Thảo luận Phong cách trinh thám cổ điển

Phương Hoàng

Người phủi bụi bị bụi phủ
Nhóm Biên tập
Tham gia
16/3/14
Bài viết
1.981
Gạo
21.993,0
Mình vừa mới kết thúc cuốn Phá án ư? Cứ để sau bữa tối và muốn đọc thêm một vài cuốn cùng thể loại kiểu trinh thám này. Hy vọng có ai biết thì giới thiệu cho mình với. :D

Phá án ư? Cứ để sau bữa tối là một cuốn sách được giới thiệu là theo "phong cách trinh thám cổ điển". Mình chẳng hiểu phong cách đó là phong cách gì nhưng dựa vào các đặc điểm của cuốn sách này mình hy vọng các bạn sẽ giới thiệu cho mình những truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, manga,... có các đặc điểm sau đây:
1. Thể loại trinh thám. (Tất nhiên)
2. Suy luận thuần túy. Cái này quan trọng nhất này. Tức là sách truyện có ít các cảnh phụ trợ như đuổi cướp, đấu súng,... mà chỉ đơn giản là tình tiết vụ án và suy luận ra hung thủ. Tình tiết vụ án càng chi tiết càng tốt chứ đừng như Sherlock Holmes, toàn cách tình tiết giấu nhẹm đi à.
3. Xoay quanh một (vài) nhân vật chính (là cảnh sát hoặc thám tử), nhưng có nhiều vụ án ngắn xảy ra xung quanh người này. (Mô típ vô cùng giống manga).
4. Hài hước.
5. Đã được xuất bản. Bởi vì mình khá ngại ôm máy tính ngồi đọc.
6. Ưu tiên tiểu thuyết. Truyện tranh kiểu này có vẻ phổ biến hơn nên mình muốn tìm tiểu thuyết đọc cho nó tăng thêm trí tưởng tượng.
7. Văn học Nhật thì càng tốt.

Cuối cùng, ai có cùng sở thích thì vào thảo luận với mình nhé. :D

Một vài bộ manga trinh thám kinh điển có đáp ứng các điều trên:
1. Meitantei Konan (Detective Conan/Thám tử lừng danh Conan)
2. Detective Kindaichi
3. Phá án ư? Cứ để sau bữa tối (tất nhiên)
...
4. Hình như loạt sách của bà Agatha Christie cũng thuộc thể loại này. :D

Bonus thêm vài cái đặc điểm của thể văn "trinh thám cổ điển" mà mình search google được:
"... cách bố trí cổ điển của những vụ sát nhân trong nhà, và những vụ án có vô số kẻ tình nghi. Bao trùm lên các vụ án cũng là cách lập luận phá án hết sức điển hình của văn trinh thám cổ điển."
Theo Wikipedia về Detective Conan - Nói kiểu ba phải thế này hiểu chết liền. :((

"... suy luận hoàn toàn dựa vào trí óc mặc kệ việc thu thập chứng cứ cho cơ quan điều tra."
"... có rất nhiều nghi phạm, lời thoại nhiều khi đến mức dài dòng nhưng bên trong đều có chứa gợi ý mà độc giả không để ý. Nên chú ý là trong truyện của Agatha ngay cả người vô tội nhiều lúc cũng phải nói dối vì một lý do nào đó. Poirot dựa vào tâm lý nhân vật tìm ra sự bất hợp lý trong các lời khai của để tìm ra sự thật."

Trích lời nhận xét về loạt sách của nhà văn Agatha Christie. Mình thì nghĩ đây hẳn là đặc điểm của thể loại trinh thám này.

Chào mừng các bạn đến với thread trinh thám. >:D<
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Em đọc thử Ngôi Nhà Lụa của Athony Holowitz. Đây là tác giả duy đầu tiên được gia đình của Conan Doyle chấp thuận cho viết tiếp truyện Sherlock Holmes. Em đọc thử coi nó có giống #2 em ghi không. :3
 

phongdu93

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/1/15
Bài viết
140
Gạo
622,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Không biết bạn có muốn đọc trinh thám cổ đại (không biết có giống cổ điển không) không? Nếu có thì mình biết mấy bộ sau: Bao công xử án, Quách tiểu phong phá án, Nạp thiếp ký, Hình danh sư gia....
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.249
Gạo
5.253,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Không biết bạn có muốn đọc trinh thám cổ đại (không biết có giống cổ điển không) không? Nếu có thì mình biết mấy bộ sau: Bao công xử án, Quách tiểu phong phá án, Nạp thiếp ký, Hình danh sư gia....
Hình như cái này khác em ạ. :D
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Bạn có thể đọc "Chết trên không trung" của Agatha Christie. Tất cả các thông tin đều rất chi tiết và mở với bạn đọc. Tôi chưa đọc "Phá án ư? Cứ để sau bữa tối", nhưng nếu theo phong cách trinh thám cổ điển thì bạn thử đọc cuốn trên xem. Hẳn bạn sẽ hài lòng.
Những cuốn như "Bao công xử án" thì rất khác, tôi chưa đọc nhưng xem phim thì cách phá án dựa rất nhiều vào cách hành động của Triển Chiêu và các hộ vệ và nhiều tình tiết khác, sự suy luận không được nhiều, đương nhiên là không cùng phong cách của bạn muốn.
 

Ring

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
479
Gạo
932,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Thực ra tớ cũng khá mập mờ về định nghĩa "phong cách trinh thám cổ điển", nhưng nếu bạn thích những câu chuyện trinh thám suy luận thì đọc truyện của Agatha Christie là chuẩn rồi. Đặc biệt là cuốn "Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông", cuốn này chỉ một nạn nhân nhưng có đến hơn 13 nghi phạm, hơn hết là không có hành động mà tác giả tập trung vào những cuộc phỏng vấn, dựa trên tâm lý và mâu thuẫn trong lời khai để đưa ra nhận định và truy tìm hung thủ. Ngoài ra có cuốn "Mười người da đen nhỏ" cũng rất hấp dẫn.
Văn học Nhật thì tớ ít đọc truyện trinh thám, tuy nhiên bạn có thể thử "Phía sau nghi can X", một câu chuyện trinh thám khá kì lạ với hung thủ vốn đã lộ diện ngay từ đầu, song tác giả lại tạo nên sự hấp dẫn bằng cách tập trung vào những câu chuyện bên lề. Ngoài ra câu chuyện này có tâm lý nhân vật cực kì sâu sắc.
Về mảng Light novel có bộ Hyouka, tuy nhiên trong Hyouka chỉ có những bí ẩn bình thường và suy luận đơn giản, không thể coi là một câu chuyện trinh thám thực sự được. Nhưng dù sao cách suy luận trong đó vẫn khá chặt chẽ.
Tokyo hoàng đạo án thì quá nổi rồi nên tớ khỏi nói nhé.
Văn học phương Tây thì gần như đặc quyền về trinh thám rồi. Bạn có thể thử "Vụ án trường Oxford", câu chuyện liên quan nhiều đến khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học.
Kết bài: Tớ cũng rất thích trinh thám nhưng lại hâm mộ Sherlock Holme hơn. :D
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
5.662,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Manga thì em nên đọc bộ "Thám tử Eiji". Nó là tổng hợp của cả suy luận - ngoại cảm - hành động - kinh dị - tâm lý. Chị đánh giá đây là bộ manga thám tử hay nhất.
Thứ hai nữa là bộ "Học viện thám tử Q". Bộ này cùng tác giả với Kindaichi.
Một số truyện khác như "Thám tử Toma", "Monster" cũng hay, nhưng thể loại thì... chắc cũng không hẳn là "cổ điển" lắm. Nhưng đều đáng đọc.
Truyện chữ thì có thêm series trinh thám của Lôi Mễ. Nhưng truyện này không ảo như trinh thám cổ điển, mà nó là hành trình đi tìm công lý rất gần với thực tại. Ở đó, tài năng chỉ là một phần nhỏ làm nên thành công của nhân vật. Các tập truyện đều có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.
 

Phương Hoàng

Người phủi bụi bị bụi phủ
Nhóm Biên tập
Tham gia
16/3/14
Bài viết
1.981
Gạo
21.993,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Thực ra tớ cũng khá mập mờ về định nghĩa "phong cách trinh thám cổ điển", nhưng nếu bạn thích những câu chuyện trinh thám suy luận thì đọc truyện của Agatha Christie là chuẩn rồi. Đặc biệt là cuốn "Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông", cuốn này chỉ một nạn nhân nhưng có đến hơn 13 nghi phạm, hơn hết là không có hành động mà tác giả tập trung vào những cuộc phỏng vấn, dựa trên tâm lý và mâu thuẫn trong lời khai để đưa ra nhận định và truy tìm hung thủ. Ngoài ra có cuốn "Mười người da đen nhỏ" cũng rất hấp dẫn.
Văn học Nhật thì tớ ít đọc truyện trinh thám, tuy nhiên bạn có thể thử "Phía sau nghi can X", một câu chuyện trinh thám khá kì lạ với hung thủ vốn đã lộ diện ngay từ đầu, song tác giả lại tạo nên sự hấp dẫn bằng cách tập trung vào những câu chuyện bên lề. Ngoài ra câu chuyện này có tâm lý nhân vật cực kì sâu sắc.
Về mảng Light novel có bộ Hyouka, tuy nhiên trong Hyouka chỉ có những bí ẩn bình thường và suy luận đơn giản, không thể coi là một câu chuyện trinh thám thực sự được. Nhưng dù sao cách suy luận trong đó vẫn khá chặt chẽ.
Tokyo hoàng đạo án thì quá nổi rồi nên tớ khỏi nói nhé.
Văn học phương Tây thì gần như đặc quyền về trinh thám rồi. Bạn có thể thử "Vụ án trường Oxford", câu chuyện liên quan nhiều đến khoa học tự nhiên đặc biệt là toán học.
Kết bài: Tớ cũng rất thích trinh thám nhưng lại hâm mộ Sherlock Holme hơn. :D
Cám ơn bạn, mình sẽ đọc dần dần. :D
Về thể loại trinh thám cổ điển, mình nghĩ đặc điểm của thể loại này nằm ở 3 điểm: sát nhân trong nhà (kiểu như có thể khoanh vùng được ấy)/vô số nghi can/tập trung vào suy luận. :D
Về Sherlock Holmes mình nghĩ chắc bộ này cũng được xếp vào trinh thám cổ điển ấy. Cũng tập trung chủ yếu vào suy luận mà. :D
Mình chưa đọc Tokyo hoàng đạo án, cuốn này cũng thuộc thể loại cổ điển à bạn?
Em đọc thử Ngôi Nhà Lụa của Athony Holowitz. Đây là tác giả duy đầu tiên được gia đình của Conan Doyle chấp thuận cho viết tiếp truyện Sherlock Holmes. Em đọc thử coi nó có giống #2 em ghi không. :3
Em đọc thử giới thiệu trên tiki thì thấy cuốn này cũng không giống trinh thám cổ điển cho lắm.
Vì diễn biến khá phức tạp, em lại muốn đọc những câu chuyện trinh thám nhỏ lẻ ấy chị. Vừa đọc vừa thư giãn luôn.
Cảm ơn chị. :D
Manga thì em nên đọc bộ "Thám tử Eiji". Nó là tổng hợp của cả suy luận - ngoại cảm - hành động - kinh dị - tâm lý. Chị đánh giá đây là bộ manga thám tử hay nhất.
Thứ hai nữa là bộ "Học viện thám tử Q". Bộ này cùng tác giả với Kindaichi.
Một số truyện khác như "Thám tử Toma", "Monster" cũng hay, nhưng thể loại thì... chắc cũng không hẳn là "cổ điển" lắm. Nhưng đều đáng đọc.
Truyện chữ thì có thêm series trinh thám của Lôi Mễ. Nhưng truyện này không ảo như trinh thám cổ điển, mà nó là hành trình đi tìm công lý rất gần với thực tại. Ở đó, tài năng chỉ là một phần nhỏ làm nên thành công của nhân vật. Các tập truyện đều có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.
Khó mà tìm được mấy bộ này bây giờ, chắc em lại phải ôm máy nếu muốn đọc rồi. :"<
Bạn có thể đọc "Chết trên không trung" của Agatha Christie. Tất cả các thông tin đều rất chi tiết và mở với bạn đọc. Tôi chưa đọc "Phá án ư? Cứ để sau bữa tối", nhưng nếu theo phong cách trinh thám cổ điển thì bạn thử đọc cuốn trên xem. Hẳn bạn sẽ hài lòng.
Những cuốn như "Bao công xử án" thì rất khác, tôi chưa đọc nhưng xem phim thì cách phá án dựa rất nhiều vào cách hành động của Triển Chiêu và các hộ vệ và nhiều tình tiết khác, sự suy luận không được nhiều, đương nhiên là không cùng phong cách của bạn muốn.
Đồng ý với ý kiến của bạn về Bao Công, các vụ của Bao Công đa phần là nêu cao tinh thần trượng nghĩa, thanh bạch, dám chống lại những thế lực to lớn để giữ vững công bằng chứ không phải là tập trung vào suy luận và phá án. Nhưng mà mình cũng chưa đọc truyện, không biết có khác phim không nữa. :))
Không biết bạn có muốn đọc trinh thám cổ đại (không biết có giống cổ điển không) không? Nếu có thì mình biết mấy bộ sau: Bao công xử án, Quách tiểu phong phá án, Nạp thiếp ký, Hình danh sư gia....
Cám ơn bạn. :D
Cho mình hỏi, truyện Bao Công xử án giống như trong phim Bao Thanh Thiên à bạn?
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.249
Gạo
5.253,0
Re: Phong cách trinh thám cổ điển
Manga thì em nên đọc bộ "Thám tử Eiji". Nó là tổng hợp của cả suy luận - ngoại cảm - hành động - kinh dị - tâm lý. Chị đánh giá đây là bộ manga thám tử hay nhất.
Thứ hai nữa là bộ "Học viện thám tử Q". Bộ này cùng tác giả với Kindaichi.
Một số truyện khác như "Thám tử Toma", "Monster" cũng hay, nhưng thể loại thì... chắc cũng không hẳn là "cổ điển" lắm. Nhưng đều đáng đọc.
Truyện chữ thì có thêm series trinh thám của Lôi Mễ. Nhưng truyện này không ảo như trinh thám cổ điển, mà nó là hành trình đi tìm công lý rất gần với thực tại. Ở đó, tài năng chỉ là một phần nhỏ làm nên thành công của nhân vật. Các tập truyện đều có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.
Em cũng rất thích bộ "Thám tử Eiji " nhưng mới đọc hết mỗi phần 1. Chả hiểu sao ở truyện này em lại kết cái gã nhân vật phản diện. Hình như tên hắn là Apple thì phải. Cái gã bạn của nữ chính ý. :)
 
Bên trên