Hương hoa sữa - Cập nhật - Đỗ Quốc Phi

Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
Tên truyện: Hương hoa sữa
Tác giả: Đỗ Quốc Phi
Tình trạng sáng tác: Đang hoàn thiện
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/2 tuần
Thể loại: Tiểu thuyết xuyên không
Độ dài: 20 chương (khoảng 60 ngàn từ)
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Mục lục: Không
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 1: CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH

Tháng Ba vừa rồi, rạp hát thành phố tổ chức một cuộc thi Piano nhân ngày sinh của Chopin. Vô tình tôi được tòa soạn cử đến để lấy tin vòng sơ khảo.


Trong khán phòng đông nghịt người, những bản cổ điển lừng danh từ cổ chí kim lần lượt được trình diễn. Tay lăm lăm máy ảnh, tôi liên tục bấm máy và ghi chép. Cho đến khi vừa mệt, vừa tiếc rẻ vì mấy bản nhạc cứ trôi qua hờ hững, tôi mới quyết định tạm giải lao, gắng nghe trọn vẹn một bài thi.


Có lẽ trời còn thương nên vừa ngả lưng, trên sân khấu ngay lập tức xuất hiện một bóng áo dài thước tha, điệu đà ngồi vào cây piano. Cô đánh một bản valse của Chopin. Tuy không rành loại nhạc bác học này lắm nhưng tôi nghe được trong tiếng đàn có cái gì đó sầu bi, tức tưởi chưa kịp nói thành lời. Giai điệu lúc nhẹ nhàng khoan thai, lúc ào ạt như rừng cây gió trút. Cô càng đánh càng mềm mại. Người trong khán phòng cũng hồi hộp thấp thỏm, không biết làm sao để sống cho trọn vẹn cảm xúc của bài “Valse tiễn biệt”.


Bài thi kết thúc khá thành công. Song tôi không có nhiều thì giờ để suy tư về nó. Nhiệm vụ của tôi là phải đưa tin ngay khi buổi diễn kết thúc. Đúng lúc ấy, tiếng một cô gái dè dặt cất lên từ đằng sau. Cô ngại ngùng giải thích điện thoại của mình hết pin và giờ phải gọi về cho mẹ để xin phép được về trễ, chương trình chắc còn lâu mới kết thúc. Đưa điện thoại cho người ta, tôi mới tần ngần: “Chẳng phải là cô gái Chopin đây sao?”.


Vài phút sau, cô quay lại. Dưới ánh sáng thiếu thốn của rạp hát, gương mặt của cô hiện lên mơ hồ những góc cạnh; trông có vẻ thân thiện, không đến nỗi “nghìn trùng xa cách” như khi dạo phím đàn. Thật lạ, cô nàng mang một cái tên rất Việt Nam – Mi, lại phát âm như người nước ngoài. Nghe lơ lớ buồn cười không thể tả. Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi ban tổ chức chuẩn bị thông báo kết quả.


Bản “Valse tiễn biệt” của Mi được ban giám khảo đánh giá khá cao. Cô sẽ là một trong năm người được dự thi vòng chung kết. Nhưng oái ăm thay, tôi chực chờ mãi để phỏng vấn cô vài câu mà chẳng thấy đâu. Biến mất không dấu tích. Kì lạ đến khó hiểu!


Thất thểu về nhà, trong tôi đầy rẫy những dấu hỏi. Có điều, nó chỉ là chương đầu của vở hài kịch. Rút điện thoại liên lạc với tòa soạn, tôi mới rụng rời tay chân. Con “dế” thân yêu của tôi đã bị “thay hình đổi dạng” tự lúc nào. Kiểu dáng hao hao giống nhau, vỏ mạ bạc, cơ mà trên tay tôi đang là một chiếc Nokia lạ hoắc và pin đã cạn sạch. Hỡi ôi! Chắc mẩm là nàng đã cầm nhầm điện thoại của tôi rồi.





Đưa xe chạy rà rà, mắt cố gắng tìm số nhà 97 đường XX mà lòng tôi ngổn ngang vô chừng. Ngoài trời, đêm vừa xuống. Trên nền trời chi chít những vệt tia lửa điện sáng loáng,có lẽ muốn mưa mà không mưa nổi. Không khí khô khốc, hừng hực, bức bối. Kiểu thời tiết như thế rất dễ làm người ta nổi cáu, nhất là với người đã chứa sẵn những nỗi bực mình.


Sau vài lần lòng vòng, cuối cùng tôi cũng tìm được căn nhà đúng như mô tả của bạn bè. Phía sau cánh cổng sắc trắng cao vời vợi, ngăn cách thế giới bụi bặm bên kia là tiếng đàn piano. Vẫn là bản “Valse tiễn biệt” của Chopin. Song, hơi khác so với lần trước. Nhạc dạo nhanh hơn, gấp hơn, ra vẻ chất Chopin hơn, có điều tôi vẫn thích cái nữ tính, dịu dàng đằm thắm trong khán phòng tối hôm đó.


2 tiếng chuông lừng khừng. Ít giây sau, một cô gái vội vàng chạy ra mở cửa. Không ai khác, đó chính là Mi. Cô khép nép sau cánh cửa, nhíu mày hỏi: “Xin lỗi, anh tìm ai?”. “Anh đây mà. Anh phóng viên mà hôm trước em mượn điện thoại ấy. Hôm đó, em…”. Vừa nghe đến từ “phóng viên ”, cô liền khép cửa “rầm” một phát, mặt sa sầm xuống sợ sệt.


Thật lạ! Tôi đã làm gì nên tội nhỉ? Gắng gượng tôi nói vọng vào: “Em ơi, cái điện thoại của anh…”. Một lời mắng vọng ra: “Điện thoại gì...Đồ điên!”, rồi ánh đèn tắt ngấm sau tấm rèm buông gấp. Quái lạ thật, cô ta đang giễu mình sao? Hay mình đi nhầm địa chỉ. Không nhầm được. Đúng là Mi cơ mà. Nét mặt ấy, dáng người ấy. Cả tiếng đàn piano nữa. Nhầm sao được !


Bần thần trước cửa vài giây, tôi mới “vỡ” ra: cái giọng lơ lớ nửa Ta nửa Tây đã được hoán đổi bằng một giọng miền Nam trong trẻo lạ thường. Phải chăng cái lơ lớ của hôm ấy cũng là cô ta bày trò để chọc phá mình? Thôi thì lui binh, để vài ngày sau tính tiếp.


Thế rồi, tôi chỉ chịu đựng được đúng một hôm. Hôm sau, thành phố vừa lên đèn, tôi lại phi ngay đến nhà cô gái kì lạ kia. Không vội vàng bấm chuông như lần trước nữa, tôi đảo mắt ngắm ngôi nhà một lượt.


Ban công khá rộng, sáng đèn. Chập tối không bao lâu mà khu phố đã yên tĩnh lạ lùng. Suốt con đường dài chỉ nghe mỗi độc tiếng côn trùng. Từ bên kia đường, ánh đèn vàng mờ ảo trong sương đêm in hình cái bóng đen cứ đi đi lại lại trên những dấu chân của mình. Trời rét buốt. Ngẩng đầu hít thở, bất chợt một bông hoa sữa vàng đục rơi vào rơi rụng vào bàn tay tôi. Trong cái lạnh của sương đêm, hương hoa sữa càng đượm nồng. Là hoa sữa trái mùa. Nằm ngay trước cổng nhà. Thân to và cành vươn dài đến tận ban công. Trên lầu cao kia, không hiểu ai đó đang vô tình hay cố ý trêu đùa với người bên dưới. Tiếng piano cứ rãi đều, da diết như mời mọc. Nên chăng mình bấm chuông? Rồi kịch bản hôm qua sẽ lặp lại, sẽ bị đuổi về không thương tiếc ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 2: XIN CHÀO VIỆT NAM!

Đánh liều một phen, tôi nhảy phóc lên thân cây hoa sữa, men theo các nhánh để vào bên trong nhà. Chẳng mấy chốc, tôi đã đứng trên ban công tầng 2. Nếu bị người nhà người phát hiện lúc này, chắc chắn tôi sẽ bị đánh bầm dập trước khi kịp giải thích một điều gì. Mà giải thích thì ai tin tôi chứ?


Song, đôi khi, trước những phút giây quyết định ta phải dám liều, phải dám bỏ cái lối mòn trong suy nghĩ và hành động mới trông mong một có kết quả khác biệt so với thường nhật. Dẫu cho kết quả ấy, là tốt hay xấu, thì nó cũng đáng cho ta một lần thử chứ. Einstein chẳng phải khuyên mọi người thế sao.


Đánh liều, tôi men theo hành lang, đi thẳng vào trong nhà. Cửa hông không khóa. Vừa thấy bóng tôi tiếng đàn im bặt, Mi lấy tay che miệng, vẻ mặt thản thốt vô chừng. Cô lắp bắp: “Sao anh…vào được đây?”. Tôi trấn an: “Cô yên tâm. Tôi không phải quân trộm cắp gì đâu. Cũng không phải đến đây để săn tin. Tôi đến chỉ xin lại cái điện thoại cô cầm nhầm hôm trước”.


Gương mặt cô giãn ra: “À, thì ra là thế. Nó đáng giá lắm hay sao mà anh cả gan trèo tường vào nhà người ta giữa đêm hôm thế này?”. Tôi minh oan ngay: “Tôi đâu muốn thế. Chiếc điện thoại rất quan trọng với tôi. Hơn nữa, hôm qua tôi đã tử tế nói chuyện với cô mà cô đâu có tiếp. Lại đóng sầm ngay cửa lại, không thèm mời tôi vào nhà còn gì”. Mi tiếp tục thản thốt: “Vậy là anh…”. “Anh gì…Đã tới nước này thì làm ơn cô nói tiếng Việt rành rỏi giúp tôi với. Tôi chán nghe cái giọng nửa tây nửa ta của cô lắm rồi. Điện thoại của cô đây! Đưa tôi cái điện thoại rồi tôi đi về. Nhanh lên chứ không người nhà cô về thì lôi thôi đấy”.


Vẫn giữ nét mặt thất thần, Mi chậm rãi giải thích: “Thực ra em không phải là chị Mi. Em và chị Mi là hai chị em song sinh. Nhưng em theo bố sang Anh sống từ bé. Em mới về Việt Nam thăm nhà mấy tuần thôi. Hôm trước khi chị Mi đi thi. Em nấu ăn ẩu tả làm sao đấy mà chị em bị ngộ độc. Cuối cùng phải nhập viện bỏ lỡ buổi sơ khảo. Chị Mi tập luyện chăm chỉ cho buổi thi ấy lắm. Thêm nữa em cũng có tập piano từ nhỏ nên đành liều “giúp” chị một phen. Cơ mà anh tin em đi, chị đánh còn hay hơn em gấp nhiều lần”.


Ngớ người một hồi lâu tôi mới xâu chuỗi được những sự kiện. Thì ra cái giọng lơ lớ đó của em không phải để giễu tôi. Cả cái cô Mi - chị của em cũng không phải ngẫu nhiên đuổi tôi như đuổi tà. Cô tưởng cánh báo chí đã phát hiện. Rồi chi tiết chiếc điện thoại như trên trời rơi xuống càng làm phức tạp mọi vấn đề. Người ta đóng cửa, miễn tiếp là phải!


Bỗng, có tiếng đập cửa: “La La ơi, mở cửa cho mẹ!”. La La hoảng hốt bảo tôi: “Thôi chết, mẹ em về. Điện thoại của anh này. Cầm nhanh, rồi đi còn kịp”. Tôi trân mắt ra hỏi: “Mẹ em ở dưới kia, xuống bằng lối nào ?”. La La phì cười: “Lên bằng lối nào thì xuống bằng lối ấy. Mẹ em mà bắt gặp thì anh tiêu đời đó”. Thế là tôi lại bất đắc dĩ đu cây lần thứ hai trong tối. Vài bông hoa sữa vương nơi cổ áo như muốn níu kéo điều gì đấy. Đêm hôm ấy quả thật rất dài.


2 ngày sau, buổi chung kết diễn ra. Mi đến rạp hát từ trưa để tổng duyệt cho buổi diễn vào lúc 20h. Tôi thì tháp tùng cô em đến sau.

-Alo, anh đến chưa?

-Anh đến rồi.

-Sao em không nghe tiếng xe?

-Anh đến từ 10 phút trước cơ.

Tắt máy, La La chạy nhanh xuống sân. Em cất giọng hỏi: “Sao anh đến sớm mà không gọi em?”. Tôi cười đáp: “Anh bận ngắm cây hoa sữa trước nhà em”. “Anh có vẻ thích loài hoa này nhỉ?”, La La lại hỏi. Tôi cười bí hiểm: “Anh với cây này có duyên lắm. Hôm nào rảnh anh kể em nghe!”.


Tối hôm ấy, không ngoài dự đoán của La La, Mi ẵm giải nhất. Song, điều đó không quan trọng, với tôi hay nhất vẫn cứ là bản “Valse tiễn biệt” của Chopin mà La La chơi.


Tiễn em đến cổng nhà, tôi ngập ngừng hỏi: “Bao giờ em lại sang Anh?”. Em không trả lời vội, quay mặt đi, hít một hơi thật sâu rồi thư thả đáp: “Em cũng không biết. Có lẽ cuối tuần này”. Tôi tiêng tiếc, ngắm vạt tóc em trong giây lát rồi bảo: “Trước khi đi nhớ đánh cho anh nghe bản Valse tiễn biệt nhé!”. La La cúi đầu, giấu nụ cười thẹn thùng: “Được rồi, em hứa mà!”.


Ánh đèn đường hắt bóng ai thật dài trên thảm cỏ, đến khi khuất bóng hẳn tôi mới quay đầu. Và một giọng nói trong trẻo, rõ ràng nhất mà tôi từng nghe vọng ra: “Em sẽ đánh cho anh nghe bản Xin chào, Việt Nam”.


Tôi mỉm cười. Dưới chân tôi, lác đác những bông hoa sữa rơi rụng trong sương đêm. Bên cạnh tôi là một cây hoa sữa thân chắc nịch, cành lá xum xuê, vươn tận đến ban công tầng hai, tỏa hương thơm ngát.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 3: CHUYẾN ĐI NHẬT KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC

Rồi vài tuần sau, La La vẫn ở Việt Nam. Em bảo muốn trở thành một nghệ sĩ dương cầm giống chị. Dĩ nhiên, tôi vui mừng hết độ. Thế là tối tối, tôi vẫn đèo em đến những phòng trà ít tiếng tăm ở đất Sài Gòn để chơi nhạc.


Đến một hôm, em đưa tôi xem một tờ catalogue. Đấy là một học viện âm nhạc danh tiếng của Nhật Bản tại Tokyo đang tuyển sinh. Những thí sinh đạt tiêu chuẩn sẽ được nhà trường tài trợ toàn bộ học phí ở suốt 4 năm. Bằng giọng trẻ con sắp vớ được kẹo ngọt, La La hỏi tôi:

- Em muốn thử sức? Anh thấy ổn không?

- Thế việc tốt nghiệp của em thì làm sao? Tôi nhíu mày.

- Sẽ sớm xong, chỉ còn vài thủ tục thôi anh. Nhưng đằng nào em cũng chưa định hình sẽ làm gì với tấm bằng “Khảo cổ học” đó.

- Em chắc chứ, tôi vẫn hỏi với giọng ngờ vực.

- Thật ra…, chắc em sẽ qua Nhật thử một chuyến, sau đó, trở về Việt Nam tìm việc. Nếu người ta nhận thì em sẽ theo học. Còn không em vẫn ở đây…

Tôi giễu:

- Ở đây…Thế là cô quyết tâm bám trụ Việt Nam hử?

- Ơ hay, đây là nhà của em cơ mà.

- Hay có lí do nào khác?

-Đáng ghét, vừa nói La La vừa đánh tôi một phát rõ đau.


Câu chuyện bị cắt ngang khi màn hình di động của tôi bừng sáng. Sếp lớn gọi. Phó Tổng là một ông lão sắp về hưu theo chế độ, tính hay đãng trí, nhưng được cái rất tin tưởng cấp dưới và luôn tạo điều kiện cho lớp trẻ đam mê nghề báo. Song chúng tôi vẫn thường mặc định với nhau rằng chỉ bàn công chuyện trên cơ quan. Kể cả có đi nhậu cũng có giờ giấc hẳn hoi. Nhận cuộc gọi vào lúc 9h đêm thế này, lòng tôi cũng cảm giác hơi bất an.


- Alo, X hả? Mày biết tin gì chưa? Thằng Hải nó ôm đống tài liệu mật vụ Pentum chạy qua Nhật rồi.


Mặt tôi tái lại, cơ hồ vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Pentum là một chuỗi công ty có mặt tại nhiều quốc gia, trụ sở chính nằm ở Tokyo, Nhật. Trước giờ đó luôn là công ty dẫn đầu cả nước về khâu khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trong tháng qua, Hải bảo đã tìm được chứng cứ nó xả thải rất tinh vi không qua xử lí, đổ trực tiếp ra biển. Cụ thể thế nào thì vẫn chưa ai biết, ngờ đâu lại xảy ra biến cố này.


- Mấy hôm trước, nó còn khoe với tao đã “nắm được thóp” bọn Pentum. Không hiểu sao đùng một phát, nó gửi tao đúng dòng: “Xin lỗi bố!” rồi mất tích.


- Tao mới dò hỏi bên hải quan. Nó vừa bay sang Nhật vào chiều nay. Chắc nó mò mẫm qua công ty mẹ bên kia để bán đống tài liệu mật lấy tiền, giọng ông nghe chữ được chữ mất.


- Mày thân thiết với nó, qua đó mang gấp thằng chết tiệt ấy về đây. Tao biết nó cần tiền chữa bệnh cho vợ. Cơ mà làm cách này là chết cả vợ cả nó, cả triệu bà con miền Trung. Ông lão gần 70 càng nói, càng xúc động.


Hải và vợ yêu nhau từ những năm đầu đại học. Tôi mới đi ăn đám cưới của họ cách đây tầm hai tháng thôi. Nghe đâu, một tuần sau ngày cưới, Thủy đột nhiên ngất xỉu khi đang làm việc. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy tim cần phải mổ gấp. Chi phí điều trị nghe đâu tận cả trăm ngàn USD và cần phải đưa sang Mỹ làm phẫu thuật mới có hi vọng. Cả đời tôi chưa gặp người xấu bao giờ, chỉ sợ người ta tình cảnh bị tha hóa bởi những tác động bất khả kháng như thế này!


Thật may là tôi và La La đều đã từng đi nước ngoài nên xin thị thực sang Nhật khá nhanh chóng. Chúng tôi đáp chuyến bay sang đất nước mặt trời mọc vào ngày cuối tháng 8, chỉ ba hôm sau sự vụ kinh thiên động địa trên.


La La ở cạnh tôi. Nàng thiếp đi sau hơn 6 giờ bay trên bầu trời. Dĩ nhiên, nàng không hề biết tôi sang Nhật vì công việc. Tôi chỉ nói đơn giản với nàng là muốn đi ngắm hoa anh đào một lần cho biết. Còn nàng thật thà tưởng tôi muốn nghe lại giai điệu của bản “Valse tiễn biệt”.


Sân bay quốc tế Tokyo đón chúng tôi bằng cái chớm lạnh của ngày đầu thu. Trời vừa mưa xong. Mặt đất bốc lên thứ vị khiến tôi nhớ man mác kỉ niệm của những ngày dầm mưa thuở nhỏ.


Ở ngoài sảnh, Yoshinaga đợi chúng tôi từ hơn một tiếng trước. Anh là người bạn tôi quen trong một cuộc trao đổi du học sinh thời tôi còn học đại học. Yoshinaga tốt nghiệp ở Yokohama rồi chuyển lên Tokyo làm việc cho đến nay.


Trong lần thăm Nhật này, tôi đã nhờ người đàn ông dễ mến này tìm giúp một khách sạn gần nhà hát Opera City. Trên đường về, anh bắt chuyện:

- Cô bé này định ở lại Nhật trong bao lâu?

- Chắc chưa đến một tuần anh ạ!

- La La chỉ đến để thi thôi, tôi nhanh nhẩu giải thích.

- À, ngày mai tôi có việc đến lãnh sự quán, cậu giúp tôi đưa La La đến trường làm thủ tục nhé! Vốn tôi từng nói có rất nhiều mối quan hệ trong lãnh sự quán nên nàng nghe tới đây cũng không hỏi thêm.
 
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 4: MÌNH CÙNG NGẮM LÁ RẺ QUẠT

Xe chầm chậm lướt qua trung tâm thành phố giờ cao điểm. Trước mắt tôi, rạp hát Opera City hiện lên, xinh lung linh trong vạt nắng mùa thu. Nó là địa điểm mà trường của La La mượn để “chấm thi” trong những ngày sắp tới. Khách sạn cũng cách trường của nàng không bao xa. Chỉ cần đi hết công viên trước mặt là tới.

Hoàn tất thủ tục nhận phòng, tôi gửi mail cho Hải và chờ vào vận may của mình. Hi vọng nhỏ nhoi rằng nó sẽ hồi âm trong mấy ngày tới, tôi tự nhủ. Thực tế, ở một thành phố hơn 30 triệu dân, nếu thằng bạn tôi trốn ở một xó nào đấy, thì họa chỉ có phát lệnh truy nã mới tìm ra được.

Sáng hôm sau, bắt đầu tôi lần mò những thông tin đầu tiên về Hải. Nhờ vào sự quen biết, tôi được tiết lộ rằng, Hải đúng là đang ở Tokyo. Thậm chí, anh còn dùng thẻ Master Card để mua đồ ở khu vực Shinjuku.

Lúc này, nghi hoặc về việc Hải đi “mặc cả” với Pentum đã rõ như ban ngày. Tuy nhiên, dường như mọi chuyện vẫn chưa thương lượng xong. Không một người nào sắp về Việt Nam lại mua cả tá Udon, kem đánh răng và một cái máy cạo râu. Song, tôi biết liên lạc với Hải bằng cách nào ở Tokyo rộng lớn này.

Những âu lo của tôi bị cắt ngang bởi tin nhắn của La La:
- Chiều nay chúng mình đi công viên nhé? Em muốn thấy tận mắt thấy cây rẻ quạt (momiji).

Cây rẻ quạt… Tôi cũng chưa được chiêm ngưỡng thứ sắc hoa vàng rực ấy bao giờ. Chỉ ấn tượng với những nét vẽ đẹp mê mẫn của tác giả Gosho Aoyama trong tập truyện tranh Conan. Phải đi chứ! Có gì quý giá hơn những trải nghiệm khi ta về già?

Chiều hôm đó, La La xuất hiện với một chiếc váy liền màu xanh da trời, chân đi giày cao gót. Trời có nắng nhưng vẫn se lạnh, do đó, nàng quàng cả chiếc khăn gió ấm tôi mua vội ở sân bay. Nút thắt của nó làm tôi nhớ tới những bộ phim của Hollywood mà tôi đã từng xem. Các nữ chính của họ cũng hay xuống phố với trang phục thế này.

- Anh thích cảnh này chứ? La La vừa hỏi vừa kiểng chân xoay thân người giữa rừng momiji.

- Nhà báo không lãng mạn như em tưởng tượng đâu. Song, nếu anh là họa sĩ, anh chắc chắn sẽ vẽ lại cảnh tượng này. Nó sẽ là bức tranh bán chạy nhất. Tôi nói đoạn tay cầm một lá momiji soi dưới ánh nắng mặt trời.

- Làm sao để gom hết những sắc vàng ở đây bỏ vào vali, mang về Việt Nam nhỉ?

- Chỉ khi ở Nhật, momiji mới là momiji thôi, tôi triết lí.

- Hoặc giả em có thể sang đây sống! Tha hồ mà chơi đùa với cỏ cây, tôi giễu.

- Nhưng Việt Nam mới là nhà của em cơ mà. Chỉ trong ít ngày tôi nghe câu này lặp lại hai lần. Không phải trùng hợp thế chứ!?

- Anh không cảm thấy nhớ nhà à? Em thì nhớ mẹ, nhớ chị Mi, nhớ những món ăn ở Việt Nam vô chừng. Mẹ em là một người đáng thương…

La La muốn nói thêm một điều gì nữa nhưng tôi chen vào:

- Phụ nữ bao giờ cũng đáng thương, thế nên mới cần đàn ông che chở. Do đó, dù họ sống ở đâu, Bắc cực, Alaska hay Gobi thì chỉ cần được ở cạnh họ, bất kì đâu cũng là quê hương của anh.

Leo dốc được nửa đoạn, trời bắt đầu đổ mưa. Tôi chống dù giúp em tìm chỗ ẩn nấp. Chúng tôi vào một quán trà thất ở gần đó để chờ mưa tạnh.

- Sáng nay, anh đến lãnh sự quán có việc gì quan trọng không?

- Anh chỉ tìm một người bạn thôi!

- Thế có gặp được không?

- Không em à. Người ta không muốn gặp anh.

- Khó nhỉ! Tay La La vân vê tách trà, còn tôi thì đang cố cắt nghĩa câu cảm thán của nàng.

Ít giây sau, nàng nói:

- À, ý em chắc anh khó xử lắm. Ngày xưa em cũng gặp chuyện này một lần. Khi còn học đại học, em có một anh bạn quen nhau ở một tổ chức thiện nguyện. Vào một ngày đẹp trời, anh ấy tỏ tình với em.

- Thế rồi, em ở bên hắn ta trong bao lâu?

- Anh chỉ muốn “kết quả” mà không biết “quá trình” ư?

- Thôi được rồi, để anh đổi câu hỏi tích cực hơn. Em đồng ý làm bạn gái cậu ta chứ?

La La cười khúc khích nhìn bộ dạng khó coi của tôi rồi đáp:

- Không. Em từ chối anh chàng đáng thương đó và rồi anh ấy biến mất như bọt biển. Em tiếc lắm. Đó là người đàn ông dễ mến và cả hài hước nữa. Em đã cười rất nhiều trong suốt quãng thời gian hai người quen nhau.

- Tại sao em không đồng ý? Tôi thắc mắc.

- Vì lúc đó em đã có bạn trai rồi.

Cái kết này, làm tôi ngẩn ra một lúc, còn La la thì đắc ý cười phá lên.

- Vấn đề của phụ nữ là họ luôn muốn quá nhiều. Điều này làm họ khổ đau, cho đến lúc chết, tôi đáp trả.

- Còn anh không nghĩ tình bạn giữa hai người khác giới vẫn tồn tại sao?

- Không! À, vẫn có! Chỉ là “độ bền” phụ thuộc vào nhan sắc của nữ giới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 5: VIÊN ĐẠN Ở RẠP HÁT

Hai hôm sau, La La đến ngày thi. Thời gian của tôi trên đất Nhật ngày càng ít đi vì visa chỉ xin 15 ngày. Trong khi Hải vẫn bật vô âm tín. Đưa nàng đến phòng chờ, nàng bảo:

- Anh lên tầng hai ngồi nhé. Em sợ nhìn thấy anh thì… quên bài.

Tôi tròn mắt, cười khì: “Trình độ như em cũng sợ quen bài sao?”, nói đoạn tôi vẫn chiều ý nàng men theo cầu thang lên lầu.

Opera City là một rạp pha trộn cả nét cổ điển và hiện đại. Màu vàng chủ đạo của nhà hát được “dát” lên mọi thứ có thể, từ mái vòm, ghế ngồi cho đến những họa tiết chạm trổ trên cánh cửa. Tuy nhiên, ở đây khán giả ngồi vào ba mặt của sân khấu thay vì ngồi thành hình vòng cung như nhiều rạp truyền thống

Sát giờ diễn, thấp thoáng một vài đài truyền hình lẫn các tờ báo địa phương đến tác nghiệp. Song, có vẻ số người dự khán không đông như tôi tưởng tượng. Đa phần vẫn là người nhà của các thí sinh và họ ngồi cả ở bên dưới.

Đèn tắt, nhạc dạo nổi lên vào người ta bắt đầu nói về chủ đề của buổi diễn. Tôi không tập trung nhiều lắm vì chỉ chờ đến phần thi của La La. Ơn trời, nàng vẫn đánh hoàn chỉnh hai bản nhạc của Bach. Điện thoại La La rung lên: “Anh ngồi ở tầng hai, hàng đầu tiên bên trái cánh gà nhé”.

Nhà hát tiếp tục chìm đắm vào những giai điệu lãng mạn của những bản cổ điển trứ danh. Thoáng suy nghĩ miên man về âm nhạc của tôi bị cắt đứt bởi ánh hồng ngoại và loạt tia lửa điện lóe lên ở khán đài đối điện.

Ban đầu, tôi nhầm tưởng đó là một sự cố về điện. Song, khi người đàn ông cách tôi hai dãy ghế gục xuống, linh tính mách bảo tôi rằng đã có chuyện chẳng lành xảy ra.
- Anh gì ơi, anh bị làm sao thế? Tiếng của tôi bị át giữa một rừng loa công suất lớn.

Ánh sáng yếu ớt của mấy ngọn đèn neon đặt dọc hành lang không đủ cho tôi biết đích thị ở bên kia rốt cuộc đã diễn ra chuyện gì. Thế rồi, dưới lớp áo măng tô là vùng máu đỏ thẫm. Tôi càng không thể tin đằng sau cái bịt mặt kia là Hải. Cậu thoi thóp, cố nói nhưng không ra tiếng, sức lực cuối cùng chỉ đủ chỉ tay vào cái cặp da in logo quen thuộc của công ty tôi. Sau đó, Hải gục xuống thật. Lần này, dẫu tôi có lay thế nào, Hải cũng không cử động.

Nhìn lại, cánh cửa hông sau lưng tôi bị đẩy bung ra. Vùng sáng giúp tôi nhìn rõ hai người đàn ông lực lưỡng đang lao về phía mình. Không nghĩ được nhiều, tôi vơ lấy chiếc cặp rồi lẫn nấp vào cuối hành lang, nơi bóng tối ngự trị. Thoát khỏi Opera City bằng tốc độ của một VĐV cự li ngắn, ơn trời tôi đã bắt được một chiếc taxi.
- Chạy thẳng ra sân bay giúp tôi, tôi hét như muốn lạc giọng.

Trong thời gian đến sân bay, tôi bắt đầu lục tìm những tài liệu trong chiếc cặp da. Không có gì đáng chú ý ngoài chiếc nhẫn cũ kĩ và máy tính cá nhân Hải luôn đem theo mình. Bên ngoài, trời về khuya từ lâu. Những hạt mưa phùn lất phất bên cửa sổ làm nhòe đi ánh đèn vàng vọt dẫn vào sân bay. Nó cũng như mơ hồ như tệp tài liệu Pentum mà Hải để ở ngoài màn hình desktop.
-Không sao, về nước mình sẽ nhờ chuyên gia giải mã, tôi tự an ủi mình khi click chuột vào biểu tượng Pentum.

Chuyến bay từ Tokyo về Việt Nam còn nửa giờ nữa là cất cánh. Quan sát một lượt, tôi lẫn theo đám đông vào phòng chờ.
-Lạy trời, La La không dính vào mớ hỗn độn này, tôi bất chợt rùng mình.

Tôi nào biết, khi mình lao đến vị trí của Hải, La La cũng vừa bước lên tầng hai. Cô chứng kiến toàn bộ cảnh hai người đàn ông rượt theo tôi. Thậm chí, La La ôm cả cái cặp mà tôi bỏ lại, cố chạy theo tôi dưới làn mưa. Bên kia đường, văng vẳng tiếng tôi gào lên trong không trung:
- Chạy thẳng ra sân bay giúp tôi!
 
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 6: VỤ KHỦNG BỐ KINH HOÀNG

Lao vào quầy vé, La La căn bản không còn phân biệt được những dòng chữ xanh đỏ trên bảng điện tử:
- Cho tôi hỏi chuyến bay gần nhất về Việt Nam khởi hành lúc mấy giờ ạ?
- Thưa quý khách, 23h ạ. Đáng tiếc, chúng tôi không còn chỗ trống cho chuyến này nữa. Nhưng, chị có thể đi chuyến vào 7h sáng mai.
- Không còn cách nào để mua vé nữa sao?
- Vâng! Chúng tôi rất lấy làm tiếc ạ!

La La cảm ơn rồi thở dài quay ra. Tuy nhiên, từ trong phòng chờ, hai nhân viên an ninh gấp gáp cáng ra một người đàn ông khoảng trung niên, nằm đờ đẫn. Họ la lên: “Xin tránh đường! Xin tránh đường!”. Bàn giao cho các nhân viên y tế, cậu nói bằng giọng tội nghiệp: “Ông ta bay về Việt Nam nhưng đột nhiên lên cơn đau tim.”

La La trở lại quầy vé, với chút hi vọng mong manh:
- Không biết tôi có thể mua lại chỗ ngồi của quý ông kia được không ạ?

Cô nhân viên cười gượng gạo giải thích:

-Ban nãy thì được nhưng giờ cổng máy bay đã đóng. Tôi e là đã hết cách! Thế rồi, người ta lại thấy cánh cửa trong suốt kia lại mở thêm một lần nữa. Một thiếu nữ chạy ngược về phía La La. Thì ra là còn gái của người đàn ông xuất hiện cách đây ba phút. Sau khi giải quyết một số thủ tục với sân bay, cô quyết định ở lại Nhật Bản chứ không bay về Việt Nam.
La La mỉm cười: “Giờ thì tôi có thể về Việt Nam trong đêm nay phải không?”
- Vâng, nhưng chị phải di chuyển thật nhanh nhé! Chúc chị lộ bình an.
- Cảm ơn! Nói đoạn, La La chạy như bay lên khoan máy bay, trong đầu ngổn ngang những câu hỏi không đầu không đuôi.

Máy bay rùng mình cất cánh. La La đi dọc hành lang. Cô bước qua ghế ngồi của mình một cách hờ hững. Lướt đến khoan thương gia, mắt La La sáng lên:
- Sao anh bỏ đi vội thế? Có chuyện gì xảy ra vậy?
Tôi há hốc mồm vì cứ tưởng đã “cắt đuôi” được nàng. Tiếng tôi lắp bắp: “Sao em ở đây?”. Đó vẫn chưa là thứ khiến tôi kinh ngạc duy nhất. Hai gã đàn ông chơi trò cút bắt ở rạp hát đã đứng cạnh La La tự bao giờ.
-Mày la lên là con bé này xơi “kẹo đồng” đấy! Đưa cái cặp nhanh lên và sẽ không có ai bị thương cho đến khi hạ cánh. Gã tóc vàng hất hàm ra lệnh.

Cùng lúc đó, một giọng Đông Âu khác oang oang trên loa:
- Chào “cả nhà”. Chúng ta đang quay lại Nhật Bản. Máy bay của quý vị đã bị khống chế. Bọn tôi không cần mạng của ai cả. Thế nên tuyệt đối đừng làm điều gì ngu ngốc. Xin nhắc lại, mọi phản kháng dù là nhỏ nhất cũng sẽ khiến bi kịch 11/09 hiện về.

La La run bắn người khi thanh thép chạm vào hông mình.
- Đừng làm bậy nhé! Nó là của các anh. Tôi với tay lấy chiếc máy tính một tay đưa cho gã tóc vàng, tay kia nắm lấy bàn tay xâm xấp mồ hôi của La La hòng trấn an.
- Đừng sợ, không sao đâu em!

Đúng lúc đó, máy bay nghiêng một góc thật lớn để trở lại đất liền. Tên đứng gần La La hơi mất thăng bằng. Nàng liều lĩnh xoay mình, hất văng cả súng và laptop xuống sàn. Đáng tiếc, hành động phản kháng ngây thơ đó, vô tình đưa chúng tôi đến gần tử thần hơn cả. Tên còn lại đã đề phòng được tình huống bất trắc từ trước. Hắn đứng lùi về sau một thân người, nép sát vào thành ghế. Khi thấy bạn mình bị đẩy ngã, thay vì chĩa họng súng về phía tôi, gã lại nhắm đến La La và bóp cò.

“Chíu”, tiếng súng giảm thanh đanh gọn, găm thẳng đầu đạn vào vai La La. Gã rít lên trong họng tiếng gì đó rồi lại xiết cò lần thứ hai. Lần này, tôi đã đủ thời gian để lao tới, hất mạnh vào tay gã. Viên đạn lao đi trong không khí, xuyên qua tấm kính chắn gió, xé toạc cửa sổ. Chênh lệch áp suất đột ngột khiến máy bay rùng lên. Thế rồi, ở độ cao vài ngàn mét so với mực nước biển, hai gã bị hất văng ra khỏi máy bay. Tôi gắng sức níu được La La, kéo sâu vào trong lối đi. Nàng thì thào: “Anh có sao không?”

Giữ chặt vai nàng, tôi cất từng lời đau khổ: “Em đang bị thương. Nhìn vào anh đây này. Em cố ấn vào đây để cầm máu”. Mắt tôi đảo xung quanh. Ngoài kia, động cơ của máy bay không ngừng bốc cháy dữ dội. Tiếng la ó trong khoang tăng dần đều theo thời gian. Cơ trưởng nói những lời trấn an vô nghĩa bởi khối thép ngàn tấn đang mất dần độ cao. Viên đạn lạc vừa rồi khiến cơ hội đáp khẩn cấp của chúng tôi chỉ là mơ mộng viễn vông. Choàng chiếc áo phao duy nhất vớ được vào người La La, tôi nói với mặc cảm tội lỗi: “Xin lỗi em! Vì anh mà em phải chịu khổ thế này”.
- Em còn sống được bao lâu nữa nhỉ, nàng gượng cười.
- Đừng nói bậy! Nghe anh đây này. Em sẽ không sao cả. Máy bay đang mất độ cao. Nó sắp đâm xuống biển. Anh không chắc đây có phải là cách hay hay không, nhưng mình phải nhảy ra khỏi đây trước khi nó phát nổ. Giờ em mặc áo phao này vào. Khi nào anh bảo thì buông tay ra nhé.

Cứ thế, hai con người nhỏ nhoi mất hút, để lại giữa không trung những ánh lửa bập bùng, phản chiếu xuống nền đại dương xanh ngắt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ai_Sherry

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
11/8/15
Bài viết
692
Gạo
3.000,0
Hello em,

Chị không biết việc chị vào bình luận thế này em sẽ vui hay buồn bởi thường thì “mặt” chị chỉ mang đến tin xấu :-s.

Thật ra chị đã theo dõi truyện của em từ chương 1 nhưng đến chương này mới xin phép “nhặt chút sạn”. Chị sẽ không nhận xét văn phong vì đây là cá tính, đặc điểm riêng của mỗi tác giả mà chỉ muốn nêu những điểm chị thấy chưa logic. Nói chung cũng là nhận xét của cá nhân chị thôi, nếu em thấy không phù hợp thì cứ bỏ qua nhé.

1. Việc đổi ngôi kể:

Khi em lựa chọn việc viết ngôi một là em phải xác định nó sẽ bị hạn chế góc nhìn rất nhiều so với ngôi ba. Đổi ngôi kể không phải chuyện hiếm, bản thân chị cũng có một truyện mà chị đổi ngôi kể. Nhưng việc đổi ngôi thường xảy ra khi tác giả chọn ngôi ba là chính và chỉ đổi qua ngôi nhất để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Ngược lại, cách em đổi ngôi kể (khúc La La ra sân bay) lại tạo cảm giác là tác giả “bí” chưa biết xử lý sao nên cứ tương bừa vào một khúc như vậy (đây là chị nói cảm nhận cá nhân từ góc nhìn độc giả). Em thử suy nghĩ lại một chút để nó mượt hơn nhé.


Bên kia đường, văng vẳng tiếng tôi gào lên trong không trung:
- Chạy thẳng ra sân bay giúp tôi!

Đoạn này cũng hơi lấn cấn một chút vì dưới góc nhìn của “tôi” mà lại thấy chính mình gào lên. Đây vẫn trong ngôi kể một nên thấy hơi ngang. Em thử cân nhắc đổi chủ ngữ câu này vì dù sao mở đầu đoạn đã là “Tôi nào biết...”. Chẳng hạn, thay vì “tôi” làm gì đó thì có thể thành “La La” đã thấy/nghe được tôi làm gì đó.

2. Chi tiết La La lấy vé về VN:

Khi chuyến bay đã đầy, thực sự rất khó lấy vé vớt như vậy vì sẽ còn một waiting list dài. Không phải cứ 1 khách bỏ chuyến thì có thể trám được một người khác theo mong muốn vào mà phải theo thứ tự trong danh sách chờ. Hơn nữa, quầy check-in cũng sẽ đóng 60’ trước giờ bay chứ đừng nói quầy vé. Khi máy bay boarding và có khách đã check-in nhưng bỏ chuyến thì họ chỉ bỏ hành lý của khách đó ra chứ không nhận thêm khách nào khác. Thế nên, việc LL vớt được vé kiểu này hơi khiên cưỡng.

Thêm một chi tiết nhỏ nữa, sân bay ở Tokyo rất lớn, quầy vé, quầy check-in, cửa an ninh không nằm cùng một chỗ, người ra vào vô cùng đông nên không thể dễ dàng biết được ông bị đau tim và cô con gái kia đã bỏ chuyến bay mà mình muốn lên.

3. Bọn khủng bố:

La La đã rất khó khăn mới lấy được vé, vậy hai tên khủng bố lấy vé thế nào? Chả lẽ cầm súng uy hiếp từ dưới sân bay để lên máy bay? Chuyện này không thể có nhé, sẽ bị an ninh bắn chết từ lúc mới rút súng ra kìa. An ninh hàng không không vô dụng như phim Hollywood đâu :D.

Thứ hai, chắc chắn một điều, không một hành khách nào có thể mang súng lên máy bay. Vì em đã nhắc tới vụ 11/9 thì em có thể đọc thêm một chút là sau sự kiện đó, an ninh hàng không toàn thế giới đã được nâng lên một tầm cao mới. Nếu không thì những sân bay / chuyến bay đến và đi từ những thành phố lớn (trong đó có Tokyo) đã bị đánh bom suốt ngày.

4. Đoạn viên đạn văng vào cửa cuốn 2 tên khủng bố ra khỏi máy bay làm chị ngẩn người, cố tưởng tượng xem cái cửa đó là cửa nào. Nếu là cửa sổ thì viên đạn xuyên qua sẽ chỉ để lại một lỗ nhỏ vì cửa sổ máy bay có tới ba lớp làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nên không có chuyện bắn cái là vỡ tan như kính. Chưa kể cửa sổ này (kể cả cửa của những máy bay đời mới) khá nhỏ, để một người lớn xuyên ra ngoài là khá khó khăn.

Còn nếu không phải cửa sổ thì lẽ nào là cửa chính hay cửa thoát hiểm? Vậy phải mở kiểu gì? Quy trình mở cửa máy bay rất phức tạp chứ không thể dễ dàng vì một viên đạn văng vào mà mở tung được.

5. Bất kể thứ tài liệu mà nam chính đang cầm giá trị tới cỡ nào thì bên công ty kia đều sẽ không giải quyết “cục súc” kiểu cho người cầm súng lên máy bay để cướp lại. Hơn nữa, tài liệu càng giá trị chứng tỏ tiềm lực công ty càng lớn nên họ sẽ có nhiều cách giải quyết êm thấm hơn. Ví dụ như, họ đã biết anh này bay chuyến nào, mặt mũi ra sao thì chỉ cần cho người đón lõng dưới sân bay VN là xong, đâu cần xử lý cồng kềnh thế kia.

6. Phản ứng của LL: xin lỗi em nếu chị phải nói thẳng là phản ứng của cô này quá mức ngốc nghếch. Không ai khi bị súng chĩa vào đầu, đối phương là dân chuyên nghiệp và đi 2 người lại có một thứ phản ứng ngây ngô đến thế. Việc duy nhất cần làm vào hoàn cảnh đó là im lặng và tuân thủ mọi yêu cầu, tuyệt đối không được tỏ ra thông minh hay nghĩ mình là nữ chính phim hành động. Nhân vật LL rõ ràng đủ lớn để cư xử chín chắn hơn rất nhiều. Chưa kể, một cô gái bình thường mà rơi vào hoàn cảnh LL có khi chân đã nhũn ra rồi ấy.


Thay cho lời kết thì chị chỉ muốn nhắc lại nhận xét này hoàn toàn dưới góc nhìn cá nhân của chị, không đại diện cho số đông nên nếu em thấy chưa chính xác thì cứ bỏ qua thôi.

Chúc hố đông khách nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
Cảm ơn chị đã quan tâm đến truyện của em. Em rất vui khi chị bỏ thời gian và chỉ ra những điểm chưa hợp lí. Em lấn cấn rất nhiều những chuyện mà chị nói. Cơ bản thì kiến thức của em về chuyện sân bay... các kiểu thực sự không nhiều. Em suy nghĩ rất kĩ và sẽ chỉnh lại mọi thứ cho hợp lí hơn. Rất rất cảm ơn chị về những nhận xét trên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tham gia
24/8/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
CHƯƠNG 7: SAO SẮP ĐỔI NGÔI

Hạ về, kinh thành Đồ Bàn phơi mình trong sắc vàng của nắng. Chế Đồ Ba suy tư, rảo bước hết mấy vòng ở hoa viên, quên đi cả cái oi bức sau ngày hạ chí. Chỉ mấy hôm trước thôi, Chế Đồ Ba còn bàn chuyện đại sự với Chế Mân, mà giờ thì…

Nghĩ đoạn, Chế Đồ Ba quay sang nhìn bộ dạng khúm núm của thần y Ông Chà Nà.

- Không cần kinh sợ, hãy nói cho ta nghe bệnh tình của bệ hạ. Phải thật cặn kẽ! Thái úy cố tình nói chậm để nhấn mạnh những chữ cuối.

- Thưa Thái úy, bệ hạ phúc lớn mệnh lớn. Bạo bệnh nay đã lui, chỉ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trong ít ngày là có thể thượng triều.

- Bố láo! Nhà ngươi biết tội xàm tấu sẽ bị chém cả họ không?

- Thần quả không dám nói bừa ạ! Ông Chà Nà quỳ rạp xuống đất mếu máo. Thần vào cung từ thời tiên đế còn sống, lại chịu ơn sâu của thánh thượng, nguyện dốc sức khuyển mã, nào dám lơ là chức trách.

- Nhà ngươi còn già mồm. - Chế Đồ Ba tuốt gươm ra khỏi vỏ với giọng quả quyết. Đêm qua, chính ta nghe kể bệ hạ sốt cao đén mức mê sảng. Chuyện sống chết nay mai chưa rõ, ngươi còn khăng khăng vài ngày nữa có thể thượng triều.


Vẫn bộ dạng khúm núm, song lần này Ông Chà Nà ngẩng đầu lên tâu:

- Bẩm, thần quyết không nói gian. Bệ hạ chỉ nhất thời gặp cơn sốt phát ban ác tính. Bệnh nay đã phát ra ngoài, không còn gì đáng lo. Tĩnh dưỡng vài hôm, có thể xử lí chuyện chính sự trở lại.

- Được rồi, ta không trách tội ngươi nữa. Ta nghe bảo ngươi ngoài việc chữa bệnh cứu người còn giỏi xem tướng pháp, đoán được chuyện trời đất?

- Bẩm, chỉ là lời người đời thêu dệt thôi ạ. Trước khi vào cung, thần ngao du sơn thủy, được nhân gian chỉ dạy cho ít kinh nghiệm thiên văn. Còn chuyện số mệnh, ông trời đã an bài sẵn, làm sao đoán biết hay cầu đảo được.

- Vậy ngươi nói xem, đêm qua ta nằm mộng thấy hai con rồng cùng bay về phương Nam. Nửa đường, một con hóa thành thuồng luồng nuốt gọn con rồng còn lại. Như vậy là ý làm sao?


Ông Chà Nà nghe đến đây mới mỉm cười:

- Trước nay mơ thấy rồng, phượng đều là phú quý cát tường. Thái úy chớ lo!


Chế Đồ Ba cười khẩy, biết rõ Ông Chà Nà đang lấy lòng mình, nhưng câu trước hợp câu sau, không thể nào trách phạt, liền bảo:

- Được rồi! Cho ngươi lui. Có việc gì cần ta sẽ triệu.


Đêm đó, Chế Đồ Ba vẫn chong đèn đọc binh pháp như thói quen. Bỗng đến canh ba thì có tiếng lao xao. Thị vệ tâm phúc của Chế Mân đến xin cầu kiến.

- Không ổn rồi Thái úy. Hoàng thượng đang hấp hối, mời đến điện gấp ạ!


Không kịp mặc áo khoác, Chế Đồ Ba lao ngay về cổng phía Đông. Đến nơi, Chế Mân đang ngự trên chiếc giường có khảm đầu rồng bằng vàng. Toàn thân của vị vua này đã phát ban dày đặc đến nỗi Ông Chà Nà cũng lắc đầu ngao ngán. Dưới da Chế Mân, những đốm xuất huyết đã dần vỡ ra. Hơi thở ông bắt đầu yếu, chỉ còn thần trí là minh mẫn.


Đuổi hết mọi người ra khỏi điện, Chế Mân nắm tay Chế Đồ Ba, khó nhọc nói:

- Mệnh ta như ngọn đèn trước gió, nay mai sẽ tắt. Sau khi ta khuất núi, người chớ vội phục tang. Hãy mau mau đón Huyền Trân rời khỏi cung.

- Khi đi nhớ cầm theo binh phù của ta đến Chiêm Động. Tất cả thủy quân ở đó sẽ do ngươi chỉ huy. Binh lính và lương thực ở đó, cộng với địa thế hiểm trở, đủ cho ngươi cầm cự với Chế Chí trong một năm, lại tránh được việc Đại Việt nhân chuyện tang thương đánh úp nước ta.

- Nên nhớ, chuyện binh đao tránh được thì nên tránh. Đó là cái phúc của vương quốc này. Đợi một thời gian, chờ thời cơ chín muồi, ngươi hãy hồi cung.


Tin tức Chế Mân sắp băng nhanh chóng lan truyền khắp tam cung lục viện. Tạ Thạch hộc tốc chạy đến bái kiến Hoàng hậu. Quỳ thụp trước thềm, Tạ Thạch khóc to:

- Không xong rồi, không xong rồi, Hoàng hậu ơi! Người hãy đến thăm Hoàng thượng lần cuối.

Huyền Trân kinh ngạc, đỡ Tạ Thạch dậy. Nàng chạy nhanh đến nỗi đánh rơi cả đôi hài ở hậu cung.

- Ngài huyên thuyên gì vậy? Ông Chà Nà còn mới bảo bệnh tình của bệ hạ dần hồi phục, nay mai còn thượng triều được kia mà.

- Bẩm, bệnh tình của ngài từ đêm qua đã trở nặng. Đến trưa nay, thì mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân phát ban đỏ rực. Xin Hoàng hậu nhanh chân đến thăm kẻo không kịp.
 
Bên trên