Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Xin chào các bạn. Tâm tham gia Gác Sách cũng được một thời gian khá lâu, tuy nhiên cũng chưa có đóng góp gì nhiều. Hôm nay Tâm tạo chủ đề này, chủ yếu là muốn tất cả chúng ta cùng nhau thảo luận để nâng cao mọi kỹ năng trong việc viết lách. Tâm có đưa ra vài vấn đề như thế này:

I. Vấn đề đầu tiên, cần nói đến là chính tả.

- Đa số chúng ta đều mắc lỗi chính tả, và sai rất nhiều ở các âm: x và s, tr và ch. Vậy có cách nào để khắc phục không?

II. Vấn đề tiếp theo là cách đặt dấu phẩy.

- Đây là một vấn đề nan giải với rất nhiều bạn. Dẫu biết rằng, dấu phẩy là để ngăn cách, phân chia các thành phần trong câu. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính xác các thành phần trong câu?

(Các bạn có vấn đề gì trong viết lách, hãy trả lời tiếp vào chủ đề này. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận.)
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Lại nói thêm về tinh hoa văn học Việt. Có một số tác giả chuyên về tả cảnh, nhưng lại cũng có những tác giả chuyên về tả người. Vậy thì theo bạn, họ là những ai?

Đây là một câu hỏi mà sẽ giúp cho rất rất nhiều người có được tư liệu tham khảo. Vì hai mảng kỹ năng tả cảnh và tả người là cực kỳ quan trọng, tuyệt đối không thể thiếu trong văn chương.

Bên cạnh đó thì kỹ năng tả cảnh hành động cũng là một vấn đề khó, rất khó chứ không phải là dễ như cơm bữa. Vậy thì các bạn có đề xuất gì không?
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Lại nói thêm về tinh hoa văn học Việt. Có một số tác giả chuyên về tả cảnh, nhưng lại cũng có những tác giả chuyên về tả người. Vậy thì theo bạn, họ là những ai?

Đây là một câu hỏi mà sẽ giúp cho rất rất nhiều người có được tư liệu tham khảo. Vì hai mảng kỹ năng tả cảnh và tả người là cực kỳ quan trọng, tuyệt đối không thể thiếu trong văn chương.

Bên cạnh đó thì kỹ năng tả cảnh hành động cũng là một vấn đề khó, rất khó chứ không phải là dễ như cơm bữa. Vậy thì các bạn có đề xuất gì không?
Nhà văn chuyên về tả người hay nhất mình đọc được là Thạch Lam. Chưa bao giờ thấy nhà văn nào mà đọc ngáp lên ngáp xuống như ông này :v ( vì truyện gần như không có cao trào, một số truyện không có hành động luôn, nhân vật chỉ đi qua đi lại :)) ) mà đọc xong lại thấy ám ảnh như thế.
Một nhà văn chỉ tả người, tả tĩnh mà dường như lại nói lên được nhiều điều hơn thế ( ai cũng biết Hai đứa trẻ chỉ là chuyện hai đứa con nít ngồi coi xe lửa, chắc chưa tới 5 phút nữa nhưng cuối cùng được "chây" ra những 6 trang truyện, mà còn truyện rất hay nữa mới ghê :v ).
Sau này mình đọc một số truyện nữa như Dưới bóng cây bằng lăng ( 1 thanh niên về nhà xong nằm nghỉ 6onion28) , Cô hàng xén ( 1 cô hàng xén đi bộ về nhà 5onion12 ), dù chả có gì nhưng dưới ngòi bút Thạch Lam câu chuyện ám ảnh đến lạ kỳ, tầng tầng lớp lớp nghĩa đan xen nhau. Đọc Thạch Lam cứ như đang xem tranh nghệ thuật, 1 bức tranh, 1 khoảng khắc duy nhất, nhưng lại ẩn nhiều điều.
Mình cảm thấy rất bất công cho Thạch Lam khi ông không được nổi tiếng như các nhà văn đương thời như Nam Cao, Ngô Tất Tố... thật sự tức tưởi lắm luôn ấy :tho10:.
Còn nghệ thuật tả cảnh đọc cũng nhiều nhưng mình chả thấy ai nổi bật cả. Thấy mảng này thơ làm tốt hơn :) .
 

Vũ Khúc

Gà con
Tham gia
12/12/15
Bài viết
57
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Nhà văn chuyên về tả người hay nhất mình đọc được là Thạch Lam. Chưa bao giờ thấy nhà văn nào mà đọc ngáp lên ngáp xuống như ông này :v ( vì truyện gần như không có cao trào, một số truyện không có hành động luôn, nhân vật chỉ đi qua đi lại :)) ) mà đọc xong lại thấy ám ảnh như thế.
Một nhà văn chỉ tả người, tả tĩnh mà dường như lại nói lên được nhiều điều hơn thế ( ai cũng biết Hai đứa trẻ chỉ là chuyện hai đứa con nít ngồi coi xe lửa, chắc chưa tới 5 phút nữa nhưng cuối cùng được "chây" ra những 6 trang truyện, mà còn truyện rất hay nữa mới ghê :v ).
Sau này mình đọc một số truyện nữa như Dưới bóng cây bằng lăng ( 1 thanh niên về nhà xong nằm nghỉ 6onion28) , Cô hàng xén ( 1 cô hàng xén đi bộ về nhà 5onion12 ), dù chả có gì nhưng dưới ngòi bút Thạch Lam câu chuyện ám ảnh đến lạ kỳ, tầng tầng lớp lớp nghĩa đan xen nhau. Đọc Thạch Lam cứ như đang xem tranh nghệ thuật, 1 bức tranh, 1 khoảng khắc duy nhất, nhưng lại ẩn nhiều điều.
Mình cảm thấy rất bất công cho Thạch Lam khi ông không được nổi tiếng như các nhà văn đương thời như Nam Cao, Ngô Tất Tố... thật sự tức tưởi lắm luôn ấy :tho10:.
Còn nghệ thuật tả cảnh đọc cũng nhiều nhưng mình chả thấy ai nổi bật cả. Thấy mảng này thơ làm tốt hơn :) .

Ngòi bút của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng mang tính chiến đấu hơn, đả phá tật xấu trong xã hội cũ, trong khi truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, da diết, thiên về tình cảm cá nhân. Thạch Lam nằm trong nhóm Tự lực văn đoàn cùng với Nhất Linh là nhóm viết không được ca ngợi, khuyến khích ở nước ta hiện nay. Bộ giáo dục tập trung và đề cao các nhà văn kia là có lý do đằng sau, còn tên tuổi của Thạch Lam không bị lãng quên đâu. Tùy thời mà xã hội có cách nhìn với nhà văn.
Viết truyện không dừng ở tả cảnh, nó chủ yếu dùng để tả người, tả cảnh chỉ là một phần của truyện, mang tính giới thiệu, phụ họa, chuyển mạch, thay đổi tiết tấu là chính.
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Dưới bóng cây bằng lăng
Ý bạn là truyện "Dưới bóng hoàng lan" hả?
Cô hàng xén
Mình nghĩ truyện này đâu phải là "không có gì"? "Rất có gì" luôn đó! Là bức tranh về cuộc đời của cả một con người cơ mà. Truyện ngắn Thạch Lam không có cốt phức tạp, nhưng cách viết của ông luôn mang tầm nhìn của thời đại, và cái hay chính bởi sự tinh tế đó. Bạn "ngáp lên ngáp xuống" chắc vì không hợp, chứ mình đọc thì rùng mình liên tục, nhất là mấy truyện kiểu "Đói", "Nhà mẹ Lê", "Tình xưa", "Tối ba mươi"...
Đa số chúng ta đều mắc lỗi chính tả, và sai rất nhiều ở các âm: x và s, tr và ch. Vậy có cách nào để khắc phục không?
Hình như mình không bị sai chính tả mấy thì phải. :D Có một số từ hiếm dùng thì mở từ điển ra tra là xong (ví dụ: đường sá >< phố xá). Cách khắc phục đơn giản là vừa viết vừa tra từ điển thôi bạn.
Đây là một vấn đề nan giải với rất nhiều bạn. Dẫu biết rằng, dấu phẩy là để ngăn cách, phân chia các thành phần trong câu. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính xác các thành phần trong câu?
Cái này mình nghĩ cũng còn tùy thuộc vào cách viết của từng người nữa. Văn chương đôi lúc không thể quá mô phạm được. Cách dùng dấu câu, dùng từ ngữ thể hiện phần nào đó cá tính của tác giả và sắc thái câu văn mà.

Nói chung thì thời nào thức nấy thôi. Chúng ta cũng không nên khư khư mãi về quá khứ vàng son mà khép chặt cửa với những sáng tác hiện đại. Hiện tại mình đang quan tâm đến các cây bút sau năm 75 như Dương Thu Hương, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai... Bạn thử tìm đọc xem?
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Năm 75 thì vẫn còn quá cũ, lúc đó thời kì khó khăn vô cùng so với bây giờ cho nên vẫn cách xa nhau về văn chương lắm. Nếu tập trung vào văn học Việt Nam, thế giơi từ năm 2000 đến nay.
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ý bạn là truyện "Dưới bóng hoàng lan" hả?

Mình nghĩ truyện này đâu phải là "không có gì"? "Rất có gì" luôn đó! Là bức tranh về cuộc đời của cả một con người cơ mà. Truyện ngắn Thạch Lam không có cốt phức tạp, nhưng cách viết của ông luôn mang tầm nhìn của thời đại, và cái hay chính bởi sự tinh tế đó. Bạn "ngáp lên ngáp xuống" chắc vì không hợp, chứ mình đọc thì rùng mình liên tục, nhất là mấy truyện kiểu "Đói", "Nhà mẹ Lê", "Tình xưa", "Tối ba mươi"...

Nói chung thì thời nào thức nấy thôi. Chúng ta cũng không nên khư khư mãi về quá khứ vàng son mà khép chặt cửa với những sáng tác hiện đại. Hiện tại mình đang quan tâm đến các cây bút sau năm 75 như Dương Thu Hương, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai... Bạn thử tìm đọc xem?
Hả là sao bạn :v , thì mình có nói nguyên một câu dài là chuyện nhìn như chẳng có gì nhưng lại ẩn rất nhiều thứ mà, ý là mình nói ẩn ẩn cho mấy bạn chưa đọc tò mò ấy, sao bạn trích có mỗi phần đầu thế :)) .
Đồng ý với bạn ở ý cuối. Nhưng dù cho có nhìn tới tận ngày nay mình vẫn thấy Thạch Lam hay nhất mảng tả người, ông hay đơn giản vì mình đọc thấy hay chứ không phải do Sgk hay bất kì định kiến xưa cũ gì nói với mình.
Phan Thị Vàng Anh hay Nguyễn Ngọc Tư hay nhưng xét riêng về mảng tả người thì vẫn chưa sát mấy.
Ngòi bút của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng mang tính chiến đấu hơn, đả phá tật xấu trong xã hội cũ, trong khi truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, da diết, thiên về tình cảm cá nhân. Thạch Lam nằm trong nhóm Tự lực văn đoàn cùng với Nhất Linh là nhóm viết không được ca ngợi, khuyến khích ở nước ta hiện nay. Bộ giáo dục tập trung và đề cao các nhà văn kia là có lý do đằng sau, còn tên tuổi của Thạch Lam không bị lãng quên đâu. Tùy thời mà xã hội có cách nhìn với nhà văn.
Viết truyện không dừng ở tả cảnh, nó chủ yếu dùng để tả người, tả cảnh chỉ là một phần của truyện, mang tính giới thiệu, phụ họa, chuyển mạch, thay đổi tiết tấu là chính.
Ờ ha bạn nói mình mới nhớ tới vụ này, công nhận bạn giỏi sử ghê :) . Chắc bàn tới vụ này phải lôi luôn vụ Tố Hữu ra quá :v , công nhận muốn phê phán thiệt nhưng chắc không khí chiến tranh hồi đó bắt con người phải vậy :) .
Nói đùa vậy thôi chứ cũng không nên lôi ra, mất công làm loãng topic :v .
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Nhà văn chuyên về tả người hay nhất mình đọc được là Thạch Lam. Chưa bao giờ thấy nhà văn nào mà đọc ngáp lên ngáp xuống như ông này :v ( vì truyện gần như không có cao trào, một số truyện không có hành động luôn, nhân vật chỉ đi qua đi lại :)) ) mà đọc xong lại thấy ám ảnh như thế.
Một nhà văn chỉ tả người, tả tĩnh mà dường như lại nói lên được nhiều điều hơn thế ( ai cũng biết Hai đứa trẻ chỉ là chuyện hai đứa con nít ngồi coi xe lửa, chắc chưa tới 5 phút nữa nhưng cuối cùng được "chây" ra những 6 trang truyện, mà còn truyện rất hay nữa mới ghê :v ).
Sau này mình đọc một số truyện nữa như Dưới bóng cây bằng lăng ( 1 thanh niên về nhà xong nằm nghỉ 6onion28) , Cô hàng xén ( 1 cô hàng xén đi bộ về nhà 5onion12 ), dù chả có gì nhưng dưới ngòi bút Thạch Lam câu chuyện ám ảnh đến lạ kỳ, tầng tầng lớp lớp nghĩa đan xen nhau. Đọc Thạch Lam cứ như đang xem tranh nghệ thuật, 1 bức tranh, 1 khoảng khắc duy nhất, nhưng lại ẩn nhiều điều.
Mình cảm thấy rất bất công cho Thạch Lam khi ông không được nổi tiếng như các nhà văn đương thời như Nam Cao, Ngô Tất Tố... thật sự tức tưởi lắm luôn ấy :tho10:.
Còn nghệ thuật tả cảnh đọc cũng nhiều nhưng mình chả thấy ai nổi bật cả. Thấy mảng này thơ làm tốt hơn :) .

Tâm không biết Thạch Lam. Vừa nghe Dung nói, Tâm đã thử lướt qua và Tâm thấy rằng truyện của ông ấy là nói về cuộc sống thường nhật, có tả cảnh, tả người, tả hành động đan xen. Tâm không thấy có mảng nào nổi bật cả.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ngòi bút của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng mang tính chiến đấu hơn, đả phá tật xấu trong xã hội cũ, trong khi truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, da diết, thiên về tình cảm cá nhân. Thạch Lam nằm trong nhóm Tự lực văn đoàn cùng với Nhất Linh là nhóm viết không được ca ngợi, khuyến khích ở nước ta hiện nay. Bộ giáo dục tập trung và đề cao các nhà văn kia là có lý do đằng sau, còn tên tuổi của Thạch Lam không bị lãng quên đâu. Tùy thời mà xã hội có cách nhìn với nhà văn.
Viết truyện không dừng ở tả cảnh, nó chủ yếu dùng để tả người, tả cảnh chỉ là một phần của truyện, mang tính giới thiệu, phụ họa, chuyển mạch, thay đổi tiết tấu là chính.
Tả người theo quan điểm của Tâm cần hiểu sát nghĩa là tả dung mạo, thần thái, sắc thái, tả ánh mắt, nụ cười, làn môi,... Trong đó xen lẫn cảm xúc, hành động... Ví dụ như: "Anh nhìn cô bằng cái nhìn trìu mến. Đôi mắt xanh lục chan chứa muôn vàn yêu thương." Đó là nghệ thuật tả người. Cần hiểu và phân biệt tả người, tả cảnh, tả hành động, tả cảm xúc, tả thời gian không gian là những mảng riêng biệt.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Hình như mình không bị sai chính tả mấy thì phải. :D Có một số từ hiếm dùng thì mở từ điển ra tra là xong (ví dụ: đường sá >< phố xá). Cách khắc phục đơn giản là vừa viết vừa tra từ điển thôi bạn.
Khi Tâm nói, cây sưa và cây xưa. Thì Nhậm hẳn là nhận ra ngay cây xưa là từ sai phải không? Tại sao lại như vậy?

À. Cả hai từ sưa và xưa đều là tính từ. Tuy nhiên sưa mang nghĩa là thưa thớt, khi ghép với từ cây thì sẽ hợp lý hơn là từ xưa. Bởi vì từ xưa được hiểu là những sự việc, hiện tượng đã xảy ra từ rất lâu. Nếu ta ghép với từ cây thì nó không còn mang nghĩa biểu thị một thực thể hiện tại nữa mà nó lại ám chỉ một cái cây nào đó của quá khứ. Phải chăng đó là một cách phân biệt?

Vậy theo Nhâm, từ 'sảy' và 'xảy' thì phân biệt như thế nào? Nếu ghép với từ 'ra' thì từ nào đúng? Phải chăng nếu không biết nghĩa của chúng thì không thể phân biệt và ghép từ được?
 
Bên trên