CHƯƠNG 8: QUÝ NHÂN ĐẾN
Trưa hôm đó, Ông Chà Nà xách cần câu ra cửa sông gần nhà như thời còn trai trẻ. Đây là thú tiêu khiển mà lão đã quên lãng từ khi vào cung. Chính xác hơn là ông không còn tâm trí để mua vui khi xung quanh mình toàn là người bệnh. Sớm nay, tranh thủ tuần thăm nhà, Ông Chà Nà đã ra sau vườn đào đào xới xới, tìm được kha khá mồi ngon, đủ dùng đến khi tắt nắng. Cần buông chưa lâu, ông phải liên tục thay mồi.
- Bố khỉ! Chúng mày cũng khôn đấy. Biết rỉa mồi chứ không cắn câu.
Trưa hôm đó, Ông Chà Nà xách cần câu ra cửa sông gần nhà như thời còn trai trẻ. Đây là thú tiêu khiển mà lão đã quên lãng từ khi vào cung. Chính xác hơn là ông không còn tâm trí để mua vui khi xung quanh mình toàn là người bệnh. Sớm nay, tranh thủ tuần thăm nhà, Ông Chà Nà đã ra sau vườn đào đào xới xới, tìm được kha khá mồi ngon, đủ dùng đến khi tắt nắng. Cần buông chưa lâu, ông phải liên tục thay mồi.
- Bố khỉ! Chúng mày cũng khôn đấy. Biết rỉa mồi chứ không cắn câu.
Đến lần thứ ba, nhìn vào mặt nước xao động, vị thần y lẩm bẩm: “Giờ thì, hết thoát nhé!”. Ông Chà Nà vận sức kéo. Đáng tiếc, dưới lưỡi câu không có con cá nào. Nó móc phải vật thể xôm xốp. Ông tái mặt khi phát một thiếu nữ nổi bồng bềnh dưới lớp áo phao. Ông hét lớn:
- Có người đuối nước! Ông Chân lại đây phụ cha một tay nào.
- Cô gái nào xúi quẩy thế không biết. - Ông Chân buộc miệng than.
- Xem chừng trang phục lạ cha nhỉ. Hay là thuyền nhân ngoại quốc gặp bão rồi trôi dạt vào đây?
Ông Chà Nà không nói không rằng nâng nhẹ mí mắt của cô gái xấu số kia, tay kiểm tra động mạch ở cổ. Động tác lẹ làng, dứt khoát khiến những người hiếu kì ở gần đó không khỏi ngưỡng mộ. Xem qua một lượt, các nếp nhăn trên gương mặt của người đàn ông đã ngoài lục tuần này bớt xô vào nhau.
- Đồng tử chưa giãn, mạch yếu nhưng người còn ấm, vẫn còn chút hi vọng.
Thế rồi, hai cha con họ Ông hì hục cứu chữa suốt nửa canh giờ. Dù cô gái chưa hết hôn mê nhưng chí ít họ biết, tử thần đã quay mặt bỏ đi.
- Cha xem này! Vết thương ở bả vai của cô gái này thật lạ. Lõm sâu vào bên trong, không giống như quái thú tấn công, Ông Chân vừa nói vừa dùng tay ấn nhẹ vào vùng tấy đỏ kiểm tra.
Ông Chà Nà ghé sát đôi mắt kèm nhèm của mình vào chỗ dị dạng kết luận.
- Bị thương do kim loại đâm xuyên vào. Nhưng ta không hiểu tại sao lại lõm sâu đến thế. Tạm thời đưa cô ta về nhà theo dõi cái đã, rồi ta tính tiếp.
Nói đoạn, có tiếng ngựa lưu tinh lẫn khuất trong bờ tre đầu làng vọng lại. Là người mặc quan phục triều đình. “Lạ nhỉ, ta về mới được một đêm. Trong cung có biến gì chăng?”, Ông Chà Nà băn khoăn.
Viên quan trẻ tuổi xuống ngựa, một tay chỉnh lại chiếc mũ bị xô lệch sang một bên, một tay kéo Ông Chà Nà ra một khóm tre gần đó. Nhìn đi nhìn lại, cảm thấy không bị ai quấy rầy nữa thì mới cất lời:
- Mời Ông tiên sinh lên ngựa về kinh thành gấp. Đêm qua, hoàng thượng lại phát sốt. Các thái y đã thử nhiều cách nhưng không sao khống chế được bệnh tình.
- Được rồi, đưa ta vào cung gấp. À, chờ ta một chút, ta có chuyện dặn dò thằng con.
-Vâng, nhưng xin tiên sinh nhanh cho.
Cô gái ngoại quốc nằm bất động trên cỏ. Hơi thở đều đặn hơn trước, nhưng toàn thân bắt đầu nóng. Ông Chà Nà đi lại vỗ vai Ông Chân, ôn tồn bảo:
- Ta lại phải vào cung ngay bây giờ. Cô gái kia tạm thời qua cơn nguy kịch. Song, vết thương ở bả vai thì không xem thường được. Trước mắt con cứ cho cô ta uống thuốc cầm máu, đợi ta về sẽ tính tiếp.
Ngày hạ chí trôi qua chưa được bao lâu, gió Tây cứ men theo sườn núi tràn vào kinh thành, mang theo cảm giác bỏng rát cực độ. Ông Chà Nà ngồi trên yên ngựa, tay quệt mồ hôi chảy ròng trên má, miệng liên tục hỏi han về bệnh tình của hoàng thượng. Kinh nghiệm 30 năm của hành nghề của ông cho biết, hầu hết mọi căn bệnh đều có thể chế ngự nếu biết được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Thật may mắn, khi vị danh y này vào cung, Chế Mân đã hạ sốt. Nhìn Ông Chà Nà quỳ thụp dưới sàn, Chế Mân cảm thấy áy náy:
- Chỉ là bệnh ngoài da thôi ấy mà. Thái úy làm quá lên rồi. Thật hiếm khi ngươi về thăm nhà. Ta thật không phải.
- Bệ hạ xin đường nói vậy. Bổn phận của thần là hầu hạ người. Bệnh của bệ hạ không thể khinh nhờn dù là bệnh ngoài da.
Đỡ Chế Mân ngồi dậy, Ông Chà Nà bắt đầu bắt mạch. Chỉ mới một hôm không gặp, Chế Mân đã thay đổi một cách khác thường. Thân thủ không còn linh hoạt, mắt ngại ánh sáng, mỗi giọng nói hào sảng là vẫn vẹn nguyên. Ông thái y chẩn đoán trong lo lắng: “Đây là căn bệnh ngoài da lần đầu thần gặp. Thần không dám quả quyết việc bệ hạ sốt cao và mắt kém đi là do nguyên phát hay thứ phát. Nếu nguyên phát thì chỉ cần đắp thuốc dăm ba bữa, đợi độc tố xuất ra bên ngoài cơ thể vị tất khỏi bệnh. Nhưng nếu bệ hạ mắc một chứng bệnh nào khác dẫn đến phát ban và sốt cao thì phải theo dõi thêm, thần mới dám kết luận.
Viên Thái úy đứng cạnh, nghe chưa hết câu đã nổi nóng:
- Nhà người là thái y, cớ sao lại giở giọng nước đôi. Sức khỏe của bệ hạ là vàng ngọc. Cứ phải chờ đợi thì biết đến khi nào mới giải quyết được chuyện triều chính.
Ông Chà Nà phân trần:
- Thưa Thái úy, thần là người chữa bệnh, không phải thánh thần để liệu trước được mọi việc. Công việc của một thầy thuốc là dựa vào triệu chứng mà đưa ra phán đoán rồi bốc thuốc.
- Đã là phán đoán thì phải có thể mắc sai sót đúng không? - Thái úy lên giọng.
Ông Chà Nà định biện giải một điều gì đó, nhưng Chế Mân đã kịp gạt đi:
- Thôi thôi, hai khanh đừng tranh luận nữa. Ông Chà Nà nói xem, nhà ngươi cần gì lúc này nào?
Thần y quỳ xuống, giọng quả quyết:
- Thần cần tức tốc quay về nhà. Nhà thần có một loại thảo dược hi vọng có thể giúp được cho bệ hạ.
- Không phải ngươi dùng kế hoãn binh đấy chứ? - Thái úy mỉa mai.
- Vì đây là thảo dược quý, phải xử lí ngay sau khi hái mới có công dụng nên thần không dám nhờ vả ai. Thái úy nghi ngờ có thể cho quan quân đi cùng thần ạ!
Cùng thời điểm sinh tử của Chế Mân, cô gái ngoại quốc đã dần lấy lại ý thức dưới sự chăm sóc tận tình của Ông Chân. Cô gượng dậy và hốt hoảng khi thấy thấy trên mình là một bộ y phục vô cùng lạ lẫm.
- Đây là đâu, sao tôi lại ở đây? - Cô tỏ rõ sự sợ sệt khi thấy Ông Chân đem chén thuốc vào phòng.
- Ấy, cô nương không được cử động mạnh. Cô vẫn chưa khỏi bệnh đâu.
Đỡ cô gái dậy, Ông Chân thuật lại đầu đuôi câu chuyện:
- Hai bố con tôi đang đi câu thì trông thấy cô trôi lềnh bềnh ở cửa sông sau nhà. Khó khăn lắm, chúng tôi mới cứu được cô. Xem ra số mạng của cô hãy còn lớn. Nhưng vai của cô thì chưa khỏi đâu. Phải chờ bố tôi từ kinh thành trở về chữa trị dứt điểm. Cô vẫn còn yếu lắm, đừng đi lại lung tung. Cần gì cứ nói tôi hoặc giai nhân trong nhà là được. À, mà cô tên gì nhỉ?
- Anh cứ gọi tôi là …Quỳnh Như.
- Tôi thấy cô như người ngoại quốc, nhưng lại nói tiếng Chăm khá sỏi nhỉ?
Tại sao ư, Quỳnh Như cũng không thể giải thích được. Bất chợt cô nhớ ra điều gì đó:
- Anh mới nói gì về Kinh thành ấy nhỉ.
- Đúng rồi, kinh thành Đồ Bàn, cách đây cũng vài dặm. Lúc này, mặt Quỳnh Như mới tái đi, cô hỏi tiếp:
- Thế tôi đang sống ở thời nào?
- Cô thật không nhớ gì ư, Ông Chân hỏi với vẻ thương cảm. Anh nghĩ chắc sau một cú sốc, đầu óc cô nàng cũng không còn được bình thường. Dẫu vậy, anh vẫn từ tốn đáp:
- Thưa cô, đây là thời đại của Chế Mân.
Bần thần hồi lâu, cô gái vẫn không chắp nối được những sự kiện đã diễn ra. Cô chỉ nhớ mình đang vật lộn giữa mênh mông sóng nước, rồi thoáng một cái đã dạt vào vương quốc Chăm pa.
- Có người đuối nước! Ông Chân lại đây phụ cha một tay nào.
- Cô gái nào xúi quẩy thế không biết. - Ông Chân buộc miệng than.
- Xem chừng trang phục lạ cha nhỉ. Hay là thuyền nhân ngoại quốc gặp bão rồi trôi dạt vào đây?
Ông Chà Nà không nói không rằng nâng nhẹ mí mắt của cô gái xấu số kia, tay kiểm tra động mạch ở cổ. Động tác lẹ làng, dứt khoát khiến những người hiếu kì ở gần đó không khỏi ngưỡng mộ. Xem qua một lượt, các nếp nhăn trên gương mặt của người đàn ông đã ngoài lục tuần này bớt xô vào nhau.
- Đồng tử chưa giãn, mạch yếu nhưng người còn ấm, vẫn còn chút hi vọng.
Thế rồi, hai cha con họ Ông hì hục cứu chữa suốt nửa canh giờ. Dù cô gái chưa hết hôn mê nhưng chí ít họ biết, tử thần đã quay mặt bỏ đi.
- Cha xem này! Vết thương ở bả vai của cô gái này thật lạ. Lõm sâu vào bên trong, không giống như quái thú tấn công, Ông Chân vừa nói vừa dùng tay ấn nhẹ vào vùng tấy đỏ kiểm tra.
Ông Chà Nà ghé sát đôi mắt kèm nhèm của mình vào chỗ dị dạng kết luận.
- Bị thương do kim loại đâm xuyên vào. Nhưng ta không hiểu tại sao lại lõm sâu đến thế. Tạm thời đưa cô ta về nhà theo dõi cái đã, rồi ta tính tiếp.
Nói đoạn, có tiếng ngựa lưu tinh lẫn khuất trong bờ tre đầu làng vọng lại. Là người mặc quan phục triều đình. “Lạ nhỉ, ta về mới được một đêm. Trong cung có biến gì chăng?”, Ông Chà Nà băn khoăn.
Viên quan trẻ tuổi xuống ngựa, một tay chỉnh lại chiếc mũ bị xô lệch sang một bên, một tay kéo Ông Chà Nà ra một khóm tre gần đó. Nhìn đi nhìn lại, cảm thấy không bị ai quấy rầy nữa thì mới cất lời:
- Mời Ông tiên sinh lên ngựa về kinh thành gấp. Đêm qua, hoàng thượng lại phát sốt. Các thái y đã thử nhiều cách nhưng không sao khống chế được bệnh tình.
- Được rồi, đưa ta vào cung gấp. À, chờ ta một chút, ta có chuyện dặn dò thằng con.
-Vâng, nhưng xin tiên sinh nhanh cho.
Cô gái ngoại quốc nằm bất động trên cỏ. Hơi thở đều đặn hơn trước, nhưng toàn thân bắt đầu nóng. Ông Chà Nà đi lại vỗ vai Ông Chân, ôn tồn bảo:
- Ta lại phải vào cung ngay bây giờ. Cô gái kia tạm thời qua cơn nguy kịch. Song, vết thương ở bả vai thì không xem thường được. Trước mắt con cứ cho cô ta uống thuốc cầm máu, đợi ta về sẽ tính tiếp.
Ngày hạ chí trôi qua chưa được bao lâu, gió Tây cứ men theo sườn núi tràn vào kinh thành, mang theo cảm giác bỏng rát cực độ. Ông Chà Nà ngồi trên yên ngựa, tay quệt mồ hôi chảy ròng trên má, miệng liên tục hỏi han về bệnh tình của hoàng thượng. Kinh nghiệm 30 năm của hành nghề của ông cho biết, hầu hết mọi căn bệnh đều có thể chế ngự nếu biết được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Thật may mắn, khi vị danh y này vào cung, Chế Mân đã hạ sốt. Nhìn Ông Chà Nà quỳ thụp dưới sàn, Chế Mân cảm thấy áy náy:
- Chỉ là bệnh ngoài da thôi ấy mà. Thái úy làm quá lên rồi. Thật hiếm khi ngươi về thăm nhà. Ta thật không phải.
- Bệ hạ xin đường nói vậy. Bổn phận của thần là hầu hạ người. Bệnh của bệ hạ không thể khinh nhờn dù là bệnh ngoài da.
Đỡ Chế Mân ngồi dậy, Ông Chà Nà bắt đầu bắt mạch. Chỉ mới một hôm không gặp, Chế Mân đã thay đổi một cách khác thường. Thân thủ không còn linh hoạt, mắt ngại ánh sáng, mỗi giọng nói hào sảng là vẫn vẹn nguyên. Ông thái y chẩn đoán trong lo lắng: “Đây là căn bệnh ngoài da lần đầu thần gặp. Thần không dám quả quyết việc bệ hạ sốt cao và mắt kém đi là do nguyên phát hay thứ phát. Nếu nguyên phát thì chỉ cần đắp thuốc dăm ba bữa, đợi độc tố xuất ra bên ngoài cơ thể vị tất khỏi bệnh. Nhưng nếu bệ hạ mắc một chứng bệnh nào khác dẫn đến phát ban và sốt cao thì phải theo dõi thêm, thần mới dám kết luận.
Viên Thái úy đứng cạnh, nghe chưa hết câu đã nổi nóng:
- Nhà người là thái y, cớ sao lại giở giọng nước đôi. Sức khỏe của bệ hạ là vàng ngọc. Cứ phải chờ đợi thì biết đến khi nào mới giải quyết được chuyện triều chính.
Ông Chà Nà phân trần:
- Thưa Thái úy, thần là người chữa bệnh, không phải thánh thần để liệu trước được mọi việc. Công việc của một thầy thuốc là dựa vào triệu chứng mà đưa ra phán đoán rồi bốc thuốc.
- Đã là phán đoán thì phải có thể mắc sai sót đúng không? - Thái úy lên giọng.
Ông Chà Nà định biện giải một điều gì đó, nhưng Chế Mân đã kịp gạt đi:
- Thôi thôi, hai khanh đừng tranh luận nữa. Ông Chà Nà nói xem, nhà ngươi cần gì lúc này nào?
Thần y quỳ xuống, giọng quả quyết:
- Thần cần tức tốc quay về nhà. Nhà thần có một loại thảo dược hi vọng có thể giúp được cho bệ hạ.
- Không phải ngươi dùng kế hoãn binh đấy chứ? - Thái úy mỉa mai.
- Vì đây là thảo dược quý, phải xử lí ngay sau khi hái mới có công dụng nên thần không dám nhờ vả ai. Thái úy nghi ngờ có thể cho quan quân đi cùng thần ạ!
Cùng thời điểm sinh tử của Chế Mân, cô gái ngoại quốc đã dần lấy lại ý thức dưới sự chăm sóc tận tình của Ông Chân. Cô gượng dậy và hốt hoảng khi thấy thấy trên mình là một bộ y phục vô cùng lạ lẫm.
- Đây là đâu, sao tôi lại ở đây? - Cô tỏ rõ sự sợ sệt khi thấy Ông Chân đem chén thuốc vào phòng.
- Ấy, cô nương không được cử động mạnh. Cô vẫn chưa khỏi bệnh đâu.
Đỡ cô gái dậy, Ông Chân thuật lại đầu đuôi câu chuyện:
- Hai bố con tôi đang đi câu thì trông thấy cô trôi lềnh bềnh ở cửa sông sau nhà. Khó khăn lắm, chúng tôi mới cứu được cô. Xem ra số mạng của cô hãy còn lớn. Nhưng vai của cô thì chưa khỏi đâu. Phải chờ bố tôi từ kinh thành trở về chữa trị dứt điểm. Cô vẫn còn yếu lắm, đừng đi lại lung tung. Cần gì cứ nói tôi hoặc giai nhân trong nhà là được. À, mà cô tên gì nhỉ?
- Anh cứ gọi tôi là …Quỳnh Như.
- Tôi thấy cô như người ngoại quốc, nhưng lại nói tiếng Chăm khá sỏi nhỉ?
Tại sao ư, Quỳnh Như cũng không thể giải thích được. Bất chợt cô nhớ ra điều gì đó:
- Anh mới nói gì về Kinh thành ấy nhỉ.
- Đúng rồi, kinh thành Đồ Bàn, cách đây cũng vài dặm. Lúc này, mặt Quỳnh Như mới tái đi, cô hỏi tiếp:
- Thế tôi đang sống ở thời nào?
- Cô thật không nhớ gì ư, Ông Chân hỏi với vẻ thương cảm. Anh nghĩ chắc sau một cú sốc, đầu óc cô nàng cũng không còn được bình thường. Dẫu vậy, anh vẫn từ tốn đáp:
- Thưa cô, đây là thời đại của Chế Mân.
Bần thần hồi lâu, cô gái vẫn không chắp nối được những sự kiện đã diễn ra. Cô chỉ nhớ mình đang vật lộn giữa mênh mông sóng nước, rồi thoáng một cái đã dạt vào vương quốc Chăm pa.