Mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn - Hoàn thành - Mộc Tử Lãng

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chà, tên truyện đặc biệt quá! :3
Mình tạm đặt gạch ở đây, thi xong nhất định về nhảy hố của bạn.
Mong là lúc ấy sẽ có thêm vài chục chương đọc cho sướng. :))
Truyện này của mình có 15 chương thôi hà.
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 7: Nữ sinh trường Học viện cảnh sát

Ngày 21 tháng 2 năm 2016.

Ngày đầu tiên quay lại sở cảnh sát nhưng công việc vẫn thật nhiều. Trước đây trong đội tôi giữ chức đội phó, anh Mạnh là đội trưởng. Vì vậy có vẻ những vụ án nghiêm trọng đều do tôi và anh ấy phụ trách. Gần đây có ba người bị sát hại, nhưng một người có vẻ đã sắp điều tra ra, còn hai người hôm qua giao cho anh Mạnh và tôi, cùng năm đồng nghiệp khác. Vụ án mạng lần này được báo chí và nhân dân quan tâm rất nhiều.

Khoảng chín giờ sáng, chúng tôi tổ chức họp.

Gian phòng họp khá tối để mọi người nhìn rõ máy chiếu. Trên màn hình là hình ảnh hai nạn nhân, một già, một trẻ đầy thương tích cùng vết bầm tím.

“Nạn nhân thứ nhất: Phạm Hữu Niên, 74 tuổi, nam, dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam. Theo điều tra sơ bộ, nạn nhân không có con, chỉ có một cô cháu gái họ tên Dương Hương Anh. Cô cháu gái họ là sinh viên khoa điều tra hình sự trường Học viện cảnh sát năm cuối – 23 tuổi. Nạn nhân kinh doanh tiệm ăn nhỏ cùng cháu gái của mình. Ông ta có vốn, đứa cháu gái có công, hai người sống cùng nhau bình đẳng, không hề xảy ra xích mích.”

Hình ảnh một cô gái được chiếu lên màn hình. Đúng! Chính là cô ấy – Hương Anh - người con gái có đôi mắt u buồn. Sự đời tưởng như không hề liên quan gì đến nhau, nhưng cuối cùng luôn luôn có một sự gắn kết với nhau thật gần. Có lẽ vì là học sinh trường Học viện cảnh sát nên cô ấy dễ dàng nhận ra súng chuyên dụng của tôi.

“Nạn nhân thứ hai: Hoàng Minh Phương, 11 tuổi, nữ, dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam. Theo điều tra sơ bộ, nạn nhân không có bố, mẹ là người Việt nhưng cô ta không hề quan tâm đến con gái của mình. Phương sống với bà nội, thỉnh thoảng chị họ đến thăm. Chị họ là Dương Hương Anh – cháu gái họ của Phạm Hữu Niên.”

Điện trong phòng được bật lên, trở lại với thứ ánh sáng khó chịu. Tôi đã xem kĩ hồ sơ vụ án, đứng dậy tóm tắt báo cáo của tổ pháp y và tổ pháp chứng.

“Nạn nhân thứ nhất - hiện trường vụ án A. Theo báo cáo của bác sĩ pháp y Phùng Khánh Dương, nạn nhân đã chết được 5 ngày trước khi thi thể được phát hiện, tức ngày 15 tháng 2 năm 2016, nhưng không bốc mùi. Mùi hôi thối tại hiện trường chúng ta cần phải điều tra thêm. Theo báo cáo của tổ pháp chứng, bên cạnh nạn nhân có máu của chính nạn nhân, ở gần cửa sổ có dấu giày dính máu, không tìm thấy hung khí. Dấu giày cỡ 43, giày nam. Phỏng đoán hung thủ cao khoảng một mét bảy, sau khi giết người trèo qua cửa sổ để chạy trốn. Đằng sau tiệm An An đang thi công, có lẽ nạn nhân bị giết lúc vắng người, tiện cho hung thủ chạy thoát. Tiệm ăn An An là hiện trường thứ nhất của vụ án Phạm Hữu Niên.”

Tôi hắng giọng, tiếp tục nói:

“Nạn nhân thứ hai - hiện trường vụ án B. Từ báo cáo tổ pháp y, nạn nhân chết được hơn hai tiếng trước khi thi thể được phát hiện, tức sáng ngày 20 tháng 2 năm 2016. Theo báo cáo của tổ pháp chứng, Hoàng Minh Phương đang bị sốt nhẹ, trong nhà tìm thấy thuốc sốt. Hiện trường không hề có dấu tích của giằng co. Theo cách thức giết người, phỏng đoán hai nạn nhân cùng bị sát hại bởi một hung thủ.”

Sau khi tóm tắt xong, tôi ngồi xuống. Cả đội đều chăm chú nghe và phân tích báo cáo, tài liệu về vụ án đang cầm trong tay. Anh Mạnh đứng dậy phân công chúng tôi làm việc.

“Hiện giờ nhân chứng cùng vật chứng của chúng ta vô cùng ít, chúng ta cần tích cực hơn những vụ án lần trước. Cậu Khánh, cậu Minh điều tra mẹ của nạn nhân Hoàng Minh Phương và bà nội của nạn nhân. Cậu Hùng, đội phó Hiên điều tra Dương Hương Anh. Hai người còn lại đến sở giao thông xem camera ghi hình trước cửa tiệm ăn.”

Chúng tôi cùng đồng thanh:

“Rõ.”

Hùng lái chiếc xe đen của tôi đi trên đường, tôi vẫn đang xem thông tin về vụ án, về Dương Hương Anh. Học không giỏi lắm, điểm huấn luyện hơi thấp. Chúng tôi im lặng, không nói gì.

Đường Hà Nội trong nắng trưa vàng rực, tấp nập xe cộ cùng người qua lại. Xe đi qua khu nhà tôi, tôi thấy bóng Hương Anh đang đứng trước cửa phòng tôi.

“Hùng, dừng xe lại.” – Tôi nói với cậu ấy.

Hùng ngay lập tức phanh xe, cậu ấy với tôi cộng tác rất tốt. Hùng không hỏi tôi lý do gì cả, cậu ấy biết khi làm việc tôi không bao giờ làm những điều vô bổ.

Tôi và Hùng đi lên tầng ba, đến căn phòng của tôi. Nhìn thấy Hương Anh hình như có chuyện gì đó rất gấp, lòng tôi mơ hồ lo lắng. Nhưng theo nguyên tắc công việc, tôi không nên hỏi gì lúc này. Chúng tôi chưa lên tiếng, Hương Anh đã đi lại chỗ tôi.

“Anh có thể giúp tôi không? Bà ngoại tôi sau cái chết của em họ thì bệnh tim tái phát, bà vừa nhập viện nhưng tôi không có tiền phẫu thuật cho bà.” – Cô ấy nói vội vã, trên khuôn mặt là sự lo lắng bất an.

Hùng nhìn tôi, cậu ấy không nói gì. Tại sao cô ấy lại tìm đến tôi? Là do nghèo túng hay lấy sự cảm thương ấy che giấu đi tội ác của mình đây? Tôi không có nhiều tiền, muốn giúp cũng rất khó. Nhưng nhìn thân ảnh tựa như yếu đuối đang chăm chú nhìn tôi, tôi có chút không đành. Vả lại, tôi không tin cô ấy sẽ giết người, ngay chính bản thân tôi cũng không rõ lí do là gì nữa.

“Hùng, em giúp cô ấy được không?” – Tôi hơi ái ngại khi hỏi cậu ấy.

“Được. Tôi sẽ tạm thanh toán chi phí cho ca phẫu thuật, nhưng cô cần về sở cảnh sát để hỗ trợ điều tra vụ án của Phạm Hữu Niên cùng Hoàng Minh Phương.” – Hùng nói.

Hương Anh gật đầu, mặt giãn ra một chút.

Hùng là cảnh sát nhưng gia thế cậu ấy cũng không tồi. Bố cậu ấy là chủ một nhà nghỉ tư nhân, tiền kiếm được hằng ngày cũng không phải ít. Nhưng Hùng không thích nghề đó, cậu ấy luôn hướng đến chính nghĩa - hướng đến ánh sáng mặt trời. Vì chúng tôi thân nhau nên hầu như việc tôi nhờ cậu ấy đều giúp.

Tôi lái xe quay về sở cảnh sát, cả đoạn đường chúng tôi rơi vào trong im lặng, cái sự im lặng đến mịt mờ.

Trong phòng lấy khẩu cung, ánh đèn vàng vẫn thường khiến người ta có cảm giác ngột ngạt nhưng với tôi đã không còn khó chịu nữa. Ở đây có lắp camera ghi hình cùng máy ghi âm, tất cả hình ảnh và âm thanh đều được anh Mạnh theo dõi ở phòng quản lý. Tôi nhìn cô ấy, nhìn ánh mắt buồn buồn ấy, không hiểu sao thấy cảm thương. Nhưng trực giác nói cho tôi biết, đó không phải là tình cảm nam nữ, có lẽ đó là tình anh em, tình bạn.

Hùng ngồi bên cạnh tôi, chịu trách nhiệm ghi chép tài liệu và lời khai.

“Cô Dương Hương Anh, vào ngày 15 tháng 2 năm 2016, cô đã đi đâu và làm những gì? Có ai làm chứng không?” – Tôi bắt đầu hỏi.

“Sau khi đóng cửa tiệm vào tối ngày 14 tháng 2, tôi về nhà trọ nghỉ. Lúc đó tôi vẫn trong những ngày nghỉ Tết nên không có nhiều việc hay bài tập buổi tối. Sáng sớm hôm sau ông ấy gọi điện cho tôi, nói là đóng cửa tiệm vì lỗ vốn nên tôi không tới nữa. Sức khoẻ ông ấy vẫn rất tốt so với những người cùng lứa tuổi, vì thế tôi cũng không bận tâm lắm. Tình cảm giữa chúng tôi không quá tốt, chỉ theo nguyên tắc chủ và người làm. Hơn nữa chiều hôm ông ấy chết tôi phải đi học buổi đầu tiên của năm mới.”

Người bình thường khi cho lời khai có thể bình tĩnh và kể tường tận như vậy sao? Lời của Hương Anh rất chi tiết, được sắp xếp theo thời gian, cứ như đã liệu trước và suy nghĩ lời khai vậy.

Tôi hỏi tiếp:

“Sáng ngày 20 tháng 2 năm 2016 cô đã đến nhà Hoàng Minh Phương đúng không?”

“Đúng vậy.” – Cô ấy vẫn bình tĩnh.

“Cô đến đó làm gì?”

“Tôi nghe ngoại nói Phương bị sốt, bà cần chăm sóc em ấy nên nhờ tôi mua chút đồ.”

Vẫn thật bình tĩnh. Kỳ thật tôi nhìn không ra sơ hở trong lời nói ấy. Ngồi bên cạnh tôi, Hùng đang ghi nốt những dòng cuối.

Theo luật mà nói, Hương Anh là người cuối cùng tiếp xúc với cả hai nạn nhân, rất có thể là hung thủ. Nhưng dấu giày ở hiện trường là của nam, tuy vậy không loại trừ khả năng cô ấy đi giày nam vào đó. Tôi nhìn ánh mắt cô ấy, bình tĩnh, điểm chút buồn man mác, ẩn sâu trong đó là sự mạnh mẽ mà chẳng mấy ai nhìn ra.

“Cô Dương Hương Anh, cô là người cuối cùng tiếp xúc với hai nạn nhân, lại có tình cảm không quá tốt với Phạm Hữu Niên, không có chứng cứ ngoại phạm. Chúng tôi sẽ tạm giam cô trong vòng 48 tiếng và tiếp tục điều tra.”

Hương Anh không nói gì, khẽ gật đầu.

Một ngày làm việc của tôi trôi qua như vậy, lâu lắm tôi mới bận rộn với công việc, khá mệt mỏi.

Theo thói quen, tôi tắm xong rồi mua đồ ăn ở tiệm gần nhà, pha một ly cà phê đen ấm nóng. Trên bàn có đặt hai khẩu súng chuyên dụng của cảnh sát, một của Thanh trước đây, một của tôi hiện giờ. Súng của Thanh đã bị tịch thu, nhưng thực chất nó vẫn ở đây. Không phải vì thứ tôi đưa cho cảnh sát là súng giả, vì cảnh sát cùng cơ quan giám định đâu phải để không. Đó là súng thật, cũng là súng chuyên dụng, nhưng không phải của Thanh.

***

Một ngày nắng ấm năm 2013, khi ấy tôi và Thanh vẫn là đồng nghiệp. Tổ chúng tôi điều tra một vụ buôn bán vũ khí phi pháp, khi đó tôi vẫn còn trẻ, cũng nóng nảy như Thanh ngày đó.

Tôi và chú Phùng lái xe theo dõi một đám người có liên quan tới vụ án, và cũng rất có thể trong đó có tên chủ mưu. Đến một ngôi nhà hoang, chúng đang dỡ kho hàng xuống thì tôi định tiến lên, cũng may chú Phùng ngăn tôi lại. Tình cảm giữa tôi và chú vốn rất tốt, chú không có con nên coi tôi, Thanh và Hùng như con như cháu của chú vậy. Khi đó chú đã sắp về hưu.

Khi bọn chúng đang trao đổi điều kiện và tiền, không biết vì lí do gì chúng phát hiện ra chúng tôi. Phát súng ấy trúng bụng chú. Tôi và chú vừa núp bên ngoài vừa bắn trả. Chú không cầm cự được nữa, đưa súng cho tôi:

“Hiên, thằng tóc vàng đáng chết, không phải vì nó buôn bán vũ khí mà nó giết chết cả nhà luôn yêu thương nó chỉ vì tiền. Sau này, cháu nhất định phải bắt được nó… nếu không… dùng súng bắn chết nó…”

Lời nói chú yếu dần rồi bất tỉnh, ra đi. Tôi biết mình hiện không thể làm gì khác, nhận lời chú, cất súng vào bên hông phải.

Tiếng súng vang lên liên tục, tôi cố gắng vừa lẩn trốn vừa cầm súng của mình bắn chết hai tên trong số đó. Tôi nấp ở một cái cây to, trước đó đã liên hệ qua máy bộ đàm với cảnh sát trưởng. Chúng không thấy tôi nữa, một tên trong đó nói, nghe có vẻ là đại ca:

“Ở đây không an toàn, chuyển hàng lên xe rồi rút.”

Lúc đó tôi mới để ý xe tải của chúng đỗ ở cách đó không quá xa, tôi dùng súng bắn thủng lốp xe tải, định bắn phát thứ hai thì một viên đạn bay đến gần tôi, cũng may tôi nhanh nhẹn nằm xuống đất, núp ở cây. Kẻ bắn tôi định tiếp thêm phát súng nữa, tôi biết trong súng tôi chỉ còn lại ba viên đạn, không thể đấu với hắn quá lâu. Tôi quyết định mạo hiểm.

Tôi đứng dậy, vẫn lẩn ở chỗ đó. Sau đó tôi nghiêng người, phi ra theo đường xiên, cùng lúc đó tôi nhắm đầu hắn, bắn trúng điểm giữa hai mi mắt. Tôi ngã xuống nền đất bụi, cơ thể có sự đau nhức nhưng do được huấn luyện nên không đáng lo ngại.

Tiếng xe cảnh sát vang lên, tôi biết cảnh sát trưởng đã đến và bao vây ở đó. Chiếc xe tải không quá lớn, một bánh bị tôi bắn trúng nên chỉ chạy được một đoạn ngắn, vừa kịp cảnh sát đến nơi. Tôi thở phào, bước ra, đến gần họ.

“Không sao chứ?” – Anh Mạnh hỏi tôi.

“Em không sao.” – Tôi cười đáp lại anh.

Thanh đang chĩa súng vào bọn chúng, gương mặt cô ấy nghiêm túc vô cùng, nhưng nhìn kĩ có thể thấy thoáng qua sự lo lắng. Nghe tôi nói với anh Mạnh như vậy, Thanh nhẹ nhõm hơn, chăm chú nhắm mục tiêu.

Cả đội chúng tôi cùng đặc công đều bao vây ở đó. Chúng tôi mang được lô hàng trái phép và mấy tên đó về sở để xử lí, đáng tiếc sau đó tôi phát hiện tên tóc vàng và tên đại ca đó đã trốn thoát bằng một chiếc xe con.

Chú Phùng ra đi, súng mất, mọi người, ngay cả cấp trên đều nghĩ bị cướp mất súng, hơn nữa tôi cũng không khai lời của chú. Bởi tôi biết, một khi nói ra, chú sẽ bị tước bỏ danh hiệu “liệt sĩ”.

Sau này, trong khi làm nhiệm vụ, tôi vô tình gặp lại tên tóc vàng đó, tặng cho hắn một phát súng đúng ý nguyện của chú Phùng. Hắn chính là cháu của chú ấy, ăn trộm tiền của bố mẹ, bị phát hiện rồi cầm dao đâm chết chính bố mẹ của mình. Khi đó tổ pháp chứng chưa chuyên sâu, còn nhiều hạn chế nên hắn vẫn nhởn nhơ.

Có phải cảnh sát chúng tôi buồn cười lắm không? Giết người nhưng vẫn nêu cao chính nghĩa. Nhưng đối với tôi, điều đó không sai, tôi giết hắn là không sai!
 

Moctulang

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/1/16
Bài viết
21
Gạo
0,0
Chương 8: Hai đường thẳng song song

Khuya.

Cơn gió lạnh đầu xuân luôn mang đến cho vạn vật sự dịu dàng, tươi mới. Nó khẽ ru những cành lá đang nhú chồi non, nhẹ nhàng lướt qua từng cánh hoa với sắc hương ngọt dịu, ấp ủ trong hơi lạnh đó những mầm sống của tương lai.

Gió xuân không buốt giá, cũng không mạnh bạo cuốn bay đi tất cả. Gió xuân chỉ là cái se lạnh mơn man da thịt người ta, gợi cho con người nhớ về những khoảng kí ức đẹp đẽ, nâng bước cho ước mơ mai sau. Tôi từng đọc một đoạn thư:

“Gió xuân tượng trưng cho một cái lạnh nhưng mang hơi ấm, tượng trưng cho ý chí sống vì chính nghĩa của chúng ta, tượng trưng cho lòng em yêu anh - tấm lòng ấp ủ hơi thở của anh nhưng thường không nói ra bằng miệng.”

Thanh không lạnh lùng như vẻ bề ngoài của cô ấy. Thanh sống nội tâm, thường không muốn bộc lộ tình cảm của mình ra bên ngoài.

Trong cuộc đời bạn, có bao giờ bạn nghĩ rằng đường đời sẽ không có thứ gì mà bạn không thể vượt qua?

Trong thâm tâm bạn, có khi nào bạn vội vàng vứt vỏ một thứ tình cảm, để rồi ngày hôm sau hối tiếc?

Khi trẻ tuổi, tôi có nhiều lúc bồng bột, nông nổi. Nhiều khi tôi tỏ tình với Thanh, nhưng cô ấy lại chỉ gật đầu, không nói thêm câu gì nữa. Khi ấy tôi mới chỉ 25 tuổi!

25 tuổi đối với con gái mà nói đủ để trái tim họ tĩnh lặng, để đầu óc họ biết tỏ tường trắng đen. Nhưng đối với con trai lại khác, chính cái độ tuổi đó lại càng nóng nảy, kiêu căng. Và tôi có khác những đứa con trai như vậy là bao? Bao lần đối mặt với Thanh như thế, đối mặt với cái sự im lặng đến ngạt thở, cái sự im lặng chết người, chết tâm ấy, tôi thấy mình vô dụng biết bao nhiêu.

Tôi từng có ý định từ bỏ Thanh với ý nghĩ “cô ấy không hợp với mình”. Nhưng khi đọc được những dòng thư ấy của Thanh, trái tim tôi lại như sáng rực một ngọn lửa, một ngọn lửa của tình yêu tuổi trẻ, của khao khát đời người.

Tình yêu đối với tôi không cần những thứ xa hoa hay những câu nói ngọt ngào. Yêu, chúng tôi chỉ mong được ở bên cạnh nhau, cùng làm việc, cùng cố gắng đắp xây tương lai.

Nhưng đoạn tình cảm này là ai đã cắt đứt?

Tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn thành phố Hà Nội về đêm. Gió se lạnh thấm đẫm hương hoa quất thanh mát, luồn lách vào trong lòng tôi, vào trong trái tim tôi. Tôi lại nhớ Thanh, nhớ giờ này cô ấy đang yên lặng nằm dưới nấm mồ nơi quê nhà.

***

Chiếc xe đen cũ phóng nhanh trong đêm tạo nên những âm thanh hết sức nhỏ bé, lại thấy như một bản nhạc của quỷ thần chốn âm ti.

Tôi dừng xe ở gần một căn nhà không có người ở. Những hạt mưa nhỏ bé rơi trên mái tóc tôi, lẳng lặng ở trên mặt tôi mà nhìn Thanh. Cách chỗ tôi đứng gần chục mét là mộ của Thanh – ngôi mộ cô đơn, lạnh lẽo.

Tôi bước đến gần đó, lòng lại dâng lên những xúc cảm khác nhau. Tôi hận kẻ giết chết Thanh, cũng hận bản thân mình đã không giữ trọn lời hứa với Thanh - lời hứa cùng nhau sống vì chính nghĩa.

Nhưng chính nghĩa đâu phải chỉ được thực thi bởi luật pháp? Tôi giết những kẻ đáng chết, tuy biết không phải cách làm hay nhưng cũng phần nào giúp xã hội bớt đi những kẻ vô lương tâm.

“Thanh! Em có thể cho anh biết anh làm đúng hay sai được không? Cái sự giằng xé tâm can này khiến anh vô cùng đau đớn và dằn vặt. Em sống vì chính nghĩa, em đi theo luật pháp, vậy em có ghét anh, có hận anh đi trái đường với em hay không?”

Đời người, có đôi khi không nắm được tay nhau đến hết đời. Cùng mục đích, lý tưởng nhưng cách làm khác nhau làm cho đôi bên xuất hiện một khoảng cách, cái khoảng cách rất gần nhưng xa xôi ngàn dặm. Nhưng đến cuối cùng chỉ cần gặp được nhau, đó chính là một cái kết tốt.

Có ai nói hai đường thẳng song song sẽ không bao giờ gặp nhau? Trái Đất hình cầu chứ đâu phải một mặt phẳng, chúng sẽ gặp nhau ở điểm vô cực trong không gian, chỉ cần ta có chung mục đích, cuối cùng sẽ gặp được nhau, dù cho khi đó cái chết đã cận kề.

Sống vì chính nghĩa, đâu phải chỉ có thể làm cảnh sát? Đúng không?

Mưa nhẹ nhàng rơi trong cơn gió xuân, lặng lẽ.

Tôi bước đi trong màn mưa bụi, trong gió xuân. Con đường bê-tông ở nông thôn sau cơn mưa to còn đọng nước ít nhiều. Cùng một thành phố Hà Nội, thì ra nội thành và ngoại thành khác nhau nhiều đến vậy.

Tôi không lái xe, đi qua một con đường vắng. Con đường này ở trong xóm, nhưng không thấy bật đèn về đêm. Ở đây vắng người, cách mấy chục mét là đồng ruộng nên người sống ở đây không nhiều. Những tán cây tre, cây lim che đi màn mưa bụi, vì thế mưa như không còn rơi nữa.

Tôi vô tình giẫm lên một thứ gì đó, có tiếng vỡ nhẹ. Tôi lấy điện thoại soi về phía dưới chân, là một kim tiêm, ở trong còn lưu lại chút dung dịch màu cam đục. Ma tuý! Tệ nạn này quả thật quá nhiều, thật may vỏ kim tiêm là nhựa, tôi lại đi giày nên không có vấn đề gì.

Tôi vẫn bước đi trên con đường u tối đó, bóng tối làm cho tôi có cảm giác mình được sống trong môi trường của mình, cho tôi thấy được con đường phía trước mịt mờ nhưng tôi vẫn chọn đi.

“Ông không cho tôi tiền thì mặc xác tôi, ông quản tôi làm gì?” – Tôi nghe thấy tiếng một người đàn ông, giọng hắn như đang phát điên.

Trong bóng đêm, tôi tiến lại gần nơi phát ra âm thanh đó.

Đó là một ngôi nhà ngói ba gian cạnh một cây lim to. Trong nhà vẫn sáng đèn.

“Mày đi chết luôn đi, cái thứ như mày tao không cần. Tao không có thằng con như mày. Cút đi!” - Giọng một người nữa lọt vào tai tôi, trong tiếng chửi có sự đau đớn.

“Ông không cần đuổi tôi cũng đi, ông có tiền cho tôi đâu mà tôi ở!” - Hắn nói xong rồi bước ra khỏi cổng, đi về phía bóng đêm.

Tôi nhìn qua cánh cổng đang mở, ở sân có một người đàn ông hơn năm mươi tuổi vẫn đang cầm cái gậy. Trên mặt ông ấy đầy những khổ đau.

“Ông có chuyện gì vậy?” – Tôi hỏi.

“Mày biến đi, tao biết thừa mày là tên dụ dỗ con trai tao. Đừng để tao đánh mày.” – Ông ấy hét lên.

Tôi im lặng, không nói gì, bước ra cổng. Tôi hiểu nỗi lòng của ông ấy, con trai nói với mình những lời như vậy, còn có thể không tức sao?

Bóng đêm lại bao phủ lấy tôi, ánh sáng đèn điện tối dần.

Một bàn tay bỗng nhiên bịt chặt miệng tôi, tay kia định lục túi quần tôi thì hắn đã bị tôi huých cho một cái, ngã xuống.

Ánh đèn gần căn nhà vẫn mờ mờ soi vào mặt hắn, là một tên nghiện – con của ông ấy. Những tên nghiện sức khoẻ không tốt, đừng nói là với tôi, mà ngay cả những thanh niên bình thường chưa chắc đã khống chế được.

Hắn đau đớn nằm trên đất rồi cố gắng đứng dậy, nhìn tôi. Hắn đứng chưa vững đã định túm lấy áo tôi. Tôi hất tay, hắn lại nằm trên đất. Người hắn run run, thỉnh thoảng co giật, đó là phản ứng của cơn thèm thuốc.

Tôi không có ý định giết hắn, nhưng hắn lại vớ được một mũi kim, tính đâm vào chân tôi, cũng may tôi phản xạ nhanh. Hắn như đang trong cơn điên loạn vậy, một lúc lại co giật, đau đớn hét lên thật to. Âm thanh ấy như chìm vào khoảng không, rồi yên lặng.

Không hiểu sao trong đầu óc tôi lại dâng lên một suy nghĩ. Đúng! Giết hắn! Hắn chính là kẻ gây nên tội lỗi. Một cuộc sống chỉ biết đến ma tuý, còn có thể giúp gì cho đời được đây? Hành động vừa rồi của hắn khiến tôi nghĩ đến những ngày sau này, liệu còn bao nhiêu người sẽ bị hắn hại, để rồi bước đi trên con đường u tối, không kiềm chế được bản thân mình đây?

Tôi vẫn mang theo súng chuyên dụng, nhưng không thể dùng. Tôi lấy con dao nhỏ treo cùng móc khoá, tuy nhỏ nhưng sắc bén vô cùng. Nó đã lấy mạng của một tên tham nhũng, tên chà đạp lên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Tôi tính một nhát giải quyết hắn, thế nhưng hắn lại ngay lập tức đứng dậy bỏ chạy.

Hắn chạy không quá nhanh, vài phút sau tôi bắt được hắn. Hắn quơ quơ tay, có lẽ tính ngăn cản thôi, nhưng bị tôi một tay ngăn lại, bẻ ra sau. Trong sự yên lặng, tôi nghe thấy tiếng xương gãy. Một nhát dao trúng tim, hắn thoi thóp vài hơi rồi chết. Tôi vứt hắn vào bụi cây gần đó, người hắn bị che lấp bởi những gốc cây tre, như vô hình biến khỏi thế gian này vậy. Tôi cười, nụ cười ngày càng tàn độc hơn.

Sau khi thu dọn hiện trường vụ án, tôi vẫn đứng lẳng lặng trong bóng đêm. Nơi hắn chết cách nhà hắn không xa, hắn hét to như vậy, liệu bố hắn có nghe thấy không? Mà có nghe thấy thì đã sao? Tôi hành động trong bóng đêm, ông ấy thì đang trong cơn đau khổ, có thể biết được không?

Vài phút sau, tôi rửa sạch con dao, treo vào móc khoá, đi về phía chiếc xe ô tô đen và cũ. Tôi không khởi động xe, yên lặng nhìn màn mưa bên ngoài cửa kính. Tôi nhìn vị trí khoá xe, lại nhìn con dao nhỏ đó, bất giác mỉm cười.

Ngày nhỏ, tôi là một đứa con trai không mấy “phong thái”. So với những đứa bé trai khác, tôi hay khóc hơn, cũng hay sợ hãi hơn. Cũng chính vì như vậy tôi bị chúng bạn coi thường.

“Ngay cả một con mèo mày cũng không dám đâm chết, đúng thật là thằng đồng tính. Ha ha…” - Tiếng cười của hắn đánh thức sự bực tức mà tôi đã cố kìm nén.

“Con gái thì nhận đi, chuyển giới được đó mày!” - Một tên nữa khinh khỉnh nhìn tôi.

Bỗng tôi giữ chặt con mèo nhỏ đó, một dao đâm thẳng vào bụng nó. Cái sự căm tức đến tột cùng bị vây khốn, cuối cùng vẫn bộc phát mà thôi. Chúng nhìn tôi, kinh ngạc rồi cười cười.

Đó là lần đầu tiên tôi biết đến mùi máu tanh, lần đầu tiên tôi được chúng bạn nhìn nhận bằng ánh mắt nhìn một thằng con trai. Khi đó, tôi mới 12 tuổi. Kể từ đó, tôi trở nên ít nói hơn, trầm tính hơn, và khi học Trung học cơ sở, tôi được nhiều bạn khác phái thích.

Thì ra giết chết một con mèo không khó, giết một người cũng không quá khó khăn, quan trọng bạn biết bạn làm như vậy nhằm mục đích gì mà thôi. Con đường chính nghĩa của tôi không sai, đúng không?

Bên ngoài cửa kính, mưa vẫn lặng lẽ rơi, lẳng lặng như một thứ tình yêu, một niềm tin vô hình, dù biết người khác không thích thứ tình yêu cùng niềm tin tội lỗi đó nhưng vẫn muốn được tin, được yêu.
 
Bên trên