Mùa xuân bất tận - Tạm dừng - Athena.K

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
MÙA XUÂN BẤT TẬN

20120116115329_a2_2_jpg.jpg


Tên tác phẩm: Mùa xuân bất tận
Tác giả: Athena.K
Thể loại: Lịch sử, huyền bí, tình cảm, giả tưởng,...
Cảnh báo: Nhân vật và sự kiện không thật sự bám sát lịch sử và có nhiều yếu tố hư cấu nên mọi người có thấy chút không đúng thì cũng đừng ném đá mà hãy góp ý nhá!
Kết: SE (vì vẫn phải trung thành với lịch sử mà T^T)

Nội dung

Có một câu chuyện tưởng chừng đã mãi mãi nằm sâu hàng chục tấc đất cùng với những mảnh vỡ bị thất thoát của lịch sử. Nói đúng hơn thì có lẽ không ai muốn kể nó ra.

Nếu đã là một người Việt Nam, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người không ai không biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về người phụ nữ đặc biệt đã sinh ra con người vĩ đại ấy - Từ Thục phu nhân. Người phụ nữ từng có một câu nói không phải bất kì người phụ nữ phong kiến, thậm chí là đến những người phụ nữ hiện đại, nào có đủ bản lĩnh để thốt nên: "Nếu không thể có chồng làm vua thì cũng phải có con làm vua một nước."

Thế nhưng lịch sử lại cho thấy một cái kết đau buồn rằng chồng bà chẳng phải là vua và con trai bà - Trạng Trình - cũng thế. Vậy liệu đó có phải là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ? Rằng bà chỉ là một người chỉ có thể ước vọng cao xa nhưng lại chẳng đủ bản lĩnh để làm nên điều đó?


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Một truyện nữa về lịch sử Việt. Cố gắng lên bạn nhé. ^^
 

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
Một truyện nữa về lịch sử Việt. Cố gắng lên bạn nhé. ^^
Cảm ơn chị nhiều! Gặp chị một lần rồi nè, hồi em đăng truyện ngắn Sáu mươi năm kỉ niệm ngày cưới!
Mong chị ủng hộ và góp ý hộ em với!
 

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
Mở đầu. Người phụ nữ của lịch sử

Có những điều những tưởng có thể mãi mãi chôn vùi, thế nhưng ta biết rằng có lúc ta cũng phải chấp nhận một sự thật rằng cho dù là điều gì, có được giấu kĩ đến thế nào thì cũng có một ngày người ta biết đến nó. Đó là một quy luật. Và cho dù điều đó có mang lại hạnh phúc hay khổ đau thì người đời sau vẫn chỉ còn cách chấp nhận nó như một phần của lịch sử.

Có lẽ bây giờ, khi mọi chuyện đã kết thúc, thì sự thật này chắc cũng chẳng còn là một sự thật kinh hoàng như lần đầu tiên ta biết đến nó nữa.


*


- Chúng ta đang đi đâu vậy, công chúa?

- Đã bảo bao nhiêu lần rồi sao không biết vâng lời hả? Ta không còn là công chúa nữa!

- Nhưng mà… - Cô hầu cho dù bây giờ đã lớn tuổi nhưng vẫn chẳng bỏ cái thói cứng đầu.

- Mấy chuyện xa xưa ấy, ta đã nhắc ngươi quên đi bao nhiêu lần rồi?

- Vâng!

Ninh Lan là tì nữ của ta từ khi ta chỉ mới là một cô bé, cô nàng khi ấy vừa là bạn ta vừa là người hầu cận của ta chỉ vì chúng ta trạc tuổi nhau. Tuy nhiên, ta biết luôn có một bờ rào ngăn cản tình bạn của chúng ta trở thành một tình bạn như bao người khác. Đó chính là sự khác biệt về giai cấp. Cô bé khi ấy được đưa vào cung chỉ là một cô bé đang run rẩy vì bị bọn buôn người bán đi để trả nợ cho gia đình, còn ta, một công chúa được sinh ra giữa nhung gấm và của cải của cả một thời kì thịnh trị. Cho dù ta có cố gắng xóa bỏ thì cái rào cản ấy vẫn là một thứ cứng đầu ở yên chỗ của nó, nhưng vô hình.

Ngay cả bây giờ, khi ta và cô ấy đều đã là những bà lão, và ta đã từ bỏ niên hiệu Lan Minh công chúa của mình từ rất lâu rồi thì ta vẫn chẳng thể khiến cho cái thứ khó chịu ấy biến mất. Có điều, cô ấy vẫn luôn ở bên cạnh ta, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Chúng ta im lặng một hồi lâu khi đi trên một cồn cát nhìn hướng ra biển. Ta cảm nhận những ngọn gió quen thuộc mơn man qua làn da nay đã nhăn nheo và thô ráp lại vì thời gian nhưng ta thầm nhủ rằng “Có vẻ như thế này mới hợp với cuộc sống giữa biển khơi chăng?” Chắc người ta sẽ cảm thấy tức cười lắm khi nhìn thấy hai bà lão cùng bước những bước nặng nề qua một vùng đất bao la rộng lớn thế này, chẳng có ai đi cùng để mang giúp hành lí hay đỡ đần nếu lỡ có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, đó chẳng phải là vấn đề gì quá lớn lao.

Đi hết cồn cát là tới một ngôi nhà nhỏ nằm biệt lập so với xung quanh. Chúng ta nghỉ chân tại đó trước khi tiếp tục đi về phía Đông, đi về phía biển. Đích đến của ta là một nơi mà cứ tưởng nó chỉ mới được xây cất lên mới đây thôi, tuy nhiên cả ta và tì nữ của mình đều biết rằng nó đã ở đây được ba năm rồi.

Đến tận khi nhìn thấy dòng chữ được khắc trên những tấm bia nằm giữa một cánh đồng rộng lớn trải dài, Ninh Lan mới vỡ lẽ:

- Bà ấy được chôn cất ở đây sao?

- Có vẻ như bà ấy có một người con rất hiếu thảo! - Vừa nói ta vừa dùng tay gạt một vài sợi cỏ khô vương trên tấm bia xuống.

Với người phụ nữ này, ta chỉ có thể nhìn bằng đôi mắt tôn kính. Trên bia mộ khắc tên của ngoại tổ và ngoại tổ mẫu cùng người đã sinh ra người mà người đời vẫn gọi bằng cái tên đáng kính, Trạng Trình: Từ Thục phu nhân Nhữ Thị Thục.


*


Đó là câu chuyện từ rất lâu về trước, câu chuyện thuộc về một thời kì chỉ mang lại sung túc cho con người, đi đâu cũng có thể nhìn thấy được nhân dân đang mỉm cười hạnh phúc trước những mùa vụ đầy ắp, những con thuyền cập bến với đầy cá tôm. Làng mạc, thành trì đâu đâu cũng nhìn thấy được những con người chân chất thật thà bởi vì sau bao nhiêu gian khổ khi phải sống giữa một thời kì rối rắm về chính trị hằn đầy trên nét mặt, cuối cùng họ cũng đã có thể tươi cười được nhìn thấy một bầu trời xanh trong, được hưởng những tia nắng ấm áp của một vị vua có trái tim hiền từ và anh minh.

Vua Lê Thánh Tông.

Đó là cha ta.

Ta nhận ra rằng ông là một người đặc biệt thế nào trong mắt người dân khi chúng ta cùng nhau đi qua những làng mạc, những vùng dân sinh thanh bình. Từ khi ta sinh ra chưa bao giờ phải nhìn thấy một giọt máu nào của chiến tranh trong thời loạn lạc. Ông ấy, vị vua nhân từ đang mỉm cười nhìn ta, đã xóa sạch bóng đen của chiến tranh và nội chiến ra khỏi vùng đất rừng vàng biển bạc này.

- Chúng ta hình như đã đi rất xa rồi đó, Phụ hoàng! - Ta lên tiếng.

Giọng nói ngọt ngào của một nàng công chúa vừa tròn bảy tuổi chảy tràn vào tai của nhà vua khiến Người phải buộc dừng kiệu lại.

- Công chúa! - Người từ tốn nhắc. - Đã là một công chúa thì con không được phép hét váng lên như vậy! Phải nhẹ nhàng và nhỏ nhẹ thôi!

Ta bất giác giơ tay lên che miệng lại khi Người đang bước tới chỗ kiệu của ta.

- Nhưng con chỉ sợ Phụ hoàng không thể rời khỏi kiệu, đâu đâu cũng là nguy hiểm với Người mà!

- Công chúa ngây thơ thật! - Nhà vua đưa tay lên vuốt mái tóc, Người hơi dừng lại khi thấy một chiếc trâm mới hình hoa mai được cài trên tóc ta. - Chúng ta có thể gặp nguy hiểm ở bất cứ đâu, ngay cả trong Hoàng cung của mình, thì cũng không thể gặp nguy hiểm ở đây được!

- Sao Phụ hoàng lại nói thế? Chúng ta đang ở nơi thần kì nào chứ?

- À! Phải! - Ông ấy bật cười. - Chúng ta đang ở một xứ sở rất kì diệu! Nơi mà chúng ta không phải sợ gì nữa. Nhưng công chúa cũng đừng hét lên, như thế là không phải phép và công chúa hoàn toàn có thể nhờ tì nữ của mình mà! - Nói đoạn, ông liếc nhìn xuống cô bé đứng cách ông chỉ một sải tay.

- Con ghét con bé đó! - Ta phụng phịu làm nũng.

- Được rồi! Công chúa không cần phải làm loạn lên nữa, dù sao chúng ta cũng sắp tới nơi rồi!

- Người bảo tới nơi bao lần rồi?! Chúng ta đã đi rất-rất-rất nhiều ngày đường rồi!

- Lần này ta đảm bảo với công chúa đấy!

- Thật chứ?

- Thật mà! Vậy nên công chúa chỉ cần ngồi chơi thêm một chút nữa thôi! - Nhà vua rời đi sau khi dặn dò nhưng cũng không quên ngoái lại. - Vả lại, chiếc trâm đó rất đẹp đấy!

Phụ hoàng là một người nhân từ như thế đó, vẫn luôn dịu dàng và tận tâm. Một người cha thật tuyệt vời cho dù Người có là một vị vua uy quyền đến thế nào. Bởi vì luôn mỉm cười và tràn đầy lạc quan nên cho dù đã ở cái tuổi quá ba mươi, Người vẫn trông trẻ trung như thể mấy chàng trai vừa mới lớn nhưng cũng mang một chút gì đó rất chững chạc khiến cho người đối diện đôi khi phải e sợ khi đứng trước mặt Người.

Thời tiết vào mùa hè nóng như đổ lửa khiến ta nghĩ mình sắp chẳng thể chịu nổi chuyến đi này nữa rồi. Mọi thứ còn tệ hơn nữa khi hơi muối của biển đang bốc lên từng đợt làm không khí trở nên rinh rích bám vào da thịt khó chịu vô cùng. Ta như muốn cởi bỏ xiêm y ra cho thỏa nhưng cái đó chắc chắn là không được rồi!

Đi thêm chừng nửa canh giờ nữa thì đoàn kiệu đưa tiến vào một huyện chài nhỏ, mọi người đều đổ xuống đường như có họp chợ hay lễ hội gì đó, người dân dưới đường tung hô nào là “Vạn tuế!” rồi “Bệ hạ giá đáo!” như thể ta vẫn còn đang đi đâu đó trong cung. Những hầu cận cũng trở nên bận luôn tay vì những người dân chài gửi cho họ đủ thứ để “tẩm bổ” cho Hoàng thượng. Khung cảnh hỗn loạn ấy chắc chắn không thể khiến ta khỏi mỉm cười, nơi này phải chăng đúng như lời Phụ hoàng ta nói: “một vùng đất nơi mà chúng ta không phải sợ gì cả”?

Có lẽ thật là Người không sợ mình sẽ gặp nguy hiểm gì hay là sẽ bị hạ sát ở đây nhưng ta cũng không thể đoan chắc được rằng nơi này không đáng sợ đối với ta. Bởi vì sau khi rời khỏi vùng trung tâm náo nhiệt tưng bừng ấy, đoàn kiệu đi vào một lối đi trông chừng âm u và tĩnh mịch lắm. Ta thoáng thấy có một gia trang nhỏ nhưng dường như đây không phải là đích đến của Người mà đoàn kiệu vẫn tiếp tục đi và rẽ vào một lối nhỏ ngay cạnh gia trang ấy. Lối đi xuyên vào một khu rừng đầy những cây dương cằn cỗi như đang oằn mình chịu một sức nặng vô hình nào đó, có lẽ mỗi cây chịu một loại sức nặng khác nhau vì chúng đang “gào thét” bằng những cách hoàn toàn khác nhau. Cơ thể chúng co cụm lại, nhưng số khác thì lại như đang cố duỗi thẳng mong muốn thoát khỏi một cái gì đó. Chúng tạo nên một khung cảnh rùng rợn giữa một không gian tối om vì tán của mấy cây dương ấy dường như đã hút hết lấy ánh sáng. Ta lo sợ nhưng không dám hét lên vì Phụ hoàng đã căn dặn không được làm như thế, nên ta cứ cắn răng chịu đựng. Cho tới khi đoàn kiệu được lệnh dừng lại.

Lối đi càng lúc càng nhỏ nên giờ đây cả đoàn kiệu không thể vào được nữa. Phụ hoàng bước tới và bảo ta xuống kiệu.

- Không! Sao Hoàng nhi không thể ở trên này?

- Công chúa, chúng ta tới nơi rồi! Không phải công chúa rất nóng lòng muốn biết chúng ta đang đi đâu sao?

- Nhưng mà… Hoàng nhi sợ…

- Không có gì đáng sợ cả! Đi nào!

Thánh Tông cầm tay ta mình dìu xuống khỏi kiệu rồi cùng vài hậu vệ thân cận khác tiến vào sâu hơn trong rừng dương…

Mục lục >> Chương 1
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Nội dung truyện gần gũi nhưng đoạn đầu lặp từ hơi nhiều tác giả ạ. Với cả mình chưa thấy được sự thống nhất trong ngôi kể, và nội dung của chương đầu cũng chưa phản ánh được nhiều. Dù sao cũng rất vui vì qua truyện này mình biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù rẳng cái kết SE tác giả thông báo trước không khỏi khiến mình cảm thấy buồn và có chút... hụt hẫng.
Có một câu chuyện tưởng chừng đã mãi mãi nằm sâu hàng chục tất đất cùng với những mảnh vỡ bị thất thoát của lịch sử.
Ý bạn chỗ này chắc là "tấc đất"?
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người không ai không biết nếu đã là một người Việt Nam.
Mình thấy câu văn này viết chưa được xuôi lắm. Thật ra phải đọc đến lần thứ hai thì mình mới nắm được ý tác giả. Mình nghĩ nên trình bày lại để mượt hơn. Chẳng hạn đảo cụm từ "nếu đã là một người Việt Nam" lên đầu làm trạng ngữ. ;)
Tuy nhiên, ta biết luôn có một bờ rào ngăn cản tình bạn của chúng ta trở thành một tình bạn như bao người khác.
Thật ra mình thấy trong sách cũng như thực tế người ta ít dùng "bờ rào" lắm, thường thì hay dùng "bức tường" hay "hàng rào" nhiều hơn. :D
Chúng ta nghỉ chân tại đó trước khi tiếp tục đi về phía đông, đi về phía biển.
Tên các phía Đông, Tây, Nam, Bắc viết hoa chữ cái đầu nha bạn.
- Vừa nói ta vừa dùng tay gạt một vài sợi cỏ khô vươn trên tấm bia xuống.
Hình như phải là "vương" mới đúng. :D
Mọi thứ còn tệ hơn nữa khi hơi muối của biển đang bốc lên từng đợt làm không khí trở nên rinh rich bám vào da thịt khó chịu vô cùng.
Ta thoáng thấy có một gia trang nhỏ nhưng dường như đây không phải là đích đến của Người mà đoàn kiệu vẫn tiếp tục đi và rẽ vào một lối nhở ngay cạnh gia trang ấy.
Bạn xem lại lỗi đánh máy nha. ^^
 

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
Nội dung truyện gần gũi nhưng đoạn đầu lặp từ hơi nhiều tác giả ạ. Với cả mình chưa thấy được sự thống nhất trong ngôi kể, và nội dung của chương đầu cũng chưa phản ánh được nhiều. Dù sao cũng rất vui vì qua truyện này mình biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù rẳng cái kết SE tác giả thông báo trước không khỏi khiến mình cảm thấy buồn và có chút... hụt hẫng.

Ý bạn chỗ này chắc là "tấc đất"?

Mình thấy câu văn này viết chưa được xuôi lắm. Thật ra phải đọc đến lần thứ hai thì mình mới nắm được ý tác giả. Mình nghĩ nên trình bày lại để mượt hơn. Chẳng hạn đảo cụm từ "nếu đã là một người Việt Nam" lên đầu làm trạng ngữ. ;)

Thật ra mình thấy trong sách cũng như thực tế người ta ít dùng "bờ rào" lắm, thường thì hay dùng "bức tường" hay "hàng rào" nhiều hơn. :D

Tên các phía Đông, Tây, Nam, Bắc viết hoa chữ cái đầu nha bạn.

Hình như phải là "vương" mới đúng. :D

Bạn xem lại lỗi đánh máy nha. ^^

Cảm ơn chị nhiều vì đã đọc và góp ý ạ! Lần đầu tiên không thể tránh được chút sai sót do quá trình thai nghén và hình thành topic này chỉ vỏn vẹn có ba tiếng! Còn về cái kết thì tại hôm trước em nghe có một vài bạn nói muốn thử biết kết quả xem sao bởi muốn tránh SE hoặc là OE nên em mới viết vào, nhưng chắc chắn thì em mới dám viết. Có điều, chị đừng lo, tuy là SE buồn thật nhưng em cũng thấy thỏa mãn lắm!
 

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
1. Cánh cổng giấc mơ

- Có ai nhìn thấy tiểu thư đâu không? - Bà vú nuôi hoảng hốt chạy xồng xộc vào trong nhà với gương mặt hớt hải.

- Có chuyện gì vậy? - Giọng nói trầm ấm nhưng đầy uy quyền của vị quan Thượng thư, chủ nhân của Nhữ Gia trang này, khiến bà vú giật mình quay người lại.

Gương mặt bà tuyệt nhiên không còn một giọt máu.

- Tiểu thư… tiểu thư… - Người phụ nữ luống tuổi với tướng mạo đôn hậu nói bằng giọng run run như thể nó đang chuẩn bị tan vỡ ra.

- Tiểu thư thế nào? - Nhữ Thượng thư hối thúc.

- Thưa lão gia… tiểu thư mất tích rồi!


*


Những phân tử trong không khí bỗng chốc trở nên hỗn loạn khiến cho ngôi gia trang thân thương chẳng mấy chốc trở thành một vùng đất dữ. Có điều gì đó đã thay đổi, vũ trụ đang xoay chuyển nhưng những huyền cơ ấy là một cái gì đó quá lạ lẫm với một cô bé chỉ mới tròn mười tuổi. Sợ hãi tột bậc, cô gái nhỏ ấy quyết định chạy trốn. Trong đầu cô luôn tự hỏi cùng một câu hỏi khi những bước chân nặng nề của mình vẫn đang tiến một cách vô định về phía trước đi: “Tại sao lại là ngày hôm nay?”

Khu rừng dương bao quanh Nhữ Gia trang là một nơi âm u đầy âm khí khiến ngay cả người dân cũng ít khi nào dám bước vào đây nhưng đó là nơi đã bảo vệ gia tộc cô qua bao đời. Khi còn nhỏ, cô vẫn luôn được cảnh báo không được bước qua ranh giới giữa gia trang và vùng đất đó, bởi có điều gì ở đó còn chưa ai biết. Không ai có can đảm để dấn sâu hơn vào cái nơi kinh hãi ấy, cái nơi kinh hãi với đầy những cây dương có hình thù kì dị như thể có một linh hồn đớn đau nào đó đang ngự trị trong đó. Tuy nhiên…

Cô biết rõ nơi này.

Đúng là cô gái nhỏ chưa bao giờ bước vào nơi này nhưng cô biết rõ nó, rõ đến từng gốc dương, từng ngọn cỏ, biết rõ đến từng hình thù của vô vàn cây trong rừng dương này. Khi cô mới lên bốn, trong một giấc mơ, cô đã được một người phụ nữ (mà cô dám chắc đó không phải mẹ mình) dẫn vào đây. Cô không thấy rõ mặt người phụ nữ đó nhưng cô không hề cảm thấy sợ hãi, hay có chăng là trong tâm tưởng của một đứa trẻ bốn tuổi khi đó không hề biết sợ hãi là gì. Người đó đã chỉ cho cô lí do tại sao những cây dương ấy lại có hình thù đến khiến người ta khiếp sợ như vậy: đó là do khu rừng này từ lâu đã mang trong nó một nỗi đau khủng khiếp. Có một người phụ nữ đã chết ở đây mà không ai biết, người phụ nữ đó đã gieo nỗi oán hận của mình lên vùng đất này khiến cho mỗi nỗi đau mà bà ta chịu đựng lại hằn lên một cây dương. Mỗi nỗi đau là một cây dương. Mỗi cây dương là một hiện thân của một nỗi đau khủng khiếp mà người phụ nữ đó phải chịu đựng. Và có hàng trăm cây dương như thế trong khu rừng này.

Bởi vì khi đó cô là một cô bé chẳng biết sợ là gì, nên mới hỏi rằng người phụ nữ đó tại sao lại phải chịu nhiều nỗi đau đến như vậy. Người đang cầm tay cô trả lời:

- Bởi vì bà ấy biết quá nhiều, vậy nên bà ấy cũng phải chịu đựng những nổi đau nhiều như những gì mà bà ấy đã biết.

Khi ấy cô chẳng thể hiểu nổi người phụ nữ ấy nói gì, và bây giờ cũng không. Thời gian trôi qua, nó cũng tưởng như đã trôi tuột ra khỏi trí nhớ của cô nhưng chẳng hiều sao bây giờ nó lại hiện lên đầy đủ và chân thực đến như vậy. Khi ấy cô còn quá nhỏ để nhận ra điều thực sự đáng sợ trong câu chuyện ấy không phải là tại sao cô có thể nhớ rõ đến từng gốc dương như thế, làm sao mà chúng có thể in hằn vào đầu một đứa trẻ bốn tuổi chi tiết và xác thực đến như vậy. Mà là tại sao người phụ nữ đi cùng cô lại biết rằng có một người phụ nữ đã chết trong rừng dương này trong khi không ai biết: bởi vì bà ấy chính là người phụ nữ đó.

Một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng cô. Trước đây cô là một đứa trẻ chẳng biết sợ hãi là gì nhưng bây giờ thì có. Hơi thở của cô dồn dập và ngắt quãng, tựa hồ như cô đang bị rút hết từng tế bào sống một. Những bước chân vốn đã nặng nề nay càng nặng nề hơn. Cô cũng nhận thức được mình đang đi sâu hơn vào khu rừng “nỗi đau” nhưng dường như không có ý định sẽ thoát ra khỏi đây. Trong một thoáng chốc, những cây dương này như đang bảo vệ cô.

Cô chạy trốn khỏi gia trang an toàn nhà mình bởi vì cô cảm thấy có điều gì đó rất khủng khiếp sẽ diễn ra. Cuối cùng cô lại cảm thấy an toàn ở nơi mà người ta cho rằng đó là nơi nguy hiểm nhất cái trấn Hải Dương này. Cô phụt ra một nụ cười kì lạ, cô chẳng thể hiểu nổi chuyện quái gì đang diễn ra với mình nữa.

Và rồi khi cơn sợ hãi đã qua đi, cô bắt đầu bước chậm lại. Vậy mà khi ấy cô lại trượt ngã. Mùi đất ẩm thấp xộc vào mũi cô, đầu cô bắt đầu hiện lên những hình ảnh lạ lẫm, như thể nó không hề thuộc và thế giới này, không thể thuộc về thế giới này được! Trước mắt cô có một khung cảnh được mạ vàng sáng loáng, cô biết đó không phải là mạ vàng mà là nơi người ta gọi là Hoàng cung, nơi ở rất xa cái trấn biển này, ở tận Đông Kinh. Thế nên cô mới biết đó không phải là thật. Và rồi hình ảnh lộng lẫy ấy bỗng chốc có gì đó thay đổi, những dòng chất lỏng màu đỏ bắt đầu chảy ra từ mọi nơi, khắp mọi nơi. Những dòng màu đỏ ấy chẳng mấy chốc bao phủ lấy toàn bộ khung cảnh trước mắt cô, nhưng lại có một người chẳng hể bị ảnh hưởng gì. Có một cái chò cao ở góc căn phòng rộng lớn, thân chò được chạm trổ rất tinh xảo, người ấy được cái chò ấy bảo vệ, không bị thứ chất lòng kì dị kia xâm chiếm. Cô cố nhìn kĩ người đó thêm tí nữa, người đó đang cố vươn tay ra chồm tới một ai đó. Cô nhìn theo và thấy cha mình. Cha cô đang cố chạy trốn thứ kinh dị khủng khiếp kia.

Và cô bắt đầu nôn.

Cô bắt đầu nôn khi cô biết thứ mà cô gọi là “chất lỏng” từ nãy tới giờ là gì.

Là máu.

Đông Kinh sắp bị bao phủ bởi một màn máu.

Cũng cùng lúc đó cô nghe thấy tiếng người đâu đó xung quanh mình…


*


Bầu trời giữa tháng tám trở nên xám xịt bất thường như báo hiệu có một cơn giông sắp đến. Tuy nhiên, có vẻ như không ai quan tâm tới điều bất thường đó, bây giờ trong đầu họ chỉ nghĩ đến việc làm sao tìm ra được cô thiên kim tiểu thư của Nhữ Thượng thư. Trong lúc bà vú tự mình kiểm điểm lại trong phòng - do bà chẳng còn đủ sức lực để mà tìm kiếm nữa - thì gia nhân trong nhà tủa ra khắp mọi hướng, lục soát mọi nơi có thể để tìm được Thục Nhi tiểu thư.

- Cậu có chắc là mình đã thấy tiểu thư chạy vào đây không? - Nhữ Thượng thư gầm lên với chàng gia nô ngờ nghệch mới vào gia trang được có năm ngày.

Cậu trai trẻ co rúm lại trước cơn giận dữ của của ông. Cho dù đã cho người đi khắp nơi nhưng ông vẫn không bỏ qua một cơ may nào để tìm được con gái mình bởi vì có nhiều khả năng con gái ông đã bị bắt cóc. Trong lúc triều đình chia bè kết phái như hiện nay, không ai có thể bảo đảm được rằng mình và gia đình sẽ được an toàn.

- Vâng… vâng! Tôi không rõ lắm tướng mạo của tiểu thư nhưng tôi nghĩ là mình đã thấy một con bé chạy vào trong rừng lúc đi đốn củi về…

- Mau vào đó tìm đi!

Tuy là người ra lệnh nhưng ông cũng bước tới nơi đặt bệ thờ tổ tiên của nhà mình và nhấc lấy thanh gươm của dòng họ được đặt trang trọng trên đó. Nhữ phu nhân bước về phía ông với vẻ mặt lo lắng:

- Chuyện này… không sao chứ?

- Tôi muốn hứa với phu nhân rằng sẽ không sao… nhưng lại không thể nói trước được điều gì…

- Con bé… chỉ mới có mười tuổi… - Những giọt nước mắt bắt đầu rơi lã chã trên gương mặt phu nhân.

- Tôi sẽ mang nó về!

Khi ở trong gia trang thoáng đạt người ta đã khó lòng có thể nhìn thấy được mặt Trời, vậy nên bên trong rừng dương còn là một màn đêm nguy hiểm hơn nữa. Đoàn tùy tùng liên tục truy hô gọi tiểu thư nhưng chẳng có tiếng trả lời nào. Nhữ Thượng thư cứ đoan chắc rằng mình đã nhận lấy thất bại thì có người hét lên:

- Cô ấy! Cô ấy ở đây! Tiểu thư đương ở đây!

Khi nhìn thấy tiểu nữ của mình nằm sóng soài trên nền đất ẩm, tim ông như nhảy ra khỏi lồng ngực. Và ông chỉ có thể tìm lại được cảm giác cân bằng khi ôm con vào lòng. Cơ thể bé nhỏ yếu ớt ấy được bao bọc bởi hơi ấm của bàn tay ông, vòm ngực rắn rỏi của ông.

- Làm ơn… - Cô gái nhỏ cất giọng yếu ớt lúc những hạt mưa đầu tiên của cơn giông bắt đầu đổ xuống khu rừng dương. - Cha làm ơn đừng đi đâu hết!

- Được… được mà! Cha không đi đâu cả! Cha sẽ luôn ở bên con!

- Không, làm ơn! Đừng đến đó!

- Đến đâu cơ?! - Nhữ Thượng thư nhận ra sự bất thường trong cách nói của con mình chứ không đơn giản nhìn nhận nó như một lời nói mơ.

- Đông Kinh!

Mở đầu << Mục lục
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
2. Điềm báo

- Thục Nhi con? - Nhữ phu nhân thở phào khi thấy tiểu nữ của mình cuối cùng cũng mở mắt ra.

Cô gái nhỏ cảm thấy cơ thể nặng nhọc tựa như có hàng ngàn tảng đá đang đè lên mình. Không gian quanh cô đang co cụm lại, đang bị bóp nghẹt. Cô cố gắng để thở lại cho bình thường.

- Con không sao chứ?

- Con… - Cô bé gượng dậy.

- Con nên nằm xuống đi! Con đã hôn mê suốt ba ngày rồi, không nên dụng sức!

- Ba… ngày? Vậy… cha? Cha có đi đâu không?

- Không! Có chuyện gì sao con?

- Con… - Lần này cô biết mình nhất định phải dậy cho dù cơ thể này có đang mòn mỏi thế nào đi chăng nữa. - Con phải nói chuyện với ông ấy!

- Khoan đã!

Phu nhân cố ngăn con mình lại nhưng cho dù với cơ thể đang kiệt sức kia, quyết tâm của con bé vẫn lớn hơn sự bảo bọc của bà. Kể từ lúc nó sinh ra, bà đã biết nó không phải là một đứa trẻ bình thường. Khi mang thai, bà có đi xem bói. Thầy nói với bà rằng đứa trẻ này được sinh ra trong cơ thể của một nữ nhi nhưng ý chí lại là của bậc trưởng bối, thầy có trầm ngâm một lát rồi lại đế thêm vào:

- Bà đang mang một viên ngọc đen nguy hiểm nhưng lại mang đến phúc đức cho gia đình bà, thưa phu nhân!

Bà không biết câu nói ấy có chứa huyền cơ gì. Chỉ là đúng là bà đã sinh ra một nhi nữ như vậy, làm gì có nhi nữ nào trên đời lại muốn trực tiếp nói chuyện với phụ thân mình? Ngay cả bà cũng còn chẳng dám nhìn thẳng vào mắt chồng khi nói chuyện nữa là…

Nhưng đôi khi phu nhân cảm thấy đó không hoàn toàn là điều mà vị thầy bói kia muốn nói với bà.


*


Đôi bàn chân yếu ớt của cô nhóc cuối cùng cũng đã bình thường trở lại, cô thoáng mỉm cười khi rốt cuộc thì mình cũng bắt đầu cử động linh hoạt như bao ngày. Cô chạy thật nhanh, qua những gia nô trong gia trang, rồi lại qua mảnh vườn trồng đầy hoa cải vàng ươm. Cha cô, người mà cô một mực kính trọng, đang thưởng trà ngoài hoa viên. Ông mỉm cười khi nhìn thấy cô con gái mình lại chạy nhảy như bao ngày. Tuy nhiên, đó là khi ông chưa nhìn thấy sắc mặt của cô.

- Thưa cha…

- Thục Nhi? - Nhữ Thượng thư nheo mày không biết hà cớ gì khiến một con bé mới mười tuổi lại mang một gương mặt đầy lo âu như thế.

- Tiều nữ, có chuyện muốn nói!

Ông hơi bất ngờ nhưng vẫn để con bé nói:

- Cha có việc gì ở Kinh thành không?

- Hiện tại thì không!

- Xin cha! Làm ơn, đừng đến đó! - Con bé nhìn ông bằng ánh mắt van nài khiến lòng người cha đau như có dao đâm.

- Có chuyện gì sao con? Ta bây giờ tuy không có việc nhưng không diện kiến Thánh điện trong một thời gian dài thì sẽ không phải phép, huống hồ chi công việc của ta là trông coi sổ sách?

- Nhưng… nơi đó… đầy máu!

- Lúc nào nơi đó chẳng như thế, ngày nào cũng có người chết vì nhận lệnh vua, chết vì bệnh đậu mùa hay vì nhiều lí do khác nữa, đó vốn là một nơi đầy máu!

- Không! Lần này thì khác, con thấy mọi nơi đều có máu, cung điện, đồ vật đều đổ máu, con nhìn thấy cha ở đó…

- Đó là lí do khiến con lo lắng sao? - Vừa nói ông vừa chạm tay vào giữ hai mày con gái đang nhíu lại. - Như vậy thì lớn lên không xinh đẹp được đâu!

- Con không quan tâm chuyện đó! Cha hãy nghe con với!

Nghe con nói thế lòng Nhữ Thượng thư cũng có chút không yên.

Nhưng ngày giờ lên đường đã được định sẵn.


*


Thiên Phúc tự là một ngôi chùa nhỏ nằm cách nơi ở của Nhữ Gia trang không xa lắm. Với kiến trúc chỉ có một gian chính điện nằm giữa khu sân vườn, nơi đây dường như giống một nơi bỏ hoang nhiều hơn. Trong chùa cũng chỉ còn có mỗi Hiền Mục sư chăm lo cho tượng Phật và thắp hương cầu kinh mỗi ngày. Tuy nhiên, sư thầy lại rất tận tâm với công việc của mình. Đối với ông, quy y nơi cửa Phật là để tịnh tâm mình, không nên xét nét nhiều về việc liệu có ai quan tâm đến mình hay không, nếu có thì thần phật tự khắc sẽ dẫn lối.

Một ngày như bao ngày khác, Hiền Mục sư thắp hương rồi niệm kinh. Ông hài lòng khi được thấy mọi việc cứ diễn ra liên tục, mỗi ngày đều giống nhau. An nhàn và bình yên. Ông bước ra khoảng sân vườn nhỏ trước chùa, cái cây mà ông tự tay trồng lấy từ khi đến ở chùa này đã bị cơn giông ba ngày trước quật ngã. Vị sư đau lòng nâng nó lên nhưng rồi lại bỏ nó xuống.

Vì hôm nay chùa có khách.

- Nhữ phu nhân, phải chăng bà lại muốn tới viếng chùa vào một ngày thế này? - Hiền Mục sư ám chỉ cái thời tiết dở dở ương ương giữ tháng tám nơi vùng đất biển đầy nắng gió.

- Tôi đến đây là để gặp sư.

- Phu nhân có điều chi muốn nói? - Ông vừa nói vừa đặt xuống trước mặt bà một tách trà hoa, thứ nay đã không còn là phẩm cao cấp nữa, mà cùng với sự thịnh vượng nhanh chóng của Đại Việt cuộc sống người dân đã sung túc hơn tạo ra đủ điều kiện để họ có thể mua những thứ trước đây họ khó lòng mua nổi. Nói cho cùng thì loại trà này cũng chỉ là loại hạ cấp thôi nhưng nó cũng đủ để làm ấm lòng bất cứ khách hành hương nào ghé ngang qua đây.

- Về… đứa con gái mà trước đây tôi có đến đây nhờ sư…

- À! - Lần đầu tiên Nhữ phu nhân ngạc nhiên đến vậy khi sư trụ trì cắt ngang lời bà. - Tôi biết sớm muộn gì bà cũng sẽ quay trở lại!

- Vậy là, sư đã biết chuyện gì đó?

- Vâng, tôi biết thưa phu nhân!

- Thế… là chuyện gì?

- Có lẽ đã tới lúc mọi thứ thay đổi rồi! Nhi nữ của phu nhân đã bắt đầu có thể nhận ra được những thay đổi, đó là lí do khiến phu nhân phải trở lại đây, vì vậy kể từ bây giờ phu nhân hãy chấp nhận và giúp đỡ con bé. Đừng cố gắng thay đổi chuyện này vì con bé được sinh ra với định mệnh của riêng nó, ngày nó sinh ra vận trời cũng thay đổi, bởi vì con bé là Người Đoán Mộng, người nhìn thấy được những dòng chảy bất thường của vũ trụ.

- Ý sư là… - Người phụ nữ trước mặt Hiền Mục sư như bị đóng băng lại giữa cái nóng ngột ngạt của mùa hè. - … con bé có năng lực siêu nhiên sao?

- Vâng! Phu nhân có thể hiểu được theo nghĩa như vậy!

Cho tới tận khi Nhữ phu nhân rời khỏi đó, gương mặt bà vẫn giữ nguyên đấy vẻ lo âu đến hãi hùng bởi, làm gì có ai hiểu được cho điều mà bà vừa nghe thấy?! Hiền Mục sư cứ nhìn mãi hình bóng ấy cho tới khi phu nhân đã hoàn toàn mất hút sau rặng tre. Ông quyết định quay lại với công việc đang làm dở của mình ban nãy.

Bước trở lại vào sân, ông nhìn chú mục vào cái cây đáng thương vừa bị ngã nhưng nó lại mang đầy vẻ kiêu hãnh như lúc rễ vẫn còn cắm sâu vào lòng đất. Ông có thể cảm thấy được nó đã bình thản ra đi không có đến một chút đớn đau nào. Vị sư lại nhấc cái cây lên và rồi hạ nó xuống. Khi ấy, ông tự nhủ rằng những thứ đã tuân theo mệnh trời thì không có gì thay đổi được vì vậy thay vì cố thay đổi hãy để thuận theo lẽ tự nhiên.

Và rồi ông lại tự hỏi rằng không biết liệu thuận theo tự nhiên có phải một điều tốt hay không. Ông là người đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện nên cũng không dám chắc rằng mình sẽ thốt nên câu ấy một lần nữa.

Trước kia, khi mà trụ trì trước đây của Thiên Phúc tự vẫn còn sống, cũng có một người phụ nữ từng tới đây. Ngày hôm đó mưa gió bão bùng giữa tháng mười hai hoành hành làm mọi người kham khổ, người phụ nữ ấy bước vào chùa với bộ y phục ướt hết vì cơn mưa giông. Khi ấy ông chỉ có thể cho bà được một chén nước ấm cùng một cái khăn mỏng để bà lau người. Vị trụ trì kia tiếp chuyện bà còn ông chỉ đứng bên cạnh, nhìn người phụ nữ ấy run rẩy. Không phải vì lạnh. Bà ấy nói rằng cách đây mấy ngày bà bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh khác thường. Khi đi ngoài đường, trong khi người khác đang đau đớn vì nạn đói thì bà nhìn thấy họ đang tươi cười hạnh phúc cùng đủ mọi thực phẩm trên tay. Khi vào chợ, khu chợ không bóng người co cụm lại vì rét và những thứ còn hiện diện được trước mặt họ chỉ còn là những con cá khô còm cõi thì bà lại thấy nơi ấy đông nghịt người bán lẫn kẻ mua. Bà ấy bị những ảo ảnh ấy ám lấy mọi lúc mọi nơi, bà bắt đầu nhìn thấy xa hơn, thấy mọi chuyện thay đổi, thấy những cuộc thanh trừng, thấy sự bắt đầu của một niên đại mới. Đại Việt trong một thoáng đã thay đổi trong mắt bà.

Bà ấy cũng là một Người Đoán Mộng. Sư trụ trì ấy đã khuyên bà đừng nên nói với ai cả.

Hai ngày sau người phụ nữ ấy treo cổ trong rừng dương vì không thể chịu đựng được những điều mà mình nhìn thấy. Một mình bà đã phải chịu đựng những nỗi đau xảy ra trong cả một thời kì lịch sử. Tất cả những chuyện mà người phụ nữ ấy kể ngày hôm đó đều trở thành sự thật.

Hiền Mục sư cảm thấy có điều gì đó quen thuộc trong câu chuyện này. Ông cũng lo sợ cho cô bé ấy.


*


Một tháng rưỡi sau là tới ngày lên đường của Nhữ Thượng thư, ông vào kinh để hoàn thành sổ sách và trình báo với Bệ hạ. Bầu trời mùa thu ngày hôm ấy ảm đạm, không một gợn mây nhưng cũng không có lấy chút nắng. Toàn bộ những người thân và gia nô trong gia trang đều ra tiễn. Ai cũng mong chờ một ngày ông sẽ bình yên vô sự trở về. Ông đã cố mỉm cười trấn an mọi người nhưng ông lại chẳng thể làm gì khi bắt gặp ánh mắt đau đáu của con gái mình.

Phu nhân đã nói cho ông biết về chuyện của con bé.

Rằng những điềm báo có thể thành sự thật.

Mục lục
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Bà Nhữ Thị Thục là một nhân vật hết sức thú vị. Vì thế tôi thích chủ đề này của bạn.
Đúng là cái lời giới thiệu truyện của bạn thật là... Hai truyện đều như vậy. Tôi cũng không giỏi giới thiệu truyện, vì thế tôi chọn cách viết đơn giản nhất có thể, chắc cũng chẳng được đánh giá cao gì. Tuy nhiên, lời giới thiệu của bạn nghe có những chỗ vừa rối rắm lại vừa khó hiểu.
Về nội dung, tôi nghĩ bạn nên tham khảo bài viết Những vấn đề hay gặp phải khi viết truyện cổ đại thuần Việt của Ivy Nguyen để hiểu thêm về ngôn ngữ, cách xưng hô, trang phục...
Ngoài ra, nếu tôi không nhầm thì bà Thục là người Hải Phòng (từng gặp Mạc Đăng Dung đang đánh cá), nên nếu bạn miêu tả khung cảnh, sinh hoạt... cũng nên lưu ý đến yếu tố địa phương một chút.
Truyện của bạn, tôi chưa có cảm giác thân thuộc của người Việt.
 

kinoshita

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/2/15
Bài viết
141
Gạo
0,0
3. Bức màn máu


Hoàng thành chìm vào giấc ngủ yên tĩnh. Sau một ngày lao động vất vả nhưng tràn đầy tiếng cười, ai cũng chỉ có một mong muốn được ngả mình xuống phản, kể cho trẻ con nghe những chuyện xưa tích cũ, để chúng chìm đắm trong một thế giới mộng mị đẹp đẽ rồi thiếp đi khi ánh nến còn chưa kịp chảy hết. Sau đó, vạn vật chìm vào bóng tối. Bóng tối che chở cho tất cả.

Đêm đó, bóng tối trở thành một thứ vô cùng đáng sợ.


*


Địa điểm: Cửa Đông Hoàng thành.


- Này, con mụ nhà mi chửa chín tháng rồi mà chưa thấy sinh ử? - Một tên lính canh đã say ngất ngưỡng nằm dài ra cái phản đặt trước cổng thành phía Đông.

- Mấy bà mụ bảo chắc là đứa nhỏ cứng đầu lắm! Mà nói làm chi, giống hệt bố nó hồi đó thôi! - Một tay lính khác cười ha hả trước câu đùa cợt của mình, có điều thằng bạn chí cốt lại chẳng phản ứng gì. Nó đã ngủ say như chết.

Từ ngày Đại Việt được sống trong hòa bình, nhân dân đầy đủ cơm no áo mặc, công việc của những lính canh cổng không khác gì những con bù nhìn trong đêm. Họ chỉ có mỗi một công việc là nhận lệnh đi tuần sau đó đứng trước cổng suốt đêm. Nhưng cứ đứng mãi thì ai mà chịu nổi, may sao có một chỉ huy tốt bảo rằng đêm nay họ không tuần cũng được, đã có một đội khác làm thế nên những người gác cổng suốt như các cậu cứ ăn chơi cho thỏa.

Tên lính đã vật ra ngủ trước kia là một tên bặm trợn chỉ biết phá rối người khác, gia đình đã phải tống vào làm công việc này cho rảnh nợ. Còn cậu chàng - vẫn còn mơ mơ màng màng vì mớ rượu cùng đồ nhắm trên phản - thì xui xo thế nào lại cứ bị xếp chung một ca tuần với tên đó. Ban đầu cậu chẳng ưa gì nhưng sau thấy chơi cũng được, hơi hung tợn nhưng đối đãi với bạn bè tốt lắm, cậu cũng chẳng hề hà gì. Cậu nhấp thêm chén rượu nữa rồi trèo xuống phản mang đôi ủng vào định tìm chỗ nào đó tiểu tiện, sắp chịu không nổi nữa rồi. Khi loạng choạng quay trở lại, cậu mắt nhắm mắt mở nhìn thấy tử thần áo đen đang cầm rìu giáng xuống đầu tên bạn hầm hố kia.

Cậu thản nhiên đi tiếp, cho rằng đó chỉ là ảo giác vì rượu. Chuyện này gặp nhiều rồi nên cũng chẳng thấy lạ. Tuy nhiên vẫn thấy có chút sờ sợ vì đó giờ có bao giờ nhìn thấy tử thần đâu? Cậu đảm bảo đó là tử thần vì hắn mặc đồ đen từ đầu tới chân, đang giương đôi mắt đỏ ngầu nhìn cậu.

Cậu lính gác chững lại liền lặp tức.

Hình ảnh trên phản bỗng nhiên trở nên thật hơn bao giờ hết, cơn say ngà cũng tựa hồ như chấm dứt ngay lúc đó. Rượu và đồ nhắm cũng vẫn ở nguyên chỗ đấy nhưng lại nằm giữa một dòng máu chảy lan từ cổ của tên bạn. Tên đó chẳng hề biết là mình sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Cậu cũng vậy. Cậu không biết là từ khoảnh khắc đó trở đi, cậu sẽ không còn nhìn thấy lại được ánh mặt trời nữa.


*


Xử lí xong hai tên lính chẳng mất chút công sức, hội “Tử thần” tiến vào cửa Đông, mang theo bóng đêm quanh mình. Hơn vài trăm tên khác cũng đã tìm được cách trèo tường vào Hoàng thành. Đó trông giống một cuộc di cư thực sự. Chúng đi chuyển từ cửa Đông qua một cái hồ lớn, nơi những tên lính khác đang tuần đêm. Chúng vượt qua và để lại đằng sau những vũng máu còn tanh mùi. Tiến vào sâu thêm, đi qua một vườn thưởng uyển nằm nấp mình trong bóng tối. Luồn lách, nhẹ nhàng, bước chân tựa như không khí.

Đêm nay không có trăng.

Ánh sáng từ những trụ đèn đá tắt phụt mỗi nơi bọn chúng đi qua.

Đích đến của chúng đang ở ngay trước mắt.


*


Địa điểm: Đông cung.


- Thật là làm phiền khanh đến tận giờ này!

- Bệ hạ! Đó là trách nhiệm của hạ thần! - Nhữ Thượng thư đáp lời rồi cả hai cùng đoàn tùy tùng của vua Lê Nhân Tông rẽ quay một lối đi lớn hơn dẫn đến Đông cung, nơi nhà vua nghỉ ngơi.

Nhân Tông là một vị vua chỉ vừa mới tròn mười bảy tuổi với dung mạo hơn người. Lên ngôi vua khi chỉ mới một tuổi nhưng Người chỉ vừa chính thức chấp chính cách đây năm năm. Kể từ khi Người chấp chính, chưa một ngày nào nhân dân phải sống trong đói khổ hay lo sợ dịch bệnh hoành hành, Người là người có công nhiều nhất tạo ra một Đại Việt thịnh trị, sung túc như ngày hôm nay, một vị vua anh minh, nhân từ. Tuy nhiên, trong cung lại có quá nhiều thế lực thù địch, quá nguy hiểm, quá cao tay so với một người trẻ tuổi như Người. Nhữ Thượng Thư giống như một người thầy nhưng cũng đồng thời là một người bạn tri kỉ giúp Người tránh khỏi những hiểm nguy ấy.

Tuy nhiên, trong tâm trí ông lúc này lại tràn đầy sự lo lắng. Lòng ông vốn đã không yên từ khi khởi hành lên Kinh nhưng giờ đây những lời cô con gái nhỏ nói lại càng khiến ông không yên. Nhìn Nhân Tông rạng rỡ thế này ông thật không dám nói ra điều đó.

- Đào Biểu khanh ngày mai sẽ đi khảo sát về nhỉ?

- Vâng, thưa Bệ hạ!

- Ta thật rất mong sớm gặp lại khanh ấy! Ta muốn biết được người dân vùng núi cao ấy đang sống như thế nào để còn ban chiếu xuống! - Nhà vua vừa nói vừa bước chân qua cánh cửa Đông cung đã được hai nữ hầu mở sẵn.

Nhưng Nhữ Thượng Thư không bước qua ngưỡng cửa ấy.

Nhà vua lấy làm lạ.

- Khanh không vào sao?

- Thần nghĩ là Bệ hạ nên nghỉ ngơi nhiều hơn! Và đêm nay xin hãy để cận vệ lại với Người! Thần cũng đến lúc phải rời khỏi cung rồi!

- Nếu khanh không muốn vào thì trẫm cũng không ép, nhưng tại sao lại nói vậy? Trong cung vốn canh phòng cẩn mật, khanh đâu cần phải lo chuyện đó?

- Thưa Bệ hạ! Hôm nay ngày trăng non, người ta bảo rằng ngày mang đại họa vì bóng tối bao trùm khắp nơi, vạn vật đều trở thành kẻ thù, một cành cây bình thường cũng có thể gây hại, vậy nên thần chỉ muốn Bệ hạ cẩn thận!

Nhà vua ngẫm lại thấy những gì Thượng thư nói cũng không sai. Bản thân Người vốn dĩ còn cần phải cẩn thận hơn những vị vua khác. Người biết việc các đại thần trong cung đang bàn tán với nhau chuyện Người không mang dòng dõi nhà Lê, họ luôn xem Người là một cái gai trong mắt. Tính mạng của Người lúc nào cũng trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Người có thể sống được đến thời điểm này cũng coi như là do trời ban cho có những cận thần hết sức trung thành, luôn bảo vệ và cảnh báo Người. Cũng giống như Nhữ Thượng Thư ngày hôm nay.

Nhữ Thượng thư bước đi xuống những bậc thang để rời khỏi Đông cung vì luật cung cấm là không ai được ở lại cung vua qua đêm. Bởi thế, cho dù rất lo lắng cho sự an toàn của nhà vua nhưng Thượng thư cũng phải ra về. Đoàn tùy tùng theo ông, ai cũng đang cố nén một cái ngáp dài.

Trời cũng đã quá nửa đêm rồi.

Ông nhìn lên bầu trời tối om. Rồi ông nghe thấy tiếng ngáp của một viên quan thái giám.

- Chắc là ông mệt lắm rồi? - Ông quay lại hỏi một câu quan tâm.

- Thật thất lễ với đại nhân! - Viên quan thái giám cúi đầu.

Nhưng khi ấy, khi mà viên thái giám cúi đầu xuống, khung cảnh của một Đông cung đẫm máu như sắp hiện ra trước mắt ông. Có một đoàn người áo đen đang bao vây Đông cung! Vậy sao không ai cấp báo? Vậy sao không có chỉ thị nào? Mọi thứ hoàn toàn yên ắng? Tại sao bóng tối lại ngự trị dày đặc đến như vậy?

Nhưng ông không có nhiều thời gian khi chúng phát hiện ra ông vẫn chưa rời khỏi điện. Kế hoạch của chúng đang trần trụi dưới mắt ông. Ông chính là kẻ sẽ phải bỏ mạng ở đây trước khi chúng đạt được mục đích.

- Chúng ta phải làm gì đó! - Nhữ Thượng thư cùng đoàn tùy tùng đi cùng chỉ có hai người mang kiếm. Họ phải ở lại để bảo vệ Bệ hạ.

Ông chạy thục mạng về phía điện Vạn Thọ với hi vọng sẽ có ai đó ở đó, sẽ có ai đó giúp được! Tuy nhiên, trong đầu ông lại đầy những hình ảnh đen tối. Ông không biết liệu mình có thể thoát ra khỏi đây được không khi âm thanh bọn chúng đang tiến tới ngày càng gần mà con đường tới điện Vạn Thọ gần nhất giờ đây đang trở nên quá đỗi xa xăm. Cái viễn cảnh có thể cứu được Bệ hạ bỗng chốc cũng rời xa tâm trí ông.

Một thái giám chạy phía sau ông thét lên rồi đổ ụp xuống. Cơ thể còn nóng hôi hổi đang nằm trên đất với một vũng máu làm ông choáng váng. Ông biết rằng người mặc đồ đen trước mặt mình đây rồi sẽ nhắm tới ông. Ông sẽ trở thành một con mồi ngoan hiền không thể chống cự, không có vũ khí… Tên đó giơ thanh gươm sáng loáng lên không trung rồi đột ngột bổ xuống, xé tan không khí, xé tan bóng tối, mở ra một bức màn máu trước mắt ông…

Nhữ Thượng thư đã biết mình không thể tránh kiếp nạn này.

- Thượng thư! Ông mau chạy đi! - Một giọng nói vang lên khi ông tưởng mình đã về chầu ông bà.

Hoàng tử Tư Thành là người đã cứu ông. Hai thanh gươm, một của kẻ thích khách và một của Hoàng tử, đang đối đầu nhau. Cuộc chiến giành sự sống giờ đây chỉ nằm sau một đường kiếm.

Sau khi giúp Nhữ Thượng thư chạy thoát cùng với một vài tùy tùng khác của mình. Tư Thành Hoàng tử tiến vào Đông cung mong giải được vòng vây cứu người anh trai cùng cha khác mẹ. Quan cảnh trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên…




Năm Diên Ninh thứ 6 - 1459 (Minh Thiên Thuận năm thứ 3). Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 3, Lạng Sơn Vương Nghi Dân đang đêm bắc thang, chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm. Vua bị hại. Hôm sau, Hoàng thái hậu cũng bị hại.

Khi biết Nghi Dân đảo chính, sáng hôm sau Đào Biểu giả mạo làm Lê Nhân Tông, khoác Hoàng bảo và lên Long sàn mà nằm. Không may Nghi Dân biết được giết cả Đào Biểu.

Bấy giờ, Lê Đắc Ninh là Đô chỉ huy giữ cấm binh đương phiên trực, đã không chịu dẫn quân ra trước ngăn giữ, lại đem giúp kẻ phản nghịch. Cho nên Nghi Dân mới đoạt được ngôi báu, trăm họ bốn phương như mất cha mất mẹ. [Đại Việt sử kí toàn thư, tờ 95 - b]
 
Bên trên