta nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống thật không giống với cái vẻ bảnh bao hàng ngày. Tôi cũng đoán được là anh ta đã biết chuyện Bảo Nhi bỏ nhà đi, thể nào trong đầu cũng nghĩ ra đủ thứ chuyện về tôi.

Không đợi anh ta đi về phía mình tôi dắt xe thẳng đến trước mặt, cũng muốn chào xã giao với anh ta một cái, nhưng nhìn cái vẻ mặt như muốn giết người của anh ta tôi lại bực mình chẳng thèm nói gì, cứ thế mà dắt xe qua.

“Chúng ta nói chuyện được không?” Anh ta cuối cùng cũng chịu mở lời.

Tôi dừng lại quay sang hỏi:

“Anh muốn nói chuyện gì?"
“Cậu đi theo tôi!”

Vẻ mặt lạnh lùng như ra lệnh, anh ta ngồi lên chiếc Jaguar nổ máy đi trước. Tuy không có cảm tình với thái độ vừa rồi, nhưng cũng không muốn lại có người hiểu nhầm về Bảo Nhi tôi quyết định theo sau.

***

Chiều Tây Hồ hoàng hôn cũng dần buông xuống, ánh đèn neon mờ nhạt trong bóng chiều chưa tắt hẳn. Hoàng Nam đứng bên lan can bờ hồ đôi mắt nhìn vô định ra ngoài biển nước, rõ ràng cái bản mặt méo mó không phù hợp với vẻ điển trai của anh ta tí nào. Tôi đoán trong đầu anh ta hẳn là đang suy nghĩ nhiều điều đen tối. Khoác chiếc cặp da lên ghi đông xe, tôi bước lại gần định bụng sẽ mắng cho anh ta một trận.

Thấy tôi xuống xe Hoàng Nam đã lầm lũi tiến thẳng đến phía tôi. Anh ta định làm gì?

Bốp…

Tôi còn chưa nghĩ xong đã bị anh ta cho ngay nắm đấm vào một bên mặt đến mức choáng váng lùi lại mấy bước:

“Cậu đã làm gì với Bảo Nhi?”

Tôi còn chưa hết đau nhưng nghe câu nói này của anh ta khiến tôi cảm thấy tự ái đến mức cùng cực, anh ta tự cho mình cái quyền gì mà dám hỏi tôi như vậy? Coi thường tôi thì được chứ nghĩ sai về Bảo Nhi là không xong.

“Tôi sẽ dạy cho cậu một bài học!” Anh ta vừa nói vừa lao đến bồi thêm tôi một cú nữa.

Nghĩ là tôi dễ chơi lắm sao? Tôi lùi một bước tay phải đã bắt lấy nắm đấm của anh ta xoay một phần ba vòng, mượn lực của cú đấm đồng thời xoay người quật anh ta xuống đất một cú trời giáng.

Bịch…

Hoàng Nam vẫn còn chưa hết nhăn nhó tay trái tôi đã nắm sẵn một nắm đấm trước mặt lớn tiếng quát:

“Anh còn dám nói như vậy về Bảo Nhi, tôi sẽ đấm vỡ cái khuôn mặt bảnh bao của anh!”

Anh ta thở hổn hển quay mặt đi khinh nhờn nói:

“Cậu ngon lắm…”

Thấy bộ đồ hiệu của anh ta đã lau nền cho vỉa hè Tây Hồ tôi bất giác cũng nảy sinh chút áy náy bỏ cánh tay đang khóa chặt của anh ta ra. Hoàng Nam vùng dậy bóp cổ tay đang đau quay nhìn tôi hỏi:

“Cậu học Taekwondo à?”

“Một chút tự vệ thôi!” Tôi trả lời qua quýt rồi bỏ đi về phía xe máy của mình.

“Cậu đưa Bảo Nhi về nhà đi! Mẹ cô ấy đang rất lo lắng!” Hoàng Nam nói với theo.

“Bảo Nhi không muốn về! Tôi tự biết phải làm gì?” Tôi trả lời giọng nửa tức tối.

Khẽ lau vệt máu trên miệng sau cú đấm của Hoàng Nam tôi khoác chiếc cặp trèo lên xe.

“Này, tôi còn chưa nói chuyện xong với cậu!”

“Để khi khác đi! Bảo Nhi đang nấu cơm chờ tôi ở nhà!”

Tôi trả lời rồi phóng vụt xe men theo bờ hồ về. Nhìn qua gương vẫn còn thấy hắn có vẻ tức tối lắm.

***
Về đến phòng trọ, thấy ánh đèn sáng hắt ra từ ô thoáng, lòng tôi cảm giác nhẹ bỗng quên hết những chuyện vừa xảy ra. Mở cửa phòng đã thấy Bảo Nhi đang ngồi bên máy tính tươi tắn nhìn tôi cười.

“Em đang làm gì vậy?” Tôi liếc mắt gửi cô ấy một niềm yêu thương hỏi.

“Em đang chơi game!” Cô ấy cười đáp lời tôi rất hồn nhiên.

Nhìn sang chiếc bếp ga mi ni vẫn đang cháy, tôi trêu:

“Vừa chơi game vừa nấu được cơm, em giỏi thật nha! Mà hình như anh thấy mùi gì đó khét khét.”

Bảo Nhi giật mình nhớ ra la toáng lên:

“Chết rồi thịt kho của em!”

Tôi mỉm cười ngó sang chiếc máy tính. Một bên là trang web hướng dẫn nấu món thịt kho. Hẳn là Bảo Nhi đã nghiên cứu kỳ công lắm. Bên cạnh là cái tap Võ lâm truyền kỳ 3D… và char loli của tôi vừa nằm chết queo giữa đội mười người. Tôi lắc đầu ngán ngẩm nhìn sang chiếc điện thoại của mình đang rung chuông:

“Mày chơi kiểu gì đấy Phong?” Giọng thằng Khánh hỏi đểu trong điện thoại: “Mày hành team cả tiếng rồi đấy!...”

Tôi nhìn sang Bảo Nhi đang loay hoay với nồi thịt cháy chỉ biết cười, gượng gạo trả lời thằng Khánh:

“Tao đã bảo tao bận không chơi được. Mày tuyển người khác đi nhé!” Tôi cương quyết tắt điện thoại. Tắt luôn cái tap võ lâm đi rồi chợt tự cười mình về việc Bảo Nhi đoán ra mật khẩu để vào game.

Bảo Nhi bưng nồi thịt kho đã cháy mất phân nửa ra phụng phịu nói:

“Công sức nửa buổi chiều của em!”

“Không sao anh có mua thêm thức ăn về!” Tôi an ủi.

Còn đang hí hửng dọn cơm thì… mặt tôi đã thộn ra bởi cái nồi cơm nát như cháo. Bất giác lại nhớ đến mỗi khi em Sương nấu cơm thường dùng ngón tay đo nước, tôi bật cười làm Bảo Nhi ngại đỏ hết mặt.

“Thôi được rồi, anh xin lỗi! Để anh chỉ em nấu nha!” Tôi nhìn cô ấy an ủi.

“Vâng!” Bảo Nhi ngoan ngoãn theo sau tôi.

Tôi cũng khá bất ngờ về chuyện này, thực lòng không nghĩ là cô ấy chưa phải nấu cơm bao giờ. Tôi quyết định dùng bài đo nước bằng ngón tay của em Sương truyền lại cho Bảo Nhi mà chưa xin phép “bản quyền” với nó.

Nhớ lại chuyện buổi sáng, sau bữa ăn tôi cùng Bảo Nhi đi chọn mua một bộ chăn gối mới. Mùa đông thế này mỗi đứa một cái chăn mới tránh được mấy cảnh “không may” xảy ra như sáng sớm hôm nay.

Một lần nữa tôi phải nhường nhịn Bảo Nhi khi chọn chăn gối màu hồng. Trời đất ơi! Tôi là nam nhi đại trượng phu đấy, không lẽ tối nào cũng gối đầu bằng cái gối màu hồng sao? Vậy mà tôi cũng chỉ gắng gượng mỉm cười.

“Cô ơi bao nhiêu tiền cháu gửi?” Tôi hỏi cô bán chăn gối.

“Đưa ví cho em nào!” Bảo Nhi chìa bàn tay nhỏ bé ra.

Tôi ngoan ngoãn giao nộp.

“Anh có nhiều tiền thật đấy, em tịch thu!” Cô ấy tuyên bố.

Ngay cả cô bán chăn cũng mỉm cười nghiêng về phe Bảo Nhi. Tôi còn chưa nói được gì cô ấy đã chìa cái thẻ ATM ra hỏi tiếp:

“Trong thẻ còn tiền không anh?”

“Còn em!” Tôi khai báo thành khẩn.

“Em tịch thu nốt!” Cô ấy xanh rờn: “Cho anh năm trăm ngàn tiêu vặt, hết em lại đưa?”

Tôi nhăn mày kêu ca:

“Chẳng nhẽ các bà vợ trên đời đều chằng lửa như vậy sao?”

Đáp lại lời tôi chỉ là tiếng cười khúc khích của Bảo Nhi.

Cả buổi đi mua những thứ lặt vặt có lẽ tôi hài lòng nhất là hai cái cốc, một cái hình con chó và một cái hình con mèo. Tôi toan tính là mình sẽ lấy cái hình con chó để dọa con mèo con của mình nhưng cuối cùng cũng chưng hửng nốt. Tôi bị ép buộc dùng cái cốc hình con mèo. Nhưng mà không sao tôi rất ma lanh từ giờ tôi sẽ gọi cô ấy là Chuột.



“Chuột! Em chiếm dụng nhà tắm ba mươi phút rồi đấy…”
(1) Ở Lăng Bác 9 giờ tối hàng đêm đều có lễ hạ cờ.
Xin phép Tag: suongthuytinh Tử Ngọc Lan chuyencuangan An Di. Cừu Xanh Thanhkhe konny gumiho_lanh_lung nhilunkg01 Hàng về nè!

Bờ hôi anh đào hồng đỏ, ấm ấm và ướt át làm ngón tay trỏ của tôi nhũn ra, tôi ngẩn ngơ đứng lặng nhìn cô ấy như một sinh vật đẹp đẽ từ hành tinh khác vừa lạc đến trước mắt mình.

Cô ấy huých nhẹ khửu tay vào ngực tôi chỉ cười không nói.
2onion18
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
hl2.jpg



Chương 17: Hiểu lầm

Mái tóc buộc lệch một bên, tóc thề chờm xuống khóe mắt đen láy, ẩn sâu trong đôi mắt ấy là một nỗi buồn khó diễn tả. Sương đưa ánh mắt giận hờn nhìn mẹ thắc mắc:

“Sao mẹ lại nói dối anh! Là chị Thảo nhờ mẹ làm chuyện này phải không? Con bắt đầu thấy ghét chị ấy rồi!”

Bà Hoàng Lan giữ vẻ điềm tĩnh chuẩn bị cho bữa cơm trưa như thường lệ, chỉ khẽ thở dài giải thích:

“Con còn nhỏ chưa hiểu chuyện, sau này khi lớn lên, lập gia đình và sinh con, khi đó con sẽ hiểu việc mẹ làm hôm nay là đúng.”

Sương dường như không thỏa mãn với lời giải thích của mẹ, với cô bé thế giới có vẻ đơn giản hơn nhiều. Chuyện mẹ giả ốm để bắt anh Phong trở về nhà là một việc mờ ám. Ngày trước Sương cũng rất quý chị Thảo bởi lẽ mỗi lần tới nhà Thảo đều lấy lòng cô em gái này bằng những món quà xinh xắn. Nhưng bây giờ cô đã mười ba tuổi, cái tuổi bắt đầu cảm nhận được đúng sai. Những ngày ngắn ngủi làm hàng xóm với chị Bảo Nhi đã nảy sinh tình cảm quý mến và gắn bó của cô với chị. Cô không hiểu vì sao mẹ không thích chị Bảo Nhi, nhưng cô biết chắc một điều: Với anh Phong của cô chị ấy là người quan trọng nhất.

Hai bên má trắng ngần phồng lên nhưng vẫn không dám cãi lại lời mẹ. Bà Hoàng Lan nhìn con gái nghiêm nghị:

“Con nhớ những gì mẹ dặn chưa?”

“Con mặc kệ, con không giúp mẹ đâu.” Cô bé ngúng nguẩy bỏ về phòng của mình.


***


Trên mặt Tây Hồ những đợt sóng cồn cào mang theo hơi lạnh thổi về bờ. Đứng bên rào chắn an toàn kẻ vàng đỏ, ngăn cách với mặt nước bởi hai sợi xích lớn cũng sơn màu tương tự. Bảo Nhi bỏ mặc mái tóc ánh vàng bay trong nắng, chiếc khăn thổ cẩm giản dị quấn quanh cổ, phần đuôi khăn theo gió tung bay mơn trớn lên má cô.

Một lớp phấn trang điểm nhẹ trên mặt không che hết làn da có phần nhợt nhạt. Hai bàn tay thon nhỏ nắm hờ lên sợi xích ngăn cách với mặt hồ. Nhìn ra giữa hồ nước còn thẩn thơ vài làn sương đang buông nhạt, quá khứ lại tràn về nguyên vẹn trong cô…

Hình ảnh Phong đứng dựa lưng vào hàng rào chắn, giọng nói như đã in vào trong hơi gió:

“Nhắm mắt lại, anh có quà sinh nhật cho em!”

Cô chầm chậm nhắm mắt lại để cho làn gió nô đùa bay mái tóc, quẩn quanh e ấp bờ vai gầy rồi ôm ấp lấy cổ cô.

Món quà của anh quen thuộc đến mức cô đã đoán trước được nó là gì nhưng điều ấy chỉ càng khiến cô thêm phần hạnh phúc.

Phong sợ nhất là lạnh và người anh luôn nghĩ đến đầu tiên là cô, anh muốn cô luôn ấm áp…

Đôi mắt vừa mở ra những giọt lệ đã lăn tràn khóe mi.

Ở trong thực tại, cách đó không xa Hoàng Nam đứng tựa vào cột sắt bên bờ hồ. Đôi mắt nửa nhìn ra phía mặt nước đang lay động, nửa theo dõi từng biểu cảm thay đổi trên khuôn mặt của cô gái đứng phía đối diện.

Hơn ai hết tâm tư của hắn lúc này cũng đang xáo trộn. Làn khói trắng đục bốc lên từ điếu thuốc lá trên tay bay chờm qua khuôn mặt, lẫn vào mái tóc bạch kim, tan biến trong không khí. Làn khói vô định như chính cảm xúc của hắn lúc này, mặc dù Bảo Nhi đang đứng trước mặt hắn đau khổ đến cùng cực nhưng hắn lại chẳng biết phải khuyên giải cô như thế nào.

Hôm qua khi đón Bảo Nhi trở về trong lòng hắn tràn trề bao nhiêu hy vọng thì giờ nhìn hình ảnh cô gái này đang dần kiệt quệ vì trái tim tan vỡ lại khiến hắn cảm thấy hắn thất bại bấy nhiêu.

Đứng đó hồi lâu, điếu thuốc lá trên tay đã cháy sém lên cả đầu lọc làm tay hắn thiếu chút bị bỏng. Hoàng Nam bừng tỉnh, buông điếu thuốc rơi xuống vỉa hè. Nhìn ra phía mặt nước hít một hơi sâu, anh bước tới gần Bảo Nhi nhắc:

“Muộn rồi, chúng ta đến bệnh viện khám cho kịp giờ.”

“Vâng!” Bảo Nhi khẽ gạt nước mắt trở về với thực tại cay đắng.

Ngồi trên xe, Bảo Nhi dựa mình vào kính chắn gió lặng im trong tuyệt vọng…

***

Lướt xe vội vã qua những cánh đồng úa vàng rạ lúa, lòng tôi ngổn ngang. Hôm nay gọi điện cho Bảo Nhi mấy lần cô ấy đều không nghe máy. Có khi nào những điều Bảo Nhi viết trong thư sẽ thành sự thật…tôi lắc đầu cố vứt bỏ những ý nghĩ đó ra ngoài.

Thời gian gần đây mẹ mắc chứng đau nửa đầu và mệt mỏi, nhiều lần tôi muốn đưa mẹ đi khám nhưng bà cương quyết không chịu đi. Giọng em Sương sáng nay có vẻ lo lắng hẳn là mẹ ốm không nhẹ. Ruột gan tôi cứ nôn nao nên cũng chẳng biết mình đi mất bao lâu.

Mái nhà nhỏ nhắn giữa vùng quê quen thuộc hiện ra trước mắt tôi. Mỗi lần nhìn thấy nó tôi lại thương mẹ, vì ba bố con tôi mà mẹ đã phải chịu bao năm cực khổ lo toan.

Lấy chìa khóa tự mở cổng, tôi cảm giác có điều gì đó là lạ. Hôm nay em Sương không hồ hởi ra đón tôi như mọi khi, nó ngồi trầm tư ôm quyển sách trên chiếc đu bố làm cho nó dưới gốc cây nhãn già.

“Anh về rồi à!” Nó chào tôi đạm buồn.

“Mẹ sao rồi em?” Tôi vội hỏi.

“Mẹ đang trong phòng.” Nó rầu rĩ trả lời tôi rồi quay lại bâng quơ lật giở mấy trang sách.

Nhìn vẻ mặt nó đúng là có chuyện, hẳn là hôm qua ở trường lại cãi nhau với bạn hoặc vừa bị mẹ mắng cho một trận cũng nên. Tôi thấy thương định qua an ủi nó nhưng chợt nhớ đến mẹ đành vội trở vào nhà trước.

Hương thì là bay ra từ bếp còn đậm vị. Tôi cười thầm, hôm nay em Sương bé bỏng lại biết nấu món canh cá hấp dẫn như vậy.

Bỏ chiếc cặp da bên ngoài, tôi gõ cửa phòng mẹ hỏi vào:

“Mẹ thấy thế nào rồi? Hay để con đưa mẹ đi khám xem sao?”

“Con về rồi à! Vào đi.” Giọng mẹ mừng rỡ.

Tôi mở cửa bước vào trong ánh mắt soi xét của mẹ:

“Con gầy đi rồi đấy!”

Tôi cười gượng gạo:

“Mẹ vẫn bảo, con trai phải có chút phong trần đó sao.”

Thấy mẹ muốn ngồi dậy, tôi vội lại gần đỡ rồi lấy chiếc gối kê ở đầu giường.

“Trưa bố có về ăn cơm không hả mẹ?” Món canh cá thúc giục trong đầu tôi.

“Không! Bố con hôm nay dạy cả buổi chiều. Hai đứa dọn cơm đi, mẹ mệt không muốn ăn.”

“Vâng, chiều con đưa mẹ đi khám xem sao.”

“Mẹ nói không cần rồi, người già như thời tiết thôi mà.”

Tôi cười:

“Mẹ còn trẻ lắm! Chưa già chút nào.”

Quay ra sắn tay áo cùng em Sương dọn cơm. Nồi canh cá vẫn còn ấm và đậm đà hương vị, tôi nựng cái má căng tròn của nó khen:

“Hôm nay Su nấu canh đấy à? Em thật là Hảo Hảo nha!”

“Em…” Nó ngập ngừng nhìn về phía phòng mẹ, nghiêm trọng hỏi tôi: “Có phải anh với chị Bảo Nhi giận nhau không?”

“Ai nói với em như vậy?” Tôi băn khoăn hỏi lại.

“Em nghe mẹ nói chuyện điện thoại với chị Thảo.”

Tôi sầu thảm giải thích với nó:

“Không sao đâu, mai kia anh chị lại làm lành thôi”

“Em thích chị ấy hơn.” Nó thủ thỉ nói với tôi như sợ mẹ nghe thấy.

Hai anh em ngồi lặng im từ đó đến hết bữa ăn…


***


Tiếng còi tàu ngân dài từng hồi từ phía xa. Bảo Nhi dừng chân bên ngoài cổng viện, phía trước mặt cô người cảnh báo an toàn đường sắt đang kéo rào chắn chặn ngang con đường tạm thời để tàu chuẩn bị về ga. Một thanh âm quen thuộc của Hà Nội khiến cô hồi tưởng về quá khứ…

Leng keng… leng keng…

Tiếng còi cảnh báo reo nên đều đặn ngay ở cái ngã tư giao cắt với đường sắt gần trường cấp ba mỗi giờ tan học. Một cô bé tóc vàng vẫn tranh thủ đẩy xe vượt qua đường tàu trước khi chú công nhân đường sắt kịp đóng kín tấm chắn cảnh giới an toàn. Đi phía sau cô là một chàng trai cao lớn, mặc dù với sức vóc của cậu không khó khăn để vượt lên trước khi rào chắn đóng kín nhưng cậu vẫn đi phía sau cô gái. Một tay dắt xe đạp của mình, một tay nắm gác ba ga xe của Bảo Nhi. Phong đi sau bởi cậu biết nếu không có cậu phía sau cô bé này sẽ lo lắng.

Tiếng còi tàu hú dài từng đợt, dù nó còn ở rất xa nhưng vẫn khiến những người nhát gan không dám vượt ẩu qua đường. Bảo Nhi là cô bé yếu đuối nhưng nếu có Phong bên cạnh mình thì cô chẳng còn lo sợ tiếng còi tàu nữa.

Chú công nhân mặc áo kẻ xanh vàng đã quen thuộc với việc vượt rào của đôi cô cậu này chỉ mắng mỏ một câu rồi cho qua…

Trong đoàn người chen chúc trước mặt Bảo Nhi hôm nay, có hai cô cậu học sinh trung học. Giống như Phong của cô, cậu ấy cũng đứng ở phía sau giữ gác ba ga xe đạp điện của bạn gái luôn miệng nhắc nhở:

“Chờ cho mọi người qua hết rồi em hãy đi.”

Hình ảnh của ngày xưa vô thức lại tràn về khiến mắt Bảo Nhi nhòa lệ. Hình ảnh Phong với nụ cười bình yên như ánh nắng càng khiến trái tim cô như đang thắt lại. Nếu cuộc đời mỗi chúng ta là một chuyến tàu thì tại sao lại bắt cô dừng ở một ga quá ngắn để cô không thể theo anh suốt chuyến hành trình dài mà mỗi ngày cô đều mơ ước đến nó.

Bảo Nhi thất thần nhìn đoàn tàu lao vùn vụt trên đường ray băng qua trước mặt mình. Tiếng thổn thức còn mãi đến khi những thanh âm của những người đi qua đường đã trở về yên ả.

Hoàng Nam đã đến phía sau tự lúc nào, thần thái hắn cũng mặc nhiên thê thảm. Hắn vốn rất sợ khi nhìn thấy con gái khóc, mà đặc biệt là khi cô gái này khóc càng khiến suy nghĩ trong đầu hắn rồi bời không biết phải xử lý ra sao.

Đứng chờ đã hồi lâu, Hoàng Nam cố lấy bình tĩnh lại gần, vờ như không biết chuyện đang xảy ra nói:

“Phòng chuẩn đoán thông báo là chiều mới có kết quả xét nghiệm. Anh đã bảo họ báo kết quả về gia đình cho tiện. Giờ cũng muộn rồi chúng đa đi ăn chút gì đó, chiều anh đưa em đi dạo quanh Hà Nội một vòng cho bớt căng thẳng nhé?”

“Vâng!” Bảo Nhi cố nén cảm xúc, hướng về phía nhà chờ đỗ xe lặng lẽ bước đi.

Hoàng Nam dành thở dài quay đi lấy xe.


***


Hoàng hôn thả tấm áo mỏng manh xuống cánh đồng quê.

Tôi ngồi một mình bên sườn đê, buồn bã vặt những ngọn cỏ may thả xuống mương nước. Nhìn về phía chân trời xa chỉ còn một mảng mây màu lam nhạt đứng lặng ở cuối trời, nơi đó giữa Hà Nội phồn hoa không biết Bảo Nhi của tôi đang làm gì? Cô ấy có nhớ đến tôi không?

Tôi chưa bao giờ hết hy vọng, ngay cả những lúc cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhất tôi vẫn mạnh mẽ đứng lên để thực hiện những hoài bão của mình. Nhưng giờ đây tôi đang vô vọng, không thể định hình được trong tương lai sắp tới mình sẽ sống như thế nào. Tôi thấy mình cũng giống như những bông cỏ may đang lênh đênh trôi giữa dòng nước kia.

Tôi thở dài trườn người nằm trên bãi cỏ xanh mát, ngước mắt nhìn những mảng ánh sáng đang tắt dần trước mắt mình. Phải chăng nếu không có tôi Bảo Nhi sẽ có một cuộc sống an nhiên tự tại bên Hoàng Nam, sẽ không còn những chiều vui vẻ rong chơi bên cô ấy, không còn cảnh tíu tít chuyện trò mỗi chiều nấu ăn và bữa cơm đầm ấm của hai người. Chúng tôi đã từng lên lịch cho những chuyến đi trong tương lại, giờ thì đó chỉ còn là những chuyến đi của mình tôi. Liệu sự cô đơn đó có giày vò tâm hồn tôi đến tan nát.

Những vì sao nở cánh trắng trên bầu trời mỗi lúc một nhiều, sương rơi ướt mái tóc chờm xuống đến chân mày, tôi vẫn không thể định hình được cuộc sống của tôi sắp tới. Ngồi dậy nhìn về phía trời Hà Nội đã là một vùng chân trời rực rỡ ánh sáng, tôi buồn bã trở về nhà.

Cửa cổng vẫn bỏ ngỏ chờ tôi. Chiếc đèn dạ quang từ phòng khách hắt ánh sáng yếu ớt ra đến nửa sân. Bố và mẹ đang to tiếng bên bàn nước, em Sương chắc đã đi ngủ, giọng bố trầm trầm vang ra tới sân:

“Anh thấy việc em gay gắt ngăn cấm hai đứa là không đúng đâu!”

“Em là mẹ, em biết điều gì tốt nhất cho con trai mình.”

Giọng mẹ cương quyết lắm khiến tôi cũng phải dừng bước lại ở khoảng sân còn tối.

“Em nghĩ chúng sẽ sống với nhau như thế nào nếu không có tình yêu? Ngày xưa bố cũng từng cấm em yêu anh nhưng em vẫn cương quyết, thậm chí đã cãi lại lời bố. Không lẽ em định để chuyện này lặp lại với con chúng ta sao?

Lời bố như muốn lay chuyển tâm tư trong lòng mẹ nhưng giọng mẹ vẫn cứng rắn:

“Thời của chúng ta khác, bọn trẻ bây giờ khác. Em đã sống nửa cuộc đời vất vả cũng chỉ muốn con chúng ta có một cuộc sống an nhàn, không phải khổ cực như chúng ta. Chúng nó còn trẻ, tuổi trẻ nông nổi, rồi thời gian sẽ giúp chúng xóa nhòa những kỉ niệm về nhau.”

Bố cảm thấy khó sử bởi lẽ phần lớn những nhọc nhằn mà mẹ phải chịu đựng cũng bởi lý do từ ông mà ra. Lời nói trầm mặc thốt ra từ đáy lòng bố:

“Anh biết vì anh khiến em và các con phải sống cuộc sống khổ cực bao năm qua. Nếu thằng Phong và cái Thảo ở bên nhau thì sẽ tốt cho tiền đồ và cuộc sống sau này của nó. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng hạnh phúc phải được xây dựng từ tình yêu đích thực, không có hạnh phúc thì tiền tài địa vị cũng trở nên vô nghĩa thôi em ạ!”

Lời bố nhỏ đi vì tâm trạng bất an của mẹ:

“Việc em giả ốm để gọi con về cũng như việc em ngăn cản tình yêu của hai đứa nó là sai. Bảy năm sống xa chúng ta con bé đã là người bên cạnh chia sẻ mọi buồn vui của nó. Anh nghĩ con trai chúng ta không nông nổi và vết thương mà nó sẽ mang theo sẽ không bao giờ lành cả. Anh hy vọng em sẽ suy nghĩ lại!”

Căn phòng trở về yên lặng, trống rỗng như tâm hồn tôi lúc này. Tôi rầu rĩ trở ra ngoài, bước lang thang vô định trên con đường đê vắng lặng…

Sáng sớm hôm sau tôi dậy sớm, sắp xếp vài món đồ vào ba lô để quay ra Hà Nội. Mẹ nhốt mình ở trong phòng khóc thút thít. Bố đưa tôi ra tận đầu đường đê, một tay đặt lên vai tôi giọng trầm ấm:

“Con đừng lo lắng, bố sẽ lựa lời khuyên giải mẹ. Hãy làm theo những gì trái tim con mách bảo!”

Tôi cảm ơn bố vì đã đem lại chút nắng ấm cho con đường tôi đi hôm nay.



Trở về tới Hà Nội, nơi đầu tiên tôi đến là nhà Bảo Nhi. Ngay đợt chuông đầu cô Tâm Phương đã ra mở cửa giống như biết là tôi sẽ đến. Giọng cô trĩu nặng vẻ lo lắng:

“Bảo Nhi ra ngoài từ sớm, nó không nói với cô là đi đâu! Tâm trạng của con bé rất buồn. Từ sáng cô gọi điện mấy lần mà nó không chịu nghe máy.”Cô nói mà giọng như lạc đi.

Tôi trấn an cô:

“Cháu nhất định sẽ tìm thấy Bảo Nhi, xin lỗi và làm lành với cô ấy.”

Cô không nói gì nhưng tôi cảm nhận cô cũng muốn như vậy. Tôi chào cô quay trở ra, đừng lại bên gốc cây hoàng lan một vài giây. Những cánh hoa vàng ấp ủ trong lá, bóng mát che xuống khoảng chân tôi như che chở. Nhất định Bảo Nhi sẽ hết giận, chúng tôi sẽ sống hạnh phúc cùng những đứa con cho đến khi tóc bạc che phủ mái đầu, đến lúc cuộc sống chia cắt hai chúng tôi.

Rời đi khi lòng rối như tơ vò, tôi cố lục tìm trong ký ức những nơi Bảo Nhi thường lui tới.

Nơi đầu tiên là công viên nhỏ đối diện trường học cấp ba của hai chúng tôi. Dưới tán một cây bằng lăng hoa tím sậm là chiếc ghế đá mà Bảo Nhi vẫn ngồi chờ tôi mỗi buổi tan học.

“Sau này nếu hai đứa mình giận nhau em sẽ ngồi đây đợi anh tới làm lành.”

Bảy năm đây là lần duy nhất chúng tôi giận nhau, hóa ra giận nhau thật không dễ chịu chút nào. Tôi chạy xe xuyên nhanh vào giữa dòng người trên phố.


***


Những chiếc lá cuối cùng rụng xuống để mầm xanh nảy lộc vào mùa xuân. Một chiếc lá mỏng manh vàng úa rơi xuống phần còn trống trên ghế đá. Bảo Nhi có phần thất thần ngỡ như mình cũng giống như chiếc lá kia, lìa cành rơi xuống và cuốn mất trong cơn gió.

Cô vội vã nhặt chiếc lá vàng trước khi nó bị những cơn gió mang đi. Nhìn xuống bàn tay mình cô chợt nhận ra chiếc nhẫn đính ước mà Phong tặng cho cô. Cô muốn trả lại cho anh, dứt điểm tình cảm của bảy năm qua. Cô biết Phương Thảo luôn quan tâm tới anh, sẽ thay cô chăm sóc anh khi cô mãi rời xa cuộc sống này.

Chiều qua Bảo Nhi vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện điện thoại của mẹ với phòng chuẩn đoán u não của bệnh viện mới biết khối u trong đầu cô vốn không thể phẫu thuật. Nó nằm trong vùng nhạy cảm của não và cách duy nhất để kéo dài sự sống là điều trị bằng xạ trị và hóa trị liệu.

Việc mà cô lo sợ nhất cuối cùng cũng đến, cô suy sụp và dường như không còn sức lực chống đỡ. Gần như cả đêm qua không ngủ, Bảo Nhi cảm nhận những cơn đau đang xâm chiếm từng tế bào trong não cô. Cho đến khi uống liều thuốc đặc trị mà bạn của mẹ gửi về từ Nhật cơn đau mới có phần thuyên giảm. Cô mệt mỏi chìm vào một giấc ngủ ngắn ngủi.

Sáng nay hương hoàng lan tràn vào trong khung cửa sổ, Bảo Nhi dậy sớm chọn bộ váy màu lam mà cô thích nhất. Cô muốn đi dạo một vòng để được nhìn thấy những ký ức tươi đẹp ngày nào và cũng muốn ghé qua bệnh viện K để tìm hiểu về phương pháp xạ trị và hóa trị liệu.



Nuối tiếc tháo chiếc nhẫn kỉ niệm, chẳng khác nào bỏ đi một phần cơ thể, Bảo Nhi đặt nó lên phần trống của chiếc ghế. Bên dưới chiếc nhẫn là chiếc lá vàng úa, cô thì thầm nức nở:

“Phong ơi! Thứ lỗi vì em không thể đợi anh đến đón.”


***


Gửi xe vội ngoài công viên. Chẳng kịp lấy vé, tôi chạy vội theo con đường nhỏ về phía hàng cây bằng lăng ven hồ.

Mồ hôi lấm thấm ướt cả ngực áo phông, tôi lo lắng chạy miết đến không biết mệt, tôi sợ nếu đến muộn một chút có thể Bảo Nhi sẽ không còn ở đó chờ tôi nữa.

Mặt hồ phẳng lặng như gương, trên nền gạch còn vương một vài cánh lá vàng úa rơi xuống đêm qua. Bên mặt hồ một cô gái tóc vàng mặc váy màu lam buồn bã thả hồn ra nhìn ra phía xa chờ đợi.

Bao nhiêu nhớ nhung bỗng nhiên trở về đầy ắp, tôi chạy vội tới phía sau mừng rỡ thở gấp nói:

“Anh tìm được em rồi! Anh biết thế nào em cũng đợi anh ở đây mà!”

Chiếc ghế đã không có cây bằng lăng… cô gái tóc vàng bồng bềnh quay lại… khung trời của tôi sụp đổ, cô ấy không phải Bảo Nhi của tôi. Tôi suy sụp chìm lặng vào trong nỗi đau.

Phải rồi, chỉ là tóc vàng và một chiếc váy lam, hoàn toàn không giống với Bảo Nhi. Tôi vì lo lắng quá mới nhầm lẫn như vậy, không thể giải thích nhưng chỉ dựa vào cái dáng vẻ sầu thảm bỏ đi của tôi hẳn cô gái kia cũng hiểu và thông cảm.

Lê bước về phía những gốc cây bằng lăng cách đó không xa, cả khoảng không xung quanh tôi bỗng chốc trống vắng vô cùng, tôi hẳn có thể nghe rõ từng hơi thở của mình.

Thả mình ngồi xuống chiếc ghế đá sát mặt hồ. Xung quanh tôi hơi ấm của Bảo Nhi như vẫn còn vương vấn đâu đó, lời cô ấy vang về trong ký ức:

“Sau này chỉ cần được ở bên nhau như bây giờ thì thật tốt anh nhỉ?”

Tôi gục mặt xuống hai bàn tay mình, một lần nữa nước mắt không khỏi tuôn rơi. Bên chỗ Bảo Nhi thường ngồi còn một chiếc lá vàng cô đơn trên nền đá…

Tôi bàng hoàng khi nhìn thấy chiếc nhẫn tôi tặng Bảo Nhi nằm trên chiếc lá. Cô ấy đã đến đây, hẳn là cô ấy vừa ở đây! Tôi cầm chiếc nhẫn chắc trong lòng bàn tay nháo nhác nhìn quanh.

“Bảo Nhi…! Bảo Nhi…! Bảo Nhi…”

Đáp lại lời tôi chỉ là tiếng gió bay vào những khoảng hư. Tại sao Bảo Nhi lại bỏ lại chiếc nhẫn? Không lẽ cô ấy định rời bỏ tôi thật sao? Cô ấy đã hứa cho dù cả thế giới quay mặt đi với tôi thì cô ấy cũng sẽ ở lại. Vậy mà giờ đây khi những ước mơ sắp thành hiện thực cô ấy lại bỏ tôi mà đi.

Tôi như kẻ cuồng điên trong vô vọng chạy thục mạng về phía cuối công viên. Tôi cứ nghĩ nếu tôi chạy thật nhanh hẳn có thể tìm thấy Bảo Nhi. Trong cái góc bé nhỏ của công viên không biết đã xuất hiện bao nhiêu tà áo lam, tôi mừng rỡ rồi lại thất vọng... Bảo Nhi em đang ở đâu?

Từ tuyệt vọng lại chuyển thành giận dỗi, tôi gọi lớn trong ánh mắt nhìn của những người xung quanh:

“Tại sao em thất hứa? Tại sao em không chờ anh? Tại sao em lại bỏ anh?”Nói rồi tôi đứng chết lặng như bức tượng đá, một bức tượng đá biết khóc.

Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, khi bình tĩnh trở lại, điều duy nhất tôi chắc chắn là tôi không thể sống mà không có Bảo Nhi.

Hít một hơi thật sâu, cố nhớ thêm những địa điểm tôi và Bảo Nhi thường hay lui tới: Hồ Hoàn Kiếm nơi chúng tôi vẫn thường đi dạo mỗi tối thứ bảy, trước thềm nhà hát lớn nơi Bảo Nhi chống cằm chăm chú nghe tôi chơi đàn ghi ta hay là trường khuyết tật Bình Minh mà chúng tôi thường đến vào những ngày nghỉ cuối tuần…

***


Rời khỏi công viên trong tâm trạng rối bời, Bảo Nhi không biết phải đi đâu. Mọi con đường đều in dấu kỉ niệm của cô và Phong. Bảy năm là con số không hề nhỏ với cuộc đời của một con người. Thời gian đã gắn chặt tình yêu của họ nhưng giờ đây thời gian lại là kẻ thù của Bảo Nhi. Những ngày tháng ngắn ngủi không biết sẽ kéo dài được bao lâu. Cô chưa từng nghĩ mình sẽ phải đi một mình trên đoạn đường khó khăn này, nếu anh đang ở đây hẳn cô sẽ dựa vào vai anh mà khóc…

Bây giờ cô khóc mặc dù bên cô không còn bờ vai của anh, cô khóc một mình trên chiếc ghế chờ xe buýt bên ngoài công viên, một bến đỗ mà cô chẳng biết phải đi về đâu.

Thời gian trôi qua chẳng biết đã bao lâu, mọi số xe trên chiếc biển màu xanh chỉ dẫn đều đã đi qua mà Bảo Nhi vẫn ngồi lặng im. Cô không hề biết rằng trong công viên lúc này Phong cũng đang tìm cô.

Rời bước khỏi nhà chờ lên chuyến xe 02, cửa xe đóng lại như một tấm cách âm ngăn cô với tiếng gọi vội vã bên trong. Bảo Nhi nuối tiếc nhìn vùng trời bình yên dần dần khuất trong mắt cô.

Một vùng trời trôi qua nhưng một vùng trời quen thuộc khác lại đến. Bảo Nhi buồn rầu dựa mái tóc sóng bồng bềnh lên cửa kính, ánh sáng yếu ớt xuyên qua những làn tóc ánh vàng. Không biết nên đi đâu, Bảo Nhi không xúc cảm chìm vào trong nỗi trầm mặc…

Bến cuối Trần Khánh Dư.

Anh phụ xe xuống cuối cùng, trên xe cô gái tóc vàng vẫn thất thần ngồi ở cuối xe, anh đi về phía cửa sau lên tiếng nhắc:

“Bến cuối rồi, em xuống hay đi tiếp.”

“Bến cuối rồi sao anh?” Bảo Nhi trở về với thực tại, cũng không chờ câu trả lời cô tiếp: “Em đến nhà hát lớn, ban nãy mải suy nghĩ nên quên bến, thôi em xuống đi bộ cũng được.”

Bảo Nhi tỏ vẻ xin lỗi anh, bước xuống xòe tay xin đường đi về phía nhà hát lớn thành phố…

Nắng soi chiếc bóng nhỏ mờ mờ dưới nền đường thênh thang. Phía trước mặt Bảo Nhi là phố Tràng Tiền, đứng lặng bên bậc thềm của nhà hát lớn cô hẳn còn nghe được tiếng đàn ghi ta thánh thót của những ngày nào.

Hôm nay đã là hai mươi bốn Tết, lất phất trên phố những bóng đào mai vàng đỏ. Những đôi trai gái trong tay một cành đào Nhật Tân chúm chím nụ hồng nói cười tíu tít. Ngày này năm trước anh và cô cũng bên nhau như thế…

“Đi ăn kem nhé!”

“Lạnh như thế này mà vẫn ăn kem sao?” Bảo Nhi vừa hỏi vừa bĩu môi nhưng vẫn níu lấy tay Phong đi theo anh.

“Lạnh ăn kem mới thích, vừa ăn vừa thổi lại không phải xếp hàng.” Phong cười giòn, nắm tay cô bước nhanh hơn.

… Bảo Nhi bước lặng thầm giữa dòng người. Tết này là cái Tết cuối cùng của cô. Hồi còn bé cô không thích Tết, trẻ con mong Tết để được lì xì, còn cô Tết là những ngày cô quạnh không có ai đến chơi nhà, mẹ và cô cũng chẳng đến nhà ai. Cứ như gia đình cô là sao chổi mang đến những điều không may cho năm mới vậy.

Cho đến năm mười hai tuổi, khi cô gặp Phong thì những cái Tết mới bắt đầu đúng nghĩa. Cô được ông bà Phong mời sang xông đất, được nhận lì xì và hơn hết là được nhận quà tết từ anh. Ông bà ngoại của anh đã trở thành một phần gia đình cô.

Nghĩ đến đây cô bỗng thấy nhờ ông bà, có lẽ cô sẽ sớm được gặp lại bà để kể cho bà nghe nhiều chuyện về Phong. Điều ấy cũng an ủi cô phần nào.

Như sợ những ký ức vụt trôi qua mất, cô bước nhanh chân hơn trên phố Tràng Tiền về phía hồ Hoàn Kiếm.

Một cô bé chừng mười hai tuổi bước ra từ cửa hàng kem, hơi lạnh từ que kem trên tay còn bốc lên thành những làn khói sương nhẹ khiến Bảo Nhi dừng bước.

“Vừa ăn vừa thổi…” Cô mỉm cười nhủ thầm bước vào trong cửa hàng.


***


Nắng vẫn đong đầy, vậy mà ai đó đã mang mùa xuân đi mất.

Để lại gió lạnh thổi buốt lòng tôi.



Đi chầm chậm dọc theo con đường Đinh Tiên Hoàng vòng qua Thủy Tạ, tôi cố tìm cho mình một bóng hình thân quen.

Những dòng người đông đúc giờ lại khiến tâm hồn tôi lạc lối. Bên đầu cầu Thê Húc, một cô gái mặc áo màu lam mỉm cười tươi tắn, đang giơ tay chụp hình với chú Mickey.

Tôi dừng xe, ngây ra một phút, nhận ra bóng dáng Bảo Nhi thấp thoáng ẩn hiện ngày nào…

Ngày ấy, tôi nhận công việc làm thêm đội lốt Pikachu phát tờ rơi cho công ty nước giải khát, em tủm tỉm đứng bên phụ giúp. Tôi đùa:

“Em làm con dâu bố anh thì hợp quá rồi. Bố dạy kinh tế, còn con dâu có thể là một nữ doanh nhân!”

Bản thân tôi thì chưa bao giờ muốn làm doanh nhân. Điều tôi mong ước mỗi ngày là làm sao có đủ tiền ăn học, rồi có một công việc giản dị, nuôi được Bảo Nhi và những đứa con. Chứ không phải sa vào chiến trường kinh tế nhuốm máu.

Rong xe thơ thẩn hai ba vòng hồ nhưng vẫn không thấy bóng dáng thân thuộc của Bảo Nhi, tôi đã bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng.

Tôi vòng qua Tràng Tiền rẽ về lối nhà hát lớn.

Bỏ mặc những dòng người qua lại, tôi lặng thinh trầm mặc chờ đợi một phép màu sẽ đến với cuộc đời mình lúc này.


***


Không có phép màu nào xảy ra giữa đời thực.

Hà Nội khi người ta buồn bỗng trở nên quá chật hẹp, nhưng dù nó chật hẹp người ta vẫn lướt qua nhau mà không hay, chỉ là thoang thoảng trong tiềm thức vẫn cảm nhận thấy những yêu thương đang ở bên mình.

Bảo Nhi lúc này dạo bước bên bờ hồ Hoàn Kiếm chính là cảm nhận được nhưng yêu thương đang ở rất gần cô nhưng cô lại không thể nào giữ lại.

Tự mua đến hai cây kem, tâm trạng suy sụp vốn không thể ăn nổi. Kem chảy hết cả xuống nền đất hòa lẫn với nước mắt cô…

Đón xe buýt để đi đến viện K phải đi quay lại phía nhà hát lớn. Bảo Nhi không cam tâm nhìn lại quang cảnh đó, cô cắn chặt môi hai mắt đỏ hoe cố nhìn thẳng về phía con đường phía trước để lòng khỏi nhói đau. Cô không hề biết rằng ở nơi ấy còn một người cũng đang đau như cô vậy…

Tết người ta sum họp nhưng ở viện K những người phải chờ chực hàng ngày để điều trị thì không thể thực hiện cái ước mơ sum họp quây quần. Nhiều người trong số họ không bao giờ về nhà nữa.

Nằm ở giường cuối đang chờ xạ trị là một cô bé mới sáu tuổi. Em ấy được chuẩn đoán là chỉ còn sống được một tháng nữa. Đôi mắt trong ngần của em hẳn cho thấy em không hình dung hết được chuyện gì sắp xảy đến với mình.

Từ phóng tư vấn điều trị xạ trị và hóa trị liệu trở ra, khuôn mặt Bảo Nhi thay đổi nhiều trạng thái cảm xúc.

Rút cuộc cô vẫn không thể trốn chạy khỏi tử thần, cô không muốn khi mình chết lại mang theo những hình ảnh thê thảm như cô vừa mới chứng kiến.

“Với tình trạng hiện giờ của em chỉ còn tối đa hai tháng nếu không điều trị ngay. Nếu theo đúng phác đồ xạ trị thời gian có thể kéo dài thêm khoảng sáu tháng. Tuy nhiên còn cơ hội thì ta vẫn phải nắm giữ. Chị khuyên em nên sớm làm thủ tục nhập viện.”

Lời nói của chị bác sĩ tư vấn vẫn vang trong đầu cô. Ngồi bên chiếc ghế đá ngoài sân viện đã hồi lâu Bảo Nhi đã cố gắng trấn tĩnh tinh thần lại. Phải rồi, hai tháng có thể là quá ngắn với cô, nhưng cô không thể vì thế mà không làm những việc mình dự định.

Bảo Nhi nhanh chân bước về phía cổng viện.


***


Đi vòng qua bao nhiêu con phố, nắng ngả vàng những kỉ niệm ngày xưa khiến tôi càng thấm đậm vị cô đơn, những chiều Hà Nội có Bảo Nhi như còn ngay trong ký ức nhưng tầm tay tôi không sao với tới.

Nơi cuối cùng mà tôi có thể nghĩ ra trong đầu là trường khuyết tật Bình Minh. Mua một chút quà cho các em tôi đi vào trong khu sinh hoạt của trường. Bọn trẻ tíu tít ra chào tôi, mấy tuần nay tôi không có thời gian để đến thăm chúng. Ở nơi đây tôi cảm thấy mình được sống lại những năm tháng tuổi thơ, được đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn.

Tôi vào bếp cùng thầy cô chuẩn bị bữa chiều cho bọn trẻ. Cố gắng tập trung nhưng không thể, mỗi một công việc tôi làm đều là việc mà ngày xưa Bảo Nhi tranh giành với tôi. Giằng xé tâm can mãi rồi bữa cơm chiều cũng chuẩn bị xong. Tôi đứng một mình trong góc bếp nhà ăn nhìn các chị chia cơm phần cho bọn trẻ, trong đầu lại hiện ra hình ảnh của Bảo Nhi loay hoay hôm nào.

“Hai đứa giận nhau à?” Chị Trâm Anh - Giáo viên của trường đã đến bên cạnh tôi từ lúc nào, thận trọng hỏi.

“Vâng, cô ấy hiểu lầm em chị ạ!” Tôi rầu rầu trả lời.

“Tìm cô ấy giải thích đi.”

“Em đi tìm cả buổi hôm nay mà không thấy cô ấy.”

“Em về nhà xem, biết đâu cô ấy về nhà rồi.”

Lời của chị khiến tôi nhớ về căn phòng của chúng tôi. Phải rồi, biết đâu Bảo Nhi sẽ trở về đấy. Tôi vội chào chị và bọn trẻ lấy xe trở về nhà.

Đường ở trong tim tôi và hy vọng luôn đầy ắp…


***


Khi người ta yêu nhau thì con tim luôn có chung sự đồng cảm. Cả ngày hôm nay cho dù linh cảm Phong đang ở rất gần mình nhưng Bảo Nhi lúc này cũng chỉ nghĩ là tại cô quá nhớ anh mà ra.

Bảo Nhi đến trường Bình Minh cũng là lúc Phong vừa rời đi. Ngoài sân một vài đứa trẻ đang chơi đùa, mấy đứa còn lại còn chưa ăn xong bữa.

Trấn an lũ trẻ nghịch ngợm còn chơi đùa trong bàn ăn, chị Trâm Anh bước ra khỏi phòng ăn đã thấy Bảo Nhi thất thần đứng bên ngoài từ lúc nào. Chị vội lại gần cấp tập hỏi:

“Em đến lâu chưa? Có gặp Phong không? Cậu ấy vừa ở đây. Cậu ấy tìm em cả ngày nay đấy! Hai đứa có chuyện gì vậy?”

Cô gái trước mặt chị nghe một tràng câu hỏi, còn chưa biết trả lời ra sao thì hai mí mắt đã mọng đỏ.

“Bọn em chia tay rồi chị ạ! Chuyện dài lắm.”

Chị Trâm Anh không hỏi thêm, chỉ nhìn tâm trạng của Bảo Nhi lúc này hẳn chị cũng đã đoán ra phần nào. Chị tế nhị bảo:

“Em đến bằng xe buýt à? Chị cũng sắp nghỉ, em chờ chị rồi cùng về.”

“Vâng ạ!” Bảo Nhi khẽ ngước mặt lên nhìn những hàng cây đang xõa bóng chiều để ngăn lệ khỏi rơi, cô ngồi xuống bên chiếc ghế đá ngay bên cạnh.



Dắt xe đạp cùng Bảo Nhi đi dạo trên con đường lớm chớm ánh đèn vàng, chị Trâm Anh mở lời sau khoảng thời gian im lặng giữa hai người:

“Hồi con trẻ chị cũng yêu một anh ở gần nhà. Anh chị chơi với nhau từ hồi còn ở trần.” Giọng chị trầm trầm kể.

“Hồi còn nhỏ anh ấy hay bắt nạt chị, lớn lên chẳng biết phải lòng nhau lúc nào.”

Chị gượng cười, Bảo Nhi hỏi xem vào:

“Sau đó anh chị thế nào?”

Chị Trâm Anh im lặng một hồi lâu, ánh đèn soi bóng chị dưới nền đường vắng vẻ, chầm chậm chị kể tiếp:

“Anh chị yêu nhau được ba năm thì anh ấy hỏi cưới chị. Hai gia đình cũng đồng ý, mọi chuyện tưởng như đã như đã tốt đẹp…”

Chị dừng lại thở dài:

“Buổi sáng trước lúc đi đón dâu người mang hoa cưới đột nhiên không đến. Anh ấy ra ngoài đi lấy hoa cho cô dâu thì bị tai nạn và không bao giờ trở về nữa.”

Chị kể đến đây mắt đã rưng rưng lệ khiến Bảo Nhi cũng đau thắt lòng. Hóa ra vì vậy mà chị không lấy chồng và giành cả cuộc đời để chăm sóc các bé khuyết tật ở trường. Chợt nghĩ đến bản thân mình rồi một mai kia cũng đi không trở lại, bước chân Bảo Nhi cũng chậm dần:

“Chắc chị nhớ anh ấy lắm!” Bảo Nhi vừa hỏi chị vừa nghĩ đến Phong.

“Ba tháng đầu chị nhốt mình ở trong phòng, rồi mắc chứng trầm cảm. Gia đình phải đưa chị đi điều trị tâm lý mất một năm chị mới bình tĩnh trở lại. Rồi chị xin vào làm ở trường. Ngày ngày bên bọn trẻ cũng khiến chị cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn.”

Bảo Nhi nghe đến đây cũng không ngăn được nước mắt, cô khóc cho nỗi buồn của chị Trâm Anh, khóc cho cả nỗi đau của cô và Phong.

“Chị không biết giữa hai đứa đã xảy ra chuyện gì nhưng chị thấy Phong rất yêu em. Cuộc đời ngắn ngủi lắm em ạ, ta chẳng biết phải rời xa nhau lúc nào. Nếu có thể em hãy tha thứ cho nó, cùng nó nói chuyện một lần xem sao?”

Bảo Nhi chỉ biết khóc, cô không biết phải giải thích với chị sao về chuyện của mình nhưng như chị nói: cuộc đời ngắn lắm, ta chẳng biết sẽ phải rời xa nhau lúc nào. Bảo Nhi trả lời chị trong tiếng nấc thổn thức:

“Em biết rồi chị ạ!”

***


Trở về đến phòng trọ khi cả thành phố đã lên đèn, linh cảm như Bảo Nhi đang đứng ở trước cửa phòng chờ, tôi bỏ xe vội vàng chạy lên tầng hai.

Gió chiều vẫn thổi xao xác.

Đứng bên cửa phòng không phải Bảo Nhi mà lại là Phương Thảo với mái tóc dài đang dựa bên lan can.

“Anh về rồi à? Em đợi anh từ chiều.” Cô ấy hồ hởi ra chào tôi.

“Em đến có chuyện gì chứ?” Tôi lạnh lùng khiếm nhã hỏi.

“Anh lại đi tìm cô ta đúng không?” Phương Thảo bất đồng hỏi tôi, ánh mắt đan xen sự tức giận và hờn ghen.

Tôi vờ như không để ý, thờ ơ trả lời:

“Chuyện ấy không liên quan đến em!”

“Sao không liên quan đến em! Anh vì cô ta mà thành ra như thế này nhưng cô ta thì sao chứ? Người ấy đã vì xa hoa mà bỏ rơi anh đấy…!”

Tôi gắt cắt ngang lời Phương Thảo:

“Em không được phép nói Bảo Nhi như vậy!”

“Đến giờ mà anh còn bênh cô ta. Có bao giờ anh nghĩ đến em? Anh có biết em yêu anh nhiều như thế nào không? Ừ thì em mặt dày, em vì yêu anh mà mặt dày như vậy. Để có thể ở bên cạnh anh em có thể làm tất cả.”

Đôi mắt Phương Thảo rưng rưng lệ khiến tôi cũng không khỏi mủi lòng nhưng lúc này tâm trạng đang rối bời, tôi buộc lòng phải gạt đi:

“Tình yêu vốn không thể áp đặt, càng không thể cưỡng cầu. Anh không yêu em, em việc gì phải tự làm khổ mình như vậy.” Tôi chen chân bước qua trước mặt Phương Thảo định đi về phòng.

Ánh đèn vàng hắt xuống hành lang nhỏ hẹp, hai chiếc bóng cô đơn trải dài ra đến phía cầu thang. Nơi họ đứng thế giới không thuộc về nhau, một người chạy đi tìm còn người kia lại hướng về một thế giới khác. Khoảng cách giữa họ vẫn mãi tồn tại vô hình…

Vừa bước chân lên phía trước tôi đã sững người lại. Phương Thảo từ trước mặt không lưỡng lự nhào thẳng tới ôm chặt lấy tôi. Vòng tay cô ấy siết chặt đến mức tôi cảm thấy khó thở.

Phương Thảo không nói gì, cũng chẳng cho tôi cơ hội gạt bỏ bởi khuôn mặt xinh đẹp trên vai tôi đã khóc nức nở. Tôi cố gỡ vòng tay của Phương Thảo ra thì cô ấy càng ôm chặt hơn, tiếng khóc vẫn thổn thức đều đều…

… Cuộc đời giống như một cuộc trốn tìm. Tôi đến thì Bảo Nhi đi và khi tôi đi qua thì Bảo Nhi lại tới nhưng dù phải chạy theo cô ấy cả cuộc đời tôi cũng không bao giờ hối tiếc.

Trở về mái nhà thân thuộc bao ngày qua khiến lòng Bảo Nhi ấm lại. Bước từng bước nhẹ lên bậc cầu thang. Cô muốn bất chấp tất cả để lại được sống vui vẻ bên anh những ngày tháng cuối cuộc đời mình.

Ánh điện chiếu nên khuôn mặt để lộ một nụ cười yếu ớt thoáng trên môi nhưng… lập tức chợt dừng lại khi nhìn thấy cảnh trước mắt mình. Phương Thảo đang vòng tay qua cổ Phong ôm rất chặt, ánh mắt chị ta nhìn cô đầy thách thức.

Niềm hy vọng mong manh trong lòng Bảo Nhi sụp đổ không phải bởi cô ghen mà bởi nó cho cô thấy mình không thuộc về thế giới nhỏ bé này nữa...



“Bỏ anh ra đi!”

Tôi nghiêm nghị nói với Phương Thảo khi tiếng khóc đã ngừng lại. Nhưng có vẻ như cô ấy không có ý định buông ra buộc tôi phải cựa mạnh thoát ra.

“Lần sau em không được như vậy nữa.” Tôi nhìn cô ấy nghiêm túc nhắc nhở.

Phương Thảo dường như không để ý đến lời nói của tôi, ánh mắt nhìn về phía hàng lang cùng nụ cười đầy nghi hoặc. Tôi bất giác quay lại…

Trong ánh sáng mờ nhạt ở nơi ấy không ai khác chính là Bảo Nhi. Cô ấy đã trở về! Cô ấy đang đứng trước mặt tôi! Nhưng sao cô ấy lại khóc? Không lẽ là cô ấy đã hiểu lầm khi nhìn thấy chuyện vừa rồi. Tôi bừng tỉnh hoảng loạn phân bua:

“Bảo Nhi…! Chuyện này không phải như em nghĩ đâu.”

Bảo Nhi ôm mặt khóc chạy xuống dưới cầu thang.
Tôi vội đuổi theo sau gọi lớn:

“Bảo Nhi…! Em hiểu lầm rồi! Em nghe anh giải thích đã.”


P/s: Xin phép tag: suongthuytinh chuyencuangan gumiho_lanh_lung An Di. Cừu Xanh konny


<<< Trang trước | Mục lục | Trang sau >>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

konny

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/10/16
Bài viết
508
Gạo
0,0

konny

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/10/16
Bài viết
508
Gạo
0,0
Bên trên