Lạc bước giữa đồng hoa - Tạm dừng - An Di

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
ok gác 2 copy copy.jpg


Tên truyện: LẠC BƯỚC GIỮA ĐỒNG HOA
Tác giả: An Di
Tình trạng sáng tác: Đang sáng tác | Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/tuần
Thể loại: tình cảm, hiện đại
Giới hạn độ tuổi đọc: 16+ | Cảnh báo về nội dung: Không

GIỚI THIỆU
Cuộc sống tẻ nhạt của Hạ Vi như phép tính vô hạn tuần hoàn với những công việc quen thuộc: Sáng đi làm, chiều đi chơi, tối về nhà, đêm ngồi “vọc” Facebook. Mọi thứ buồn chán đến nỗi không dưới một lần cô phải ngửa mặt lên trời ca thán “Cuộc đời như cái hành lang. Nhìn đi nhìn lại vẫn lang thang một mình.”

Hạ Vi cũng giống như bao cô gái khác. Thích cuối tuần tụ tập tám chuyện, thích thức đêm rình hàng sale… Cô vẫn rong ruổi làm việc khắp nơi với ước mơ được đi shopping không cần nhìn giá. Tuy nhiên cô là người không biết quản lý tài sản, hay nói cách khác là không biết giữ tiền. Vậy nên thường sống trong tình trạng không một xu dính túi. Đã vậy còn thường xuyên gặp phải tai nạn tiền bạc. Mỗi lần lâm vào khủng hoảng kinh tế, cô thường tóm con Mun vàng, vật ra và hành hình thể xác nó một cách giã man tàn bạo.

"Mèo ơi, nhiều lúc đưa tay lên ngực và thầm nghĩ. Giá như cuộc đời cũng bằng phẳng như ngực tao thì tốt quá!"

Đáp lại hồ than thở của cô chỉ là tiếng kêu meo meo thảm thiết của con mèo khi bị chính chủ nhân mình sàm sỡ giữa đường giữa lối.

Và thường những lúc này, em trai cô sẽ xồng xộc đi tới, tay chỉ vào con Mun đang nằm thoi thóp trên sân.

“Chị hãy mau dừng hành động sờ ti mèo thô thiển đấy ngay. Nhỡ mai này nó teo lại thì chị đền được không?”

“Nó là mèo đực, teo thì có sao.”

Mun vàng cũng chính là con mèo mà em trai cô yêu quý nhất.

(Đây chỉ là những câu chuyện vui vui trong cuộc sống, rất bình thường và giản dị.)


MỤC LỤC
Chương 1: Chai rượu 1000 đô
Chương 2: Lối thoát bất ngờ
Chương 3: Chúng ta đều đáng thương
Chương 4: Dự cảm yêu
Chương 5: Bóng đá và Cafe

Vì một số lý do nên mình xin được tạm ngưng truyện ở đây. Mình cảm ơn mọi người thời gian qua đã giúp đỡ mình! Hi vọng lần sau trở lại sẽ nhận được sự ủng hộ từ mọi người!
Mình cảm ơn rất nhiều! :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
Chương 1: Chai rượu 1000 đô

Tôi là Hạ Vi, năm nay vừa đúng hai tư mùa thu lá đổ, chưa một lần cầm cổ tay ai. Tôi sống cùng bà ngoại và thằng em trời đánh ở Hà Nội - nơi tụ hợp địa linh nhân kiệt, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, muôn vật hết sức tốt tươi. Xem khắp nước Việt, đây quả là nơi phồn hoa cho việc định cư lâu dài.

Bố mẹ tôi làm chủ một nông trường ở Pháp, nơi đây chuyên cung cấp các loại nho chất lượng, nguyên liệu chính làm nên những chai rượu vang thượng hạng.

Bố mẹ thường bận rộn với công việc kinh doanh bên đó, số lần trở về chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do vậy tôi và em trai Duy Minh quyết định ở lại sinh sống và chăm sóc bà ngoại già yếu. Ba bà cháu sống trong căn hộ mua lại từ một người họ hàng. Cơm no ba bữa, quần áo đầy đủ.

Tôi vẫn đang trong quá trình tìm kiếm công việc thích hợp. Nói khoa trương là thế nhưng thực ra tôi đang thất nghiệp - tình trạng chung của thanh niên ngày nay.

Mặc dù tiền từ Pháp vẫn gửi về đều đều nhưng tôi không muốn ăn chơi nhởn nhơ trên sức lao động của bố mẹ. Tôi tự thấy hổ thẹn khi hai mấy tuổi đầu vẫn để bố mẹ chu cấp mọi thứ. Tôi luôn cố gắng kiếm tiền bằng cách quảng bá ẩm thực trên blog cá nhân. Lợi nhuận kiếm từ công việc tay trái cũng kha khá, tôi được ăn miễn phí lại có thêm chút tiền trang trải cuộc sống thường ngày, vừa đỡ gánh cho gia đình lại vừa rèn tính tự lập.

Tôi có một đứa bạn thân tên Diễm My, cô bạn khá xinh xắn, tốt bụng nhưng tính cách lại hơi thất thường khó hiểu. Tôi và Diễm My chơi với nhau từ thuở chân còn đầy hoa gấm, dễ hiểu vì sao nó là người biết rõ bí mật của tôi nhất.

Nhân một ngày nắng đẹp, Diễm My quyết định mở party kỉ niệm bốn năm tình bạn của hội anh em trên bến dưới thuyền. Nghe có vẻ linh đình nhưng thực chất chỉ là buổi gặp mặt giữa những người bạn cũ.

Vì có bố mẹ làm trong ngành nên tôi được giao phó trọng trách đi mua rượu vang. Đây là dịp hiếm có để tôi phô diễn tài nghệ sau bao năm cất giữ.




Hôm nay tôi dậy khá sớm, quyết định chuyển style bụi bặm sang bánh bèo thục nữ. Tôi tự cho phép mình mặc chiếc áo phông cổ xanh có đường viền hoa ở gấu, kết hợp với chiếc váy xếp li lôi từ xó tủ cùng vài phụ kiện làm điểm nhấn. Tô thêm chút son nữa là hoàn hảo. Con gái dù ra trận cũng phải xinh tươi.

Sau một hồi gật lên gật xuống ngất ngưởng theo nhịp xe chạy y chang bổ củi nữ hiệp. Tôi suýt trở về tuổi thơ thời đi vồ ếch với chúng bạn chỉ vì cái phanh gấp thần thánh của bác tài xế. Tôi ngán ngẩm nhìn xuống lòng đường… lại ách tắc. Hà Nội cách đây một năm chỉ giờ cao điểm mới kẹt xe, bây giờ không cao điểm cũng kẹt, mai vào cao điểm là bình chân như vại luôn.

Tôi ra đường không chọn giờ hoàng đạo, xui xẻo dính ngay lúc nhà nhà, người người ập ra như đê vỡ. Tiếng còi xe, tiếng bíp bíp inh ỏi. Ai đó hãy trả lại cho tôi một Hà Nội thanh bình ngày xưa đi.

Ngồi chờ mỏi cổ, biết bao giờ mới thông xe đây? Chán chường, tôi đưa mắt ra ngoài cửa sổ nhìn cảnh mọi người nhích đi từng bước chậm rãi. Ánh mắt tôi bỗng sáng lên như nhìn thấy vàng khi nhà hàng La Chateau Wine hiện lên trong đáy mắt.

La Chateau Wine là cửa hàng rượu vang nổi tiếng. Nếu bạn là người sành về rượu thì không thể không nghe tới cái tên này. Ở đây chuyên phục vụ những loại rượu vang hảo hạng trên khắp thế giới, chất lượng khỏi nói, thái độ phục vụ nhiệt tình, một trong những nhà hàng bậc nhất giữa lòng thủ đô.

Tôi hào hứng nhảy khỏi xe buýt, sau bao phen lươn lẹo luồn lách trong dòng xe tấp nập cuối cùng cũng đến nơi. Khi vừa bước một bước vào cửa, chưa kịp bước nốt chân sau thì Diễm My đã gọi đến. Tôi mở điện thoại, nghe:

“Mày ngủ luôn ở đấy rồi à?”

Tiếng thét từ điện thoại bên kia theo đường dây chằng chịt qua bao ngõ ngách, không biết có chập ở đâu không mà nghe thật man rợ, làm tôi bất giác rùng mình đến tận mang tai.

“Tao sắp về rồi, đợi đấy.”

Nói xong liền cúp máy. Tôi nhanh chóng bước vào, cả cơ thể như đứng hình trước kiến trúc cổ điển và sang trọng nơi đây. Bên trái nhà hàng được trang trí như một showroom thu nhỏ với hơn một nghìn chai rượu vang các loại. Điểm nhấn ở đó là tháp Eiffel cao sáu tầng kết từ hàng trăm chai rượu danh giá.

Nhà hàng lấy màu sắc chủ đạo là nâu, trần nhà thiết kế như một thùng gỗ sồi cỡ lớn. Xung quanh là kệ đựng được sắp xếp tinh tế với những thùng rượu hảo hạng. Hai bên tường ốp bằng gỗ thông có in tên các loại Vang nổi tiếng trên thế giới.

Bàn ghế nơi đây được thiết kế hơi hướng cổ điển, làm từ gỗ sơn quý độc đáo, tạo cảm giác thân thuộc khi thưởng thức. Mỗi bàn đều được đặt nến thơm làm cho khung cảnh càng thêm lãng mạn, ấm cúng.

Tôi từng nghe báo chí nhắc nhiều về nhà hàng này nhưng quả thực nó lộng lẫy hơn những gì tưởng tượng. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Nhà hàng này quả thật như một tòa lâu đài vậy. Nổi bật với kiến trúc Pháp giao thoa cùng đặc trưng mĩ thuật Á Đông toát lên vẻ huyền bí hiếm có.

Chỉ qua cách bài trí thôi cũng thấy được người chủ nhà hàng có con mắt rất nghệ thuật, biết đánh trúng tâm lí khách hàng.

Sau một hồi bị thôi miên bởi hàng tá các loại rượu đắt đỏ, tôi định lại tinh thần, nhanh tay chọn lấy chai vang đỏ La Closerie Camensac với mẫu mã bắt mắt, hình thức ưa nhìn rất hợp với hầu bao. Tôi trả tiền rồi nhanh chóng đón lấy chai rượu được gói ghém cẩn thận từ tay nhân viên, định bụng ra về thì bất ngờ gặp lại bóng hình quen thuộc phía đối diện.

Mạnh Quân.

Người bạn cũ yêu quý của tôi sao lại không hẹn mà gặp thế này.

Đối diện với người mà bản thân không bao giờ muốn gặp lại, tôi vừa sợ hãi nhưng cũng đầy lo lắng. Thoáng qua trong đầu, hình ảnh về cái ngày đen tối đó hiện lên vụn vỡ, đứt quãng không liền mạch. Từng lời mỉa mai, châm biếm theo dòng thời gian trở về, một lần nữa len lỏi trong từng thớ thịt.

Năm đó tôi vì quá nhút nhát, ngu ngốc nên mới gây tai họa cho Mạnh Quân. Tôi vô cùng hối tiếc vì sự việc xảy ra, mặc dù đã giải thích rất nhiều nhưng không ai hiểu tôi. Tất cả thi nhau chỉ trích tôi, vì tôi mà liên lụy tới mọi người xung quanh. Một mình tôi không chịu nổi sức ép dư luận, chỉ biết bỏ trốn ở nơi thật xa, tránh khỏi tầm mắt của lũ kền kền đáng khinh đó.

Trái đất này thật tròn, bao lâu như vậy tôi lại gặp anh trong hoàn cảnh này, trong bộ dạng thê thảm như này. Ước gì tôi có thể tiến tới và giải thích rõ ràng mọi chuyện. Nhưng ước cũng chỉ là ước thôi, tôi không đủ can đảm chống lại những lời gièm pha. Hiện tại, điều tôi có thể làm là bước đi thật nhanh, tránh khỏi tầm mắt người đó.

Tôi quay mặt vào trong, lẩn sau kệ rượu Vang đỏ, cố gắng giấu đi sự hiện diện của mình. Hai con mắt tôi chăm chú nhìn theo bóng dáng người đó, anh chọn chai Vang trắng năm trăm đô. Đúng là thói quen không bao giờ từ bỏ, luôn thích Vang trắng có nút bần. Tôi chợt nhìn xuống chai rượu trên tay, năm mươi đô với năm trăm đô, khác xa một trời một vực. Con người của hai thế giới đối lập nhau, đồ vật cũng không khác nhau là mấy.

Thấy tôi ngắm nghía mãi mà không chọn gì, một cô nhân viên nhẹ nhàng bước tới hỏi, tôi đáp lại nhỏ nhẹ nhất để tránh gây sự chú ý. Trái với suy nghĩ, anh quay mặt sang, tôi cũng quay mặt đi giả vờ hỏi han về các loại rượu. Mạnh Quân cũng không để tâm tới, nhanh chóng trả tiền rồi rời đi, còn tôi đứng đó thở phào nhẹ nhõm.

Nhác thấy bóng hình người đó khuất sau khung cửa sổ, tôi thấy lòng nhẹ bâng. Lồm cồm đứng dậy, tôi bước nhanh về phía cửa. Chân tay vẫn còn run rẩy do cuộc chạm trán bất ngờ lúc trước. Trông tôi bây giờ như cái xác khô, hồn phách không biết lạc lên cõi bồng lai tiên cảnh nào rồi.

Tôi bước thật nhanh, thật nhanh ra ngoài, mới được một quãng, tôi vô tình vấp phải viên gạch mấp mô trên sàn. Theo đà, cả cơ thể đổ rạp xuống thùng rượu vang mặc kệ mặt mũi cứ nhằm đất mẹ mà ôm hôn mãnh liệt. Trong giây phút bất ngờ đó, tay tôi vô tình quơ trúng chai rượu trên giá. Tôi ngước ánh nhìn bất lực về phía chai rượu đang xoay một vòng Parabol tuyệt đẹp trên không rồi đáp nhẹ nhàng xuống đất, kèm theo đó là tiếng đổ vỡ đinh tai nhức óc phá vỡ sự tĩnh mịch của nhà hàng vào buổi sáng tắt nắng.

Khoảnh khắc ấy, thời gian như ngưng đọng lại, tim cũng ngừng mất một nhịp, cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại vừa bằng chai rượu vang vỡ.

Nhìn hậu quả dưới sàn nhà, tôi sững sờ chết đứng như Từ Hải, mắt trợn ngược nhìn những giọt rượu thơm lừng bắn tung tóe lên áo, lên mặt.

Một lần nữa tôi được thưởng thức rượu vang theo cách khác biệt.

Ngó thấy mọi người xung quanh nhìn mình với ánh mắt đùng đoàng, tôi bàng hoàng với thành quả gây ra, vội vàng cúi gập người xin lỗi vị quản lí đang lộ rõ vẻ tức giận.

“Cháu xin lỗi, thành thực xin lỗi.”

Người quản lí nhìn tôi rồi lại nhìn xuống chai rượu vô tội, bà thở dài ngao ngán.

“Cô gái trẻ, đi đứng phải tập trung nhìn đường. Bây giờ cô định giải quyết sao đây?”

“Cháu sẽ hoàn trả tiền.”

Tôi e lẹ nhìn bà quản lí. Bất chợt bà ấy nheo mắt lại, nhìn xuống chai rượu trong tay tôi, cất lời đe dọa như hung thần.

“Hoàn trả? Cô có biết chai rượu này đáng giá bao nhiêu không?”

“Dạ?” Tôi giật mình nhìn xuống, căng mắt lắm mới thấy rõ dòng chữ “Chateau Margaux 1998 - 1000$.” Người tôi bắt đầu nóng ran như bị ném vào lò bát quái. Lỗ tai ù ù như có hàng trăm con kiến bò dạo chơi. Tôi nuốt nước bọt ừng ực, khó khăn lắm mới dám cất lời.

“Cháu có thể trả góp được chứ?”

Bà quản lí nhìn với vẻ mặt đầy nghi ngờ. Tôi nhanh chóng tiếp thêm.

“Hiện giờ cháu thực sự không có tiền để hoàn trả ngay. Nhưng cháu sẽ cố gắng kiếm trả trong thời gian nhanh nhất có thể. Mong bà tạo điều kiện giúp đỡ.”

Tôi mở lời thành khẩn nhất. Cầu mong kiếp này tai qua nạn khỏi. Bà quản lí dường như đồng cảm với tôi, quay ra nói với lễ tân.

“Cô gọi điện hỏi cậu chủ xem vụ này giải quyết thế nào.”

Cô nhân viên nhanh tay ấn số, tôi nhìn theo mà đầy lo âu. Chi tiết sự việc được tường thuật đầy đủ, không biết người ở đầu dây bên kia nói gì mà cô ấy gật gật cúi cúi liên hồi. Cô ấy quay sang bà quản lí, nói ông chủ đồng ý cho trả góp. Tôi thở phào nhẹ nhõm, một suy nghĩ bất chợt lóe lên trong đầu, biết đâu sẽ giúp tôi giảm thêm phần gánh nặng.

“Tôi có một blog về ẩm thực cũng được kha khá người biết đến. Tôi có thể quảng cáo nhà hàng mình trên đó để giảm bớt tiền nợ? Cô giúp tôi chuyển lời tới ông chủ được không?”

Tôi hồi hộp chờ đợi phản ứng từ đầu dây bên kia, trông cô nhân viên gác máy xuống bàn mà tim tôi như nhảy tưng tưng khỏi lồng ngực. Cứ thế này xác suất mắc bệnh tim chắc chắn tăng theo cấp số nhân.

“Ông chủ nói cần xem lượng người truy cập blog cá nhân của cô, nếu ổn thì khoản phí quảng cáo sẽ do bên tôi quyết định.”

“Tất nhiên là được.”

Chỉ nghe thấy câu đó là lòng nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Tôi lẽo đẽo theo sau bà quản lí đi ký giấy nợ. Tôi thầm trách bản thân ngu ngốc, vì một phút bốc đồng mà sau này bốc cám. Nhục nhã không ai bằng.




Tôi bước ra khỏi nhà hàng, nói lời cảm ơn và xin lỗi vì đã trót gây ra sự cố không đáng có.

Tôi đứng đốt thời gian chờ xe buýt bằng đủ thứ tự kỉ chuyện. Mười phút mà như cả thế kỉ trôi qua. Bỗng chốc một cơn mưa rào ào ào trút xuống, tôi vội chạy tới mái che, đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa nhỏ li ti chảy xuống rồi ngu ngốc nghĩ tới cuộc đối thoại với thằng em ban sáng.

“Trời nay mưa lớn lắm đấy. Đi đâu nhớ cầm theo ô.”

Đó là câu trần thuật đầu tiên khi nó nhìn ra ngoài trời rồi nhìn tôi với bộ dạng khác thường. Tôi đứng ngây người tưởng tượng cảnh thằng em hả hê cười khi thấy mưa lớn. Lúc chưa đi là nữ hán tử mạnh mẽ, lúc đi rồi chả nhận ra mình là con nào nữa. Cảm giác cứ như ông trời có thù với mình.

Hôm nay là một ngày tồi tệ. Lúc đi tắc đường, khi về đem theo giấy nợ từ trên trời rơi xuống, bây giờ lại mắc mưa. Tôi nhìn những sự việc xảy ra rồi nhìn vào bản thân: Thật thảm hại.


 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Em bảo em sửa truyện, chị tưởng em chỉ sửa câu từ, không nghĩ là em viết một truyện mới luôn :). Chị thích bối cảnh của truyện mới hơn rất nhiều, cảm giác trưởng thành chín chắn hơn hẳn. Tính tình nhân vật nữ chính qua chương một cũng rất dễ mến đáng yêu. Chiều sâu của nhân vật cũng được thể hiện tốt hơn truyện trước.

Chị thấy thế mạnh của em là miêu tả. Cách dùng từ ngữ rất linh hoạt, câu cú rõ ràng mạch lạc. Đọc mà có thể tưởng tượng ngay ra được cảnh.

Chị cũng thích chi tiết mở trong truyện. Nó khiến chị rất tò mò về quá khứ của Hạ Vi và Mạnh Quân.

Có một điều nhỏ chị muốn góp ý là chương 1 chưa có nhiều hội thoại và chủ yếu là câu kể và tả, nên đọc cứ đều đều không thấy điểm nhấn. Chị cảm thấy nếu có thể chèn thêm hội thoại hay câu lửng thì có lẽ sẽ có độ nhấn hơn. Nhưng cũng như em đã nói, đây là ý kiến chủ quan của chị thôi, những người đọc khác có thể có cảm nhận khác.

Chị cũng tìm ra một lỗi chính tả:
Tiếng thét từ điện thoại bên kia theo đường giây chằng chịt qua bao ngõ ngách
-> dây.

Chương sau em tag chị vào nhé. :)
 

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
Hihi, em cảm ơn chị rất nhiều! Khi nào có chương mới em sẽ tag chị liền :).
 

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
Chương 2: Lối thoát bất ngờ

Tôi có một đứa em trai tên Duy Minh, năm nay mười tám tuổi, đợt hè vừa rồi cu cậu vừa trải qua kì thi tốt nghiệp THPT đầy cam go. Thằng nhóc có tư chất thông minh, mỗi tội chơi game khỏe quá. Nhớ đợt trước khi thi, ông nội răn nó mà không đỗ được Đại học thì chỉ có đi làm bố tướng bảo kê nhà hàng khách sạn, giờ ruộng cũng không còn mà cấy với cày nữa đâu. Thằng nhóc cũng biết sợ, thành ra suốt tháng hè vùi đầu vào ôn thi, may mắn thay đỗ được một trường Đại học ở Hà Nội.

Duy Minh được cái cao ráo, trắng trẻo, trông không đến nỗi xúc phạm người nhìn nhưng cái tính bẩn bựa của nó thì cấm có lẫn vào đâu được. Ai đời chị em mà suốt ngày nói đểu nhau.

Điển hình như bữa sáng hôm nay. Ngay khi thấy mặt tôi dưới nhà là nó bắt đầu hét toáng lên như bị khủng bố chĩa súng vào đầu.

“Nghe nói hôm qua mắt chị để dưới chân nên làm vỡ chai rượu quý ở nhà hàng đúng không?”

Tôi vội lao tới bịt miệng nó lại chứ cứ thả rông thế này chắc chắn hỏng đại sự.

“Nhỏ tiếng lại, bà nghe thấy bây giờ. Mà sao em biết?”

“Nhà hàng gọi đến. Chai rượu đó đắt lắm đấy, chị tính sao?”

“Còn sao trăng gì nữa. Cố gắng kiếm tiền trả người ta thôi.”

“Chị biết không?” Em trai nói với giọng trầm nhất, ngỡ như sắp khóc. “Sau khi nghe hung tin, em nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ hận sao lúc đó không có mặt, chứng kiến người thật việc thật, cảnh tượng chị em từ gấu mèo trở thành thỏ ngoan ngoãn.”

Ôi… cái thằng… Tôi dặn lòng hết sức kiềm chế. Mặc dù bị thằng em ranh mãnh chơi một hố đau, nhục thì nhục thật nhưng phục thì còn lâu nhá.

“Này em trai, sáng nay đánh răng chưa?” Đáp lại nó bằng vẻ mặt vô cùng ngầu, chị đây không phải loại dễ chơi.

“Sao chị có thể thốt ra câu thô thiển như vậy nhỉ? Em đây đẹp trai ngời ngời, vai năm tấc rộng thân mười thước cao. Hình mẫu lí tưởng của phụ nữ ngày nay. Từ U5 đến U50, ngay cả… Này, bỏ đi đâu thế? Em chưa nói xong mà.” Em trai gọi với theo không chút hối lỗi.

“Mới sáng sớm chị không muốn nghe mày kể chuyện kinh dị đâu.”

Tôi kìm lòng trở về phòng trước khi điên lên mà lỡ tay chuyển khẩu nó ra nhà xác. Nói gì thì nói, tôi với thằng này đều cùng một mẹ đẻ ra, không nên vì một phút bất thường của em trai mà cắt đứt tình máu mủ. Phận làm chị như tôi phải biết nhẫn nại, cảm thông với đứa em cùng vào sinh ra tử suốt bấy nhiêu năm trời.

Tôi trở về sào huyệt ôm điện thoại kể khổ với Diễm My.




Ở quán Cafe nọ có hai bạn trẻ đáng hí húi với những tờ giấy tuyển dụng.

“Tự nhiên dạy thêm làm chi vậy? Không hợp với mày chút nào.” Diễm My lên tiếng nghi ngờ.

“Chứ biết làm sao giờ. Tiền rượu lên tới một nghìn đô lận.”

“Sao? Một nghìn đô?” Diễm My suýt phun sạch coca uống dở ra ngoài. Tôi nhìn nó, thở dài.

“Thôi kệ, bệnh nan y còn cứu được. Chỉ cần hai, ba tháng tao chắc chắn sẽ xong. Cố lên.”

“Tao thấy cách này không khả thi đâu. Đọc tờ rơi này không ai muốn thuê hết.” Diễm My tự nhiên dội ngay gáo nước lạnh vào người tôi.

“Sao vậy? Tờ rơi nhìn rất bắt mắt. Đảm bảo kết quả học tập sẽ tốt lên trông thấy.”

“Tao thấy cứ kiểu gì ấy. Bây giờ gia sư tiếng Anh nhan nhản ngoài kia còn không ai thuê. Gia sư tiếng Pháp như mày lấy đâu ra chỗ đứng.”

“Cần gì phải giống ai trong khi mình có thể khác biệt. Dạy tiếng Pháp chắc chắn tao không lo đụng hàng. Mày yên tâm, hàng hiệu bao giờ cũng có giá hơn hàng chợ.”

Tôi quyết định dành nguyên buổi đi phát tờ rơi khắp các trường cấp ba, đại học trong nội thành Hà Nội. Không chỉ đánh trên mặt trận ngoài đường lớn, nơi tập trung dân cư, tôi còn tấn công thêm chiến trường mạng xã hội. Mong là công sức bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.




Suốt mấy ngày trôi qua, công việc gia sư của tôi vẫn bặt vô âm tín. Tôi ngồi ôm điện thoại cả buổi, vẫn không tin nhắn, không cuộc gọi đến. Tôi bắt đầu chán nản với kế hoạch này.

Bỗng một ngày chuông điện thoại kêu lên sau bao lâu im ắng. Tôi hí hửng mở máy, là… mẹ yêu.

“Alo mẹ ạ. Con nghe đây.”

“Vi à? Cả nhà khỏe không con?”

“Cả nhà khỏe lắm ạ! Sức khỏe bà rất tốt, dạo này bà thường xuyên tập thể dục với hội người cao tuổi. Duy Minh vẫn đến trường đầy đủ. Con tuyệt đối trông chừng nó cẩn thận.”

“Vất vả cho con quá. Thế còn con, dạo này sao rồi?”

Tôi bỗng giác chột dạ, muốn nói hết tất cả nhưng lí trí không cho phép. Ở phương trời xa xôi ấy bố mẹ đã rất mệt nhọc rồi. Tôi không thể vì chút khó khăn của bản thân mà khiến họ thêm lo lắng. Cuối cùng tôi quyết định giấu nhẹm đi.

“Con thì vẫn ăn ngủ bình thường, sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái.”

Mẹ nghe vậy mỉm cười ấm áp. Tôi cũng cười. Ở đầu dây bên kia có tiếng bố vọng lại.

“Bà dặn nó nhớ giữ gìn sức khỏe. Để ốm là tôi cho ăn đòn đấy.”

“Nghe gì không? Bố lo cho con lắm.” Mẹ nói tiếp vào ống nghe. Bố ở bên kia cũng không chịu thua, tiếp lời.

“Tôi đang mắng nó đấy.”

Bề ngoài bố thường tỏ ra lãnh đạm nhưng thực chất lại rất quan tâm đến chúng tôi. Bố không bao giờ để lộ sự mệt nhọc ra ngoài. Bố càng như vậy lại khiến tôi lo lắng nhiều hơn.

“Được rồi, tôi biết rồi.”

Tôi thật hạnh phúc khi luôn có bố mẹ quan tâm tới mình. Tôi thương bố mẹ, thương luôn cả khoản tiền điện thoại. Mẹ ơi, mẹ biết phí gọi quốc tế đang tăng giá không vậy?

“Vi này.”

“Dạ, con đang nghe đây.”

“Thật ra bố mẹ…”




Tối đó, tôi xắn tay cùng bà làm một bữa hoành tráng cho cả nhà. Em trai thấy vậy mừng tít. Nó ngồi xuống ghế, đưa tay xoa xoa cái cằm không có lấy một cọng râu, cất lời vui sướng.

“Em rất hạnh phúc khi chị gái từng suýt làm cháy nhà giờ đã biết quan tâm đến bếp núc. Thật không uổng công sống đến ngày hôm nay.”

Tôi đặt mạnh nồi canh trước mặt thằng em, đe dọa.

“Tiếc công lắm à? Muốn ăn cơm hay ăn đòn đây?”

“Tất nhiên ăn cơm rồi.”

Em trai cầm hai chiếc đũa gõ gõ xuống bàn làm bộ chờ cơm mẹ. Tôi nhìn nó phì cười. Cái thằng này, lớn đầu rồi mà như con nít.

Bữa tối có rất nhiều món ăn được dọn ra, chủ yếu là đồ em trai thích. Mỗi lần thử xong một món, nó lại bắt đầu dở chứng làm “chuyên gia ẩm thực dỏm”. Bình phẩm đồ tôi nấu bằng câu: “cũng được”, “cũng tạm”, “chỉ để no thôi”…

Ấy vậy mà “được”, “tạm” của nó lại là kết quả của đĩa thịt sườn, nồi thịt đông không cánh mà bay mất vào bụng ai đó. Bà ngoại thấy vậy cười mãi không thôi. Mặc dù thiếu vắng bố mẹ nhưng tôi vẫn thấy rất ấm cúng. Vì sao ư? Đơn giản có bà, có em trai, có bữa cơm vui vẻ. Vậy thôi cũng đủ rồi.

Bữa ăn gần kết thúc, lòng tôi rối như tơ vò. Vậy là phải nói ra lí do của bữa ăn cuối cùng này sao? Thật không muốn chút nào.

“Minh à, sáng nay mẹ gọi điện cho chị.”

“Mẹ bảo sao? Bao giờ mẹ về?”

Em trai dừng ăn, bà ngoại cũng chăm chú nghe. Tôi biết là đã lâu Duy Minh chưa gặp bố mẹ, bà ngoại chưa gặp lại con gái, con rể. Hơn ai hết, họ là những người cần một gia đình sum vầy nhất. Nhưng tôi biết làm sao đây?

“Mẹ bảo thu hoạch nốt vụ này rồi sẽ về. Mẹ dặn mọi người giữ gìn sức khỏe.”

“Vụ này, vụ sau rồi vụ nữa. Đây là lần thứ ba trong năm chị nói câu này đấy.”

“Minh, không được nói thế. Bố mẹ cháu bên đó vất vả lắm, cháu phải hiểu cho bố mẹ chứ.” Bà ngoại nhẹ nhàng nhắc nhở em trai.

“Cháu hiểu cho bố mẹ vậy ai hiểu cho cháu đây?”

Không khí ảm đạm bao trùm. Sâu thẳm trong trái tim, Duy Minh là đứa mong gặp lại bố mẹ nhất. Năm em trai mười tuổi, bố mẹ để lại chị em tôi cho bà ngoại chăm sóc còn họ sang Pháp làm ăn với một người họ hàng. Suốt quá trình trưởng thành, Duy Minh không mấy khi được gặp bố mẹ, ngày ngày đều kè kè bên tôi với ngoại.

“Thật ra bố mẹ quyết định cho Duy Minh sang Pháp du học. Hơn nữa em con cũng lớn rồi, cần biết quan tâm tới công việc của gia đình.”

Lời mẹ nói văng vẳng trong đầu. Đối với tôi mà nói, việc bố mẹ đưa Duy Minh sang Pháp là rất đúng đắn. Môi trường học tập bên đó tốt hơn nhiều, dễ tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của bản thân.

“Minh à, bố mẹ nói cho em sang Pháp.”

Tôi cứ nghĩ em trai sẽ rất vui nhưng phản ứng của nó hoàn toàn ngược lại. Vẻ mặt từ ngạc nhiên chuyển ngay sang tức giận. Bầu không khí chùng xuống thấy rõ.

“Em không đi đâu.”

“Được đi du học ai chẳng thích? Em sao thế?”

“Không thích là không thích. Không muốn đi.”

“Không muốn cũng phải đi.”

“Chị ép em đấy à?”

Em trai vứt đũa xuống bàn, tức giận bỏ lên phòng.

Tối đó Facebook nó có status mới: “Thật không chịu nổi.”




Chuyện Duy Minh sang Pháp hầu hết bạn bè đều biết. Suốt những ngày qua nó đều đi chơi đến tối muộn mới về, mà khi về tới nhà là chui tọt vào phòng đóng cửa. Gọi ăn cơm cũng kêu no rồi không xuống. Thằng nhóc này đang ngứa thịt gọi đòn đây mà.

“Để bà lên kêu nó nhé.”

“Thôi bà, cứ kệ nó đi. Khi nào đói ắt phải mò xuống ăn.”

“Chắc em nó có chuyện không vui, để bà lên xem.”

Bà lúc nào cũng là người tâm lí nhất. Suốt từ nhỏ tới lớn, mỗi khi có chuyện bứt rứt trong lòng, bà luôn là người giúp chúng tôi tháo gỡ, và lần này cũng vậy.

Tôi dọn cơm xong xuôi đâu đấy, ngó thấy đồng hồ đã hơn mười phút trôi qua. Chắc mọi người nói chuyện xong rồi. Tôi nhẹ nhàng bước lên lầu, ngang qua phòng Duy Minh, thấy cửa đang mở, tôi rón rén nhìn vào. Em trai đang ngồi ở bàn học, quay mặt ra chỗ khác. Còn bà đứng sau nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên vai nó. Đang tức giận sao?

“Cháu không muốn đi.”

“Thôi nào cháu. Sang đó có bố mẹ không phải tốt sao? Khi nào thấy nhớ bà, nhớ chị thì lại bay về.”

“Cháu không muốn gặp chị.”

“Sao vậy?”

“Cháu hay trêu tức chị nên chị muốn đuổi cháu đi. Làm gì cũng tự quyết mà không thèm hỏi cháu có muốn hay không. Cháu trưởng thành rồi, có phải trẻ con lớp một nữa đâu.”

“Bà thấy không phải vậy đâu. Chắc lo cháu phải suy nghĩ nhiều nên Vi mới làm vậy. Nuôi hai đứa từ ngày còn bé xíu làm sao bà lại không hiểu tính chị cháu được.”

“…”

Bước từng bước nhẹ tựa lông hồng xuống cầu thang, tôi như người vô hồn không có thân xác. Chút sức lực dạt dào biển Đông ban nãy tựa hồ bị ai hút sạch, để lại tấm thân cằn cỗi trơ trọi với đời. Dù tôi luôn miệng đấu khẩu với nó, luôn gây chuyện khiến nó bị mắng oan nhưng chưa bao giờ nó ghét tôi như lúc này. Câu nói vừa rồi khiến tôi hoàn toàn sốc, sốc bởi nó nghĩ tôi muốn đuổi nó đi. Thật sâu trong thâm tâm tôi chưa bao giờ muốn rời xa đứa em trai nước mắt nước mũi tèm lem, hở tí là bám lấy tôi không rời. Lần này do tôi quá nóng vội mà không chú ý tới cảm nhận của nó. Tôi thật sự buồn, thật sự muốn làm hòa với nó.




Ngày ra sân bay, tôi với Duy Minh ngồi chung xe nhưng không ai nói với ai câu gì. Tôi đưa mắt nhìn hai hàng cột mốc ven đường, miên man nghĩ tới lời dặn của ngoại.

“Hai đứa đừng cãi nhau nữa. Lời nói là một lưỡi dao sắc. Dùng không đúng cách sẽ trở thành vũ khí đáng sợ đấy. Chỉ cần một câu nói cũng có thể làm mất đi người thân thiết nhất của mình. Một khi đã mất thì không trở lại được đâu.”


Chả mấy chốc chúng tôi đến được sân bay. Nhìn cảnh nhà nhà, người người ríu rít trò chuyện, chụp ảnh, trao những cái ôm ấm nồng mà soi lại với cảnh chị em tôi người đi trước người theo sau thật khác xa một trời một vực.

Nhìn em trai một tay cầm hộ chiếu, điện thoại, một tay khệ nệ xách hành lí mà lòng tôi thấy hơi nhói. Tôi bước nhanh theo rồi nở nụ cười.

“Ây da, em trai đi rồi chị ở nhà không có ai đấu khẩu, ngứa miệng muốn chết.”

Em trai ngạc nhiên quay lại.

“Chị nói gì vậy?”

“Em sang bên đấy rồi chị ở nhà buồn chết.”

“Chị ghen vì em được đi à?”

“Có thể là vậy. Khi nào có cơ hội chị sẽ cùng bà bay sang chơi với em.”

“Đợi em về sẽ cho chị biết tay.”

“OK.” Tôi giơ ngón tay làm dấu. “Em cứ tăng hạng đi rồi chúng ta nói chuyện tiếp.”

“Được. Thù này không trả giang hồ nó khinh.”

Hai chị em ôm bụng cười. Tôi nhìn lên bảng điện từ, chuyến bay đến Paris sẽ cất cánh vài phút nữa. Tôi thấy hơi cay cay sống mũi nhưng phải cố gắng kìm lại, cảm giác này thật không muốn chút nào.”

“Sắp đến giờ bay rồi, cho ôm cái nào.”

Tôi dang rộng hai tay. Chàng trai cao hơn một cái đầu ôm chị gái thật chặt, mắt rưng rưng.

“Em đi nhé. Chị phải thường xuyên gọi điện cho em đấy.”

Tôi hứa: “Được rồi.”

“Em đi thật đây.” Nhóc em đỏ hoe mắt.

Tôi xúc động lắm vì đứa em lúc nào cũng thích trêu trọc tôi giờ đã khôn lớn. Dù thấy rất buồn nhưng tôi phải cố kìm chặt lại.

“Ừ, đi đi không trễ giờ bay bây giờ. Sang đấy mà kiếm được bạn gái nào xinh xinh nhớ gửi infor(1) chị duyệt cho.”

(1) information: thông tin

“Yên tâm, em sẽ gửi cho chị đầu tiên.”

Nhóc con nhoẻn miệng cười, nói rồi liền vẫy tay tạm biệt. Tôi đứng đó, thấy thật buồn. Cứ như mình vừa mất đi một giấc mơ êm đềm.

Đi được một đoạn, em trai ngoảnh đầu nhìn, mắt rưng rưng. Tôi cũng không kìm được xúc động, cảm thấy nước mắt chuẩn bị ứa ra. Ai nói chị em như nước với lửa? Tôi và nó dính nhau còn hơn sam đây này!

“Chị.” Em trai úp hai tay thành cái loa phóng về phía tôi.

Tôi cũng làm theo, phóng trả về phía nó. “Ừ, chị nghe đây.”

“Chị buồn chuyện gì thì đừng có sờ ti con Mun, tội nghiệp nó lắm. Chị cứ lên Face xả stress, em nguyện sẽ chịu trận ngồi nghe. Nhé chị.”

“…”

Thằng em ranh mãnh cười nham nhở xong liền chui tọt vào cửa an ninh mặc kệ tôi đứng đó tức xì khói. Bây giờ mà còn chày cối thêm với nó thế nào cũng lên cơn nhồi máu cơ tim, tay ôm ngực thổ huyết chết thẳng cẳng. Chính thức lên đường theo cải về trời, vĩnh biệt chuỗi ngày thanh xuân tươi đẹp.

Tôi ngó nghiêng xung quanh, thấy mọi người vẫn chăm chú với công việc của mình mà thấy nhẹ nhõm hẳn ra. Hên là cuộc đối thoại thô bỉ ban nãy đã bị tạp âm của sân bay lấn át hết. Chứ nếu xui để lộ ra xem, tôi thề sẽ vặt cổ thằng em ngược từ đằng trước ra đằng sau.

Trong khi đang trồng cây bằng chân chờ xe buýt, điện thoại tôi rung liên hồi. Có người gọi đến, số lạ.

“Alo ai đấy ạ?”

“Xin hỏi cô có phải gia sư dạy tiếng Pháp không?”

“Vâng là tôi ạ.”

“Tôi muốn nhờ cô đến dạy tiếng. Ngày mai cô rảnh chứ?”

“Dạ được, ngày mai tôi rất rảnh.”

“Vậy hẹn cô tám giờ sáng mai ở số nhà 268 đường Đê La Thành. Về phí học chúng ta sẽ trao đổi cụ thể sau.”

“Vâng, tôi biết rồi.”

Tút… tút. Tiếng điện thoại tắt dần. Tôi nhảy cẫng lên sung sướng, cảm giác trời đất bừng nở hoa. Chợt chú ý tới xung quanh, tôi bắt gặp những ánh mắt kinh hoàng, trong đó mấy người đi ngược chiều đang nhìn mình đùng đoàng. Tôi bàng hoàng với hành động ban nãy, ái ngại nói lời xin lỗi. Tôi bước thật nhanh lên xe mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đúng là trời không tuyệt đường sống của ai cả. Chúng ta không thể vì khó khăn mà buông xuôi, phải tin vào bản thân. Chỉ cần giữ được rừng xanh ắt sẽ có củi đốt.


Em xin phép tag chị. chuyencuangan
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Chương 2: Tạm biệt

Tôi có một đứa em trai tên Duy Minh, năm nay mười bảy tuổi, hiện đang đang học tập tại một trường cấp ba ở Hà Nội. Thằng em được mã ưa nhìn nhưng khổ nỗi biến chất hết rồi. Nó luôn tìm mọi cách chọc ngoáy tôi thôi.

Điển hình như bữa sáng hôm nay. Ngay khi thấy mặt tôi dưới nhà là nó bắt đầu hét toáng lên như bị khủng bố chĩa súng vào đầu.

“Nghe nói hôm qua mắt chị để dưới chân nên làm vỡ chai rượu quý ở nhà hàng đúng không?”

Tôi vội lao tới bịt miệng nó lại chứ cứ thả rông thế này chắc chắn hỏng đại sự.

“Nhỏ tiếng lại, bà nghe thấy bây giờ. Mà sao em biết?”

“Nhà hàng gọi đến. Chai rượu đó đắt lắm đấy, chị tính sao?”

“Còn sao trăng gì nữa. Cố gắng kiếm tiền trả người ta thôi.”

“Chị biết không?” Em trai nói với giọng trầm nhất, ngỡ như sắp khóc. “Sau khi nghe hung tin, em nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ hận sao lúc đó không có mặt, chứng kiến người thật việc thật, cảnh tượng chị em từ gấu mèo trở thành thỏ ngoan ngoãn.”

Ôi… cái thằng… Tôi dặn lòng hết sức kiềm chế. Mặc dù bị thằng em ranh mãnh chơi một hố đau, nhục thì nhục thật nhưng phục thì còn lâu nhá.

“Này em trai, sáng nay đánh răng chưa?” Đáp lại nó bằng vẻ mặt vô cùng ngầu, chị đây không phải loại dễ chơi.

“Sao chị có thể thốt ra câu thô thiển như vậy nhỉ? Em đây đẹp trai ngời ngời, vai năm tấc rộng thân mười thước cao. Hình mẫu lí tưởng của phụ nữ ngày nay. Từ U5 đến U50, ngay cả… Này, bỏ đi đâu thế? Em chưa nói xong mà.” Em trai gọi với theo không chút hối lỗi.

“Mới sáng sớm chị không muốn nghe mày kể chuyện kinh dị đâu.”

Tôi kìm lòng trở về phòng trước khi điên lên mà lỡ tay chuyển khẩu nó ra nhà xác. Nói gì thì nói, tôi với thằng này đều cùng một mẹ đẻ ra, không nên vì một phút bất thường của em trai mà cắt đứt tình máu mủ. Phận làm chị như tôi phải biết nhẫn nại, cảm thông với đứa em cùng vào sinh ra tử suốt bấy nhiêu năm trời.

Tôi trở về sào huyệt ôm điện thoại kể khổ với Diễm My.




Ở quán Cafe nọ có hai bạn trẻ đáng hí húi với những tờ giấy tuyển dụng.

“Tự nhiên dạy thêm làm chi vậy? Không hợp với cậu chút nào.” Diễm My lên tiếng nghi ngờ.

“Chứ biết làm sao giờ. Tiền rượu lên tới một nghìn đô lận.”

“Sao? Một nghìn đô?” Diễm My suýt phun sạch coca uống dở ra ngoài. Tôi nhìn nó, thở dài.

“Thôi kệ, bệnh nan y còn cứu được. Chỉ cần hai, ba tháng tớ chắc chắn sẽ xong. Cố lên.”

“Tớ thấy cách này không khả thi đâu. Đọc tờ rơi này không ai muốn thuê hết.” Diễm My tự nhiên dội ngay gáo nước lạnh vào người tôi.

“Sao vậy? Tờ rơi nhìn rất bắt mắt. Đảm bảo kết quả học tập sẽ tốt lên trông thấy.”

“Tớ thấy cứ kiểu gì ấy. Bây giờ gia sư tiếng Anh nhan nhản ngoài kia còn không ai thuê. Gia sư tiếng Pháp như cậu lấy đâu ra chỗ đứng.”

“Cần gì phải giống ai trong khi mình có thể khác biệt. Dạy tiếng Pháp chắc chắn tớ không lo đụng hàng. Cậu yên tâm, hàng hiệu bao giờ cũng có giá hơn hàng chợ.”

Tôi quyết định dành nguyên buổi đi phát tờ rơi khắp các trường cấp ba, đại học trong nội thành Hà Nội. Không chỉ đánh trên mặt trận ngoài đường lớn, nơi tập trung dân cư, tôi còn tấn công thêm chiến trường mạng xã hội. Mong là công sức bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.




Suốt mấy ngày trôi qua, công việc gia sư của tôi vẫn bặt vô âm tín. Tôi ngồi ôm điện thoại cả buổi, vẫn không tin nhắn, không cuộc gọi đến. Tôi bắt đầu chán nản với kế hoạch này.

Bỗng một ngày chuông điện thoai kêu lên sau bao lâu im ắng. Tôi hí hửng mở máy, là… mẹ yêu.

“Alo mẹ ạ. Con nghe đây.”

“Vi à? Cả nhà khỏe không con?”

“Cả nhà khỏe lắm ạ! Sức khỏe bà rất tốt, dạo này bà thường xuyên tập thể dục với hội người cao tuổi. Duy Minh vẫn đến trường đầy đủ. Con tuyệt đối trông chừng nó cẩn thận.”

“Vất vả cho con quá. Thế còn con, dạo này sao rồi?”

Tôi bỗng giác chột dạ, muốn nói hết tất cả nhưng lí trí không cho phép. Ở phương trời xa xôi ấy bố mẹ đã rất mệt nhọc rồi. Tôi không thể vì chút khó khăn của bản thân mà khiến họ thêm lo lắng. Cuối cùng tôi quyết định giấu nhẹm đi.

“Con thì vẫn ăn ngủ bình thường, sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái.”

Mẹ nghe vậy cười khoái chí. Tôi cũng cười. Ở đầu dây bên kia có tiếng bố vọng lại.

“Bà dặn nó nhớ giữ gìn sức khỏe. Để ốm là tôi cho ăn đòn đấy.”

“Nghe gì không? Bố lo cho con lắm.” Mẹ nói tiếp vào ống nghe. Bố ở bên kia cũng không chịu thua, tiếp lời.

“Tôi đang mắng nó đấy.”

Bề ngoài bố thường tỏ ra lãnh đạm nhưng thực chất lại rất quan tâm đến chúng tôi. Bố không bao giờ để lộ sự mệt nhọc ra ngoài. Bố càng như vậy lại khiến tôi lo lắng cho nhiều hơn.

“Được rồi, tôi biết rồi.”

Bố mẹ cứ thế nói nhau qua lại, bỏ mặc tôi chơ vơ với cái điện thoại lạnh lẽo. Mẹ ơi, mẹ biết phí gọi quốc tế đang tăng giá không vậy?

“Vi này.”

“Dạ, con đang nghe đây.”

“Thật ra bố mẹ…”




Tối đó, tôi xắn tay cùng bà làm một bữa hoành tráng cho cả nhà. Em trai thấy vậy mừng tíu tít. Nó ngồi xuống ghế, đưa tay xoa xoa cái cằm không có lấy một cọng râu, cất lời vui sướng.

“Em rất hạnh phúc khi chị gái từng suýt làm cháy nhà giờ đã biết quan tâm đến bếp núc. Thật không uổng công sống đến ngày hôm nay.”

Tôi đặt mạnh nồi canh trước mặt thằng em, đe dọa.

“Tiếc công lắm à? Muốn ăn cơm hay ăn đòn đây?”

“Tất nhiên ăn cơm rồi.”

Em trai cầm hai chiếc đũa gõ gõ xuống bàn làm bộ chờ cơm mẹ. Tôi nhìn nó phì cười. Cái thằng này, lớn đầu rồi mà như con nít.

Bữa tối có rất nhiều món ăn được dọn ra, chủ yếu là đồ em trai thích. Mỗi lần thử xong một món, nó lại bắt đầu dở chứng làm “chuyên gia ẩm thực dỏm”. Bình phẩm đồ tôi nấu bằng câu: “cũng được”, “cũng tạm”, “chỉ để no thôi”…

Ấy vậy mà “được”, “tạm” của nó lại là kết quả của đĩa thịt sườn, nồi thịt đông không cánh mà bay mất vào bụng ai đó. Bà ngoại thấy vậy cười mãi không thôi. Mặc dù thiếu vắng bố mẹ nhưng tôi vẫn thấy rất ấm cúng. Vì sao ư? Đơn giản có bà, có em trai, có bữa cơm vui vẻ. Vậy thôi cũng đủ rồi.

Bữa ăn gần kết thúc, lòng tôi rối như tơ vò. Vậy là phải nói ra lí do của bữa ăn cuối cùng này sao? Thật không muốn chút nào.

“Minh à, sáng nay mẹ gọi điện cho chị.”

“Mẹ bảo sao? Bao giờ mẹ về?”

Em trai dừng ăn, bà ngoại cũng chăm chú nghe. Tôi biết là đã lâu Duy Minh chưa gặp bố mẹ, bà ngoại chưa gặp lại con gái, con rể. Hơn ai hết, họ là những người cần một gia đình sum vầy nhất. Nhưng tôi biết làm sao đây?

“Mẹ bảo thu hoạch nốt vụ này rồi sẽ về. Mẹ dặn mọi người giữ gìn sức khỏe.”

“Vụ này, vụ sau rồi vụ nữa. Bố mẹ yêu nho hơn chị em mình rồi.”

“Minh, không được nói thế. Bố mẹ cháu bên đó vất vả lắm, cháu phải hiểu cho bố mẹ chứ.” Bà ngoại nhẹ nhàng nhắc nhở em trai.

“Cháu hiểu cho bố mẹ vậy ai hiểu cho cháu đây?”

Không khí ảm đạm bao trùm. Sâu thẳm trong trái tím, Duy Minh là đứa mong gặp lại bố mẹ nhất. Năm em trai mười tuổi, bố mẹ để lại chị em tôi cho bà ngoại chăm sóc còn họ sang Pháp làm ăn với một người họ hàng. Suốt quá trình trưởng thành, Duy Minh không mấy khi được gặp bố mẹ, ngày ngày đều kè kè bên tôi với ngoại.

“Thật ra bố mẹ quyết định cho Duy Minh sang Pháp học tập. Hơn nữa em con cũng lớn rồi, cần biết quan tâm tới công việc của gia đình.”

Lời mẹ nói văng vẳng trong đầu. Đối với tôi mà nói, việc bố mẹ đưa Duy Minh sang Pháp là rất đúng đắn. Môi trường học tập bên đó tốt hơn nhiều, dễ tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của bản thân.

“Minh à, bố mẹ nói cho em sang Pháp.”

Tôi cứ nghĩ em trai sẽ rất vui nhưng phản ứng của nó hoàn toàn ngược lại. Vẻ mặt từ ngạc nhiên chuyển ngay sang tức giận. Bầu không khí chùng xuống thấy rõ.

“Em không đi đâu.”

“Chiều nay chị qua trường rút học bạ rồi. Em còn gì chưa dọn thì dọn nốt đi. Tuần sau đi rồi.”

“Sao chị không hỏi ý kiến em?”

“Thời gian gấp rút quá lại còn phải chuẩn bị thủ tục này nọ. Hơn nữa trường học bên đó sắp tổ chức kì tuyển sinh mới. Em đi sớm hôm nào hay hôm đấy.”

“Chị đuổi em đấy à? Đáng ghét.”

Em trai vứt đũa xuống bàn, tức giận bỏ lên phòng.

Tối đó Facebook nó có status mới: “Thật không chịu nổi.”




Chuyện Duy Minh sang Pháp hầu hết bạn bè trong lớp đều biết. Suốt những ngày qua nó đều đi chơi đến tối muộn mới về, mà khi về tới nhà là chui tọt vào phòng đóng cửa. Gọi ăn cơm cũng kêu no rồi không xuống. Thằng nhóc này đang ngứa thịt gọi đòn đây mà.

“Để bà lên kêu nó nhé.”

“Thôi bà, cứ kệ nó đi. Khi nào đói ắt phải mò xuống ăn.”

“Chắc em nó có chuyện không vui, để bà lên xem.”

Bà lúc nào cũng là người tâm lí nhất. Suốt từ nhỏ tới lớn, mỗi khi có chuyện bứt rứt trong lòng, bà luôn là người giúp chúng tôi tháo gỡ, và lần này cũng vậy.

Tôi dọn cơm xong xuôi đâu đấy, ngó thấy đồng hồ đã hơn mười phút trôi qua. Chắc mọi người nói chuyện xong rồi. Tôi nhẹ nhàng bước lên lầu, ngang qua phòng Duy Minh, thấy cửa đang mở, tôi rón rén nhìn vào. Em trai đang ngồi ở bàn học, quay mặt ra chỗ khác. Còn bà đứng sau nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên vai nó. Đang tức giận sao?

“Cháu nhớ mọi người, cháu không muốn đi.”

“Thôi nào cháu ngoan của bà. Sang đó có bố mẹ không phải tốt sao? Khi nào thấy nhớ bà, nhớ chị thì lại bay về.”

“Cháu không muốn gặp chị.”

“Sao vậy?”

“Cháu hay trêu tức chị nên chị muốn đuổi cháu đi. Làm gì cũng tự quyết mà không thèm hỏi cháu có muốn hay không. Lúc nào cũng vậy, từ nhỏ tới lớn.”

“Bà thấy không phải vậy đâu. Chắc lo cháu phải suy nghĩ nhiều nên Vi mới làm vậy. Nuôi hai đứa từ ngày còn bé xíu làm sao bà lại không hiểu tính chị cháu được.”

“…”

Bước từng bước nhẹ tựa lông hồng xuống cầu thang, tôi như người vô hồn không có thân xác. Chút sức lực dạt dào biển Đông ban nãy tựa hồ bị ai hút sạch, để lại tấm thân cằn cỗi trơ trọi với đời. Dù tôi luôn miệng đấu khẩu với nó, luôn gây chuyện khiến nó bị mắng oan nhưng chưa bao giờ nó ghét tôi như lúc này. Câu nói vừa rồi khiến tôi hoàn toàn sốc, sốc bởi nó nghĩ tôi muốn đuổi nó đi. Thật sâu trong thâm tâm tôi chưa bao giờ muốn rời xa đứa em trai nước mắt nước mũi tèm lem, hở tí là bám lấy tôi không rời. Lần này do tôi quá nóng vội mà không chú ý tới cảm nhận của nó. Tôi thật sự buồn, thật sự muốn làm hòa với nó.




Ngày ra sân bay, tôi với Duy Minh ngồi chung xe nhưng không ai nói với ai câu gì. Tôi đưa mắt nhìn hai hàng cột mốc ven đường, miên man nghĩ tới lời dặn của ngoại.

“Hai đứa đừng cãi nhau nữa. Lời nói là một lưỡi dao sắc. Dùng không đúng cách sẽ trở thành vũ khí đáng sợ đấy. Chỉ cần một câu nói cũng có thể làm mất đi người thân thiết nhất của mình. Một khi đã mất thì không trở lại được đâu.”


Chả mấy chốc chúng tôi đến được sân bay. Nhìn cảnh nhà nhà, người người ríu rít trò chuyện, chụp ảnh, trao những cái ôm ấm nồng mà soi lại với cảnh chị em tôi người đi trước người theo sau thật khác xa một trời một vực.

Nhìn em trai một tay cầm hộ chiếu, điện thoại, một tay khệ nệ xách hành lí mà lòng tôi thấy hơi nhói. Tôi bước nhanh theo rồi nở nụ cười.

“Ây da, em trai đi rồi chị ở nhà không có ai đấu khẩu, ngứa miệng muốn chết.”

Em trai ngạc nhiên quay lại.

“Chị nói gì vậy?”

“Em sang bên đấy rồi chị ở nhà buồn chết.”

“Chị ghen vì em được đi à?”

“Có thể là vậy. Khi nào có cơ hội chị sẽ cùng bà bay sang chơi với em.”

“Cái đồ đáng ghét nhà chị. Nhớ lên Face thường xuyên đấy. Đừng nghĩ là em nhớ chị, em chỉ muốn nói chuyện với bà thôi.”

“Được rồi. Lúc em cần chị có, lúc em khó có chị. Vậy được chưa? Mà sắp đến giờ bay rồi, cho ôm cái nào.”

Tôi dang rộng hai tay. Chàng trai cao hơn một cái đầu ôm chị gái thật chặt, mắt rưng rưng.

“Em đi nhé. Chị phải thường xuyên gọi điện cho em đấy.”

Tôi hứa: “Được rồi”. Sau đó nhắc nhở: “Qua bên đó rồi phải học hành cẩn thận, không đua đòi xăm trổ. Trẻ con không được học theo người lớn uống rượu hút thuốc. Phải biết giữ mình trước cám dỗ. Tự biết lo cho bản thân, thạy chị chăm sóc bố mẹ.”

Em trai đỏ hoe mắt. “Chị dài dòng văn tự hơn cả mẹ đấy.”

Nhưng cả nó và tôi đều biết, ngoài nó ra tôi có nói nhiều với ai bao giờ.

Tôi vẫy tay mãi cho tới khi bóng hình em trai khuất sau cổng an ninh. Tôi thở dài thườn thượt, cảm giác này buồn thật! Cứ như mình vừa mất đi một giấc mơ êm đềm.

Trong khi đang trồng cây bằng chân chờ xe buýt, điện thoại tôi rung liên hồi. Có người gọi đến, số lạ.

“Alo ai đấy ạ?”

“Xin hỏi cô có phải gia sư dạy tiếng Pháp không?”

“Vâng là tôi ạ.”

“Tôi muốn nhờ cô dạy tiếng cho đứa cháu. Ngày mai cô rảnh chứ?”

“Dạ được, ngày mai tôi rất rảnh.”

“Vậy hẹn cô tám giờ sáng mai ở số nhà 268 đường X. Về phí học chúng ta sẽ trao đổi cụ thể sau.”

“Vâng, tôi biết rồi.”

Tút… tút. Tiếng điện thoại tắt dần. Tôi nhảy cẫng lên sung sướng, cảm giác trời đất bừng nở hoa. Chợt chú ý tới xung quanh, tôi bắt gặp những ánh mắt kinh hoàng, trong đó mấy người đi ngược chiều đang nhìn mình đùng đoàng. Tôi bàng hoàng với hành động ban nãy, ái ngại nói lời xin lỗi. Tôi bước thật nhanh lên xe mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đúng là trời không tuyệt đường sống của ai cả. Chúng ta không thể vì khó khăn mà buông xuôi, phải tin vào bản thân. Chỉ cần giữ được rừng xanh ắt sẽ có củi đốt.


Em xin phép tag chị. chuyencuangan
Sao em k Tag anh hic. Bị thích cách dùng từ hán việt gây hài của em. Đọc đoạn cậu em trai mà cười ngây ngất
Giọng văn em êm mượt, mới mẻ. Mới có hai chương anh cũng chỉ nhận xét vậy thôi. Hóng chương sau. Mà anh không soi chính tả được vì đọc cứ trôi đi, với lại anh tin An Di không có nhiều lỗi chính tả. Nếu có thì cũng là chút xíu đánh máy nên anh xin được miễn phần chính tả hì.
 

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
Sao em k Tag anh hic. Bị thích cách dùng từ hán việt gây hài của em. Đọc đoạn cậu em trai mà cười ngây ngất
Giọng văn em êm mượt, mới mẻ. Mới có hai chương anh cũng chỉ nhận xét vậy thôi. Hóng chương sau. Mà anh không soi chính tả được vì đọc cứ trôi đi, với lại anh tin An Di không có nhiều lỗi chính tả. Nếu có thì cũng là chút xíu đánh máy nên anh xin được miễn phần chính tả hì.
Em sợ tag vào sẽ làm phiền anh! Vậy các chương sau em sẽ tag anh nhé! Em cảm ơn anh nhiều! :)
 

daonguyen90

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/10/16
Bài viết
29
Gạo
0,0
Bạn viết truyện câu cú mạch lạc, rõ ràng và không có lỗi chính tả gì hết, khâm phục quá:).
Mình chỉ có một cảm nhận nho nhỏ sau khi đọc xong hết hai chương của bạn thôi, đó là mạch truyện của bạn hình như khá là tĩnh. Bạn có khả năng miêu tả sự vật và hoàn cảnh xung quanh rất tốt, nhưng nếu như bạn thêm thắt hoặc mở rộng ra các đoạn đối thoại thì câu chuyện sẽ trở nên sôi nổi hơn nhiều.
Mình sẽ tiếp tục theo dõi và ủng hộ truyện của bạn.:)
 
Bên trên