Những chuyện vụn vặt của Lan - Cập nhật - Hà Thái

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
4. Lớp học

Hà Thái
------------

Trường của Lan nằm tựa vào một quả đồi. Từ trong lớp học, nhìn ra cửa sổ thấy sườn đồi dốc đứng, nhuộm hoa vàng rực. Một cửa sổ khác nhìn ra chỗ không có hoa, chỉ có sườn đồi xanh mướt. Bóng đèn trong lớp phản chiếu ra kính cửa sổ thành những hình khum khum như những cái bát tô vàng vàng treo lơ lửng trên sườn đồi đó.

Thanh, đứa bạn cùng quê ngồi bàn trên nó, thi thoảng lại thốt lên đầy xúc cảm: “Tiên cảnh!”.

Lớp Lan có chừng một nửa lớp là người thị xã. Còn lại là từ các huyện khác trong tỉnh đổ về. Những đứa ở thị xã trước kia đều học ở trường cấp hai chọn của tỉnh, vừa năng nổ lại học giỏi. Những đứa đó phần nhiều được bầu vào ban cán sự lớp.

Lan không là đứa nào thuộc trong cái đám đó. Nhưng học được chừng một tháng, nó phát hiện ra so với chúng bạn, việc học hành của nó không đến nỗi tệ. Nó hai lần đạt điểm cao nhất lớp.

Một lần là bài kiểm tra Tiếng Anh đầu năm. Cả lớp rên rẩm rầm trời, những đứa kha khá cũng chỉ được năm với sáu. Riêng Lan được điểm chín. Lọt luôn vào mắt xanh của cô giáo.

Lần thứ hai là môn Lịch sử - kiểm tra một tiết.

Cô giáo dạy môn Lịch sử tuổi trung niên, trông đanh đá, nhưng giảng rất hay với một giọng trầm hùng. Hôm trả bài kiểm tra, cô gọi tên Lan để tuyên dương người được điểm cao nhất lớp. Lan đứng lên, cô bảo.

- Tôi cứ tưởng em là con trai. Tại nhìn chữ cứng cáp và lập luận rất chặt chẽ.

Không hiểu sao Lan cảm thấy hình như cô hơi thất vọng.

Một lần, trong bài giảng cô có nói đến mối quan hệ “dòng máu”. Hải và Oanh đều đứng lên tranh luận. Cô nói rằng quan hệ “dòng máu” là mối quan hệ cực kì gần gũi, vì thế chỉ có những người là anh em của bố là thuộc vào đó, còn anh em bên mẹ là không được.

Lan không hiểu nổi tại sao cái gì thuộc về “dòng máu” mà lại loại mẹ đi được. Nó cũng đứng lên tranh luận. Nhưng nó chưa kịp nói gì nhiều, bởi vì cô đã chốt lại cuộc tranh luận bằng câu nói.

- Thế nên không có con trai người ta mới nói là mất giống. Không tin các em cứ đi hỏi cô giáo môn Sinh xem.

Lan cứng họng. Nó nhìn Hải và Oanh miễn cưỡng ngồi xuống.

Lan không tranh luận tiếp không phải vì nó thấy cô giáo đúng. Nó đã học về di truyền học năm ngoái. Nó biết nếu đã càng đưa môn Sinh học vào, thì càng không thể xem nhẹ vai trò của người mẹ. Nó không nói được gì nữa bởi vì nó vốn chẳng phải là đứa tranh luận giỏi giang gì. Lại càng hay im tịt khi đang choáng váng.

Không phải là lần đầu tiên Lan nghe thấy người ta nói về cái chuyện “mất giống” kiểu như thế. Nhưng nó choáng bởi nó chưa từng nghĩ đến việc điều đó lại được đưa ra để minh chứng cho một luận điểm khoa học. Và lại do cô giáo nói.
Không nói được gì, Lan lặng lẽ ngồi xuống.

Nó thấy mất cảm tình với cô giáo. Nó bực bội với chính bản thân mình. Nó chán ghét luôn cả cái điểm chín kiểm tra một tiết hôm nọ. Nếu như nó không viết tắt tên mình trong bài kiểm tra. Nếu như cô giáo biết nó là con gái…

Lan ngờ rằng có lẽ nó đã chẳng được điểm cao đến thế.

//Máy tính không vào được Gác, đành phải đăng bằng điện thoại. Các bạn thông cảm nếu có gì sơ suất nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Đợt này post điện thoại nên cách dòng xa chót vót luôn hả bà? Cách đúp dòng, mốt on máy lại sửa nghen!
Trời ạ, trọng nam khinh nữ rõ rệt, làm nhà giáo mà tư tưởng như thế thì bảo sao các thế hệ sau cũng vin vào.
Hùi tớ học lớp 12, từ cô chủ nhiệm đến các cô dạy Văn, Hóa, Lí đều gọi lại bảo là thôi cố lên, thi tốt nghiệp lớp 12 thôi rồi nghỉ, không phải học đại học làm gì bla bla... Học đại học không xin tiền mấy cô mà không hiểu sao khuyên như thế, trong khi mình đang nằm trong top 3 của lớp. Rồi mấy thằng con trai lên bảng mà lỡ không thuộc, cười cười giỡn giỡn nịnh mấy câu cô cho xuống. Đứa con gái mà lên, cô phết ngay con 0 to tướng kèm theo giảng giải này nọ.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Đợt này post điện thoại nên cách dòng xa chót vót luôn hả bà? Cách đúp dòng, mốt on máy lại sửa nghen!
Trời ạ, trọng nam khinh nữ rõ rệt, làm nhà giáo mà tư tưởng như thế thì bảo sao các thế hệ sau cũng vin vào.
Hùi tớ học lớp 12, từ cô chủ nhiệm đến các cô dạy Văn, Hóa, Lí đều gọi lại bảo là thôi cố lên, thi tốt nghiệp lớp 12 thôi rồi nghỉ, không phải học đại học làm gì bla bla... Học đại học không xin tiền mấy cô mà không hiểu sao khuyên như thế, trong khi mình đang nằm trong top 3 của lớp. Rồi mấy thằng con trai lên bảng mà lỡ không thuộc, cười cười giỡn giỡn nịnh mấy câu cô cho xuống. Đứa con gái mà lên, cô phết ngay con 0 to tướng kèm theo giảng giải này nọ.
Sao có cách dòng 2 lần mà đăng lên nó lại thành 4 lần là sao nhỉ? @.@
Sửa mỏi tay ghê. Giờ không vào Gác bằng máy tính được nữa nên toàn cóp từ blogspot sang đây và đăng bằng điện thoại. :)
Trường mình các thầy cô không đến mức khuyên học sinh nghỉ thi đại học vì là trường chuyên, nhưng những vụ kiểu thế kia thì vẫn có. Ức lắm.
Với lại nói chung các cô giáo chắc vì là phụ nữ nên thường hay có cảm tình với đám con trai hơn, nhất là những thằng lém lỉnh.
Cô giáo không có cảm tình mà khắt khe thì mình không quan tâm lắm, nhưng tỏ ra coi nhẹ học sinh nữ thì rất ghét.
:D
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
5 bức chân dung và cô gái thứ hai

Từ bức ảnh chụp nghệ thuật của Oanh, cuối cùng Lan cũng vẽ ra được một bức chân dung. Lan căn tỉ lệ không tốt nên hình vẽ to hơi quá so với tiêu chuẩn của tờ A4. Một phần bên phải mái tóc của Oanh đã phải để ngoài bản vẽ, mép giấy chỉ vừa đủ cách gờ khuôn mặt chừng một phân.

Vẽ xong đưa Thái, Thái tấm tắc.

- Mẹ! Giống con Oanh thế. Lần này tao nhất định phải bắt con Oanh khao.

Lan nở từng khúc ruột, dẫu tự biết bức vẽ vẫn còn nhiều khuyết điểm.

Mấy ngày sau khi Thái đem bức vẽ đi, Lan cứ ngong ngóng Thái kể về phản ứng của Oanh. Một ngày, Thái về, mang theo một tờ photo.

Một bức vẽ chân dung Oanh. Không phải bức Lan vẽ.

Lan bối rối. Thái bảo.

- Thằng em con Oanh vẽ. Nó bảo bức của mày bị lấn giấy, với lại cái mũi hơi thô.

Lan nhìn bức vẽ. Đúng là đẹp hơn thật. Nét vẽ tinh tế hơn. Kích cỡ vừa phải, toàn bộ hình ảnh của Oanh nằm lọt trong khuôn hình.

Nó trả lại Thái tờ giấy. Tuy không nói gì nhưng thấy chạnh lòng, cảm giác như mình hơi bị xúc phạm.

***

Mấy hôm sau nữa, Lan được gặp Hiền. Lan không nói chuyện gì với Hiền nhiều nhưng nó ngắm Hiền rất kĩ. Chị ta không giống lắm với những gì Lan tưởng tượng.

Hiền xinh. Một kiểu xinh sắc sảo và đanh đá. Hiền đúng là “mặt hoa da phấn”, giống như trong các truyện xưa thường kể. Tóc ngắn, da trắng, môi đỏ. Đứng gần, Lan nhận ra lớp kem mỏng trên gương mặt và son trên môi Hiền. Mùi son phấn làm Lan có cảm giác vẻ đẹp của cô gái đó sang hơn và đài các hơn. Nhưng nó vẫn thấy hơi thất vọng.

Lan chưa từng tưởng tượng ra cụ thể Hiền phải trông thế nào. Nó không biết chắc nó mong đợi điều gì. Chỉ biết là điều nó mong chờ phải hơn như thế. Đến lúc Hiền về, Thái nháy mắt.

- Xinh không?

Lan gật đầu, nói đơn giản.

- Xinh.

Thái bảo.

- Con đấy còn có thằng em đẹp trai cực luôn. Mà ngoan! Lần nào tao đến nhà, thằng bé cũng chào rất lễ phép. Lúc về cũng “em chào chị”. Lại học giỏi nữa chứ. Tao chưa gặp thằng bé nào như thế luôn. Mà nó cũng học trường mày đấy. Cùng tuổi mày.

Nghĩ đến Hiền, Lan thấy không tin Thái lắm. Đến lớp, nó dò hỏi tung tích của Phương lớp chuyên Lý. Hải chỉ cho nó một thằng con trai cao to, đeo kính cận đang đá cầu ngoài sân. Trông cũng được, nhưng không phải kiểu Lan thích.

- Đấy. Hâm mộ bạn Phương hả?

Về nhà, nó nói cho Thái một thông tin nó biết ở trường.

- Em thấy thằng Phương chị kể rồi. Nó vừa đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Thái há hốc mồm.

- Thằng đấy đánh nhau á?

Để lại Thái đứng ngơ ngẩn vì ngạc nhiên, Lan bỏ về phòng. Vừa nấu cơm, vừa cười, thấy ít nhiều thú vị.
 

Ki No

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/15
Bài viết
599
Gạo
1.200,0
Ô nghĩ không nhiều bạn biết cái phuy là thùng phuy đựng nước đâu. (Mà Ô nhớ hình như nó là thùng đựng nhựa đường phải hông?)
> Em biết nè. Mà nhỏ giờ em toàn gọi là thùng phi, mặc dù biết là thùng phuy. =)) Hồi xưa nhà em có một cái. Thùng nhựa, màu xanh dương, đậy bằng một tấm gỗ mỏng, múc nước ở trong bằng một cái gáo sắt. Ôi nhớ ghê ta ơi. :"> Cái thùng đựng nhựa đường thường là thùng kim loại, để người ta nấu nhựa đường ở trong luôn mà, em cũng không rõ cái thùng đó có được gọi là thùng phuy không nữa.

Hà Thái Đợt trước em có đọc truyện của chị, nhưng chỉ like mà không còm. Giọng văn của chị có cái gì đó rất bình dị, đọc khá dễ chịu nên em không có gì để góp ý hết, chỉ đơn thuần là thưởng thức thôi. Chương đầu có khá là nhiều hình ảnh về con người và cái xóm trọ, không gian có phần cũ cũ nên cảm giác như đang xem phim "Phía trước là bầu trời". Hai chương mới này lại cho em cảm giác hơi khác với chương trước. Khác ở chỗ cách dẫn dắt truyện và ý đồ khai thác cách hiểu dành cho người đọc. Giống như là tác giả chỉ nêu ra sự việc, còn việc hiểu ý nghĩa, phân tích câu chuyện mà tác giả đã kể là việc của độc giả. Rất lạ ạ. :)
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
> Em biết nè. Mà nhỏ giờ em toàn gọi là thùng phi, mặc dù biết là thùng phuy. =)) Hồi xưa nhà em có một cái. Thùng nhựa, màu xanh dương, đậy bằng một tấm gỗ mỏng, múc nước ở trong bằng một cái gáo sắt. Ôi nhớ ghê ta ơi. :"> Cái thùng đựng nhựa đường thường là thùng kim loại, để người ta nấu nhựa đường ở trong luôn mà, em cũng không rõ cái thùng đó có được gọi là thùng phuy không nữa.

Hà Thái Đợt trước em có đọc truyện của chị, nhưng chỉ like mà không còm. Giọng văn của chị có cái gì đó rất bình dị, đọc khá dễ chịu nên em không có gì để góp ý hết, chỉ đơn thuần là thưởng thức thôi. Chương đầu có khá là nhiều hình ảnh về con người và cái xóm trọ, không gian có phần cũ cũ nên cảm giác như đang xem phim "Phía trước là bầu trời". Hai chương mới này lại cho em cảm giác hơi khác với chương trước. Khác ở chỗ cách dẫn dắt truyện và ý đồ khai thác cách hiểu dành cho người đọc. Giống như là tác giả chỉ nêu ra sự việc, còn việc hiểu ý nghĩa, phân tích câu chuyện mà tác giả đã kể là việc của độc giả. Rất lạ ạ. :)
Chị cũng gọi là "phi" đó, lúc đầu suýt nữa ghi "phi". Cái thùng nhựa đường cũng gọi là thùng phuy, nhưng cái trong truyện của chị là màu xanh giống em tả vậy đó.
Cám ơn lời nhận xét của em nhé. Có lẽ hai chương sau chị viết sau nên nó hơi khác chăng? :))
Chị còn đang muốn lược bớt những cảm nghĩ đi để giọng văn thản nhiên hơn. :)
Chị rất mê Nguyễn Huy Thiệp, cực kì thích phong cách viết của ông ấy. Lúc nào cũng chỉ miêu tả như một người ngoài cuộc, kiểu A nói, B bảo, C làm. Không bao giờ có một dòng cảm xúc, đánh giá hay thậm chí là suy nghĩ của nhân vật. Nhưng mọi thứ đều rất sâu sắc.
Nhưng chị không bao giờ viết được thế. Quá khó. Các hành động, lời nói phải thật đắt và tinh tế để có thể diễn tả được điều mình không hề nói ra.
Nhưng đôi lúc khi viết truyện, thực sự chị nghĩ đến văn của ông Thiệp, có thể bị ảnh hưởng vài câu. Tuy vậy, để đạt được phong cách "tỉnh bơ" thì chưa đến độ. :))
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
6. Chuyện mắc màn và gã thợ xây thô lỗ

Sau vụ đấy Lan không thấy Thái kể nhiều về Hiền và cậu em trai nữa.

Mấy hôm nay Hiên về quê có việc, Lan toàn sang ngủ với Thái. Thái to xác nhưng chết nhát hơn Lan. Có lần cuối tuần, cả Thái và Hiên đều về quê, vợ chồng cô Huế ông Tình đem con cái sang nhà ông bà hết. Anh Thân lái xe có cũng như không, Lan cũng không biết anh ta có về nhà những đêm đó hay không nữa.

Lan ở đó một mình với khu nhà rộng mênh mông. Chỉ có cỏ dại, đá răm, những chiếc xe tải kềnh càng, một con chó mực cấm cảu như cắn ma và chiếc cổng sắt với sợi dây xích to uỵch. Vậy mà nó chẳng sợ. Bình thản đến lạ. Kể cả khi ra cái nhà đối diện bên kia đường mua cà muối, cô chủ hàng kể trước kia có người bị xe cán chết được lôi vào đó. Đúng cái phòng Lan đang ở.

Sau này kể cho Thái, Thái sợ chết khiếp. Giờ chẳng dám ngủ một mình, sống chết lôi Lan sang.

Lan sang đó hay mắc màn. Cái màn cũ rích, lấm chấm những vết thâm loang lổ. Thái quạt.

- Đầu này bên kia. Con này học thì giỏi mà mắc màn thì ngu thế, mãi vẫn không nhớ.

Lan nhìn xuống đầu màn hơi dài hơn những đầu còn lại trên tay mình.

Đây không phải lần đầu Lan bị nói là “ngu”. Cái hồi còn ở quê, hàng xóm đang xây nhà. Trong đám thợ xây có vài anh chàng trông cũng lém lỉnh, ưa nhìn. Chị Quy nhà bên cạnh rủ Lan sang đó chơi. Đang tập tành nặn đất, lại vừa nặn được một tượng bán thân Quan Âm Bồ Tát, Lan cầm sang đó khoe. Bức tượng to bằng ngón tay cái, được nó dùng một cách mới là khắc đục thay vì nặn như những lần trước.

Gã thợ xây có mái tóc bổ đôi, đẹp trai nhất và có điệu cười cợt nhả bảo.

- Trông giống khỉ nhỉ.

Lan không nói gì.

Anh ta quay sang nói với Quy.

- Ngu nhỉ! Nói thế mà không cãi.

Quy vặc lại.

- Ngu gì. Học hơi bị giỏi đấy.

- Học hành chả liên quan gì. – Anh ta buông thõng.

Lan lấy lại bức tượng, vẫn không nói gì. Nó chỉ thấy gã thợ xây không còn đẹp trai như trước. Nó cũng không muốn đôi co. Đơn giản là không muốn nói chuyện với anh ta nữa.

Lần này khi người bảo nó “ngu” là Thái, Lan cũng chẳng nói gì. Biết Thái bộc toạc và có phần nói đùa, nó chỉ cười nhẹ. Dẫu trong lòng cũng có phần khó chịu. Lan không biết nếu nó bật lại Thái rằng đó chẳng qua chỉ là vì nó không để tâm, thì nó có thấy dễ chịu hơn không.

Nhưng cũng như lần với gã thợ xây, nó im lặng. Nó không muốn đôi co. Giống như tính nó vốn thế.
-----------------

//Càng ngày viết càng ngắn, rất ra dáng "vụn vặt". :D
Không hiểu có giá trị gì không nữa. ToT
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
7 những người bạn

Lan tần ngần dựng chiếc xe đạp mini vào thềm hè của căn nhà mặt phố đường Hưng Thịnh. Một cách vội vã không cần thiết, khi mà sau đó chậm rãi đến rụt rè tiến lại phía nút chuông cửa. Lan thường vậy, tựa xe vào thềm hè cao thay vì đạp chân chống xuống. Thói quen của một thời đi những chiếc xe tróc sơn, có cáng buộc đằng sau và không có chân chống bao giờ.

Lan hơi bất ngờ khi nhận được lời mời của Hải. Thêm vài lời nhắn nhủ của Oanh, của Phương. Nó nghĩ rằng các bạn lớp mình tổ chức ăn liên hoan. Nhưng đến khi bước qua cánh cửa gỗ màu nâu sậm của nhà Phương và đi vào gian bếp, Lan mới biết rằng mọi sự không hẳn như nó tưởng tượng.

Nồi lẩu chỉ có nó và sáu đứa bạn nữa: Oanh, Phương, Hải, Nguyệt, Thùy, Dương. Sáu đứa bạn chơi thân với nhau từ hồi cấp một, Lan từng nghe bọn trong lớp kể vậy. Nó thấy bất ngờ vì mình lại trở thành nhân vật lạc loài trong đó.

Lan không ăn uống nhỏ nhẹ bao giờ. Nhưng nó ăn ít. Có lẽ vì thế mà mấy đứa kia thi nhau gắp thức ăn cho nó. Luôn miệng từ chối, trong lòng Lan trào lên sự xúc động. Nó thấy mấy đứa này thật tốt. Và hẳn cũng phải thích nó ghê lắm mới rủ nó đến ăn cùng với nhóm chúng nó. Nó thấy lạ. Thấy thinh thích.

Bữa đó mấy đứa kia không cho Lan đóng tiền. Lúc đầu hơi ngại nhưng nhìn lại số tiền ít ỏi của mình, Lan có phần biết ơn.

Sau này, thi thoảng Lan tiếp tục đến nhà Phương, nhà Nguyệt, nhà Oanh chơi. Nhưng nhà mấy đứa còn lại hiếm khi nó đến. Không biết sao, chỉ đơn giản là vậy.

***

Ngoài những người bạn đó, Lan còn hay đến nhà Thu. Thực ra đó mới là nhà nó hay đến nhất.

Thu người Hàm Yên, có khuôn mặt tròn đầy mụn. Thu trọ ngay ở cổng trường. Căn nhà trọ nhỏ nhắn, ngăn ra thành hai ngăn bé như cái mắt muỗi. Nhà Thu lúc nào cũng tối om, chỉ có ánh đèn tuýp lờ mờ. Có thể vì thế mà nó luôn có cái dáng vẻ mong manh như sương khói.

Gian trong có treo một tấm bảng đen. Thu bảo để hai chị em nó học hành cho dễ. Lan thấy thật tiện, vì khi đến nhà Thu chơi nó có thể vẽ hươu vẽ vượn lên đó. Đôi khi nó làm thơ. Mấy câu nhí nhố. Viết lên đó, hai chị em Thu vừa đọc vừa cười rinh rích.

Nhà Thu ngăn nắp nhưng không có nhà vệ sinh. Lan không để ý đến chuyện đó, cho đến một hôm nó nghe Thu nói chuyện với Thanh. Mỗi khi “đi” xong, Thu phải cho tro vào, gói kín trong giấy để đổ lên xe rác cùng các loại rác khác. Lan nghe xong mà không biết tình cảnh của nó hay của Thu tệ hơn.

Nhà vệ sinh ở chỗ Lan ở nằm tuốt bên dưới cái giếng cũ một chút, chếch về phía tay phải. Một cái nhà xí bẩn thỉu bên trong, và một cái nhà tắm cũ bên ngoài để đi giải. Cỏ dại mọc ngập tràn trong đó, cao đến đầu gối. Mỗi lần vào đó đi ra, bông cỏ may cắm đầy quần.

Lan ghét phải vào đó. Những người khác cũng vậy. Buổi tối, khi bóng đêm tràn xuống và những chiếc xe tải kéo về đầy sân, Lan, Thái, Hiên và mẹ con cô Huế có một sự lựa chọn khác. Khoảng trống giữa những chiếc xe tải thay thế cho cái nhà tắm cũ nát. Không ai dám mò ra khu vệ sinh đầy cỏ và rắn rết. Cũng chẳng có ai muốn ra đó.

Ngoài việc đó, những chiếc xe tải còn đem đến cho Lan niềm vui khác. Nó thường đu lên những thanh ngang bao quanh thùng xe, tưởng tượng như đó là xà đơn, xà kép. Tưởng tượng mình như là một đứa ham mê thể dục thể thao thực thụ.

Thu chưa bao giờ đến chỗ Lan chơi, cũng như những đứa bạn khác. Nhưng Lan thì cứ đến nhà Thu suốt. Không hiểu vì lí do gì, bởi vì Thanh mới là đứa bạn cùng quê thân nhất của nó. Nó không biết có phải bởi cái vẻ ôn hòa, mỏng manh của Thu dễ chịu, hay bởi vì cái không gian tối mờ của nhà trọ của Thu dễ đem lại vẻ thanh bình. Chỉ biết, Thanh cũng như nó, đến nhà Thu liên tục.

Có lần, nó và Thanh, đến và nằm dài trên chiếc giường của nhà Thu. Nhắm mắt lại. Ngửi mùi ẩm mốc của chiếc chiếu cói, mùi phấn bảng rơi vãi quanh nhà. Mặc cho Thu thích làm gì thì làm, nấu cơm, đi chợ hay học bài...

Về sau quen mui, thi thoảng nó đến, xách chiếc xe đạp vào nhà, nói: “Cho tớ nằm nhờ một tí!”, rồi nằm vật ra chiếc giường đó. Để tìm sự thanh thản. Cảm giác như giấu tạm được nỗi cô đơn thường trực trong lòng nó vào đâu đó, mà khu nhà cũ kĩ rộng lớn nhiều người của nó không làm được.
 
Bên trên