Mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn - Hoàn thành - Mộc Tử Lãng

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Tên truyện: Mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn
Tác giả: Mộc Tử Lãng
Tình trạng sáng tác: Hoàn
Tình trạng đăng: Đang cập nhật
Lịch đăng: Tối thứ Hai
Thể loại: Trinh thám, tình cảm
Độ dài: 15 chương + 1 ngoại truyện
Giới hạn độ tuổi người đọc: 16+ (có cảnh máu me, giết người,...)
Cảnh báo về nội dung: truyện xây dựng trên ý nghĩ của tác giả, những tình tiết về điều tra và pháp luật có thể không đúng thực tế.


Mục lục:
Thông tin truyện
Chương 1: Kẻ đáng chết đầu tiên
Chương 2: Bóng đêm, kể từ đây
Chương 3: Người con gái có đôi mắt u buồn
Chương 4: Thư tuyệt mệnh
Chương 5: Manh mối
Chương 6: Trở lại sở cảnh sát
Chương 7: Nữ sinh trường Học viện cảnh sát
Chương 8: Hai đường thẳng song song

Lời nói đầu:

Truyện “Mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn” do tôi đặt tất cả tâm huyết và điểm nhìn của mình vào mà viết nên. Ban đầu khi tôi nói với mọi người “Em muốn viết thể loại hình sự, tình cảm” thì rất ít người tin tôi, họ nghĩ rằng một đứa trẻ mới 16 tuổi như tôi chỉ luôn mộng mơ về những “soái ca” ngôn tình, về những tình cảm hạnh phúc viên mãn của con người, của tuổi trẻ,…

Quả thực nhiều khi tôi thật sự mong ước đời mình có thể như những nữ chính trong truyện, được hạnh phúc bên người mình yêu. Nhưng tôi biết cuộc sống của tôi, của chúng ta không chỉ có tình yêu. Xung quanh chúng ta còn có những thứ tình cảm tốt đẹp, vì sao giới trẻ luôn ngẫm mãi về chữ “yêu”? Đặc biệt hiện nay - khi niềm tin vào chính nghĩa, vào cảnh sát của con người Việt Nam ngày một mờ nhạt dần, đồng tiền lên ngôi, như chỉ đạo con người vậy.

Với những đứa trẻ khác, tôi không biết họ có từng nghĩ như tôi không, nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết nên bộ truyện này. Một cảnh sát cấp cao, sau khi vợ mất vì bắt tội phạm, đối mặt với lời tuyên án của toà – “chưa đủ chứng cứ, nghi phạm vô tội, phóng thích ngay tại chỗ” thì trở thành một kẻ giết người không ghê tay. Tưởng chừng như rất phi lý, nhưng một khi niềm tin đã mất, liệu mấy ai có thể tiếp tục cố gắng đây?

Trải dài câu chuyện, qua từng dòng nhật ký của một kẻ sát nhân là từ đôi chút hối hận khi giết người lần đầu tiên rồi cuối cùng thành người tự cho mình là đại diện của chính nghĩa, giết những kẻ mà luật pháp chưa trừng trị được. Có người đọc xong mấy chương đầu truyện này lại đồng cảm với nhân vật Hiên - kẻ giết người ấy, điều đó thực sự làm tôi rất buồn. Một người bạn của tôi còn nói hãy viết để người đọc khóc cho Hiên. Nhưng không, kẻ đánh mất lí trí như vậy có đáng để người đọc cảm thương không? Thân là cảnh sát, một cảnh sát cấp cao lại chà đạp lên luật pháp có đáng để người đọc cảm thương không? Không! Những kẻ như vậy đáng lên án, đáng trừng phạt, mong rằng những người đọc truyện này chỉ hiểu Hiên chứ không nên cảm thông với Hiên.

Tôi chỉ là một nữ sinh 16 tuổi, khó tránh được trong truyện có những tình tiết có chút phi lý, điều đó tôi cũng đã cố gắng tham khảo tư liệu để làm bớt đi phần nào. Đọc những chương đầu có lẽ phi lý, có lẽ nhiều người nghĩ tôi không suy nghĩ gì khi viết cả, nhưng hãy theo dõi đến cuối cùng để hiểu những chi tiết ấy, những chi tiết tình cảm con người bị vây khốn đến tột cùng, những sự sắp đặt mà đến cuối truyện mới có lời giải mặc dù với những đàn anh không được đúng lắm. Nhưng mong những người đọc hãy lắng nghe tôi, lắng nghe đến hết câu chuyện mà lên án, tố cáo một cảnh sát như thế, tố cáo những người vì tiền mà bán đứng lương tâm. Tôi cũng thật sự mong rằng Việt Nam sẽ không có những kẻ tội phạm tàn ác mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Nội tâm Hiên chính là một căn bệnh của xã hội thường thấy, tôi tạo nên một nhân vật như vậy không phải để người đọc cảm thương mà để lên án họ.


Giới thiệu:

Cuộc sống, không phải cứ muốn là được, cứ nuôi hy vọng là sẽ thành công. Tôi cũng muốn sống một cuộc sống tươi đẹp như bao người kia, cũng muốn đến bên cạnh, trò chuyện, hỏi han, chăm sóc cô gái ấy, cũng muốn được an nhàn đón một cái Tết đầy ý nghĩa bên gia đình và người thân,… Nhưng tất cả không như tôi muốn! Từ “ước mơ” hình như quá xa vời, mãi mãi không xuất hiện trong cuộc đời tôi…

Ngày ấy nắng nhạt, ánh mặt trời hắt lên vai tôi, nhưng trong lòng tôi có một cảm giác vô cùng khó chịu. Cô ấy đi rồi, đi thật rồi! Ước mơ bao nhiêu năm sống vì chính nghĩa của chúng tôi cuối cùng đổi được cái gì? Cô ấy hy sinh vì bắt tội phạm buôn bán trẻ em, cả đội cảnh sát chúng tôi thức trắng mấy đêm, cuối cùng trình toà chỉ ấm ức nghe câu “Chưa đủ chứng cứ, nghi phạm vô tội, phóng thích tại chỗ!”. Thật nực cười biết bao nhiêu, đúng không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 1: Kẻ đáng chết đầu tiên

Hôm nay trời mưa, mưa tầm tã.

Tôi cầm con dao nhọn trên tay, bất giác nhìn khẩu súng dùng để tự vệ của cảnh sát, cười mỉa mai. Đối với hắn, một nhát dao là đủ! Đúng, chỉ như vậy!

Tôi lái chiếc xe màu trắng bạc lao nhanh trên đường. Ở đây là nông thôn vắng người, con đường tỉnh lộ mới hoàn thành chưa được bao lâu, vẫn ít người qua lại. Về chiều, mưa ngớt dần, chỉ còn thưa thớt giăng trên những rặng cây hai bên đường. Qua kính trước xe có thể nhìn thấy bóng người đàn ông cầm chiếc ô trên tay, anh ta và cô gái tay trong tay hạnh phúc. Tôi bỗng dưng ngưỡng mộ họ, tôi cũng chỉ cần như vậy mà thôi.

Tôi lấy lại tinh thần, lắc lắc đầu, vẫn tiếp tục lái xe.

Nhà hắn ở một cánh đồng rộng, nhưng thời điểm này đồng lúa vốn vắng người. Hắn là một chủ tịch xã đã về hưu, trước đây từng tham nhũng nhưng vì không có đủ chứng cứ nên vẫn ung dung sống nhởn nhơ như vậy. Khi đó thấy hắn cười nhìn chúng tôi, bước ra khỏi cửa toà án, tôi chỉ biết ôm hận trong lòng. Nhưng tôi hôm nay, tuyệt không như vậy!

Tôi gọi cửa nhà hắn:

“Có ai ở nhà không?”

Vài phút sau, một người phụ nữ ngoài năm mươi bước ra, mở cánh cửa sắt.

“Cậu là ai vậy? Tôi chưa từng gặp qua.”

Tôi nở nụ cười nhìn bà ta:

“Nghe nói ông Sơn muốn bán đất, cháu đến xem xem giá cả như thế nào.” - Giọng tôi chỉ nhàn nhạt.

Bà ta ngay lập tức mời tôi vào nhà, gọi với lên tầng hai:

“Ông Sơn, nhà có khách!”

“Ừ!” – Ông ta cũng vọng xuống dưới.

Chưa đến hai phút sau, ông ta bước đến chỗ tôi, cười:

“Cậu đến có việc gì à?”

“Cháu đến xem đất ạ, mảnh đất mặt đường cạnh cây lim.”

Ông ta vui mừng:

“Bà đi pha cho tôi ấm trà!”

Bà ta bước vào trong phòng bếp.

Tôi giả vờ ngắm nghía bức tranh chữ thập treo trên tường, đứng lên xem. Ông ta nhìn tôi, cười hỏi:

“Chắc cậu ưng miếng đất đó lắm nhỉ? Tôi mất bao nhiêu công sức mới mua được đó. Giờ cũng già rồi, bán đi dưỡng lão.”

Tôi quay lưng, cười lạnh. Cái gọi là công sức của ông ta, chính là lấy đất công của nhân dân rồi nhờ các mối quan hệ để làm sổ nhà đất.

Ông ta vẫn cười, nhưng tôi, khi quay người lại thì không cười nữa.

Con dao sắc cắt động mạch ở cổ ông ta. Ông ta đã không còn cái vẻ mặt tươi cười đó nữa, cũng không nói được câu nào. Một lúc sau tắc thở, mất nhiều máu mà chết.

Còn bà vợ kia? Hừ, lúc nào cũng cậy có tiền, có quyền trong cái xã bé nhỏ. Tôi từng nghe một người ở đây kể:

“Bà ta khi đi qua chúng tôi mặt lúc nào không vênh lên? Tôi nhìn thật sự rất ức, nhưng người ta có tiền, tôi làm gì được đây? Khi cảnh sát bắt ông Sơn về thẩm vấn, chúng tôi còn muốn biểu tình ở Uỷ ban xã để thể hiện ý chí lòng dân thật sự ghê tởm ông ta, nhưng bà ta cười bỡn cợt: Tôi có tiền, các người không có bằng chứng xác thực thì làm được cái gì?” - Giọng cô ấy nghe rất ấm ức.

“Cuối cùng thì kẻ có tiền vẫn hơn, chúng tôi làm được gì đâu? Cảnh sát không biết cũng trốn đi đâu mất rồi!” – Cô ấy nói tiếp.

Khi đó tôi chỉ biết lặng người, chào cô ấy rồi quay người bỏ đi. Nhưng hôm nay, tôi muốn xem bà ta vênh váo được bao lâu?

Bà ta vừa bước ra khỏi cửa bếp, động mạch cảnh chung cũng bị cắt đứt. Bà ta nhìn tôi, khó hiểu. Hừ… Bà cứ nhìn đi, tôi sẽ không bao giờ thấy hối hận khi giết chết hai người! – Tôi tự nói với chính mình.

Hai người đó chết, tôi rút chiếc khăn lụa trong túi quần ra, suy nghĩ một chút vẫn nhét lại vào trong túi. Tôi vào bếp, lấy mấy tờ khăn giấy lau hết tất cả dấu vân tay trên bàn, trên cánh cửa sắt ngoài cổng. Tôi vốn không ngu, đương nhiên đi giày ngoại cỡ, nếu tìm được dấu giày cũng chỉ là vô vọng, bởi luật pháp cũng chỉ là những điều khoản trên giấy tờ, không biết đi tìm giá trị đích thực của nó.

Tôi nhìn chúng, cảm giác trong lòng không hề nhẹ bớt, mà có chút gì đó mơ hồ tựa nhưăn năn. Đó, là lần đầu tiên tôi giết người, giết người một cách đúng nghĩa. Không phải một, mà là hai mạng người!

Tôi bỗng dưng thấy mình thật buồn cười. Vì cái gì thấy ăn năn chứ? Hắn và bà ta đáng chết, không phải sao? Hai kẻ chà đạp lên mồ hôi nước mắt của nông dân xã mình, khinh khỉnh mà nhìn người ta nghèo hơn mình, dùng tiền cùng các mối quan hệ mà mua quan mua chức, che dấu tội lỗi của mình.

Tôi bước lên xe, cầm con dao bỏ vào thùng rác nhỏ trên đó, lái xe nhanh chóng rời đi.

Đường không một bóng người, mưa vẫn cứ rơi, lại nặng hạt hơn khi nãy. Nông thôn, không có camera ghi hình, ngay cả người qua đường còn không để ý đến chiếc xe này, huống chi hứng thú nhìn xem tôi là ai. Cảnh sát muốn nhận dạng hung thủ chỉ với dấu vết của bánh xe thì gần như không thể. Việt Nam, chưa hiện đại, tân tiến đến như vậy! Cũng chính vì thế cảnh sát mới phải ngậm đắng nuốt cay như thế.

Xe không phải của tôi, sau khi lau tất cả dấu vết trên xe và rửa sạch con dao, tôi trả lại nơi tôi đã lấy nó đi.

Về đến nhà, cảm giác trống vắng lại bao quanh tôi. Tôi uống rượu, chất lỏng ấy cay nồng sộc thẳng vào mũi, bất giác nhìn di ảnh vợ tôi - một nữ cảnh sát anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ, nhưng cuối cùng toà phán thả nghi phạm. Đáng cười thật!

Tôi dốc thẳng chai rượu vào miệng, đây là rượu mạnh, nó ở trong dạ dày như thiêu đốt chính tôi. Tôi ngà ngà say, nằm trên chiếc ghế sô-pha ngủ thiếp đi.

Vẫn tối đất, tôi mơ màng nhìn thấy Thanh - vợ tôi. Cô mặc một bộ cảnh phục, đứng trước gương ngắm mình. Ngày đầu tiên được khoác nó lên người, cảm giác ấy đối với Thanh chắc rất tuyệt. Đáng tự hào biết bao nhiêu, nhưng cũng đáng mỉa mai không kém! Nhưng tôi biết trong lòng cô ấy chưa bao giờ tồn tại ánh mắt tối tăm, ngay cả khi chết.

Ngày ấy nắng nhạt, trong một vụ bắt cóc trẻ em, cô ấy có chút nông nổi mà một mình lên xe tên tội phạm. Cô ấy muốn truy ra “hang ổ” của bọn chúng.

“Báo cáo cảnh sát trưởng, địa điểm là… Pằng…” – Qua máy bộ đàm, tôi nghe rõ tiếng súng ấy.

Tiếng súng dập tắt hy vọng đời tôi, hy vọng về tình yêu, về mái ấm gia đình hạnh phúc,…

Nhưng tiếng súng không làm tàn phai ý chí kiên cường của Thanh:

“Cây xăng… Đội Cấn… Hà Nội…”

Câu nói cuối cùng của cô ấy vẫn chỉ vì nhiệm vụ. Cảnh sát trưởng lập tức mang người đến đó, vì chỉ cách đó tầm 3 km nên vẫn kịp bắt chúng.

Thanh ra đi, đi mãi mãi… Cô ấy sẽ không thể quay về bên cạnh tôi…

Tôi nhìn xác cô ấy bị vứt xuống lòng đường, đôi mắt không nhắm lại mà như ánh mắt chờ mong một thứ gì đó. Là hy vọng ư? Hy vọng? Đáng sao?

Lực lượng khá đông, nhưng khi bắt được bọn chúng thì không thấy những đứa bé đó đâu, chỉ còn lại ba tên chuẩn bị lên xe nhưng bị vài đồng nghiệp bắn vào chân.

***

“Không đủ chứng cứ, nghi phạm vô tội, phóng thích ngay tại chỗ.”

Cảnh sát trưởng nhìn chúng tôi, cười đến cay đắng. Tôi cũng cười. Nhưng kể từ giây phút ấy, tôi mất hết hy vọng. Tôi từ bỏ chức vụ của mình, cười nói với cảnh sát trưởng:

“Tôi muốn đưa Thanh về quê nhà để cô ấy nhìn thấy sắc bình minh mỗi sáng.”

Khi ấy, Thanh mới 27 tuổi!

Thanh thích nhìn bình minh, cô ấy từng nói:

“Bình minh tượng trưng cho chính nghĩa, cho ánh mặt trời soi tỏ trái tim, làm cho em có cảm giác yên tâm hơn, tự tin hơn vào chính mình, yêu cuộc sống hơn, yêu anh hơn.”

Thanh đi rồi, đi thật rồi, mãi mãi…

***

Tôi đã tỉnh ngủ, đứng trước tấm gương, nhưng hình bóng cô không còn nữa.

“Thanh, anh không muốn em cũng nhuốm bẩn, vì anh biết em không thích sự ô uế hiện giờ của anh. Kể từ giờ phút này, anh không dám động vào di vật của em bởi bàn tay anh đã nhuốm máu. Thanh, anh không biết sau này anh có hối hận hay không, nhưng lúc này anh không hề hối hận. Anh nhất định tìm ra kẻ bắn chết em, tặng hắn một phát súng cũng như hắn từng “tặng” em.”

Tôi lấy cuốn nhật ký riêng của chính mình, ghi lại những dòng này. Bởi tôi biết tôi không xứng đáng ngẩng cao đầu mà nói với Thanh “anh yêu em”, vì tội ác của tôi không thể chối bỏ được. Tôi chỉ muốn cho người đọc được những dòng này đừng như tôi, đã nhơ nhớp dưới bùn đen, có lên được bờ, tắm sạch sẽ thì hơi thở vẫn dính mùi tanh của bùn, không thể khá hơn được.

Tôi chọn con đường này, có lẽ ngu ngốc, có lẽ đớn đau, khổ sở, nhưng chỉ cần người hại Thanh chết, tôi sẽ không hối hận. Tôi nhất định phải giết hắn!

Ngoài cửa, mưa vẫn rơi lặng lẽ, trên cành ổi đọng những giọt nước mưa hơi vàng đục. Tôi ra hành lang, đưa tay ra để những hạt mưa nhẹ rơi lên tay mình. Bàn tay từng cầm súng, bàn tay từng nắm tay Thanh, không còn nữa…

Bàn tay tôi giờ chỉ còn là da, thịt và xương, không phải bàn tay biết nâng niu, trân trọng người khác, là bàn tay giết những kẻ tôi nghĩ nên giết, bàn tay cầm súng để phạm tội chứ không phải bắt tội phạm, bàn tay cầm dao không phải nấu thức ăn cho Thanh mà cầm dao để giết người,…

Chỉ nguyên bàn tay ấy, hay là cả cơ thể này đây?

(Mộc Tử Lãng)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0

Chương 2: Bóng đêm, kể từ đây

Hôm nay là ngày thứ hai của cuốn nhật ký này. Cuốn nhật ký của người khác thường đầy những vui buồn hay ghi lại một tình yêu nồng cháy, còn nhật ký của tôi? Cuốn nhật ký có lẽ không ai muốn đọc, tàn nhẫn dẫm nát nó dưới chân. Nhưng dù sao nó cũng là những cảm nhận mà tôi khắc lên bằng máu và nước mắt hằn sâu từ tận tim gan.

Trời đã tạnh mưa, ngày 29 Tết, nắng vàng rực rỡ.

Tôi ngồi bên bàn, uống cốc cà phê đen. Vị đắng và ấm nóng làm đầu lưỡi tôi có chút gì đó tê dại, mùi hương lan toả khắp căn phòng.

Tôi cầm tờ báo trên tay, lướt xem tất cả. Chỉ toàn là cái nhộn nhịp của ngày Tết, không hề có hình bóng hai xác chết lạnh tanh.

Tôi nghĩ có lẽ cảnh sát vẫn chưa tìm được chứng cứ gì nên vẫn “bặt vô âm tín”. Vì một khi phá được một vụ án nào đó, giới truyền thông luôn dành trang nhất đăng để thu hút người đọc. Giới cảnh sát và báo chí luôn “hợp tác” với nhau, một bên vang danh, một bên thêm thu nhập. Trò đời, chính là như vậy!

Tôi gấp tờ báo lại, mở cửa sổ phòng. Ánh nắng ban mai len lỏi vào từng góc của căn nhà chật hẹp, chói mắt vô cùng. Tôi vội vàng khép cánh cửa sổ vừa mở ra. Đối với tôi, thứ ánh sáng rực rỡ ấy như muốn lôi tôi ra khỏi sắc màu u tối mà tôi đã chọn. Tôi cũng muốn mình có thể hoà vào dòng người tấp nập dưới kia, tha hồ mua sắm Tết. Nhưng cái chết của Thanh vẫn ám ảnh tôi, từng đêm, từng đêm lạnh giá.

Nếu là sáng ngày hôm qua, tôi vẫn có thể tự tin nói với chính mình: Mày cần ánh sáng, mày yêu ánh sáng. Nhưng bây giờ tôi không thể, một khi đã chọn lựa, đã giết người, còn có thể quay đầu lại, nhìn ánh mặt trời chói lọi kia không chút kiêng kị gì sao? Từ hôm nay, tôi chính là một kẻ sợ ánh sáng mặt trời, buồn cười thật!

Tôi lấy chiếc điện thoại trên bàn, gọi điện cho một đồng nghiệp.

“Mạnh, anh tra được gì về vụ án của Thanh chưa?” – Tôi có chút chờ mong.

“Hiên à, anh xin lỗi! Viên đạn trong cơ thể Thanh bắn ra từ súng lục K59, loại súng này được rất nhiều tư nhân có tiền và quyền mua để tự vệ, giới xã hội đen cũng không thiếu. Manh mối đến đây đứt đoạn rồi.”

Tôi khẽ cúi đầu, mỉm cười. Một nụ cười như điên dại.

“Có lẽ hung thủ giết Thanh sẽ có người giúp chúng ta diệt trừ. Không cần nhân chứng hay bằng chứng nào hết.” – Tôi nói với giọng lành lạnh.

Mạnh không hiểu quá rõ ý tôi, hỏi lại:

“Ý em là gì?”

“Không có gì.” – Nói xong, tôi tắt máy.

Sau khi Thanh chết, tôi dường như thường xuyên cười hơn, những nụ cười tưởng như sắp phát điên. Tôi nhất định phải tìm ra hắn!

Tôi không ăn gì cả, cũng không có hứng ăn. Tôi theo cầu thang bộ của khu nhà xuống đến đường, phố tấp nập người qua. Nhà tôi ở gần Chợ Đồng Xuân, chỉ lướt qua cũng thấy đủ sắc hoa chói mắt.

Tôi nhẹ bước trên con phố đông người, nhưng có lẽ chỉ có riêng tôi một mình lạc lõng. Trước đây khi mới kết hôn, ngày Tết chúng tôi thường tranh thủ chút thời gian cùng nhau dạo phố và mua sắm đồ đạc, cùng đi thăm mộ người thân của mình. Những điều ấy chỉ vô cùng nhỏ nhoi, quá mức bình thường, vì thế tôi không biết trân trọng. Hiện tại, khi đánh mất những thứ đó, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra mình sống vốn không có ý nghĩa, sống có lỗi với Thanh, với chính mình.

Con người ta thường như vậy, khi mọi thứ trong tầm tay ta, xung quanh ta, ta luôn không biết quý trọng nó. Một ngày tất cả tuột khỏi tầm tay mới đau khổ cùng hối hận, nhưng tiếc sao đã quá muộn màng.

Lướt qua một quán ăn bên lề phố, tôi thấy một cụ già đang chắt chiu từng đồng bạc. Tôi bước đến gần, ngồi xuống chiếc ghế nhựa, gọi một cốc trà đá. Cụ già vui vẻ bưng đến trước mặt tôi:

“Mời cậu, hình như cậu chưa từng đến đây nhỉ?” - Cụ hiền lành nhìn tôi.

“Dạ, bình thường cháu ở cơ quan.” – Tôi trả lời.

“Cậu làm nghề gì vậy?”

Tôi nhìn kỹ cụ, ước chừng ngoài tám mươi rồi, làn da nhăn nheo, rất nhiều những chỗ chấm đen.

“Tôi hỏi hơi nhiều rồi.” - Cụ khẽ than trách.

“Cháu làm cảnh sát, nhưng giờ thôi việc rồi.” – Tôi không nhanh không chậm trả lời.

Ánh mắt cụ bỗng sáng lên, bàn tay ấy nắm chặt lấy bàn tay tôi.

“Cậu cảnh sát, con tôi bị oan. Nó không giết người, thật sự không giết người. Cậu giúp nó đi, tôi xin cậu…”

Tôi bất ngờ, chăm chú nhìn cụ già, vài phút sau mới lên tiếng:

“Cụ kể rõ đi!”

Nước mắt bắt đầu rơi, giọt nước mắt của người mẹ nhớ thương con. Giọng cụ nghẹn ngào.

“Trước kia chúng tôi ở ngoại thành Hà Nội, lên đây để kiếm sống, gửi tiền về cho chồng tôi. Chồng tôi nghiện rượu, ngày nào cũng đánh đập tôi và thằng Phong. Khi bỏ đi, tôi đã định mặc kệ ông ấy, nhưng lại không làm được. Thằng Phong cùng tôi ở đây, lúc đó Việt Nam mới giành độc lập. Ngày ngày chúng tôi đi làm thuê, cùng nhau kiếm tiền, ngoài nuôi bản thân còn không quên gửi tiền cho ông ta. Không biết bị ai lôi kéo, một lần thằng Phong đã ăn cắp tiền của ông chủ, bị đánh gãy chân. Nó hối hận, xin lỗi tôi, nhưng không lâu sau bị bắt. Cảnh sát nói nó phạm tội giết người, xử án 15 năm tù giam. Tôi cũng đã chạy khắp nơi xin toà xem xét lại nhưng không có tiền, tôi phải làm sao? Nó ngồi tù được 13 năm rồi, 13 năm nay tôi cố gắng kiếm tiền để giúp nó được thả sớm, minh oan cho nó.”

Khi nói xong, cụ khóc không thành tiếng. Tôi cười nhạt, hỏi cụ:

“Con cụ đã từng ăn cắp, tại sao cụ tin anh ta không giết người?”

“Không! Nó tuyệt đối không làm như vậy! Cậu giúp tôi đi, tôi xin cậu!”

Thật ra cảnh này tôi đã gặp nhiều rồi. Tôi bắt đầu làm cảnh sát từ năm 22 tuổi, khi ấy còn là một thực tập sinh. Lần đầu điều tra án năm 24 tuổi, rồi hơn một năm sau được thăng chức, điều tra những vụ trọng án trong thành phố. Đến nay, chắc cũng gần tám năm rồi. Rất nhiều kẻ tưởng chừng lương thiện nhưng lại là kẻ giết người liên hoàn, nhiều người chỉ trong cơn sốc nổi mà hại người, hại chính bản thân, cũng có kẻ chỉ vì tiền mà giết tất cả người thân,… Con người, ai biết được đây?

Một cảnh sát cấp cao như tôi, cuối cùng cũng là kẻ giết người đấy thôi.

Tôi nói với cụ:

“Xin lỗi, cháu không thể giúp được cụ rồi.”

Tuyệt tình đến bao nhiêu?

Hy vọng về chính nghĩa đã tắt vụn, còn có thể tự nói với mình bản thân sống vì nó không?

Tôi đứng dậy, bỏ lại tờ mười ngàn đồng rồi đi thẳng ra khỏi quán. Cụ già nhìn theo tôi, nước mắt vẫn chảy dài…

***

Màn đêm lại buông xuống.

Tôi phát hiện ra mình bắt đầu thích bóng tối, nó tượng trưng cho tính cách hiện giờ của tôi, cho tâm hồn dơ bẩn của tôi.

Đèn đường hôm nay sáng lạ thường, mấy chiếc đèn đường bị hỏng gần khu nhà tôi đã được sửa lại. Tôi lặng người tựa vào một cái cây lớn bên đường, hút thuốc. Vị nicotin của thuốc lá làm cho lòng tôi nhẹ bớt một chút, tôi bỗng ngẩng đầu nhìn bầu trời đêm. Năm nay không có ngày 30 Tết, đêm nay là giao thừa.

Gió lành lạnh lướt nhẹ trên tay tôi. Tôi nhả một hơi dài, khói thuốc bay trắng xung quanh tôi. Tôi nhìn khung cảnh thành phố Hà Nội về đêm, tôi thích bóng đêm, không chút kiêng kị hưởng thụ nó. Đằng xa, chợ vẫn tấp nập người.

“Bà mỗi ngày kiếm được bao nhiêu tiền? 13 năm, bà nghĩ tôi sướng lắm à?” – Tôi nghe thấy đâu đó tiếng chửi bới.

Quay đầu nhìn lại, thấy quán nước khi sáng xuất hiện bóng một người đàn ông chừng hơn năm mươi tuổi. Tôi bước lại gần.

“Mẹ xin lỗi con!” – Bà cụ khóc không ra nước mắt.

“Xin lỗi, mẹ nó, lúc đó tôi bảo bà đi theo thằng già đó thì tôi được cứu rồi. Hừ…”

Tôi lại cười mỉa mai, nụ cười ấy vẫn luôn thường trực trên môi tôi trong mấy ngày nay. Kẻ như hắn không giết người tôi mới không tin!

Trở về nhà, tôi lười biếng nằm ườn ra giường. Chiếc giường lạnh tanh, không còn hơi thở của Thanh. Tôi nghĩ về cụ già ấy, lòng bỗng chốc nổi lên thù hận.

Khuya, đường không những không vắng người mà còn đông hơn ngày rạng. Bây giờ là hơn mười giờ đêm.

Tôi đi đến quán nước đó, cửa không khoá. Tôi cẩn thận bước vào nhà để không bị ai phát hiện, thoáng thấy cụ già khóc trong phòng. Đèn trong nhà có chút tối, màu vàng làm cho căn phòng trong đêm như huyền bí. Đồ đạc khá nhiều, chiếm gần hết diện tích phòng. Căn nhà quá hẹp, chỉ khoảng mấy mét vuông, trong phòng tắm có tiếng nước xả. Hắn đang tắm.

Tôi nhẹ nhàng bước đến gần cửa phòng tắm, cửa khép hờ. Tôi xác định vị trí của hắn, vừa đẩy cửa ra thì bịt chiếc khăn có chất gây mê Forane vào miệng và mũi hắn. Hắn vùng vẫy một chút nhưng bị tôi áp chế, mấy giây sao ngất đi. Tôi mang hắn ra ngoài. Trong góc cầu thang bị lấp bởi chồng ghế nhựa, cụ vẫn đang khóc. Không ai hay biết tôi đưa hắn đi.

***

“Nhãi con, mày là ai?” - Hắn tỉnh dậy, hỏi tôi.

Chúng tôi ở trong một căn nhà hoang ngoại thành Hà Nội, xung quanh đây không có lấy một hộ dân. Tôi nhìn hắn, không trả lời.

“Mày biết tao đã từng giết người không? Tao nói cho mày biết, nếu tao thoát được mày sẽ chết không toàn thây.” - Hắn không hề mặc quần áo nhưng vẫn không xấu hổ quát lớn.

“Tôi biết.” – Tôi nói với hắn, ngữ điệu lạnh nhạt.

“Mày biết? Vậy mày không sợ tao?”

“Tôi sợ ông?” – Tôi cười.

“Mày…” - Hắn nhìn tôi, mặt đầy tức giận.

Tôi cầm một chiếc roi da trên tay, mặt lạnh lùng nhìn hắn. Thân hình hắn gầy, đầy vết thương cũ lẫn mới, có lẽ trong tù gây gổ với phạm nhân khác. Nhìn hắn trần trụi, mặt tức giận tưởng như không thở nổi, lòng tôi như hả hê.

Vút…

Hắn rùng mình, vội vàng né tránh, nhưng tôi không đánh hắn. Một lúc sau, hắn đầy nghi ngờ nhìn tôi.

“Ông không đáng để tôi đánh.”

“Mày muốn gì?”

Tôi thấy sắc mặt hắn run sợ, từ tận đáy lòng dâng lên khoái cảm. Đúng! Là khoái cảm!

“Tôi muốn ông chết!” – Tôi buông lời, giọng lạnh tanh.

Tiếng súng vang lên, viên đạn cắm vào bắp đùi hắn.

“A…” - Hắn đau đớn hét lên.

“Ông cũng biết đau? Vậy mẹ ông không biết đau à? Cụ ngày ngày kiếm tiền nuôi ông từ nhỏ đến lớn. Ông vào tù, cụ lặng lẽ kiếm tiền, dành dụm từng đồng mong giúp ích được cho ông, một lòng tin tưởng ông không giết người. Bây giờ được ra tù sớm, ông làm gì hả? Đánh đập, mắng chửi, làm cụ khóc,…” – Tôi nhàn nhạt nói với hắn.

“Tôi sai rồi. Cậu thả tôi đi, cho tôi một đường sống.” - Giọng hắn xen lẫn đau đớn và khẩn khoản.

Nhưng, tôi biết hắn nói vậy là giả dối, ánh mắt hắn không lừa được tôi.

“Ông nghĩ tôi tin ông hối hận?” – Tôi lạnh lùng cười.

Ông ta cũng không van xin nữa, trợn to đôi mắt hung dữ nhìn tôi:

“Mày giết tao sẽ phải ngồi tù!”

“Ông tin vào thứ gọi là chính nghĩa sao? Cảnh sát chỉ là bù nhìn thôi!” – Tôi cười mà lòng chua sót.

Pằng...

Tiếng súng lại vang lên, kết thúc mạng sống của hắn.


Đằng xa, tiếng pháo hoa bắt đầu nổ, trời sáng rực lên.


(Mộc Tử Lãng)
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 3: Người con gái có đôi mắt u buồn

Ngày 9 tháng 2 năm 2016.

Ngày mồng 1 Tết đã trôi qua rồi, trôi qua trong bóng tối. Tôi có cảm giác bóng tối không hoàn toàn chỉ dành cho những kẻ giết người không ghê tay như tôi, mà còn dành cho những người luôn bị dằn vặt, đớn đau. Tựa như cô gái ấy…

Chiều qua, khi cơn gió lạnh chiều xuân Hà Nội mơn trớn da mặt tôi, mặt trời chói lọi đã dần lặn xuống, tôi nhìn thấy cô gái ấy.

Cô có đôi mắt u buồn, sâu thẳm, nhìn khác xa vẻ bề ngoài chỉ tầm hai mươi tuổi. Cô gái lặng người ngồi trên chiếc ghế đá dưới tán cây phượng vĩ, ánh mắt ấy hướng về tia sáng cuối cùng của mặt trời, rồi ngay lập tức cúi mặt xuống.

Cô mặc một bộ quần áo gọn gàng. Chiếc áo màu phấn nhạt cùng quần bò bó sát cơ thể cô, làm cho người khác tưởng như vô cùng mỏng manh, chỉ đẩy nhẹ một cái là có thể khiến cô ngã nhào ra đất. Nhưng trong đôi mắt kia, tôi nhìn thấy không phải như vậy.

Đôi mắt ấy không to nhưng rất sáng, mà nào mấy ai để ý dưới thứ ánh sáng chớp nhoáng ấy là đôi con ngươi sâu không thấy đáy, cô tịch đến não lòng, nhưng có chút gì đó cứng cỏi làm người ta phải nể sợ. Lúc đó, tôi đang đứng ngay trước mặt cô gái, cô cũng nhìn tôi chằm chằm, không nói một lời nào.

Tôi có chút đường đột, ngồi bên cạnh cô. Cô gái nhìn lướt qua tôi, không nhanh không chậm quay mặt đi. Tôi lên tiếng:

“Hôm nay là ngày mồng 1 Tết, cô không đi chơi hay đoàn tụ cùng gia đình sao?”

Cô gái nở một nụ cười nhạt, không đáp lại. Trong lòng tôi thấy đôi chút ngượng ngùng.

“Có phải cô bị ai đối xử tệ bạc không? Tôi thấy đôi mắt cô rất buồn.”

Cô gái vẫn im lặng.

“Cô thấy kẻ đó có đáng chết không?” – Tôi tự dưng hỏi, lòng cũng không hiểu tại sao bản thân lại hỏi như vậy.

Vừa dứt lời, cô gái tát tôi một cái, xoay người bỏ đi. Khi bóng hình ấy đã xa xa, tôi mới giật mình, một bên má đau rát.

Màn đêm đã buông xuống, bóng hình mảnh khảnh của cô dần khuất trong đêm.

***

Hôm qua tôi đúng là điên thật rồi, sao tự dưng lại hỏi những câu buồn cười như thế với một người xa lạ chứ?

Hôm nay là ngày mồng 2 Tết rồi, cái Tết dường như mờ nhạt dần so với trước kia. Tôi có cảm giác trên mặt họ không có cái nét vui cười khi bắt đầu một năm mới, thay vào đó là nét mệt mỏi, chán nản. Ừ thì giờ con người đã đầy đủ, sung túc, đâu còn ngóng trông ngày Tết trẻ em mới được mua quần áo mới, đâu còn mong chờ tiền mừng tuổi, đâu còn thích cỗ bàn đầy thức ăn?

Thời gian thay đổi, xuân thay đổi, con người cũng thay đổi theo.

Tôi bước từng bước trên cầu thang bộ lên tầng ba, ở đó có phòng của tôi. Mấy năm qua làm việc, tiền lương cảnh sát chúng tôi vốn không cao, giá nhà lại đắt nên đành thuê phòng ở tạm. Lâu ngày sống cũng coi nó như mái ấm của mình. Nhưng đó là khi có Thanh, còn bây giờ, chỉ là một chỗ để ngủ thôi.

Tôi và Thanh kết hôn đã được hơn hai năm. Thanh từng mang thai, nhưng trong một vụ đuổi bắt tội phạm không may cô ấy sảy thai, bác sĩ nói cơ hội mang thai gần như bằng không. Thanh rất buồn, tôi chỉ biết cười nhìn cô ấy, an ủi cô ấy.

“Anh sẽ không hối hận chứ?” – Thanh hỏi tôi.

“Không, chúng ta kết hôn vì chúng ta yêu nhau, vì có chung mục đích, lý tưởng sống. Tất nhiên có đứa con vẫn vui hơn, nhưng không có cũng không sao mà.”

“Anh thật tốt! Hiên, em yêu anh!”

Thanh à! Em biết không, anh cũng rất yêu em, nhưng em hãy an nghỉ, đừng lo lắng cho anh!

Tôi vẫn bước đi trên cầu thang bộ, tiếng giày nện nhẹ trên nền xi măng tạo ra một loại âm thanh có vẻ kì cục.

“Anh buông tôi ra… tôi không muốn… không muốn… tôi xin anh!” - Tiếng khóc xin ấy gần như tuyệt vọng, đánh thức cái gọi là “chính nghĩa” mù quáng trong tôi. Tôi bước tới gần nơi phát ra âm thanh đó.

“Hương Anh, không phải em nói em yêu anh sao?”

“Không còn nữa rồi, anh lên giường với người phụ nữ khác, tôi còn có thể yêu anh sao?”

Ở bên ngoài phòng đó, tôi lắng nghe tất cả.

“Hừ… Cô vốn dĩ không yêu tôi, nếu cô yêu tôi sẽ không từ chối tôi.” - Hắn lớn tiếng mắng.

“Vậy anh gọi tôi tới đây làm gì?”

“Lên giường!”

Cầm thú, hắn chính là cầm thú nguyên bản.

Một lần nữa tôi nghe thấy tiếng cô gái khóc lóc không ngớt. Tôi tức giận đạp mạnh vào cửa, cánh cửa bật mở. Cô gái tên Hương Anh và hắn nhìn tôi.

“Mày là ai?” - Hắn gắt gỏng.

Tôi không trả lời, nhìn về phía cô gái. Trên người cô không mặc quần áo, chỉ có độc một chiếc quần lót. Trên sàn nhà, tôi nhìn thấy một bộ quần áo bị xé rách.

Cô ấy không phải cô gái hôm qua sao? Cô gái có đôi mắt u buồn?

Cô gái nhìn tôi, đau đớn cùng ngượng ngùng đan xen.

“Thằng kia, mày thích nhìn người khác làm tình lắm à?” - Hắn trắng trợn hỏi.

“Có sao không?” – Tôi lạnh lùng nhìn hắn.

Hắn khoảng gần ba mươi tuổi, cao khoảng một mét tám, gương mặt góc cạnh rõ ràng.

“Là tình nhân của cô đúng không? Thật đê tiện!” - Hắn chỉ tay vào cô gái nói, nghe có chút tức giận, rồi lại cười.

“Anh ấy không phải tình nhân của tôi, anh ấy là bạn trai của tôi.” – Cô gái nói làm tôi có chút bất ngờ.

Bỗng dưng hắn định tiến tới kéo tóc cô, nhưng tôi phản xạ nhanh hơn hắn, đẩy bàn tay hắn ra. Tiếp đến hắn vung tay định đánh tôi, tôi tránh được, quay lại bẻ ngoặt tay hắn ra sau.

“Buông tao ra!”

Tôi thả hắn ra, không phải vì sợ hắn mà tôi không muốn động đến những tên lừa dối tình cảm như hắn, lại cười mỉa mai. Cô gái chạy tới cạnh tôi, bất giác hôn lên má tôi làm tôi ngẩn người.

“Em yêu anh!” – Cô hướng tôi nói.

Tôi hiểu hành động của cô ấy, cũng giúp cô gái phối hợp, xé tấm rèm cửa choàng lên người cô. Khi gần ra khỏi phòng, hắn định tấn công tôi từ phía sau nhưng đã bị tôi đá cho một cái.

“Cảm ơn anh… xin lỗi anh.” – Cô nhẹ nhàng nói.

“Tại sao xin lỗi tôi?”

“Hôm qua tôi đã đánh anh.” – Cô nói nhỏ.

“Không phải vì hắn chứ?” – Tôi hỏi khi đã biết rõ câu trả lời.

Cô gái không nói gì, im lặng.

***

Ngày 10 tháng 2 năm 2016.

Một ngày trôi qua cũng thật nhanh!

Tôi đang nằm dài trên ghế sô-pha, bỗng dưng có tiếng chuông cửa, tôi mở cửa ra thì thấy anh Mạnh và một cảnh sát trẻ khác.

“Anh Lê Đức Hiên, chúng tôi phát hiện xác của một người đàn ông ở ngoại ô, đã xác nhận danh tính, mong anh về sở cảnh sát để hỗ trợ điều tra.” - Mạnh nói với tôi.

“Được.” – Tôi đáp.

Sở cảnh sát vẫn vậy, phòng thẩm vấn cũng vẫn vậy. Nhưng lần này thay vì ngồi thẩm tra người khác, tôi lại bị người khác hỏi cung. Cái gọi là “hỗ trợ điều tra” đó, có khác tra khảo bằng ánh mắt không? Câu trả lời là không.

“Anh Lê Đức Hiên, anh có quen nạn nhân không?” – Anh Mạnh đưa cho tôi xem một tấm ảnh.

Tấm ảnh chụp một người đàn ông tầm năm mươi tuổi, chính là con của cụ già bán nước kia.

“Tôi không quen.” – Tôi bình tĩnh trả lời.

“Chúng tôi phát hiện thi thể của nạn nhân ở ngoại thành Hà Nội, tại một sân bóng bỏ hoang. Nạn nhân bị móc mắt và chặt đứt hai chân, nhưng hung thủ lại xếp chúng liền với cơ thể. Ông ta tên Nguyễn Văn Phong – con trai người hôm qua anh mua nước, từng có tiền án.” - Giọng Mạnh không có ngữ điệu gì cả.

Anh nhìn vào mắt tôi vài giây, thấy tôi vẫn bình thản, anh hỏi tiếp:

“Hôm qua khi uống nước ở đó, mẹ ông ta đã kể về đứa con trai của mình cho anh nghe, nhưng anh vô tình xoay người bỏ đi.”

“Như vậy không có tội.” – Tôi nhàn nhạt nói.

“Tất nhiên anh không có tội, nhưng mong anh có thể cung cấp cho chúng tôi chút thông tin.”

Anh Mạnh dừng lại một chút, hỏi tiếp.

“Vào khoảng mười đến mười hai giờ ngày 7 tháng 2 năm 2016, anh đã đi đâu? Làm gì? Có ai làm chứng không?”

Tôi trả lời:

“Tôi ở nhà ngủ, không làm gì khác, cũng không ai làm chứng cho tôi.”

“Vào hôm đó, khi ở quán nước, anh có thấy ai tình nghi không?”

“Không có.”

Tôi đã từng cùng anh Mạnh thẩm vấn rất nhiều người, câu hỏi đó của anh không xa lạ gì. Nếu tôi trả lời có, càng bị nghi ngờ nhiều hơn.

“Anh thấy nạn nhân là người như thế nào?”

“Như những tên tội phạm giết người khác.” – Tôi nói không lớn không nhỏ.

Anh Mạnh bỗng dưng nhìn tôi, có tình cảm hiện hữu trong đó.

“Hiên à, em đừng buồn nữa. Cái chết của Thanh đội nhất định sẽ điều tra đến cùng.”

“Em đợi tin của anh.”

Khi ra khỏi sở cảnh sát đã là giữa trưa, tôi thấy bóng cụ già trong đó, nước mắt vẫn chảy dài, tuyệt vọng. Lòng tôi mơ hồ buồn.

***

Về gần đến nhà, tôi lại gặp cô gái ấy - Hương Anh. Gương mặt cô vẫn buồn như vậy, cô luôn cúi đầu, như sợ thứ ánh sáng chói mắt kia chiếu rọi tâm hồn của mình. Cô ấy cũng như tôi, bắt đầu thích bóng tối.

Hình như cô ấy không nhìn thấy tôi, bước đi rất nhanh trên phố.

Hà Nội mồng 3 Tết, người đã bớt đông hơn hai ngày trước. Hà Nội trong ánh nắng vàng rực rỡ, thoáng hương hoa thanh nhã, dịu dàng. Hà Nội đã từng trải qua bao năm tháng gian lao, giờ đã được hưởng thái bình. Hà Nội luôn mang đến cho người ta hơi ấm nồng nàn, nhưng đã là quá khứ. Giờ đây Hà Nội chính là một mảnh đất phồn hoa đô hội, bon chen đủ kiểu. Bóng hình những tình yêu bên Hồ Hoàn Kiếm, những cánh bằng lăng tím thuỷ chung, những nắng vàng của tình thân, những tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước,… đã vắng bóng dần.

Tôi ngồi trên chiếc ghế đá gần khu nhà mình, lặng nhìn thành phố Hà Nội, lòng bỗng dưng khao khát một cuộc sống bình dị, vô ưu vô lo.

Nhưng mãi mãi, mãi mãi không thành hiện thực.

Có ai đã từng yêu, yêu sâu đậm, yêu đến bất chấp hy sinh vì người mình yêu mới hiểu được lòng tôi, hiểu được nỗi căm hận tận xương tuỷ đối với kẻ giết chết Thanh.

Có ai đã từng yêu, yêu sâu đậm, yêu đến bất chấp hy sinh vì người mình yêu mới hiểu được lòng tôi, hiểu được vì sao tôi không bao giờ yêu thêm được lần nữa.

Có ai đã từng yêu, yêu sâu đậm, yêu đến bất chấp hy sinh vì người mình yêu mới hiểu được lòng tôi, hiểu con đường tôi lựa chọn mà bước đi – con đường u tối, không có lấy một người bạn.

(Mộc Tử Lãng)
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 4: Thư tuyệt mệnh

Ngày 11 tháng 2 năm 2016, trời mưa.

Mưa hắt vào mặt tôi qua khung cửa sổ, lạnh thấu xương. Nhiệt độ mấy hôm nay thay đổi nhanh thật, lúc chiều còn nắng ấm mà giờ cái rét làm tôi khẽ run lên. Bóng tối lan dần trên mảnh đất Hà Nội, cuộn vào lòng tôi sự lạnh lẽo mà bản thân vẫn cố vùi mình trong đó.

Tôi tự pha cho mình một cốc cà phê đen. Hương thơm ấy làm cho đầu óc tôi tỉnh táo hơn, yên bình hơn.

Mưa lặng lẽ rơi trong màn đêm đen đặc, nhẹ nhàng.

Bước chân tôi dưới mưa nghe không quá rõ. Hương vị cà phê vẫn thoang thoảng từ hơi thở của tôi. Hình như lâu lắm rồi tôi mới đứng dưới mưa như thế này, nhìn thành phố Hà Nội về đêm chìm trong màn mưa bụi.

Cũng dưới mưa, chúng tôi quen nhau – hai đứa trẻ cùng làng. Cũng dưới mưa, tôi đeo chiếc nhẫn cho Thanh – minh chứng của tình yêu đôi lứa. Cũng dưới mưa, Thanh khóc không thành tiếng khi chúng tôi mất đi đứa con,… Và cũng dưới mưa, tôi trở mình thành một kẻ xa lạ, khác hẳn Lê Đức Hiên trước đây.

Tôi thích Thanh từ khi chúng tôi còn học cấp Hai, Thanh kém tôi hai tuổi. Có lẽ đám nam sinh chúng tôi đều nể phục ý chí kiên cường của Thanh, cô ấy không bao giờ khóc, không bao giờ rơi một giọt nước mắt trước mặt chúng tôi, cho dù có bị trêu chọc như thế nào. Mà lũ con trai chúng tôi khi đó có đôi lúc vẫn khóc, vẫn sợ sệt thầy cô.

Thanh không thích hoa như những cô gái khác, nếu có ai đó tặng hoa cho cô, cô không bao giờ nhận. Khi đó chúng tôi nói với nhau Thanh là con trai chứ không phải con gái.

Thanh không thích hoa bởi lẽ tuổi thơ cô trải qua trong sự dằn vặt tâm hồn. Thanh từng kể với tôi:

“Em đã từng rất hận mẹ, hận bà bỏ bố em đi theo người đàn ông khác. Em ghét nhất là thiếu chung thuỷ, nhưng khi em biết mẹ ra đi chỉ để bố bớt đau khổ, em mới thấy thương bà. Anh Hiên, bố và mẹ em kết hôn nhưng không có tình yêu. Đến một ngày bà biết bố tìm được người phụ nữ ông mến thực sự, bà thà mang tiếng xấu để bố được hạnh phúc. Em có thể hận bà sao?”

“Em nói tiếp đi!”

Thanh lại chìm trong kí ức:

“Em ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Khi em biết chuyện của bố mẹ, em từ hận chuyển sang thương mẹ. Ngày sinh nhật mẹ, em hái tặng mẹ một bó hoa dã quỳ vàng tươi, nhưng không hiểu sao đêm đó mẹ để lại một bức thư rồi bỏ đi.”

Tôi không dám động tới di vật của Thanh nữa, nhưng đối với từng chuyện của Thanh, tôi luôn nhớ rõ, đặc biệt chuyện về lá thư tuyệt mệnh.

Ngày 21 tháng 9 năm 1998.

Thanh ơi, mẹ có lỗi với con, có lỗi với con rất nhiều. Mẹ đã từng định vứt bỏ con, không phải vì mẹ không thương con mà vì con là con của hắn. Mẹ không muốn con biết nhiều hơn về quá khứ của mẹ để con thêm u buồn. Con chỉ cần biết mẹ rất ghét hoa, đặc biệt là hoa dã quỳ. Vì thế con đừng bao giờ để hoa trước mộ mẹ.

Con yêu, trong chuyện này con không hề có lỗi. Con đã cho mẹ một ngày sinh nhật đáng nhớ nhất trong đời, bởi con cho mẹ tình thân, cho mẹ hạnh phúc. Nhưng Thanh – con yêu, mẹ quá tuyệt vọng rồi, mẹ không biết phải đối mặt với cuộc sống này như thế nào nữa. Con hãy sống cùng ngoại, bà sẽ chăm lo cho con, nhà mình không thiếu thốn quá đâu. Con hãy vững tin bước tiếp trên đường đời, đừng yếu đuối như mẹ, con nhé!

Mẹ Thanh ra đi khi Thanh mới 9 tuổi. Từ đó, tuổi thơ cô ấy trôi đi trong im lặng, trong sự hối hận về hành động của chính mình.

“Anh Hiên, em làm cảnh sát bởi em không muốn trên đời có những cái chết oan khuất, cái chết không ai rõ nguyên nhân. Em cũng muốn giúp đỡ tất cả những người em có thể giúp, để họ vơi đi hận thù trong lòng, hướng tới tương lai. Và em lại càng mong xã hội sẽ yên bình hơn, đẹp hơn.” – Đó là mục đích, lý tưởng của Thanh.

Nhưng Thanh đi rồi, lý tưởng đó cũng tắt ngấm trong tôi rồi. Tôi yêu sự trầm mặc nhưng đầy khát vọng của Thanh, yêu sự mạnh mẽ như không bao giờ ngã quỵ của cô, yêu lý tưởng của cô. Còn gì nữa không nhỉ? Yêu, có cần quá nhiều lý do không?

Lúc nhỏ tôi không hề thích cảnh sát chút nào, tôi thích kinh doanh hơn. Nhưng yêu Thanh, tôi muốn đồng hành cùng cô ấy. Khi học được hai năm ở trường Đại học Bách Khoa, tôi hay tin Thanh có ý định thi vào Học viện Cảnh sát, tôi cũng nộp hồ sơ và ôn tập cho kỳ thi.

Tôi học không xuất sắc, nhưng điểm vào trường của con trai ít hơn con gái, tôi vừa hay đủ điểm vào khoa Điều tra hình sự - cùng khoa với Thanh. Là bạn bè cùng xã, chúng tôi thường xuyên nói chuyện, tôi yêu Thanh hơn, quyết tâm theo đuổi cô ấy. Tôi thường nhìn thấy trong ánh mắt Thanh nhiệt huyết của tuổi trẻ về công bằng, về chính nghĩa. Tôi cũng bắt đầu nuôi dưỡng lòng mình.

Yêu, chính là cùng em theo đuổi một ước mơ, vì em mà cùng nhau cố gắng.

Yêu, chính là ngày ngày nghe em nói cho anh nghe lý tưởng của mình.

Yêu, chính là ôm em khi em buồn, vui vẻ khi em vui.

Thanh ra đi, mục đích làm cảnh sát của tôi cũng lụi tàn rồi, một cách triệt để.

Tôi cố gắng kìm lòng mình không thốt lên câu “anh nhớ em”, vì tôi biết tôi không xứng để nói với Thanh như thế. Đường đã đi có thể vòng lại, nhưng tay đã nhuốm máu còn có thể quay lại được nữa không?

Có những khi tôi mơ màng thấy hối hận vì mình đã giết người. Nhưng mỗi khi chứng kiến những kẻ tàn ác vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, cậy có tiền mà nhởn nhơ, sự căm tức trong tôi lại dấy lên, muốn kìm nén cũng không thể. Tôi biết ngay chính bản thân tôi cũng không tôn trọng luật pháp, nhưng cứ nghĩ đến bọn chúng, lòng tôi lại như sắp phát điên.

***

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt, làm ướt chiếc áo phông tôi mặc trên người, mái tóc rũ xuống, người ướt nhẹp. Tôi thoáng thấy một tên đàn ông cầm con dao nhọn trong tay, dao trong ánh đèn đường có một thứ ánh sáng làm người ta phải ghê sợ, nó dính máu. Đường không ồn ã người qua lại, những chiếc xe máy, xe ô tô ít ỏi lặng lẽ lướt qua. Tôi có chút do dự, nhưng cuối cùng vẫn tiến đến gần hắn. Bóng đêm cùng ánh đèn nhạt nhoà làm khuất bóng tôi, có lẽ hắn không nhìn thấy được.

Đằng sau người đàn ông đó có một cô gái nhỏ bé bị hai tên đàn ông khác giữ chặt, nhưng sắc mặt cô gái không hề hoảng sợ. Tôi nhìn thấy dáng dấp của Thanh trong con người ấy, kiên cường không chịu khuất phục bất cứ thứ gì. Nhưng chỉ là ánh mắt ấy có sự tối tăm không nói thành lời.

“Anh thả tôi ra!” – Cô gái lên tiếng, vẫn bình tĩnh.

Hắn vẫn không quay đầu lại, tiến về phía chiếc xe đỗ bên đường. Người đàn ông vào trong xe, hai người kia cũng ngay lập tức đưa cô gái vào.

Xe không khởi động, vẫn đứng im ở đó. Có chút lạ thường. Tôi tiến lại gần hơn, nấp ở sau một cây hoa sữa. Tiếng mưa rơi rả rích trong bóng đêm tạo nên âm thanh đượm buồn, đường phố vì mưa mà vắng tanh, lại thêm đã về khuya nên càng thiếu bóng người. Và nếu như có một dòng người lướt qua, họ vẫn sẽ vô tình nhìn cô gái như vậy. Bởi họ xem đó là trò chơi của giới trẻ hiện nay.

Tôi thoáng nghe thấy tiếng quần áo bị xé rách không chút thương tiếc, tàn bạo, thô lỗ. Chỉ một lúc sau lại nghe thấy tiếng hét chói tai của cô gái, tiếng hét đó làm lòng tôi dâng lên sự xót xa, cay đắng. Tôi biết chỉ bằng tôi sẽ không làm được gì, vì thế tôi lấy điện thoại gọi cho anh Mạnh.

“Anh Mạnh, ở gần Chợ Đồng Xuân có một vụ cưỡng hiếp, anh đến đi.”

Tiếng rên rỉ của cô gái mỗi lúc một yếu dần, thoáng nghe tiếng thở dốc của tên đàn ông. Tôi chỉ cách chiếc xe tầm hai, ba bước chân, nhưng may mắn được chiếc cây che khuất.

Vài phút sau xe cảnh sát đến, hai cảnh sát chưa kịp xuống xe thì chiếc xe đó đã tăng tốc phóng đi trên đường. Phát súng của anh Mạnh bắn thủng lốp xe. Nhanh! Chuẩn!

Mạnh đến cạnh tôi, nói:

“Cậu vẫn chính nghĩa mà không ngu ngốc.” – Anh mỉm cười.

Tôi cũng cười.

“Lâu rồi không cùng anh em đi chơi, tối nay đi nhé!”

“Em có việc bận rồi.” – Tôi nhẹ đáp lại.

“Hiên, đừng buồn vì việc của Thanh nữa.”

“Ừ.”

Xe cảnh sát lao đi, tôi xoay người chuẩn bị lên lầu.

Tôi nghe thấy tiếng bước chân vội vàng:

“Anh nghĩ là anh chính nghĩa lắm sao?” – Cô gái khi nãy hỏi tôi, tôi thấy có chút lạ.

“Cô không cùng cảnh sát về sở sao?” – Tôi hỏi.

“Đó là chị gái tôi, con đàn bà ngu ngốc. 26 tuổi rồi còn giữ thân cho ai?”

Chưa đợi tôi nói câu gì, cô ta lại tiếp lời:

“Còn anh, anh muốn hại anh ấy lắm à? Anh ấy chỉ vì yêu chị ta.” - Giọng cô ta oán hận.

Yêu, chính là cưỡng hiếp người phụ nữ mình yêu? Tình yêu cao cả quá nhỉ? Tôi vẫn cười, nụ cười lạnh tanh.

“Cô thích hắn ta?” – Tôi hỏi.

“Có sao không?” – Nói rồi cô ta xoay người bỏ đi.

Tại sao đến tuổi ấy mà còn ngây thơ tin vào cái gọi là tình yêu của một tên cầm thú cơ chứ? Tôi lên phòng, không bận tâm nữa.

***

Trong một chiếc hộp thuỷ tinh nhỏ có hai chiếc nhẫn màu bạc. Đó là nhẫn cưới của chúng tôi. Từ ngày Thanh ra đi, sau khi mang tro cốt của cô ấy về quê an táng, tôi không đeo chiếc nhẫn đó nữa. Không phải vì tình yêu lụi tàn, mà bởi vì khi đó tôi biết bàn tay tôi sẽ không còn xứng được đeo chiếc nhẫn kia. Vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng bên trong… tôi yếu đuối.

Ánh sáng lại tràn ngập khắp căn phòng, đem hương hoa bưởi nồng nàn trong nắng sớm lan toả khắp đó đây. Từ cửa sổ nhìn xuống, tôi lại thấy bóng dáng người con gái ấy - người con gái có đôi mắt u buồn – Hương Anh. Hôm nay cô mặc một bộ váy đen, vẻ u buồn càng hiện rõ trên mặt và đôi mắt của cô. Cô bước nhanh trong nắng sáng, như sợ, như trốn chạy một điều gì đó. Lòng tôi có chút ngẩn ngơ. Vì sao ư? Chính tôi cũng không hiểu nữa.

Bạn có từng yêu không?

Bạn có từng hận không?

Có ai đó có thể trả lời tôi, cảm giác muốn bảo vệ cô gái ấy là gì?

Ông trời đáng ghét kia, ông trả lời tôi đi, được không?

(Mộc Tử Lãng)
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 5: Manh mối

Một tuần cũng trôi qua, tuần của nắng vàng rực rỡ.

Tôi ngồi trên một bãi đất trống ở ngoại ô Hà Nội, đây là quê nội của tôi - mảnh đất Mỹ Đức thân yêu. Bố tôi là một nhà văn, ông lặng thầm ở tại nơi này viết nên những câu chuyện đời mà rất ít ai đọc, ít ai thực sự hiểu được. Khi còn học cấp Ba, trong một bài tập làm văn, thằng con trai luôn chỉ được 6 – 7 điểm như tôi lại được cô khen, cô nói cách tôi kể chuyện rất sâu, rất cuốn hút. Trước ánh mắt của bạn cùng lớp, tôi có chút ngượng. Do bố tôi mới mất nên khơi gợi “chất văn” trong người sao? Nghĩ về những tháng ngày đó tôi thấy vui mà cũng nuối tiếc.

Bố tôi từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, trước đó ông đã lấy vợ, cũng sinh được mấy người con. Sau kháng chiến, nước ta giành được độc lập, hoàn toàn thống nhất, ông trở về nơi đây nhưng vợ ông đã mất rồi. Vài năm sau ông lấy mẹ tôi, tôi là con út. Bố và mẹ tôi đều đã mất, tình cảm anh em cùng cha khác mẹ coi như tạm ổn, cũng vì hai chị em tôi nhẫn nhịn nhiều. Chị gái tôi có thể nói không tài giỏi, nhưng chị vốn rất lương thiện. Đáng tiếc ông trời đáng ghét lại để chị ra đi trong cái tuổi đẹp nhất đời người – tuổi hai mươi.

Bóng hình bố mẹ thoáng hiện lên trong đầu tôi, lòng bỗng dâng lên hơi ấm mà cả tháng nay tôi không được nếm vị.

Một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai tôi. Tôi nhìn thấy ánh mắt trìu mến của người thầy cũ.

“Hiên, em về khi nào vậy? Công việc tốt không?”

Tôi hơi bất ngờ, vài giây sau mới trả lời thầy:

“Em về sáng nay, công việc em vẫn rất tốt.” – Tôi không muốn thầy buồn.

“Hiên, em vẫn muốn giấu thầy sao?”

Thầy nhìn tôi, lại nói tiếp:

“Thầy nghe Mạnh nói vợ em mới mất, em từ chức rồi.” - Giọng thầy buồn buồn.

Mạnh hơn tôi ba tuổi, cũng từng là học sinh của thầy. Tôi luôn thích che giấu cảm xúc của mình nên tôi và thầy ít tâm sự, chỉ hỏi han mà thôi.

Tôi nhìn bóng thầy trong ánh hoàng hôn, im lặng không nói câu gì. Thầy ngồi xuống bên cạnh tôi, chúng tôi cùng nhìn về phía xa xa – nơi chân trời chuyển dần sắc tím. Tôi từng thích ngắm hoàng hôn, luyến tiếc ánh mặt trời. Nhưng tôi hiện tại lại thích cảm giác “tiễn” mặt trời về sau ngọn núi, để bóng tối lan dần…

***

Khuya, tôi trở về căn nhà cũ của gia đình. Mái nhà ngói đã cũ, mạng nhện chăng đầy. Thứ ánh sáng mờ mờ từ bóng đèn tạo cho tôi cảm giác dễ chịu, nó không quá sáng cũng không quá tối, có lẽ do mấy năm nay không ai bật nên thỉnh thoảng nháy nháy. Nếu lúc còn trẻ con, tôi sẽ không ngần ngại nói đó là khi ma sắp xuất hiện.

Tuổi thơ trôi đi để lại bao thương nhớ…

Tháng ngày dần qua mang đến bao sầu tủi…

Người ơi, đừng vứt bỏ ánh hồng dịu dàng của tuổi thơ…

Tôi nhớ về những câu hát mà mẹ thường hát cho tôi nghe lúc nhỏ, lòng dâng lên cảm giác nhớ thương. Có lẽ trên thế gian, người tôi thương nhất là mẹ. Tuy bố tôi đối xử với hai chị em tôi rất tốt, nhưng khó tránh khỏi sự bất hoà giữa mẹ kế con chồng. Mẹ là một người phụ nữ mạnh mẽ, trước mặt tôi bà chưa bao giờ khóc. Tôi thực sự khâm phục sự chịu đựng của mẹ, phải như thế nào một người phụ nữ mới có thể vượt qua những lời nói cay độc mà mỉm cười với chúng tôi?

Tôi nhớ đến nụ cười dịu dàng của mẹ, có những lúc muốn an ủi, muốn để mẹ bớt buồn lòng nhưng lại không biết mở miệng như thế nào. Lúc đó tôi rất muốn hỏi xem ai có thể giúp tôi, giúp tôi làm mẹ cười rạng rỡ hơn.

Tôi ghét nhất những kẻ làm mẹ của mình buồn lòng, vô ơn bạc nghĩa. Họ có bao giờ tự hỏi chín tháng mang thai, nuôi nấng một đứa con nên người có bao nhiêu khổ cực hay không? Ba năm trước, trong một vụ án giết người, hung thủ là một phụ nữ trẻ mới ngoài hai mươi. Cô ấy giết chồng mình vì anh ta đánh cô suýt chút nữa sảy thai nên sinh non. Ngày sinh, cô ấy thà chết vẫn cầu xin bác sĩ:

“Bác sĩ, dù tôi có ra sao, xin anh hãy cứu lấy con tôi. Nó vô tội, đừng bao giờ để nó về thế giới bên kia. Tôi xin cô…”

Tấm lòng người mẹ mấy ai thấu được đây?

Mẹ tôi đã mất cách đây gần mười năm. Đau lòng, thương nhớ nhưng tiếc sao mẹ đã mãi đi rồi. Tôi sống với bố chưa đến một năm thì ông cũng rời xa tôi. Mấy năm nay bận bịu quá nhiều việc, tăng ca cũng nhiều, có khi thức trắng mấy đêm liền, hình bóng đau thương ấy tưởng như đã không còn hiện hữu trong đầu óc tôi nữa, cứ ngỡ khi nhớ đến sẽ chỉ thoáng qua, nhưng không phải, nỗi nhớ người thân càng tăng lên. Có phải tôi khác người ở chỗ đó không nhỉ?

Bố tôi từng tặng tôi bốn câu thơ:

“Mệnh tại nhân sinh

Hữu thiên vô năng

Thiết hướng nhật nguyệt

Bất dĩ vãng tư.”

“Con không hiểu!”

“Khi lớn lên con sẽ hiểu.” - Bố nói với tôi.

Con người chính là chủ nhân của sinh mệnh, quyết định tất cả mọi thứ trong cuộc đời mình, nơi bạn đi qua, nơi bạn dừng chân, nơi bạn cất lên tiếng lòng mình,… Ông trời vẫn tồn tại, vẫn soi sáng Trái Đất mỗi ngày nhưng không thể cho bạn những thứ khác ngoài ánh sáng. Sống, cần phải hướng tới những gì đẹp đẽ, biết trân trọng những gì mình có, đừng bao giờ sầu tủi vì một thời quá khứ đã qua. Hãy để cuộc sống trôi qua trong ánh sáng của mặt trời, trong kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.

Có phải tôi giống một trò hề lắm không? Đã biết bố mẹ đặt bao nhiêu kỳ vọng vào mình như thế mà cuối cùng vẫn bước đi trong sắc màu u tối của máu tanh.

Thực ra tôi đang làm gì vậy? – Tôi tự hỏi lòng mình.

Ánh sáng và bóng tối luôn đan xen trong đầu óc tôi như vậy. Có đôi khi tôi thật muốn chết đi để đỡ bị dằn vặt tâm can. Một kẻ tàn nhẫn như tôi sao có thể khiến bố mẹ vui lòng, an tâm được đây? Phải chi tất cả chỉ là một giấc mơ, vậy thì tốt quá rồi, đúng không?

***

Một đêm nữa lại đi qua.

Tiếng chuông điện thoại làm tôi tỉnh giấc.

“Hiên à, vụ án của Thanh có chút manh mối.”

Tôi tỉnh hẳn, vội vàng:

“Anh nói đi.”

“Em đến cục cảnh sát gặp anh.” – Anh Mạnh nói, có vẻ rất hệ trọng.

Tôi đi xe máy khá nhanh, chưa đến một tiếng đã đến Cục cảnh sát hình sự - Bộ công an.

“Anh Hiên, anh tới có việc gì vậy?” - Một đồng nghiệp hỏi tôi.

“Anh có chút việc.” – Tôi trả lời rồi đến phòng tôi đã từng làm việc trước đây.

Phòng rộng khoảng gần bốn mươi mét vuông, trong cùng còn có một phòng của cảnh sát trưởng. Tổ chúng tôi có 13 người, đều là cảnh sát cấp cao.

Mạnh tiến đến gần tôi:

“Anh Lê Đức Hiên, chúng tôi đang điều tra vụ án buôn bán trẻ em, chúng đã bắn chết cô Nguyễn Như Thanh - vợ anh. Chúng tôi cần anh hợp tác để điều tra vụ án.” - Giọng anh Mạnh nhàn nhạt.

“Được.”

“Cảm ơn anh!”

Thanh là vợ tôi, nhưng theo trình tự điều tra vụ án, anh Mạnh không thể tiết lộ những thông tin cơ mật cho tôi biết.

Anh Mạnh đưa tôi vào phòng thẩm vấn. Căn phòng khá tối, chỉ có một chiếc đèn phát ra ánh sáng màu vàng cùng một chiếc bàn và ghế ngồi. Tôi im lặng, hợp tác với Mạnh.

“Anh Lê Đức Hiên, ngày 18 tháng 1 năm 2016 anh có nghe vợ anh nói gì liên quan đến vụ án không?”

“Thanh không nói gì với tôi cả. Chúng tôi cùng tham gia điều tra vụ án đó, tất cả những thông tin Thanh biết tôi đều biết.” – Tôi điềm tĩnh trả lời, tuy vậy lòng không khỏi có chút lo lắng.

“Anh biết Phạm Hữu Niên là ai không?” – Ánh mắt anh ấy nhìn tôi có chút khác lạ, tôi lập tức hiểu ý.

“Tôi không quen.”

Anh Mạnh hỏi tôi thêm vài ba câu nữa, các câu hỏi chỉ mang tính chất để không bị nghi ngờ. Phòng lấy khẩu cung luôn có camera và máy ghi âm nên chúng tôi cần phối hợp ăn ý để không bị phát hiện.

Ở cửa phòng, Mạnh nói với tôi:

“Anh biết em từng học qua một khoá hacker. Cơ sở của chúng ta không cho phép sử dụng phương thức này, hơn nữa cũng không ai học. Lần trước bọn anh bố trí công an mật để điều tra và nghe được cái tin này. Nhưng xét về hành vi đạo đức và nhân quyền, cảnh sát không nên tự ý điều tra một người khi chưa có bất kì chứng cứ hay liên hệ nào. Em tra ra được báo cho anh biết.” - Mạnh nói xong rồi đi ngay.

Tôi lập tức trở về căn phòng ở tầng ba, mở máy tính. Tôi không chỉ từng thích kinh doanh mà còn thích tin học. Năm lớp 11 tôi từng theo một đàn anh học khoá hacker, tuy không phải dạng tài giỏi nhưng cũng không phải tệ.

Tôi thao tác bàn phím máy tính, có rất nhiều đường dẫn làm tôi khá nhức đầu. Phải mất rất lâu tôi mới xâm nhập được vào địa chỉ hộ khẩu của hắn. Nhưng chưa kịp xem bất cứ thông tin gì thì máy tính đã bị chương trình quản lý mà tôi cố gắng xâm nhập làm cho tắt nguồn. Điều này tôi cũng đã dự đoán được trước đó rồi. Tuy nói vậy nhưng trong tôi còn lại chút hy vọng cuối cùng. Tôi lấy điện thoại gọi cho người từng dạy tôi.

“Lâu rồi chú không gọi điện cho anh nhỉ? Hay quên anh rồi?” - Đầu bên kia vang lên tiếng nói của một người đàn ông, giọng anh như đang đùa tôi.

“Em vẫn nhớ anh mà, chỉ tại dạo này nhiều việc bận quá.” – Tôi cười đáp lại.

“Có việc gì nói anh nghe đi, anh hiểu chú quá mà.” – Anh nói với tôi.

Tôi hơi gượng gạo, đáp lại anh:

“Anh giúp em tìm thông tin một người được không? Em tra ra nhưng không tin cho lắm.”

“Chú nói đi!” - Giọng anh hào phóng.

“Phạm Hữu Niên.”

Khoảng hơn hai mươi phút sau, máy tính tôi nhận được thông tin do anh Hoàng gửi tới kèm theo câu đùa cợt: “Vào Nam với anh đi! Anh cho chú mượn dàn máy.”

Tôi cười cười, mở tài liệu được gửi tới, cũng như tôi đã tra ra được. Lòng tôi rối bời hơn.

Một ông già hơn bảy mươi tuổi lại là kẻ bắn chết Thanh, có khó tin quá không?

(Mộc Tử Lãng)
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 6: Trở lại sở cảnh sát

Mưa.

Hình như tôi rất thích mưa thì phải, cái sự tươi mát của mưa tháng giêng đối với mọi người không hiểu sao trong mắt tôi lại là sự u ám đến mịt mờ, phải chăng vì lòng đổi khác?

Tôi lái chiếc xe màu đen đi trong màn mưa bụi, kính trước xe có những hạt nước nhỏ li ti, tôi nhìn phía trước chỉ thấy cảnh phố vắng người. Hà Nội vào những ngày mưa như vậy thường ít người hơn, nhưng không hiểu sao hôm nay lại vắng lặng đến như vậy. Tôi lái xe chầm chậm trên đường phố, không gấp gáp tìm kẻ giết chết Thanh. Tôi muốn dành cho hắn một cái chết thật “ấn tượng”.

Một người con gái dạo trên phố vắng, bóng dáng cô mảnh khảnh, trong màn mưa tạo nên sự cô tịch đến não lòng. Hình như Hương Anh nhìn thấy tôi, khẽ mỉm cười rồi đi vào một tiệm ăn. Tôi cũng không định vào trong đó làm gì, chỉ muốn ngắm nhìn thành phố trong sự âm u như vậy. Nhưng khi đến gần mới biết tiệm ăn đó rất đông người, ngay cả ngoài cửa tiệm cũng chật kín, có vẻ rất khác thường. Tôi còn nhìn thấy có người phụ nữ cố lách người chạy ra rồi nôn mửa ở cửa tiệm. Tôi có chút hiếu kỳ nên xuống xe xem thử.

“Có chuyện gì vậy?” – Tôi hỏi.

“Người chết, chết rất thảm.” - Một người đàn ông đáp lại tôi, không nhận ra bất kỳ sự sợ hãi nào trong ánh mắt anh ta cả.

“Cảm ơn!”

Tôi khẽ chào anh ta rồi cố chen chân vào trong, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Người đông như vậy nhưng không biết đã ai báo cảnh sát chưa, người nhà nạn nhân có ở đây không nhỉ?

Tôi cao hơn một mét tám, vì vậy khi kiễng chân lên là có thể nhìn thấy sự tình trong đó, tuy có vẻ không rõ lắm.

Một ông già tóc đã bạc quá nửa đầu, khuôn mặt bị dao rạch khoảng hơn chục nhát, nhìn không rõ mặt mũi nữa. Người ông ta để trần, không mặc quần áo gì cả. Ông ta nằm trên sàn nhà, máu đọng ở sàn rất nhiều, đã đông lại. Có lẽ đã chết được 4 – 5 ngày rồi. Khắp người cũng đầy những nhát dao, nhưng nhát chí mạng là ở vị trí tim, nhìn không rõ là người hay thây máu nữa. Tôi hỏi một người ở đó:

“Đã báo cảnh sát chưa?”

“Rồi, nhưng chưa tới.” - Chị ấy nhàn nhạt đáp lại tôi.

Tôi thấy có vẻ kỳ quái, sao cảnh sát lại chậm như vậy được nhỉ? Tuy tôi không mấy tin vào cảnh sát nữa, nhưng thường thì họ luôn đến rất nhanh. Tôi lấy điện thoại gọi cho anh Mạnh, khi bấm số thì bị chen lấn suýt nữa rơi, cũng may tôi nhanh tay cầm lại.

“Có chuyện gì vậy Hiên? Anh đang bận.”

“Gần chợ Đồng Xuân có án mạng, anh đến đi.” – Tôi nói với Mạnh.

“Anh đang xử lý một vụ án khác, người bên anh đang trên đường tới đó, chắc cũng gần tới rồi. Anh bận, tắt máy đây.” – Anh Mạnh gấp gáp đáp lại tôi rồi tắt máy.

Vừa tắt điện thoại, bên ngoài có xe cảnh sát đến. Mọi người ngay lập tức nhường đường. Kể ra tính tò mò của con người cũng đáng sợ thật, một vụ án mạng mà mấy trăm người tới xem, chưa kể có biết họ chịu được cảnh xác chết như vậy hay không. Ý thức người dân vẫn thật kém, họ vào tiệm ăn này đông như vậy sẽ làm ô nhiễm vật chứng, rất khó cho việc điều tra sau này.

Cảnh sát vào đến nơi, một đồng nghiệp cũ nhìn thấy tôi, hỏi nhỏ:

“Anh cũng ở đây à? Dạo này sống tốt không?”

“Tốt.” – Tôi trả lời.

Khi làm ở sở cảnh sát, tôi và cậu ấy thường được giao cùng nhiệm vụ, chúng tôi cùng học với nhau, nhưng biết tôi học ở đó trễ hai năm thì quen xưng anh – em rồi, có vẻ thân thiết hơn trước nữa. Hùng không nói thêm gì, bắt đầu lại gần thi thể. Tôi theo dòng người ra ngoài, cửa tiệm đã dán niêm phong. Từ ngoài nhìn vào, tôi thấy bác sĩ pháp y Phùng Khánh Dương đang khám nghiệm tử thi. Một lúc sau ông ấy nói với trợ lý của mình:

“Nạn nhân là nam, khoảng hơn bảy mươi tuổi, vùng xương chậu có dấu hiệu bị gãy, một mảnh xương sườn trồi ra ngoài. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân là 18 độ C, bằng nhiệt độ môi trường. Xác chết mềm, bầm tím toàn thân. Thời gian tử vong và nguyên nhân tử vong tôi sẽ giải phẫu, xét nghiệm các vết bầm tím rồi gửi qua cho bên anh.”

Tôi cũng không muốn nhìn họ điều tra nữa, nó khơi gợi lại kí ức về Thanh trong tôi, bởi cô ấy cũng từng chăm chú nghe bác sĩ Dương nói như vậy. Tôi xoay người định rời đi thì nhìn thấy Hương Anh. Cô ấy trông rất buồn, khác hẳn gương mặt thoáng chút vui vẻ khi nãy. Lòng tôi bỗng dưng dâng lên chút cảm thương. Tôi đi theo bước chân của Hương Anh.

Cô ấy vẫn bước đi trong màn mưa bụi, mái tóc Hương Anh có những hạt nước li ti. Hương Anh đi rất nhanh, hình như vô cùng vội vã. Tôi lái xe đến gần.

“Cô đi đâu? Tôi đưa cô đi.” – Tôi thực sự quan tâm.

“Không cần đâu, cảm ơn!”

“Sẽ trễ việc của cô đó.”

Hương Anh lại cười nhìn tôi, nhưng ẩn chứa trong nụ cười ấy là sự xót xa vô cùng tận. Cô ấy bước lên xe tôi, nụ cười tắt hẳn, thay vào đó là sự khó tin.

“Anh là cảnh sát?” – Cô ấy sửng sốt.

Tôi cũng giật mình khi nghe Hương Anh hỏi tôi như vậy, cô ấy nhận ra đây là súng chuyên dụng!

“Đúng vậy.” – Tôi nhẹ đáp.

“Vậy sao khi nãy ở hiện trường vụ án anh không nói gì?”

“Nói gì?” – Tôi hỏi lại, cười cười.

Cô ấy im lặng không nói nữa, hình như nhận ra ý cười mỉa mai trong lời nói của tôi. Có lẽ Hương Anh nghĩ tôi không muốn cho cô ấy biết chuyện của tôi.

“Cô đi đâu?”

“Anh biết huyện Mỹ Đức chứ? Chú tôi ở đó.”

Mỹ Đức? Cùng quê với tôi? Trên đời này cũng có nhiều chuyện trùng hợp đến không tưởng được.

“Biết.”

Tôi lái chiếc xe đen lao trên đường phố, được một quãng thì người đông dần, mưa cũng ngừng rơi. Hương Anh nhìn tôi, áy náy:

“Anh có phiền không? Tôi ở đây đón taxi là được rồi.”

“Không đâu.” – Tôi vẫn tiếp tục lái xe.

Hơn một tiếng sau đã đến xã Phúc Lâm - đầu huyện.

“Dừng ở đây là được rồi.” – Hương Anh lên tiếng.

Tôi dừng xe, cô ấy ngay lập tức xuống rồi đi mất dạng. Cô gái khi nãy tò mò đâu rồi?

Cùng một thành phố nhưng ở đây lại có ánh nắng. Tôi không thích nắng, vì vậy đỗ xe gần một cây to ngủ một giấc. Cuộc sống của tôi hiện giờ tuỳ tiện rất nhiều.

Tuy là đất Hà Nội nhưng ở đây mới xác nhập từ năm 2008 nên chưa có điều luật hay nghiêm cấm đỗ xe gì cả.

***

Chiều muộn, trong khi trở lại căn phòng trên tầng ba gần Chợ Đồng Xuân, tôi có mua một tờ báo chiều. Vẫn như thường ngày, tôi vừa uống một ly cà phê đen, vừa xem báo. Cà phê ở trong miệng tôi có vị đắng, nhưng khi vừa uống hết lại thấy vị ngọt ngào khó tả, tôi thích cà phê đen vì điều đó.

Tôi nhìn tờ báo, có lẽ khi nãy chỉ là mua theo thường lệ, nhưng lần này có vụ hay. Trang nhất tập báo là hình ảnh hai xác chết đầy những vết dao, một là người đàn ông hơn bảy mươi tuổi ấy, hai là một đứa bé chừng mười tuổi. Cũng đối lập quá!

“Sáng nay, tại tiệm ăn An An gần chợ Đồng Xuân phát hiện một thi thể. Nạn nhân là Phạm Hữu Niên, 74 tuổi. Cảnh sát ngay lập tức vào cuộc và đã tra ra được một chút manh mối quan trọng. Theo bác sĩ pháp y Phùng Khánh Dương, nạn nhân đã chết khoảng năm ngày, thi thể bốc mùi và đang có hiện tượng thối rữa, trước khi chết bị hành hạ và rất nhiều nhát dao cắt vào da thịt, chí mạng là nhát đâm trúng tâm nhĩ trái. Cảnh sát đã xác định được nạn nhân không có người thân, chỉ có một cô cháu gái họ xa cùng kinh doanh tiệm ăn. Tiệm đã đóng cửa hơn bốn ngày trước đây, cô cháu gái họ cũng bỏ đi mất. Người báo án là một phụ nữ trung niên.”

Như vậy không phải nghi ngờ cô cháu gái họ đó giết người sao?

Tôi bất giác bật cười, thì ra có người căm hận tên Phạm Hữu Niên hơn cả tôi. Cách giết người, hành hạ ác độc như vậy tôi cũng chưa từng nghĩ tới. Người như hắn, buôn bán trẻ em, giết người tàn nhẫn, lấy vỏ bọc một cửa tiệm ăn cùng tuổi tác của mình để che giấu tội ác, có chết như vậy cũng đáng! Nhưng tôi chỉ nuối tiếc tại sao không để chính tôi giết chết hắn cơ chứ?

Tôi vẫn tiếp tục xem báo, cái tên sau đó tuy không gây ấn tượng quá mạnh cho tôi, nhưng cũng chỉ kém cái tên Phạm Hữu Niên kia vài ba phần.

“Ở huyện Đông Anh, vào sáng sớm hôm nay có một trẻ em bị giết hại tàn nhẫn. Nạn nhân là em Hoàng Minh Phương mới 11 tuổi. Khám nghiệm cho thấy em bị dao rạch mặt, người đầy thương tích, tim bị moi ra khỏi cơ thể. Cô bé đáng thương được chị họ đến thăm vào đúng hôm xảy ra án mạng. Điều trùng hợp là cả hai nạn nhân đều có liên quan đến Dương Hương Anh - nữ sinh năm cuối khoa điều tra hình sự của Học viện cảnh sát. Cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra vụ án này!”

Cuối bài báo còn không quên thêm mấy lời thương cảm của toà soạn đối với hai nạn nhân.

Dương Hương Anh? Liệu có phải là cô ấy không? Có lẽ chỉ là trùng hợp thôi.

Bản tính tò mò cùng cái chết thần bí của Phạm Hữu Niên làm tôi thấy hứng thú. Tôi mở máy tính ra, tra thông tin về Dương Hương Anh. Lần trước điều tra về Phạm Hữu Niên, cả nước cũng chỉ có một cái tên như vậy, đó là điều hiếm thấy nhất, cũng là sự may mắn của tôi. Nhưng Dương Hương Anh, có đến bốn người, tuổi tác lại khá giống nhau.

Là ai đây? Tôi rất muốn xem ai nhanh nhẹn giết mất tên Phạm Hữu Niên của tôi, khiến tôi không thể tự tay trả thù cho Thanh. Cũng có phần muốn cảm ơn hắn. Cách giết người… thật tuyệt! Còn về Hương Anh, tôi cũng rất muốn tìm hiểu thêm.

***

Một đêm lại trôi qua.

Tôi thức dậy rất sớm, vệ sinh cá nhân xong, tôi mặc một bộ áo sơ mi màu xám nhạt. Tôi lấy chiếc xe đen cũ ở bãi đỗ xe gần khu nhà rồi tới sở cảnh sát.

“Anh muốn trở lại sao? Tuyệt quá!” - Nhân viên tiếp nhận hồ sơ của tôi gửi lên cấp trên, vừa hay Khánh đi ngang qua thấy vậy thì cười tươi.

Tôi còn chưa được duyệt hồ sơ, Khánh đã tới phòng chúng tôi từng làm việc nói to:

“Anh Hiên trở về với đội rồi!”

“Anh Hiên, thật vậy sao?” - Mấy người khác hỏi vội vã.

“Không lẽ tôi lừa các cậu!” – Khánh như ấm ức nhìn họ.

Anh Mạnh lại gần tôi, giọng điềm tĩnh đan xen nét vui mừng.

“Phải không Hiên?”

“Ừ.” – Tôi đáp lại anh, nở nụ cười.

Cảnh sát trưởng bước ra, đưa cho tôi cảnh phục cùng thẻ cảnh sát và súng.

“Hiên, cậu trở về đúng là tin tốt. Tối nay mọi người nghỉ chút, đi chơi chúc mừng Hiên trở về nhé!” – Anh ấy vui vẻ nói.

Bên ngoài, nắng sáng lan toả khắp thành phố, nhưng không lâu sau lại kéo đến một cơn mưa làm tiết trời âm u dần.
 

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
Chà, tên truyện đặc biệt quá! :3
Mình tạm đặt gạch ở đây, thi xong nhất định về nhảy hố của bạn.
Mong là lúc ấy sẽ có thêm vài chục chương đọc cho sướng. :))
 
Bên trên