
Những Người Hàng Xóm Của Tôi( Truyện Ngắn)
tên truyện: Những Người Hàng Xóm Của Tôi.
thể loại: Truyện Ngắn
quốc gia:Việt Nam
tác giả: Nguyễn Hữu Nghiệm.
sáng tác: 12/9/2016
https://gacsach.com/diendan/threads/thao-luan-nhung-nguoi-hang-xom-cua-toi-truyen-ngan-phan1.13990/
Chương:1
Những Người Hàng Xóm Của Tôi.
Xóm tôi có rất nhiều người, họ làm rất nhiều nghành nghề khác nhau: Giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, công nhân, học sinh, và xe thồ v.v...
Mỗi người một công việc, mỗi người một phong cách, có mặt tiêu cực và mặt tích cực, nhưng họ rất hiền lành và làm ăn rất chăm chỉ, lại biết đoàn kết và giúp đỡ cho nhau rất nhiều.
Và chuyện vui chuyện buồn bắt đầu xảy ra từ những con người hiền lành này.
1. ANH XE THỒ RA TAY CỨU NGƯỜI:
Vào một ngày đầu tháng mười, năm 1998, hôm đó là nhằm vào tối chủ nhật, đường phố cũng đông đúc xe cộ qua lại, xe cộ chạy đến đoạn Hùng Vương- Phan Châu Trinh trước mặt nhà hát lớn thành phố , thì đèn giao thông phát tín hiệu màu đỏ, tất cả xe cộ đều dừng lại. Riêng người thanh niên đi xe HonDa Wave, mặc áo trắng quần jean mang giày Bata trắng, tóc đen nhánh bóng mượt , tuổi khoảng chừng mười bảy đến mười tám tuổi chạy xe ở phía sau (Không biết là anh ta có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ phát ra từ cây cột đèn giao thông hay không?) đã nhấn ga phóng lên đâm thẳng vào hai em bé chở nhau bằng xe đạp đang dừng ở phía trước. Chiếc xe đạp ngã đánh Rầm ! xuống đất, hai em bé té lăn quay nhưng không bị xây xát gì. Chỉ có chiếc xe đạp là bị thiệt hại nặng, nó bị vệu tay lái và bánh xe sau bị méo vành, gãy tăm. Mọi người chung quang thì đều im lặng, không ai lên tiếng phản đối gì cả. Lúc này cột đèn giao thông đã phát tín hiệu đèn xanh, mọi người khởi động máy xe và lao đi. Hai chú bé lồm cồm ngồi dậy, nét mặt vẫn còn đầy vẻ sợ hãi, chúng vội vã chạy lên vỉa hè, người thanh niên lạnh lùng dựng xe lên, khởi động máy và chuẩn bị lái đi. Bỗng có một tiếng quát thật lớn từ phía sau lưng anh ta vang lên:
- Anh đứng lại không được đi đâu cả!
Người bảo thanh niên kia đứng lại chính là anh Tân hành nghề xe thồ ngụ cùng xóm với tôi. Nghe tiếng quát người thanh niên dựng xe xuống đường nhìn về phía anh Tân rồi hỏi:
- Anh là ai mà bảo tôi dừng xe lại?
Anh Tân bình tĩnh trả lời:
- Tôi là ai điều đó không quan trọng. Anh vi phạm luật giao thông, gây tai nạn cho người khác, lại tính bỏ chạy khỏi hiện trường, tôi có quyền bắt giữ anh giao cho công an xử lý.
Trước thái độ cứng rắn của anh Tân, người thanh niên đành xuống nước, anh ta kéo anh Tân ra một góc, rồi thì thầm gì đó với anh Tân rất lâu, một lúc sau thấy anh Tân lắc đầu nói lớn:
- Không, tôi không đồng ý. Nếu anh không chịu đem xe của hai cháu bé này vào tiệm sửa chữa thì đừng hòng rời khỏi đây.
Cuối cùng người thanh niên phải mang chiếc xe đạp bị hỏng của hai em bé vào tiệm sửa xe gần đó. Trong suốt thời gian người thợ sửa xe đang sửa xe cho các em, thì người thanh niên gây tai nạn cứ tìm cách lấy xe máy bỏ chạy, nhưng đã bị anh Tân chặn lại, vì vậy anh ta đành phải ngồi lại chờ cho người thợ sửa xong chiếc xe đạp , và thanh toán tiền cho người thợ. Số tiền sửa chữa xe đạp là năm mươi ngàn đồng. Người thanh niên móc ví lấy tiền trao cho người thợ sửa xe đạp, rồi mặt hầm hầm leo lên xe máy khởi động máy. Trước khi xe lao đi anh ta còn ném lại một câu đầy bực tức:
- Đm, tự nhiên mất năm mươi ngàn đồng vô duyên quá đi.
Sau khi người thanh niên đã đi xa , anh Tân quay lại nói với hai em nhỏ:
- Xe đã sửa xong rồi đó, bây giờ cũng đã khuya lắm rồi, các em đi về nhà đi. Kẻo ba mẹ mong. Nhớ đi đường cho cẩn thận nhé!
Hai em bé trai cảm ơn anh rối rít. Rồi lên xe, đạp thẳng về nhà.
***
Lúc này trời cũng khuya rồi, khách đi xe thồ cũng không còn, nên anh Tân cũng lên xe về nhà. Tôi là người đứng chứng kiến hành động của anh Tân từ đầu đến cuối. Bây giờ mới lái xe đuổi theo anh, khi đuổi kịp anh, tôi liền cất tiếng chào anh. Anh Tân cười chào, đáp lại rồi hỏi tôi:
- Đi đâu mà giờ này còn lang thang ngoài đường hả, Sơn?
- Dạ em đi học ngoại ngữ về.
- Ô, sao khuya vậy? Nhà xa như vậy, đi học sao không nhờ người nhà chở đi?
- Nhà em ai cũng có công việc của mình cả, nên em phải tự đi một mình.
Gặp lúc đang khát nước, tôi mời anh ấy cùngt đi uống cà phê. Anh Tân vui vẻ nhận lời ngay.
2. HÀNG XÓM TỐI LỬA, TẮT ĐÈN CÓ NHAU:
Trong xóm tôi có hai người đàn bà rất thân thiết với nhau, và họ cũng ở sát nhà nhau và họ có cùng chung sở thích đó là xem tuồng và cải lương. Những đêm mùa hè hoặc những đêm sáng trăng, bà Nga và bà Thuý (tên của hai người đàn bà) rủ bạn bè về tập trung trước hiên nhà họ để thi hát tuồng, hát đối hoặc trò chuyện đến quá nửa đêm thì mọi người mới trở về nhà, phần lớn những người này đều là những người già, ban ngày họ ở nhà làm việc nhà, trông nhà giữ cháu cho con trai và con dâu mình đi làm ở công sở và họ chỉ tranh thủ một chút thư thả vào buổi tối để đến họp mặt với nhau.
Hai người đàn bà có hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại rất thân nhau. Bà Nga hiện đang sống chung với hai con của bà. Một trai và một gái. Đứa con trai lớn của bà hiện đang làm ở cục thuế thành phố, còn đứa con gái út thì đang làm phóng viên cho một toà soạn báo. Cả hai anh em họ chiều thứ bảy và chủ nhật nào cũng về nhà sớm, ngồi ăn cơm chung với bà hoặc đưa bà đi chơi phố, hoặc mua sắm cho bà những thứ mà bà ưa thích. Vì thế cuối tuần nào nhà bà cũng đầy ắp sự vui vẻ cả. Bà còn có người con trai thứ hai hiện đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Vào những ngày lễ tết anh mới về thăm mẹ và mang rất nhiều quà về cho bà. Chồng bà thì đã khuất núi lâu rồi.
Bên nhà bà Thuỷ thì không được vui vẻ như bên nhà bà Nga. Bà Thuỷ chỉ sống có một mình. Trước kia bà cũng có sống chung với con trai và con dâu của bà, nhưng bà và con dâu của bà không có hợp nhau. Bất đắc dĩ anh con trai phải bỏ tiền ra thuê một căn hộ cho bà ra ở riêng, từ ngày bà Thuỷ ra ở riêng.Anh con trai của bà có ghé về thăm bà hai, ba lần. Rồi sau đó thì đi biệt tăm luôn, từ đó mọi người không thấy anh ta về thăm mẹ nữa, còn nàng dâu thì chẳng bao giờ đến thăm bà cả. Ở trong xóm bà chơi thân với bà Nga nhất, có hôm ốm nặng không ngồi dậy được bà đã gọi điện thoại di động cho bà Nga. Bà nhờ bàNga sang bật giùm bà cái đèn, treo giùm bà cái mùng, rồi đóng cửa ngõ giúp bà v.v...
Những lúc nhận được điện thoại của bà Thuỷ, bà Nga liền vội vã sang ngay, hành động của bà làm cho hai người con của bà rất thắc mắc, họ nói với bà:
- Chuyện của nhà người ta, thì mẹ cứ để người ta tự giải quyết đi, mẹ đã lớn tuổi rồi, gánh vác chuyện nhà người ta làm gì cho nó khổ cái thân mình.
Nghe hai đứa con của bà nói vậy, bà liền mắng chúng ngay:
- Sao các con vô tâm đến thế? Bà ấy chỉ có một mình, bà ấy không có chồng, không có con. Còn bà con thân thuộc của bà ấy thì ở xa, lúc bà ấy đau ốm không có người chăm sóc tội nghiệp lắm. Bà ấy là bạn thân của mẹ, mẹ không thể đứng nhìn bà ấy bằng con mắt lạnh lùng được, mẹ phải giúp đỡ bà ấy.
Nói xong bà đi nhanh sang nhà bà Thuỷ, để các con bà không kịp ngăn cản.
***
Sáng hôm nay là ngày chủ nhật, mọi khi vào giờ này, bà Thuỷ hay sang nhà bà Nga chuyện trò cho đến tận trưa, nhưng hôm nay bà Nga ngồi đợi mãi nhưng không thấy bà Thuý sang chơi. Bà nóng lòng đứng dậy bước vội sang nhà bà Thuỷ, định bụng xem thử bàThuỷ đang bận việc hay đau ốm gì. Lúc bà đến nhà bà Thuỷ, thì thấy cửa nhà bà Thuỷ vẫn còn đóng chặt, bà đập cửa nhưng không thấy bà Thuỷ ra mở, gọi điện thoại di động, cũng không thấy bà Thuỷ trả lời. Linh tính báo cho bà Nga biết, bà Thuỷ đang có chuyện không lành. Bà tiến về phía cửa sổ đang khép hờ, bà ghé mắt nhìn vào trong, dưới ánh sáng lờ mờ ở bên ngoài hắc vào, bà nhìn thấy bà Thuỷ đang nằm bất động, úp mặt xuống nền nhà. Bà Nga đến báo cho ông tổ trưởng đến. Ông cho người phá khoá đưa bà Thuỷ ra ngoài rồi gọi xe cấp cứu đưa bà vào bệnh viện . Bà Nga vào nhà dọn dẹp đồ đạc trong nhà cho bà Thuỷ, bà mang những áo quần bẩn của bà ấy về nhà giặt giùm, rồi mang ra phơi nắng cho khô. Tối bà lấy áo quần vô xếp lại, rồi mang sang cất lại vào tủ cho bà Thuỷ.
3. ANH ẤY THẤT TÌNH NHƯNG RẤT HIỀN LÀNH:
Có những chiều thành phố mưa bay
Thương em gầy giọng hát đêm dài
Nghe hơi thở chạnh lòng khơi niềm nhớ
Môi răng mắt đỏ, mòn mỏi theo đợi chờ
Cuộc tình đó đã khuất xa tầm tay
Tiếng hát em còn đây, tơ vương lệ thấm đầy
Hồn còn say, men ái ân chiều ấy
Bóng dáng em còn đây, đã khuất sau trời mây.
***
Người vừa đi giữa xóm vừa nghêu ngao hát đó chính là Hiếu khùng. Cách đây hơn hai mươi năm, Hiếu đã yêu một người con gái ở làng bên, cô ấy là hoa khôi của làng, lại là sinh viên khoa luật. Cha cô là một vị bác sĩ có danh tiếng ở bệnh viện thành phố, mẹ cô có một tiệm vải lớn ở trong Trung Tâm Thương Nghiệp Thành Phố. Còn nhà của Hiếu chỉ là gia đình lao động nghèo. Gồm có tám anh chị em (Nếu tính luôn người anh và người chị của Hiếu đã chết vì bệnh tật lúc còn nhỏ nữa là mười người). Vào năm 1978, cả gia đình Hiếu đi vượt biên vì lý do kinh tế, sau đó bị công an bắt và đưa đi cải tạo khoảng một, hai năm, rồi được nhà nước ân xá cho về. Nhưng việc học tập của anh chị em của Hiếu đến đây là chấm dứt, các trường học không nhận họ trở lại trường nữa. Không có bằng cấp, không có nghề nghiệp ổn định, họ chuyển sang làm đủ các nghề, để có kế sinh nhai như là: giặt ủi thuê, bán vé số, bán báo dạo, đi đánh giày, bán trà ấm và sửa xe đạp v.v...
Chính trong thời gian này, Hiếu đã kết thân với Quỳnh Chi. Chuyện là như thế này:
Ngày đó Hiếu mở quán sửa xe đạp ở tại ngã tư đường Hùng Vương- Phan Châu Trinh, còn Quỳnh Chi thì học ở trường cấp ba gần đó. Một hôm đi học về, xe của Quỳnh Chi bất ngờ bị thủng lốp, cô dắt xe vào quán cho Hiếu sửa chữa. Sau khi xe được sửa xong, cô rút tiền trong bóp ra đưa cho Hiếu, nhưng Hiếu không nhận, Quỳnh Chi không hiểu. Hiếu nói:
- Cô và tôi ở gần nhau. Cô ở xóm ngoài, tôi ở xóm trong, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau có gì đâu mà phải đưa tiền. Vả lại ông ngoại của tôi cũng là bệnh nhân thường xuyên ở chỗ ba cô đó.
Kể từ đó hai người bắt đầu trở nên thân thiết với nhau. Những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày nghỉ lễ, họ cùng thường đi chơi với nhau, có quyển sách hay hoặc miếng ăn ngon họ đều dành cho nhau cả.
Các anh chị và ba mẹ của Hiếu thì không đồng ýHiếu kết bạn với Quỳnh Chi vì lý do không cùng giai cấp khó đến với nhau được.Họ khuyên Hiếu nên bình tĩnh sáng suốt chia tay với Quỳnh Chi và kết bạn với một người cùng giai cấp để có kết quả tốt đẹp hơn. Nhưng Hiếu đã không chịu nghe lời khuyên của mọi người trong gia đình. Anh tiếp tục lao vào yêu thương một cách mù quáng, thật là:
Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.
Và chuyện gì đến thì đã đến. Vào đầu tháng sáu năm 1997, người chú của Hiếu là chủ thầu một công trình lớn ở Hà Nội, đến rủ Hiếu cùng ra HàNội làm việc với ông ta. Ông ta nhìn thấy Hiếu cặm cụi ngồi vá từng cái lốp xe đạp bị thủng. Ông lắc đầu nói:
- Suốt ngày cứ lúi húi ngồi vá mấy cái lốp xe đạp bị thủng này, đến bao giờ thì khá lên hả cháu? Chú biết dạo này xe máy nhập về nhiều lắm. Người trong xã hội dùng xe máy cũng đông. Các cô và các cậu học sinh học cấp hai, cấp ba cũng đua nhau đi xe máy. Chúng đâu còn đi xe đạp nữa đâu, lấy đâu ra xe đạp cho cháu sửa. Vả lại đường sá bây giờ rất tốt, không còn nạn thủng lốp xe nữa đâu, nếu muốn làm ăn được thì phải bạo tay (ý ông muốn nói là việc rải đinh ra đường).
Nhưng Hiếu vốn là người lương thiện không thể làm ăn bạo tay được. Cuối cùng anh phải xách vali theo người chú ra HàNội để làm việc.
Ngày chia tay với Quỳnh Chi, hai người ở bên nhau đến tận khuya. Sáng hôm sau đích thân Quỳnh Chi đưa tiễn Hiếu và chú của anh ra tận bến xe, cô còn giúi cho anh vài gói thuốc lá Prince để anh hút cho ấm người, vì cô nghe người ta nói rằng, ở ngoài bắc tiết trời lạnh hơn ở trong nam rất nhiều. Thời gian đầu khi Hiếu mới ra Hà Nội, thì Quỳnh Chi có gởi thư cho anh chừng hai, ba lần. Nội dung thư là những lời thương yêu hoặc động viên khích lệ anh làm việc. Lá thư cuối cùng Quỳnh Chi gởi cho anh, trong thư cô báo cho Hiếu biết rằng vì bận học nhiều, nên cô không có thời gian giao lưu thư từ qua lại với anh được nữa và cô mong anh thông cảm cho cô về chuyện này và Hiếu đã vui vẻ chấp nhận.
Sau tám tháng trời làm việc ở Hà Nội , vào đầu tháng hai năm 1998, Hiếu đã quay về nhà, và anh đã được người trong gia đình báo tin cho biết là người yêu dấu của anh đã lên xe hoa về nhà chồng được hai tháng rồi. chồng của Quỳnh Chi là một kỹ sư tốt nghiệp ở Nhật Bản mới về nước. Còn Hiếu thì chẳng có gì cả, dưới con mắt của Quỳnh Chi, anh chỉ là gánh nặng của cô về sau mà thôi. Từ ngày Quỳnh Chi đi lấy chồng, Hiếu trở nên buồn bã vô cùng, lúc khóc lúc cười, khi thì ngâm thơ , khi thì nghêu ngao hát giữa đường làng, có lúc thì im như thóc , không nói năng gì.
Thỉnh thoảng cũng đập vỡ vài thứ đồ đạc trong nhà, hay lớn tiếng chửi bới vu vơ, khi mệt nhoài thì lăn ra đất mà ngủ. Tuy anh bị mất trí nhưng chưa bao giờ làm bị thương một ai trong xã hội cả. Gia đình đã nhiều lần đưa anh đến bệnh viện để chữa trị, nhưng nhìn thấy anh bơ vơ trong bệnh viện, mọi người trong gia đình anh cảm thấy xót thương cho anh, nên họ đã làm bảo lãnh với bác sĩ để anh được về nhà vào những dịp lễ tết.
Trong thời gian này, anh uống rượu và hút thuốc rất nhiều, thậm chí có người thấy anh đang ngồi lân la với mấy người nghiện chích xì ke ở trong chợ. Người đó chính là người quen biết với gia đình anh, ông ta đã đến báo cho gia đình anh biết để mọi người đến đưa anh về nhà. Bệnh mất trí của anh cứ kéo dài trong suốt nhiều năm không bao giờ dứt.
Thế rồi vào một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 2014, mọi người đã phát hiện ra anh nằm chết trước cổng chùa. Theo biên bản khám nghiệm của công an, nguyên nhân cái chết của anh chính là do bị sốc thuốc và bị nhịn đói nhiều ngày mà gây nên tử vong.
Ngày đưa tang anh , chỉ có mấy anh chị em ở trong gia đình và mấy người hàng xóm thân quen mà thôi. Còn bạn bè của anh thì không thấy có ai cả. Xe đưa tang chỉ có hai chiếc. Một chiếc để chở quan tài và một chiếc để chở người thân trong gia đình cùng với mấy người hàng xóm thân quen.
Ba ngày sau, lúc đó là khoảng sáu giờ chiều , chiều mùa đông gió thổi vù vù, bầu trời giăng đầy mây xám xịt, mưa như trút nước , mọi người ở trong nhà đóng chặt cửa và thắp đèn sáng choang. Ngoài trời mưa lạnh nên không có ai muốn đi ra khỏi nhà vào lúc này cả. Trong xóm vắng tanh không một bóng người. Trời lạnh quá , tôi đi lên lầu lấy áo ấm mặc vào , từ cửa sổ phòng tôi nhìn xuống đường, bỗng tôi thấy có một người đàn ông dắt xe đạp bước đi loạng choạng vào trong xóm. Tôi nghe có tiếng hát hoà lẫn trong cơn mưa:
Cuộc tình đó đã khuất xa tầm tay
Tiếng hát em còn đây tơ vương lệ thấm đầy
Hồn còn say men ái ân chiều ấy
Bóng dáng em còn đây đã khuất sau trời mây
Và có tiếng dép sạt sạt dưới mặt đường , tôi rùng mình nghĩ :
- Anh Hiếu đã trở về xóm rồi !
Tôi kể ra chuyện này không có ý phê phán hay chê trách một cá nhân nào cả, mà dụng ý của tôi là muốn cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đang yêu và sắp yêu hãy luôn luôn bình tĩnh và sáng suốt trong vấn đề tình yêu, đừng để thiếu sáng suốt dẫn đến kết quả bi thảm như anh bạn hàng xóm của tôi nhé.
( CÒN NỮA )
Mỗi người một công việc, mỗi người một phong cách, có mặt tiêu cực và mặt tích cực, nhưng họ rất hiền lành và làm ăn rất chăm chỉ, lại biết đoàn kết và giúp đỡ cho nhau rất nhiều.
Và chuyện vui chuyện buồn bắt đầu xảy ra từ những con người hiền lành này.
1. ANH XE THỒ RA TAY CỨU NGƯỜI:
Vào một ngày đầu tháng mười, năm 1998, hôm đó là nhằm vào tối chủ nhật, đường phố cũng đông đúc xe cộ qua lại, xe cộ chạy đến đoạn Hùng Vương- Phan Châu Trinh trước mặt nhà hát lớn thành phố , thì đèn giao thông phát tín hiệu màu đỏ, tất cả xe cộ đều dừng lại. Riêng người thanh niên đi xe HonDa Wave, mặc áo trắng quần jean mang giày Bata trắng, tóc đen nhánh bóng mượt , tuổi khoảng chừng mười bảy đến mười tám tuổi chạy xe ở phía sau (Không biết là anh ta có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ phát ra từ cây cột đèn giao thông hay không?) đã nhấn ga phóng lên đâm thẳng vào hai em bé chở nhau bằng xe đạp đang dừng ở phía trước. Chiếc xe đạp ngã đánh Rầm ! xuống đất, hai em bé té lăn quay nhưng không bị xây xát gì. Chỉ có chiếc xe đạp là bị thiệt hại nặng, nó bị vệu tay lái và bánh xe sau bị méo vành, gãy tăm. Mọi người chung quang thì đều im lặng, không ai lên tiếng phản đối gì cả. Lúc này cột đèn giao thông đã phát tín hiệu đèn xanh, mọi người khởi động máy xe và lao đi. Hai chú bé lồm cồm ngồi dậy, nét mặt vẫn còn đầy vẻ sợ hãi, chúng vội vã chạy lên vỉa hè, người thanh niên lạnh lùng dựng xe lên, khởi động máy và chuẩn bị lái đi. Bỗng có một tiếng quát thật lớn từ phía sau lưng anh ta vang lên:
- Anh đứng lại không được đi đâu cả!
Người bảo thanh niên kia đứng lại chính là anh Tân hành nghề xe thồ ngụ cùng xóm với tôi. Nghe tiếng quát người thanh niên dựng xe xuống đường nhìn về phía anh Tân rồi hỏi:
- Anh là ai mà bảo tôi dừng xe lại?
Anh Tân bình tĩnh trả lời:
- Tôi là ai điều đó không quan trọng. Anh vi phạm luật giao thông, gây tai nạn cho người khác, lại tính bỏ chạy khỏi hiện trường, tôi có quyền bắt giữ anh giao cho công an xử lý.
Trước thái độ cứng rắn của anh Tân, người thanh niên đành xuống nước, anh ta kéo anh Tân ra một góc, rồi thì thầm gì đó với anh Tân rất lâu, một lúc sau thấy anh Tân lắc đầu nói lớn:
- Không, tôi không đồng ý. Nếu anh không chịu đem xe của hai cháu bé này vào tiệm sửa chữa thì đừng hòng rời khỏi đây.
Cuối cùng người thanh niên phải mang chiếc xe đạp bị hỏng của hai em bé vào tiệm sửa xe gần đó. Trong suốt thời gian người thợ sửa xe đang sửa xe cho các em, thì người thanh niên gây tai nạn cứ tìm cách lấy xe máy bỏ chạy, nhưng đã bị anh Tân chặn lại, vì vậy anh ta đành phải ngồi lại chờ cho người thợ sửa xong chiếc xe đạp , và thanh toán tiền cho người thợ. Số tiền sửa chữa xe đạp là năm mươi ngàn đồng. Người thanh niên móc ví lấy tiền trao cho người thợ sửa xe đạp, rồi mặt hầm hầm leo lên xe máy khởi động máy. Trước khi xe lao đi anh ta còn ném lại một câu đầy bực tức:
- Đm, tự nhiên mất năm mươi ngàn đồng vô duyên quá đi.
Sau khi người thanh niên đã đi xa , anh Tân quay lại nói với hai em nhỏ:
- Xe đã sửa xong rồi đó, bây giờ cũng đã khuya lắm rồi, các em đi về nhà đi. Kẻo ba mẹ mong. Nhớ đi đường cho cẩn thận nhé!
Hai em bé trai cảm ơn anh rối rít. Rồi lên xe, đạp thẳng về nhà.
***
Lúc này trời cũng khuya rồi, khách đi xe thồ cũng không còn, nên anh Tân cũng lên xe về nhà. Tôi là người đứng chứng kiến hành động của anh Tân từ đầu đến cuối. Bây giờ mới lái xe đuổi theo anh, khi đuổi kịp anh, tôi liền cất tiếng chào anh. Anh Tân cười chào, đáp lại rồi hỏi tôi:
- Đi đâu mà giờ này còn lang thang ngoài đường hả, Sơn?

- Dạ em đi học ngoại ngữ về.
- Ô, sao khuya vậy? Nhà xa như vậy, đi học sao không nhờ người nhà chở đi?
- Nhà em ai cũng có công việc của mình cả, nên em phải tự đi một mình.
Gặp lúc đang khát nước, tôi mời anh ấy cùngt đi uống cà phê. Anh Tân vui vẻ nhận lời ngay.

2. HÀNG XÓM TỐI LỬA, TẮT ĐÈN CÓ NHAU:
Trong xóm tôi có hai người đàn bà rất thân thiết với nhau, và họ cũng ở sát nhà nhau và họ có cùng chung sở thích đó là xem tuồng và cải lương. Những đêm mùa hè hoặc những đêm sáng trăng, bà Nga và bà Thuý (tên của hai người đàn bà) rủ bạn bè về tập trung trước hiên nhà họ để thi hát tuồng, hát đối hoặc trò chuyện đến quá nửa đêm thì mọi người mới trở về nhà, phần lớn những người này đều là những người già, ban ngày họ ở nhà làm việc nhà, trông nhà giữ cháu cho con trai và con dâu mình đi làm ở công sở và họ chỉ tranh thủ một chút thư thả vào buổi tối để đến họp mặt với nhau.
Hai người đàn bà có hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lại rất thân nhau. Bà Nga hiện đang sống chung với hai con của bà. Một trai và một gái. Đứa con trai lớn của bà hiện đang làm ở cục thuế thành phố, còn đứa con gái út thì đang làm phóng viên cho một toà soạn báo. Cả hai anh em họ chiều thứ bảy và chủ nhật nào cũng về nhà sớm, ngồi ăn cơm chung với bà hoặc đưa bà đi chơi phố, hoặc mua sắm cho bà những thứ mà bà ưa thích. Vì thế cuối tuần nào nhà bà cũng đầy ắp sự vui vẻ cả. Bà còn có người con trai thứ hai hiện đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Vào những ngày lễ tết anh mới về thăm mẹ và mang rất nhiều quà về cho bà. Chồng bà thì đã khuất núi lâu rồi.
Bên nhà bà Thuỷ thì không được vui vẻ như bên nhà bà Nga. Bà Thuỷ chỉ sống có một mình. Trước kia bà cũng có sống chung với con trai và con dâu của bà, nhưng bà và con dâu của bà không có hợp nhau. Bất đắc dĩ anh con trai phải bỏ tiền ra thuê một căn hộ cho bà ra ở riêng, từ ngày bà Thuỷ ra ở riêng.Anh con trai của bà có ghé về thăm bà hai, ba lần. Rồi sau đó thì đi biệt tăm luôn, từ đó mọi người không thấy anh ta về thăm mẹ nữa, còn nàng dâu thì chẳng bao giờ đến thăm bà cả. Ở trong xóm bà chơi thân với bà Nga nhất, có hôm ốm nặng không ngồi dậy được bà đã gọi điện thoại di động cho bà Nga. Bà nhờ bàNga sang bật giùm bà cái đèn, treo giùm bà cái mùng, rồi đóng cửa ngõ giúp bà v.v...
Những lúc nhận được điện thoại của bà Thuỷ, bà Nga liền vội vã sang ngay, hành động của bà làm cho hai người con của bà rất thắc mắc, họ nói với bà:
- Chuyện của nhà người ta, thì mẹ cứ để người ta tự giải quyết đi, mẹ đã lớn tuổi rồi, gánh vác chuyện nhà người ta làm gì cho nó khổ cái thân mình.
Nghe hai đứa con của bà nói vậy, bà liền mắng chúng ngay:
- Sao các con vô tâm đến thế? Bà ấy chỉ có một mình, bà ấy không có chồng, không có con. Còn bà con thân thuộc của bà ấy thì ở xa, lúc bà ấy đau ốm không có người chăm sóc tội nghiệp lắm. Bà ấy là bạn thân của mẹ, mẹ không thể đứng nhìn bà ấy bằng con mắt lạnh lùng được, mẹ phải giúp đỡ bà ấy.
Nói xong bà đi nhanh sang nhà bà Thuỷ, để các con bà không kịp ngăn cản.
***
Sáng hôm nay là ngày chủ nhật, mọi khi vào giờ này, bà Thuỷ hay sang nhà bà Nga chuyện trò cho đến tận trưa, nhưng hôm nay bà Nga ngồi đợi mãi nhưng không thấy bà Thuý sang chơi. Bà nóng lòng đứng dậy bước vội sang nhà bà Thuỷ, định bụng xem thử bàThuỷ đang bận việc hay đau ốm gì. Lúc bà đến nhà bà Thuỷ, thì thấy cửa nhà bà Thuỷ vẫn còn đóng chặt, bà đập cửa nhưng không thấy bà Thuỷ ra mở, gọi điện thoại di động, cũng không thấy bà Thuỷ trả lời. Linh tính báo cho bà Nga biết, bà Thuỷ đang có chuyện không lành. Bà tiến về phía cửa sổ đang khép hờ, bà ghé mắt nhìn vào trong, dưới ánh sáng lờ mờ ở bên ngoài hắc vào, bà nhìn thấy bà Thuỷ đang nằm bất động, úp mặt xuống nền nhà. Bà Nga đến báo cho ông tổ trưởng đến. Ông cho người phá khoá đưa bà Thuỷ ra ngoài rồi gọi xe cấp cứu đưa bà vào bệnh viện . Bà Nga vào nhà dọn dẹp đồ đạc trong nhà cho bà Thuỷ, bà mang những áo quần bẩn của bà ấy về nhà giặt giùm, rồi mang ra phơi nắng cho khô. Tối bà lấy áo quần vô xếp lại, rồi mang sang cất lại vào tủ cho bà Thuỷ.
3. ANH ẤY THẤT TÌNH NHƯNG RẤT HIỀN LÀNH:
Có những chiều thành phố mưa bay
Thương em gầy giọng hát đêm dài
Nghe hơi thở chạnh lòng khơi niềm nhớ
Môi răng mắt đỏ, mòn mỏi theo đợi chờ
Cuộc tình đó đã khuất xa tầm tay
Tiếng hát em còn đây, tơ vương lệ thấm đầy
Hồn còn say, men ái ân chiều ấy
Bóng dáng em còn đây, đã khuất sau trời mây.
***
Người vừa đi giữa xóm vừa nghêu ngao hát đó chính là Hiếu khùng. Cách đây hơn hai mươi năm, Hiếu đã yêu một người con gái ở làng bên, cô ấy là hoa khôi của làng, lại là sinh viên khoa luật. Cha cô là một vị bác sĩ có danh tiếng ở bệnh viện thành phố, mẹ cô có một tiệm vải lớn ở trong Trung Tâm Thương Nghiệp Thành Phố. Còn nhà của Hiếu chỉ là gia đình lao động nghèo. Gồm có tám anh chị em (Nếu tính luôn người anh và người chị của Hiếu đã chết vì bệnh tật lúc còn nhỏ nữa là mười người). Vào năm 1978, cả gia đình Hiếu đi vượt biên vì lý do kinh tế, sau đó bị công an bắt và đưa đi cải tạo khoảng một, hai năm, rồi được nhà nước ân xá cho về. Nhưng việc học tập của anh chị em của Hiếu đến đây là chấm dứt, các trường học không nhận họ trở lại trường nữa. Không có bằng cấp, không có nghề nghiệp ổn định, họ chuyển sang làm đủ các nghề, để có kế sinh nhai như là: giặt ủi thuê, bán vé số, bán báo dạo, đi đánh giày, bán trà ấm và sửa xe đạp v.v...
Chính trong thời gian này, Hiếu đã kết thân với Quỳnh Chi. Chuyện là như thế này:
Ngày đó Hiếu mở quán sửa xe đạp ở tại ngã tư đường Hùng Vương- Phan Châu Trinh, còn Quỳnh Chi thì học ở trường cấp ba gần đó. Một hôm đi học về, xe của Quỳnh Chi bất ngờ bị thủng lốp, cô dắt xe vào quán cho Hiếu sửa chữa. Sau khi xe được sửa xong, cô rút tiền trong bóp ra đưa cho Hiếu, nhưng Hiếu không nhận, Quỳnh Chi không hiểu. Hiếu nói:
- Cô và tôi ở gần nhau. Cô ở xóm ngoài, tôi ở xóm trong, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau có gì đâu mà phải đưa tiền. Vả lại ông ngoại của tôi cũng là bệnh nhân thường xuyên ở chỗ ba cô đó.
Kể từ đó hai người bắt đầu trở nên thân thiết với nhau. Những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày nghỉ lễ, họ cùng thường đi chơi với nhau, có quyển sách hay hoặc miếng ăn ngon họ đều dành cho nhau cả.
Các anh chị và ba mẹ của Hiếu thì không đồng ýHiếu kết bạn với Quỳnh Chi vì lý do không cùng giai cấp khó đến với nhau được.Họ khuyên Hiếu nên bình tĩnh sáng suốt chia tay với Quỳnh Chi và kết bạn với một người cùng giai cấp để có kết quả tốt đẹp hơn. Nhưng Hiếu đã không chịu nghe lời khuyên của mọi người trong gia đình. Anh tiếp tục lao vào yêu thương một cách mù quáng, thật là:
Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.
Và chuyện gì đến thì đã đến. Vào đầu tháng sáu năm 1997, người chú của Hiếu là chủ thầu một công trình lớn ở Hà Nội, đến rủ Hiếu cùng ra HàNội làm việc với ông ta. Ông ta nhìn thấy Hiếu cặm cụi ngồi vá từng cái lốp xe đạp bị thủng. Ông lắc đầu nói:
- Suốt ngày cứ lúi húi ngồi vá mấy cái lốp xe đạp bị thủng này, đến bao giờ thì khá lên hả cháu? Chú biết dạo này xe máy nhập về nhiều lắm. Người trong xã hội dùng xe máy cũng đông. Các cô và các cậu học sinh học cấp hai, cấp ba cũng đua nhau đi xe máy. Chúng đâu còn đi xe đạp nữa đâu, lấy đâu ra xe đạp cho cháu sửa. Vả lại đường sá bây giờ rất tốt, không còn nạn thủng lốp xe nữa đâu, nếu muốn làm ăn được thì phải bạo tay (ý ông muốn nói là việc rải đinh ra đường).
Nhưng Hiếu vốn là người lương thiện không thể làm ăn bạo tay được. Cuối cùng anh phải xách vali theo người chú ra HàNội để làm việc.
Ngày chia tay với Quỳnh Chi, hai người ở bên nhau đến tận khuya. Sáng hôm sau đích thân Quỳnh Chi đưa tiễn Hiếu và chú của anh ra tận bến xe, cô còn giúi cho anh vài gói thuốc lá Prince để anh hút cho ấm người, vì cô nghe người ta nói rằng, ở ngoài bắc tiết trời lạnh hơn ở trong nam rất nhiều. Thời gian đầu khi Hiếu mới ra Hà Nội, thì Quỳnh Chi có gởi thư cho anh chừng hai, ba lần. Nội dung thư là những lời thương yêu hoặc động viên khích lệ anh làm việc. Lá thư cuối cùng Quỳnh Chi gởi cho anh, trong thư cô báo cho Hiếu biết rằng vì bận học nhiều, nên cô không có thời gian giao lưu thư từ qua lại với anh được nữa và cô mong anh thông cảm cho cô về chuyện này và Hiếu đã vui vẻ chấp nhận.
Sau tám tháng trời làm việc ở Hà Nội , vào đầu tháng hai năm 1998, Hiếu đã quay về nhà, và anh đã được người trong gia đình báo tin cho biết là người yêu dấu của anh đã lên xe hoa về nhà chồng được hai tháng rồi. chồng của Quỳnh Chi là một kỹ sư tốt nghiệp ở Nhật Bản mới về nước. Còn Hiếu thì chẳng có gì cả, dưới con mắt của Quỳnh Chi, anh chỉ là gánh nặng của cô về sau mà thôi. Từ ngày Quỳnh Chi đi lấy chồng, Hiếu trở nên buồn bã vô cùng, lúc khóc lúc cười, khi thì ngâm thơ , khi thì nghêu ngao hát giữa đường làng, có lúc thì im như thóc , không nói năng gì.
Thỉnh thoảng cũng đập vỡ vài thứ đồ đạc trong nhà, hay lớn tiếng chửi bới vu vơ, khi mệt nhoài thì lăn ra đất mà ngủ. Tuy anh bị mất trí nhưng chưa bao giờ làm bị thương một ai trong xã hội cả. Gia đình đã nhiều lần đưa anh đến bệnh viện để chữa trị, nhưng nhìn thấy anh bơ vơ trong bệnh viện, mọi người trong gia đình anh cảm thấy xót thương cho anh, nên họ đã làm bảo lãnh với bác sĩ để anh được về nhà vào những dịp lễ tết.
Trong thời gian này, anh uống rượu và hút thuốc rất nhiều, thậm chí có người thấy anh đang ngồi lân la với mấy người nghiện chích xì ke ở trong chợ. Người đó chính là người quen biết với gia đình anh, ông ta đã đến báo cho gia đình anh biết để mọi người đến đưa anh về nhà. Bệnh mất trí của anh cứ kéo dài trong suốt nhiều năm không bao giờ dứt.
Thế rồi vào một buổi sáng đầu tháng mười hai năm 2014, mọi người đã phát hiện ra anh nằm chết trước cổng chùa. Theo biên bản khám nghiệm của công an, nguyên nhân cái chết của anh chính là do bị sốc thuốc và bị nhịn đói nhiều ngày mà gây nên tử vong.
Ngày đưa tang anh , chỉ có mấy anh chị em ở trong gia đình và mấy người hàng xóm thân quen mà thôi. Còn bạn bè của anh thì không thấy có ai cả. Xe đưa tang chỉ có hai chiếc. Một chiếc để chở quan tài và một chiếc để chở người thân trong gia đình cùng với mấy người hàng xóm thân quen.
Ba ngày sau, lúc đó là khoảng sáu giờ chiều , chiều mùa đông gió thổi vù vù, bầu trời giăng đầy mây xám xịt, mưa như trút nước , mọi người ở trong nhà đóng chặt cửa và thắp đèn sáng choang. Ngoài trời mưa lạnh nên không có ai muốn đi ra khỏi nhà vào lúc này cả. Trong xóm vắng tanh không một bóng người. Trời lạnh quá , tôi đi lên lầu lấy áo ấm mặc vào , từ cửa sổ phòng tôi nhìn xuống đường, bỗng tôi thấy có một người đàn ông dắt xe đạp bước đi loạng choạng vào trong xóm. Tôi nghe có tiếng hát hoà lẫn trong cơn mưa:
Cuộc tình đó đã khuất xa tầm tay
Tiếng hát em còn đây tơ vương lệ thấm đầy
Hồn còn say men ái ân chiều ấy
Bóng dáng em còn đây đã khuất sau trời mây
Và có tiếng dép sạt sạt dưới mặt đường , tôi rùng mình nghĩ :
- Anh Hiếu đã trở về xóm rồi !
Tôi kể ra chuyện này không có ý phê phán hay chê trách một cá nhân nào cả, mà dụng ý của tôi là muốn cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đang yêu và sắp yêu hãy luôn luôn bình tĩnh và sáng suốt trong vấn đề tình yêu, đừng để thiếu sáng suốt dẫn đến kết quả bi thảm như anh bạn hàng xóm của tôi nhé.
( CÒN NỮA )
Chỉnh sửa lần cuối: