Sách và bạn Nhà văn Trần Thanh Giao qua đời

Nhật Hy

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
21/5/14
Bài viết
1.610
Gạo
23,8
Độc giả, bạn bè và gia đình đau buồn khi tác giả tiêu biểu của dòng văn học kháng chiến qua đời vào sáng 19/1 do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 85 tuổi.

Tang lễ của nhà văn Trần Thanh Giao được tổ chức tại tư gia ở quận Tân Bình, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra vào 11h30 ngày 19/1. Lễ viếng diễn ra vào chiều cùng ngày. Lễ truy điệu và động quan được tổ chức vào 7h ngày 22/1. Sau đó, ông được hỏa táng và an nghỉ tại chùa Phổ Quang, TP HCM.

Nhà văn Bích Ngân chia sẻ trên trang cá nhân bất ngờ của chị trước tin buồn: "... lúc nào gặp, trông ông cũng khỏe khoắn, nhanh nhẹn, đầu óc minh mẫn, đi lại liên tục, cần mẫn ghi chép và viết đều, viết khỏe. Hôm ở tọa đàm 'Nhà văn, anh là ai?', ông còn hứa với tôi là sẽ tập hợp những bài đã đăng thành một tiểu luận về nghề... Dù đã tuổi lão từ lâu, lớp nhà văn sinh sau đẻ muộn cứ gọi ông là 'anh'...".

nha-van-tran-thanh-giao-5182-1453193138.jpg

(Nhà văn Trần Thanh Giao. Ảnh: Hội nhà văn TP HCM.)
Vào tháng 12/2015, trong buổi tọa đàm mang tên "Nhà văn, anh là ai?"giới thiệu tập tiểu luận và bút ký mới về nghề văn của Ma Văn Kháng (Hội nhà văn TP HCM tổ chức), Trần Thanh Giao còn gửi bài tham luận dài hơn 5.000 chữ cho ban tổ chức. Ông ngồi dự tọa đàm và lắng nghe tất cả các ý kiến, nhiệt tình trao đổi với đồng nghiệp. Trong tập sách nhiều tác giả của Hội nhà văn TP HCM sắp ra mắt bạn đọc, ông cũng là người viết và gửi bài sớm nhất.

Nhà văn Trần Thanh Giao có các bút danh là Song Thanh, Song Văn... Ông sinh ngày 19/5/1932, ở Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ và sau đó định cư ở TP HCM.

Trần Thanh Giao tham gia kháng chiến chống Pháp từ 1946, làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ. Năm 1961, ông làm phóng viên báo Nhân Dân. Năm 1969, ông làm trong lực lượng sáng tác Văn học công nhân của Tổng công đoàn Việt Nam và biên tập viên Nhà xuất bản Lao động... Từ 1981, ông công tác ở Hội Nhà văn TP HCM, làm Ủy viên Ban Chấp hành từ khóa một đến khóa năm và nắm giữ các vị trí, trong đó có vai trò Trưởng trại Sáng tác và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ.

Sinh thời, ông từng bày tỏ quan niệm về văn học của mình: "Tôi đọc những sách hay trong nước và thế giới và dần dần chiêm nghiệm ra rằng: sách hay là sách trong đó cái đẹp và cái cao thượng làm rung động sâu sắc trái tim mọi người, để cho con người trên trái đất này sống với một trái tim luôn rung động vì cái đẹp và cái cao thượng. Càng đọc, tôi càng tin rằng nếu không có tư tưởng lớn thì chẳng có tác phẩm lớn, dù ta có muốn đẩy một tác phẩm nào đó lên tới đâu…".

Trần Thanh Giao có rất nhiều tác phẩm đã xuất bản như: Dòng sữa(truyện ngắn, 1962), Đi tìm ngọc (truyện 1964, 1972, 1987, 2002), Đất mới vỡ (tiểu thuyết 1978, 1981), Giữa hai làn nước (truyện 1979), Sao Mai gần gũi (truyện và ký 1983), Một vùng sông nước (truyện 1985), Thị trấn giữa rừng Sác (bút ký 1985), Câu chuyện một chiều thứ bảy (truyện ngắn 1987), Một thời dang dở (tiểu thuyết 1988, 1992), Thời áo trắng (tiểu thuyết 1995, 2002)...

Ông từng đoạt các giải văn chương như: giải thưởng truyện ngắn báoThống Nhất (1959) với tác phẩm Câu chuyện một chiều thứ bảy, giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ (1960) với Dòng sữa, giải thưởng bút ký báo Sài Gòn giải phóng (1985) với bài viết Đường xe xuyên rừng Sác, giải thưởng bút ký Đài Tiếng nói Việt Nam (1986) với Bầu trời thềm lục địa, giải thưởng bút ký Bộ Giao thông Vận tải (2000) với Ai vượt Cửu Long Giang trên cầu Mỹ Thuận... Năm 2015, ở tuổi 84, ông còn tham gia và đoạt giải nhất cuộc thi ký sự "40 năm - Những ký ức không thế nào quên".

Nguồn: VN Express
 
Bên trên