Như thế nào nhỉ? Chưa bao giờ nó viết gì hay kể gì về ba, đơn giản nó không biết viết gì cả.
Sài Gòn nay lại mưa... Cuộc trò chuyện ngắn giữa nó và ba kết thúc trong cái lành lạnh của những đêm cuối thu. Ba lại bệnh, lần này nó lại thấy lo. Ba lớn tuổi rồi, ở cái tuổi ngoại tứ tuần nhưng trông ba đã bước sang ngưỡng năm mươi lâu rồi. Tóc ba lơ phơ những cọng bạc mà cách đây 4,5 năm nó đã ngồi sau hè lấy hạt lúa mà nhổ tóc cho ba.
Tuổi thơ của nó về ba là những chuỗi ngày ba đi làm xa, những khuya về muộn, những chuỗi ngày mệt mỏi,... Nó chỉ nhớ lúc đó còn bé lắm, nó thao thức nhìn hằng đêm mẹ thức khuya chờ ba về. Hay có những lần ba đi làm xa cả tuần hay cả tháng không về, mẹ lại gọi nội ra ngủ chung. Những lần như thế, nó thường ra khoảng hiên nhỏ nằm ngửa mặt lên trời đếm sao, suy nghĩ lung tung, nó nhớ ba. Ba đi làm rừng ở xa nên mỗi lần về đều mang quà về cho nó và em, nào dâu rừng, ổi rừng, xoài rừng,... các loại. Nhớ những quả dâu rừng chua lè, mẹ nó nhăn mặt còn ba và nó ngồi ăn ngon lành.
Tuổi thơ của nó về ba là những đêm đông ra đồng bắt ếch, nhái; là những ngày con nước lớn đem lờ ra Sa thả cá,... Nó nhớ vị thơm lừng, béo ngậy của lũ nhái, ba kho sả ớt ăn kèm bánh đa, ăn giữa khuya lành lạnh thì hết sẩy! Nó nhớ cả những con cá rô, cá tràu(cá quả, cá lóc), cá diết,... đủ các loại to nhỏ khác nhau mà ba đơm về được, bỏ vào chum, nhìn thích lắm như thể nó có cả một hồ cá vậy. Đôi khi ba thường xâu vài ba con vào một xâu và đem biếu mấy bác hàng xóm ăn lấy thảo. Ba hay bảo cá đồng mình bắt ngon gấp mấy lần cá mua ở chợ, mà cái ngon ở quê, cái tình quê thì chẳng ở đâu mua được. Mà công nhận ngon thật. Tới giờ nó vẫn không quên bữa cơm nóng với cá đồng kho cay mặn, nhưng, nó vẫn chưa bao giờ nấu được hương vị đó - hương vị đồng quê.
Tuổi thơ của nó về ba là cả những uất ức, giận hờn, là những chuỗi ngày mà hầu tuổi thơ chẳng ai muốn nhớ. Nhiều đêm đi làm về muộn, ba lại rượu chè, khi thì mệt quá ba ngủ luôn, khi thì ‘’rượu vào lời ra’’, cái gì ba cũng la, cũng cằn nhằn. Đôi khi 1,2h sáng ba còn lôi nó dậy nói những chuyện chẳng đâu vào đâu, lúc đó còn nhỏ, nó chỉ biết khóc, biết ấm ức... Rồi cả những khi thất nghiệp, gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của mẹ, áp lực nên ba lại ‘’tìm rượu giải sầu”. Những ngày tháng u ám kéo dài chẳng dứt. Ba mẹ lại cãi nhau, đôi khi lên đỉnh điểm lại đòi li hôn. Lúc đó, nó chẳng biết gì, thấy mẹ khóc, nó chỉ biết khóc theo, một con nhóc lớp Ba thì hiểu gì chuyện phức tạp trong hôn nhân chứ? Nhưng rồi ba lại làm lành, sáng thức dậy thấy ba dậy sớm nấu cơm là biết ba đang hối lỗi rồi.
Tuổi thơ của nó về ba là kể cả ngày không hết. Ba không ngọt ngào như mẹ, ba không quan tâm hay tâm sự nhiều như mẹ nhưng ba hi sinh thầm lặng. Nếu ba biết nó thích cái gì ba sẽ cố gắng làm lụng giành tiền mua tặng nó nhân ngày sinh nhật hay nhân năm học mới,... Đôi khi nhớ con, ba chỉ gọi điện nói vu vơ còn nó thì thờ ơ quá, cứ bảo "Ba gọi con có chuyện gì không vậy?”, ba lại bảo “ Bộ ba nhớ con gái, ba gọi không được à?’’. Sự vụng về trong ngôn từ, sự chân thật , chất phác như con người ba lại làm cho nó yêu ba hơn.
Nó chưa bao giờ nói nhớ hay yêu ba cả. Chưa bao giờ.
Có lúc nghĩ về ba, ba thường hay bảo nó cố gắng học hành, đừng để sau này lớn lên không có cái chữ, người ta lại khinh, mình lại là con gái. Nhà đã hai cô con gái, sau này mẹ lại sinh thêm một em gái nữa nhưng ba vẫn thương ba chị em như nhau. Ở cái vùng quê nhỏ này, người ta vẫn còn định kiến trọng nam khinh nữ, ba lại là đứa con trai duy nhất trong nhà, không có con trai nối dõi... Người ta bảo sinh con gái làm gì, lớn lên cũng chỉ làm dâu thiên hạ, ba chỉ cười trừ. Nó biết đôi khi ba cũng tủi thân vì những điều như thế nhưng bao giờ ba cũng che giấu, ba không muốn nó và mấy đứa em biết lại buồn. Mỗi lần nhìn nụ cười vô tư của ba, mọi ưu tư phiền muộn tự nhiên tan biến mất. Cũng vì muốn con gái của mình ra đường cũng bằng bạn bằng bè, ba cũng cố gắng để trang trải cuộc sống của gia đình để tốt hơn. Nắng mưa giãi dầm. Những trưa 12 giờ ba còn đội nắng ngồi trên chiếc máy cày để tranh thủ cày ruộng cho bà con để kịp mùa sạ lúa. Những đêm 11,12 giờ ba vẫn còn ì ạch cùng chiếc máy bừa để làm nốt thửa ruộng để kịp ngày nước về; là những bữa cơm trưa chớp nhoáng với bùn đất... Thương ba, thương má nên nó gắng học tốt. Thích vẽ nên hay mơ ước sẽ làm họa sĩ, nó sẽ vẽ chân dung cả nhà treo khắp tường - đó là lúc nhỏ. Lớn hơn nó mơ ước thi vào Đại học Kiến trúc Hồ Chí Minh, ba nó chỉ cười ''Con mà đậu Kiến trúc, ba cõng con đi khắp Sài Gòn”
) Giờ nó là sinh viên năm 3 của trường ĐH Kiến trúc rồi nhưng lời hứa thì vẫn còn đó, còn đó để nó biết mỗi khi nản lòng, hay thất bại nó biết lí do mà nó bắt đầu.
Nhìn đôi tay ba chai sạn đi, nó chỉ mong sớm đi làm kiếm tiền đỡ đần ba má. So với độ tuổi hiện tại thì sức khỏe ba đã không còn được như ý muốn. Dạo này ba hay đổ bệnh, mỗi lần đổ bệnh là phải mất mấy tuần liền mới khỏi, ba buồn lắm...
Những ngày tháng thăng trầm đã qua rồi, lẽ ra đây là khoảng thời gian ba sống cho bản thân, làm công việc nhẹ nhàng, giữ gìn sức khỏe nhưng ba vẫn làm như thuở đôi ba mươi, cơ thể ấy nào chịu nổi? Nhưng ba nào có than phiền, ba ốm, gọi điện hỏi ba ba vẫn bảo không sao, ba khỏe rồi...
Liệu có bao giờ con lo cho ba nhiều như ba lo cho con không hả, ba ơi!
Sài Gòn nay lại mưa... Cuộc trò chuyện ngắn giữa nó và ba kết thúc trong cái lành lạnh của những đêm cuối thu. Ba lại bệnh, lần này nó lại thấy lo. Ba lớn tuổi rồi, ở cái tuổi ngoại tứ tuần nhưng trông ba đã bước sang ngưỡng năm mươi lâu rồi. Tóc ba lơ phơ những cọng bạc mà cách đây 4,5 năm nó đã ngồi sau hè lấy hạt lúa mà nhổ tóc cho ba.
Tuổi thơ của nó về ba là những chuỗi ngày ba đi làm xa, những khuya về muộn, những chuỗi ngày mệt mỏi,... Nó chỉ nhớ lúc đó còn bé lắm, nó thao thức nhìn hằng đêm mẹ thức khuya chờ ba về. Hay có những lần ba đi làm xa cả tuần hay cả tháng không về, mẹ lại gọi nội ra ngủ chung. Những lần như thế, nó thường ra khoảng hiên nhỏ nằm ngửa mặt lên trời đếm sao, suy nghĩ lung tung, nó nhớ ba. Ba đi làm rừng ở xa nên mỗi lần về đều mang quà về cho nó và em, nào dâu rừng, ổi rừng, xoài rừng,... các loại. Nhớ những quả dâu rừng chua lè, mẹ nó nhăn mặt còn ba và nó ngồi ăn ngon lành.

Tuổi thơ của nó về ba là những đêm đông ra đồng bắt ếch, nhái; là những ngày con nước lớn đem lờ ra Sa thả cá,... Nó nhớ vị thơm lừng, béo ngậy của lũ nhái, ba kho sả ớt ăn kèm bánh đa, ăn giữa khuya lành lạnh thì hết sẩy! Nó nhớ cả những con cá rô, cá tràu(cá quả, cá lóc), cá diết,... đủ các loại to nhỏ khác nhau mà ba đơm về được, bỏ vào chum, nhìn thích lắm như thể nó có cả một hồ cá vậy. Đôi khi ba thường xâu vài ba con vào một xâu và đem biếu mấy bác hàng xóm ăn lấy thảo. Ba hay bảo cá đồng mình bắt ngon gấp mấy lần cá mua ở chợ, mà cái ngon ở quê, cái tình quê thì chẳng ở đâu mua được. Mà công nhận ngon thật. Tới giờ nó vẫn không quên bữa cơm nóng với cá đồng kho cay mặn, nhưng, nó vẫn chưa bao giờ nấu được hương vị đó - hương vị đồng quê.
Tuổi thơ của nó về ba là cả những uất ức, giận hờn, là những chuỗi ngày mà hầu tuổi thơ chẳng ai muốn nhớ. Nhiều đêm đi làm về muộn, ba lại rượu chè, khi thì mệt quá ba ngủ luôn, khi thì ‘’rượu vào lời ra’’, cái gì ba cũng la, cũng cằn nhằn. Đôi khi 1,2h sáng ba còn lôi nó dậy nói những chuyện chẳng đâu vào đâu, lúc đó còn nhỏ, nó chỉ biết khóc, biết ấm ức... Rồi cả những khi thất nghiệp, gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của mẹ, áp lực nên ba lại ‘’tìm rượu giải sầu”. Những ngày tháng u ám kéo dài chẳng dứt. Ba mẹ lại cãi nhau, đôi khi lên đỉnh điểm lại đòi li hôn. Lúc đó, nó chẳng biết gì, thấy mẹ khóc, nó chỉ biết khóc theo, một con nhóc lớp Ba thì hiểu gì chuyện phức tạp trong hôn nhân chứ? Nhưng rồi ba lại làm lành, sáng thức dậy thấy ba dậy sớm nấu cơm là biết ba đang hối lỗi rồi.
Tuổi thơ của nó về ba là kể cả ngày không hết. Ba không ngọt ngào như mẹ, ba không quan tâm hay tâm sự nhiều như mẹ nhưng ba hi sinh thầm lặng. Nếu ba biết nó thích cái gì ba sẽ cố gắng làm lụng giành tiền mua tặng nó nhân ngày sinh nhật hay nhân năm học mới,... Đôi khi nhớ con, ba chỉ gọi điện nói vu vơ còn nó thì thờ ơ quá, cứ bảo "Ba gọi con có chuyện gì không vậy?”, ba lại bảo “ Bộ ba nhớ con gái, ba gọi không được à?’’. Sự vụng về trong ngôn từ, sự chân thật , chất phác như con người ba lại làm cho nó yêu ba hơn.
Nó chưa bao giờ nói nhớ hay yêu ba cả. Chưa bao giờ.
Có lúc nghĩ về ba, ba thường hay bảo nó cố gắng học hành, đừng để sau này lớn lên không có cái chữ, người ta lại khinh, mình lại là con gái. Nhà đã hai cô con gái, sau này mẹ lại sinh thêm một em gái nữa nhưng ba vẫn thương ba chị em như nhau. Ở cái vùng quê nhỏ này, người ta vẫn còn định kiến trọng nam khinh nữ, ba lại là đứa con trai duy nhất trong nhà, không có con trai nối dõi... Người ta bảo sinh con gái làm gì, lớn lên cũng chỉ làm dâu thiên hạ, ba chỉ cười trừ. Nó biết đôi khi ba cũng tủi thân vì những điều như thế nhưng bao giờ ba cũng che giấu, ba không muốn nó và mấy đứa em biết lại buồn. Mỗi lần nhìn nụ cười vô tư của ba, mọi ưu tư phiền muộn tự nhiên tan biến mất. Cũng vì muốn con gái của mình ra đường cũng bằng bạn bằng bè, ba cũng cố gắng để trang trải cuộc sống của gia đình để tốt hơn. Nắng mưa giãi dầm. Những trưa 12 giờ ba còn đội nắng ngồi trên chiếc máy cày để tranh thủ cày ruộng cho bà con để kịp mùa sạ lúa. Những đêm 11,12 giờ ba vẫn còn ì ạch cùng chiếc máy bừa để làm nốt thửa ruộng để kịp ngày nước về; là những bữa cơm trưa chớp nhoáng với bùn đất... Thương ba, thương má nên nó gắng học tốt. Thích vẽ nên hay mơ ước sẽ làm họa sĩ, nó sẽ vẽ chân dung cả nhà treo khắp tường - đó là lúc nhỏ. Lớn hơn nó mơ ước thi vào Đại học Kiến trúc Hồ Chí Minh, ba nó chỉ cười ''Con mà đậu Kiến trúc, ba cõng con đi khắp Sài Gòn”

Nhìn đôi tay ba chai sạn đi, nó chỉ mong sớm đi làm kiếm tiền đỡ đần ba má. So với độ tuổi hiện tại thì sức khỏe ba đã không còn được như ý muốn. Dạo này ba hay đổ bệnh, mỗi lần đổ bệnh là phải mất mấy tuần liền mới khỏi, ba buồn lắm...
Những ngày tháng thăng trầm đã qua rồi, lẽ ra đây là khoảng thời gian ba sống cho bản thân, làm công việc nhẹ nhàng, giữ gìn sức khỏe nhưng ba vẫn làm như thuở đôi ba mươi, cơ thể ấy nào chịu nổi? Nhưng ba nào có than phiền, ba ốm, gọi điện hỏi ba ba vẫn bảo không sao, ba khỏe rồi...
Liệu có bao giờ con lo cho ba nhiều như ba lo cho con không hả, ba ơi!
Chỉnh sửa lần cuối: