Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Để giúp các bạn yêu thơ, cô đem một chút kinh nghiệm của mình đến chia sẻ cùng các thành viên của Gác.
Các bạn đang làm thơ, đã làm thơ hoặc đang có cảm xúc muốn biến thành những dòng chữ có vần điệu. Vậy bạn có thích viết nó thành: lục bát, thất ngôn, tứ tuyệt, trường thiên tứ tuyệt hay là tự do... Cách viết đúng luật phải như thế nào?
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu:
@};-
A. Các thể thơ của Việt Nam.
1/Thể thơ lục bát.
a, Bài thơ lục bát mẫu.
2/Thể song thất lục bát.
3/ Các loại văn thể lớn.
4/ Lục bát đi vào nhạc.
Bài viết và sưu tầm: timbuondoncoi.
5/ Luật bằng trắc trong thơ tám chữ.
6/ Luật bằng trắc trong thơ tám chữ tt.
Sưu tầm Long Nguyên.
7/ Thơ tự do hiện đại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: Luật bằng và trắc.
1. Thể thơ Lục bát.
a
/ Đây là một thể thơ hoàn toàn của người Việt Nam; là một loại văn vần không đối nhau. Bắt nguồn ở ca dao, phương ngôn, tục ngữ. Nó có quy luật nhất định là trên sáu chữ, dưới tám chữ gọi là lục bát. Tiếng thứ sáu của cuối câu lục gọi là cước vận (cước = chân) và tiếng thứ sáu gọi là yêu vận (yêu = giữa) của câu tám tiếp theo phải đồng vần với nhau. Đồng thời tiếng thứ tám ở câu ấy phải gieo vần “cước vận” với tiếng cuối của câu lục hàng tiếp theo. Như thế ta thấy câu tám nó vừa có câu “cước vận” vừa có câu “yêu vận”.

b/ Văn lục bát bao giờ cũng gieo vần bằng, vị trí các thanh trong câu có âm hình như sau:

B B T T B B (vần)
B B T T B B (Vần) T B (vần mới)

Lục bát cũng cho phép không theo luật, áp dụng cho các chữ nằm thứ 1- 3- 5 trong câu, còn gọi nôm na: nhất tam ngũ bất luận. Với nhất tam ngũ bất luận quy định của thể lục bát đỡ bó buộc hơn, tạo cho người viết đỡ bị gò ép. Nhưng nó lại quy định rõ ràng chữ thứ 2- 4- 6 trong câu bắt buộc phải đúng luật, gọi nôm na là nhị tứ lục phân minh.

Ví dụ: ở câu sáu đầu tiên luật là BB TT BB, nhưng vì tìm không ra chữ ta có thể áp dụng luật bất luận như sau: tB bT BB…

Sau đây là các bài lục bát tứ tuyệt mẫu nhé.

.T h ư g i ã n
l ý q u a n g c h í n h

Xin thêm ngày tháng vô tư
Hồn nhiên cười khóc với người vãng lai
Giúp em đỏ mặt tía tai
Môi hồng nở... xoá thêm vài nếp nhăn.

.N í u
l ý q u a n g c h í n h

Giơ tay, xin níu nụ cười
Họa may duyên nợ gặp người ba sinh
Nhịp cầu gãy
Trúc trắc tình
Hoàng hôn níu lại bóng mình... buồn hơn.

.Trong lục bát tứ tuyệt: hai câu lục bát đầu là hai câu đặt vấn đề. Hai câu sau là nội dung người viết muốn bày tỏ.

Vần bằng trắc chắc chắn ai cũng biết rồi nhưng tiện thể xin nhắc lại một chút nhé.

Vần bằng: chữ không dấu và chữ có dấu huyền.
Vần trắc: chữ có các dấu còn lại.

Vận là các âm ta gieo nằm trong thanh luật định: ví dụ trong “Thư giãn” câu sáu mở đề là vần Ư “cước vận”, câu tám tiếp “yêu vận” là vần ƯỜI câu “cước vận” là AI. Câu sáu tiếp theo cước vận với câu tám trên là AI và câu tám tiếp theo “yêu vận” là AI và cước vận mở.

Nếu bài chưa diễn được hết ý, ta lại tiếp tục thực hiện đoạn tứ tuyệt tiếp theo và vẫn thực hiện theo đúng bảng QUY ĐỊNH. Đó gọi là trường thiên lục bát, mỗi đoạn được nối bằng các bài tứ tuyệt lục bát.

Còn tiếp nhé, các bạn sẽ nói dễ hoặc là biết rồi, nhưng muốn nói đến vấn đề gì cũng phải nói từ dễ sau đó mới đến khó thì quá trình mới đi đúng đường được phải không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: Luật bằng và trắc.
Và đây là bài Lục bát bát cú
LÁ THƠ

Con sâu non viết thơ tình
Trên phiến lá gởi hồn nhiên xanh ngời
Ta giờ lớn chẳng cuộc chơi
Mắt không đọc, tay không lời huyễn mộng
Sỏi đá ru… Ngày nguyệt vọng
Bài thơ tình trở gót bóng thu phai
Ta giờ lớn... bể trầm ai...
Nghe xương lá mỏng, thở dài tiếng nghiêng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

MotKeVoDanh

Gà BT
Tham gia
9/6/14
Bài viết
1.535
Gạo
772,0
Re: Luật bằng và trắc.
Gác bút lại theo má học thơ thôi...:D:D:D
 

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: Luật bằng và trắc.
Nếu bạn có đọc bài thơ bát cú trên, bạn phát hiện ra điều gì? Bạn có thể nêu ra không? Bạn có thắc mắc gì ở bài thơ ấy. Xin nhắc khẽ, ở đây không bình luận nó hay hay không bạn nhé, chúng ta đang thảo luận về luật.
 

tieulong92

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/8/14
Bài viết
240
Gạo
32,4
Re: Luật bằng và trắc.
Và đây là bài Lục bát bát cú
LÁ THƠ

Con sâu non viết thơ tình
Trên phiến lá gởi hồn nhiên xanh ngời
Ta giờ lớn chẳng cuộc chơi
Mắt không đọc, tay không lời huyễn mộng
Sỏi đá ru… Ngày nguyệt vọng
Bài thơ tình trở gót bóng thu phai
Ta giờ lớn.. bể trầm ai...
Nghe xương lá mỏng, thở dài tiếng nghiêng.

Ca chấm
Con sâu non viết thơ tình
Trên phiến lá gởi hồn nhiên xanh ngời
Ta giờ lớn chẳng cuộc chơi
Mắt không đọc, tay không lời huyễn mộng
Sỏi đá ru… Ngày nguyệt vọng
Bài thơ tình trở gót bóng thu phai
Ta giờ lớn.. bể trầm ai...
Nghe xương lá mỏng, thở dài tiếng nghiêng.

Nói nôm na là không theo luật trắc bằng như thơ lục bát.
 

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: Luật bằng và trắc.
Theo khả năng của em thì không dám bình thơ cho lắm, bài thơ trên thì gần như mọi cảm xúc đều gởi vào một hình ảnh nào đó... Và những câu 6 chữ đọc nhiều lúc giống như đã bị lượt mất chữ, có thể để thành dạng 7 chữ nhưng nó làm cho thơ không còn hay nữa... và cái chữ thứ 7 ấy thì có lẻ theo mỗi người đọc là một ý...
Không bình thơ Danh ơi, ở đây đang bàn về luật nhé. Thơ lục bát sao thành bảy chữ được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: Luật bằng và trắc.
Con sâu non viết thơ tình
Trên phiến lá gởi hồn nhiên xanh ngời
Ta giờ lớn chẳng cuộc chơi
Mắt không đọc, tay không lời huyễn mộng
Sỏi đá ru… Ngày nguyệt vọng
Bài thơ tình trở gót bóng thu phai
Ta giờ lớn.. bể trầm ai...
Nghe xương lá mỏng, thở dài tiếng nghiêng.

Nói nôm na là không theo luật trắc bằng như thơ lục bát.
Đúng vậy bài thơ lục bát trên nó nằm vào vần trắc luật bằng, hoan hô sự nhận xét của Tiểu Long, vậy Long thử một lục bát tứ tuyệt mang vào đây nha. Ở đây đang bàn về bài thứ 1 ở trên. Những bài thơ chỉ mang tính ví dụ để mọi người nắm luật. Từ việc nhặt được sạn, tức là bạn đã hiểu luật của Lục bát.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

MotKeVoDanh

Gà BT
Tham gia
9/6/14
Bài viết
1.535
Gạo
772,0
Re: Luật bằng và trắc.
Không bình thơ Danh ơi, ở đây đang bàn về luật nhé. Bài thơ trên là của chính chủ đấy. Thơ lục bát sao thành bảy chữ được.

Vân vân... :-s:-s:-s

Mà Danh có một vấn đề thế này:

Danh cũng tính nhiều lần làm thể Lục bát này nhưng gặp cái vấn đề này... Làm xong câu 6 thì nhiều khi đọc lại xong lại thấy thiếu thiếu gì đó, rồi lại làm thành 7, mà 7 chữ thì dư thừa quá... Còn 6 chữ thì đọc cứ như thiếu ý ấy...:-B:-B:-B
 
Bên trên