Khắp xung quanh - Cập nhật - Ai Hidenori

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
KHẮP XUNG QUANH

d55437b0f15296b11f70bc9f6a20b132.jpg

Ảnh nguồn Pinterest

Tác giả: Ai Hidenori
Thể loại: Tâm lý, tình cảm, xã hội bối cảnh Nhật Bản
Tình trạng: Đang sáng tác
Ghé qua pages của tác giả: https://www.facebook.com/pages/Ai-Hidenori/1511269285809454
Trích dẫn:
"Tôi cảm thấy như đang một mình đi trên một con đường dài không cuối không đầu, khắp xung quanh chỉ toàn cỏ cây. Tôi quyết định dừng lại bởi vì đã lâu rồi tôi không còn nhớ nổi cách bước tiếp như thế nào nữa, chỉ nằm luôn xuống mặt đường ngắm nhìn những vì sao đêm."

Nội dung:
Mizuhara Kanade là một cô gái độc lập và mạnh mẽ. Cô thích nghe rock, thích xăm hình, vành tai xỏ kín khuyên, màu tóc thay đổi hàng tháng. Vậy mà sau tất cả những điều ấy, Kanade lại thích Daiki Haruma - chàng giáo viên tốt bụng và dịu dàng chỉ thích mẫu phụ nữ hiền dịu, truyền thống. Hoàn toàn trái ngược hẳn với cô.

Daiki Haruma là một giáo viên cấp ba có tính cách luôn ân cần và tử tế với tất cả mọi người. Anh cũng là một người đàn ông chưa hẳn đã trưởng thành nhưng cũng chẳng còn là một chàng trai trẻ nữa. Thế nhưng đằng sau vẻ bề ngoài tưởng chừng như hoàn hảo ấy, Haruma vẫn chỉ là một kẻ mãi mãi đuổi theo một bóng hình của quá khứ với đôi mắt khép hờ tuyệt vọng.

Naitou Hattori - bạn thân của Kanade, là một cậu thanh niên mới mười chín tuổi, một kẻ chỉ luôn nghĩ đến tiền và làm việc quanh năm suốt tháng không ngơi nghỉ vì tiền. Hattori sống trong một khu nhà trọ cũ kỹ đến độ nhà tắm cũng không có. Cố gắng chắt chiu từng đồng với hy vọng một ngày nào đó có thể lên đường đi tìm bố mẹ của mình.

Khắp xung quanh họ thời gian cứ ung dung trôi đi, chỉ có ba kẻ ngốc đó là vẫn cứ loay hoay với tuổi trẻ của chính mình. Kẻ thì đắm chìm trong quá khứ, kẻ quẩn quanh với hiện tại, người lo sợ về tương lai. Phải làm thế nào để cuộc sống đổi khác đi? Câu trả lời có lẽ cũng chỉ đang nằm đâu đó xung quanh họ mà thôi.



 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
1. Một ngày


Haruma đã từng có lần nói rằng anh rất thích những cô gái có mái tóc đen truyền thống, là mẫu con gái chín chắn và dịu dàng. Tôi gật gù, quả là chỉ có những người như vậy mới hợp với anh. Chẳng như tôi, mê mẩn những hình xăm cùng sự trải nghiệm đau đớn trên da thịt để có được chúng, màu tóc tôi cũng thay đổi mỗi tháng một lần, giờ thì nó đang là màu vàng cát. Haruma còn rất thích nghe Indie, tôi thì chỉ nghe Hard Rock. Haruma dịu dàng, tôi không nữ tính. Chúng tôi khác nhau quá nhiều, chỉ có điều là tôi thích Haruma.

“Ngoài ra thì Mizuhara Kanade cũng là một kẻ cứng đầu nữa.”

Tôi lại gật gù, tôi cũng luôn tự nhủ với bản thân mình như thế, rằng mình cứng đầu cứng cổ đến nỗi thà rằng bị ghét chứ không bao giờ chịu chấp nhận vùi lấp cái tôi chỉ để theo đuổi một người đàn ông nào đó. Thế nên dù cho tôi đã thích Daiki Haruma nhiều đến thế thì tôi vẫn không thể nào trở thành mẫu tiểu thư hoàn hảo được. Tôi là tôi cơ mà, làm sao có thể khác đi được chứ?


Mặc dù vốn là người gốc Tokyo nhưng tuổi thơ tôi trải qua lại là ở làng Zao của tỉnh Miyagi vùng Tohoku – ngôi làng quanh năm suốt tháng đã vốn quá quen với cái cảnh hàng trăm con cáo hung đỏ chạy lang thang khắp mọi nơi như thể cái làng Zao này là vùng đất chỉ thuộc về riêng mình chúng vậy. Cũng như bao lớp thanh niên khác của làng, sau khi tốt nghiệp cấp ba tôi lên Tokyo học đại học, mà trường hợp của tôi thì phải nói là “trở về” mới đúng. Nơi tôi học cũng chẳng phải trường danh tiếng gì, mà cũng chỉ học vì mình có đủ khả năng chứ thực chất Kinh Tế chẳng phải thứ mà tôi thực sự hứng thú. Rồi tôi đi làm thêm ở một quán ăn đêm và gặp Haruma như thể số phận đã quyết định phải thế. Anh là con trai của chủ tiệm ăn, anh phải chạm mặt tôi năm buổi tối mỗi tuần trước khi đi ngủ và năm buổi sáng sau khi vừa thức giấc. Haruma hơn tôi năm tuổi và là giáo viên của một trường cấp ba nam nữ học chung, anh là kiểu người có nụ cười đẹp và làm việc tốt không bao giờ so đo, toan tính. Tôi vẫn thường quan sát và ngưỡng mộ nụ cười đó, thứ duy nhất đẹp đẽ tới mức tôi luôn mong muốn được chiếm về cho riêng mình dù cho nó cũng khó nắm bắt như cái cảm giác ấm áp khi những tia nắng mùa xuân khẽ chạm tới làn da. Một thứ cảm giác chẳng thể nào định hình lại để xăm lên da thịt được.


Tiếng quạ kêu rồi gõ lách cách trên mái nhà khiến tôi chợt tỉnh giấc vào lúc bốn giờ sáng. Dù là ở Tokyo hay ở đâu cũng thế, lũ quạ đáng ghét có ở khắp mọi nơi luôn không ngừng làm phiền đến khoảng thời gian nghỉ ngơi yên tĩnh của mọi người. Ấy vậy mà trong những đêm đầu tiên trở về Tokyo của tôi thì lũ quạ lại chính là một niềm an ủi nhỏ bé, chúng khiến cho tôi có chút cảm giác an tâm bởi cuối cùng cũng có một thứ mà mình biết vẫn chẳng hề thay đổi.

Tôi nằm yên trên giường đưa mắt liếc nhìn ra cửa sổ, bên ngoài trời vẫn tối, chỉ trừ những ánh đèn và tiếng động cơ của xe chở hàng phía bên ngoài thỉnh thoảng hắt lại rồi biến mất trong chốc lát. Thế là tôi nghĩ về những người làm nghề vận chuyển này. Tôi có quen một người làm thêm ở công ty vận chuyển Sagawa, một gã trai trẻ chỉ tầm tuổi Haruma nhưng có nhà riêng, có xe và đã lấy vợ. Một ngày anh ta chỉ gặp vợ mình một chút vào buổi tối, còn lại thì toàn bộ thời gian trong ngày đều dành cho Sagawa, cho những cung đường bất kể ngày đêm. Công việc ấy không phải là công việc của tôi nên tôi không thể biết được liệu có bao nhiêu niềm vui trong đó, chỉ tự hỏi liệu có bao giờ những người này nhận ra rằng gần như suốt cuộc đời của họ chỉ toàn là làm việc quần quật, rồi cuối cùng lại chẳng còn thời gian để cho mình được tận hưởng những thành quả mà chính họ đã làm ra. Tôi thở dài, sống một cuộc đời như vậy thật là đáng buồn. Liệu họ cũng có một ước mơ nào khác chứ? Mà có lẽ sau này tôi cũng sẽ trở thành chính xác một con người như vậy, làm những việc mà mình không hề hứng thú chỉ để có miếng cơm ăn và một ngôi nhà để ở. Cuối cùng là chết đi trong khi vẫn chẳng biết được thực sự ước mơ của mình là gì.

“Đáng ghét thật.” Tôi lầm bầm trong miệng: “Không thể ngủ lại được nữa mất rồi…”

Ngôi nhà mà tôi thuê là một ngôi nhà nhỏ xíu một tầng với bếp, nơi làm việc và chỗ ngủ chỉ nằm trong một căn phòng duy nhất. Tường nhà được sơn màu be, căn bếp tiện nghi nhỏ nhắn được đặt đối diện với góc học tập, và ngay bên trên góc học tập là căn gác xép nhỏ nơi tôi nằm ngủ. Khoảng cách từ giường đến trần nhà không lớn, thậm chí đủ gần để tôi có thể dán những tờ giấy ghi chú để tự nhắc nhở mình một việc quan trọng nào đó bởi chúng sẽ là thứ tôi nhìn thấy đầu tiên khi vừa mở mắt thức dậy. Ghi chú mà tôi viết cho ngày hôm nay là: “Mang cho Hattori dây giày mới!”


Naitou Hattori là một cậu bạn kém tôi một tuổi cùng làm thêm ở tiệm ăn đêm Daiki. Tiệm ăn mở cửa từ bảy giờ tối đến bảy giờ sáng, tôi làm ở đó hầu như cả tuần chỉ trừ ngày thứ năm và chủ nhật còn Hattori thì làm đủ nguyên bảy ngày trong tuần, thậm chí cậu ta còn đi làm thêm ở vài chỗ khác vào ban ngày nữa. Hattori gầy hơn tôi, da cậu ta trông lúc nào cũng hơi nhợt nhạt và mắt thì thâm quầng do ngủ quá ít. Tôi được nghe kể lại rằng Hattori sống một mình từ hồi còn học cấp hai, bố mẹ cậu ấy do nợ nần nên đã bỏ trốn để lại cậu ta ở lại tự xoay sở một mình. Thời gian đầu khi còn đi học Hattori vẫn nhận sự giúp đỡ về tài chính của bà nội và một vài người họ hàng khác, nhưng sau khi học hết cấp ba thì cậu ta quyết định không tiếp tục học tiếp lên đại học nữa mà đi làm kiếm tiền. Hattori đặt tiền lên ưu tiên hàng đầu của cậu ấy, làm việc quần quật đến nỗi chẳng có thời gian tự chăm sóc cho bản thân, thậm chí đến cái việc cỏn con như dây buộc giày của cậu ta đã mòn đến gần đứt ra suốt ba hôm nay vẫn còn chưa thay. Thế nên tôi mới phải viết ghi chú nhắc mình giúp Hattori làm hộ điều ấy. Cũng may tôi đang bắt đầu trong kỳ nghỉ hè nên không phải đi học, tôi sẽ có rất nhiều thời gian để đi mua sắm hết ngày này qua ngày khác nếu như tôi muốn.

Nằm chập chờn được thêm một lúc vẫn không ngủ lại được nên tôi quyết định xuống giường làm bữa sáng với hai quả trứng ốp lòng đào, một lát bánh mỳ nướng và một cốc chanh mật ong. Tôi rất hay dùng mật ong vì nó tốt cho dạ dày, những người làm việc đêm như tôi hay Hattori thì đều hay bị cái dạ dày suy yếu của mình làm phiền cả. Buổi sáng ở Tokyo cũng như đêm luôn bắt đầu và kết thúc bằng tiếng xe cộ thưa thớt, hoàn toàn khác xa hồi còn ở Zao, mùa hè sẽ là tiếng ve còn mùa đông là tiếng chân lũ cáo đi trên tuyết. Ở Tokyo cũng có ve nhưng không nhiều và ồn ào như ở Zao, tôi luôn cảm thấy cô độc vào mỗi sáng sớm như thế này, những buổi sáng hơi tĩnh mịch và chẳng có con cáo đi lạc nào sục sạo hay nằm vô tư cuộn tròn trước hiên nhà cả. Thay quần áo rồi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết vào trong túi xách, tôi xỏ giày và ra khỏi nhà vào lúc sáu giờ sáng. Ngày hôm nay sẽ là ngày chỉ đi bộ để giết thời gian.

Người Nhật rất kỵ xăm hình, đặc biệt là người trên thành phố vì họ sợ những người có hình xăm thường dính líu đến các Yakuza. Thậm chí có một số nơi không dành cho người có hình xăm lui tới và một số chỗ làm không nhận nhân viên có xăm hình. Để tránh rắc rối cho mình, mỗi khi ra đường tôi vẫn thường mặc những chiếc áo sơ mi nam rộng thùng thình khoác ra ngoài một bộ áo quần đơn giản nào đó. Dần dần áo sơ mi nam rộng trở thành một sở thích trong ăn mặc của tôi, nên nếu chỉ nhìn qua thì tôi hoàn toàn trông như một đứa con gái lôi thôi lếch thếch mặc đồ lùng bùng quá khổ. Thật may là sau hai năm ở Tokyo tôi đã sụt tới tám cân nên tình cờ có được một hình thể tương đối cân bằng. Nếu không, với cái dáng vẻ vừa mập, vừa lôi thôi như trước thì sẽ không có chỗ nào nhận tôi vào làm thêm mất vì người thành phố rất coi trọng hình thức, họ thậm chí còn hạn chế nhận những người đeo mắt kính đến xin việc và khuyến khích nhân viên đeo kính sát tròng chỉ vì đeo gọng kính thì nhìn không đẹp. Chính tôi cũng đã bị từ chối tại rất nhiều chỗ tôi từng xin làm thêm chỉ vì bởi tôi không thường trang điểm. Chỉ cho đến khi tới quán ăn đêm của ông chủ Daiki Sousuke – bố của Haruma, tôi mới có cảm giác rằng ít ra vẫn còn một nơi ở thành phố này chịu chấp nhận con người thật của mình.


Chủ tiệm Daiki Sousuke là một người đàn ông trung niên cao to, trọc đầu và có kỹ năng dùng dao vô cùng điệu nghệ chẳng hề kém cạnh những nghệ nhân làm sushi của bất kỳ một nhà hàng sushi cao cấp nào khác trên đất Tokyo. Mỗi buổi sáng sau khi dọn quán ông đều cho chúng tôi rất nhiều đồ ăn thừa đem về nhà, nhờ có vậy mà những nhân viên như tôi và Hattori lại có thể tiết kiệm được một khoản lớn tiền ăn để dùng vào việc khác.

“Kanade có những hình xăm đẹp thật đấy nhỉ?” Có lần chủ tiệm bảo với tôi như thế, còn dặn: “Miễn đừng xăm mấy cái hoa hồng, bươm bướm hay cá chép là được.”

Những hình xăm trên người tôi thường là những hình xăm kiểu Tây cũ kỹ. Toàn là hình động vật, hình lá cây và một vài trích dẫn trong một cuốn sách hay một bộ phim mà tôi yêu thích. Hình xăm yêu thích của tôi là hình một con cáo đang nằm cuộn tròn được xăm trên cẳng tay, đó cũng là hình xăm đầu tiên bị Haruma nhìn thấy và nhíu mày. Xét về một phương diện nào đấy thì hai cha con nhà Daiki vừa giống lại vừa khác nhau một trời một vực.

Bầu trời hôm nay xanh ngắt. Vào mùa hè thì đây quả là một thứ màu xanh giả dối, nhìn thì tưởng mát nhưng thực ra nắng chói chang đi kèm theo cái nóng toát mồ hôi đến lả cả người đặc biệt là sau tám giờ sáng. Việc không phải đi học khiến cho buổi sáng của tôi bỗng nhiên dài lê thê và nóng nực hơn bình thường. Tôi đang tính đến chuyện đi làm thêm ở một chỗ nào khác nữa vào buổi sáng để kiếm tiền chuẩn bị cho học kỳ sau, mặc dù từ lúc nghỉ hè đến giờ thì mẹ ở dưới Miyagi ngày nào cũng gọi điện giục về phụ giúp việc kinh doanh nhà nghỉ của gia đình. Làng Zao vài năm trở lại đây đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng với các du khách nước ngoài nên công việc làm ăn của gia đình chúng tôi tương đối tốt và bận rộn. Kể cũng phải, trên đời này liệu có ai mà không bị bọn cáo quyến rũ chứ?


Để đến được chỗ siêu thị 24H thì tôi phải đi qua cổng xuống ga xe điện. Ở đây có một nghệ sĩ đường phố thường đứng hát rong, tên anh ta là Ikuzo, nó có nghĩa là “Đi thôi!” Anh Ikuzo là một thanh niên cao gầy, mái tóc dài ngang lưng được cột lại trông có vẻ hơi rối bời, xơ xác vì phơi nắng quá nhiều. Anh Ikuzo cũng thật không may là không có được ưa nhìn cho lắm bởi khuôn mặt của anh xương xẩu, mắt híp nhỏ, đôi gò má thì cao nhọn còn hàm răng thì hơi hô. Gần như lúc nào cũng vậy, mỗi khi đi ngang qua ga tàu điện ngầm tôi đều nhìn thấy anh ta ôm cây đàn đứng hát ở đấy. Đa phần thì là một mình, thỉnh thoảng mới có thêm vài người khác nữa nhưng vẫn không đủ để lập thành một ban nhạc. Mỗi khi đi ngang qua tôi đều bỏ vài đồng xu vào trong hộp đàn. Trông anh Ikuzo hơi có vẻ khắc khổ thật đấy nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác rằng anh ta cần tiền. Anh ta hát như thể trước cổng xuống ga đông người qua lại này là một sân khấu không người của riêng anh ta vậy, nhắm mắt lại mà hát, chất giọng khàn khàn vẫn cất lên bất kể nhiều khi người qua đường chẳng mấy ai chú ý đứng lại nghe. Tất cả bọn họ đều thật là ngốc nghếch, riêng trong mắt tôi thì anh Ikuzo là một người tuyệt vời đáng ngưỡng mộ, một người có ước mơ và say mê theo đuổi nó bằng cả trái tim mình.

Như mọi lần tôi lại bỏ vào trong hộp đàn của anh Ikuzo một đồng xu và nán lại nghe anh ta hát đến hết bài, sau đó tôi đi tiếp đến siêu thị 24H để mua dây giày cho Hattori và vừa đi vừa nghĩ xem mình có đang cần thêm thứ gì nữa không.

Khoảng cách từ bên ngoài và bên trong siêu thị chỉ cách nhau đúng một bước chân và một tấm kính nhưng không gian hai bên khác nhau như thể hai thế giới. Bên ngoài trời nóng nực bao nhiêu thì bên trong lại mát lạnh không khí điều hòa. Thậm chí tôi còn cảm nhận rõ ràng các lỗ chân lông trên mặt mình đang se lại thế nào khi bước vào bên trong siêu thị. Gian hàng đầu tiên mà tôi ghé vào luôn là gian bán đồ ăn vặt. Tôi có cảm giác gần đây tôi đang tăng cân trở lại nhưng mặc kệ vậy, miễn không đứng lên bàn cân thì tôi vẫn còn có thể hạnh phúc ăn uống mà không quan tâm xem cân nặng của mình đã lên đến bao nhiêu. Phải mất một lúc khá lâu sau đấy tôi mới tự tìm được góc bán dây giày. Hầu hết toàn là những màu sắc lòe loẹt sặc sỡ, phải tìm mãi mới thấy một đôi màu đen nằm ở bên trong cùng của giá treo nên sau khi lấy được nó ra, tôi cẩn thận xếp lại những đôi bên ngoài thật ngay ngắn vì không muốn làm phiền đến nhân viên làm việc tại siêu thị. Tôi vẫn còn nhớ có một lần sau khi tôi lục tìm một cuốn tạp chí Jump ở góc bán tạp chí thì có một chị nhân viên xinh xắn ra nhìn tôi mỉm cười, sau đó chị ấy tiến đến sắp xếp lại các cuốn tạp chí thật thẳng hàng và ngay ngắn lại như cũ. Sau lần đó tôi cảm thấy rất xấu hổ, và cũng kể từ lần đó mỗi khi nhặt một món đồ nào lên xem mà không mua tôi đều đặt lại nó vào đúng vị trí cũ và xếp lại cho gọn gàng.

Tới gần trưa thì tôi về đến nhà, mùa hè là mùa của hoa cẩm tú cầu nên thỉnh thoảng khi đi qua mấy bụi hoa ven đường tôi đều đi chậm lại một lúc để được ngắm nhìn chúng. Những khóm hoa ở thành phố có màu hơi hồng, tôi thiết nghĩ giá mà giờ này đang ở Nara, lang thang trong chùa thì sẽ được ngắm bạt ngàn những khóm cẩm tú cầu xanh biếc. Có lẽ ngày mai tôi nên đến cửa hàng hoa một chuyến. Mua vài chậu hoa nhỏ về tự chăm sóc không phải là một ý kiến tồi, thậm chí nếu dư dả thì tôi có thể mua thêm hoa mang đến bày trong tiệm ăn, nó sẽ khiến không khí có vẻ tươi mới và vui vẻ hơn rất nhiều mặc dù vui vẻ và tươi mới vốn đã là thứ chẳng bao giờ thiếu ở tiệm ăn rồi.

Kết thúc bữa trưa một mình tôi liền nằm ngủ một giấc dài. Mà khi tôi nói “ngủ một giấc dài” thì đó có nghĩa là tôi sẽ ngủ nguyên cả buổi chiều. Khoảng tầm ba giờ chiều tôi có bị đánh thức một lần bởi cuộc gọi của mẹ.

“Này, nhà bà Umeko hôm qua mưa thổi tốc mất cả mái tôn đấy!” Mẹ tôi kể.

“Thật ạ?” Tôi ngái ngủ hỏi lại. “Thế không có ai bị thương chứ?”

“May là không.” Mẹ đáp: “Nhưng bố mày và các bác trong làng đang vào rừng kiểm tra bọn cáo rồi, xem có ổ cáo nào bị cây đổ đè lên không.”

“Vậy ạ. Mong là Tam Lang không sao.” Tôi nói.

“Nó không sao đâu.” Mẹ bảo: “Hôm qua nó đang nằm trước hiên thì trời nổi cơn giông, mẹ vừa mở cửa nhà một cái là nó chạy tót vào trong cuộn tròn dưới gầm bàn bếp. Sáng nay trời quang mới thấy chạy lại vào rừng.”


Tam Lang là là cái tên mà tôi dùng để gọi con cáo dạn người hay nằm ngủ vô tư trước mái hiên nhà mình. Cái tên này là tôi gọi theo nhân vật con cáo trong truyện “Đứa con của Tengu”, tất nhiên tôi không mơ mộng đến nỗi mong nó hóa thành người, chỉ là nếu đặt một cái tên thì tự nhiên sẽ có cảm giác gần gũi hơn mà thôi.

Sau cuộc gọi tôi lại ngủ tiếp đến năm giờ chiều. Mùa hè quả là cái mùa bê tha, khi không phải đi học thì ngoài ngủ ra tôi chẳng biết làm gì khác. Ngủ cả buổi chiều xong thì chỉ dậy chuẩn bị mà đi làm, tết cho gọn tóc lại và không quên bỏ đôi dây giày mới mua cho Hattori vào trong túi để mang đi kẻo không lại quên mất.

“Chào buổi tối, chủ tiệm!” Tôi chào thật lớn khi chỉ vừa mới bước một chân vào trong quán.

“Chào buổi tối! Kanade lúc nào cũng hăng hái hết!” Chủ tiệm cười đáp lại tôi, trên vai đã vắt ngang chiếc khăn trắng thường dùng để lau mồ hôi trong lúc nấu bếp dù vẫn còn mười lăm phút nữa mới đến giờ mở cửa.

“Hattori đã đến chưa ạ?” Tôi hỏi.

“Nó tới từ nửa tiếng trước ấy, giờ chắc vẫn đang ngủ ở phòng khách trên nhà. Kanade lên đánh thức nó dậy hộ bác nhé!”

“Vâng ạ!” Tôi gật đầu rồi đi vào sâu trong quán, bắt đầu từ cầu thang lên tầng hai là khu vực nhà ở của bác chủ tiệm. Hattori sau khi kết thúc công việc ban chiều thường đến thẳng đây xin ngủ nhờ trên nhà một lúc trước khi tiếp tục công việc làm thêm buổi tối. Tôi bước từ từ lên tầng, tự hỏi không biết nếu gặp Haruma thì sao nhỉ? Vì đang trong kỳ nghỉ hè nên chắc anh cũng đang ở nhà phụ giúp gia đình chứ?

“Naitou Hattori.” Tôi đánh động trước một câu. “Chị lên đây này.”

“Em dậy rồi.” Hattori giọng hơi lè nhè ngái ngủ đáp. “Đợi một chút rồi em xuống thay tạp dề mới.”

Khi tôi lên tới nơi thì thấy Hattori đang ngồi dụi mắt, tóc tai vừa dài vừa rối bù cả lên. Chiếc áo ba lỗ mà cậu ta mặc khiến tôi có thể nhìn rõ những cơ bắp nổi lên trên thân hình hơi gầy của một chàng trai đang trong độ tuổi mười chín.

“Mắt em khó mở ra quá.” Hattori nói. “Hai ngày rồi em chẳng được ngủ mấy, người em cứ lâng lâng cả ngày ấy.”

Tôi xếp đống chén đĩa bẩn trên bàn vào một chồng, chắc hẳn khi Hattori vừa đến nơi đã được chủ tiệm làm trước cho bữa tối để ăn chống đói.

“Chị cứ để đấy em tự dọn.” Hattori kéo chồng bát ra xa khỏi tay tôi.

“Nếu mệt thì cứ ngủ thêm cũng được.” Tôi bảo: “Để chị làm hộ cho, rồi bao giờ đông khách thì chị gọi xuống.”

“Em không sao.” Hattori cười xuề xòa. “Mai buổi sáng em không phải đi làm, sáng về nhà ngủ một giấc là đủ cho cả tuần ấy mà.”

Tôi thử cố nhớ xem sáng ngày mai là lượt làm thêm ở chỗ nào của Hattori nhưng chịu không thể nhớ ra nổi. Cậu ta có tới hai công việc khác nhau vào buổi sáng, thậm chí nếu như được nghỉ lễ hay nghỉ phép thì Hattori cũng sẽ chủ động đi kiếm một việc gì đấy để làm cho “khỏi phí phạm thì giờ”. Nếu như ngày mai cậu ta thực sự nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nguyên cả một buổi sáng thì có lẽ sức chịu đựng của Hattori đã gần đi đến giới hạn rồi.

Tiệm ăn đêm nhà Daiki luôn rất tất bật từ lúc mới mở cửa là bảy giờ cho đến mười một giờ. Sau đó từ mười hai giờ trở đi là khoảng thời gian dành cho những vị khách quen và những con người kỳ lạ có cuộc sống về đêm ở thành phố này. Tôi và Hattori là hai nhân viên duy nhất làm việc phụ giúp cho chủ tiệm, hai chúng tôi thay phiên nhau chạy bàn, dọn dẹp, rửa bát và thỉnh thoảng cũng được phụ giúp chủ tiệm nấu nướng nữa. Thực đơn của tiệm ăn thì chỉ toàn là những món ăn truyền thống nhưng vô cùng đa dạng, thực đơn được thay đổi mỗi ngày một cách ngẫu hứng theo sở thích của chủ tiệm nên đối với những vị khách quen thì mỗi một lần tới thưởng thức sẽ lại là một đêm bất ngờ khác nhau.

Tôi rất thích mỗi khi có một người đến gọi món rồi than thở câu chuyện trong ngày của họ. Chủ tiệm của chúng tôi sau khi nghe xong sẽ cười thật lớn, đưa ra một lời nhận xét hay một lời khuyên mà đôi khi rất vô thưởng vô phạt nào đó nhưng luôn khiến cho chúng tôi phải mỉm cười. Tất cả mọi người xung quanh tôi dường như đều đang gắn kết với nhau thông qua những sợi dây tinh thần vô hình. Cuối cùng chỉ cần thêm những cái tên thôi là tất cả đều sẽ trở nên thân thuộc. Giống như Tam Lang của tôi vậy. Trước khi được gọi tên nó cũng chỉ là một con cáo như bao con cáo khác ở làng Zao. Khi đã trở thành Tam Lang rồi thì nó là một chú cáo đặc biệt duy nhất, chú cáo hung đỏ có đôi mắt như đang cười vẫn nằm cuộn tròn trên hiên nhà tôi mà ngủ, là chú cáo bí mật của riêng tôi.


“Thế tóc tai chị thế nào rồi?” Hattori hỏi trong lúc hai đứa đứng cùng nhau rửa bát tranh thủ đang giờ vãn khách.

“Thế nào là thế nào?”

“Màu hồng quá, em không thích. Chị đổi sang màu khác đi, nhuộm đen lại đi.”

“Đen rồi mắc công tẩy đi để nhuộm mà làm gì.” Tôi lắc đầu, nếu như có một ngày nào đó tôi nhuộm đen tóc trở lại thì đó cũng sẽ là lần tôi nói lời từ biệt với những màu tóc khác. Tôi luôn nghĩ trong đầu mình rằng nếu như tôi trở về với màu đen thì tôi cũng sẽ không bao giờ nhuộm tóc sang màu khác thêm một lần nào nữa.

“Chị biết anh Haruma thích những cô gái tóc đen chứ?” Hattori lại hỏi.

Tôi liếc cậu ta: “Thì làm sao?”

“Hôm qua em thấy có một nữ sinh trung học đến tiệm tìm anh Haruma, rất xinh xắn lại có mái tóc dài đen óng rất đẹp.”

Tôi không có bạn thân, Hattori cũng không. Tôi để ý và chăm sóc Hattori vì tôi biết hoàn cảnh của cậu ấy, còn Hattori để ý đến tôi mỗi khi tôi gặp phải những cảm xúc buồn phiền. Hai kẻ cô đơn cùng chỉ sống một mình tại Tokyo, lại gần cùng độ tuổi nên chúng tôi trở nên thân thiết một cách tự nhiên. Hattori biết tôi thích Haruma dù tôi không nói, cậu ta chỉ hỏi còn tôi thì trả lời.

“Chị cũng dễ thương lắm mà, Kanade.” Hattori thở dài sau khi chẳng thấy tôi phản ứng.

“Chúng ta chỉ là những con người bình thường trong một thế giới bình thường mà thôi. Chỉ có rắc rối là lúc nào cũng lớn.”

“Em chẳng hiểu chị đang muốn nói về cái gì cả.”

“Chị cũng thế.”


Daiki Haruma về nhà đúng lúc chủ tiệm cho chúng tôi giải lao mười phút. Giờ là mười một rưỡi đêm, trong tiệm chỉ còn hai vị khách đang ngồi ăn yên lặng trong góc và nhìn ra cửa sổ. Hattori chào Haruma một tiếng rồi huých nhẹ tay tôi vậy nên tôi chào lại, Haruma cười.

Bỗng tôi sực nhớ ra đôi dây buộc giày sáng nay mua cho Hattori vẫn để trong túi xách.

“À, chị có đồ cho Hattori đấy.” Tôi bảo rồi lục mở túi xách lấy cho cậu ta đôi dây buộc giày màu đen.

“A! Đợi một chút!” Haruma thấy vậy cũng thốt lên, lôi ra từ trong túi một cặp dây buộc giày màu trắng, giống dây buộc cũ của Hattori rồi chìa ra cho cậu ấy. “Lúc nãy trên đường về anh có ghé qua cửa hàng tiện lợi mua cho Hattori này.”

“Hai người thật là…” Hattori nói rồi lại cười lớn. “Vậy em xỏ cả hai mỗi giày một màu nhé!”

Tôi không nói gì cả, Haruma chỉ bật cười bảo: “Được chứ!” sau đó quay ra nhìn tôi và nói: “Kanade thật là một cô gái dịu dàng.”

Hattori nghe được liền nhìn tôi bằng ánh nhìn như đang cười đầy ẩn ý. Còn tôi, tôi cảm thấy như đang một mình đi trên một con đường dài không cuối không đầu, khắp xung quanh chỉ toàn cỏ cây. Tôi quyết định dừng lại bởi vì đã lâu rồi tôi không còn nhớ nổi cách bước tiếp như thế nào nữa, chỉ nằm luôn xuống mặt đường ngắm nhìn những vì sao đêm.
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
2. Những kẻ ngốc nghếch


Tiếng mưa rào vào buổi sáng sớm thật kỳ lạ, tôi rất thích trời mưa vào buổi sáng mặc dù mỗi lần như vậy đều rất ngại ra ngoài đường. Tiệm ăn đêm cũng chuẩn bị đến giờ đóng cửa, chủ tiệm đợi chúng tôi dọn dẹp xong liền nấu cho mỗi đứa một bát mỳ ăn sáng, cả Haruma vừa mới ngủ dậy cũng xuống tham gia.

“Chốc nữa em sẽ về thẳng nhà rồi ngủ một mạch đến trưa.” Hattori vừa nói vừa vắt hết nửa quả chanh vào bát mỳ.

“Ăn chua vậy coi chừng loét dạ dày đó.”

“Kệ em chứ!” Hattori phớt lờ cảnh báo của tôi, chỉ cắm cúi ngồi ăn. Thỉnh thoảng cậu ta tự gõ gõ đôi mũi giày của mình vào nhau, đôi Converse cũ có dây giày chiếc trắng chiếc đen trông thật buồn cười.

“Chốc nữa về chị có mang theo dù đi chứ? Không thì mưa ướt hết.”

“Chị không có.” Tôi đáp, lòng thầm hy vọng chốc nữa trời tạnh mưa.

Ý nghĩ vừa dứt khỏi đầu thì mưa thậm chí còn to hơn, sấm chớp giật đùng đoàng phía bên ngoài khiến cả hai đứa giật này mình. Mùi mưa từ bên ngoài thấm đẫm cái lạnh làm không khí ấm áp và mùi thức ăn bên trong tiệm trở nên có giá trị hơn bao giờ hết.

“Thế thì để anh đưa Kanade về cho.” Haruma bỗng lên tiếng. “Đằng nào chốc nữa anh cũng có việc phải qua trường.”

“Vậy thì tốt quá rồi.” Hattori cười cười.

“Thế đâu có được.” Tôi nói: “Trường chỗ anh Haruma dạy nằm ngược hẳn đường đến nhà em mà.”

“Không sao.” Haruma xua tay: “Mưa lớn như vậy sao để Kanade tự về một mình được chứ!”


Haruma là một kẻ luôn quan tâm và giúp đỡ người khác mà không bao giờ suy nghĩ. Có một lần trong lúc đang làm việc tôi bê một khay trà nóng ra phục vụ thì bị một đứa bé nghịch ngợm chạy xô vào, khay trà nóng vẫn còn đang nghi ngút khói bị nghiêng đổ hết xuống dưới chân tôi. Ngay khi tôi còn đang luống cuống với chỗ cốc tách bị rơi vỡ thì Haruma đã lo lắng chạy tới bế tôi lên, đưa vào phòng tắm trên nhà, thả tôi vào bồn sau đó xả nước lạnh vào chân sơ cứu. Tôi nghĩ là tình cảm của tôi dành cho Haruma đã bắt đầu nhen nhóm vào lúc đó, khoảnh khắc khi tôi nhìn vào gương mặt đang lo lắng và tập trung một cách chân thành của anh dành cho mình. Nhưng rồi sau này tôi mới nhận ra rằng Haruma chân thành và quan tâm đến tất cả mọi người chứ không chỉ riêng mình tôi. Tôi đã buồn biết bao lúc nhận ra mình đã thật ngớ ngẩn như thế nào khi chỉ mình tôi là người coi những kỷ niệm đó như báu vật, trong khi đối với anh nó chỉ đơn giản như việc đi bộ ra đường vào mỗi sáng.


Haruma dùng một chiếc ô trong suốt để che cho tôi và anh trên đường anh đưa tôi về. Chỉ cần ngẩng đầu lên là tôi có thể ngắm được bầu trời và cơn mưa.

“Này, đừng chỉ đẩy dù sang phía em thế chứ!” Tôi đưa tay lên cán dù đẩy nó dịch về chỗ Haruma thêm một chút.

“Ha ha. Anh xin lỗi nhé.” Haruma cười.

“Có gì đáng cười đâu chứ?” Tôi cúi đầu lẩm bẩm.

Tôi vừa đi bộ vừa giả vờ tập trung ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Bình thường thì mỗi quãng đường của tôi đều như vậy, ngắm nhìn khắp xung quanh và nghĩ về câu chuyện của mọi người. Nhưng khi ở bên cạnh Haruma lại khác, tất cả mọi thứ khác chẳng còn gì rõ ràng nữa, chỉ là những mảng màu không gian mờ ảo có Haruma nổi bật lên tất thảy. Tôi lắng nghe tiếng anh thở, lắng nghe những bước chân bình thản trên con đường ướt mưa của anh. Bàn tay trái của anh cầm cán dù, bàn tay với những ngón tay đẹp luôn nhẹ nhàng khi chạm vào mọi thứ. Khuôn mặt Haruma đẹp, mọi góc cạnh trên gương mặt của anh đều thanh thoát. Lông mày bên phải của anh xếch lên cao hơn lông mày bên trái cùng một đôi mắt có ánh nhìn vị tha, trìu mến nhưng luôn khép hờ mỗi khi cười. Haruma cũng rất hợp với màu trắng và màu xanh lá cây, nó khoác lên vai anh một cảm giác êm đềm khó tả.

Đi được thêm một đoạn nữa rồi anh lại vui vẻ lên tiếng:

“Kanade và Hattori chơi thân với nhau nhỉ?”

“Vâng.” Tôi gật đầu: “Hattori là người bạn tốt nhất mà em có ở Tokyo.”

“Ừ, anh cũng thấy mỗi khi ở bên Hattori em lúc nào cũng đều rất thoải mái.”

“Thì đó là Hattori mà.” Tôi đáp lời, cảm thấy cuộc nói truyện này thật kỳ lạ. Cảm giác như cả hai bên đều chẳng biết mình đang nói gì vậy.

“Nhưng Kanade luôn im lặng mỗi khi anh xuất hiện. Tại sao vậy?” Anh hỏi.

“Vậy sao?” Tôi lí nhí thầm thì. “Em xin lỗi.”

“Thế là mỗi lần như vậy anh đều nghĩ rằng có lẽ mình bị Kanade ghét mất rồi.”

“Không có đâu!” Tôi phủ nhận ngay tức khắc. “Tuyệt đối không có chuyện đó!”

Chúng tôi cùng đứng lại trên vỉa hè, Haruma nhìn tôi bằng ánh mắt như có chút bất ngờ rồi lại như mọi khi, anh ấy bật cười vui vẻ.

“Vậy thì tốt rồi. Thật là may quá!”


Tôi ước gì thế giới của tôi rộng lớn thêm nhiều nữa để Haruma trở nên nhỏ bé hơn. Nếu như điều đó thực sự xảy ra thì anh sẽ không thể nào chiếm được một phần quá lớn trong những suy nghĩ hàng ngày của tôi như bây giờ được. Thế nhưng tôi tự hỏi tại sao mỗi khi tôi tự nhủ với lòng mình rằng hãy để cho tình cảm này trôi đi mất thì Haruma lại tạo ra một cơn sóng đẩy mọi cảm xúc đó của tôi trở lại? Dù rằng vẫn biết mọi thứ chỉ là vô tình, chỉ đơn thuần là vì lòng tốt nhưng sao vẫn khiến tôi phải hy vọng nhiều đến thế? Có lẽ là bởi tình cảm chẳng bao giờ được đáp lại nên càng trở nên khó tiêu biến đi chăng? Cơn mưa tháng sáu vẫn rơi bao trùm khắp xung quanh khiến chúng tôi như hai kẻ duy nhất trên đời đang đứng bên nhau, một người cười, một kẻ nặng trĩu suy tư.

“Sắp đến nhà em rồi.” Tôi chỉ về phía trước.


Trong lúc tôi đang tự xoay vòng chính mình với câu hỏi có nên mời Haruma vào uống một tách trà thì từ phía sau, tiếng bước chân chạy mải miết vang lên mỗi lúc một gần.

“Thầy Daiki!”

Một cô gái mặc váy trắng như tiên rừng đang chạy dưới mưa, cô bé có mái tóc dài đen tuyền xinh xắn tựa búp bê nhưng lại thoáng chút gì đó rất tinh nghịch, hai tay kéo cao váy lên cho dễ di chuyển chạy ào tới bên Haruma.

“Thầy!”

“Chào buổi sáng, Miru.”

“Chị ta là ai vậy ạ?” Cô bé hỏi, mắt nhìn tôi trân trân một lượt từ đầu xuống chân.

“Đây là…”

Haruma còn chưa kịp nói hết câu thì đã bị tôi cắt lời:

“Đừng hành xử lô lỗ như vậy chứ!” Tôi cười thật tươi đến mức hai mắt híp cả lại để nói với cô bé. Đồng thời vô thức tự kéo hai tay áo lên để lộ hết những hình xăm trên hai cẳng tay của mình.

Sau lời tôi nói, cả hai người bọn họ đứng hình mất một lúc vì bất ngờ. Tôi gọi hành động vừa rồi của tôi là chế độ tất sát, cười thật tươi trong khi đang chỉ trích một người nào đó luôn khiến tôi trông có vẻ đáng sợ hơn rất nhiều.

“Sao vậy Kanade?” Haruma hỏi.

“Thầy à.” Tôi vẫn giữ nguyên nụ cười ấy đáp: “Học sinh của thầy cư xử với người lạ thiếu lễ độ quá đó!”

“Gì chứ!” Cô bé trợn tròn mắt rồi lùi xuống núp sau lưng Haruma. Trông có vẻ đang ấm ức khiến tôi lại càng muốn bắt nạt hơn.

“Vậy nhé, từ đoạn này em tự về được rồi. Chào thầy!” Tôi cố tình nhấn mạnh vào chữ “thầy” để gọi Haruma như một sự châm chích nho nhỏ. Tôi biết rằng anh sẽ không giận mà nhất định phải vô cùng bối rối.

“Đợi đã!” Haruma gọi giật tôi lại rồi đuổi theo tôi. “Anh đã nói là sẽ đưa Kanade về nhà.”

Chẳng hề ngoảnh mặt lại, Haruma che dù cho tôi rồi hối thúc tôi bước đi bỏ lại đằng sau cô nữ sinh xinh xắn như tiên rừng đứng một mình dưới mưa, mắt mở to không nói nổi nên lời.

Tôi mỉm cười với chính mình, rồi sau đó nụ cười bật thành tiếng vừa vui vừa giận lấp dưới làn mưa. Haruma chỉ im lặng.

“Vậy ra là anh cố tình đưa em về à?”

“Nhà Miru ở gần đây.” Anh ngừng một lúc rồi lại nói: “Em ấy không phải là một học trò biết cách cư xử đúng mực, tôi thay mặt em ấy xin lỗi Kanade nhé.”

Tôi thở dài: “Anh còn gọi tất cả mọi nữ sinh của mình bằng tên thân mật thế nữa à?”

Haruma không trả lời được câu hỏi này, tôi lại bảo:

“Nếu như không thích thì đừng làm cho người khác hiểu lầm, đừng làm cho họ phải hy vọng. Đồ ngốc!”

Tôi chào tạm biệt Haruma rồi khép cửa lại trước mặt anh. Không có lời mời dùng trà nào cả, như vậy rõ ràng là tốt hơn.


“Chà, cái cuộc sống này dở hơi thật!” Tôi nói thật to, trong nhà chẳng có ai nên chẳng có tiếng đáp lại hay cười một cái vào lời tôi vừa nói. Bỗng dưng tôi muốn gọi điện cho Hattori để kể về câu chuyện vừa rồi ghê gớm. Hoặc chạy ào đến khu trọ chỗ cậu ta đang ở mà dựng cậu ta mắt nhắm mắt mở ngồi dậy nghe tôi nói. Tôi quá chán ngán cái cuộc sống cô đơn một mình ở nơi này rồi. Quê nhà gì chứ? Tokyo đâu phải là nơi tôi lớn lên. Làng Zao mới chính là nơi quê nhà thực sự, nơi tôi có gia đình, bạn bè, nơi mọi người hàng xóm đều biết tên tôi và là nơi duy nhất trên đời có con cáo Tam Lang tinh ranh đang đợi tôi trở về.

Thế nhưng tôi biết nếu như tôi trở về thì có lẽ tôi sẽ không muốn lên Tokyo thêm một lần nào nữa. Cuộc sống của tôi sẽ mãi an phận tại làng Zao, quản lý nhà nghỉ của gia đình, chăm sóc lũ cáo và hoàn toàn hài lòng với những gì mình có. Mà kết cục như thế tôi cũng không muốn chút nào.

Bên ngoài trời đã ngớt mưa, tôi chạy thật nhanh ra khỏi nhà trước khi để mình kịp nghĩ thêm bất kỳ điều gì. Cứ để những giọt mưa vẫn còn sót lại trên bầu trời chạm vào tôi ướt đẫm suốt đoạn đường từ nhà đến ga tàu điện ngầm. Anh Ikuzo quả nhiên vẫn ở đấy, đứng hát dưới cơn mưa nhỏ dù chẳng có ai dừng lại để lắng nghe cả. Tôi cứ đứng phía trước nghe anh ta hát, cả hai kẻ đứng ướt dưới mưa chẳng để tâm đến ánh mắt kỳ lạ của những người qua đường, những người đang vội vã xuống dưới ga tàu để tránh mưa, hoặc đang trên đường đi làm hay đang trở về nhà. Anh Ikuzo kết thúc bài hát của mình và nhận ra tôi đang đứng trước mặt anh, trước đây tôi chưa từng thấy anh ta dừng lại và nhìn ai đó như bây giờ.

“Này. Có muốn đi nghe ca nhạc không?” Anh Ikuzo hỏi rồi móc trong túi áo chìa ra cho tôi một tấm vé.

Tôi đưa tay ra rụt rè nhận lấy.

“Nhớ đến đấy nhé!”

Tôi ngẩn người ra một lúc lâu không nhớ nổi mục đích ban đầu khi chạy ra đây của mình là gì.

“A!”

“A?”

“Em cảm ơn!” Tôi nói lớn và cúi gập người cảm tạ.

“Không có gì đâu!” Anh Ikuzo cười híp mắt. “Cứ coi như là lời cảm ơn dành cho người hâm mộ đã ủng hộ mình suốt thời gian qua đi.”

Câu nói đó của anh Ikuzo khiến tôi ngạc nhiên hết sức bởi tôi không nghĩ rằng sự xuất hiện của mình lại được ghi nhớ như vậy.

“Em là Mizuhara Kanade.”

“Chào Mizuhara, anh là Obayashi Ikuzo.”

Vẫn là như vậy, chỉ cần những cái tên và mọi thứ sẽ bỗng dưng trở nên thân thiết hơn rất nhiều.


Tấm vé mà anh Ikuzo đưa cho tôi là vé vào cửa dành cho hai người của một buổi hòa nhạc Hard Rock nhỏ do một ban nhạc lạ lùng nào đó có lẽ mới thành lập mà tôi không biết. Buổi hòa nhạc sẽ diễn ra vào tối chủ nhật, tức là vào ngày mai, lại đúng ngày nghỉ làm của tôi. Tôi bồn chồn rồi ngủ li bì rồi lại bồn chồn suốt từ sáng đến chiều hôm ấy cho đến tận lúc đi làm. Tôi không thể tìm được ai thích hợp hơn Hattori để rủ đi cùng mình đến buổi hòa nhạc đó cả, dù tôi vẫn biết chắc một điều rằng có rủ thì Hattori cũng sẽ thẳng thừng từ chối. Hattori luôn đặt tiền và công việc lên hàng đầu, trên cả những buổi đi chơi với bạn bè một khoảng rất xa trong cái biểu đồ đo mức độ khẩn cấp mà cậu ta có.

“Hattori, chị có vé dành cho hai người đi xem Hard Rock tối chủ nhật.”

“Không.” Cậu ta trả lời trước cả khi tôi kịp đặt câu hỏi.

“Nhưng chị không biết rủ ai nữa hết!”

“Đưa em xem cái vé?”

Tôi đưa vé cho Hattori xem.

“Dành cho hai người cơ à?” Cậu ta nheo mắt lại để đọc rồi ngẩng phắt đầu lên đưa mắt ra phía quầy bán hàng nơi chủ tiệm và con trai đang đứng sắp xếp đồ đạc.

“Anh Haruma có rảnh không? Tối chủ nhật đưa Kanade đi xem Hard Rock hộ em với nhé!”

“Hattori!” Tôi thì thào nghiến răng dẫm lên chân thằng bé.

“A anh xin lỗi. Tối chủ nhật anh bận mất rồi. Anh xin lỗi nhé!” Haruma đáp.

Tôi sa sầm cả mặt lại nhìn Hattori, cảm giác vừa nhẹ nhõm lại vừa hơi nghẹn lại nơi cổ họng vì thất vọng khiến mình như chỉ trực nổi đóa lên hoặc trực khóc. Hattori nhìn tôi bối rối mất một hồi, cuối cùng thở dài đánh thượt hỏi lớn.

“Chủ tiệm cho cháu xin nghỉ hôm tối chủ nhật nhé?”

“Hattori á?” Chủ tiệm ngạc nhiên hỏi lại.

“Vâng ạ.”

“Để đưa Kanade đi hòa nhạc à?”

“Vâng ạ.”

“Được!” Chủ tiệm vui vẻ, hồ hởi vừa đáp vừa cười. “Tốt lắm, như thế là tốt lắm!”

Hattori cảm ơn thật to rồi quay trở lại công việc chuẩn bị của mình mà không không chịu ngẩn đầu lên nhìn tôi. Cậu ta nói nhỏ chỉ đủ để tôi đứng bên cạnh nghe thấy:

“Tối mai em đến đón rồi đưa chị đi. Vậy là được rồi chứ gì.”

Tôi lại cười, Hattori hóa ra cũng là kẻ có một tấm lòng ấm áp đến thế. Cái cảm giác ấm ức hồi nãy của tôi bỗng chốc tiêu biến đi mất như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
3. Số Bảy


Tôi bảo Hattori qua đón tôi sớm rồi hai đứa cùng đi ăn tối với nhau trước khi vào nghe nhạc. Tối đó là lần đầu tiên hai đứa gặp nhau tại một nơi nào đó không phải là nơi làm việc, và cũng là lần đầu tiên gặp nhau mà ăn mặc đàng hoàng tử tế hơn một chút, thậm chí cái dáng vẻ mệt mỏi, lờ đờ thường ngày của Hattori cũng biến mất tiêu đi đâu luôn rồi.

“Trông chị hôm nay mạnh mẽ thế.” Hattori nói, tay chỉ vào chiếc áo trắng cổ tàu vải voan cát được xẻ tà, rộng và dài đến đầu gối của tôi. “Nếu như anh Haruma mà nhìn thấy chị thế này thì chắc cũng sẽ suy nghĩ lại đấy.”

Tối nay là một đêm đặc biệt, đêm duy nhất suốt kể từ hồi đi làm thêm đến giờ tôi đi chơi vào giờ này nên tôi đã trang điểm và đeo khuyên đủ kín hết cả vành tai trái của mình. Hai bên tay áo tôi cũng chẳng ngần ngại mà xắn lên để khoe những hình xăm mà trước giờ luôn phải cố tình giấu kín.

“Thẳng lưng lên nào chàng trai.” Tôi đập vào lưng cậu ta: “Không thì mọi người sẽ tưởng cậu là quân lâu la của chị đấy.”


Chúng tôi cùng nhau đi bộ nhanh trên đường, đã lâu không đi những đôi giày đế cao nên tôi cảm thấy có chút khổ sở khi phải bắt kịp tốc độ của Hattori. Cậu ta đi bộ chẳng hay nhìn ngang ngó dọc như tôi, mắt Hattori chỉ nhìn thẳng về phía trước mà bước đi phăm phăm không nói lời nào.

“Này, đi từ từ thôi, chị chịu hết nổi rồi!” Tôi than vãn.

“A em xin lỗi.”

“Có phải là đi làm đâu mà phải vội thế chứ?”

“Em xin lỗi, em bị quen thói rồi.” Hattori nhìn tôi gãi đầu rồi cố gắng bước đi chậm lại theo nhịp bước của tôi. “Chị đi chậm thật đấy.”

“Chỉ là chị không muốn bỏ lỡ nếu như vô tình đi qua một thứ nhỏ bé xinh đẹp nào trên đường mà thôi.” Tôi đáp. “Khắp xung quanh luôn có những điều đẹp đẽ mà.”

“Còn em thì chẳng thấy, chẳng biết, chẳng nghe gì hết.” Hattori trầm ngâm hướng mặt lên cao mà nói. “Chỉ toàn là công việc, tối ngày công việc và ăn ngủ một chút thôi.”

Lời nói của Hattori vang lên nhẹ tênh nhưng khi đến với tôi lại thành ra trĩu nặng. Chỉ cách nhau có một tuổi thôi nhưng cuộc sống của tôi và Hattori lại cách nhau một trời một vực. Trong khi tôi có thể dùng hết số tiền mình có được để thuê một căn nhà tốt, sống thoải mái theo ý thích thì Hattori vất vả dành toàn bộ thời gian của mình để kiếm tiền nhưng vẫn bám trụ lại khu nhà trọ nghèo không có nhà tắm. Tôi đoán có lẽ Hattori đang cố gắng dành dụm một số tiền lớn để đi tìm gia đình của cậu ta, tôi chỉ thiết nghĩ nếu như cứ mãi cuốn vào cái vòng xoay tiền bạc này thì nhỡ đâu Hattori sẽ không thể dừng lại được mất.

“Đến rồi kìa chị Kanade.” Hattori lên tiếng kéo tôi ra khỏi dòng suy tưởng của mình. “Nó là Dante Bar đúng không? Đúng địa chỉ rồi này.”

Tôi và Hattori phải xếp một hàng khá dài mới đến lượt mình đưa vé vào cổng. Điều đó khá là bất ngờ bởi ban đầu tôi cứ nghĩ rằng ban nhạc biểu diễn đêm nay là một ban nhạc mới, mà mới thì khó có thể tổ chức một đêm diễn lớn được. Tôi kiểm tra lại tấm vé của mình, tất cả nhưng thông tin ghi trên tấm vé về ban nhạc chỉ có đúng một từ: “Nana”.

“Sao lạ vậy nhỉ?” Tôi tự hỏi. “Nana là tên ban nhạc sao? Là tên người hay nghĩa là số bảy nhỉ?”

Mãi rồi tôi và Hattori mới len được lên hàng đầu tiên sát sân khấu để đứng. May cũng nhờ Hattori người gầy nên có thể luồn lách được rồi nắm tay tôi mà kéo lên theo cùng vừa kịp lúc mở màn. Theo lẽ thường thì đèn trên sân khấu sẽ vụt sáng và chiếu vào ca sĩ hát chính khi ban nhạc bắt đầu chơi. Thế nhưng thật lạ lùng, nhạc vừa bắt đầu nổi lên thì ánh đèn sân khấu chỉ rọi vào các thành viên chơi nhạc còn ca sĩ chính thì đứng trên bục cao phía đằng sau, dưới phông nền ngược sáng sau lưng khiến khán giả ở dưới không thể nào nhìn thấy diện mạo ca sĩ.

Khán giả ở dưới như nổ tung, cuồng nhiệt và vỡ òa khi tiếng hát được cất lên, đó là một chất giọng hơi trầm nhưng mạnh mẽ và có quãng âm rộng đến bất ngờ. Những thang âm từ trầm rồi nổi lên cao vút cho đến giọng gió đều được hát lên một cách dễ dàng hết sức.

“EM CHƯA NGHE ROCK BAO GIỜ NHƯNG CẬU TA HÁT KHÁ ĐÓ CHỨ!” Hattori đứng bên cạnh hét vào tai tôi, cố gắng át đi tiếng hò hét xung quanh. Trông tôi và Hattori thật lạc lõng so với mọi người ở đó, những người đang nồng nhiệt quay cuồng bao vây hai kẻ thính giả đang chỉ đứng yên nghe và nhìn. Hattori thì rõ ràng sẽ là như thế bởi cậu ta dường như chưa từng đến những chốn náo nhiệt như thế này bao giờ. Còn tôi thì cảm thấy có một điều gì đó rất kỳ cục mà tìm mãi chưa ra từ để nói.

“Người đang hát đó…” Tôi chíu mày rồi thốt lên: “Đó là con gái!”

“CHỊ BẢO GÌ CƠ?” Hattori hét lên hỏi.

“NGƯỜI ĐANG HÁT ĐÓ.” Tôi cũng hét vào tai Hattori mà giải thích: “ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ “CẬU TA” MÀ LÀ “CÔ TA”. LÀ CON GÁI ĐÓ!”

“HẢ!”

Hattori ngạc nhiên đến giật bắn cả người. Nhưng trước khi kịp để cho cậu ta kịp thét lác thêm câu nào vào tai tôi nữa thì tôi đã hòa vào với âm nhạc một cách điên cuồng như bao khán giả khác quanh mình, và cứ điên cuồng như thế hết bài này qua bài khác.

“MIZUHARA!” Từ phía sau có người nhoài tới tóm lấy cẳng tay tôi.

“ANH IKUZO!” Tôi thốt lên. Anh Ikuzo trông khác hẳn mọi khi, tôi chưa từng thấy anh ở trong tình trạng không gắn với cây đàn như thế này bao giờ, hơn thế nữa anh ấy đeo thẻ Staff, trông cứ như một người có việc làm thứ thiệt.

“HẾT BÀI NÀY THÌ NANA NGHỈ GIẢI LAO. EM CÓ MUỐN VÀO SAU CÁNH GÀ KHÔNG?”

“ĐƯỢC Ạ?” Tôi hỏi, không quên cả Hattori đang đứng bên cạnh mình. “EM ĐI VỚI BẠN EM NỮA!”

“ĐƯỢC!” Anh Ikuzo gật đầu rồi ngoắc tay ra dấu bảo bọn tôi đi theo anh ấy.

Chỉ cách nhau một cánh cửa mà chúng tôi như bước tới một chiều không gian khác. Anh Ikuzo dừng lại đưa cho chúng tôi hai cái thẻ Staff khác bảo đeo vào rồi cứ thế mà đi qua bảo vệ.

“Anh cứ lo là em không đến thì lại phí mất một tấm vé.” Anh Ikuzo nói. “Mua vé vào xem Nana biểu diễn là khó lắm đấy, đây lại là buổi hòa nhạc nhỏ cuối cùng của cô ấy nữa chứ. Trong tương lai sẽ chỉ toàn những đêm rock hoành tráng tại các sân vận động thôi!”

“Đây là lần đầu tiên em biết tới Nana.” Tôi bảo.

“Cũng phải, cô ấy là dân hoạt động ngầm mà. Nhưng gần đây cũng đã ký hợp đồng với công ty sản xuất âm nhạc lớn rồi nên mọi người sẽ biết đến cô ấy nhanh chóng thôi.”

“Tên cô ấy là Nana ạ?”

“Anh không biết.” Anh Ikuzo đáp với một biểu cảm huyền bí. “Không ai biết tên thật của cô ấy là gì cả, tuổi cũng không, mà mặt mũi ra sao thì lại càng không nốt.”

“Thật ấy ạ?” Tôi tròn mắt ngạc nhiên.

“Cầm giúp anh cái này.” Anh Ikuzo đưa cho tôi và Hattori một đống đồ đạo cụ sân khấu và một thùng đựng các chai nước khoáng. “Con bé Yui lại biến mất nữa rồi nên bọn anh đang thiếu người. Làm phiền hai đứa một chút nhé?”

“Chị hỏi xem có được trả lương không?” Hattori thì thào liền bị tôi huých cùi chỏ vào sườn.

“Không có gì đâu ạ.” Tôi vui vẻ đáp.

Được một lúc thì ban nhạc từ sân khấu quay trở lại cánh gà tiến về chỗ chúng tôi đang đứng.

“Mọi người vất vả rồi.” Các Staff nói và các thành viên trong ban nhạc cũng cúi người nói với họ cùng câu nói ấy kèm theo lời cảm ơn.

“Mizuhara đưa nước cho mọi người hộ anh với.” Anh Ikuzo bảo tôi, nghe vậy tôi và Hattori nhanh chóng phục vụ nước cho họ kèm theo nụ cười tiếp khách đã thành thói quen sau bao đêm chạy bàn ở tiệm.

Nana nhận nước từ tay tôi cùng một câu cảm ơn và cái cúi đầu khe khẽ. Dù là con gái nhưng khi đứng cùng các thành viên nam khác trông cô ấy vẫn cao ngang bằng họ. Chiếc áo khoác có mũ trùm đầu kéo xuống che kín nửa mặt như thể ngoài việc không muốn ai nhìn thấy mặt mình ra thì Nana cũng chẳng cần biết mặt của mọi người. Từ ngoại hình đến phong thái đều thật nam tính không thua kém gì cánh con trai, thậm chí còn bí ẩn và ngầu hơn rất nhiều.

“Nana.”

Một giọng nữ bình thản khác cất lên từ đằng sau tôi một cách đột ngột khiến tôi hơi giật mình. Tôi ngoái lại nhìn, đó là một cô gái mảnh mai với khuôn mặt đẹp mặc váy màu xanh dương, mái tóc dài tẩy trắng làm nổi bật lên đôi lông mày đen tự nhiên khiến cô ấy trông có vẻ gì đó rất kỳ quái và lạ lùng. Nhưng rồi chỉ một nụ cười thôi và toàn bộ những ấn tượng về sự lạnh lùng của cô gái tóc trắng ấy trong tôi hoàn toàn tan biến.

“Yui làm chanh mật ong cho Nana này.” Cô ấy nhẹ nhàng nói, tiến đến rồi bước ngang qua tôi như thể tôi chẳng hề tồn tại giữa những bước đi của cô ấy vậy.

“Yui! Hóa ra nãy giờ bảo đi lấy nước mà biến mất là vì cái này à?” Anh Ikuzo thở hắt ra hỏi.

“Vì Nana phải hát mà.” Cô gái tên Yui đáp rồi nhìn Nana mỉm cười. Nana chỉ im lặng không nói gì, mũ vẫn trùm đầu và uống bình nước do Yui đưa cho.

“Đáng sợ thật.” Hattori bất giác thì thầm nho nhỏ chỉ đủ để cho tôi nghe thấy. Tôi nghĩ là Hattori nói cũng đúng. Cô gái tên Yui đó xem chừng cũng chỉ tầm tuổi tôi nhưng không hiểu sao mọi thứ từ cô ấy đều để lại một ấn tượng ban đầu hơi đáng sợ.

Một lúc sau Nana im lặng đứng dậy đi vào phòng thay đồ, Yui cũng không nói gì lặng lẽ bước theo. Ngay khi bóng của Yui đi khuất thì tôi và Hattori đồng thời cùng nghe thấy rất nhiều tiếng thở phào khe khẽ đầy nhẹ nhõm.

“Cô bạn đó là ai vậy ạ?” Tôi hỏi nhỏ.

Anh Ikuzo cười cười gãi đầu đáp lại: “Là người đang theo đuổi Nana đấy.”

Tôi ngạc nhiên. Hattori thì lẩm bẩm: “Thì ra là vậy.”

“Thật sao?” Tôi lắp bắp. “Đây là lần đầu tiên em gặp một cặp đôi đồng tính nữ.”

“Đùng nói như vậy chứ.” Anh Ikuzo lắc đầu. “Cả hai người họ đều là những cô gái bình thường cả thôi.”

“Nhưng anh vừa bảo…”

“Họ vốn là như vậy mà.”

Tôi không thắc mắc thêm gì nữa dù vẫn chưa hiểu được hoàn toàn câu chuyện. Những lời anh Ikuzo nói đều rất quả quyết và có xem lẫn chút gì đó tự hào hơi lẫn lộn. Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi thật là một câu khiếm nhã khiến cho anh ấy cảm thấy không vừa lòng.


Giờ nghỉ giải lao kết thúc và Nana lại tiếp tục lên sân khấu. Yui vẫy tay chúc Nana may mắn rồi đứng lại với chúng tôi. Tôi nhìn Yui, bỗng dưng cảm thấy xấu hổ vì nhận ra so với cô ấy mình chỉ là một kẻ dị thường nửa mùa. Ấy vậy mà trước giờ tôi cứ cho rằng mình khác biệt và hay ho lắm với những hình xăm và mái tóc mỗi tháng một màu này, chưa từng biết rằng sự khác biệt thực sự không chỉ cần đến vẻ bề ngoài mà nó thật sự phải tỏa ra một cách vô hình từ bên trong con người. Đó không phải là thứ mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường, đó là thứ mà chúng ta chỉ có thể tự cảm nhận được mà thôi.

Như thể bắt được ánh nhìn từ tôi, Yui đột ngột quay đầu lại khiến ánh mắt của tôi chạm vào cô ấy.

“Có chuyện gì vậy?” Cô ấy hỏi.

“Không. Không có gì!” Tôi lắc đầu đáp.

“Cậu cũng thích Nana à?”

“Không!”

“Không?” Yui nhướn mày.

“Thực ra là có nhưng ý tớ không phải là như vậy.”

“Tức là cậu vẫn không thích Nana?”

“Không phải như thế!” Tôi xua tay, luống cuống không biết phải nói như thế nào để vừa thành thật vừa không tỏ ra khiếm nhã.

“Sao cũng được.” Yui phì cười quay đi, đoạn cô ấy quay lại nói: “Còn tớ, tớ thích Nana lắm. Chỉ một mình Nana thôi!”

Tôi chợt ngẩn ngơ một hồi, và tôi biết rằng không chỉ có mình tôi. Ngay cả Hattori chỉ mới tình cờ thấy được cũng đang ngẩn người ra bởi nụ cười và câu nói chân thành vui vẻ ấy.

“Hattori.” Tôi bảo: “Chốc nữa về đi với chị ra chỗ cửa hàng tiện lợi nhé.”

“Để làm gì?” Cậu ta hỏi.

“Mua thuốc nhuộm tóc.” Tôi đáp. “Đã đến lúc tóc phải trở về với màu đen rồi.”
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
4. Mạnh mẽ và dịu dàng

“Xin lỗi quý khách. Cửa tiệm của chúng tôi chưa tới giờ mở cửa!”

“Chủ tiệm, là cháu đây mà.”

Bên ngoài trời nổi cơn giông nhẹ. Ngày hôm nay tôi đã cẩn thận mang theo cây dù của mình theo để phòng sáng mai trời mưa còn có cái để che mà về nhà.

“Hả? Kanade đó hả? Là Kanade!”

“Vâng.” Tôi mỉm cười. “Là Kanade đây mà.”

“Nhưng tóc cháu… Có chuyện gì đã xảy ra vậy?” Chủ tiệm ngạc nhiên đến nỗi trợn tròn hai mắt lên nhìn tôi một lượt, miệng há rộng như thể cái cằm sắp chuẩn bị rớt bộp xuống dưới đất đến nơi.

“Sau cuộc gặp gỡ định mệnh vào đêm qua chị ấy đã quyết định nhuộm đen lại tóc đấy ạ.” Hattori từ trong nhà bếp bước ra, hai bàn tay ướt sũng nước đang lau lau vào tạp dề cho khô lại.

“Cuộc gặp gỡ định mệnh?” Chủ tiệm hoang mang nhắc lại. “Không lẽ Kanade của chúng ta đang yêu rồi sao?”

“Vớ vẩn nào!” Tôi bật cười gạt cái ý tưởng đó của chủ tiệm đi. “Chỉ là tình cờ gặp một cô bạn khiến cháu nhận ra thực chất mình nên phải như thế nào thôi.”


Buổi tối ngày hôm đó trôi qua như một cơn mơ, tôi đã trở về nhà và nhuộm lại tóc của mình thành màu đen. Sáng hôm sau tỉnh dậy soi gương tôi chợt thấy trong lòng thật nhẽ nhõm biết bao.

Tôi thích xăm hình, đó là điều tôi không thể ngụy biện hay đem ra bàn cãi được vì nó xảy đến tự nhiên đối với tôi mà không đòi hỏi một mục đích gì đặc biệt. Nhưng trước đây khi quyết định nhuộm tóc lần đầu tiên tôi đã làm nó vì lý do tôi muốn thay đổi mình khác lạ nhất có thể một lần trong đời. Mỗi một màu tóc mà tôi thay đổi lại giống như một lần tôi cố gắng gồng mình lên để biến cuộc sống của tôi trở nên khác đi. Giờ tôi mới nhận ra đó không hẳn là một sự thay đổi hợp lý dành cho mình, trở nên khác biệt để rồi lại phải giấu đi những hình xăm trong bộ quần áo bình thường vì sợ điều tiếng thì thật là ngu ngốc. Vậy là tôi dẹp bỏ hết đống sơ mi thùng thình ở trong tủ, từ giờ sẽ chỉ còn những chiếc áo ba lỗ khéo léo khoe hình xăm trên khắp cánh tay và bả vai mà thôi.

“Trông chị thế này thì từ nay lại càng khó lấy chồng rồi.”

Hattori nói vậy, tôi thì thấy càng lúc trông mình càng ra dáng đàn chị của thằng bé.

“Thế chị nghĩ anh Haruma sẽ nghĩ sao?” Hattori thì thầm hỏi tôi.

“Chị không biết.” Tôi trả lời: “Nhưng chị không muốn phải quan tâm xem người khác sẽ nghĩ gì về mình nữa. Từ giờ trở đi chị sẽ mạnh mẽ gấp hai lần anh ấy.”

“Chị lúc nào chẳng mạnh mẽ gấp vài lần anh Haruma.” Hattori phì cười.


Mưa bắt đầu rơi rả rích rồi ào xuống thật lớn, thật ồn ào. Haruma dựng ô vào trong giá rồi nói: “Con về rồi.” với chủ tiệm như mọi lần. Hôm nay anh lại mặc áo màu trắng, Haruma cũng giống như mọi người, đều mặc đồ sáng màu vào những ngày trời mưa.

“Chào buổi chiều.” Tôi mỉm cười chào. Haruma nhìn tôi với vẻ mặt hơi ngỡ ngàng, không tròn mắt hay há mồm kinh ngạc như chủ tiệm mà chỉ là hơi ngỡ ngàng một chút.

“Kanade nhìn khác quá.” Anh nói.

“Khác theo ý tích cực hay tiêu cực vậy nhỉ?” Hattori giả vờ hỏi.

“Anh cũng không rõ nữa, vẫn là Kanade cũ nhưng vẫn rất khác.” Haruma trả lời. “Thế hôm qua hai đứa đi chơi vui chứ?”

“Em phải cảm ơn vì anh đã bỏ lỡ nó nên mới có được một buổi tối thú vị đến thế đấy!” Hattori tỏ ra hào hứng. “Hôm qua bọn em đi xem Nana biểu diễn. Anh biết Nana chứ? Mới đầu em cứ tưởng đó là con trai nhưng hóa ra lại là con gái. Bọn em còn được người quen của chị Kanade đưa vào sau cánh gà rồi còn gặp cả bạn gái của chị Nana đó nữa!”

“Bạn gái?” Haruma nhíu mày.

“Em không biết họ của cô ta, họ gọi cô ta là Yui. Trông cô ta rất kỳ dị, vừa đáng sợ nhưng cũng lại dễ gần nữa. Chính vì gặp cô ấy xong nên chị Kanade mới quyết định nhuộm lại tóc đen đấy.”

“Vậy sao?”

Tôi có cảm giác như Haruma không vui khi nghe về chuyện này. Tôi thì thấy đó cũng là điều có thể hiểu được bởi Haruma là một người đàn ông rất truyền thống, một người chỉ thích những cô gái tóc đen dịu dàng thì tất nhiên sẽ cảm thấy chướng tai khi nghe những điều Hattori vừa kể lại. Đối với tôi đây có lẽ là điểm xấu duy nhất khiến tôi e dè về anh ấy. Haruma giống như một kẻ cứ ôm khư khư cái tiêu chuẩn về phụ nữ từ thời xa lơ xa lắc, giờ lại có vẻ thêm cả định kiến về giới tính nữa. Mỗi tội anh lại quá dịu dàng và tốt bụng để mà trở thành một gã có tư tưởng tồi như mấy ông già cổ hủ. Những điều lấp lửng kiểu này thật là luôn làm khó cho tôi.

Tôi thuộc kiểu con gái không thích những chuyện nửa vời hay dùng dằng không tới nơi tới chốn. Mỗi khi đọc một cuốn sách hay một bộ phim có nhân vật nữ chính luôn cảm thấy day dứt khi phải trọn một trong hai, ba người đàn ông, tôi luôn cảm thấy thật bực mình. Kiểu người như Yui mới là mẫu người mà tôi ngưỡng mộ nhất. Cô ấy tự tin và quyết liệt theo đuổi người cô ấy yêu. Một cô gái vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng.

Rồi chợt tôi lại nghĩ cả Hattori cũng vậy, quyết liệt kiếm tiền nhưng khi thấy tôi buồn thì sẵn sàng tạm thời bỏ qua một chút để đưa tôi đi chơi. Cậu ta cũng thuộc kiểu người vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng đấy chứ.


Tối hôm đó rốt cuộc cũng chẳng có gì thay đổi nhiều mấy. Vì trời mưa nên khách đến tiệm vắng hẳn đi dù vẫn còn đang trong buổi chiều tối nhưng chủ tiệm nhất quyết không chịu đóng cửa sớm.

“Biết đâu ba, bốn giờ sáng có ai đó đội mưa tới đây ăn rồi thấy quán ăn đóng thì hẳn sẽ bị thất vọng lắm.”

Chỉ có Hattori là kẻ được lợi nhất, cậu ta tranh thủ thời gian mà nghỉ ngơi để chuẩn bị sáng dậy lại tiếp tục đi làm. Tôi sau khi dọn dẹp xong thì ngồi một chỗ mà lên cho mình một kế hoạch, tôi muốn gặp lại Yui một lần nữa, nếu được trở thành bạn bè với một người như vậy thì thật tốt biết mấy. Anh Ikuzo hẳn sẽ giúp được tôi việc này, cái lần nói chuyện dưới mưa hôm ấy với anh Ikuzo quả là một việc tình cờ đầy may mắn.

Khoảng tầm chín giờ tối thì có một nhóm học sinh cấp ba trông như mới đi học nhóm về ghé vào tiệm.

“Kính chào quý khách!” Tôi cúi chào, chợt nhận ra cô bé tiên rừng lần trước đã từng gặp vào buổi sáng hôm Haruma đưa tôi về nhà cũng ở trong số đó.

“Miru, đây là quán ăn của nhà thầy Daiki mà cậu bảo đó hả?” Một người bạn trong nhóm khúc khích vừa cười vừa hỏi.

Chủ tiệm nghe được nhìn tôi nháy mắt ra ám hiệu. Tôi đẩy Hattori ra phục vụ đám nhóc đó hộ mình rồi chạy lại gần hỏi xem ý chủ tiệm muốn nói là gì.

“Bí mật đừng cho bọn nhỏ biết Haruma đang ở nhà nhé!”

“Tại sao ạ?”

“Vì nó dặn cứ có học sinh tới thì bảo như vậy. Đợi bác lên báo với nó một câu đã.”

Tôi đã định bảo với chủ tiệm là cứ để cho tôi lên báo hộ nhưng rồi lại thôi. Vừa quay lại chuẩn bị lấy nước bưng ra bàn thì đã thấy cô bé Miru đứng nhìn mình chằm chằm cách đây hai dãy bàn từ nãy.

“Chị.” Con bé đột ngột lên tiếng khiến tôi giật mình đứng im, trong khi ấy nó liền nhanh nhẹn chạy lại phía tôi, gương mặt xinh xắn đó nhìn thực sự đang vô cùng nghiêm túc. “Chị có phải là bạn gái của thầy Daiki không?” Nó hỏi, nói lớn đến độ những đứa bạn đi cùng và cả Hattori đều đổ dồn hết ánh mắt nhìn về phía tôi.

“Có lẽ chúng ta nên bắt đầu câu chuyện bằng cách cho đối phương biết mình là ai trước đã chứ nhỉ?” Tôi mỉm cười đáp.

“Cho em biết đi. Chị có phải là bạn gái của thầy Daiki không?”

“Này này!” Hattori lên tiếng cứu nguy. Cậu ta tiến về phía tôi đứng rồi khoanh tay trước ngực hỏi Miru: “Nếu chị ấy nói là đúng thì cô định làm gì chứ?”

“Tôi…” Cô bé lúng túng trợn tròn mắt nhìn Hattori. Trông Hattori lúc này thật là đanh đá.

Cả quán ăn chìm trong không khí im lặng đến bức bối trong một thoáng, cuối cùng tôi đành phải lên tiếng hỏi: “Quý khách bắt đầu gọi món được chưa ạ?” kèm theo một nụ cười làm tiền chuyên nghiệp.

“Em… Em là Kanata Miru.” Giọng của cô bé từ đang ngập ngừng rồi chuyển sang dõng dạc. “Lần trước gặp mặt em đã có thái độ hơi khiếm nhã với chị, em xin lỗi. Nhưng còn chuyện với thầy Daichi, em nhất định không chịu thua đâu!”

Dứt lời Miru quay lưng bỏ ra chỗ hội bạn của cô bé. Thấp thoáng đâu đó tôi cảm nhận được cả bóng hình đầy mạnh mẽ và quyết liệt mà tôi đã từng cảm nhận được từ Yui giờ lại đang tỏa ra từ cô bé Miru ngay lúc này.

“Chị à.” Hattori khẽ cười: “Trận này chị thua rồi đấy nhé!”

“Công nhận.” Tôi ngẩn người rồi cười theo. “Trận này thua thật rồi.”
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
5. Làng Zao


Sinh nhật của bố tôi là vào đầu tháng bảy, cũng vừa hay chủ tiệm nghỉ bán một tuần để đi nghỉ mát nên tôi rủ Hattori về Tohoku cùng mình. Mới đầu cậu ta nhất quyết không chịu đi vì nói còn phải kiếm việc làm thêm khác, thế nên tôi bảo Hattori về đó làm thêm cho nhà nghỉ của gia đình tôi, vừa được chơi, vừa được bao ăn ngủ lại còn ra tiền. Nghe vậy Hattori gật đầu cái rụp, vui vẻ đồng ý ngay lập tức.

Tohoku là một nơi yên bình và có thiên nhiên tươi đẹp. Cuộc sống của người dân Tohoku chủ yếu dựa vào nông nghiệp, riêng chỉ có làng Zao hiện giờ đang bắt đầu trên đà đẩy mạnh lĩnh vực du lịch nhờ có bầy cáo thân thiện chạy lông nhông khắp làng.

Gia đình tôi nghe nói trước đây vốn là dân Tokyo, sau đó bà nội từ một lần đến làng Zao thăm bạn mà đã trở nên gắn bó với nơi này rồi quyết định ở lại. Thế là cả gia đình tôi cũng quyết định trở về theo bà. Chú của tôi là một người có tầm nhìn kinh doanh tốt nên đã gợi ý về việc mở một nhà nghỉ, nhờ có vậy mà đến đời tôi bây giờ thì đã có thể coi mình cũng thuộc tầng lớp con nhà có điều kiện trong làng.

Đến đón tôi ở nhà ga là cậu em họ Tojiro hơn tôi hai tuổi. Tojiro là con trai của chú tôi, chú ấy kết hôn sớm hơn bố của tôi nên Tojiro ra đời trước. Mọi người xung quanh mỗi khi chứng kiến một gã trai cao tới gần một mét chín, vạm vỡ như Tojiro lại phải gọi một đứa nhỏ thó như tôi là chị rồi lại còn bị tôi bắt nạt đều không nhịn nổi cười. Tojiro vừa cao lớn lại vừa tốt bụng nên từ già tới nhỏ trong làng ai cũng yêu mến. Hồi còn nhỏ, nếu như Tojiro là thủ lĩnh của đám nhóc thì tôi là thủ lĩnh của Tojiro. Tojiro bảo rằng tôi rất thông minh, nên dù tôi nhỏ tuổi hơn thì mỗi khi cần phải quyết định một việc quan trọng nào cậu ta cũng đều tìm tới hỏi ý kiến tôi trước. Kể cả chuyện thôi học đại học để ở nhà phụ giúp kinh doanh cũng là do tôi ủng hộ. Khi tôi lên Tokyo học đại học, những thùng rau củ và thực phẩm ở nhà làm đều được gửi lên dưới tên của Tojiro, thậm chí vào những ngày sinh nhật tôi Tojiro cũng trích một phần tiền để dành của cậu ta để chuyển cho tôi vào tài khoản ngân hàng.

Bố mẹ tôi chỉ có tôi là con gái duy nhất. Gia đình bên nhà chú thì ngoài trưởng nam là Tojiro ra còn có thêm hai đứa nhỏ sinh đôi một trai, một gái tên là Ren và Ran. Người lớn vẫn luôn nói rằng sau này nhà nghỉ của gia đình sẽ do Tojiro làm người thừa kế. Tôi nghĩ chính vì lý do này mà cậu ta luôn cảm thấy tủi thân thay cho tôi mặc dù tôi đã nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rằng tôi không quan tâm tới chuyện này.

“Chị Kanade!” Tojiro cười tươi, nhoài người ra vẫy tôi từ phía bên trong chiếc xe tải cũ chuyên để chở thực phẩm cho nhà nghỉ.

“Chào Tojiro! Ra đây giúp chị xách hành lý đi!”

Tojiro mặc áo phông màu ghi và quần lửng, đế giày vẫn còn lấm bùn như thể vừa xong việc làm vườn liền vội tới đây. Trên đầu cậu ta vẫn còn buộc chiếc khăn có in tên của nhà nghỉ.

“Chị Kanade nhìn khác quá!” Tojiro nói. “Cả Ren và Ran đều mong chị lắm, hôm nay tụi nhỏ đi ngắt dương xỉ non từ sáng sớm về để chiên cho chị ăn đấy.”

“Dương xỉ non á?” Hattori ngạc nhiên.

“Đây là Naitou Hattori.” Tôi giới thiệu. “Vậu ta là đàn em ở chỗ làm thêm của chị trên Tokyo. Tuần này cậu ta sẽ là nhân viên tạm thời cho nhà nghỉ của gia đình mình.”

“Xin được giúp đỡ.” Hattori cúi đầu lễ phép.

“Mình là Mizuhara Tojiro, em họ của chị Kanade. Từ giờ phải nhờ vả cậu nhiều rồi.”

“Cậu tớ gì chứ, cứ trả tiền rồi bóc lột thằng bé này thoải mái đi.” Tôi cười vỗ bồm bộp vào vai Tojiro. “Giờ thì đưa bọn chị về nào, chị buồn ngủ quá!”

Vì xe tải chỉ có hai chỗ ngồi nên Hattori xung phong ngồi ở khoang chở hàng lộ thiên phía sau xe. Con đường về nhà mát rượi trong cái nắng hè dìu dịu sau mưa. Ở Tohoku gần đây có lẽ cũng mưa nhiều nên ven đường cỏ mọc um tùm xanh mướt mát.

“Hè năm nay chị về muộn quá. Lũ bạn bọn mình hồi đó về từ đầu tháng sáu rồi kia.”

“Vậy hả?” Tôi gật gù. “Cả bọn Anju cũng về rồi chứ?”

“Vâng, cả Natsume nữa. Cậu ta đang ở trên núi với ông nội của cậu ấy đấy.”

Natsume là bạn thân nhất của Tojiro. Cậu ta bằng tuổi tôi nhưng hồi nhỏ vì thấy Tojiro gọi tôi bằng chị nên cũng gọi tôi là chị. Ông nội của Natsume là người trông coi đền thờ thần Inari trên núi nên Natsume cũng sống ở trên núi với ông. Ngọn núi cách nhà chúng tôi chẳng bao xa nên hồi ấy mỗi ngày tôi và Tojiro đều cùng bọn trẻ con lên đó chơi, phụ giúp việc quét tước, dọn dẹp đền thờ. Thỉnh thoảng tôi còn mang theo đậu phụ rán đặt dưới bệ bức tượng cáo Kitsune – sứ giả của thần Inari nữa.

“Ai đi Tokyo rồi trở về trông cũng rất khác, nhưng chỉ sau vài ngày là họ lại trở về y hệt như cái hồi mà bọn mình còn nhỏ ấy.” Tojiro bảo. “Chỉ có Natsume là vẫn thế, chẳng thay đổi chút nào suốt từ hồi cấp ba đến giờ.”

“Hai đứa vẫn thân thiết với nhau chứ hả?”

“Vâng.” Tojiro mỉm cười. “Tất nhiên là thế rồi!”

“Chị Kanade!” Tiếng gọi của quá khứ cứ vọng về văng vẳng bên tai. Ngày còn nhỏ tính tình tôi chẳng khác gì lũ con trai, có một lần chơi bóng ở trên đền vô tình ném quả bóng lên cao rồi kẹt trên cây thần mộc. Vốn là đứa nhanh nhẹn nên tôi chẳng nề hà gì tự trèo lên cây để lấy món đồ chơi của mình xuống.

“Chị Kanade, đó là thần mộc. Không được trèo lên đâu!” Natsume mặt tái mét nhìn tôi, vừa nói vừa căng thẳng ngó ra xung quanh sợ bị ông nội phát hiện.

“Chị Kanade! Mặc kệ nó, xuống đây đi!” Tojiro lo lắng ở dưới nhưng không làm gì được vì tôi đã leo lên khá cao.

“Chị không sao!” Tôi cười nhăn, vươn tay đẩy quả bóng đang vướng trên chạc cây cho nó rơi xuống đất rồi leo trở xuống. Xuống được chừng còn hơn hai mét là chạm đất thì ông nội của Natsume phát hiện hét lên một câu:

“Này! Xuống ngay!”

Tôi giật bắt, hụt chân ngã luôn từ trên cao xuống. Ấy vậy mà cái tên gầy lẻo khẻo Natsume suốt ngày gọi tôi bằng chị đó lại đứng ở dưới, căng thẳng dang tay ra đỡ. Tojiro thấy vậy cũng chạy ra phía sau dang tay đỡ Natsume. Cuối cùng ba đứa trẻ con ngã đập vào nhau. Natsume do không may nên bàn tay đập xuống đất cứa vào đá bị một vết rách dài. Tojiro thì đầu u lên một cục, chỉ có tôi là chẳng làm sao, đến một vết xước nhỏ cũng chẳng có.

Sau này khi lớn lên tính mỗi đứa một khác dần đi. Tôi và Natsume học cùng trường nhưng không chung lớp. Mỗi người bận một việc, mà kể cả đôi khi có rảnh rỗi đi chăng nữa thì vẫn sẽ luôn viện được lý do để không phải gặp nhau. Thỉnh thoảng vào những mùa lễ hội, tất cả những đứa trẻ từng là bạn thân hồi ấy phải tham gia giúp việc làng, chúng tôi lại gặp nhau, nói cười như thể chưa từng có chuyện xa cách. Thế nhưng chỉ cần mùa lễ hội trôi qua là đâu lại vào đấy, đến một câu chào cũng cảm thấy thật khó nói biết bao.


Bà nội và nhà chú của tôi sống ngay tại trong nhà nghỉ của gia đình, riêng nhà của tôi thì ở cách đó xa hơn một đoạn vì bố tôi là một người sống khá kín đáo, ông không thích ở một nơi mà hằng ngày đều có người lạ ra vào. Tojiro đưa tôi tới chỗ nhà nghỉ trước để có thể chào hỏi cả đại gia đình, bố mẹ tôi cũng đã đến chờ ở đấy.

Nhà nghỉ của gia đình tôi là một nơi khá rộng lớn được xây dựng theo kiểu truyền thống, dù là ở bất cứ một góc nào của ngôi nhà thì mở cửa ra cũng đều thấy thiên nhiên xanh mướt.

“Anh Tojiro về rồi!” Tiếng hai đứa sinh đôi đồng thanh rồi chạy rầm rập trên sàn gỗ lao ra khỏi cửa. “Chị Kanade! Chị Kanade!” Chúng ríu rít ầm ĩ, hai đứa bé người nhỏ xíu, trông bé hơn so với cái độ tám tuổi bình thường khá nhiều.

“Chào Ren! Chào Ran!” Tôi cười để cho hai đứa nhóc đu lên tay mình trong khi Tojiro và Hattori đang chuyển đồ đạc xuống.

“A! Anh kia là ai thế ạ?” Ran để ý thấy Hattori liền đứng chỉ tay về phía cậu ta, ngạc nhiên hỏi.

“Anh đấy là người giúp việc cho tuần này, tên là Naitou Hattori. Ran đối xử tốt với anh ấy nhé.”

“Không phải bạn trai của cô Kanade à?”

“Không phải!”

Trong nhà chỉ toàn người trong gia đình, mẹ của Tojiro còn làm rất nhiều món ăn ngon thiết đãi mừng ngày tôi về nhà dù ai cũng biết tôi chỉ ở lại có một tuần, đến sau lễ Tanabata là lại lên Tokyo.

Trước khi về nhà tôi đã nói chuyện với bố mẹ trước về hoàn cảnh của Hattori, có lẽ họ cũng đã nói với bà nội và gia đình bên chú rồi nên mọi người không tỏ ra bất ngờ về sự hiện diện của cậu ta mấy, còn rất quan tâm sắp xếp cho Hattori một căn phòng tốt để ở tại nhà nghỉ. Sau khi bàn giao lại cậu bạn cho gia đình tôi cũng cùng bố mẹ trở về ngôi nhà nhỏ của mình. Nhà của chúng tôi ở cách đó không xa lắm nên ba người đi bộ về nhà, tiếng ve kêu ven đường ồn ào dưới bầu trời xanh gắt nắng.

“Chuyện ở nhà nghỉ cũng không đến nỗi bận rộn lắm đâu.” Bố tôi bảo: “Con chịu khó đưa Hattori đi chơi loanh quanh nhé, phụ giúp cả việc chuẩn bị lễ Tanabata sắp tới nữa.”

“Trông thằng bé đó tội nghiệp thật.” Mẹ tôi thở dài. “Thanh niên mười chín tuổi gì mà lại có nụ cười lạ lẫm khi được người ta chăm sóc như thế chứ?”

“Có lẽ tại cậu ta chưa bao giờ gặp một gia đình lớn như nhà chúng ta đấy.” Tôi bảo với họ như vậy.


Tam Lang không có ở nhà khi tôi trở về, bố bảo mấy hôm gần đây trời nóng quá nên lũ cáo trốn vào rừng hết cả. Cái thứ lắm lông bạc tình đó thật chẳng ra làm sao, tôi đã hy vọng sẽ được nhìn thấy nó nhiều lắm suốt cả quãng đường từ Tokyo trở về nhà.

Nhà của tôi là một căn nhà nhỏ đơn giản và truyền thống. Bố tôi rất hay mặc yukata, mẹ thì không, mẹ bảo mặc như vậy rất khó đi lại và làm việc. Trong tủ quần áo của tôi vẫn còn vài bộ yukata để mặc mùa hè và bộ furisode từ hồi làm lễ trưởng thành. Tôi không mang theo bộ nào lên Tokyo cả vì tôi nghĩ mình sẽ chẳng có mấy dịp cần đến chúng, thậm chí lễ hội pháo hoa vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng bảy ở Tokyo tôi cũng chưa tham dự bao giờ.

Hè lần này về Zao chủ yếu là để dự sinh nhật của bố tôi là chính, sau đó là đến lễ Thất tịch. Vào ngày lễ Thất tịch, những gia đình ở làng Zao không chỉ làm mỗi cành tre để trong vườn mà con trang trí cho cả rừng tre trên đền Inari. Nhiệm vụ này thường được dành cho lớp trẻ trong làng, tức là những đứa tầm tuổi tôi cho đến lũ tiểu học. Tất cả đứa nào cũng lên núi trong suốt một tuần, hì hục cắt giấy rồi giúp treo đèn lồng chỉ để chờ tới đêm mùng sáu được cùng với bạn bè và gia đình tới ngắm nghía thành quả của mình. Thường chỉ toàn những đứa trẻ là viết những điều ước treo lên trên cây, người lớn lại rất thích thú với việc đứng đọc những nét chữ hồn nhiên ấy rồi tự mủm mỉm cười một mình. Và đêm lễ hội này cũng là một dịp rất đẹp để tỏ tình nữa.

Tôi chợt nghĩ đến Haruma.

Anh ấy chưa bao giờ biết rằng tôi dành tình cảm đặc biệt của mình dành cho anh ấy, đó là lý do khiến đến tận bây giờ chúng tôi vẫn hoàn toàn thoải mái mỗi khi chạm mặt và giúp đỡ nhau. Nếu như tôi thổ lộ hết tình cảm của mình, liệu sẽ có một ngày anh ấy ân cần đưa một cô gái khác về nhà cho tôi nhìn thấy, giống như cái cách mà anh đã làm với Kanata Miru chứ? Tôi không thể lựa chọn giữa việc đánh cược vào một lời tỏ tình mà bản thân biết chắc sẽ không thành được. Tôi yêu quý quán ăn đêm cũng như yêu quý chủ tiệm và những vị khách quen của mình. Haruma lại là con trai của chủ tiệm, nếu như việc bất thành thì cũng có nghĩa là tôi đã đánh đổi tất cả niềm vui trong công việc để chuốc lấy nỗi xấu hổ và sự thất vọng về cho riêng mình. Nhưng chưa đánh đã hàng không phải là phong cách của tôi. Có lẽ tôi nên dành một tuần nghỉ ngơi này để suy nghĩ thêm về việc đó.


Bữa tối chúng tôi lại đến ăn cơm cùng cả nhà rồi mọi người mở xới đánh bài hoa. Hattori thích nghi nhanh với tất cả mọi thứ, cậu ta được phát một cái áo đồng phục haori cùng khăn buộc đầu của nhà nghỉ và đã nắm bắt được hết về công việc của mình chỉ sau một giờ hướng dẫn của Tojiro. Quả là một tên dân đủ nghề chuyên nghiệp.

“Tojiro thua rồi. Mau đi mua đồ nhậu đi!” Được vài ván thì nghe tiếng bà nội cười hả hê nói.

“Ế! Sao ạ? Trong bếp hết đồ ăn rồi hay sao?”

“Đi mua rong biển vị mực về đây cho mọi người đi!”

“Rong biển vị mực! Rong biển vị mực!” Hai đứa trẻ con nghe thấy vậy liền sung sướng reo lên chạy xung quanh vòng.

“Được rồi, được rồi.” Tôi bảo Tojiro: “Đi đi cho chị với Hattori đi cùng với.”

“Hả?” Hattori ngơ ngác nhìn tôi.

“Đứng dậy nào.” Tôi xách cổ áo Hattori lôi cậu ta đứng lên. “Đi nào Tojiro.”

“Trời ạ, đi bộ ra tiệm tạp hóa tận mười lăm phút lận đó.” Tojiro than vãn là vậy nhưng vẫn đứng dậy xỏ giày.

Chúng tôi đi bộ qua cả một cánh đồng. Buổi đêm mát nhưng trên trời hiện chi chít sao chứng tỏ mai lại là một ngày đầy nắng.

“Nhà ở rìa khu trung tâm cũng cực ghê nhỉ.” Hattori lên tiếng. “Em chưa bao giờ phải vượt đồng để đến cửa hàng tiện lợi cả.”

“Ngày xưa chị và Tojiro vẫn hay bị sai đi mua đồ như thế này đấy. Hồi đó nhà chỉ có một cái xe đạp, không thể đèo nhau được mà chẳng đứa nào chịu đi một mình nên toàn cuốc bộ với nhau.”

“Chị Kanade hồi nhỏ tính tình như con trai ấy!” Tojiro cười khoái trí.

“Thì bây giờ bà ấy cũng có giống con gái đâu.” Hattori bảo: “Làm gì có đứa con gái nào mà cái tướng ngồi lúc nào cũng banh chành ra chứ?”

Bình thường thường thì tôi sẽ dùng nắm đấm của mình để cốc vào đầu Hattori vài cái, thế nhưng hôm nay tôi chỉ nhe răng ra cười và điều đó làm Hattori ngạc nhiên hết sức. Chỉ là bỗng dưng tôi thấy như sức lực của mình cạn kiệt hết cả, những tưởng trở về nhà thì đầu óc sẽ thảnh thơi và nghĩ được ra nhiều thứ nhưng hóa ra lại không. Cái không khí yên lặng trong lành này chỉ càng khiến tôi nhớ về những điều mà bản thân còn chưa hoàn thành. Thì ra cái cảm giác bám đuổi của những điều còn dang dở mà ta lỡ bỏ lại sau lưng lại dai dẳng đến như vậy. Giống như thứ tình cảm khi trao đi mà không được đáp lại sẽ càng trở nên khó tan biến hơn.

“Nhanh chân lên nào.” Tôi nói và bắt đầu chạy, cảm nhận cỏ ven đường rạp xuống dưới mỗi bước chân và gió thôi vi vu luồn qua từng sợi tóc.

Hattori và Tojiro thấy vậy cũng đuổi theo và vượt lên trên tôi. Khoảng cách giữa tôi và họ cứ như vậy xa dần, xa dần cho đến lúc tôi nhận ra mình không hể nào bắt kịp được nữa.

Hattori sai rồi. Tôi tự cười chính mình rồi đứng lại. Hóa ra tôi vẫn chỉ là một đứa con gái bình thường mà thôi.
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
6. Natsume

Kiichi Natsume khi lớn lên đã trở thành một tên kính cận hay nhíu mày.

“Này, nghĩ cái gì vậy chứ?” Cậu ta hỏi.


Quay ngược trở lại mười phút trước, đúng sáu giờ sáng tôi nghe có tiếng gọi cửa ở dưới nhà. Thường sáu giờ sáng như mọi lần chính là cái giờ mệt lử ở tiệm ăn đêm và tôi sẽ chỉ mong cho mau mau tới bảy giờ để được về nhà. Nhưng hôm nay lại khác, hôm nay tôi được đánh thức với cảm giác tỉnh táo, tràn trề sinh lực nhờ việc ngủ sớm từ mười giờ đêm qua. Vậy là rất nhanh chóng, tôi lật chăn qua một bên mà bật dậy, rửa mặt qua với nước cho tỉnh rồi phi thẳng xuống nhà mở cửa trước khi bố mẹ bị đánh thức.

“Chào buổi sáng cô…” Tiếng chào tắt lịm khi tôi mở hẳn cửa ló đầu ra ngoài. Kẻ đang đứng đó mở to cặp mắt ngạc nhiên nhìn tôi là Natsume chẳng thể lẫn đi đâu được. Tojiro nói đúng, nhìn kiểu cách của cậu ta vẫn chẳng thay đổi chút nào suốt từ hồi cấp ba: đeo kính cận, tóc tai hơi lởm chởm, quần bò không rách và mặc áo sơ mi khoác bên ngoài áo phông trắng.

“Chết tiệt, Natsume!” Tôi buột miệng thốt lên.

“Này, nghĩ cái gì vậy chứ?” Cậu ta nhăn trán đáp lại với cái giọng gắt gỏng ngay tức khắc. “Kanade đấy hả?” Cậu ta hỏi.

“Ừ.” Tôi gật đầu.

“Ừ cái gì chứ? Nãy nói chết tiệt cái gì vậy?”

“Làm gì có đâu!” Tôi nói, xấu hổ át đi cái nghĩ choáng váng rằng Natsume trông thật là ngầu dù vẫn chẳng hiểu tại sao. “Sáng sớm ngày ra mà ông qua đây có chuyện gì thế?”

“Nhà tôi mới thu hoạch được đậu bắp nên mẹ tôi nói mang qua đây một ít, tại tôi cũng đang tiện đường lên núi nên đi ngang qua. Bà về từ túc nào vậy?”

“Trưa hôm qua.” Tôi đáp. “Mà ông không ở trên núi nữa hả?”

“Không, tôi ở dưới nhà với bố mẹ rồi. Sao về mà không báo một tiếng?”

“Tại tôi cứ nghĩ Tojiro gì cũng nói hết với ông chứ bộ.” Tôi trả lời, tự hỏi sao cái mặt của cậu ta trông không thể thoải mái hơn được hay sao vậy.

“Bà về trễ quá đấy.” Cậu ta cằn nhằn.

“Gì chứ, tại chị đây bận bịu quá đấy thôi. Đến mùng tám là lại phải quay về Tokyo tiếp tục đi làm rồi.”

“Hả, chỉ ở có một tuần thôi sao, cái con nhỏ mất gốc này!”

“Gốc gác cái gì? Gốc của tôi là ở trên Tokyo đúng rồi còn muốn gì nữa?”

Đã lâu rồi tôi chẳng ồn ào như thế. Chẳng hiểu sao riêng với Natsume là dù có bao lâu xa cách, bao lâu không nói chuyện thì hễ mở miệng là y như rằng lại ì xèo mà cãi nhau. Cảm giác này thật là sảng khoái.

“Mọi người đang bắt đầu chuẩn bị cho lễ Tanabata đấy.” Natsume bảo tôi: “Bà có muốn lên núi giúp dọn dẹp đền thờ không?”

“Nhưng tôi chưa ăn sáng.”

“Tôi cũng chưa” Cậu ta trả lời rồi giơ túi đồ ăn của mình lên lắc lắc: “Lên đấy rồi cùng ăn.”

“Vậy thì mai sinh nhật bố tôi cậu nhất định phải đến giúp đấy nhé.” Tôi ra điều kiện.

“Được rồi, mau lên thay quần áo đi.”

“Cho tôi thêm mười phút!”

Nói rồi tôi nhanh chóng lao nhanh như một mũi tên về phòng, đánh răng, rửa mặt, thay đồ như điện xẹt. Lúc tôi khoác vội ba lô lên vai chạy rầm rập qua hành lang thì cửa phòng bố mẹ mở, bố còn đang dụi mắt chưa kịp hỏi gì thì tôi đã lên tiếng trước:

“Con lên núi với Natsume đây. Cậu ấy có gửi đậu bắp cho nhà mình, con để ở trên bàn bếp ấy.”

“Chào buổi sáng bác Mizuhara.” Natsume ló đầu vào bên trong lễ phép chào hỏi.

“Con đi đây!” Tôi nói lớn rồi mở cửa chạy ra ngoài, túm lấy Natsume theo sau.

“Làm gì mà vội vậy?” Cậu ta hỏi, bước đi phía sau lững thững.

“Tại cả năm rồi chưa lên đền lần nào nên háo hức quá ấy mà.”

Hồi còn bé ngày nào tôi cũng leo lên đền thờ thần Inari để chơi, đều đặn như vậy nên chẳng biết mệt là gì. Vậy mà bây giờ mới bước được mười bậc đã thấy bắp chân đau điếng, lên được một phần ba đoạn đường thì Natsume đi trước, tôi mặt đỏ lừ vì mệt cắm cúi bước theo sau. Để khỏi cảm thấy nản hơn, tôi liền đặt mục tiêu là mười bước một. Cứ bước được mười bậc là coi như chạm vào một cái đích nhỏ, riết rồi cuối cùng cũng lên được đến đích.

“Lề mề quá đấy Kanade!” Natsume dài giọng.

“Kệ tôi chứ.” Tôi vặc lại, lôi chai nước khoáng trong ba lô ra uống rồi lại chìa ra cho cậu ta. “Này.”

“Con gái con đứa mà mời nước hùng hổ như vậy hả?”

“Sao ông cứ bắt chẹt tôi thế nhỉ?”

“Tại cái tướng bá ngó khó coi quá chứ sao. Đã đói chưa?”

“Tất nhiên là đói rồi!”

Natsume lôi tôi ngồi xuống bậc thang trên cùng rồi đặt hộp đồ ăn ở giữa. Bên trong hộp có năm lát bánh kẹp và một quả quýt. Tôi trố mắt nhìn:

“Một buổi sáng mà ông ăn được hết được từng này ấy hả?”

“Chứ sao.” Cậu ta đáp rồi lấy nước uống trong khi tôi bắt đầu ăn trước. “Thế nào?” Cậu ta hỏi: “Là tôi tự làm đấy.”

“Hỏi gì chứ, toàn là đồ làm sẵn chỉ việc kẹp vào thôi còn gì.” Tôi đáp. “Ông muốn được nghe tôi khen ngon à, chỉ là ăn được thôi.”

“Ha ha ha!” Cậu ta cười vui vẻ. “Đúng là từ trước đến giờ xung quanh tôi chẳng có ai thẳng thắn được bằng bà. Lúc ở Tokyo tôi mời họ uống cốc nước lọc mà vẫn còn được khen ngon nữa. Thật là mệt chết đi được.”

“Chà, chúng ta đều học ở Tokyo mà nhỉ.” Tôi mỉm cười. “Vậy mà chẳng gặp nhau bao giờ. Nếu có lần sau nhất định tôi sẽ đưa cậu tới một tiệm ăn mà mọi lời khen đều xuất phát từ tận đáy lòng.”

“Tôi rất chờ đợi ngày ấy tới đấy.” Cậu ta khịt mũi đáp.


Ngồi từ bậc thang cao nhất nhìn xuống sẽ thấy những cổng trời Torii đỏ rực nối tiếp nhau thỉnh thoảng lấp ló dưới tán cây trải dài suốt cả đoạn đường từ chân núi lên đền. Tôi rất thích những cổng trời màu đỏ ấy, chẳng vì lý do gì đặc biệt cả mà chỉ đơn giản là thích mà thôi.

“Thật tuyệt khi được trở về nhà.” Tôi nói, thấy trong tâm hồn mình chưa từng có cảm giác dịu yên đến thế trong suốt một thời gian dài.

“Trưởng thành thật là khó thật đấy nhỉ?” Natsume nằm ngửa xuống, gối đầu lên hay tay ngắm nhìn bầu trời buổi sáng. Cậu ta hỏi vu vơ như vậy, tôi nghe nhưng không đáp, câu hỏi này đâu cần phải có câu trả lời.


Khi chúng tôi bắt tay vào làm việc thì mới là bảy giờ sáng. Tôi và Natsume cùng nhau quét sân, lau bụi trên các bức tượng cho đến khi lũ trẻ trong làng bắt đầu tới và xắn tay giúp sức. Bọn nhóc hầu hết đều nhận ra tôi, nói “Cô Kanade xăm trổ là chị của chú Tojiro.” thì chẳng đứa nhóc nào là chưa từng nghe tới. Nghe giống như là danh tiếng của tôi còn đi trước cả chính tôi vậy. Nhưng sự thực thì chỉ là mấy đứa bạn đồng trang lứa với tôi trong làng thỉnh thoảng hay lôi tôi ra để dọa em hay con của họ. Thường thì trong bất kể một cộng đồng dân sinh nào cũng luôn luôn tồn tại những nhân vật kiểu “khét tiếng” như thế, những nhân vật mà cái tên của họ được lấy ra để hù dọa trẻ con như tôi bây giờ vậy. Có lẽ chỉ duy nhất hai đứa sinh đôi Ren và Ran ở nhà là không biết sợ thôi.

Đến một tên bốn mắt hay cằn nhằn như Natsume mà cũng được bọn trẻ con yêu quý lại khiến tôi nghĩ lại về hoàn cảnh đang đưa đẩy mình. Ngẫm ra mới thấy những tên con trai xung quanh tôi chỉ toàn những người có tính tình đáng mến, trừ cái tên Hattori mê tiền vô độ ra thì hầu như tất cả đều rất ân cần và dịu dàng với mọi người. Họ thậm chí còn làm con gái tốt hơn cả tôi nữa. Còn tôi để mà làm đàn ông thì chưa chắc đã tốt bằng họ. Thật là đáng quan ngại thay cho tôi.

Một vài người lớn trong làng đến và mang theo rất nhiều giấy màu để trang trí, họ tụ tập lũ nhỏ lại rồi phân chia phần việc cho chúng nó. Giấy màu này dùng để cắt thành những dải dây trang trí, trước đây chúng tôi còn phải tự cắt các mảnh giấy viết điều ước nhưng giờ họ miễn cho tụi nhỏ phần việc này vì đã có thể mua giấy cắt sẵn rồi. Đèn lồng thì giao cho những đứa lớn hơn làm, Natsume phụ trách nhóm này vì cậu ấy học chuyên ngành Kiến trúc tại trường Cao đẳng Nghệ thuật trên Tokyo. Đồ đạc làm xong thì có thể xếp luôn vào trong kho hoặc mang về nhà làm cũng được. Tôi vốn không giỏi khoản làm đồ thủ công cho lắm, cứ đụng tới các dụng cụ nhỏ nhỏ là lại hơi lóng ngóng nên gần như tôi là đứa con gái duy nhất chưa bao giờ trải qua khoảng thời gian đan khăn len hay gấp hạc, gấp sao giấy. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn được xếp chung nhóm với Natsume, hy vọng là tôi sẽ không làm vướng tay vướng chân ai hết.

Đến tầm gần trưa thì Tojiro và Hattori xuất hiện. Một mình Tojiro vác tới hai bình nước lớn trong khi Hattori ì ạch ôm thùng đá nhỏ ở đằng sau. Sự xuất hiện của Tojiro như thể tiếp thêm niềm phấn khích cho bọn trẻ, cậu em họ cao lớn của tôi xét theo một khía cạnh nào đó thì hẳn giống như một người anh hùng trong mắt lũ trẻ con.

“Chị Kanade lên núi sớm quá. Sáng nay bác gái đến có mang chia đậu bắp của nhà Natsume cho mọi người nên bảo em biết chị ở đây.”

Tôi và Natsume giúp đỡ hai bình nước trên tay Tojiro để đặt xuống. Tôi hỏi:

“Thế sáng giờ Hattori làm việc như thế nào?”

“Cậu ấy là ngôi sao mới của nhà nghỉ đấy!” Tojiro cười vang: “Làm việc gì cũng thạo, có khi phải giữ cậu ấy lại không cho lên Tokyo nữa mất.”

Hattori mặt đỏ gay, mồ hôi đầm đìa cuối cùng cũng tới nơi. Nhìn là biết có vẻ như cậu ta chẳng leo lên núi như thế này bao giờ.

“Mệt chết mất.”

“Đây là Naitou Hattori, đàn em ở chỗ làm thêm của tôi trên Tokyo.” Tôi giới thiệu. “Hattori, đây là Kiichi Natsume, bạn của chị. Đứng lên chào hỏi đàng hoàng cái coi.”

“Lần đầu gặp mặt, xin được giúp đỡ ạ.”

“Xin chào, có vẻ Kanade làng mình đi đâu cũng được làm đàn chị nhỉ?”

Nói rồi ba thằng con trai đưa mắt nhìn nhau rồi phụt cười một cái. Một tình huống dễ ghét vô cùng.


Hattori kể cho tôi nghe chuyện hồi sáng khi đi cùng Tojiro chở rau củ về cho nhà nghỉ đã nghe những người già trong làng nói tiếng bản địa. Tohoku là vùng nổi tiếng có tiếng bản địa khó hiểu nhất Nhật Bản. Nhưng ở làng Zao vì lý do du lịch nhiều, cũng một phần vì lớp trẻ lên Tokyo học hành và làm ăn nên dần dần chỉ còn người già và các bác lớn tuổi vẫn còn giữ tiếng nói này. Gia đình chúng tôi từ Tokyo chuyển về nên nói tiếng Tokyo thì không có gì lạ, còn Natsume trước đây cũng nói tiếng Tohoku khá nặng, nhờ việc chơi với bọn tôi nhiều nên giờ cậu ta chỉ nói giọng địa phương với những người trong gia đình hoặc những người còn dùng phương ngữ trong làng. Còn khi nói chuyện với chúng tôi hoặc lũ trẻ cậu ấy vẫn dùng giọng Tokyo. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng hẳn Natsume đã cố gắng lắm ngay từ hồi còn nhỏ, bởi khi ấy tôi và Tojiro nghe tiếng địa phương thì câu được câu chăng, rất khó để mà học theo.

“Hóa ra ở đây chị cũng nổi tiếng phết nhỉ?” Hattori nói: “Người trong làng ai cũng biết hết.”

“Đây là vùng quê mà.” Tôi ngồi xuống cạnh cậu ta dưới bậc thềm.

“Nếu em có một cuộc sống giống như chị thế này, cùng cả một đại gia đình như thế thì em sẽ chẳng cần lên Tokyo làm gì. Được mọi người quan tâm thật là tốt biết bao.”

“Thằng ngốc.” Tôi búng trán Hattori. “Ở trên Tokyo chẳng phải chị và chủ tiệm cũng quan tâm đến cậu hay sao.”

“Nhưng vẫn khác nhiều chứ.” Hattori lẩm bẩm.

Tôi hiểu điều mà Hattori đang nghĩ, chắc chắn cậu ta đang muốn nói rằng: “Có gia đình thì khác nhiều chứ.” Thế nhưng tôi phải giả vờ như mình không thể đoán ra điều ấy được. Nếu như nói ra rằng tôi hiểu thì e rằng tôi sẽ làm tổn thương cảm xúc của Hattori mất. Đôi khi con người ta không nên thể hiện hay tự cho rằng bản thân mình biết hết trong lòng đối phương đang nghĩ gì. Mọi chuyện chỉ nên dừng ở mức độ phỏng đoán mà thôi.

“Nếu em muốn thì về đây sống với gia đình chị cũng được.” Tôi bảo. “Mọi người ở đây đều quý Hattori, em được việc thế còn gì.”

“Ha ha…” Hattori cười khan. “Nếu được như thế thì tốt thật đấy. Nhưng mà em vẫn còn có việc phải làm, cả chị Kanade cũng thế phải không?”

“Ừ, phải rồi. Chị cũng thế.”

Chúng tôi ngồi nhìn mọi người cùng hăng say làm việc và nô đùa với bọn trẻ thêm một lúc nữa. Mặt trời lên cao, nắng chói chang. Những cái bụng đói cồn cào đang réo gọi bắt chúng tôi nên sớm trở về nhà.
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
7. Trên trảng cỏ, dưới gốc cây

Món quà sinh nhật mà tôi mua tặng cho bố là một cây đàn Ukelele. Bố tôi trước đây vốn rất hay đàn hát, hồi tôi còn bé bố cũng từng thử cố dạy cho tôi một ít nhưng không thành bởi đối với tôi, việc rong chơi trong rừng hay trên núi thú vị hơn nhiều so với việc ngồi ở nhà ôm khư khư cây đàn. Tôi thật sự chẳng có chút năng khiếu gì trong các bộ môn nghệ thuật cả dù thực lòng bố tôi lại rất mong muốn có một đứa con đầy năng khiếu. Tay tôi lóng ngóng khi làm những việc thủ công tỉ mẩn, lại chẳng biết vẽ, thế nên đọc bản nhạc cũng lại càng mù tịt.

“Thôi thì học hành cũng là một năng khiếu. Đầu tư cho nó đi học vậy.” Bố tặc lưỡi.

Thế nhưng tôi không nghĩ mình thực sự có năng khiếu trong việc học. Chỉ là học được thôi chứ chưa bao giờ tôi là một đứa vượt trội hay xuất sắc cả. Thỉnh thoảng tôi nghĩ trên đời này chắc cũng có nhiều người như tôi chứ, kể cả những người đang theo đuổi nghệ thuật đi chăng nữa chắc ít nhất cũng có một người không giỏi thứ mà học đang học, đang làm dù cho họ có thích nó đến thế nào đi chăng nữa. Nếu tôi thực sự nỗ lực và chăm chỉ biết đâu tôi lại làm được trò trống gì ra hồn cũng nên.

Trước đây ai cũng nói tôi là một đứa trẻ thông minh, chỉ là tôi hơi lười biếng vì lúc nào cũng cảm thấy việc học hành thật phiền hà. Bố tôi biết tính tình con gái như vậy chỉ bảo rằng: “Không phải nghĩ nhiều, học giỏi chưa chắc đã chứng minh được điều gì. Cứ để dành trí óc của con vào những việc mà con thích.” Nghe vậy tôi tự dưng cảm thấy bản thân mình chẳng còn áp lực gì nữa, việc đến trường cũng bớt phiền phức mà trở nên thú vị hơn bởi kể từ lúc ấy mục đích đến trường của tôi không còn là vì học hành thi cử nữa mà là để quan sát, gặp gỡ bạn bè và ngắm nhìn những câu chuyện của họ đang diễn ra xung quanh mình. Mỗi lần một kỳ thi tới, trong khi các bạn học hành cặm cụi thì tôi nhàn tản đọc sách hay xem những bộ phim mà mình thích, hai môn duy nhất mà tôi ôn luyện chỉ có đúng môn đại số và hình học. Đến khi thi tôi vẫn làm được bài, kết quả vẫn tốt bởi tôi vẫn còn nhớ những gì mình nghe được trong bài giảng, tôi viết những câu trả lời mà tôi học được từ thực tiễn, từ các chuyến đi dạo chơi trên núi, trong rừng, từ những câu chuyện của người lớn kể và từ chính những cuốn sách, những bộ phim thú vị mà tôi đã từng xem. Tôi nghĩ hai từ “thông minh” mà mọi người nói đến chính là để chỉ điều này, đó là sự suy luận áp dụng thực tiễn chứ không phải chỉ là những thứ ta cố gắng thuộc lòng qua sách vở. Nhờ lời động viên của bố mà tôi học hành vui vẻ, nhàn tản theo ý thích. Sau rồi thi đại học cũng chọn đại một trường theo ý thích chỉ bởi vì xem ảnh của trường thấy có một rừng cây rẻ quạt vàng rực đẹp đến run người.

Mỗi khi tôi đi đâu, làm gì, ví như chuyện thi cử hay đi học tập, đi thực tế. Mỗi lần về nhà bố tôi không bao giờ hỏi: “Hôm nay làm có tốt không?” mà ông luôn luôn hỏi là: “Hôm nay đi có vui không?” Tôi thật là may mắn vì có một người bố như thế, một người luôn khuyến khích tôi làm những gì mình thích bất kể bản thân tôi chẳng có năng khiếu nghệ thuật gì như ông vẫn luôn mong mỏi.

Thật may là sinh nhật năm nay ông rất thích cây Ukelele mà tôi tặng. Bố tôi chưa chơi Ukelele bao giờ những tôi nghĩ rồi ông cũng sẽ nghiên cứu được ra thôi.

Hôm nay Hattori lại ra tay trổ tài nấu bếp. Hóa ra anh chàng đã từng có thời gian làm việc tại một nhà hàng của người Mỹ tại Tokyo nên học hỏi được khá nhiều. Các mẹ các dì nhìn Hattori với đôi mắt như lóe sáng khi tìm ra báu vật. Thật chẳng biết có còn cái gì mà cậu ta chưa từng làm qua và làm tốt được thêm nữa.

“Kanade này.” Hattori bảo tôi trong khi cậu ta đang đứng xào nấu còn tôi thì tranh thủ rửa bát.

“Cái gì?”

“Nếu mà sau này rồi em không ở Tokyo nữa thì chị sẽ thế nào nhỉ?”

“Gì chứ?” Tôi nhăn mũi. “Đừng bảo là cậu định ở đây luôn không về kia với chị nữa đấy nhé!”

“Không, không. Làm gì có chuyện đó, nhưng em cũng không nghĩ mình sẽ ở Tokyo hoài mãi được.”

“Vậy đợi chị học xong rồi cùng về đây làm việc cho nhà nghỉ này cũng được mà.”

“Nếu được vậy thì cũng tốt.” Hattori đáp, tay thì vẫn làm liên tục. “Nhưng biết đâu em phải đi chỗ khác xa hơn thì sao? Kiểu như là tình thế bắt buộc ấy?”

“Thì chị sẽ thế nào à?” Tôi ngẫm nghĩ. “Thì chị sẽ chẳng còn ai làm bạn cùng nữa.”

Nghĩ đến cái viễn cảnh ấy không khỏi buộc tôi phải tưởng tượng ra cảnh sống một mình ở Tokyo mà không có bạn bè. Hattori là người bạn duy nhất tôi gọi điện mỗi khi bản thân có chuyện gì nguy cấp cần giúp đỡ, Hattori cũng là người bạn duy nhất tôi tâm sự chuyện của mình, người duy nhất tôi có thể rủ đi chơi cùng dù chẳng mấy khi cậu ta gật đầu chấp nhận. Tiệm ăn đêm mà không có Hattori thì tôi sẽ không có đồng nghiệp hay đàn em, mặc dù sau đó có lẽ chủ tiệm sẽ tuyển được một người mới sớm thôi, rất có thể sẽ là một du học sinh mặt mũi sáng sủa nào đó nhưng đó vẫn không phải là Hattori. Mọi thứ sẽ rất đơn giản nếu tôi chỉ có một mình ngay từ đầu và luôn luôn chỉ một mình như thế. Nhưng khi đã có bạn thì lại khác, hơn nữa lại là người bạn thân duy nhất thì nếu như Hattori đi tôi sẽ cảm thấy trống trải vô cùng.

“Đừng đi mà.” Tôi bắt đầu tự tưởng tượng lại tự buồn luôn được.

“Cái bà ngốc này! Đã ai làm gì đâu mà trông ủy mị thế?” Hattori rầy la tôi.

“Thì tại nếu thế thật thì buồn lắm luôn ấy!”

“Chị cứ yên tâm đi. Nếu mà em có đi đâu thì cũng phải đảm bảo bên cạnh chị phải có anh khác rồi đã, sau mới yên tâm kiếm tiền được.”

“Gì chứ cái thằng mê tiền bỏ bạn!” Tôi huých cành hông vào Hattori nhưng cậu ta né được, còn cười khì.

“Anh Haruma ấy mà, em cũng quý anh ấy lắm. Nhưng nếu anh ấy bảo thủ đến mức không chấp nhận được con người thật của chị thì chị cũng chẳng cần phải thay đổi. Kanade như bây giờ là tuyệt nhất rồi, nổi tiếng khắp làng Zao.”

“Trời ạ!” Tôi cảm thán. Thốt được hai tiếng rồi lại im bặt chẳng biết phải nói thêm câu gì.

Tojiro cùng Natsume và hai đứa sinh đôi đi mua bánh sinh nhật mới về nhà. Là bánh mouse vị chanh leo, đúng vị khoái khẩu của hai đứa bé. Tôi chỉ đạo luôn bốn nhân lực giúp sắp xếp đồ ăn, bát đũa. Từ lúc có Hattori về mẹ và dì tự dưng thảnh thơi hẳn, cả ngày ngồi uống cà phê rồi nghe nhạc, thỉnh thoảng chụp ảnh đăng lên mạng xã hội khoe cuộc sống nhàn nhã tươi vui. Dễ sau đợt này về họ sẽ quyến luyến Hattori còn hơn cả tôi nhiều lắm.

Giờ đang là đầu tháng bảy, cái tháng sáu mưa ẩm dai dẳng vừa mới trôi qua là lũ cáo bắt đầu quay về làng hoạt động. Vẫn còn nhớ ban sáng tôi chỉ cho Hattori thấy lũ cáo đang chơi hàng đàn với nhau, con nào con nấy lông óng ánh đỏ rực dưới nắng. Hattori cứ đứng trố mắt ngạc nhiên nhìn, người dân làng Zao thì vốn đã chẳng lạ gì, còn người mới đến như Hattori hẳn phải ngạc nhiên lắm, vì đâu có mấy lần trong đời được nhìn thấy cáo, nhất là cả lũ cáo tụ tập thành bầy lớn như thế này.

“Kanade đã gặp lại con Tam Lang chưa?” Natsume hỏi tôi khi cậu ta bắt gặp tôi đang đứng ngắm nhìn lũ cáo qua cửa sổ nhà bếp.

“Chưa.” Tôi đáp. “Nhưng chắc sắp rồi, hôm nay lũ cáo đã về đông thế này còn gì.”

“Lúc bà chưa về, mỗi lần ghé qua nhà tôi đều gặp nó hết đấy. Đến đúng hôm bà về thì chẳng thấy nó đâu. Chắc nó đánh hơi được mùi của bà nên bỏ trốn mất rồi.”

“Đừng nói chuyện xúi quẩy vậy chứ!” Tôi nạt. “Mau bưng đồ ăn ra thôi, chuẩn bị đến giờ tiệc tùng rồi.”

Cứ đến sinh nhật là thường nhà chúng tôi tiệc tùng cả ngày. Bữa trưa sẽ là để mời cả hàng xóm cho thật đông vui. Bữa tối là dành cho người thân trong gia đình hoặc những bạn bè thân thiết nhất. Lũ trẻ chúng tôi không hợp với kiểu tiệc tùng có nhiều người lớn như thế này. Người lớn khi nhìn thấy mấy đứa cháu lâu ngày không học thì toàn hỏi quan đi quẩn lại vài chuyện. Nào là đã có người yêu chưa? Đang học trường gì thế? Sau này định làm công việc như thế nào? Năm nào cũng như năm nào, cứ gặp là họ lại hỏi những câu hỏi cũ kỹ ấy như thể họ đã quên mất đáp án ngay từ lúc câu trả lời của tôi vừa rời miệng vậy. Sau một hồi mời rượu chán chê chúng tôi lại lui trở vào bếp. Hattori dùng nguyên liệu thừa nấu cho mấy đứa một hai món khác để ăn, vừa ăn no xong thì đôi mắt tôi liền díp lại vì buồn ngủ.

“Bọn mình trốn vào trong rừng một lát đi.” Tojiro bảo với cả bọn.

“Nhưng chốc nữa tiệc xong mình còn phải rửa bát, dọn dẹp nữa.” Hattori đáp, công việc vẫn đặt lên trước như mọi khi.

“Cậu không phải lo, nhà nghỉ đâu phải chỉ có mỗi mình cậu là nhân viên đâu chứ!”

Thế là bốn đứa nhất trí lẻn vào khu rừng gần đó một lát. Thật may ngày hôm nay là một ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh phủ đầy mây, gió thổi từng đợt khiến rừng cây xào xạc tiếng lá. Tôi và Tojiro dẫn trước, Hattori và Natsume theo sau, tôi cứ theo thói quen ngày xưa mà bước đi dù khu rừng sau bao ngày tháng nhìn chẳng thể nào trông như cũ. Đi được một lúc thì đến một trảng đất dốc lên cao, cỏ xanh mượt và mềm như nhung không vướng các bụi cỏ gai, lại nằm dưới bóng râm lớn dưới một cây đại thụ.

“Tuyệt quá!” Tôi thở cái phào, cởi bỏ đôi guốc gỗ sang một bên rồi nằm phịch xuống cỏ.

“Chúc mọi người ngủ ngon.” Natsume giọng đều đều nói rồi nằm xuống bên trái tôi.

“Chà, cứ như hồi nhỏ ấy nhỉ?” Tojiro cười rồi vẫy vẫy Hattori nằm xuống cùng mọi người.

Ở đây có bốn người. Tôi vừa thiu thiu ngủ vừa tưởng tượng ra rằng chúng tôi đang trên một cuộc hành trình lớn. Cứ đi phiêu lưu mãi, đi mãi rồi dừng lại nghỉ chân như bây giờ. Giá mà lúc mở mắt dậy tôi được thấy họ đang gói ghém đồ đạc, dập lửa trại rồi bảo với tôi rằng: “Tiếp tục lên đường thôi!” nhỉ? Một chuyến hành trình lớn, vượt qua bao khó khăn gian khổ, lại trải qua bao niềm vui cùng tiếng cười để đến khi trở về nhà ta sẽ thấy cuộc đời này thật đầy ý nghĩa. Mặc kệ những chuyện yêu đương gì đó, mặc kệ những trói buộc nhỏ bé đời thường, chúng ta cùng nhau bước lên đường và bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. Màu xanh của núi rừng mới thật đẹp, thật yên bình, làm tôi cứ tưởng tượng như vậy rồi chìm vào giấc ngủ. Trong giấc mơ trưa, tôi cảm giác như có ai đó đang xoa lên mái tóc của mình.

“Kanade. Kanade.” Tiếng Natsume thì thầm lay gọi tôi dậy vang bên tai. “Dậy nhìn kìa.”

Tôi nhíu tịt hai chân mày lại rồi ngật ngưỡng ngồi dậy. “Cái gì?” Tôi hỏi, đoạn nheo mắt nhìn theo hướng tay Natsume chỉ về phía cách đó không xa. “Tam lang?”

“Hóa ra Tam Lang có bạn gái rồi.”

Chẳng cần phải gọi một đặc điểm cụ thể nào tôi cũng có thể gọi đích danh con cáo đó giữa một bầy hàng trăm con cáo cùng màu lông khác. Kể từ khi về tới nhà đến giờ đây là lần đầu tiên tôi gặp nó, không phải là ở dưới hiên nhà của mình như mọi lần mà là ở đây, tình cờ trong rừng nơi tôi đang ngồi với bạn bè của tôi và nó bên cạnh một cô cáo xinh đẹp khác. Chợt tôi xúc động nhận ra mọi chuyện đã thay đổi nhiều rồi, tôi không còn là một kẻ cô đơn tìm kiếm niềm vui bên một con cáo cô đơn khác nữa. Giờ khi đối diện với nhau, tôi đang ở đàn của mình còn Tam Lang thì chuẩn bị có một gia đình mới. Mọi chuyện có vẻ hơi ngược đối với tôi và nó nhưng cũng chẳng hề gì. Chúng tôi không khác nhau quá nhiều, chỉ đơn thuần tôi là người còn Tam Lang là cáo mà thôi.
 

Uta

Gà con
Tham gia
18/9/14
Bài viết
24
Gạo
0,0
Ha ha, lâu lắm không lên xới kiểm tra tìm truyện đọc ai ngờ đại tỉ ra truyện mới. :tho17:
Lao vào ngay và nhanh để ủng hộ, viết cái bình luận lấy động lực cho tác giả, mong các chương mới ra đều đều mỗi ngày nha. Truyện này đọc cũng mượt lắm, mà Ai-san viết mỗi chương hình như đều dài gấp đôi hồi xưa rồi, đọc mãi mới hết, toàn chữ là chữ không hà. Em thì em thích đọc mỗi chương ngắn ngắn hơn nhưng thế này đọc cũng đã. :tho4::tho4::tho4:

P/s: Thỉnh thoảng em thấy có lỗi type chữ đó, mà lười liệt kê ra quá, Ai-san tự tìm sửa ha! :tho26::tho26::tho26:
 

Hoạ sĩ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/14
Bài viết
105
Gạo
408,0
Ha ha, lâu lắm không lên xới kiểm tra tìm truyện đọc ai ngờ đại tỉ ra truyện mới. :tho17:
Lao vào ngay và nhanh để ủng hộ, viết cái bình luận lấy động lực cho tác giả, mong các chương mới ra đều đều mỗi ngày nha. Truyện này đọc cũng mượt lắm, mà Ai-san viết mỗi chương hình như đều dài gấp đôi hồi xưa rồi, đọc mãi mới hết, toàn chữ là chữ không hà. Em thì em thích đọc mỗi chương ngắn ngắn hơn nhưng thế này đọc cũng đã. :tho4::tho4::tho4:

P/s: Thỉnh thoảng em thấy có lỗi type chữ đó, mà lười liệt kê ra quá, Ai-san tự tìm sửa ha! :tho26::tho26::tho26:

Ha ha...
Tôi cứ tưởng giờ mình viết chả còn ma nào thèm đọc luôn rồi ấy chứ. Độ này view lên chậm thật mà. :tho10:
 
Bên trên