Khi Tâm nói, cây sưa và cây xưa. Thì Nhậm hẳn là nhận ra ngay cây xưa là từ sai phải không? Tại sao lại như vậy?
À. Cả hai từ sưa và xưa đều là tính từ. Tuy nhiên sưa mang nghĩa là thưa thớt, khi ghép với từ cây thì sẽ hợp lý hơn là từ xưa. Bởi vì từ xưa được hiểu là những sự việc, hiện tượng đã xảy ra từ rất lâu. Nếu ta ghép với từ cây thì nó không còn mang nghĩa biểu thị một thực thể hiện tại nữa mà nó lại ám chỉ một cái cây nào đó của quá khứ. Phải chăng đó là một cách phân biệt?
Vậy theo Nhâm, từ 'sảy' và 'xảy' thì phân biệt như thế nào? Nếu ghép với từ 'ra' thì từ nào đúng? Phải chăng nếu không biết nghĩa của chúng thì không thể phân biệt và ghép từ được?
Cái này khó giải thích quá, vì nói thật là mình ít khi phân tích từ ngữ kĩ càng như vậy. Đặt bút viết là viết, kiểu bản năng hoặc ghi nhớ mặt chữ sẵn thôi. Ví dụ, "xảy ra" chứ không phải "sảy ra", vì từ "xảy"... quen mặt chữ hơn "sảy". T_T Còn từ "xưa" thì hay dùng trong cụm "ngày xưa", "xa xưa", thế nên 90% là không ghép với tên cây rồi. Nhưng từ "cây sưa" ít dùng, nên mình sẽ tra lại từ điển nếu có tia nghi hoặc nào đó.
Gợi ý của mình chỉ là hãy chịu khó đọc và sử dụng từ điển tiếng Việt. Mình thi thoảng cũng có sai chính tả đấy, ví dụ "say xát", "xay sát", "xay xát" chẳng hạn.
Cần hiểu và phân biệt tả người, tả cảnh, tả hành động, tả cảm xúc, tả thời gian không gian là những mảng riêng biệt.
Ấy, bạn phân biệt những mảng riêng biệt đó như thế nào vậy? Giải thích cụ thể và cho ví dụ được không?
Vậy các bạn hãy nói xem, tính từ là gì? Làm thế nào để phân biệt tính từ với danh từ?
Cái này trong môn từ ngữ - ngữ pháp tiếng Việt hồi phổ thông học rồi mà bạn? Danh từ là từ dùng để chỉ người, vật, sự vật sự việc nào đó, thường dùng làm chủ ngữ. Tính từ là từ chỉ tính chất, màu sắc, đặc điểm... Nó mang tính bổ sung thông tin cho danh/ động từ. Nhớ mang máng vậy.
Hả là sao bạn
, thì mình có nói nguyên một câu dài là chuyện nhìn như chẳng có gì nhưng lại ẩn rất nhiều thứ mà, ý là mình nói ẩn ẩn cho mấy bạn chưa đọc tò mò ấy, sao bạn trích có mỗi phần đầu thế
.
À, ra là còn úp mở vậy hả? Mình thì thì thích Thạch Lam ở khoản miêu tả... mọi thứ chứ không chỉ có người.
Truyện của ông xây dựng không gian cực kì tốt luôn. Đọc cái Hà Nội băm sáu phố phường thấy liền. Tả cái món bún chả mà đi vào truyền thuyết rồi đó!
Tâm đồng ý với quan điểm của bạn. Văn học trong thời chiến, thời phong kiến hầu hết đều ẩn chứa bức màn đen tối, tội lỗi của xã hội, thiếu sự màu mè, tươi trẻ, nét sinh động như văn học hiện đại. Nếu nói văn học hiện đại không có gì ấn tượng là không đúng. Mặc dù sách ở trong nhà sách đa phần là rất, rất nhiều những tác phẩm không thể cô đọng được cảm xúc cho người đọc. Nhưng cũng có những tác phẩm ám ảnh người đọc một khoảng thời gian nhiều hơn nửa cuộc đời. Chỉ là tôi chưa tìm ra mà thôi. Chứ ám ảnh tôi nhiều năm trời thì chỉ có văn học Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc. Còn Việt Nam thì tôi chịu. Chỉ thấy anh yêu cô ấy, cô ấy yêu anh... Hết.
Không hiểu mọi người sao, chứ mình thì nhiều cuốn đọc lúc này không thấy hay, nhưng sau một thời gian lại thấy hay và ngược lại. Vì bản thân luôn lớn lên, tư duy vận động, suy nghĩ thay đổi. Nếu cuốn sách đó không "lớn lên" cùng với mình thì cũng không thể gọi là "hay" được. Kiểu như nó chỉ phù hợp ở một khoảng thời gian hay thời điểm nào đó thôi vậy.
Mà dù sao thì mình vẫn coi trọng giá trị "cảm nhận" nên cứ hợp là thích thôi.
À, còn sách "lớn lên cùng người" với mình thì có truyện cổ tích Andersen đó.
Mỗi lần đọc là một lần nhận ra những khía cạnh mới mẻ và sâu sắc từ nó.