Tình yêu Ngọn đèn hoa đăng trong tim tôi- cập nhật- Minh Thư

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Ngọn đèn hoa đăng trong tim tôi

20190810-091824.J9jqm0

Tác giả: Minh Thư
Tình trạng sáng tác: Cập nhật
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/tuần
Thể loại: Ngôn tình, tâm lý, học đường, ngược, SE
Độ dài: Khoảng 100 chương- 1 chương/ 2.000 từ
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không


Giới thiệu truyện

Cô yêu anh, yêu đến ngốc nghếch.

Anh vì cô, mà chấp nhận buông bỏ hết tất cả.

Đối với cô, anh là ánh sáng kì tích.

Đối với anh, cô là hơi thở, là cả một nguồn sống.

Một đoá hoa đăng, một tâm nguyện được thả dưới mặt hồ...

Nhưng đáng tiếc, chuyện tình của họ vốn đã định là “Oan Trái”.

Facebook: https://m.facebook.com/gettingstarted/?step=friend_suggestions&_rdr
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chương 1: Hồi ức về cha

Đầu mùa đông, năm tôi mười sáu. Gió đông ngoài trời bắt đầu lạnh buốt, từng cơn gió dập vào phía cửa sổ báo hiệu trời như sắp có giông lớn. Gió mạnh đến mức tiếng bát đũa trên tay vừa va chạm vào nhau còn bị lấn át. Mùi thơm cá kho tôi đun trên bếp như đang sưởi ấm hơi thở. Mở nắp rồi vội nhấc xuống mâm cơm. Âm thanh tivi vang lên từ phòng khách. Tôi bưng ra bàn rồi gọi vang một tiếng:

“Cơm nước xong hết rồi, mẹ vô ăn đi!”.


Cái tiếng dép quen thuộc lếch thếch trên nền gạch. Bà ngồi xuống ghế, một chân đặt dưới đất, chân còn lại gác sang góc chân bàn. Hình như đây là tư thế mà mẹ tôi cảm thấy thoải mái nhất. Tay bà cầm đôi đũa chống thẳng lên bát cơm, cứ như vậy liên tục đưa lên lại cắm xuống bát. Bà liếc nhìn tôi một cái rồi bắt đầu chửi rủa: “Suốt ngày lề mề! Có phải mày muốn để tao chết đói luôn đúng không? Cuộc đời mày chỉ biết ăn bám vào tao, không làm được cái tích sự gì hết. Sao tao lại sinh ra cái thứ như mày được chứ!”.


Sắc mặt tôi như thường lệ, không tức giận mà lại lạnh tanh như trời đông ngoài cửa. Tôi vẫn tiếp tục gấp thức ăn vào miệng. Giọng nói dửng dưng đáp lại: “Mẹ ăn nhiều vào, bớt nói lại sẽ no hơn đấy!”. Cũng không có gì là lạ, tôi bị ném đôi đũa vào đầu. Cơn đau trên đỉnh đầu dần dần lan toả, đối với tôi cảm giác này như đã chai sạn. Không giống như hồi bé hay nghịch dao mà bị cứa vào ngón tay, liền ngồi khóc thê thảm. Cũng không khiến mẹ tôi phải động lòng như lúc đó, loay hoay tìm bông gòn lau đi vết thương, sau đó thì nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng mà dỗ dành.


Bà rời khỏi bàn ăn, liền xuống dưới bếp tìm chai rượu trắng. Trông thấy nó bà vội mở nắp chai, rồi ngồi uống vài ngụm. Nhìn trông có vẻ, bà còn thích chai rượu đắng ngắt đó hơn cả tôi. Tay tôi vặn vòi nước. Một luồng nước bên trong đổ xuống như con suối nhỏ, bọt nước hiện ra trắng phao. Vừa đưa tay vào liền cảm nhận được cái lạnh đến thấu xương. Không hiểu sao mỗi khi gió mùa tràn về, hễ cứ động vào nước lạnh thì ngực lại đau buốt, căng tức khó chịu. Bất giác lại mơ màng tưởng nhớ về ngày xưa, khi cha tôi còn bên cạnh. Cũng không nhớ được lúc đó tôi bao nhiêu tuổi. Chỉ là những kí ức đặc biệt, nó thật sự rất khó quên. Ông nói với tôi: “Thời tiết lạnh như bây giờ, ngâm chân vào nước ấm là tốt nhất. Linh Đan! Mỗi năm vào mùa đông như thế này, cha hứa nhất định sẽ đun nước ấm mỗi ngày để con ngâm chân. Con chịu không?”. Ông xoa đầu tôi, không quên hôn lên má tôi một cái. Lúc đó không hiểu vì sao, nước ấm mà cha tôi đun lúc nào cũng thoang thoảng mùi thơm rất sảng khoái. Khi lớn lên tôi mới biết được, thì ra thứ ông để vào trong nước là một ít muối và gừng.


Vặn chặt lại vòi nước, lau tay. Tôi lặng lẽ bỏ vào phòng. Hôm nay học thêm vài tiết ở lớp, chắc cũng vì thế mà đầu tôi nặng trĩu như tảng đá. Ngó ra cửa sổ, gió lạnh lúc nãy cũng đã giảm đi rất nhiều. Liếc nhìn sang phía cửa sổ nhà đối diện, chú An đang mải mê ngồi đọc sách. Bé Ân được mẹ thả ngồi trên vai của chú, nó cười tươi rói, nhúng vài cái khiến chú sợ nó ngã mà phải quàng hai tay ra sau lưng để giữ lấy. Nếu là tình trạng hiện tại của tôi, thì hình ảnh này thật đáng ganh tị. Còn trong kí ức hồi bé, thật ra tôi không khác bé Ân là mấy. Được mẹ yêu thương chăm sóc, có cha bao bọc cưng chiều.


Trong đầu tôi, bắt đầu hiện ra một luồng kí ức, nó như một cuộn băng ghi hình quay ngược về quá khứ. Khi tôi được thả trên một con ngựa gỗ màu trắng, trục quay ở giữa bắt đầu khởi động. Mỗi lần lướt qua họ đều vẫy tay chào tôi, rồi nhìn nhau nở một nụ cười hạnh phúc. Hồi chiều lúc đi học về, tôi cố tình đi đường vòng chỉ để ngắm những con thú bằng gỗ trong khu vui chơi. Vậy mà lại không cầm lòng được, tôi bước vào trong vuốt nhẹ lên thân nó vài cái.


Thật ra đến bây giờ tôi vẫn không hiểu, không phải gia đình tôi vẫn đang rất hạnh phúc đó sao? Vì sao lại thành ra như thế này? Vì sao cha lại bỏ tôi ra đi, còn mẹ lại ghét tôi đến thế?

Đến câu hỏi này thì bản thân tôi có thể trả lời được, vì tôi đã từng hỏi bà ấy cả trăm lần, và câu trả lời chẳng có gì khác hơn so với những lần trước: “Vì mày giống thằng cha mày, đều xấu xa như nhau! Mày nên đi theo ông ta luôn cho rồi mới phải chứ?”. Bà nói bằng giọng rất chói tai. Vừa dứt câu tôi lại bị ném đồ vào mặt, không phải cái thìa thì là chiếc dép dưới chân.


Đóng lại cửa sổ, chỉ còn sót lại bốn bức tường tối mịt. Phải chăng cuộc đời tôi cũng như thế? Ngột ngạt đến không thở nổi. Những lúc cô độc như thế này, tôi lại thầm đếm, một, hai, ba, bốn,... Và cứ như thế. Vì tôi nghĩ rằng khi đếm được đến những con số mà không thể nào còn đếm được nữa. Lúc đó, tôi sẽ nhắm mắt xuôi tay chịu theo số phận, không còn văng vẳng giọng nói chua chát của bà ấy bên tai, cũng không còn nhìn thấy những ánh mắt cay nghiệt nào nữa. Có đúng là như vậy không? Nhưng thật đáng tiếc! Cuộc đời này lại dài hơn tôi nghĩ...


“Cha... Cha đừng đi, đừng bỏ rơi con và mẹ có được không? Cha... Cha...”. Tôi vừa mếu máo, vừa chạy theo bóng lưng to lớn của người đàn ông ở phía trước rồi vấp ngã một mạch. Tôi cứ như vậy mà khóc, cho đến khi cảm nhận được đôi bàn tay săn chắc đang đỡ tôi dậy, rồi vội ôm thật chặt tôi vào lòng. Bên tai văng vẳng tiếng nhịp tim đầy nhiệt huyết, hơi thở ấm nóng hoà sau phía gáy, cảm nhận được cả ánh sáng hoàng hôn chói đến nhức mắt. Giọng nói dịu dàng pha lẫn một chút trầm ấm: “Đây là lần cuối cùng mà cha có thể đỡ con dậy, nhưng sau này đến khi trưởng thành, nếu con có vấp ngã thì phải tự lực đứng lên. Nghe rõ chưa con gái? Cha yêu con, Linh Đan...”. Ông cứ vậy mà ôm tôi khóc một lúc, rồi lặng lẽ đặt tôi xuống quay người bước đi. Giả dối quá phải không? Nhưng tại sao từng câu nói, từng ngữ điệu ấy lại hằn sâu vào tâm trí của tôi mà không cách nào tháo gỡ được.


Sau khi cha ra đi, tôi cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra lại khiến ông ngoại uống thuốc tự vẫn, rồi qua đời. Bà ngoại không kềm nén được bi thương liền ngã bệnh liệt giường. Mẹ tôi như người hoá điên, tìm đủ mọi cách cứu chữa. Đến mức bán cả căn nhà, cầm tất cả tài sản có được nhưng không cách nào trị khỏi. Từ khi bà mất, mẹ tôi quyết định chuyển đến nơi khác sinh sống. Tính cách mẹ tôi từ đó cũng thay đổi hoàn toàn, thường vô cớ mang tôi ra chửi mắng, xem tôi như một kẻ tội đồ.


Nằm lên giường chôn mình vào chiếc chăn, bóng tối mù mịt. Hơi ấm dù đã phủ toàn thân nhưng vẫn không thể nào chạm đến trái tim tôi đang từng cơn lạnh buốt. Có lúc tôi nghĩ rằng nếu một ngày nào đó cha đến tìm, tôi nhất định sẽ chạy đến ôm ông thật chặt rồi ngồi kể cho ông nghe những biến cố khi ông vừa ra đi. Tôi muốn cho ông biết, dù bất cứ chuyện gì đã xảy ra, thì tôi vẫn muốn ông ở lại bên tôi như thuở nhỏ. Lời hứa vào mùa đông vẫn còn in sâu vào tâm trí, chỉ có điều, tôi thật sự đã chờ rất lâu rồi. Từ mùa đông này sang mùa đông khác, cũng đã gần chục cái mùa đông. Dù đôi chân tôi có sắp bị tê cứng lại, thì rốt cuộc cha tôi... Ông ấy vẫn chưa chịu về.

Giới thiệu truyện<< >>Chương 2
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chương 2: Thế giới của họ và tôi

Cơn nắng trưa soi xuống nửa khuôn mặt bỗng dưng bị dập tắt, mắt tôi tờ mờ nhìn lên mới nhận ra đó là ai. Minh Đăng, lớp trưởng nhìn tôi thở dài rồi xoay ngang kéo tấm rèm cửa lại.

“Cậu không cảm thấy rát da à?”. Cậu nhìn tôi vẻ mặt có chút lo lắng.

Tôi lừ đừ ngồi thẳng lưng, lấy tay sờ nhẹ vào má trái. Đúng là có hơi ấm nóng, nhưng cái nắng của mùa đông không đến nổi làm làn da tôi bị đau rát mà lại khiến nó có sức sống hơn hẳn.

“Tôi không sao!”.

Cậu ấy hơi nhíu mày, tỏ ra không hài lòng với câu trả lời này cho lắm. Dù ánh nắng đã phần nào bị khuất nhưng vẫn còn lay lắt một chút ánh sáng ít ỏi bởi tấm rèm xanh lam khá mỏng, hai phần ba khuôn mặt của lớp trưởng đang hiện diện trước mắt tôi. Với dáng vẻ thư sinh, nước da trắng, đồng hồ đeo tay hàng hiệu và cả mùi nước hoa oải hương nhẹ dịu lan toả trên vạt áo, khiến không ít người dễ dàng nhận ra cậu ta có một gia thế không hề tầm thường.

“Đến giờ ăn rồi đấy!”. Minh Đăng thả một tay vào bên trong túi quần rồi lướt mắt sang nhìn tôi. Sau đó xoay người bước đi, chỉ bỏ lại trước mắt tôi một chiếc bóng lưng thâm trầm.

Nhớ lại ngày đầu nhận lớp tôi còn không chú ý đến sự tồn tại của Minh Đăng, trong khi các nữ sinh khác bàn tán vui mừng thì riêng tôi lại gục xuống bàn làm quen với mùi gỗ. Chiều hôm đó tôi mắc mưa, qua hôm sau bị sốt khá nặng, học gần hết tiết tôi cố gượng dậy nhưng đầu óc lại choáng váng liền ngã lăn ra bất tỉnh. Khi tôi vừa mở mắt cảm nhận được ngay mùi cồn y tế nồng nặc tấp thẳng vào khoang mũi, tay xoa đầu vài cái mới định hình được mình đang nằm ở phòng y tế. Lớp trưởng ngồi bên ghế nhựa trắng, tay cậu lật ra từng viên trên cái vỉ thuốc màu đỏ thẫm. Vẻ mặt bình thản nhìn tôi.

“Tỉnh rồi à? Cô bảo tôi đưa thuốc cho cậu uống. Không sao chứ?”.

“Không sao!”. Tôi chầm chậm ngồi dậy.

“Vậy mau uống đi, uống xong tôi sẽ đưa cậu về!”. Cậu rót một ly nước đầy rồi đưa thuốc về phía tôi. Uống thuốc vừa xong tôi lại nhìn ra phía đồng hồ treo trên tường, đã cách giờ ra về cả tiếng, trời cũng gần sập tối.

“Muộn vậy rồi, sao cậu còn chưa về?”. Tay tôi vỗ lên trán mình vài cái, rồi nhìn sang cậu ấy với dáng vẻ ngơ ngác.

“Không nỡ bỏ cậu mà về, với lại tôi là lớp trưởng, cậu cũng phải cho tôi làm tròn trách nhiệm đã chứ!”. Cậu lấy ly nước cạn trên tay, vén vài sợi tóc đang phủ xuống mặt tôi rồi cười nhẹ, lộ cả lúm đồng tiền bên má trái. Bất giác tôi giống như kẻ bị lạc giữa dòng sông tối đen tĩnh mịch không thể xác định được phương hướng, lại may mắn bắt gặp một ngọn đèn hoa đăng vàng ánh rực rỡ soi rọi đến tận tâm can. Cả một vùng trời đêm u ám phút chốc lại hoá thành không gian đêm hội, nó cũng dần len lỏi in sâu vào tiềm thức như thể một định luật có sẵn. Nếu nói tôi không chút dao động, thì chuyện đó quả thật rất dối lòng. Nhưng còn đối với Minh Đăng, cậu ấy nghĩ gì thì tôi cũng không rõ lắm. Chắc đó chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ tối cao của cậu lớp trưởng trách nhiệm đầy mình. Điều quan trọng hơn là tôi càng không muốn bản thân mình giống như những nữ sinh khác, từng giờ, từng khắc mong mỏi sự quan tâm ít ỏi của vị lớp trưởng hào hoa. Kể cả chính tôi cũng không nên đem trách nhiệm của cậu ấy ra mà ảo tưởng.

Tay bê khay cơm tôi nhìn xung quanh để tìm chỗ ngồi, cũng không ngờ hôm nay lại đông đúc hơn hẳn. Định xoay người trả lại phần cơm đi vào lớp tìm vài cái bánh trong cặp ăn tạm. Bất ngờ nghe tiếng Minh Đăng gọi lại, theo phản xạ tôi nhìn về phía bên trái, tay cậu vỗ vài cái lên mặt bàn trống kế bên rồi mỉm cười nhìn tôi. Nhưng phía sau cậu ấy, dáng đi thướt tha của Thanh Lam cũng vừa tiến tới rồi nhẹ nhàng ngồi vào chỗ như một thói quen. Cậu ấy tít mắt cười với lớp trưởng, vẻ mặt rạng ngời tựa như đoá hoa lan trắng nở rộ giữa trời xanh. Nhìn lại thì cũng đúng, vị trí đó thật sự hợp với Lam hơn là tôi. Có vẻ lớp trưởng cũng rất bất ngờ khi trông thấy sự xuất hiện của Thanh Lam, cậu ấy nhìn tôi với vẻ mặt khó xử. Tôi liền biết điều, kéo mép môi lên cười thoáng rồi liền lắc đầu ra vẻ không sao. Cũng may vừa tìm được bàn trống ở gần đó, tôi ngồi vội vào đấy để tránh đi ánh mắt của cậu.

Thanh Lam là bạn thân, đồng thời là thanh mai trúc mã của lớp trưởng, hai người họ rất nổi tiếng trong trường. Trước đó tôi đã từng chạm mặt cậu ấy vài lần ở cổng trường và bãi đậu xe. Nét đẹp của Lam được ví như hoa lan trắng quả thật không sai, vẻ đẹp thanh khiết pha lẫn một chút dịu dàng làm người đời mê mẩn. Minh Đăng, cậu ấy là người gốc Hà Nội, gia đình vào Nam lập nghiệp sớm. Hôm ở thư viện tìm sách tôi vô tình nghe được mấy nữ sinh bảo với nhau rằng nhà cậu ta rất giàu có, cha lại là chủ một khách sạn sang trọng. Thật sự, họ khiến không ít người phải xuýt xoa ngưỡng mộ.

Minh Đăng và Thanh Lam, họ vẫn đang hiện diện bên khoé mắt tôi. Vẻ đẹp hài hoà trên khuôn mặt, từng đường nét thanh tú của hai người không khác gì một bức tranh uyên ương tráng lệ. Kể cả người máu lạnh như tôi cũng không nỡ nào chia cắt, mà nói đúng hơn là không có tư cách để xen vào. Nhìn lại mình như kẻ ở tận sâu đáy vực, nếu đem bản thân ra so sánh thật sự rất đáng xấu hổ. Người ta thường nói những mối tình thầm lặng cũng được xem là đẹp nhất, tôi dường như đã hiểu được ít nhiều, không cố gắng tranh đoạt càng không có quyền để oán trách.

Thế giới của họ và tôi khác biệt đến thế cơ mà...

Kết thúc tiết học rất may là trời cũng vừa tạnh mưa, cơn mưa của mùa đông làm thời tiết lạnh hơn hẳn. Cũng có thể là tôi đang mặc chiếc áo khoác len khá mỏng nên mới cảm nhận được gần hết độ lạnh của trời đông. Bầu trời vẫn in đậm một màu xám tro buồn tẻ, ảm đạm. Tôi đang ở bãi đậu xe, định tranh thủ dẫn xe ra cổng nhưng lại vô tình nghe được một đám nữ sinh bàn tán, họ chụm lại thành một vòng nhỏ khoảng bốn năm người.

“Đây không phải là cái nón kết của lớp trưởng, lớp cậu thường dùng sao? Mỹ Diệu! Sao cậu lại giữ nó thế?”. Một nữ sinh trong đám dò hỏi. Tay Mỹ Diệu có vẻ linh hoạt hơn, sờ soạng cái nón màu đen huyền, có in rõ hàng chữ tiếng Anh màu trắng. Ngắm nghía tỉ mỉ, cậu ta ra vẻ thích thú vô cùng, khoé miệng lại không ngừng cong lên.

“Phải! Thật ra hôm trước mình có việc đến văn phòng, gặp thầy thể dục, thầy bảo là thấy cái nón này ở khu vực bóng rổ. Vừa nhìn vào tôi đã liền nhận ra ngay là của Minh Đăng. Thực tình, hôm nay tôi định giao lại cho cậu ấy nhưng lại quên mất!”.

“Vậy hả...?. Nhưng nhìn trông có vẻ, cậu thích giữ nó lại hơn đấy!”. Một nữ sinh khác tóc dài buông xoã một bên vai, giọng nói cũng khá là chua ngoa. Cậu ta vừa hỏi, vừa lườm mắt lướt sang khuôn mặt tươi rói của Mỹ Diệu, có vẻ không thuận mắt cho lắm.

“Hi hi! Chắc vì hôm nay mình bận học nhiều quá nên quên mất! Có lẽ phải giữ lại nó qua đêm nay nữa rồi”. Mỹ Diệu cười tít mắt.

Cũng không ngờ, chỉ là một cái nón bình thường lại thu hút sự chú ý của nhiều nữ sinh đến vậy. Tôi không quan tâm nữa, lặng lẽ dẫn xe đạp ra khỏi cổng, trong lòng còn thầm chỉ trích bản thân từ lúc nào lại để ý đến những chuyện linh tinh vớ vẩn thế này. Chắc có lẽ là từ cái hôm ở phòng y tế, chỉ cần ai đó nhắc đến tên cậu tôi lại vô tình bị cuốn theo mà không hề hay biết.

Âm thanh trên đường phố khá yên tĩnh, chỉ còn sót lại vài tiếng chổi quét rác xoèn xoẹt ven đường. Không khí mùa đông tuy trong lành hơn mùa hạ và mùa thu rất nhiều, nhưng chỉ tội cho những cô chú lao công làm việc vất vả còn phải chịu cái lạnh giá rét của trời đông. Đột nhiên tôi dừng xe lại, hình như vừa nghe ai đó gọi tên mình. Ngoảnh đầu nhìn tôi mới nhận ra đó là ai, Dì Liễu đang vẫy tay gọi tôi, chắc là có việc gì đó cần.

Dì là bạn thân thuở nhỏ của mẹ tôi. Khi gia đình vừa đổ vỡ, cũng nhờ một tay dì lo liệu chỗ ở giúp đỡ mẹ con tôi rất nhiều. Dì gặp tôi liền mừng rỡ.

“Con chào dì!”. Tôi mỉm cười.

“Con đi học về rồi đấy à? Ở đây chờ dì một lát”. Vừa dứt câu, dì hấp tấp quay vào nhà. Chỉ ít phút sau mang ra một cái túi giấy, hình như bên trong có chứa thức ăn.

“Này! Con đem vài cái bánh mà về nhà ăn, dạo này dì thấy con xanh xao quá rồi đấy!”. Vừa nói tay dì vừa vùi gói bánh vào lòng bàn tay, nên tôi cũng đành phải nhận cho dì vui.

“Dạ, con cảm ơn dì!”.

Bỗng dưng nụ cười trên gương mặt của dì tắt hẳn, rồi thở dài ra vẻ lo lắng.

“Linh Đan! Dạo này mẹ con bà ấy thế nào? Có thường vô cớ mắng con nữa không?”.

“... ”. Tôi im lìm, lặng lẽ cúi đầu.

“Cái bà già chết tiệt này!”. Dì Liễu chống nạnh, tặc lưỡi, vẻ mặt hiện rõ sự giận dữ.

“Không sao đâu dì! Con cũng đã quen rồi, dì đừng lo!”. Tôi gượng cười. Dì Liễu liền cầm bàn tay tôi, vỗ nhẹ lên nó vài cái.

“Dì nói này, Linh Đan! Thật ra mẹ con vậy thôi, bà ấy cũng thương con lắm. Con cũng đừng để trong lòng mà oán trách bà ấy đấy nhé!”.

“Vâng, con biết rồi! Mà thằng Khánh đi đâu rồi dì? Dạo này Huy Khánh học hành thế nào rồi ạ?”. Dì Liễu lại thở dài một tiếng, nét mặt hiện rõ vẻ lo lắng.

“Thằng Khánh nhà dì, trước giờ học hành đều rất tốt. Nhưng mấy hôm trước nó đi thi môn bóng rổ cho trường, năm nay lại không may bị loại sớm. Về nhà thằng bé cứ ủ rũ mấy hôm liền, tự dưng hôm nay lại bảo ra sân bóng cho khoây khoả. Gần tới giờ cơm rồi, mà vẫn chưa thấy nó đâu!”.

“Dì cũng đừng quá lo lắng! Dì vào trong đi, để con đi tìm em về!”. Vừa dứt lời, chân tôi gạt cái chân chống.

“Không cần đâu, như vậy phiền con lắm!”.

“Không sao đâu ạ! Con chào dì!”. Tôi ngồi lên xe rồi di chuyển bàn đạp chạy đi một mạch.

Chương 1<< >>Chương 3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chương 3: Một mũi tên trúng hai đích (1)

Mỗi khi gió bấc ùa về, đường phố, công viên, khu vui chơi đều thưa thớt người qua lại. Có vẻ trời lạnh như thế này mọi người đều thích vùi mình vào chiếc chăn ấm hơn là phải ra ngoài vận động. Vừa tới sân bóng, không gian bao trùm sự vắng vẻ, chỉ thấp thoáng duy nhất cái dáng người cao ráo dõng dạc. Một nam sinh mặc áo phông trắng và quần thể thao, cùng với chiếc áo khoác màu xám tro bao phủ trên người, nhìn lướt qua tôi có thể nhận ra ngay đó là ai. Huy Khánh vẫn tiếp tục chạy vài vòng trên sân cỏ, dường như cậu không để ý tôi đang đứng ở dưới gốc cây gần đó.

“Huy Khánh!”. Nhờ không gian đặc biệt yên tĩnh, vì thế nên cậu cũng nghe rõ được giọng tôi. Khánh xoay đầu lại rồi cười, vẻ mặt rạng rỡ chạy đến vui mừng không khác gì một đứa trẻ sắp được phát bánh kẹo: “Linh Đan! Sao chị lại đến đây?”. Khi thấy lúc Khánh chạy bộ tôi không nhìn ra cậu ta mệt đến như vậy. Khánh dừng lại, khom lưng, chống hai tay lên đầu gối mà thở dốc.

“Nghe nói có người bị trượt giải, nên cố tình đến đây an ủi!”. Tôi cố quan sát xem tâm trạng của Khánh có đỡ hơn chút nào không, vậy mà chỉ thấy cậu chống nạnh nghiêng đầu nhìn tôi rồi nở một nụ cười “Không thấy tổ quốc”. Sóng mũi thẳng tắp, đôi mắt đã vốn bé sẵn nên khi cười cũng không khác gì một sợi chỉ, còn lộ ra thêm chiếc răng khểnh đầy duyên dáng: “Đâu nào? An ủi em nghe thử xem, thấy được thì em cho về!”.

Tôi đã cố gắng quan sát mà vẫn chưa phát hiện được điểm nào bất thường, có thể là Khánh giỏi che giấu hay tại lúc nãy chạy vài vòng sân, chắc não cũng vì thế mà thông bớt rồi: “Nè nhóc! Chị định đến đây để an ủi em, nhưng nhìn em vui vẻ đến như vậy làm sao chị an ủi nữa đây? Không lẽ chị bảo, em trai à! Em bớt vui đi được không? Mọi chuyện dù sao cũng đã qua rồi. Như vậy có còn được xem là an ủi nữa không thế?”. Vừa dứt lời, tôi cảm thấy mỏi chân mà ngồi bệt xuống sân cỏ.

“Sao cái gì chị cũng nói được vậy? Nó là sở trường của chị từ khi nào thế? Này! Buộc tóc lên đi, để em giúp chị!”. Huy Khánh vui vẻ ngồi xuống bên cạnh, thuận tay kéo dây buộc đang đeo trên cổ tay của tôi ra.

“Có làm được không đấy?”. Mặt tôi nhăn nhó, nghi hoặc. Khánh chuyển mình, quỵ một đầu gối xuống sân cố gắng tém mớ tóc còn sót lại phía sau gáy: “Để em làm thử cho chị xem, mấy thứ này dễ như ăn kẹo!”. Tuy động tác có chút vụng về nhưng bù lại sự cần mẫn làm tôi cũng yên tâm. Sau vài chục giây, tôi vừa ra lệnh, vừa có nét van xin: “Buộc đẹp vào đấy nhé!”.

“Em biết rồi đại tỉ. Mà này! Sao chị không để tóc dài thế?”. Khánh hỏi tôi. Bàn tay uyển chuyển chậm chạp, chắc là đang uốn nắn dây buộc vào tóc, có vẻ vì sợ tôi đau nên rất cố gắng cẩn thận. Tôi đột nhiên lại tự tin ngời ngời: “Con trai tụi em không biết gì cả, tóc ngắn trẻ trung quyến rũ không phải sao?”.

“Vậy hả? Chứ không phải chị lười gội đầu à?”. Vừa xong Khánh quay về vị trí cũ, nở một nụ cười rồi liều bĩu môi. Tôi cúi đầu xuống, loay hoay sờ vào đuôi tóc xem thế nào. Thật thì... Nó cũng không quá tệ: “Thằng nhóc ranh! Sao lúc nào cũng nghĩ xấu cho chị thế?”. Hai tay Khánh chống sau lưng, hơi ngửa mặt nhìn về phía tôi, trên cổ còn lộ rõ yết hầu: “Sao lúc nào chị cũng gọi em là nhóc vậy? Rõ ràng chị có hơn em bao nhiêu đâu, chị đầu mùa đông, em cuối mùa hạ năm sau, cũng không phải là thua tròn một tuổi. Nếu em là người tính toán sẽ không gọi ai kia là chị đâu nha, sau này có bị nghiệp quật không lấy được chồng thì cũng đừng trách em tại sao không báo trước”.

“Yên tâm, lúc đó chị sẽ tới tính sổ với em luôn!”. Vừa dứt câu tôi lườm Khánh một cái, khoé môi không ngừng cong lên vì câu nguyền rủa của cậu.

“Đi thôi nào, để chị chở em về. Dì Liễu đang ở nhà chờ cơm em đấy!”. Sau một hồi tôi mò dậy dắt chiếc xe ra ngoài

“Được rồi, chị để em chở!”. Khánh ngồi dậy phủi tay vài cái, chạy tới nằng nặc dành lấy chiếc xe đạp.

Gió thổi hiu hắt trên con đường về nhà, bầu trời cũng vừa sập tối, tôi ngồi sau yên xe cảm nhận tiết trời se lạnh đang luồng vào da thịt. Nhưng có vẻ cậu em trai đang ngồi ở phía trước mới là người hứng đủ những làn gió lạnh buốt của mùa đông. Qua một lát là tôi lại hỏi có lạnh lắm không để đổi tay lái, cậu thì lúc nào cũng vậy, cứ lắc đầu cười rồi bảo không sao. Huy Khánh trước giờ vẫn như thế, gặp khó khăn hay vất vả đều một thân một mình gánh vác. Cũng vài lần tôi cố khuyên cậu ấy mở lòng, nhưng dường như đó đã là thói quen ăn sâu vào trong máu khó mà bỏ được. Có lẽ chúng tôi giống nhau ở điểm này, không thích đem chuyện khó khăn của bản thân ra kể lể cho bất kì một ai, đặc biệt là đối với những người quan trọng. Dường như tôi và Khánh đều an ủi lẫn nhau qua ánh mắt, cử chỉ và bấy nhiêu thôi thì chúng tôi tin rằng cũng đã giúp đối phương được ít nhiều. Nếu ai đó ví thanh xuân của tôi là đêm đông cô tịch, thì có vẻ Huy Khánh, cậu ấy chính là một chú đom đóm nhỏ đáng yêu.


Sáng hôm nay thời tiết dường như lạnh hơn hẳn mỗi ngày. Tôi uể oải ngồi dậy mở cửa sổ, sương đã kịp phủ mập mờ con hẻm nhỏ. Hít một hơi thật đầy, tôi bước xuống sàn nhà, lòng bàn chân liền cảm nhận được ngay một luồng tê buốt, không khí cứ thế này quả thật rất đáng ghét. Vệ sinh cá nhân xong, tôi rời khỏi phòng, một luồng ánh sáng từ cửa chính, hương trà trên bàn lan toả. Có vẻ trước giờ mẹ tôi đều rất thích vị trà này, một loại trà hương hoa sen xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ. Bà ngồi trên ghế, đưa tách trà vào miệng nhâm nhi.

“Áo khoác để trong ngăn tủ, mặc thử xem có vừa không?”. Bà uống thêm một ngụm trà rồi đưa mắt lướt qua tôi một cái. Tôi lặng lẽ đi tới phía tủ sắt đựng quần áo, nó cao tầm ngang đầu. Kéo ngăn tủ ra, tôi trông thấy một chiếc áo khác len màu cam đất được xếp ngay ngắn đặt bên phải góc ngăn tủ.

“Của Dì Liễu mua cho đấy!”. Vừa dứt câu mẹ tôi đứng dậy bỏ ra khỏi nhà, có vẻ bà định đi ra ngoài cửa hàng. Chiếc áo khoác len màu cam đất mới toanh đẹp đẽ, có lẽ mỗi một đường đan đều rất chăm chút tỉ mỉ. Tôi khoác lên thử, cũng không ngờ nó lại vừa vặn đến thế này, đã qua ba lần mùa đông rồi tôi mới có dịp được đổi một chiếc áo khác. Mỗi lần mẹ mua thứ gì về cho tôi thì đều bảo là của dì Liễu tặng, bà không thích thể hiện và dường như tôi cũng đã quen với việc này. Thật ra rất lâu rồi tôi mới cảm nhận được sự quan tâm hiếm hoi từ mẹ, trong lòng ngực bỗng dâng lên một sự ấm áp khó tả, có vẻ còn ấm hơn cả chiếc áo khoác mà tôi đang mặc.

Buổi trưa của mùa đông làm khí trời ấm hơn rất nhiều. Vừa bước chân vào lớp đã thấy vài người đứng tụ tập nhìn ngó về một hướng, tôi cũng thuận mắt mà lướt qua. Một nam sinh có dáng người cao ráo nổi bật, sơ mi trắng, cà vạt xanh đậm và quần tây đen lại đang là điểm chú ý. Trên tay lớp trưởng đang cầm cái nón kết của chiều hôm qua, hình như Mỹ Diệu vừa giao lại. Hôm nay nhìn Mỹ Diệu cũng khác hẳn ngày thường, đột nhiên bím tóc hai bên, tô thêm màu son đỏ tươi. Cậu ta đứng trước mặt Minh Đăng cười tươi rói, không khác gì vừa lập được công lớn.

“Cảm ơn cậu! Nhưng mà... Lúc nãy tôi nhìn thấy cậu vừa đội nó lên thì phải, trông rất xinh đấy!”. Minh Đăng vốn có gương mặt xán lạn nên chỉ cần cười nhẹ liền ghi thêm điểm trong mắt đối phương. Mỹ Diệu nghe xong gò má liền ửng hồng, cúi đầu cười tủm tỉm, không quên liếc mắt nhìn qua lớp trưởng vài lần: “Hi hi! Xin lỗi cậu, tại tôi cũng thích loại nón kiểu thế này. Hình như chúng mình đều có sở thích giống nhau đấy nhỉ?”.

Minh Đăng thả một tay vào túi quần, đảo mắt, cố làm ra vẻ ngạc nhiên: “Thế à? Hay... Cậu cứ lấy mà dùng, tớ tặng cậu!”. Những nữ sinh xung quanh lập tức trố mắt, một số thì lại nhíu mày làm ra vẻ không tin vào tai mình. Thật ra trước giờ tôi cũng chỉ thấy có người gửi quà và thư tình đến tay cậu ta, đây là lần đầu tiên được chứng kiến lớp trưởng mở lời tặng quà cho một nữ sinh khác.

“Vậy... Liệu có được không?”. Mỹ Diệu lại cúi đầu cười e ấp, những ngón tay khéo léo vén tóc mái sang một bên.

“Đừng ngại! Thật lòng tớ thấy nó rất hợp với cậu, nể mặt tớ cậu nhận đi nhé?”. Lớp trưởng mím môi, ánh mắt ra vẻ kiên quyết.

“Cảm ơn cậu!”. Mỹ Diệu gượng gạo đưa hai tay ra nhận lấy, còn không quên trao cho lớp trưởng một nụ cười với ánh mắt tràn đầy xúc động.

Những nữ sinh trong lớp chứng kiến cảnh này khó mà tránh khỏi việc “Ghen ăn tức ở”. Người thì liếc mắt nhìn nhau, kẻ lại bĩu môi khinh rẻ. Tôi thở dài, có vẻ cũng chẳng mấy chốc tin đồn lớp trưởng Minh Đăng tặng quà cho lớp phó Mỹ Diệu lại được dịp thổi phồng, lan truyền khắp trường. Tôi vội lướt qua hai người đi về chỗ ngồi rồi gục đầu xuống bàn để tìm một chút yên tĩnh, tự nhủ với bản thân sẽ trở lại như trước, không quan tâm làm gì đến cái thế giới phức tạp ngoài đó nữa.

Tối qua tôi mải mê học bài mà quên mất giờ giấc, hôm nay trong người cảm thấy hơi uể oải nên không chép kịp bài giảng ở trên lớp. Hết tiết, tôi đành phải mượn quyển tập của Thuý Vy lại mà ngồi chép vài phút. Thoáng nghe Vy nói “Harry Potter” vừa ra phần mới, chép xong tôi liền đến thư viện tìm thử. Thư viện cũng khá vắng vẻ, tôi cần mẫn mò tìm nó trên các kệ sách. Đột nhiên lại nghe loáng thoáng một cuộc đối thoại của một nam, một nữ.

“Cậu thích cậu ấy à?”. Giọng nữ dịu dàng thanh thoát, hình như là Thanh Lam.

“Cậu nói xem?”. Là Minh Đăng, còn kèm theo một tiếng cười ngắn ngủi.

“Nếu cậu đã không thích, thì việc gì phải thể hiện quá như thế? Cậu có biết cái trường này nhiều chuyện lắm không?”. Thanh Lam lộ ý mỉa mai trong lời nói.

Sau đó tôi chỉ nghe được một tiếng thở dài từ lớp trưởng, nhưng vẫn giữ được chất giọng điềm tĩnh nhẹ nhàng: “Haiz... Là tình thế ép buộc thôi, tin đồn cũng chỉ là tin đồn cuối cùng rồi cũng sẽ lắng xuống. Cậu thừa biết trước giờ tôi không thích người lạ dùng chung đồ với mình, nếu đem nó về thì tôi vứt vào sọt rác cũng vậy. Cảnh tượng đó mà bị ai bắt gặp thật sự cũng không hay, tôi đành phải nói khéo một lúc cậu ta mới chịu nhận giúp tôi đấy!”. Tiếp đó là tiếng cười nhẹ nhàng của Thanh Lam, hàm ý có vẻ rất hài lòng: “Thì ra là vậy, một mũi tên vừa kịp trúng hai đích. Cậu lợi hại thế, tôi còn không nghĩ tới nữa đấy!”.
Chương 2<< >>Chương 4
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chương 4: Một mũi tên trúng hai đích (2)
Vâng! Đúng là một mũi tên vừa kịp trúng hai đích.
Vừa có thể ẩn mình nhờ người khác vứt hộ, vừa có thể giữ lại hình ảnh của vị lớp trưởng đẹp trai, ga lăng trong mắt thiên hạ. Tôi nhếch mép, cũng không ngờ được Minh Đăng lại thích giữ hình tượng đến như vậy. Dường như tôi đã quá ngốc khi vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Tôi lắc đầu ngao ngán, hai người quả thật quá xứng đôi vừa lứa, trời sinh một cặp.

Có vẻ thư viện chưa kịp nhập phần mới, cũng đã đến đây rồi, tôi đành nán lại tìm vài cuốn sách mượn về đọc thử. Bỗng dưng nghe được tiếng bước chân đang tiến tới, càng lúc càng gần. Cũng có thể là họ, tôi có cảm giác bất an, giống như sắp bị bắt quả tang khi vô tình nghe lén. Ngay lập tức, tôi liền xoay người rời đi. Nhưng thật chẳng may, cái ba lô đáng ghét trên vai tôi, lại vướng vào một quyển sách vô cùng đáng ghét của ai đó đã đặt lệch nó ra ngoài khung kệ. Vừa rơi xuống sàn ngay lập tức phát ra tiếng động, đúng lúc hai người cũng vừa kịp bước tới, họ đứng lại nhìn tôi chằm chằm. Trên tay Thanh Lam vẫn cầm quyển sách dày cộp, có vẻ cậu đang đọc dang dở. Minh Đăng bỏ hai tay vào hai túi quần, ra dáng một cậu công tử đầy khí chất.

Làm sao đây? Có khi nào họ biết tôi đã nghe được, liền nghĩ tôi sẽ đi lan truyền làm mất hình tượng của Minh Đăng. Tiếp đó sẽ đe dọa hay dùng quyền lực ép tôi rời khỏi trường, để bịt đầu mối luôn không?

Tôi cố hết sức lấy lại bình tĩnh, nhanh trí lấy trong túi ra một sợi dây nghe của chiếc máy MP3. Khom lưng xuống, tay phải nhặt quyển sách, tay trái nhanh nhẹn nhét ống nghe vào lỗ tai. Liền đứng lên xoay người về phía họ, giả vờ chấn chỉnh lại cái ống nghe đang được gác bên tai. Chỉ mong họ tin rằng tôi đang mải mê nghe nhạc, mà không hề nghe thấy cuộc trò chuyện nào cả. Trong lòng tôi quá bối rối nên không kịp bỏ quyển sách lại chỗ cũ, đành mang nó theo rồi quay lưng bước đi. Không kịp nhìn sắc mặt của họ đã biến thành màu gì rồi? Cũng không biết có qua mặt được họ hay không?

“Cậu ấy là ai thế?”. Tôi chỉ kịp nghe loáng thoáng một câu hỏi từ Thanh Lam. Cũng không thể nán lại để nghe rõ câu trả lời của Minh Đăng là gì. Có thể cậu ấy giới thiệu tôi là bạn cùng lớp, cũng có thể lạnh nhạt bảo rằng tôi là người lạ chẳng hạn.

Về đến nhà, tâm trạng của tôi vẫn không khỏi bàng hoàng. Ngồi xuống cạnh góc giường suy tư một hồi, mới chợt nhận ra cái ba lô vẫn còn vướng víu trên vai. Tôi lấy xuống, mở khoá kéo ba lô, quyển sách đáng ghét lúc nãy đã hại tôi nó vẫn thảnh thơi nằm im lìm phía bên trong. Tôi lấy nó ra còn không thèm nhìn đến cái tiêu đề, liền ném vào hộp bàn mà chẳng màng tới nữa.

Qua vài hôm sau, tôi ngồi lặng lẽ bên trong lớp. Chống cằm nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi đang ngắm tiết trời của mùa đông. Không biết tại sao lại muốn ngắm nó, có thể vì nó giống tôi mang một màu xám tro buồn tẻ, ưu uất, thăng trầm mà chính tôi còn không tài nào diễn tả hết bằng lời. Chắc chỉ riêng tôi mới hiểu sâu tận thâm tâm mình đang mong chờ điều gì, nhưng dường như đều là thất vọng, hụt hẫng. Giống như tiết trời chiều đông kia, những giọt mưa lất phất đang thay phiên nhau lăn dài trên tấm kính, những đám mây đen chầm chậm chen lấn đưa đẩy chỉ để tìm cho mình một vị trí. Cứ như vậy mà không thể nào dừng lại, thì thử hỏi đến bao giờ mới nhìn thấy được một tia nắng hoàng hôn rực rỡ giữa mùa đông. Tôi mong cha quay về, nhưng đợi mãi mà vẫn chưa thấy đâu. Tôi nghĩ hình ảnh của vị lớp trưởng tốt bụng, chân thật sẽ mãi lưu trữ trong trí nhớ của tôi, nhưng rất đáng tiếc... Chính tôi còn đang hoang mang, nghĩ lại rằng những sự giúp đỡ lúc trước của Minh Đăng có chút nào là chân thành không? Hay tất cả chỉ vì muốn giữ hình tượng hoặc tệ hơn là vì thương hại tôi? Có vẻ, tâm nguyện của tôi đều kém thực tế quá rồi!

“Linh Đan!”. Tiếng gọi kèm theo âm thanh của quyển sách được đập lên bàn, khiến tôi phải giật cả mình. Tôi nghe giọng cười liền nhận ra ngay là ai, cũng không biết có chuyện gì vui mà làm cho Vy phải hớn hở đến như thế. Tôi quay mặt lại nhìn cậu, nhíu mày ra vẻ khó hiểu.

“Đây, đây... Nhìn xem đây là gì! Tập mới toanh đó nha, biết cậu thích nên nhường cho cậu xem trước đó”. Thuý Vy một tay vỗ nhẹ vào quyển sách vài cái, tay còn lại bỏ phía sau lưng ra dáng một nam nhi hào phóng ngời ngời.

“Harry Potter, Thuý Vy! Cậu lấy đâu ra vậy? Thư viện mới nhập về à?”. Tôi nhìn lại quyển sách mới kịp nhận ra, không kềm chế được xúc động mà thốt lên. Vội cầm nó trên tay rồi ngắm nghía tỉ mỉ, bìa truyện mới toanh huyền bí lạ lẫm như muốn lôi cuốn tôi vào trong.

“Thư viện của trường mình, thì làm sao mà nhập về sớm đến như vậy. Là vị lớp trưởng đẹp trai tốt bụng cho tụi mình mượn xem trước đó. Ôi! Minh Đăng của tôi, đã đẹp trai lại còn tốt bụng, hi hi!”. Nhìn vẻ mặt Thuý Vy tự hào như muốn khoe với cả thế giới rằng, lớp trưởng của cậu ấy là đẹp trai tốt bụng nhất thiên hạ. Tôi lại không hiểu tại sao cánh tay mình không còn một chút sức lực, liền bỏ nó xuống ngay lập tức.

“Ơ kìa! Tôi đã bảo cho cậu mượn về xem trước rồi cơ mà, nếu cậu biết ngại thì đọc nhanh một chút trả lại cho tôi... Nha!”. Thuý Vy nắm lấy cổ tay một mực ép tôi nhận, nhưng tôi nhất quyết từ chối: “Cậu trả lại cho cậu ấy đi, tôi không hứng thú với nó nữa!”.

“Không là không thế nào? Vừa nãy cậu còn hào hứng thế cơ mà?”. Thuý Vy liền cau mày khó chịu.

“Tôi nhớ lại mình còn bận nhiều việc lắm, chắc không có thời gian để xem đâu. Còn cậu nữa, nên đợi thư viện nhập về rồi mượn sau cũng được mà, trả lại cho cậu ấy đi nhé!”. Tôi lấy trong ba lô ra vài quyển tập, rồi giả vờ cặm cụi ghi ghép.

“Cậu lạ thật đấy, Linh Đan! Tự dưng cậu lại... Ơ... Minh Đăng! Cậu đến đây từ lúc nào vậy?”. Thuý Vy nhìn về phía sau lưng tôi ra vẻ ngơ ngác. Còn động tác của tôi như vừa bị đóng băng, đứng hình mất vài giây. Suy ngẫm lại, thì đây chính là thời cơ tốt nhất để cứu vãn tình thế. Tôi ngồi dậy lấy quyển sách trên tay Thuý Vy rồi xoay người về phía sau, đứng đối diện với Minh Đăng.

“Lớp trưởng! Trả lại cho cậu, tôi và Vy vẫn chưa xem qua đâu, vì... Vì chúng tôi dạo này còn nhiều bài tập chưa làm xong. Khi nào thư viện nhập về tôi sẽ rủ cậu ấy đi xem sau, không làm phiền cậu nữa!”. Tôi đưa quyển sách về phía Minh Đăng rồi ra sức viện cớ. Có vẻ lớp trưởng đã hiểu ra điều gì đó nên không cố khuyên tôi giữ nó lại. Mắt tôi vừa lướt ngang khuôn mặt của cậu ấy, vẫn là nét bình thản, ôn nhu khó đoán. Minh Đăng đưa tay ra nhận lại và cũng không nói lời nào.

“Ơ... Ơ kìa!”. Tôi liền kéo Thuý Vy ra khỏi lớp, còn không quên trấn an cậu ấy vài câu: “Được rồi, được rồi... Tôi dẫn cậu đi ăn vặt để đền bù có được chưa?”. Trên đường đi Thuý Vy liên tục trách móc càm ràm, nhưng tôi cố tình đánh trống lảng để cho qua mọi chuyện. Thực tế thì Minh Đăng thà vứt đi hoặc cho luôn vì không có sở thích dùng chung đồ với người lạ. Nếu Thuý Vy biết được điều này chắc chắn sẽ rất thất vọng. Tôi cũng không muốn cậu ấy phải ảo tưởng giống như cậu lớp phó Mỹ Diệu, càng không có hứng thú đi đem chuyện cá nhân của người khác ra bêu riếu để mang hàng tá phiền phức về cho mình. Kể từ hôm đó, tôi mặc kệ chuyện của Mỹ Diệu với lớp trưởng Minh Đăng đã được thổi phồng lên tới đâu rồi. Cũng gác lại những việc không liên quan tới mình sang một bên, cố gắng chăm chú vào bài vở. Đến mức Thuý Vy còn bảo rằng, ngồi chung bàn với tôi không khác gì ngồi cạnh một tảng đá, lạnh lùng, khô khan. Nhưng tôi nghĩ đây mới chính là con người thật của mình, tách biệt bản thân với thế giới bên ngoài, yên ổn mà sống tiếp.

“Linh Đan... Chị Linh Đan... ”. Tôi tờ mờ tỉnh dậy vào một buổi sáng chủ nhật, vẫn là cái thời tiết đầy lạnh lẽo và rét mướt này. Tiếng gọi văng vẳng từ cửa sổ, tôi lừ đừ ngồi dậy vuốt sơ đầu tóc lại vài cái. Mở cửa sổ ra, đập vào mắt tôi là khuôn mặt cười “Không thấy tổ quốc” của Huy Khánh, tựa như ánh mặt trời của mùa hạ đang rớt đâu đây. Cậu ngồi trên một chiếc xe đạp, mặc bên trong chiếc áo phông đen, bao phủ trên người vẫn là màu xám tro đơn điệu.
“Ồ! Là Linh Đan đây hả? Em không nhìn ra luôn đó nha”. Còn kèm theo một tiếng cười rất đáng ghét khi tôi vừa ló đầu ra.
“Nhóc! Em đi đâu đấy? Qua đây xem mỹ nhân vừa ngủ dậy à?”. Tôi nhăn nhó đưa mặt về phía Khánh như muốn hờn dỗi.
“Chị đừng có suốt ngày cầu làm mỹ nhân gì đó, cứ ở yên một chỗ làm công chúa trong lòng em là được rồi”. Nghe xong câu này tôi cũng mát lòng mát dạ mà bỏ qua.
“Cha em về quê mới lên, biết mẹ chị thích uống loại trà này nên sai em qua đây biếu cho dì vài gói”. Năm gói trà hoa sen được để trong một cái bịch ni lông màu trắng, Huy Khánh lấy nó ra rồi đưa cho tôi.
“Được rồi, cảm ơn cha em giúp chị!”. Tôi do dự một hồi mới đưa tay ra nhận, quà đã đem đến tận nhà, muốn từ chối cũng không được.
“Vâng. Em đi đây, sắp trễ giờ học thêm rồi”. Tôi gật đầu, Huy Khánh liền gạt chân chống, còn không quên hôn gió tạm biệt tôi trước khi đi.

Không gian lại im ả thanh vắng như thường lệ. Trong một con hẻm nhỏ, những sợi dây điện đen nhánh giăng từ đầu này sang đầu khác, vài chiếc xe đạp thưa thớt tựa sát vách tường nhà. Một cơn gió bất chợt lướt qua, tim tôi lại cảm thấy hơi nhói, da mặt cũng tái nhợt lại. Tôi đóng cửa sổ rồi chùm chăn kín mít, chỉ có những lúc thế này tôi mới có thể thấy mình ổn hơn.


Chương 3<< >>Chương 5
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
Chào bạn,
Thực sự thì truyện của bạn mình đã đọc xong cách đây mấy hôm, nhưng vì diễn đàn lỗi nên mình cũng quên luôn việc ghi chú lại những điểm quan trọng cần chú ý. Vậy nên comment này mang tính chất là một bài review tổng quan hơn là chi tiết, dựa trên những gì mình có ấn tướng về truyện của bạn.

1. Văn phong:

Mình có cảm nhận bạn là người có năng khiếu, và có sự đầu tư chỉn chu cho tác phẩm. Điều này thể hiện ở việc bạn rất chịu khó cài các biện pháp nghệ thuật, do đó cũng khiến truyện giống một tác phẩm văn học hơn là một dạng biên tus thông thường. Nhưng ở ngôi 1, thì bạn đang lạm dụng chúng hơi nhiều, và chính điều này khiến truyện hoa mỹ quá sức cần thiết, và độ chân thực, lay động cảm xúc đôc giả cũng giảm đi rõ rệt.

Mình nhận thấy bạn thích văn tả, và sử dụng chúng khá thường xuyên. Tuy nhiên, văn tả chỉ là gia vị, việc bạn thêm nếm quá nhiều có thể khiến truyện thừa nhưng thiếu, chia cắt truyện thành những hoạt cảnh nhỏ và khiến mạch vụn hơn rất nhiều.

Cảm nhận thứ hai của mình là bạn viết khá bản năng. Bởi cách bạn dẫn truyện khá ngẫu hứng, điều đó khiến việc điều nhịp của truyện bị ảnh hưởng.
Mạch truyện nhanh chậm khá thất thường, hay nói chính xác là việc chuyển tiếp giữa những đoạn tĩnh (nội tâm) và những động (có tương tác với nhân vật khác) chưa được nuột nà. Bạn cần lưu ý ở diểm này để có một câu chuyện với lối dẫn trôi chảy hơn.

Tiếp nữa, bởi về cơ bản chất văn của bạn khá thuần Việt, nên mình nghĩ bạn nên kiểm tra lại một số từ đặc trưng của ngôn tình (ví dụ như "ôn nhu") đang xuất hiện rải rác trong truyện. Cùng với đó là thoại, chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa mỗi nhân vật trong khi thoại là linh hồn, là thứ khắc họa nhân vật chân thật và dễ dàng nhất.

Cuối cùng với cảm nhận chủ quan của một người đọc, thì một cốt truyện với những mối quan hệ phức tạp, mâu thuẫn như NĐHĐTTT cần một văn phong nặng đô hơn, hay nói cách khác cốt truyện hơi quá sức với bạn, Chất văn của bạn khá nhẹ nhàng, nó không chưa đủ sức nặng để khiến không gian truyện thu nặng hay trĩu xuống, do đó những phân đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật chính kể về người mẹ dù đi đúng phương pháp, thì vẫn chưa thực sự thành công. Sự thể hiện hiện tại của bạn vẫn chưa đủ để khắc họa những mâu thuẫn giữa nữ chính và mẹ của cô ấy, và ngược lại, kết hợp với ngôi 1 còn khiến mình cảm thấy nhân vật xưng "tôi" đang làm quá vấn đề.

2. Nội dung:

Với độ dài 4 chương thì khá khó để nhận xét, khi các vấn đề vẫn chưa mở hết ra. Do đó, mình sẽ nhận xét hệ thống nhân vật của bạn:

- Về nhân vật chính: Vì ngôi 1, xưng tôi nên hầu như, những nhược điểm của lối miêu tả người đều thể hiện đầu tiên ở nhân vật này. Ở phần văn phong, mình đã nói qua về việc cách dẫn của bạn khiến mình có nhân vật "tôi" đang "làm quá" thì nối tiếp đó, cách thể hiện của bạn cũng chưa diễn tả được sự khác biệt trong ứng xử với mẹ và những nhân vật khác (Huy Khánh thì phải), nên nhìn vào như kiểu cô ấy có 2 nhân cách khác nhau. Có thể bạn sẽ cho rằng "tôi" có cách cư xử riêng biệt khi nhận được sự đối xử riêng biệt, nhưng mình lại cho rằng dù sao đi nữa, thì "tôi" vẫn chỉ là một. Và vấn đề của bạn ở đây là chưa diễn tả được lý do của sự khác biệt ấy, và đã khá vội vàng trong việc chèn 2 phân đoạn (với mẹ - với Huy Khánh) trong giới hạn khá gần nhau.

- Nhân vật lớp trưởng: Cá nhân mình chưa thấy điều gì quá đặc biệt ở nhân vật này, nhưng lần này mình nghĩ vấn đề không phải ở cách diễn đạt mà ở việc hình tượng bạn gán vào nhân vật. Dùng từ "gán" bởi những tính cách điềm tĩnh, thu hút, hào hoa, trách nhiệm.... mà bạn dùng để kể về Minh Đăng đều là những đặc điểm mà mình không cảm nhận được, cũng như quan điểm riêng mình lại thấy, act Minh Đăng nói chuyện với Thanh Lam thực sự phản tác dụng, khi cho thấy Minh Đăng thực sự không tử tế như vẻ bề ngoài, là vấn đề ở bản chất. Hoàn toàn không phải vì lạnh lùng, xa cách hay thanh cao.


Một vài vấn đề vậy thôi. Chúc bạn viết tốt và kiên trì với con đường bạn đã chọn.

Minh Ruby.
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Chào bạn, mình thích đọc tác phẩm có sự chau chuốt nên khá thích thú với truyện của bạn. Mình cảm thấy cách viết của bạn rất có tiềm năng, chỉ gần viết nhiều đọc nhiều, phát triển về các xây dựng nhân vật và dẫn dắt truyện là sẽ có được những tác phẩm tốt. Mình cũng thấy phản ứng của nhân vật tôi với Huy Khánh có phần hơi khác với tính cách cô ấy, những từ miêu tả cảm xúc như “như hờn dỗi” hay “mát lòng mát dạ”, cảm thấy không phù hợp lắm với một cô gái có hoàn cảnh gia đình nặng nề và vết thương lòng sâu sắc. Nhưng điều này không khó sửa, mình cũng đã có lỗi này nên mình biết. Nhiều lúc chỉ cần thay đổi một vài từ miêu tả hoặc câu thoại sẽ tự dưng thấy hợp lý hơn. Mình thường cố tự hỏi: nếu nhân vật này tính cách hoàn cảnh như thế này, có thể nói ra những câu này không, có thể cảm nhận sự việc bằng cách này không?
Truyện mới bắt đầu nên cũng khó có được nhận xét tổng quát khách quan. Một đôi dòng như vậy, hi vọng bạn sẽ tiếp tục viết nhiều hơn. :)
 

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chào bạn! Đầu tiên mình thật sự cảm ơn sự góp ý chân thành của bạn. Mình sẽ cố gắng diễn đạt tính cách của các nv rõ hơn để độc giả có thể hiểu được. Thật ra nhân vật Linh Đan sống khá nội tâm nhưng không phải là hoàn toàn, ví dụ như ví cô ấy là một bức tranh màu xám, thì ở góc cạnh nào đó vẫn còn màu vàng le lói của một chút ánh nắng thanh xuân, có thể làm điểm tựa những khi cô mệt mỏi và tất nhiên cô cảm thấy tự nhiên và thoải mái khi cạnh nv này. Ý của mình là HK được ví như một chú đom đóm nhỏ lặng thầm trong cs của LĐ vậy, đó chính là lý do vì sao mình dùng những từ thế này để miêu tả cảm xúc của nv. Bạn nói rất đúng, mình khá châu chuốt từng câu chữ, mình đang học hỏi để phấn đấu nhiều hơn nữa. Dù sao cũng cảm ơn bạn một lần nữa và mong bạn tiếp tục theo dõi và góp ý. <3
 

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chào bạn Minh Ruby! Đầu tiên cảm ơn bạn đã góp ý chi tiết trên từng lối văn cả nv đến thế này! Mình thật sự rất biết ơn, và tất nhiên mình sẽ chú ý cố gắng mà sửa lỗi.
Đầu tiên khi nói về lối hành văn, nó không thể lôi tiêu chuẩn và sgk ra được, vì nó đơn giản như dấu gân tay và số CM thư của mỗi người, mn đều suy nghĩ khác nhau và chau chuốt phát hoạ một cách khác nhau, nhưng đó là quan điểm của bạn nói về NĐHĐTTT, tất nhiên những đóp góp nào của bạn cần thiết mình sẽ cố gắng xem xét sửa đổi để có cốt truyện thật chỉnh chu, có thể chạm đến ₫c trái tim của độc giả. Đối vs nv xưng tôi, thật ra mình có đọc lại vài lần, cũng cảm thấy miêu tả vs ngôi thứ nhất thế này thì khá “lố”, nên hôm qua mình đã sửa lại rồi. Cả đoạn MĐ đối thoại vs TL mình cũng đã sửa từ hôm qua luôn. Về nv MĐ vs ngôi thứ nhất từ đầu mình đã cố tình đánh lạc hướng. (Tốt bụng, ôn nhu...) nhưng sau đó là sự thất vọng của LĐ và những tình tiết sau này mình sẽ trình bày sau. Vs MĐ mình hướng đến sự tử tế và một người luôn cố giữ gìn hình tượng, học sinh gương mẫu, nhưng bạn cũng biết đó, cái gì cũng có giới hạn. (Chạm vào đồ sờ mó, đội lên... Vvv hđ của MD) và cậu ấy chỉ có thể làm những cách có thể làm để giữ vững hình tượng, tìm cách nhẹ nhàng không làm quá vấn đề... Vvv. Vì cs cũng vậy, mỗi người đều có những thứ ko thể bài biện ra trước mặt và chỉ có thể làm những cách có thể làm để đc êm đẹp cho tất cả. Linh Đan cũng ko ngoại lệ, về hoàn cảnh cảm xúc của người mẹ cứ tức giận là mang mình ra mắng chửi . Buồn bã và lạnh lùng cũng trở thành thói quen nhưng đó chỉ là đối vs mẹ và những người không thân thiết, còn đối vs Huy Khánh thì khác, cậu như một con Đom đóm nhỏ, niềm vui nhỏ, trong màn đêm cô tịch, luôn mang đến niềm vui sự bình yên cho cô, tất nhiên thái độ cũng sẽ khác, cô thoải mái và tự nhiên hơn những người khác (Có lẽ điều này mình chưa phát hoạ đc rõ, nên cứ vài bạn hiểu lầm nv chính bị 2 nhân cách) . Và vài nv cũng không ngoại lệ. Còn một điều nữa, đúng là mình hướng tới văn phong VN, nhưng hai từ “ôn nhu” có vẻ chỉ nó mới khắc hoạ lên đc tính cách của nam 9. Mình cũng suy nghĩ về nó rất nhiều, nhưng tính cách nv nam 9 giống như bắt buộc mình dùng nó vậy (dịu dàng như làn nước), thật lòng nếu bạn có từ nào hợp lý hơn hãy góp ý vs mình. Chính mình cũng ko muốn lệch lạc văn phong VN chút nào. Một lần nữa cảm ơn bạn đã góp ý và theo dõi, mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. <3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Minhthu65

Gà con
Tham gia
21/7/19
Bài viết
17
Gạo
0,0
Chương 5: Tôi sinh ra là một sai lầm!

Vào một buổi chiều ẩm ướt của trời đông, tôi đạp xe trên con hẻm nhỏ. Những nhánh cây bàng trong vách tường rào cổng chìa ra, đến giờ cũng đã rụng hết lá, trơ trụi. Không gian bỗng bao trùm một sự buồn tẻ, hiu quạnh dày đặc trên con đường hẻm hóc này.

Chạy tới đường lớn, đoạn đường để đến cửa hàng bánh bao của mẹ tôi xe cộ mới đông đúc hơn hẳn. Trên không trung giăng đều những sợi dây led, bóng đèn hoa văn, vài cây thông bằng nhựa lung linh đặc sắc, có lẽ đã được treo sẵn từ tuần trước. Vẻ mặt rạng rỡ của những thanh niên thiếu nữ thẹn thùng nắm tay nhau dạo bước trên vỉa hè, giáp bờ sông. Nụ cười hồn nhiên hiện rõ trên khuôn mặt của vài đứa trẻ may mắn được cha mẹ dẫn đi mua sắm. Tất cả mọi thứ đều hoà thành một không gian của ngày lễ giáng sinh năm tôi mười sáu.

Tại đây có nhiều người qua lại, nhà cửa, mặt bằng nối liền nhau, đa số là họ buôn bán kinh doanh. Vào những ngày lễ thế này, một số đã đóng cửa hoặc tạm nghỉ để hưởng trọn một đêm Noel vui vẻ đầm ấm bên người thân. Nhưng một số quán ăn, quán nước và siêu thị vẫn mải miết hoạt động, tất nhiên trong đó cũng không thể thiếu cửa hàng bánh bao của mẹ tôi. Bà đang đứng ở quầy, khéo léo đưa từng chiếc bánh lên khay. Dáng người cao ráo thon thả, chỉ là da mặt đã hằn những vết nhăn, trên đầu cũng điểm vài sợi bạc trắng theo thời gian.

Chạy gần đến cửa tiệm thì tôi dừng lại dưới gốc cây bên lề đường, chợt thấy mẹ tôi khom lưng lục tìm trong cái vỏ xách rồi lấy ra một thứ gì đó. Tôi nhíu chân mày để nhìn cho kĩ, một cái túi đồ ni lông màu đỏ, bên ngoài trang trí rất nhiều hoa văn, bà liền đưa cho người đàn ông vừa mới bước đến. Tôi nhìn sơ qua ông ta độ khoảng hơn bốn mươi tuổi, mặc chiếc áo khoác phao màu xanh rêu, râu ria mọc lưa thưa phía dưới cằm, tóc cũng đã nửa phần bạc phơ. Ngẫm kĩ lại một hồi mới chợt nhớ ra đây chính là chú Phong ở đầu hẻm nhà tôi. Hôm trước tôi đi học về đạp xe ngang qua cổng nghe thấy hai vợ chồng chú cãi nhau om sòm, phong thanh là họ đòi ly hôn vì chú Phong ngoại tình, bé Linh tức tưởi ngồi ôm em khóc mướt trước sân nhà.

Cuộc đối thoại của hai người tôi nghe không được rõ, chỉ thấy ông ta chìa hai tay ra nhận quà rồi liền nở một nụ cười trìu mến. Mẹ tôi cũng đáp trả bằng nét mặt vô cùng biết ơn, như thể vừa được ông ta ban cho phước lành.

Nếu xâu chuỗi lại tất cả sự việc mà tôi đã và đang chứng kiến... Không lẽ...

Hơ... Lãng mạn thật... Còn tặng cả quà cáp? Tôi nhếch môi, tận sâu đáy lòng không ngừng dâng lên một loại căm phẫn. Tôi còn tự hỏi chính mình rằng, rốt cuộc thì lý do thật sự bà ấy ghét tôi là gì đây? Vì tôi là con của cha tôi, hay vì tôi là một thứ gì đó vướng víu bước chân của bà ấy?

Quá ngứa mắt, tôi liền bấm cái chuông trên cổ xe vài cái, nếu còn không làm vậy thì chẳng biết họ muốn đóng phim tới bao giờ. Ông ta xoay ngang nhìn tôi vài giây liền mang theo món quà lãng mạn ấy rồi lặng lẽ đi mất. Bà cũng lướt mắt nhìn qua tôi một lần ra vẻ bình thản, quay lại quầy bánh bao tiếp tục với công việc xem như không có chuyện gì.

Dẫn xe tới quầy tôi liền dựng cái chân chống xuống nền đường, nhưng có vẻ động tác mạnh mẽ và dứt khoát hơn thường lệ. Bà biết là tôi nên cũng không thèm nhìn, ngọn lửa mà mẹ tôi mới mồi có lẽ đã bị nét mặt bình thản của bà làm cho bùng cháy dữ dội. Ánh mắt tôi tia thẳng vào từng nét trên khuôn mặt bà, một giây cũng không rời.
“Nhìn trông có vẻ mẹ thích ông ta lắm nhỉ? Nếu đã thích đến vậy thì cứ tìm chỗ nào đó kín đáo một chút đi!”. Tôi vừa nói dứt câu, bà lập tức dằn khay bánh bao xuống bàn một cái thật mạnh.
“Mày nói gì đấy? Nói lại một lần nữa tao nghe xem nào! Không lo về nhà nấu cơm dọn dẹp, mày có tư cách gì mà đến đây hỏi tội tao hả?”. Bà quát lớn, nhìn tôi bằng ánh mắt chứa đầy phẫn nộ.
“Mẹ nghĩ tôi có tư cách cũng được, không có tư cách cũng chẳng sao. Nhưng cái đứa không có tư cách như tôi khi nhìn vào cái cảnh lúc nãy... Thật sự rất buồn nôn đó mẹ à!”. Vừa dứt câu tôi quay người gạt chân chống mà bỏ chạy. Tôi cố lấy hết sức đạp thật nhanh... Thật nhanh để bỏ lại cái tiếng chửi rủa ở phía sau.
“... Mày đi chết đi, con ranh... ”

Đèn bàn học sáng ánh, tôi cặm cụi ngồi chép văn học. Âm thanh vang dội phát ra từ phía cánh cửa.
“Linh Đan! Ra đây dọn cơm lên đi!”
Lại là giọng nói gai góc của bà ấy, tôi thở dài mệt mỏi rồi đứng dậy bước ra khỏi phòng. Vừa chạm mặt đôi mắt bà đã nhìn vào tôi trừng trừng, dường như chỉ hận không thể xé tôi ra làm trăm mảnh. Tôi vờ như không để tâm bình thản dọn thức ăn lên bàn, xoay người định bước vào phòng thì lại bị câu nói của bà làm cho đôi chân tôi phải đứng khựng lại.
“Tốt nhất là mày đừng bao giờ xen vào chuyện riêng của tao, nếu có thấy ngứa mắt, thì tự chọc cho mù đi! Còn không muốn đui loà cả đời thì cút ra khỏi nhà tao là vừa!”. Thật sự không thể tin nổi, câu nói này lại phát ra từ cửa miệng của một người mẹ ruột dành cho giọt máu duy nhất của mình.

“Bây giờ tôi mới hiểu vì sao cha lại bỏ nhà ra đi, chắc là mẹ cũng nói với ông câu này có đúng không?”. Tôi xoay người lại nhìn bà, nhếch môi cười nhạt.

*Choang* Bà đập nát cái bát xuống sàn, ngón tay run rẩy chỉ thẳng vào mặt tôi mà nói: “Mày còn dám nhắc tới ông ta? Mày có biết ông bà ngoại mày chết là đều tại hắn, tao với mày ra nông nổi này cũng do một tay hắn gây ra. Nếu mày không tin, thì cứ trực tiếp tìm ông ta mà hỏi cho rõ!”

“Rốt cuộc là chuyện gì mẹ không thể nói trực tiếp cho tôi biết được sao? Mẹ đừng có lúc nào cũng đổ lỗi cho cha có được không!”

“Cha, cha, cha...! Lúc nào mở miệng cũng nhắc tới thằng cha của mày, ông ta đã từng bỏ rơi mày rồi! Mày nghĩ ông ta sẽ tìm ra mày được chắc?”. Bà nhìn vào mắt tôi nhấn mạnh từ câu chữ, vừa dứt lời liền ngoảnh mặt sang hướng khác.

“Lúc trước không phải mẹ nói với tôi, mẹ đã để số liên lạc lại ở địa chỉ cũ rồi cơ mà?”. Ánh mắt tôi chuyển động quanh vẻ mặt của bà, cố gắng dò xét từng động thái một.

“Không hề, tao không hề để lại bất cứ thứ gì cả! Vì cả đời này tao không muốn nhìn thấy mặt ông ta một lần nào nữa, mày có nghe rõ chưa?”. Bà quay đầu lại nhìn vào tôi chằm chằm, trong tia mắt còn lay động một chút sắc đỏ, nét mặt cũng tái nhợt hẳn.

“Mẹ nói sao... Mẹ...”. Thật sự tôi không tin nổi vào tai mình, không ngờ một tia hy vọng cỏn con mà bà cũng đành lòng dẫm đạp.

“Thật tàn nhẫn! Vậy mẹ tính sao, muốn làm vợ bé cho ông ta hay muốn phá nát gia đình của người khác?”. Da mặt và cả hơi thở của tôi giờ đây chỉ toàn là một loại cảm giác tê buốt, giữa cái thời tiết lạnh lẽo rét mướt này. Cơ mặt cứng đơ, mí mắt bất chợt nhướng lên, hiện tại thì cả một cái nhếch môi khinh bỉ tôi cũng không thèm dành cho bà ấy.

*Chát*
Bàn tay tôi ôm một bên gò má đau điếng, thở từng hơi thổn thển. Đôi mắt bà ánh lệ trừng lên nhìn tôi, quai hàm có hơi lệch ra phía trước. Dần dần tôi cảm thấu được cái nóng rát như mới bị lửa bỏng trên da mặt, cơn đau ấy theo tôi lần mò thấm vào tận tâm can khi bà vừa nói dứt câu.

“Mày coi thường tao quá rồi đấy! Tao làm vợ bé cho cha mày được, chẳng lẽ người khác lại không sao?”

Gì cơ? Bà là vợ bé, cũng tức tôi là con... Con của vợ bé sao? Không-thể-nào!

Tôi thật sự rất sốc, sốc tới mức phải ngã quỵ đầu gối xuống sàn gạch, màng nhĩ liên tục lập đi lập lại: “Tao làm vợ bé cho cha mày... ”. Đây chính là lý do dì Liễu không bao giờ kể cho tôi nghe về cha sao? Dù tôi đã cố hỏi dì ấy cả chục lần. Chắc dì sợ tôi đau lòng khi biết được sự thật, là dì muốn giữ cho mẹ tôi một chút thể diện nào đó trong lòng tôi, nhưng rất tiếc... Đến bây giờ thì tự tay bà ta đã đốt trụi nó rồi.

Lòng bàn tay chống xuống sàn gạch đầy lạnh lẽo, dùng hết sức còn lại trên thân thể mà gượng dậy. Đây là ý mà ông muốn nói với tôi sao: “Linh Đan! Đây là lần cuối cùng mà cha có thể đỡ con dậy, nhưng sau này đến khi trưởng thành nếu con có vấp ngã phải tự lực đứng lên...”. Thật bổ ích!

Không gian bao trùm sự tĩnh lặng, cả một tiếng động cũng khó mà nghe được. Hiện tại thì tôi chẳng muốn lướt nhìn vẻ mặt của bà ta ra sao, là vẻ hối hận ăn năn hay ra vẻ đắc chí thoả mãn? Tôi gục mặt, xoay lưng về phía bà đi thẳng ra khỏi cửa như một cái xác không hồn. Tôi muốn đi, đi đâu cũng được, đi khỏi cái nhà này, đi khỏi cả bà ta, miễn sao có thể thoát ra cái thế giới nhơ nhuốc này là được.

Tôi cứ đi như thế, mặc kệ tiết trời của mùa đông đã thấm dần vào da thịt, mặc kệ ánh mắt của vài người nhìn tôi như một gã điên. Chắc vì trên thân xác của tôi chỉ vỏn vẹn chiếc áo sơ mi mỏng manh, gương mặt lại lem luốc khó coi, không nhìn mới đúng là kì lạ. Đi một đoạn đường dài, tôi lại xui xẻo tới mức mũi dép vướng phải vào gốc cây mà suýt nữa té.
“Chết tiệt!”. Cuối cùng cũng thốt ra được câu này, khiến lòng tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn hẳn.

“Bị bắt rồi nhé!”

“Lớp trưởng!”

Minh Đăng đang thả hai tay vào hai túi của chiếc áo khoác dày dặn màu nâu sang trọng, phối hợp cùng quần jean đen, dày ba ta màu trắng ra dáng một cậu ấm thực thụ. Không hiểu sao lớp trưởng cứ nhìn chằm chằm vào mặt tôi, tôi còn tự hỏi bản thân rằng, khuôn mặt hiện tại của tôi bây giờ trông khó coi đến như vậy sao?

“Sao cậu lại ở đây?”. Những ngón tay lau đi vài giọt nước mắt còn xót lại trên gò má, hàng chân mày của tôi vẫn nhíu lại. Ngoài câu này ra tôi chẳng biết mình nên nói gì trong cái không gian ngượng ngùng như thế này. Tại sao lớp trưởng lại ở đây ngay khi tâm trạng của tôi đang nặng nề và mệt mỏi, đúng lúc bộ dạng hiện tại của tôi khó coi đến thế này. Là tại cậu ấy xuất hiện không đúng lúc, hay ông trời đang muốn đùa cợt với tôi đây?

Chương 4<< >> Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên