Thảo luận Phân biệt truyện dài và tiểu thuyết?

christie_hoang

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/6/15
Bài viết
327
Gạo
1.240,0
Re: Phân biệt truyện dài và tiểu thuyết?
Theo suy nghĩ của mình thì chắc là độ dài. Truyện dài giới hạn trong 50 000 - 100 000 kí tự còn tiểu thuyết thì dài hơn thế.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Phân biệt truyện dài và tiểu thuyết?
Trước mình cũng thắc mắc vấn đề này, và thấy nó loạn lắm. Sau cùng có lẽ là cách gọi theo Hán Việt và thuần Việt thôi. Trích Wiki:

Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.

Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay") và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
 

Pthanh tnt

Gà con
Tham gia
9/5/17
Bài viết
10
Gạo
0,0
Re: Phân biệt truyện dài và tiểu thuyết?
Trước mình cũng thắc mắc vấn đề này, và thấy nó loạn lắm. Sau cùng có lẽ là cách gọi theo Hán Việt và thuần Việt thôi. Trích Wiki:

Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.

Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay") và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Như vậy, có thể hiểu là tiểu thuyết chỉ là cách gọi chung, bao gồm tiểu thuyết đoản thiên và trường thiên rồi.
Truyện dài sẽ thuộc tiểu thuyết trường thiên, giải thích như vậy chắc là đã hợp lý rồi nhỉ.
 
Bên trên