Tản văn Mượn lời kẻ nhạt nhẽo

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Nhớ thuở xưa, ở Ấn Độ có bốn giai cấp: Brahmins (tu sĩ/ Bà La Môn), Kshatriyas (vương công, quý tộc, chiến binh), Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (nô lệ). Và "trùm cuối" là Dalit (tiện dân), những kẻ thấp kém nhất, không nơi cư trú, không được phép vào đền thờ của người theo đạo Hindu, bị người khác khinh rẻ... Thân phận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến địa vị của con cái sau này. Những kẻ có thân phận thấp như Shudras, Dalit sẽ không được phép chạm vào người những Brahmins, Kshatriyas,... Sinh mạng của những người đó cũng bị coi như con sâu cái kiến... Đó là một rào cản lớn ngăn chặn Ấn Độ tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Dù cả một đời cống hiến cho Ấn Độ, để Tổ quốc được tự do, Mahatma Gandhi cũng bị ám sát bởi cố nêu lên quan điểm phản đối phân biệt giai cấp. Tuy sau hơn 70 năm, chế độ phân giai cấp ở Ấn Độ cũng được xóa bỏ đi phần nào nhưng ở đâu đó vẫn còn tồn tại sự phân biệt giai cấp. Sự phân biệt giai cấp này không chỉ ở riêng Ấn Độ, mà còn lan tỏa như một kiểu "khuếch tán văn hóa" ra toàn câu. Chế độ phân biệt này có hai giai cấp: Một là những "đứa con của biển cả", muối có hàng đống, bạn không thiếu gì. Còn giai cấp thứ hai là "những kẻ nhạt nhẽo" hay được gọi nôm na là những đứa NHẠT, ví dụ điển hình là tôi đây.
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Than thân không muối ruột đau chín chiều"

"Nhạt không thì chẳng ai nhìn
Đến khi có muối chín nghìn anh em"

"Nước không mà vã nên hồ
Nhạt mà nên nổi cơ đồ mới ngoan"

"Bọn mày như biển Sầm Sơn
Tao nhạt như nước trong nguồn chảy ra"
(Thơ than thân, tác giả _hONG_aHN_)
Lần đầu tiên tôi bị "dính" chưởng chê nhạt là hồi tháng 9. Hồi đó vừa mới bắt đầu học online, việc trao đổi qua các mạng xã hội là chuyện thường ngày ở huyện. Cô chủ nhiệm lập một nhóm Hangouts để "cho các bạn trao đổi những nhu cầu học tập". Khi nó còn nằm trên lý thuyết thì tốt đẹp là thế, nhưng ra thực tế thì là thảm họa.
Cứ tôi chat một câu, lũ bạn lại comment mười câu, mà mười câu như một: "Èo mày cần gấp 3 thùng muối".
Bực thế! Nhạt có phải do lỗi của tôi đâu?!
Tôi chỉ biết than cho mình, và thấy mình như thể giai cấp Dalit thời xưa vậy...​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Kevin Đẹp Trai

Gà cận
Tham gia
3/5/20
Bài viết
339
Gạo
0,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Nhớ thuở xưa, ở Ấn Độ có bốn giai cấp: Brahmins (tu sĩ/ Bà La Môn), Kshatriyas (vương công, quý tộc, chiến binh), Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (nô lệ). Và "trùm cuối" là Dalit (tiện dân), những kẻ thấp kém nhất, không nơi cư trú, không được phép vào đền thờ của người theo đạo Hindu,... Thân phận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến địa vị của con cái sau này. Những kẻ có thân phận thấp như Shudras, Dalit sẽ không được phép chạm vào người những Brahmins, Kshatriyas,... Sinh mạng của những người đó cũng bị coi như con sâu cái kiến... Đó là một rào cản lớn ngăn chặn Ấn Độ tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Dù cả một đời cống hiến cho Ấn Độ, để Tổ quốc được tự do, Mahatma Gandhi cũng bị ám sát bởi cố nêu lên quan điểm phản đối phân biệt giai cấp. Tuy sau hơn 70 năm, chế độ phân giai cấp cũng được xóa bỏ đi phần nào nhưng ở đâu đó trên mạng xã hội vẫn còn tồn tại hai giai cấp. Một là những "đứa con của biển cả", muối có hàng đống, bạn không thiếu gì. Còn giai cấp thứ hai là "những kẻ nhạt nhẽo" hay được gọi nôm na là những đứa NHẠT, ví dụ điển hình là tôi đây.
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Than thân không muối ruột đau chín chiều"

"Nhạt không thì chẳng ai nhìn
Đến khi có muối chín nghìn anh em"

"Nước không mà vã nên hồ
Nhạt mà nên nổi cơ đồ mới ngoan"

"Bọn mày như biển Sầm Sơn
Tao nhạt như nước trong nguồn chảy ra"
(Thơ than thân, tác giả _hONG_aHN_)
Lần đầu tiên tôi bị "dính" chưởng chê nhạt là hồi tháng 9. Hồi đó vừa mới bắt đầu học online, việc trao đổi qua các mạng xã hội là chuyện thường ngày ở huyện. Cô chủ nhiệm lập một nhóm Hangouts để "cho các bạn trao đổi những nhu cầu học tập". Khi nó còn nằm trên lý thuyết thì tốt đẹp là thế, nhưng ra thực tế thì là thảm họa.
Cứ tôi chat một câu, lũ bạn lại comment mười câu, mà mười câu như một: "Èo mày cần gấp 3 thùng muối"
Bực thế! Nhạt có phải do lỗi của tôi đâu?!
Tôi chỉ biết than cho mình, và thấy mình như thể giai cấp Dalit thời xưa vậy...​
Ôi, mặn quá =)) Đứa bạn nào bảo bạn nhạt đấy :))
Vì cũng là một người thiếu NaCl cho nên xin được chia sẻ nỗi niềm này cùng bạn, chắc tôi cũng làm bài nào than thân châm biếm cái tính của tôi mất. Cảm ơn đã cho tôi nguồn cảm hứng nho nhỏ này. Đa tạ :-bd
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Ôi, mặn quá =)) Đứa bạn nào bảo bạn nhạt đấy :))
Vì cũng là một người thiếu NaCl cho nên xin được chia sẻ nỗi niềm này cùng bạn, chắc tôi cũng làm bài nào than thân châm biếm cái tính của tôi mất. Cảm ơn đã cho tôi nguồn cảm hứng nho nhỏ này. Đa tạ :-bd
Phép so sánh để biểu thị cái sự nhạt này: "Mày nhạt như cô chủ nhiệm vậy"
 
Tham gia
27/10/21
Bài viết
48
Gạo
0,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Nhớ thuở xưa, ở Ấn Độ có bốn giai cấp: Brahmins (tu sĩ/ Bà La Môn), Kshatriyas (vương công, quý tộc, chiến binh), Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (nô lệ). Và "trùm cuối" là Dalit (tiện dân), những kẻ thấp kém nhất, không nơi cư trú, không được phép vào đền thờ của người theo đạo Hindu,... Thân phận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến địa vị của con cái sau này. Những kẻ có thân phận thấp như Shudras, Dalit sẽ không được phép chạm vào người những Brahmins, Kshatriyas,... Sinh mạng của những người đó cũng bị coi như con sâu cái kiến... Đó là một rào cản lớn ngăn chặn Ấn Độ tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Dù cả một đời cống hiến cho Ấn Độ, để Tổ quốc được tự do, Mahatma Gandhi cũng bị ám sát bởi cố nêu lên quan điểm phản đối phân biệt giai cấp. Tuy sau hơn 70 năm, chế độ phân giai cấp cũng được xóa bỏ đi phần nào nhưng ở đâu đó trên mạng xã hội vẫn còn tồn tại hai giai cấp. Một là những "đứa con của biển cả", muối có hàng đống, bạn không thiếu gì. Còn giai cấp thứ hai là "những kẻ nhạt nhẽo" hay được gọi nôm na là những đứa NHẠT, ví dụ điển hình là tôi đây.
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Than thân không muối ruột đau chín chiều"

"Nhạt không thì chẳng ai nhìn
Đến khi có muối chín nghìn anh em"

"Nước không mà vã nên hồ
Nhạt mà nên nổi cơ đồ mới ngoan"

"Bọn mày như biển Sầm Sơn
Tao nhạt như nước trong nguồn chảy ra"
(Thơ than thân, tác giả _hONG_aHN_)
Lần đầu tiên tôi bị "dính" chưởng chê nhạt là hồi tháng 9. Hồi đó vừa mới bắt đầu học online, việc trao đổi qua các mạng xã hội là chuyện thường ngày ở huyện. Cô chủ nhiệm lập một nhóm Hangouts để "cho các bạn trao đổi những nhu cầu học tập". Khi nó còn nằm trên lý thuyết thì tốt đẹp là thế, nhưng ra thực tế thì là thảm họa.
Cứ tôi chat một câu, lũ bạn lại comment mười câu, mà mười câu như một: "Èo mày cần gấp 3 thùng muối"
Bực thế! Nhạt có phải do lỗi của tôi đâu?!
Tôi chỉ biết than cho mình, và thấy mình như thể giai cấp Dalit thời xưa vậy...​
Cười chết mất.
 
Tham gia
27/10/21
Bài viết
48
Gạo
0,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Toàn dân nhạt nhẽo đây mà
Bởi do trí quẫn nên là cảm nhau
Bên em bán muối không sâu
Ai mua inbox em show hàng liền.
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Mượn lời kẻ nhạt nhẽo (2)
"Nhạt" là một từ vần trắc, có nghĩa là trắc trở, bấp bênh. Và tương tự, cuộc đời của một đứa nhạt cũng trắc trở, bấp bênh không kém gì vần trắc.
Nhớ thời vua Lê - chúa Trịnh...
Chúa Trịnh có một viên ngọc quý, suốt ngày nâng niu, giữ gìn rất cẩn thận. Nhân một buổi dạ tiệc, chúa đem ngọc ra khoe. Các quan nhiều kẻ có thói hay nịnh bợ, đua nhau tán tụng. Kẻ thì nói: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc của rắn, mang vào người, có thể nghe được tiếng chim kêu, tiếng sâu, kiến!". Kẻ khác lại nói: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc rết, giữ ngọc rết trong người dao chém không đứt, tên bắn không trúng, xông pha trận mạc như đi vào chỗ không người!". Kẻ khác lại ngọt ngào: "Ngọc của chúa quý hơn ngọc ba tiêu, lấy trong cây chuối, ba nghìn năm mới có một lần, giữ được ngọc này thì thoát tục, tới được cõi bồng lai, lại có thể phân biệt được đâu là yêu quái, đâu là người trần tục!". Nhiều kẻ thi nhau tán tụng, nào đó là ngọc kỵ thuỷ, ngọc kỵ hỏa v.v... Chỉ có Trạng Quỳnh là cười vô thưởng vô phạt, không tán tụng mà cũng không chê bai.
Thấy Quỳnh vẫn đứng yên không nói năng gì, chúa bèn hỏi. Quỳnh chắp tay cung kính thưa:
- Bẩm chúa, trong cõi trời đất này, không có gì quý bằng người. Ngọc rắn, ngọc rết có quý, những sao dám sánh bằng ngọc người? Ngọc người thì chỉ nằm trong óc người. Nhưng chỉ kẻ nào ngu ngốc mới có ngọc, còn khôn ngoan, thông minh thì không thể có được!
Chúa hỏi:
- Vì sao người ngu ngốc mới có ngọc?
Quỳnh đáp: - Chúa chả nghe người ta bảo người khôn thì anh hoa phát tiết ra ngoài đó ư? Còn kẻ ngu ngốc vì bao nhiêu cái khôn không xuất ra được nên hun đúc trong óc rồi lâu ngày dẫn thành ngọc!

Từ đó suy ra:
Gt: Kẻ kém về một việc gì thì tinh hoa của việc đó được giấu kín trong óc
Kl: Trong óc những đứa nhạt có một loại ngọc tên là "Ngọc mặn". Kẻ nào có viên ngọc đó thì sẽ là người mặn nhất trong các nhóm chat, Facebook, Zalo,... vân vân và mây mây, hoặc thậm chí mặn nhất cả thế giới.
Đứa nào chịu mổ óc cho tui nào...?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Mượn lời kẻ nhạt nhẽo (3): Các kiểu đứa nhạt
Cà chua có nhiều loại khác nhau, cà rốt cũng có nhiều giống khác nhau, và tương tự, những đứa nhạt có nhiều chủng khác nhau.
1. Nhạt bẩm sinh: Thường những đứa này hơi bị chững chạc, già trước tuổi, và nhạt nữa. Có thể DNA nhạt này truyền từ đời bố mẹ, ông bà, cụ kị hay xa xưa hơn nữa...
2. Nhạt nhân tạo: Đúng, đúng là nhân tạo theo nghĩa đen luôn nha bà con. Những đứa này có thể bẩm sinh mặn, nhưng do sống trong một môi trường nhiều người nhạt quá (nhân) thế cho nên biến đổi thành nhạt luôn (tạo). Đủ "nhân" đủ "tạo" rồi nghe, phản đối gì nữa. Vd: lớp 7B có một đứa mặn và khoảng 29 đứa nhạt => đứa nhạt sẽ bị biến đổi chất (xác suất là 50%)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

mavis_dracula

Gà tích cực
Tham gia
30/8/21
Bài viết
179
Gạo
0,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Tui ghé qua từ bên góc tâm sự. :) Thật sự tui cũng không biết nhận xét sao nữa bởi đây không phải thế mạnh của tui. Tui chỉ cảm nhận được chủ đề của cậu khá đặc biệt nhưng chưa có nhiều thứ khiến tui (cá nhân thui nha) hứng thú. Nhưng mừ tui thấy cậu trong profile mới 11 tuổi mà đã viết được nhiều kiểu như vầy thì... giỏi rùi...he he. :D:D:D Tui chỉ có tí xíu cảm quan bé nhỏ thui mong cậu không phật ý. :x

À còn nữa, cậu muốn hết nhạt thì chỗ tui là cả một biển muối nè! :)):))
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Tui ghé qua từ bên góc tâm sự. :) Thật sự tui cũng không biết nhận xét sao nữa bởi đây không phải thế mạnh của tui. Tui chỉ cảm nhận được chủ đề của cậu khá đặc biệt nhưng chưa có nhiều thứ khiến tui (cá nhân thui nha) hứng thú. Nhưng mừ tui thấy cậu trong profile mới 11 tuổi mà đã viết được nhiều kiểu như vầy thì... giỏi rùi...he he. :D:D:D Tui chỉ có tí xíu cảm quan bé nhỏ thui mong cậu không phật ý. :x

À còn nữa, cậu muốn hết nhạt thì chỗ tui là cả một biển muối nè! :)):))
11 tuổi là tui sinh cuối năm á (2/12/2009) :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

blankboy2002

Gà cận
Tham gia
15/9/17
Bài viết
355
Gạo
6,0
Re: Mượn lời kẻ nhạt nhẽo
Tôi có cảm xúc hơi loạn sau khi đọc bài này. Không phải vì bạn thiếu muối, mà vì bạn mới tầm tuổi em tôi mà đã viết được như thế này ;)
Có lẽ tôi không nên áp đặt, nhưng tôi nghĩ bạn có năng khiếu (và không nhạt nữa).

Mặn hay nhạt, cũng không phải là chân lí, mà đơn thuần là thứ được định nghĩa mơ hồ bởi một cộng đồng nhất định. Đây không phải định nghĩa của nhạt (sau khi đã chuyển nghĩa), mà đơn thuần là sự giải thích vì sao có những người thấy mình "mặn" mà chả hiểu sao lại bị chê là nhạt.

Everest được coi là ngọn núi cao nhất, nhưng đó là tính từ trên mực nước biển. Thực tế, nếu tính tổng thì Mauna Kea còn cao hơn (tham khảo wikipedia).
Và cũng là lí do cho bạn, khi nhắc về một dữ kiện gì có tính khoa học, xin bạn trích số liệu cho đúng.
Tôi cũng hiểu bạn muốn hài hước, nhưng chỉ là lời khuyên thôi :P

Hi vọng bạn sẽ tìm được những người có cùng sở thích, hoặc ít nhất thì hiểu rằng tiêu chuẩn của mỗi người là khác nhau.
Môi trường trong lớp không phải là toàn bộ thế giới. Bạn vẫn mặn theo tiêu chí của bạn, và có thể mặn trong mắt kẻ khác.

Tất cả chỉ là chủ quan mà thôi.
 
Bên trên