Tản văn Kẻ trong người ngoài

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt. Họ không bị chi phối bởi cảm xúc mê muội hay giận hờn mù quáng. Vì thế mà cách nhìn của họ khách quan và toàn vẹn.

Nhưng chính cái ưu thế ấy làm họ đôi khi trở nên sáo rỗng.

Hai ngày liên tiếp tâm sự với bạn cho mình kết luận trên. Mặc dù những lời mình nói ra đều xuất phát từ sự nghĩ và sự ngẫm cuộc sống bản thân, nhưng nếu không thực sự ở vào hoàn cảnh của người ta, vô hình trung biến mình thành kẻ nói phét.

Có thể kẻ nói phét này giúp được bạn, cũng có thể không.

Lúc đó đầu óc mình trống rỗng mới nói được thế. Trống rỗng - không phiền muộn. Nhưng giờ thì nó có một chút chật chội đến nóng bức.

Đôi khi, mình chả phải hai bảy. Mình còn dại. Lớn xác, già đầu và chín chắn - không thể đánh đồng với nhau. Thật.

1208936_492152260878896_654514621_n.jpg

Cái ảnh chôm trên Amun, tính chia sẻ mà không thích nội dung kèm theo ảnh nên giờ...
nhân tiện nghĩ mãi chả ra dùng ảnh gì minh họa, thôi thì đem cái mình thích vào đây.
(Ảnh: Internet - vì không thấy Amun có chữ ký)

Có lần mình đọc được một bài nói về việc khi nào thì một gã trai thực sự là một người đàn ông. Nội dung bài đại khái là như vầy: Phụ nữ ấy, họ đẻ một phát là họ thành đàn bà. Còn đàn ông? Khi anh ta cưới vợ, anh ta là đàn ông. Nhưng cưới vợ rồi, anh ta lại nghĩ phải mua được nhà cho vợ, lúc đó mới là đàn ông. Nhà thì cũng mua được rồi. Xong anh ta lại thấy mình vẫn chưa phải là đàn ông. Cho đến khi... Bố anh ta mất. Và anh ta khẳng định, khi một thằng trai chịu tang Bố thì khi đó, nó thực sự đã lớn và là một người đàn ông đích thực. Lại một thời gian trôi qua, anh ta bác bỏ suy nghĩ ấy và lôi triết lý "khi cưới vợ, gả chồng cho con mới biến anh ta thành đàn ông thực thụ"... Cứ như thế, anh ta ngộ ra rằng, anh ta mãi mãi vẫn chưa là một thằng đàn ông, theo đúng nghĩa.

Khi đó, mình thích cách anh ta... nhận định thế nào là đàn bà. Mình cũng thích cái quá trình biến thành đàn ông của anh ta, xong mèo vẫn hoàn mèo. Giờ, mình phát hiện ra, cách so sánh đó là lệch lạc. Nói về đàn bà, anh ta dùng nhận thức về, cái gì nhỉ, à, gọi là y học, hay thể xác, hay... gì nhỉ. Không nghĩ ra từ. Nhưng rất dễ thấy cách anh ta so sánh thế nào là đàn bà và thế nào là đàn ông, là chưa cùng một phạm vi. Đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhưng thôi, không bàn vấn đề đó ở đây. Cái mình muốn nói khi nhắc đến bài viết này, đó là: Một con người mãi vẫn dại ở mỗi một mốc trong suốt cuộc đời.

Anh có thể chín chắn hơn tôi về suy nghĩ, vì anh hơn tuổi tôi hoặc vì anh thực sự như thế. Nhưng rồi, anh vẫn dại, so với người nào đó, như tôi so với anh bây giờ.

Anh bây giờ có thể chín chắn hơn anh ngày trước, nhưng vẫn dại so với anh của một ngày mai. Mỗi chúng ta đều phải lớn.

Anh có thể chín chắn hơn tôi khi anh là người ngoài cuộc. Nhưng rồi, đến một ngày chúng ta đổi vị trí cho nhau, liệu hai chữ "chín chắn" có đủ làm anh bình tĩnh và sáng suốt?

Em tôi ơi, đừng mãi già đời
Nào
Hãy mở to đôi mắt trong veo ấy
Nhìn đời, nhìn người, và nhìn lại em
Bằng cái nhìn của bé thơ
Em sẽ thấy
Đời vô tư và ngọt lịm
Như mỗi ánh mắt bé cười
Như mỗi bờ môi bé cong


Em tôi ơi, đừng mãi suy tư
Nào
Hãy mở rộng tâm hồn trong sáng kia
Sưởi ấm đời, sưởi ấm người, và làm ấm em
Như trái tim của bé dại
Em sẽ thấy
Không cô đơn hay lạnh giá
Vì nhịp tim bé thổn thức
Vì lồng ngực bé phập phồng.


Em tôi ơi...
* * *
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên