Starlight Em lại chém đây.
=> Tưởng em nó tha cho, ai ngờ tuổi trẻ, sức cũng còn khỏe. Híc...
Cái váy 160 của chị giống giống một cái váy của em, nhưng dạo này em mập quá nên mặc nó hơi chật rồi. >"< ... => Chị gầy đi mới mặc lại được. Sau 3 năm mới được đụng vào em nó, sướng mê tơi.
161. Từ sau khi sinh em bé thì chị làm sao để lấy lại vóc dáng?
Sau khi chị sinh em bé, vẫn còn 62 kg. Chị vẫn phải ăn uống đủ chất để cho con được uống sữa mẹ nên không kiêng kị gì cả và cân nặng vẫn ở nguyên mức "khủng long". Điều đáng buồn là hết 6 tháng chăm con thì chị tự nhiên mất sữa, khổ thân con phải uống sữa ngoài nhưng cũng từ việc này chị bắt đầu giảm cân.
- Ăn uống giảm đi nhiều, chăm tập thể dục và chị thường xuyên uống nước ấm pha một thìa mật ong.
- 10 tháng sau giảm được 7kg. Vài tháng sau nữa giảm được 3 kg và duy trì mức cân nặng 52kg suốt nửa năm.
- Mới đây vào Gác, ham hố, hay thức khuya, ngủ ít, sáng vẫn dậy sớm nhưng cả ngày ngủ có 5 tiếng nên sụt cân nhanh chóng và còn 49kg. Về với mốc thời son rỗi. (Cái này là vỡ kế hoạch).
- Hiện tại muốn duy trì vóc dáng này, không tăng không giảm cân nữa. Nếu tiếp tục giảm cân, nguy cơ là chị không có internet mà dùng.
162. Chị có bị dị ứng gì không? Mùi nước hoa, phấn hoa, tôm cua cá ghẹ...
Chị không bị di ứng gì cả.
163. Sau khi kết hôn thì chị cảm thấy thế nào? Có bị ràng buộc gì không? Chị có muốn chia sẻ gì cho những bạn trẻ sắp kết hôn không?
* Sau khi kết hôn chị cảm thấy cuộc sống của mình tất nhiên là có nhiều sự thay đổi. Mình phải người lớn hơn, chín chắn hơn trong mọi suy nghĩ và hành động vì ngoài bản thân mình ra, còn có chồng, gia đình chồng nhìn vào mà đánh giá mình cũng như đánh giá sự dạy dỗ, bảo ban của gia đình mình. Chị cảm thấy mình là người may mắn và hạnh phúc khi lấy được người chồng thật lòng yêu thương và luôn ở bên cạnh mình sau nhiều biến cố xảy ra, có được gia đình chồng quan tâm và tâm lý. Chị hoàn toàn viên mãn và không có điểm gì phàn nàn.
* Về sự ràng buộc:
Cá nhân chị nghĩ hôn nhân bắt buộc phải có sự ràng buộc. Chị có bị ràng buộc về nhiều thứ: tự do, thời gian, tiền bạc, trách nhiệm, nghĩa vụ...
Khi yêu nhau, bạn vẫn có thể làm mọi điều mình thích, cảm thấy hợp thì ở lại, không hợp thì ra đi nhưng khi kết hôn rồi, ngoài sự ràng buộc vốn có là tình yêu, còn sự rằng buộc là nghĩa vụ và trạch nhiệm. Hôn nhân tức là bạn và chồng chính là một gia đình, một nhân tố quan trọng hình thành nên xã hội. Mỗi một gia đình hạnh phúc, nề nếp, yêu thương nhau sẽ hình thành nên những nhân tố tốt đẹp và hướng tới một xã hội tốt đẹp. Hôn nhân cho ta sự ràng buộc nhất định, nhưng chị nghĩ nó thiên về ràng buộc tích cực nhiều hơn. Chị cho rằng nếu không có những sự ràng buộc này, hôn nhân cũng mất đi ý nghĩa của nó. Mạnh ai người nấy sống, chán chê thì ly hôn... hệ lụy sau đó rất là nhiều.
* Về chia sẻ với các bạn trẻ:
Mọi người vẫn nói đùa với nhau: Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu. Mình cũng đã từng nghĩ như vậy. Sau này khi bước chân vào nấm mồ rồi mình mới phát hiện ra. Nấm mồ ấy có xuất hiện hay không là tùy vào cách chúng ta đối xử với tình yêu và hôn nhân của mình như thế nào? Tại sao ai cũng biết là nấm mồ mà vẫn thích lao xuống? Tại sao lao xuống rồi lại không cố gắng kéo tình yêu lên mà lại để tình yêu chết đi thật sự? Đó chính là cách chúng ta sẽ yêu như thế nào, sống như thế nào và muốn giữ gìn, vun đắp hôn nhân ấy như thế nào mà thôi.
Các bạn cứ yêu đi, cứ tận hưởng giây phút ngọt ngào, lãng mạn khi đang yêu đi. Và khi tình yêu chín muồi hãy cứ mạnh dạn bước chân "xuống mồ"... Nếu tình yêu của các bạn đủ lớn, đủ bao dung, đủ say đắm, đủ vị tha, đủ thông cảm và đủ bền chặt để cùng nhau đi qua những lo toàn thường ngày, những chuyện nhỏ nhặt, những mâu thuẫn, những khó khăn trong cuộc sống khác với lúc yêu thì khi các bạn kéo được tình yêu từ nấm mồ ấy lên, các bạn sẽ rất hài lòng, mãn nguyện và tự hào rằng mình đã có một cuộc hôn hân nhân viên mãn.
Hì... chị chỉ biết chia sẻ vậy thôi, hôn nhân của chị mới qua gia đoạn 5 năm lần thứ nhất.
164. Chị có kỷ niệm nào vui vui khi làm đám cưới không?
Có. Đó là chiếc váy cưới của chị hơi dài so với chiều cao của mình nên khi lại chị rất hay dẫm vào váy cưới.
Khi xuống ô tô và bước lên tầng hai hội trường cưới chị đã vấp phải chân váy và suýt nữa thì vồ ếch. Thật may hắn đã kịp thời đỡ lại không thì "mồm ơi ở lại răng đi nhé" trong ngày cưới. Từ lúc đó, tay hắn lúc nào cũng cố định đặt ở eo chị, kéo cái đuôi váy lên và túm lại cho cô dâu chân ngắn đi lại cho tiện.
166. Nếu như bây giờ có công việc nhiều tiền nhưng ít (ít chứ không phải là không có) thời gian chăm sóc gia đình thì chị sẽ lựa chọn thế nào?
Cái này đúng là băn khoăn của chị. Học ĐH xong chị học thêm kế toán, một chuyên ngành trái ngược hoàn toàn với những gì chị yêu thích để giúp đỡ chồng trong công việc làm ăn. Sau này khi chị sinh con, bận chăm sóc con nhỏ thì chị nghỉ việc và cũng ngừng làm sổ sách.
Khi gửi con đi học chị có hai lựa chọn: 1 là làm giao dịch viên ở ngân hàng (lương cao, không vất nhưng thời gian thì khá là căng, nhất là vào những ngày cuối năm); 2 là "thích làm gì thì làm" tùy ý chị. Cuối cùng chị đã chọn quay lại với nghề cũ liên quan đến sách báo. Một công việc nặng nhọc hơn nhưng có nhiều thời gian cho gia đình. Sau đó lại vì lý do liên quan đến con cái và vài chuyện cá nhân, chị tạm thời vẫn viết lách và lo cho con cái.
Nhiều người nói rằng việc ở nhà chăm sóc con là nhàn chán hoặc có người nói đó là hy sinh cho con. Cả hai ý này chị đều không cho là đúng hoàn toàn. Cá nhân chị chấp nhận ở nhà nhà chăm con hoàn toàn trái ngược lại với tính hướng ngoại và những gì chị đã làm trước kia. Để chấp nhận chị cũng đấu tranh tư tưởng rất nhiều và đã lựa chọn gia đình. Chị không cho rằng khi người mẹ ở nhà chăm sóc con cái là nhàm chán hay là hy sinh. Con chị chỉ có 1 tuổi thơ, chỉ có một mẹ... Nếu điều kiện gia đình không quá phải lo lắng, chị muốn được bên con đến khi con đủ 3 tuổi, được ở bên cạnh chứng kiến và chăm sóc con hàng ngày. Giao con cho ai chị cũng không yên tâm. Ngay cả việc đi học, vừa viết hay vào diễn đàn, camera ở lớp của con chị để từ lúc con đến trường cho lúc con về nhà. Chị nghĩ chị sẽ luôn chọn một công việc có thời gian chăm sóc gia đình vì... chị thích như vậy.
167. Chị có thích truyện cổ trang hay dã sử không? Thích của Việt Nam hơn hay của Trung Quốc hơn?
Chị không hay đọc những truyện này nên không biết thích của VN hay TQ hơn.
168. Em thấy chị viết rất nhiều truyện và rất khân phục trí tưởng tượng của chị. Vậy chị có hay nghĩ ngợi nghi ngờ lung tung không?
Với mọi người thì không nhưng với "hắn" thì có. Không phải là hay nhưng thỉnh thoảng có nghĩ ngợi, có nghi ngờ.
Nhiều khi lúc khó khăn hoạn nạn, tình cảm bền chặt, nồng đậm. Sau này sung túc hơn dễ sinh nhiều tật xấu.
Hì, nói vậy thôi nhưng chị tin hắn. Chỉ là thỉnh thoảng hâm đơ thôi. Hắn nhà chị chăm đọc sách về đạo Phật, yêu thương vợ con, chỉ là chị hay thích trêu chọc hắn đề hắn thề thốt nghe cho vui tai ý mà.
169. Nếu có người lừa dối chị, chị sẽ phản ứng như thế nào?
Đó đó... *chỉ chỉ* Sao đọc truyện của chị biết rồi còn hỏi.
Đầu tiên chị phải hỏi cho ra nhẽ, sau đó tùy mức độ mà nổi điên cũng nặng nhẹ khác nhau.
170. Theo chị thì có "white lie" lời nói dối vô hại không?
Chị nghĩ là có.
171. Người ta nói ai cũng đeo cho mình một tấm mặt nạ, vậy chị có không? Trước mặt chồng chị có khi nào chị nghĩ một đường làm một nẻo không?
Chị nghĩ là vậy, chỉ là tấm mặt nạ đó dày hay mỏng mà thôi.
Trước mặt chồng chị thì không có chuyện nghĩ một đằng làm một nẻo. Hồi yêu nhau thì có nhưng lấy nhau rồi thì không. À, có lúc giận nhau, thấy hắn làm lành, nhiều lúc trong đầu nghĩ là không giận nữa, rất muốn cười nhưng cứ cố tỏ ra mặt lạnh như tiền và hằm hè với hắn. Có được tính không?
172. Quê chị ở Thanh Hóa phải không ạ? Vậy chị có bị người ta kì thị hay để ý quê của mình lần nào chưa? Chị có phản ứng và cảm giác thế nào?
Dạ. Chị Hoa Thanh Táo, Hoa Thanh Quế.
Có. Bị một lần. Hồi mới yêu hắn, bạn hắn bảo hắn yêu con gái TH có sợ không? Hắn nói lại với chị. Chị cười buồn.
Chị chưa bị ai kỳ thị ra mặt nên không biết, có điều chị thấy buồn. Cùng trên một đất nước VN mà lại có sự kỳ thị này, giống mấy công ty gì đó ở trong Nam, không tuyển công nhân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạn chị ra nước ngoài, khi họ nhìn thấy những biển cấm người Việt, viết tiếng Việt vào các cửa hàng trên đất khách, họ thấy bị đánh đồng và buồn bực. Một bộ phận con sâu làm rầu nồi canh, ở đâu cũng có người xấu người tốt, chả ai dám tự vỗ ngực nhận mình là hoàn hảo cả. Chị tự hào và yêu quê hương xứ Thanh của mình như bài hát "Tôi yêu Thanh Hóa".