[Tản mạn]Trinh thám suy luận – Một sản phẩm của tư duy logic

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: [Tản mạn]Trinh thám suy luận – Một sản phẩm của tư duy logic
Dòng trinh thám pháp y và tâm lý học tọo phạm không hẳn là dùng để che đậy khuyết điểm logic, mà nó là hoặc đề cao hoặc chủ động tiếp cận vụ án theo khía cạnh chuyên môn. Những người nào viết tác phẩm theo dòng pháp y với tâm lý học cốt chỉ để che đậy khuyết điểm về tư duy logic của dòng trinh thám thì là viết bậy, viết láo.h Thực tế tính logic không đồng nghĩa với việc phải đảm bảo không có những khả năng khác, chẳng hạn, cùng một tình huống trên, có rất nhiều lựa chọn, chỉ là tác giả muốn lựa chọn kiểu nào và bài trí ra làm sao để nó không vô lý và mâu thuẫn.

Truyện trinh thám, vốn dĩ không phải là phá án như đời thực, bởi tác giả vốn dĩ khi chắp bút đã có một câu chuyện hoàn chỉnh rồi. Chỉ điều họ sẽ sắp xếp các tình tiết đấy ra sao. Sherlock Homles không phải trinh thám tài ba, mà là chỉ là một người đơn giản có quyền năng thấu tóm toàn bộ kịch bản truyện :))
:) Trước giờ chỉ tưởng mỗi mình cháu nghĩ như thế này, hóa ra cũng có người "đồng ý nghĩ". Như kiểu khi đọc truyện Sherlock Holmes, ví dụ như truyện Chiếc nhẫn tình cờ đi, sẽ như thế này:
Ban đầu tác giả đã định sẵn ai là kẻ sát nhân, tiếp theo là nghĩ ra động cơ gây án. Hiện trường vụ án không bị mất gì, vậy có thể là vì tư thù. Rồi Conan Doyle lại tưởng tượng ra cuộc đời và nỗi khổ riêng của hắn, đến mối quan hệ với cô gái đã chết và những kẻ đã gây ra tội ác trước đó - nạn nhân của vụ án này. Cộng thêm với một chút suy luận tài tình (và hoàn toàn hư cấu) của Sherlock Holmes, thật không khó gì để tìm ra được hung thủ. Cái kiểu sáng tác như thế này cháu vẫn gọi là "ngược dòng".
 
Bên trên