Sát Na - Cập nhật - Hắc Bích An

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
10372779_381699735354066_5663723121746175148_n.jpg

Tên truyện: Sát Na (Mai hoa như tuyết)
Tên tác giả: Hắc Bích An
Chú thích một chút: Truyện do ba tác giả viết nhưng do ngại viết tên dài loằng ngoằng nên tớ đã gộp lại thành Hắc Bích An
Tình trạng truyện: Đang viết
Thể loại: Xuyên không, cảm hứng lịch sử, tình cảm,...
Giới hạn độ tuổi đọc: Không có
Giải thích tên truyện:
Sát na: Để chỉ khoảng thời gian rất ngắn, chớp nhoáng của mỗi biến đổi, là thuật ngữ mà nhà Phật hay sử dụng.
Mai hoa như tuyết: Trích từ bài thơ Lưu Gia độ (Bến đò Lưu Gia) của Trần Quang Khải.
Bài thơ như sau:
Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,
Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
Cựu tháp giang đình thu thủy thượng,
Hoang tử cổ trũng thạch lân tiền.
Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
Lý đại sơn hà nhị bách niên.
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên.


Bản dịch của Lê Quý Đôn:
Lưu Gia xanh ngắt một trời cây
Thuyền ngự xuôi dòng trước ghé đây.
Tháp cũ đình xưa tàn nước chiếu,
Đền hoang mộ cổ dãy lân bày.
Thái Bình nghìn dặm cơ đồ rộng,
Lý đại hai trăm vận mệnh dài.
Trở lại khách thơ đầu đã bạc,
Trời thanh nước gợn ánh hoa mai.
Giới thiệu truyện:
Tròn một phần triệu giây có bao nhiêu Niệm khởi từ Tâm mỗi người. Phật dạy trong một Niệm có 90 Sát Na, mỗi Sát Na lại có 900 lần sanh diệt. Ranh giới giữa sinh - tử, thiện - ác chỉ phân định trong một Sát Na. Định một Nhân trong Sát Na ấy, cả kiếp sẽ phải trả Quả.

Về tập một Mai hoa như tuyết, bối cảnh dưới thời vua Trần Anh Tông, vị vua thứ tư của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Nhân vận nữ chính Từ Niệm Tâm, một cô gái hai mươi hai tuổi sống ở thế kỉ 21 sau khi tham gia một dự án vượt thời gian thì đã được đưa về khoảng thời gian đó. Ý thức của Niệm Tâm nhập vào thân xác của Huyền Trân công chúa, dần dần làm sáng tỏ những khúc mắc mà người xưa để lại. Niệm Tâm không thể quay trở lại tương lai, lại càng không thể trốn chạy, đành phải tiếp tục sống dưới cái tên Huyền Trân công chúa.
"
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên."

Con người vốn chẳng thể địch nổi với thời gian, để đến khi ngoảnh đầu lại, sắc mai trắng vẫn ở đó nhưng chẳng còn ai chờ đợi nữa.


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
Chương 1

"Hai Mốt, nếu em đã sẵn sàng thì chị sẽ khởi động chương trình. Em có 24 giờ để làm nhiệm vụ của mình. Hệ thống đã được lập trình, sau 24 giờ sẽ tự động kích điện và đưa em trở về. Em rõ chưa?"

"Em đã rõ rồi ạ. Chị bắt đầu đi."

Dòng lưu điện tựa như đàn kiến đang rộn rạo từ từ ngấm vào não bộ, lan đến từng nơ-ron thần kinh rồi chạy khắp cơ thể. Vạn vật như thể đang xoay chuyển xung quanh, dường như tất cả tế bào của tôi đều bị hút vào một khoảng không gian sâu thẳm không hồi kết. Bỗng nhiên trước mắt tôi lóe sáng, một thứ ánh sáng chói chang đến mức tôi không chịu nổi mà nhắm nghiền mắt lại.

Chưa được một phút, giọng chị Mai đã vang lên bên tai. "Mở mắt ra đi, em tới nơi rồi đấy. Đây là lần cuối chị có thể liên lạc với em, cố gắng nhé."

Tôi sung sướng mở vội hai mắt, nhưng chợt nhận ra ngay trước mắt mình chính là một hồ nước. Và thân thể mà tôi vừa mới vượt thời gian và nhập vào thì, đang lao xuống đó. Chỉ kịp thốt lên hai từ "Ôi cái…" thì mặt đã đập xuống nơi mặt hồ tĩnh lặng, tiếp đó cả người chìm trong nước sâu.

Nước ngấm vào quần áo khiến cả người nặng trịch, dù tôi có cố gắng thế nào cũng không thể nổi lên được. Chỉ quẫy đạp được vài cái mà tay chân đã mỏi nhừ, tôi đành buông xuôi. Chẳng biết mọi người ở trung tâm có biết tôi đang gặp nguy hiểm mà đưa tôi trở về thời hiện đại không? Tôi chửi thầm trong đầu một câu, lạy chúa, chết như thế này thì thật lãng nhách, tôi đâu có bỏ ra cả nửa năm đào tạo để được chết vậy đâu.

Nhưng số tôi chắc cũng cao bằng tòa nhà Landmark 72 tầng đấy, bởi khi tôi đã dần mất đi ý thức thì cả người bỗng nhẹ bẫng. Tôi cảm nhận được một cánh tay chắc khỏe vòng qua eo tôi, sau đó mạnh mẽ kéo tôi lên khỏi mặt nước lạnh căm. Tôi được đặt trên nền đất, xung quanh không biết có bao nhiêu bóng người xúm vào xì xào nói chuyện. Nhận thức được mình đã được an toàn, tôi liền yên tâm mà ngất đi.

Một bàn tay mát lạnh khẽ đặt lên trán khiến tôi tỉnh lại. Tất nhiên, tôi tạm thời chưa mở mắt vội, nằm yên nghe ngóng tình hình rồi mới tính tiếp.

"Khởi bẩm bệ hạ, mấy ngày trước công chúa bị cảm lạnh tới giờ chưa khỏi, vì vậy khi rơi xuống nước đã khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Cổ họng có dấu hiệu bị sưng, có lẽ sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới giọng nói… Còn lại thân thể không chịu bất cứ tổn thương nào."

"Được rồi, khanh mau kê đơn thuốc đi."

"Thần lĩnh chỉ."

Tiếng bước chân xa dần, rồi tôi nghe tiếng đóng cửa khẽ khàng. Bàn tay mát lạnh lúc đầu kia lại dịu dàng vuốt má tôi. Lúc này tâm trạng tôi đang rối loạn, sự dịu dàng ấy đã khiến lòng tôi an tâm ít nhiều. Tôi nghĩ nhanh, dựa vào cuộc trò chuyện vừa rồi tôi có thể đoán được mình đã vượt thời gian và nhập vào thân thể một vị công chúa nào đó thời nhà Trần. Chị Mai nói sẽ cố gắng đưa tôi về thời vua Trần Nhân Tông, không biết tôi là Thiên Thụy công chúa hay Bảo Châu công chúa đây? Dù sao là một công chúa cũng tốt, khả năng hoàn thành nhiệm vụ sẽ cao hơn so với việc là một dân thường. Mong muốn duy nhất của tôi là vị công chúa này chưa xuất giá, vẫn còn ở lại trong cung, ít nhiều sẽ có đủ thời gian tìm được vật đó.

Nhưng vấn đề trước mắt tôi vẫn chưa xét tới. Như vị thái y kia đã nói, thân thể này không hề chịu bất cứ tổn thương nào, và tất nhiên bao gồm cả cái đầu nữa. Vậy tôi làm sao có thể giở trò mất trí nhớ ra được? Giờ chỉ cần mở miệng ra nói là đảm bảo tôi sẽ lộ mặt chuột ra ngay. Hơn nữa, những người làm hoàng đế không bao giờ là người "bình thường" cả, chỉ sợ rằng tôi mới nói một câu là vị hoàng đế này sẽ ngay lập tức nghi ngờ, không khéo lại bị mang ra chém đầu thì đúng là mất cả chì lẫn chài. Tôi thầm cảm khái trong lòng, xúc động không tả được.

"Huyền Trân…"

Tôi giật nảy cả người, không kìm được mở trừng mắt ra nhìn.Vẻ mặt lo lắng của người đang ngồi cạnh tôi lập tức chuyển thành vui mừng. Ngay khi thấy khuôn mặt này, trong đầu tôi chỉ hiện ra bốn chữ: trai đẹp đây rồi, xin lỗi, là hào hoa phong nhã mới đúng. Chàng trai trước mặt liền mỉm cười với tôi, mắt không rời mà hô lên một câu:

"Đình Phúc, mau gọi Phạm thái y quay lại."

"Tuân chỉ."

Tôi không thèm để ý tới người tên Đình Phúc kia, tiếp tục đấu mắt với chàng trai này. Ánh mắt anh ta vô cùng quan tâm, khiến tôi cảm thấy thật ngọt ngào.

"Huyền Trân, muội thấy sao rồi?"

Hai chữ "Huyền Trân" đã dội một gáo nước lạnh vào tâm trạng đang bay bổng của tôi. Công chúa Huyền Trân, có phải là vị công chúa được gả sang Chăm pa để đổi lấy châu Ô châu Lý không thế? Tôi xây xẩm mặt mày, chỉ chực ngất thêm lần nữa. Xong rồi, xong thật rồi. Không ngờ lại lệch hẳn đi một đời vua, thế này thì nhiệm vụ làm sao thực hiện được nữa.

"Huyền Trân?"

Lúc này tôi đã khẳng định được chàng trai trước mặt mình là vua Trần Anh Tông – Trần Thuyên. Vị vua được lịch sử khen tặng ba chữ "đẹp như tiên", xem ra mấy tư liệu lịch sử tôi đọc được cũng không phải là hư cấu.

Cũng không ngờ rằng người được gọi là thái y kia lại trẻ tới vậy, người đó vội vội vàng vàng vào đi vào phòng, còn chưa kịp hành lễ thì Trần Thuyên đã khoát tay, ý rằng qua xem bệnh cho tôi trước.

"Phạm thái y, công chúa đã tỉnh được một lúc nhưng chẳng hề nói lấy một câu. Khanh mau xem là chuyện gì."

Phạm thái y kia bình tĩnh chạm nhẹ vào cổ tay tôi, nghiền ngẫm mất một lúc lâu. Trần Thuyên cũng không tỏ vẻ sốt ruột, chỉ chăm chú nhìn vẻ mặt Phạm thái y. Tính chừng sau một phút, Phạm thái y liền quay ra khấu đầu với Trần Thuyên, nói:

"Khởi bẩm bệ hạ, Nhị công chúa hiện đã hạ sốt nhưng mầm bệnh vẫn còn trong người. Chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc là sẽ ổn. Còn về việc công chúa không nói gì…"

Tôi chợt nhớ ra lúc nãy chính vị Phạm thái y này nói với Trần Thuyên rằng cổ họng mình có vấn đề, liệu tôi có nên phóng theo lao luôn không? Không có nhiều thời gian để suy nghĩ, tôi liền "ưm, ưm" mấy tiếng, sau đó hai tay ôm lấy cổ chưng ra vẻ mặt hốt hoảng rồi nhập tâm diễn xuất, cố nhớ lại khuôn mặt của Tử Vy trong Hoàn Châu cách cách lúc bị mù mà bi thương vật vã. Cố gắng lắm tôi mới khiến mắt đỏ hoe, nặn ra mấy giọt nước mắt ngấp nghé chuẩn bị rơi xuống nhưng vẫn ra vẻ kiên trung bất khuất, kiểu như bị Dung ma ma kẹp tay vẫn không chịu nhận tội. Mặt Trần Thuyên biến sắc:

"Công Bân!"

Phạm Công Bân cúi đầu nhìn tôi, ánh mắt như có tia lửa điện sượt qua. Tôi khẽ nuốt nước bọt, chẳng lẽ cái tên thái y trẻ tuổi này nhìn được ra là tôi giả vờ? Hắn đặt ngón tay trỏ lên cổ tôi một lát, miệng hơi nhếch lên thành một nụ cười. Nhưng chỉ trong nháy mắt, Phạm Công Bân khôi phục vẻ mặt nghiêm túc, quay qua Trần Thuyên nói: "Công chúa nhất thời sợ hãi, cộng thêm khí lạnh xâm nhập nên tạm thời chưa thể nói chuyện được. Chỉ cần chăm chỉ uống nước ấm là cổ họng sẽ bình thường trở lại."

Trần Thuyên khẽ gật đầu:

"Được rồi. Khanh lui đi."


Phạm Công Bân khấu đầu, đi lùi ra cửa rồi vội vã lỉnh mất. Phải, nhìn dáng điệu của tên này chính xác là lỉnh đi mà. Tôi nheo mắt nhìn theo hắn, cảm thấy hơi lo sợ một chút. Tên này còn trẻ mà đã được vào cung làm thái y, lại được vua Anh Tông tín nhiệm gọi đến xem bệnh cho công chúa. Hơn nữa, khi nãy hắn sờ vào cổ tôi còn cười đểu một cái, thật đáng ngờ. Tôi tự dặn mình phải đề phòng hắn, tốt nhất không nên gặp lại nữa mà sinh chuyện không hay.

Trong phòng lại chỉ còn tôi và Trần Thuyên, trai anh hùng, gái hơi hơi thuyền quyên sát sàn sạt một cách thân mật như vậy, trái tim nhỏ bé tôi liền hợp tác với bầu không khí nhảy vọt lên cổ một cái. Hoàng đế chung quy vẫn là hoàng đế, dù luôn tỏ ra dịu dàng quan tâm tới tôi (mà rõ ràng là đối với Huyền Trân chứ tôi có phải mà em gái hắn quái đâu), nhưng trên người vẫn toát ra một khí chất vô cùng bức bối, khiến người bên cạnh phải cúp hết đuôi vào mà sợ hãi. Tất nhiên là tôi cũng không ngoại lệ. So với một con rồng, mà còn là rồng đẹp trai thì tất nhiên tôi chỉ là một con rận trên lưng rồng mà thôi.

Trần Thuyên có vẻ rất quan tâm tới cô em gái này, dường như còn chưa có ý định rời đi. Tôi chợt nghĩ, có khi nào là Huyền Trân biết mình bị gả tới Chăm Pa mà sinh lòng quẫn bách, nhảy hồ tự tử? Nghe có vẻ hợp lý, lại giống trong tiểu thuyết nữa. Sau này khi Huyền Trân sang tới Chăm Pa sẽ có một mối tình vô cùng lãng mạn với vua Chăm Pa, chỉ tiếc khi ấy thì tôi cũng quay lại thời hiện đại rồi, không được tự tay viết lên nó.

Mắt tôi đảo khắp nơi, hết nhìn Trần Thuyên lại nhìn trần nhà, rồi lại nhìn Trần Thuyên, và cuối cùng là quay ra cửa. Đồ vật trong phòng đều làm bằng gỗ, màu sơn nâu sẫm, bắt lửa chắc rất tốt. Tất thảy người hầu đều đứng nghiêm chỉnh, hơi cúi người và không hề nhúc nhích, tôi cảm thấy không khí bỗng yên tĩnh trang nghiêm đến sắp nghẹt thở.Trần Thuyên cuối cùng cũng đứng dậy, dặn dò tôi nghỉ ngơi rồi bước ra ngoài. Ngay sau đó, một cô gái trẻ nhanh nhẹn đi vào, trên tay là bát thuốc nghi ngút khói, từ trên giường mà tôi cũng ngửi thấy được mùi vị đắng ngắt của nó. Tôi rùng mình một cái, da gà da vịt chen chúc tranh nhau nổi lên. Cô gái kia sau khi đặt bát thuốc lên bàn thì quỳ xuống hô to: "Tố Tâm bái kiến công chúa."

Quỳ tới nửa ngày cũng không thấy tôi trả lời, Tố Tâm liền ngước lên nhìn với vẻ mặt thắc mắc. Tôi chộp lấy cơ hội, nhe răng cười với cô, tay hất hất mau đứng lên đi. Tôi bỗng để ý thấy tay Tố Tâm có vẻ hơi run, bê bát thuốc tới gần giường mà như muốn hất cả lên người tôi vậy. Không chần chừ, tôi liền giằng lấy bát thuốc, làm động tác như muốn uống rồi nhìn Tố Tâm dò hỏi. Tố Tâm có vẻ rất thông minh, liền mỉm cười nói: "Bẩm công chúa, thuốc do chính tay Phạm thái y sắc ạ. Công chúa có thể đợi một lúc cho bớt nóng, nếu đắng quá thì để nô tì đi lấy vài miếng mứt."

Tôi lắc đầu tỏ vẻ không cần, nhắm mắt nhắm mũi uống hết bát thuốc đắng ngắt. Tôi đưa bát cho Tố Tâm, lại đưa tay vẽ vẽ vài đường, thể hiện rằng mình muốn viết chữ. Tố Tâm nhanh nhẹn mang bát ra ngoài, một lúc sau quay lại với một xấp giấy và chiếc bút lông. Nghiên mực đã có sẵn nên cô không phải đi đâu cả. Tôi để ý thấy có vẻ như công chúa Huyền Trân này không thích viết lách lắm thì phải. Khi giấy đã được trải lên bàn, mực cũng đã được mài thì tôi mới phát hiện ra một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Hơn sáu tháng học chữ Nôm của tôi đã bay theo gió mây tới một nửa rồi. Thực sự đến khi tôi muốn cắn nát đuôi bút mới nặn ra được hai từ: "Hồ", "ngã" mà vẽ lên tờ giấy. Thực ra mà nói, có sáng dạ đến đâu mà chỉ nhìn hai từ này cũng thì cũng đố mà hiểu nổi. Tôi không chần chừ mà vẽ thêm từ "Tại sao" một cách nghiêm túc. Tố Tâm lúc này mới lắp bắp trả lời: "Khởi bẩm công chúa, người trượt chân ngã xuống hồ ạ."

Tôi sửng sốt nhìn Tố Tâm. Chỉ là trượt chân ngã thôi sao? Có lẽ tôi đã tính sai thời điểm vượt thời gian, lúc này Huyền Trân vẫn chưa bị gả tới Chăm Pa, nếu vậy thì hẳn là còn trẻ lắm. Nghĩ đến đây tâm trạng tôi chợt trở nên kích động.

Theo lịch sử, sau khi vua Chăm Pa là Chế Mân chết, Trần Anh Tông đã sai Trần Khắc Chung vượt biển cướp công chúa trở về. Thời gian lênh đênh trên biển rất dài. Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có ghi lại rằng: "Khi đã ra ngoài biển rồi, Khắc Chung dùng chiếc thuyền nhỏ cướp lấy công chúa đưa về. Sau hai người tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới về đến kinh sư". Tôi vô cùng hứng thú với mối tình huyền thoại này, không rõ hiện tại Khắc Chung và công chúa có "gì đó" với nhau chưa?

Lại quệt thêm vài nét trên giấy, đưa cho Tố Tâm. Cô nhìn tôi rồi nhẹ nhàng trả lời: "Là Hành khiển(1) Trần Khắc Chung đã cứu công chúa."


(1): Lúc này Trần Khắc Chung đã được phong làm Nhập nội Hành khiển, chức vụ tương đương với tể tướng.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
Chương 2

Một nỗi tiếc nuối tràn ngập lòng tôi khi Tố Tâm nói ra mấy chữ "Hành khiển Trần Khắc Chung". Giá như thời hạn của tôi không chỉ có một ngày duy nhất thì tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu mối quan hệ giữa Trần Khắc Chung và Huyền Trân rồi. Câu chuyện của họ, và cả vị vua của nước Chăm Pa xa xôi kia đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực, kẻ đồng tình, người phản đối. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên còn viết: "Thói gian tà của Trần Khắc Chung thật quá quắt lắm! Không những hắn giở trò chó lợn ở đây mà sau này còn hùa vào với Văn Hiến vu hãm quốc phục thượng tể vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người." Khi bắt đầu nghiên cứu về lịch sử thời nhà Trần, những ghi chép về Huyền Trân khiến tôi cảm thấy có hứng thú nhất. Lúc đầu khi chị Mai thông báo thời điểm, là khoảng năm 1280 tới 1290, quả thật tôi cảm thấy rất chán nản. Bởi đã có cơ hội được vượt thời gian, nhưng lại không được gặp mặt những nhân vật lịch sử mà mình mong muốn.

Bạn biết đấy, đã không làm thì thôi, một khi đã có hứng thú với lịch sử thì sẽ chẳng thể nào thoát ra được. Tôi vốn không phải sinh viên ngành lịch sử, ba năm trước thi chuyên ngành tiếng Anh nhưng không đủ điểm, phải lau nước mắt mà chuyển xuống học chuyên ngành tiếng Trung Quốc. Mà nhà tôi có một hiệu sách, tôi thường giúp mẹ quản lý cửa hàng nên sinh ra tâm lý bất cần. Tôi không quan tâm lắm tới việc học, mẹ cũng bảo rằng sau này tốt nghiệp thì về tiếp quản hiệu sách, cái bằng đại học kia sau này cũng vô dụng thôi. Ông nội với bố tôi thì cực lực phản đối. Ông tôi là giáo sư nghiên cứu lịch sử Việt Nam, bố là thầy giáo dạy lịch sử ở trường cấp Ba, cả hai người đều mong muốn tôi học hành ngoan ngoãn. Tôi bị mẹ chiều sinh hư, trước mặt ông nội và bố thì luôn tỏ ra chăm chỉ, nhưng quay lưng đi một cái là lại chui vào một xó đọc ngấu nghiến các thể loại sách. Ban đầu tôi chỉ đọc ngôn tình, mấy tiểu thuyết yêu đương đau khổ khóc tới sưng cả mắt nhưng dần cũng chán, tôi chuyển qua đọc sách về kinh tế, đầu tư, có khi đọc cả những quyển về tâm lý con người. Vậy mà tuyệt nhiên tôi không động vào bất cứ quyển sách liên quan tới lịch sử nào. Ông nội cũng vì thế mà nhiều khi lôi tôi ra mắng cho một trận. Có một lần, tôi đang chăm chú đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị thì ông nội đi vào, vẻ mặt ông như thể muốn xé nát cả cuốn sách ra vậy. Ông ngồi xuống cạnh tôi, thủ thỉ: "Tâm này, ở hiệu sách có biết bao nhiêu là sách hay về lịch sử Việt Nam, sao con không lấy một quyển rồi đọc cho ông nghe?"

Tôi nhẹ nhàng gấp sách lại, đặt sang bên cạnh rồi cười giả ngu: "Ông ơi, con nói với ông rồi mà, con không thích đọc về lịch sử. Rắc rối lắm."

"Lịch sử là gốc rễ của nước nhà. Nếu con không hiểu về lịch sử, làm sao có thể biết rõ được về tổ tiên mình, làm sao..."

"Dạ, dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết gì thì tra google ông ạ."

Tất nhiên, lần đó suýt nữa tôi bị ông nội đuổi ra khỏi nhà. Không ngờ ông lại tức giận tới mức ấy, nghĩ lại còn thấy rùng mình.

Sau đó mấy hôm, ông bay sang Mỹ, còn chẳng thèm để đứa cháu này đi tiễn nữa. Mẹ suốt ngày than thở rằng nhà tôi vô phúc, cháu chắt chỉ suốt ngày làm ông giận. Và cho tới lần mẹ phát hiện tôi có thói quen vừa ngồi đếm tiền của hiệu sách vừa cười như bị thần kinh và sau khi cho rằng tôi bị tiền làm cho ngu người thì mẹ đã ra chỉ thị như sau: Cho đến ngày ông quay về Việt Nam, mẹ bắt tôi ngày nào cũng phải đọc Đại Việt sử ký toàn thư, đọc khi nào không còn gì đọc nữa thì thôi! Nhưng mẹ không hề hay biết lười biếng quá độ đã dẫn đến việc não bộ hoạt động chậm chạm, đối với những cái tôi không chút hứng thú thì cũng như nước đổ đầu vịt, mà lại còn là vịt cao su nữa chứ. Bao nhiêu chữ nghĩa rơi vào đầu tôi cũng đều bay theo gió mây cả, mới ghé qua đã ra đi không lời từ biệt.

Cũng may, ông nội chỉ đi có một tuần. Vừa về tới nhà cái ông liền lôi tôi vào phòng, thực ra lúc ấy tôi mới ngủ dậy nên đầu óc vẫn chưa kịp tỉnh táo, đến giờ có lẽ đã quên gần hết những gì ông nói rồi. Chỉ nhớ đại khái là ông có kể về một tổ chức nào đó của Liên Hợp Quốc đang có dự án thử nghiệm đưa con người trở về quá khứ, và Việt Nam là một trong những nước đã đóng góp ý tưởng vào dự án này. Tổ dự án của Việt Nam đã có hai mươi cuộc thử nghiệm rồi, và tới lần thứ hai mốt ông nội đã đề nghị để tôi tham gia.

Khi nghe ông nội nói vậy tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, cảm giác trong phút chốc mình đã biến thành nhân vật nữ chính bánh bèo của câu chuyện ngôn tình cảm động lòng người nào đó. chỉ không ngờ rằng còn phải mất thêm nửa năm để rèn luyện sức khỏe, nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử của thời đại mình quay về, còn phải học qua chữ Hán và chữ Nôm, học cách ứng đối nói chuyện với người cổ đại. Thời gian nửa năm ấy còn kinh khủng hơn hồi ôn thi lớp 12. Khi tôi đã đồng ý với ông nội để tham gia vào dự án thì không được phép rút lui, phải nghiêm túc học tập và rèn luyện. Những người trực tiếp tham gia dự án được gọi là nghiên cứu sinh, còn như tôi thì được gọi theo số thứ tự. Ví dụ, tôi là lần thử nghiệm thứ hai mươi mốt nên được gọi là Hai Mốt. Nghe nói, vốn đã có Hai Mốt rồi, anh ấy là người miền Nam, ông nội cũng từng gặp rồi và cũng dành vài lời khen cho anh ấy. Nhưng tiếc là anh bị tai nạn giao thông, hiện vẫn đang hôn mê ở trong bệnh viện nên mới phải gấp rút tìm người thay thế. Ông nội ngay lập tức chộp lấy cơ hội này mà giúp tôi tham gia.

Ngoài chị Mai dạy chữ Hán và chữ Nôm, anh Kiên ngày ngày bắt tôi dậy sớm chạy bộ và tập thể dục thì ông nội cũng trực tiếp đứng lớp nhồi nhét kiến thức lịch sử cho tôi. Thực ra đối với người khác có lẽ nửa năm này cũng bình thường thôi, nhưng đối với tôi thì nó vô cùng khủng khiếp. Quanh năm ăn chơi nhảy múa, nay sáng nào cũng phải dậy sớm chạy bộ, chạy xong thì bắt đầu đến phòng gym tập thể dục, tập tới muốn rớt hết tay chân xuống mới được nghỉ. Về ăn sáng xong lại tiếp tục luyện chữ, nếu không phải tôi đã có căn bản học tiếng Trung Quốc được ba năm thì giờ đúng là vừa học tiếng Hán vừa khóc tiếng Mán. Tới đầu giờ chiều, ông nội sẽ gọi tôi vào phòng và giảng giải về các mốc, những nhân vật lịch sử, những trận đánh nổi danh. Chỉ có điều, bước ra khỏi phòng là tâm trí tôi lại bay bổng đến một nơi xa lắm.

Ông nội dặn tôi không được nói với bố mẹ về dự án này, bởi nó mang tính bảo mật cấp quốc gia lận. Mà cũng chính vì thế mà tôi không thể hiểu nổi ông làm thế nào để thuyết phục bố mẹ cho tôi bảo lưu kết quả và nghỉ học nửa năm.

Kết thúc hơn sáu tháng đào tạo, tôi đã sẵn sàng bước vào đợt thử nghiệm chính thức thứ hai mươi mốt này.

Tôi nằm trong phòng kính, cạnh giường là một màn hình máy tính lớn, xung quanh có gắn vô số dây dợ. Ông nội và anh Kiên đứng ngoài cửa phòng, họ có nói gì tôi cũng không nghe thấy, đành nở một nụ cười trấn an.

Còn 30 phút nữa là hệ thống sẽ được kích hoạt, những dây dợ khi nãy tôi thấy đã được gắn toàn bộ lên thân thể tôi. Trong bụng cảm thấy rộn rạo, không rõ là hồi hộp hay lo sợ. Khi tôi đưa mắt ra tủ kính, thấy ông đang mỉm cười hiền từ, chợt tôi nhớ ra mình còn chưa nói với ông một điều vô cùng quan trọng.

Tôi gắng sức hét lên một tiếng, chỉ cầu trời ông sẽ nghe thấy: "Ông ơi! Con sợ chết lắm!", sau đó liền phối hợp mà nhỏ ra vài giọt nước mắt.

Ông nội vẫn cười, kiểu cười ngây thơ hồn nhiên ấy, không có vẻ gì đã nghe thấy lời tôi cả. Lúc này ở chiếc loa gắn phía trên trần nhà vang lên giọng chị Mai: "Giáo sư không nghe thấy gì đâu em, nếu em muốn thì chị bật loa ngoài nhé?"

Tôi vội vàng lắc đầu nói không cần. Chị Mai lại tiếp tục: "Hai Mốt, nếu em đã sẵn sàng thì chị sẽ khởi động chương trình. Em có 24 giờ để làm nhiệm vụ của mình. Hệ thống đã được lập trình, sau 24 giờ sẽ tự động kích điện và đưa em trở về. Em rõ chưa"

Hít một hơi thật sâu, tôi khẽ nhắm mắt lại và trả lời: "Em đã rõ rồi ạ. Chị bắt đầu đi."

Trước khi vào phòng, tôi đã được nhân viên giải thích rằng hệ thống có khả năng kích điện não bộ, đưa một dòng điện cực mạnh vào cơ thể, đánh văng ý thức của con người ra và theo đó thì máy móc sẽ làm phần việc còn lại. Đây là kết quả nghiên cứu gần một trăm năm của biết bao nhiêu giáo sư và tiến sĩ đến từ các nước trên thế giới. Những người tôi đã từng tiếp xúc đều không biết rõ cách thức hoạt động của hệ thống này, chỉ biết nếu xét trên toàn thế giới thì cũng đã có tới gần một nghìn trường hợp được đưa về quá khứ. Tất cả những người tham gia đều phải tuyên thệ sẽ không tiết lộ ra ngoài với bất cứ ai về việc mình đã từng vượt thời gian, cũng như việc chỉ được đóng vai trò của một vị khách, không được can thiệp vào các sự kiện lịch sử. Nhưng ai mà biết được chứ, nếu bạn thay đổi lịch sử thì những sự kiện sau đó cũng thay đổi theo. Ngoài bạn ra sẽ không có một ai biết được rằng lịch sử đã bị thay đổi như thế nào.

Không dưới một lần tôi tranh cãi với chị Mai về vấn đề này (với mục đích kéo dài thời gian nói nhảm mà không phải luyện chữ). Tôi nói: "Chị đã từng nghe tới Nghịch lý Ông nội(1) chưa? Như thế này nhé: Có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ và giết ông nội mình trước khi ông mình cưới bà nội. Kết quả là cha của anh ta sẽ không được sinh ra, điều đó dẫn tới người đàn ông đó sẽ không bao giờ được ra đời thì làm sao anh ta có thể du hành về quá khứ. Nhưng nếu anh không về quá khứ để giết ông nội mình thì ông nội anh phải còn sống và điều đó nghĩa là anh vẫn được ra đời và có thể vượt thời gian để giết ông nội mình. Vậy chị thử nói em nghe xem, việc du hành về quá khứ này sẽ có tác động như thế nào nếu em vô tình giết chết tổ tiên của mình?"

Chị Mai vốn không phải người dễ bị bắt nạt, chị liền cười trả lời: "Các chuyên gia của tổ chức đã nghiên cứu về vấn đề này mấy chục năm trước rồi em. Thực chất em không quay về chính xác thời điểm được gọi là "quá khứ" của "hiện tại" mà em đang sống. Nơi em tới là một không gian song song với "quá khứ" mà tổ tiên hay ông bà của em đã trải qua. Ngay khi ý thức của em được tách ra khỏi thân thể và đưa về quá khứ thì chính lúc ấy không gian song song đã được tạo ra. Dù em có thay đổi lịch sử của không gian song song ấy thì khi em quay trở lại đây, mọi thứ vẫn y nguyên như vậy, không hề thay đổi."

Chị bình thản uống một ngụm trà sữa, rồi tiếp tục: "Em đã nghe về Nghịch lý Ông nội, vậy còn Nghịch lý Hilter thì sao?"

Tôi lắc đầu, tò mò nhìn chị Mai.

"Là thế này. Ví dụ có một người du hành thời gian quay trở lại trước thế chiến thứ hai với nhiệm vụ giết chết Hitler. Vậy thì khi Hitler đã bị giết rồi thì có phải thế chiến thứ hai sẽ không xảy ra, thế chiến đã không xảy ra thì chúng ta có lý do gì để giết Hitler? Thực chất, Nghịch lý Hitler và Nghịch lý Ông nội đều giống nhau, bởi Hitler đã gây ra thế chiến thứ hai, có ảnh hưởng lớn tới sự ra đời của rất nhiều người được sinh ra sau đó."


"Cái người du hành thời gian mà chị nói đó, có thể viết một lá thư và tìm cách để anh ta trong tương lai đọc được và phải giết Hitler? Lý do đó được không ạ?"


Chị Mai cười: "Nhưng Hitler đã bị giết rồi cơ mà?"

Tôi giật mình nhìn chị, không cãi lại được câu nào.

"Vậy mới nói, mọi lý thuyết trên đời này đều có thể bị phản bác. Ngay cả Lý thuyết Không gian song song kia lúc đầu cũng bị khá nhiều chuyên gia phản đối, nhưng sau hàng trăm lượt thử nghiệm thì họ đều phải đồng ý. Hoặc là... có khi lịch sử đã thật sự bị thay đổi, nhưng mọi người không hề hay biết. Và tất nhiên, những người trải qua cuộc thử nghiệm này sau khi quay về, chẳng ai lại dám nói rằng mình đã nhúng tay vào lịch sử cả. Dù sao thì, chị cũng vẫn phải cảnh báo em. Em chỉ là khách, theo nguyên tắc, em không được tác động vào các diễn biến. Em chỉ có thời gian là một ngày, nhanh chóng tìm được vật được giao phó, ghi chép lại cuộc sống nhà Trần một cách chân thực nhất là nhiệm vụ của em. Đừng để phí thời gian."

Tôi "dạ" một tiếng rồi im lặng. Cả thế giới quay ù ù xung quanh, chỉ là không thể ngờ được đến tận sau này tôi vẫn không thể biết, rốt cuộc mình là "khách" hay là "chủ" trong cái thế giới ấy đây.


(1): Nghịch lý ông nội (Grandfather paradox): Được đưa ra bởi nhà khoa học giả tưởng René Barjavel trong cuốn sách Le Voyageur Imprudent (Nhà du hành khinh suất) xuất bản năm 1943.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongdu93

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/1/15
Bài viết
140
Gạo
200,0
Mình cũng khá hứng thú với công chúa Huyền Trân và rất tò mò về vụ scandal của bà ấy với Trần Khắc Chung. Có điều mình thắc mắc là theo như tìm hiểu thì ông Chung lúc này cũng khá già rồi, hình như độ tứ tuần gì đó (không nhớ rõ nữa) mà chả nhẽ Huyền Trân lại đi yêu một ông già? Nghe có vẻ không hợp lý lắm nên mình rất muốn biết xem bạn sẽ giải quyết chuyện này ra sao?
Mình mới đọc sơ sơ thôi (vì lười) nên chưa có nhận xét gì nhiều.
 

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
Mình cũng khá hứng thú với công chúa Huyền Trân và rất tò mò về vụ scandal của bà ấy với Trần Khắc Chung. Có điều mình thắc mắc là theo như tìm hiểu thì ông Chung lúc này cũng khá già rồi, hình như độ tứ tuần gì đó (không nhớ rõ nữa) mà chả nhẽ Huyền Trân lại đi yêu một ông già? Nghe có vẻ không hợp lý lắm nên mình rất muốn biết xem bạn sẽ giải quyết chuyện này ra sao?
Mình mới đọc sơ sơ thôi (vì lười) nên chưa có nhận xét gì nhiều.
Đúng rồi á bạn, Trần Khắc Chung lúc này cũng phải bốn mươi rồi, còn già hơn cả Chế Mân nữa. =))
Mình cũng đã nghĩ ra được hướng đi cho truyện rồi, cảm ơn bạn đã ủng hộ. :3
 

Mạc Chẩm

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
21/10/14
Bài viết
195
Gạo
0,0
Chương 3


Chuyện cần biết cũng đã được biết, chỉ tiếc hiện tại tôi chưa dám mở miệng ra hỏi Tố Tâm câu nào, lại càng sợ bị phát hiện. Con người phong kiến đương nhiên mê tín hơn người hiện đại, nhỡ đâu họ phát hiện ra tôi cư xử kỳ lạ khác hẳn với Huyền Trân công chúa, đảm bảo tới 90% sẽ bị gán lên cái danh "quỷ nhập", sau đó lôi lên giàn thiêu cho một mồi lửa, cuộc đời xinh đẹp của tôi kết thúc từ đây. Tố Tâm nhanh nhẹn bưng đến một chén trà ấm, tôi nhấp thử thì thấy vị ngọt thanh đạm, cổ họng chợt trở nên rất dễ chịu. Tôi nhìn Tố Tâm, mỉm cười cảm kích một cái. Nhớ hồi nhỏ bị ép uống thuốc, ông anh họ luôn là người đứng bên cạnh giám sát tôi uống cho sạch từng viên dù đắng tới mức nào. Ông ấy không bao giờ động lòng trước đôi mắt như cún con của tôi, răng nghiến ken két: "Mày muốn tự uống hay để anh nhét vào mồm mày?" Tất nhiên tôi tự uống rồi, người ta đã có câu rằng không nên đối phó với tiểu nhân và mấy tên anh họ, tôi là người thức thời nên tuân thủ rất nghiêm ngặt. Nghĩ tới đây, tôi lại càng bừng bừng khí thế. Hừ, lão ấy mà biết tôi được vượt thời gian thì có đến quỳ lạy trước phòng tôi ba ngày ba đêm cũng đừng hòng tôi hé răng lấy một lời. Quên chưa nói, ông anh họ này là bên nhà nội, cực kỳ hâm mộ bố tôi, cũng đang chuẩn bị thi công chức, hiện tại là giáo viên thực tập dạy sử ở trường cấp hai.

Ngồi được một lát thì tôi thấy hai mắt mình nặng trĩu, thuốc thời cổ công hiệu nhanh thật đấy. Tố Tâm đang đứng bên cạnh, nhìn thấy vậy liền dịu dàng đề nghị: "Hay là công chúa ngủ một lát đi ạ. Dù sao trời vẫn còn sớm." Sớm? Sớm là mấy giờ? Từ khi vượt thời gian tới giờ, tôi không hề có cơ hội để kiểm tra xem thời hạn của mình còn bao nhiêu. Đúng là trước đây tôi đã được học cách tính thời gian của thời cổ đại, cũng gọi là có hiểu biết về "Đêm năm canh, ngày sáu khắc"(1). Nhưng công lực thật sự chưa đủ thâm hậu để có thể nhìn sắc trời đoán thời gian, chứ đừng nói là chỉ ngồi trong nhà mà đoán bừa.

Tôi đã buồn ngủ tới ngây cả người rồi, nhưng cũng lo sợ lỡ mình ngủ quá, tới khi tỉnh dậy thì cũng đã quay về thời hiện đại. Nghĩ cũng buồn cười, được giao cho hẳn một ngày vượt thời gian, tôi lại dành hẳn cả ngày ấy để ngủ. Cũng không trách bản thân được, so với việc ăn thì ngủ đúng là một chín một mười, bất phân thắng bại. Tôi phất áo, quẹt thêm vài đường lên tờ giấy trắng. Tố Tâm nhận lấy, xoay qua xoay lại một lúc mới nhận ra là tôi vẽ chữ "một canh", cô nàng liền gật đầu: "Công chúa cứ yên tâm nghỉ ngơi ạ. Tố Tâm nhất định sẽ đánh thức công chúa sau một canh giờ." Tôi liền giơ ngón tay cái lên, không đợi phản ứng của Tố Tâm, lập tức leo lên giường trùm chăn kín mặt. Trời lạnh khủng khiếp, so với thế giới hiện đại ô nhiễm đủ điều, rồi các thể loại hiệu ứng nhà kính thì không khí của thời đại này đúng là trong lành hơn hẳn. Cũng vì vậy mà trời lạnh đến mức khiến tôi run rẩy, quấn chặt chăn vào người cũng không đỡ chút nào. Lạnh thế này liệu có tuyết rơi không nhỉ, tôi phì cười vì ý nghĩa của mình, sau đó dần dần chìm vào giấc ngủ...

Có lẽ do quấn chăn quá chặt khiến bản thân không thở nổi, tôi đã gặp một cơn ác mộng. Tôi như bị bóng đè, không thể cựa quậy nổi, cổ họng bị thít chặt, từng hơi thở đứt quãng khó nhọc. Cơn ác mộng ấy đem đến cho tôi một cảm giác tang thương tới đáng sợ. Nó không có tới một hình ảnh cụ thể, chỉ là một mảng trời màu đỏ như máu tươi, có ai đó đang gọi tên tôi, từ khắp nơi vọng về. Tôi nhận ra chính mình cũng đang khóc, rồi tôi cất lời: "Hãy tha thứ cho em..."
Đúng lúc ấy tôi tỉnh dậy, mồ hôi rịn ra bên trán, gối đã ướt đẫm một mảng. Mắt vẫn còn vương giọt lệ, tôi ngơ ngác lau đi, thất thần một lúc lâu. Tôi khó nhọc ngồi dậy, vặn vẹo người vài cái. Chỉ một giấc ngủ ngắn như vậy cũng khiến cả người tôi đau ê ẩm, chân tay rã rời. Tôi liếc ra phía cửa sổ, trời vẫn còn sáng nhưng cảm giác đã ấm hơn lúc trước khi ngủ rất nhiều. Đúng lúc ấy Tố Tâm đẩy cửa bước vào, thấy tôi đã dậy liền cất tiếng gọi những cung nữ khác. Tất cả quỳ xuống, hô to: "Bái kiến công chúa." Tôi mới ở đây chưa được một ngày mà đã phát ngấy với câu này rồi, liền phất tay cho bọn họ đứng dậy. Tố Tâm đỡ tôi đứng dậy, cười nói: "Hồi nãy Đình công công tới truyền chỉ, quan gia cho mời công chúa tới điện Bát Giác cùng dùng cơm." Tôi gật đầu, suýt nữa đã nói ừ một tiếng.

Những cung nữ kia giúp tôi rửa mặt, vệ sinh cá nhân một cách rất cẩn thận. Tôi biết tôi đã làm hỏng danh tiếng của "Hội những người vượt thời gian" rồi. Đáng ra tôi nên thể hiện mình là một người hiện đại độc lập, những việc như vậy tôi tự làm được rồi, các cô mau tránh ra! Thật xin lỗi, da mặt tôi rất dày, mấy việc tôi không phải làm thì tôi sẽ không làm, đơn giản vô cùng. Chỉ đến khi tắm, tôi mới ngăn họ lại rồi tự mình cởi váy áo. Bộ váy áo mà tôi vừa mặc cũng chỉ được coi là lớp váy lót, mỏng và dễ cởi, tôi chỉ giật giật vài cái là đã thoát ra được. Trong thùng nước lớn chứa đầy những cánh hoa màu trắng, hương thơm dịu dàng nhưng cũng đủ nồng nàn. Tôi cúi đầu nhìn, thì ra là hoa mai trắng. Cô công chúa này quả có sở thích thật đặc biệt.

Đến khi mặc cái được gọi là hoàng phục thì tôi mới cảm thấy kinh hoàng. Trên tivi hay chiếu cảnh một đám cung nữ xâu vào giúp chủ nhân họ mặc váy áo, đó hoàn toàn là sự thật. Một bộ váy mà có tới hàng trăm lớp, không có người giữ, người buộc dây thì đã tuột sạch xuống cả rồi. Tố Tâm rất tỉ mỉ, khi hoàng phục đã được khoác lên người tôi xong xuôi rồi, cô vẫn còn nhìn qua nhìn lại, vuốt thẳng những nét gấp, phủi đi vài thứ còn bám trên váy. Trang phục thời này dường như vẫn mang ảnh hưởng của nhà Tống, khi đã mặc xong tôi cũng có thể đánh giá là không phức tạp cho lắm nhưng vẫn có tới ba bốn lớp. Tôi chợt nghĩ tới đợt nóng kỷ lục vẫn đang chờ đợi ở hiện đại kia, liền rùng mình một cái. Bên ngoài lớp áo lót, tôi còn được mặc lên mình một loại váy quây có dây buộc như yếm với tà áo khoác bên ngoài, đai cài ngay ngắn có trang trí vài họa tiết hình hoa mai, vừa mạnh mẽ lại vừa thanh thoát. Lại hoa mai, tôi nghĩ thầm.

Đến lúc này tôi mới nhớ ra một chuyện hết sức quan trọng, mình chưa soi gương. Nếu đến vua Trần Thuyên còn được người đời khen rằng "đẹp như tiên" thì chẳng lẽ cô em gái này lại không hưởng ké được tí nào? Từ nhỏ tới giờ, chưa bao giờ tôi có được cảm giác của một đại mỹ nhân xinh đẹp rụng rời, lần này sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ cho mà xem. Tôi vội vã lao tới trước bàn gương, dù gương chỉ bằng đồng nhưng từng đường nét trên khuôn mặt của Huyền Trân vẫn hiện rõ. Suýt chút nữa thì tôi đã rú lên trong sợ hãi rồi, cái quỷ gì thế này? Không thể tin nổi trong gương vẫn là khuôn mặt đó, giống y chang tôi. Lạy chúa, chẳng lẽ tôi với Huyền Trân lại giống hệt nhau hay sao? Vừa hụt hẫng lại vừa sợ hãi, khuôn mặt tôi bỗng chốc trở nên trắng bệch khiến Tố Tâm phát hoảng: "Công chúa! Người không sao chứ ạ?"

Tôi lắc đầu rồi nở một nụ cười trấn an, bỗng chốc cảm thấy như có ai đó đang trêu đùa mình. Tố Tâm khẽ thở phào một cái, kéo tôi ngồi xuống ghế, giọng đều đều: "Công chúa đừng quá lo, tới khi khỏi bệnh người sẽ lại xinh đẹp như xưa thôi." Qua đôi tay của Tố Tâm, mái tóc dài của Huyền Trân được vấn lên một cách nghệ thuật, nhưng nhìn đi nhìn lại thì chỉ thấy giống như cái nút cao su thông cống úp lên đầu. Thật đấy, không kiêu sa đài các như trong phim đâu. Tố Tâm lại cài thêm mấy cái trâm, hình như bằng vàng, nặng thế cơ mà. Ờ mà vàng dạo này ba mấy rồi nhỉ? Chỉ tiếc là không thó được mẩu nào. Nghĩ đến đây mà tôi buồn phát khóc lên được. Tôi ngó mình trong gương, mấy chiếc trâm vàng lấp lánh khiến mặt mũi tôi sáng sủa hẳn, đúng như thằng bạn thân tôi vẫn hay nói: Cứ đập tiền vào mặt là đẹp hết.

Giờ quan sát kỹ hơn một chút mới phát hiện, cô công chúa này so với tôi vẫn là một trời một vực. Mái tóc của Huyền Trân dài hơn, mượt mà hơn, da dẻ cũng hồng hào trắng mịn hơn hẳn. Lại thêm Tố Tâm, giúp tôi in tấm thiếp hồng lên môi, chỉ vậy thôi cũng đủ khiến tôi không thể nhận ra mình trong gương nữa. Tôi như muốn hét lên, chẳng lẽ mình đã bị lừa! Hai mươi mấy năm ở thời hiện đại, đổ không biết bao nhiêu tiền bạc vào mĩ phẩm dưỡng da, hóa ra đều là giả dối cả sao? Mới ngồi được một lát mà tôi đã cảm thấy mỏi cổ với mớ tóc cùng một đống trâm cài trên đầu. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao anh Kiên lại bắt tôi luyện cơ vai và sức chịu của cột sống hàng ngày rồi, chậc chậc, chỉ tội hình như công chúa Huyền Trân này không hay vận động lắm thì phải, cả người cứ nhão hết cả ra. Mà ngẫm đi ngẫm lại, với đống tóc hoa lá cành này, nòi giống Đại Việt đến nay cũng khó cải thiện được chiều cao. Tôi nói thật đấy! Trời đè còn chẳng bằng tóc đè! Làm sao mà lớn nổi!

Chỉnh trang vậy mà cũng mất kha khá thời gian, tâm trạng tôi nay đã hoàn toàn thoải mái và phấn chấn. Đằng trước có cung nữ mở cửa, tôi tung tăng bước ra ngoài, một làn gió lạnh ập tới nhưng thật trong lành và dễ chịu. Tôi đảo mắt nhìn quanh khuôn viên trước mặt rồi rảo bước theo lối đi, xung quanh trồng rất nhiều hoa, cuối đường đi có vòm cây được uốn thành cổng chào, phía xa hơn nữa là một hồ nước rộng, trên bờ trồng nhiều cây liễu. Màu xanh lam của bầu trời, màu xanh ngọc của mặt hồ và màu xanh non của cỏ cây hòa quyện vào nhau trong bầu không khí yên tĩnh, khoáng đạt, khác hoàn toàn với sự bức bối trong gian phòng vừa rồi.

Đang phăm phăm bước tới phía trước thì tôi bị Tố Tâm kéo lại, cô nhỏ giọng thì thầm: "Công chúa, đừng trốn như lần trước nữa. Huy Tư hoàng phi nay thân thể có chút không khỏe nên không thể tới được."

Tôi nheo mắt, Huy Tư hoàng phi?

Tố Tâm không thèm để ý tới quan hệ chủ tớ nữa mà lập tức kéo tay tôi về phía ngược lại. Vừa đi cô vừa càm ràm: "Dù công chúa có không hài lòng với hoàng phi thì cũng đừng nên lộ ra mặt như vậy chứ, quan gia không vui đâu ạ."

Tôi khẽ "à" một tiếng, ra là nàng Huyền Trân này có mâu thuẫn với một bà hoàng phi nào đó, lại khiến Trần Thuyên không vui. Có lẽ bình thường cô nàng đều trốn không tới gặp Trần Thuyên cũng vì bà hoàng phi đó. Tôi mỉm cười, vỗ vỗ vào tay Tố Tâm, muốn cô yên tâm. Vậy mà Tố Tâm cũng chẳng nới lỏng ra tẹo nào, kéo tôi đi thẳng tới một tòa điện nhỏ, phía ngoài có đề ba chữ trên biển nhưng tôi không cần nhìn cũng biết là "Điện Bát Giác" rồi. Bàn ăn đã được bày, một người ngồi còn hai người đang đứng, tất thảy người hầu đều đứng nghiêm túc xung quanh nghiêm, tuyệt không ai có vẻ lơ là. Người đang ngồi mặc hoàng bào, nhất định là Trần Thuyên rồi. Một trong hai người đứng khoác chiếc áo choàng màu nâu sẫm trông rất oai phong, trạc khoảng bốn mươi, có lẽ là vị tướng nào đó đã trải qua nhiều tháng năm trên chiến trận, cả người toát lên vẻ gió mưa phong trần, cử chỉ tâu bẩm cũng đều dứt khoát, chắc nịch. Đã được đến điện Bát Giác dùng ngự thiện với vua thì chắc chắn không phải là dạng vừa, tôi lập tức ngó sang người còn lại. Người này ăn mặc rất chỉnh tề nhã nhặn, cử chỉ có chút nhẹ nhàng uyển chuyển hơn. Tôi lại đánh mắt lên khuôn mặt hắn, lòng không kìm được chỉ muốn hét lên kêu lạy chúa một câu! Trên đời này có những người không hẳn là đẹp trai, nhưng lại vô cùng cuốn hút, và người đó chính là như vậy. Khuôn mặt người đó vô cùng hài hòa, nhìn lâu có cảm giác không thật. Nhìn hắn vô cùng nghiêm túc, nhưng khi nở nụ cười lại khiến cả khuôn mặt sáng bừng sức sống. Tên này cùng lắm cũng chỉ hơn hai mươi thôi, nếu đứng cạnh Trần Thuyên "đẹp như tiên" của tôi thì cũng người tám lạng, kẻ nửa cân.

Tôi cứ đứng ngây người ra trước điện với đôi mắt dán chặt vào thân hình "hàng long phục hổ" của cả hai người kia, không để ý bị Tố Tẩm đẩy một cái, chân giẫm phải vạt váy, cả người đổ về phía trước. Sắp hôn đất đến nơi rồi, tôi lập tức đưa tay lên ôm mặt. Không được! Hôm nay xinh thế này, tí nữa răng môi lẫn lộn thì còn đâu là mỹ nữ nữa đây? Lòng tôi cảm khái khôn nguôi, lòng cầu mong cú ngã nhẹ một chút.

Tôi nghe tiếng gió vù một cái, người đã nằm gọn trong vòng tay cứng cỏi, mang theo chút cảm giác quen thuộc. Cũng may chưa mất hình tượng, tôi nhanh nhẹn đẩy người đó ra, mới nhận ra chính là người trẻ tuổi kia. Tại sao lại cảm thấy quen thuộc? Liệu có phải hắn là người đã cứu tôi từ dưới hồ lên? Hắn... là Trần Khắc Chung sao?

Trần Thuyên đã tiến tới cạnh tôi, ánh mắt thâm trầm khẽ gợn lên: "Công chúa không sao chứ?"

"Không sao!" – Tôi nhanh nhảu đáp, liếc thấy vẻ mặt kinh ngạc của Tố Tâm đứng ngay đó thì lập tức biết điều sửa lại. – Tạ ơn hoàng thượng, Huyền Trân không sao ạ.

"Cổ họng mới vậy đã khỏe lại rồi, đúng như Phạm thái y nói." Trần Thuyên gật đầu dịu dàng.

Nói xong tôi hận không thể vả vào mồm mình mấy cái. Vốn định giả câm cho tới khi quay về hiện đại, mà tới giờ lại chỉ vì trai đẹp mà lộ ra hết. Trần Thuyên chỉ liếc nhìn tôi một cái rồi quay người đi về phía bàn tiệc. Hai người một già một trẻ cùng lúc khấu đầu hô to:

"Bái kiến công chúa."

Tôi chỉ gật đầu lấy lệ rồi lủi thủi đi theo Trần Thuyên, không quên liếc sang Tố Tâm đã lui ra cửa mà cảm thấy đau lòng không kể xiết.

Khi đã an vị, tôi như bị bỏ quên một góc, Trần Thuyên quay qua phía hai người kia nói gì đó, tôi nghe loáng thoáng thấy hai chữ "Chiêm Thành", rồi "vua Chế Mân". Mất một lúc mới nhận thức được, không phải họ đang nói về phu quân tương lai của Huyền Trân đấy sao? Tai tôi vểnh lên, đám cưới thế kỷ này tôi cũng muốn biết! Tôi lập tức nghiêng người về phía Trần Thuyên, ấy vậy mà đến lúc này họ lại dừng, không bàn luận gì thêm nữa. Trần Thuyên nhìn tôi một cách ý nhị rồi cất giọng:

"Huyền Trân, còn không mau cảm tạ hành khiển đã cứu mạng?"

A, cứu mạng? Nghe vậy, tôi luống cuống đứng dậy, xoay đầu qua phía người trẻ tuổi đang đứng kia, cố gắng hết sức nở một nụ cười xinh đẹp mà nói:

"Cảm ơn hành khiển đã cứu mạng."

Mới dứt câu, người-được-tôi-cho-là-Trần-Khắc-Chung trợn mắt lên nhìn tôi, không thèm mở miệng ra khiêm tốn lấy một câu, người đâu mà kiêu quá vậy. Trần Thuyên chợt hắng giọng một tiếng, nhẹ nhàng nói với tôi:

"Hành khiển đứng ở phía này." Trần Thuyên hơi hướng mắt về phía người đứng tuổi kia, hạ giọng.

Đến phiên tôi trợn mắt nhìn về phía người-được-Anh-Tông-gọi-là-hành-khiển. Tôi lắp bắp:

"Hành... hành khiển Trần Khắc Chung..."

"Có thần. "

Trần Khắc Chung phiên bản già hơn tưởng tượng của tôi bình tĩnh trả lời.


(1): Theo lịch xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia ra làm 12 giờ, từ giờ Tý đến giờ Hợi. Ban ngày được tính bằng Khắc, ban đêm tính bằng Canh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên