Tọa đàm mang tên "Trang sách và màn hình thời Internet", cảnh báo về nguy cơ mất dần của sách giấy và văn hóa đọc.
Tại hội nghị thượng đỉnh Davos năm 2008, một chuyên gia cho rằng trong 15 năm tới, chỉ nên quan tâm tới bốn hiện tượng chính: một thùng dầu sẽ có giá 500 USD, tài nguyên nước sẽ thành một sản phẩm thương mại giống như dầu mỏ, châu Phi chắc chắn sẽ trở thành một thế lực kinh tế mạnh, và cuối cùng là sự biến mất của sách in.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyên Ngọc trong buổi tọa đàm Trang sách và màn hình thời Internet.
Theo thống kê của Đức trong năm 2013, sách điện tử (ebook) chiếm 20% thị phần sách. Hãng bán lẻ trực tuyến Amazon của Mỹ cũng thống kê cứ 100 cuốn sách giấy bán ra thì có tương ứng 143 cuốn ebook được người đọc tiếp cận. 20% chưa phải là một con số lớn, nhưng với đà phát triển của công nghệ như hiện nay, tương lai của sách giấy đang là vấn đề đáng lo ngại.
Nhân dịp xuất bản cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy, một cuộc tọa đàm về tương lai của sách in trong thời đại Internet diễn ra tại L'Espace, Hà Nội. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyên Ngọc - hai diễn giả chính - đã trao đổi với các học giả, công chúng những vấn đề mà cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy nêu ra.
Cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy là cuộc trò chuyện giữa Jean-Claude Carrière và Umberto Eco, dưới sự dẫn dắt của Jean-Philippe Tonnac, được dịch sang tiếng Việt bởi Hoàng Mai Anh. Jean-Claude là nhà văn, nhà viết kịch, biên kịch điện ảnh người Pháp, ông viết khoảng 80 kịch bản phim, 30 cuốn sách... Umberto là chuyên gia nghiên cứu về thời Trung cổ, triết gia, nhà phê bình văn học và tiểu thuyết gia người Italy. Ông được biết tới với các tác phẩm như Tên của đóa hồng, Con lắc của Foucult, Lịch sử cái đẹp. Người dẫn dắt cuộc đối thoại là Tonnac - một nhà báo và tác giả của nhiều tiểu luận, ông thực hiện nhiều cuốn sách đối thoại về khoa học, văn hóa và tôn giáo.
Umberto và Jean-Claude là hai nhân vật đam mê văn học cuồng nhiệt. Qua lời dẫn dắt là những câu hỏi ngắn khơi gợi vấn đề của Tonnac, hai nhân vật đối thoại đã đưa ra những ý kiến vừa uyên bác vừa hài hước, vừa bác học vừa chủ quan, vừa biện chứng vừa chứa đựng các giai thoại gây tò mò, hấp dẫn. Bằng các dẫn chứng, lý lẽ, những kiến thức qua 5.000 năm lịch sử từ khi có sách cói đến tệp văn bản điện tử được Jean-Claude và Umberto đưa ra, các tác giả dẫn độc giả đi khắp các thời đại, địa danh, người thực và nhân vật hư cấu, phân tích, lý giải nguyên nhân một thời đại nào đó lại sản sinh ra kiệt tác...
Hai nhân vật đối thoại đều sưu tập rất nhiều sách, Jean-Claude có tới 5.000 cuốn, còn Umberto có 3.000 cuốn trong đó có tới 1.200 cuốn là sách cổ. Các ông cũng phân tích sự đắt đỏ của sách giấy trong thời đại kỹ thuật phát triển, như việc in ấn tốn kém, thời buổi "tấc đất tấc vàng", việc chứa đựng, lưu trữ 5.000 cuốn sách trong nhà không phải chuyện đùa... Tuy vậy bằng rất nhiều bằng chứng, lý lẽ, các tác giả đã khẳng định sách giấy sẽ không bao giờ mất đi.
Sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy đưa ra và bảo vệ quan điểm sách in sẽ không chết.
Là diễn giả trong buổi tọa đàm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét, các tác giả của Đừng mơ từ bỏ sách giấy đưa ra các lý lẽ rất thuyết phục. Tuy nhiên ông Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội lại cho rằng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, thì không thể nói trước được điều gì; khi mà mỗi phát minh mới của nhân loại lại dẫn tới sự thay đổi của nhận thức.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết, cách đây khoảng chục năm, ông làm quen với việc viết sách trên bàn phím. Ông đã rất lo sợ rằng nếu không cầm bút thì khó có cảm hứng viết lách. Nhưng rồi ông đã quen với việc viết cùng máy tính. Cũng theo lão nhà văn, lớp người cao tuổi như ông đã từ bỏ sáng tác trên giấy để làm việc với bàn phím và màn hình. Khi đưa ra ý kiến riêng, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: "Có nhiều thứ đã mất đi, như việc viết thư tay chẳng hạn, nhưng tôi cứ linh cảm rằng sách in sẽ không chết".
Giám đốc công ty Sao Bắc - đơn vị phát hành cuốn sách - cho biết, hiện trên thế giới, các chuyên gia cũng đưa ra ba luồng dư luận: nhóm người cho rằng sách giấy sẽ chết, nhóm khác tiên đoán sách giấy và ebook cùng tồn tại và một nhóm kiên quyết bảo vệ quan điểm sách giấy sẽ không chết.
Kể cả khi cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy ra mắt với các lý lẽ thuyết phục, rất nhiều cuộc tọa đàm về cuốn sách đã được tổ chức ở Pháp, Nga, Đức... vẫn không khiến cho độc giả yêu sách giấy bớt quan ngại. Nhận định của ông Phạm Xuân Nguyên cho rằng, trong tương lai sách giấy sẽ bị co hẹp thị phần và mất dần ưu thế được nhiều người tại tọa đàm ủng hộ.
Tại hội nghị thượng đỉnh Davos năm 2008, một chuyên gia cho rằng trong 15 năm tới, chỉ nên quan tâm tới bốn hiện tượng chính: một thùng dầu sẽ có giá 500 USD, tài nguyên nước sẽ thành một sản phẩm thương mại giống như dầu mỏ, châu Phi chắc chắn sẽ trở thành một thế lực kinh tế mạnh, và cuối cùng là sự biến mất của sách in.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyên Ngọc trong buổi tọa đàm Trang sách và màn hình thời Internet.
Nhân dịp xuất bản cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy, một cuộc tọa đàm về tương lai của sách in trong thời đại Internet diễn ra tại L'Espace, Hà Nội. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Nguyên Ngọc - hai diễn giả chính - đã trao đổi với các học giả, công chúng những vấn đề mà cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy nêu ra.
Cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy là cuộc trò chuyện giữa Jean-Claude Carrière và Umberto Eco, dưới sự dẫn dắt của Jean-Philippe Tonnac, được dịch sang tiếng Việt bởi Hoàng Mai Anh. Jean-Claude là nhà văn, nhà viết kịch, biên kịch điện ảnh người Pháp, ông viết khoảng 80 kịch bản phim, 30 cuốn sách... Umberto là chuyên gia nghiên cứu về thời Trung cổ, triết gia, nhà phê bình văn học và tiểu thuyết gia người Italy. Ông được biết tới với các tác phẩm như Tên của đóa hồng, Con lắc của Foucult, Lịch sử cái đẹp. Người dẫn dắt cuộc đối thoại là Tonnac - một nhà báo và tác giả của nhiều tiểu luận, ông thực hiện nhiều cuốn sách đối thoại về khoa học, văn hóa và tôn giáo.
Umberto và Jean-Claude là hai nhân vật đam mê văn học cuồng nhiệt. Qua lời dẫn dắt là những câu hỏi ngắn khơi gợi vấn đề của Tonnac, hai nhân vật đối thoại đã đưa ra những ý kiến vừa uyên bác vừa hài hước, vừa bác học vừa chủ quan, vừa biện chứng vừa chứa đựng các giai thoại gây tò mò, hấp dẫn. Bằng các dẫn chứng, lý lẽ, những kiến thức qua 5.000 năm lịch sử từ khi có sách cói đến tệp văn bản điện tử được Jean-Claude và Umberto đưa ra, các tác giả dẫn độc giả đi khắp các thời đại, địa danh, người thực và nhân vật hư cấu, phân tích, lý giải nguyên nhân một thời đại nào đó lại sản sinh ra kiệt tác...
Hai nhân vật đối thoại đều sưu tập rất nhiều sách, Jean-Claude có tới 5.000 cuốn, còn Umberto có 3.000 cuốn trong đó có tới 1.200 cuốn là sách cổ. Các ông cũng phân tích sự đắt đỏ của sách giấy trong thời đại kỹ thuật phát triển, như việc in ấn tốn kém, thời buổi "tấc đất tấc vàng", việc chứa đựng, lưu trữ 5.000 cuốn sách trong nhà không phải chuyện đùa... Tuy vậy bằng rất nhiều bằng chứng, lý lẽ, các tác giả đã khẳng định sách giấy sẽ không bao giờ mất đi.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết, cách đây khoảng chục năm, ông làm quen với việc viết sách trên bàn phím. Ông đã rất lo sợ rằng nếu không cầm bút thì khó có cảm hứng viết lách. Nhưng rồi ông đã quen với việc viết cùng máy tính. Cũng theo lão nhà văn, lớp người cao tuổi như ông đã từ bỏ sáng tác trên giấy để làm việc với bàn phím và màn hình. Khi đưa ra ý kiến riêng, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: "Có nhiều thứ đã mất đi, như việc viết thư tay chẳng hạn, nhưng tôi cứ linh cảm rằng sách in sẽ không chết".
Giám đốc công ty Sao Bắc - đơn vị phát hành cuốn sách - cho biết, hiện trên thế giới, các chuyên gia cũng đưa ra ba luồng dư luận: nhóm người cho rằng sách giấy sẽ chết, nhóm khác tiên đoán sách giấy và ebook cùng tồn tại và một nhóm kiên quyết bảo vệ quan điểm sách giấy sẽ không chết.
Kể cả khi cuốn sách Đừng mơ từ bỏ sách giấy ra mắt với các lý lẽ thuyết phục, rất nhiều cuộc tọa đàm về cuốn sách đã được tổ chức ở Pháp, Nga, Đức... vẫn không khiến cho độc giả yêu sách giấy bớt quan ngại. Nhận định của ông Phạm Xuân Nguyên cho rằng, trong tương lai sách giấy sẽ bị co hẹp thị phần và mất dần ưu thế được nhiều người tại tọa đàm ủng hộ.
Nguồn: vnexpress