Truyện ngắn [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện

Jen Dark

Gà con
Tham gia
10/8/15
Bài viết
54
Gạo
600,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Bản tính thiện ác chỉ cách nhau một khoảng khắc.

Ban đầu còn nghĩ rằng Tấm đánh cám là có lí lẽ của cô ấy. Dẫu sao cũng chỉ là một cái tát. Cho đến khi biết Tấm bỏ độc vào rượu.

Khoảng khắc đó, Cám giết Tấm nhiều lần, hay Tấm giết Cám một lần cũng như nhau.

Truyện bạn viết rất hay. Cốt truyện đơn giản nhưng lại độc đáo.

Mình thấy cảm thông cho Cám hơn sau câu chuyện cổ tích đề cao nhân cách tốt đẹp, và người ác sẽ bị trừng phạt ấy.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện ^^
Cảm ơn đã yêu thích truyện ngắn của mình. ^^
 

hoavuvodanh

Gà con
Tham gia
10/4/15
Bài viết
53
Gạo
0,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Ôi thôi người ơi giết tui đi. Đang còn say cái phần đầu thì mới đó đã kể tiếp phần sau rồi sao. Không ổn rồi kiểu này thì cuồng tác giả mất thôi. Bài nào cũng "phê" cũng thấm thế này sao chịu nổi.
 

Jen Dark

Gà con
Tham gia
10/8/15
Bài viết
54
Gạo
600,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Ôi thôi người ơi giết tui đi. Đang còn say cái phần đầu thì mới đó đã kể tiếp phần sau rồi sao. Không ổn rồi kiểu này thì cuồng tác giả mất thôi. Bài nào cũng "phê" cũng thấm thế này sao chịu nổi.
Hắc hắc thế bạn mới hiểu cảm giác tui mê thơ bạn đó. :tho2:
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Rất tốt, diễn giải tâm lý được, đọc như truyện cười vì tại vì nhiều nhân vật phản diện trong phim, truyện cũng đều có tuổi thơ như vậy. :tho7:
 

Jen Dark

Gà con
Tham gia
10/8/15
Bài viết
54
Gạo
600,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
6.000,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Nhận xét đầu tiên của mình với bài dự thi này là: bạn tác giả đã viết khá sáng tạo.
Tấm Cám là một câu chuyện cổ vô cùng quen thuộc. "Cám thuần ác" và "Tấm không phải nhân vật thuần thiện" cũng không phải là luận điểm gì mới mẻ. Tuy nhiên, trước nay chúng ta chỉ dùng cách đánh giá khách quan của độc giả để diễn giải và xử lý luận điểm; còn ở đây, bạn đã tiếp xúc và diễn giải luận điểm theo một cách khác: bạn cho nhân vật cơ hội tự thức tỉnh về hành vi, về bản chất, và bản ngã của mình. Và thế là thay vì dùng "con mắt thế gian" dò xét, phỏng đoán và tranh cãi; bạn để nhân vật tự phơi bày, tự nhận thức về sai-đúng, thiện-ác đầy chủ động trong tác phẩm phóng tác của mình. Theo mình, đó là sáng tạo.

Bạn cũng khá khéo léo khi dẫn dắt các tình tiết để chỉ ra những biến chuyển trong tâm lý của các nhân vật. Thêm một điểm cộng cho bạn ở chỗ các tình tiết bạn dẫn ra khá logic với truyện gốc, và cũng logic với sự biến chuyển tâm lý nhân vật mà bạn hướng tới. Mình đánh giá cao điều này. :D Có điều, vậy không có nghĩa bài dự thi của bạn hoàn toàn ổn. :D Còn một số vấn đề mình sẽ nói ở phần sau đây:

1. Bạn còn lỗi trình bày: sai chính tả, lỗi đặt dấu câu...
2. Bạn chưa thực sự đầu tư và chọn lọc câu chữ cũng như hình ảnh. Nó là nguyên nhân khiến lời dẫn truyện của bạn không thô, nhưng chưa mượt. Đặc biệt bạn rất thường xuyên ngắt đoạn - đây có thể là thói quen khi viết - nhưng nó khiến lời dẫn của bạn vị vụn (nhất là ở phần cuối truyện). Khi đọc có cảm giác giật cục.
Nên thống nhất cách dùng đại từ hoặc "cô" hoặc "nàng". Không nên dùng đồng thời cả hai (mặc dù với bối cảnh truyện thì "nàng" là lựa chọn tốt hơn).
Những từ ngữ như "tinh thể nắng", "võng mạc", "thần chết" hay hình ảnh về mụ phù thủy, Bạch Tuyết, trái táo độc - có hay không nên thay thế bằng những từ ngữ và hình ảnh khác hợp thời hợp cảnh hơn?
3. Bạn đã dẫn được ra những thay đổi trong nội tâm nhân vật, nhưng đáng tiếc bạn mới chỉ dẫn ra chứ chưa khai thác kỹ vào phần cảm xúc, vậy nên truyện của bạn chưa khơi ra được chiều sâu. Giá như bạn viết kỹ hơn, đầu tư nhiều hơn, có lẽ truyện của bạn sẽ gây được dấu ấn lớn hơn với độc giả. :)


vivian.nguyen
Thành viên BGK cuộc thi Phóng tác số 1/2016
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
1.000,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Truyện cổ tích này có ít nhất hai góc nhìn với hai thái độ trái chiều. Tấm mặc đồ trắng và Cám mặc đồ đen. Ở ngoài sáng, chúng ta có một Cám độc ác. Ở trong tối, chúng ta có một Tấm không hề thiện lương. Bạn đang giúp độc giả nhìn rõ Tấm hơn. Đây là một ý tưởng tốt.

Tuy nhiên, có thể do dung lượng từ bị giới hạn không đủ cho nhiều tình tiết hơn (?) nên mình có cảm giác bạn xây dựng một Tấm dần thay đổi (?) bản chất rất khiên cưỡng. Chỉ bằng một cái tát, chỉ bằng một ly rượu độc, bạn biến Tấm ngoan hiền thành âm độc? Dù Cám có bóc trần bộ mặt của Tấm là giả tạo nhưng cũng chỉ dừng ở lời nói đơn phương thôi. Kiểu như bạn đã xác định Tấm là kẻ phản diện rồi nên giá nào Tấm cũng phải là kẻ phản diện, không cần biết quá trình ra sao. (Tất nhiên, tiêu đề Kẻ phản diện đều có thể dành ám chỉ cả hai chị em Tấm Cám.)

Như mình nói ở trên, thật ra Tấm vẫn là Tấm và Cám vẫn là Cám thôi, quan yếu là chúng ta đứng ở đâu để nhìn họ. Nếu bạn đang đứng ngoài sáng để nhìn Tấm xong lại vào trong tối để tiếp tục quan sát, bạn cần có thời gian để thích ứng với bóng tối. Mình không nghĩ cần xây dựng các phân đoạn tình huống mới với diễn biến phức tạp. Bạn chỉ cần liệt kê dạng hồi tưởng lại một xíu xiu sự thay đổi này (chẳng hạn song song với những lần ra tay độc ác của Cám, thử hô biến nhân vật Bụt đi thì Tấm làm thế nào để thoát nạn, thử phóng tác cả những chi tiết này nữa) thì độc giả sẽ dễ tiếp nhận hơn cũng như giúp tác phẩm của bạn thoát được nguyên tác, không phải núp dưới bóng của hai chữ cổ tích.

Tuy nhiên của cái tuy nhiên bên trên, dù bạn đã quay ngoắt 180° để biến đổi nội tâm Tấm thì bản tính thiện lương từ trước khi bạn xoay góc nhìn ở tác phẩm này vẫn còn đâu đó. Bằng chứng là Tấm vẫn đấu tranh tâm lý sau những phút giây lọt ngủm vào bóng tối. Điều này khiến độc giả không quá sốc với Tấm phiên bản mới cũng như cho thấy tác giả đã quay lại đứng ở lưng chừng sáng tối để nhìn Tấm.

Vừa rồi là nhận xét tổng quan, giờ mình xin đi chi tiết về lỗi:

- Hóa ra, ông chưa bao giờ yêu mẹ cô, cô lại càng không!

Bởi vì bạn tỉnh lược động từ yêu nên được xem là chủ ngữ đẳng lập với ông đâm ra câu này dễ khiến độc giả bị nhầm thành: Hóa ra, ông chưa bao giờ yêu mẹ cô, cô lại càng không (bao giờ yêu mẹ cô)! Mình thử viết kiểu khác xem sao: Hóa ra, ông chưa bao giờ yêu mẹ cô, lại càng không thương cô! Hóa ra, ông chưa bao giờ yêu mẹ cô, thương cô lại càng không! Yêu hay thương ở đây không tạo sự khác biệt với câu của bạn mà là trật tự sắp xếp từ. Mình tránh dùng yêu vì lặp từ và cũng thích dùng từ thương với con cái hơn, đặc biệt là trong câu này.

- Cám căm ghét không chỉ nhan sắc mà còn tâm hồn thuần khiết của Tấm, cô luôn nung nấu khao khát một ngày được lột lớp mặt nạ hoàn hảo của chị, đẩy Tấm vào vũng bùn hôi thối mình đang đứng.

Bây giờ đọc lại lần nữa, bạn có thấy gì đó dư ra không? Đã có nung nấu rồi còn thêm khao khát nữa à? Nếu bạn vốn chỉ có ý định dùng một trong hai từ thì bỏ qua nhận xét này của mình và xem nó là lỗi đánh máy như một vài lỗi khác trong truyện.

Chim Cụt
Thành viên BGK cuộc thi Phóng tác số 1/20126
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
2.508,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Mình có một vài nhận xét về bài của bạn nhé:
1. Nội dung truyện:
Tác phẩm được phóng tác trên nền một câu chuyện cổ tích với hai nhân vật chính vốn trong rất nhiều năm đã được coi là đại diện cho hai thái cực: Thiện và Ác. Tác phẩm của bạn đã có một hướng đi mới khi không áp đặt "chuẩn thiện" và "chuẩn ác" cho nhân vật của mình mà để cho nhân vật tự lên tiếng, tự đánh giá về hành vi, động cơ của mình và tự chịu trách nhiệm về những việc làm đó của bản thân. Sáng tạo của bạn đã mang lại một cái nhìn mới cho câu chuyện cổ tích này.
2. Hình thức:
Bài viết của bạn còn mắc phải một số lỗi như sau:
mẫu thân thiên hạ
Bạn xem lại Quy định về chính tả của Gác để lần sau không mặc phải những lỗi đáng tiếc như thế này nữa nhé.
Trong cả hai phần của truyện ngắn này, bạn dùng các câu văn ngắn và đoạn văn ngắn nhiều. Mình chủ yếu thấy những đoạn văn một dòng, dài nhất cũng chỉ là đoạn văn bốn dòng, chính xác là ba dòng rưỡi, với bảy câu. Việc bạn dùng nhiều đoạn văn ngắn liên tiếp này sẽ làm bài viết trông như một dàn ý chứ trông không giống một tác phẩm văn học đã hoàn thiện, và nó giống một tác phẩm văn nói chứ không phải một tác phẩm văn viết.
3. Hành văn:
Vì bạn dùng nhiều đoạn văn ngắn nên đã tạo sự ngắt quãng trong mạch cảm xúc của người đọc. Cả phần trọng tâm miêu tả Cám cũng như phần nghiêng về Tấm, bạn đều dùng những đoạn văn ngắn với những câu ngắn nên không có sự uyển chuyển, mềm mại cho lời văn. Cả hai phần bạn đều đưa ra diễn biến thay đổi tâm lý của nhân vật nhưng bạn chưa đào đủ sâu, chưa tả thật kỹ nên mọi thứ vẫn chưa thực sự thấm sâu và để người đọc có thể thấu hiểu cho hoàn cảnh và lý do vì sao nhân vật lại lựa chọn như vậy. Có thể do hạn chế về số lượng từ. Hy vọng sau này bạn có thể bổ sung thêm môt chút phần miêu tả nội tâm để chúng ta thấy được rõ hơn một Cám không hoàn toàn "chuẩn ác" và một Tấm không hoàn toàn "chuẩn thiện" như trước nay chúng ta vẫn thường được học.
4. Bài viết vi phạm quy định của cuộc thi.

Linhoang
Thành viên BGK cuộc thi Phóng tác số 1/20126
 

Jen Dark

Gà con
Tham gia
10/8/15
Bài viết
54
Gạo
600,0
Re: [PHÓNG TÁC: Tấm Cám] – Kẻ phản diện
Chân thành cảm ơn những nhận xét, phân tích của ban giám khảo. Nhờ vậy mình đã nhận ra được rất nhiều thiếu sót trong bài dự thi này. Cảm ơn mọi người một lần nữa!
 
Bên trên