Trong một bài báo nào đó tôi không còn nhớ rõ có đoạn nói rằng, trung bình cứ bảy năm người ta lại một lần thay bạn. Một thống kê thật lạ lùng và có vẻ hợp với giải IG Nobel, tôi nghĩ vậy. Nhưng nó cũng khá thú vị theo cách nào đó và thậm chí khiến tôi thấy hơi lo lắng. Điều này có đáng tin hay không nhỉ?
Lên cấp 2 tôi chỉ còn chơi với một số bạn cấp 1; lên cấp 3 tôi chỉ còn chơi với một số bạn cấp 2; dần dần tới đại học thì tôi hầu như chẳng còn chơi với ai hồi cấp 1, cấp 2 nữa... Vậy là nó xảy ra thật, ý tôi là chuyện thay bạn ấy. Khi tôi thừa nhận điều này, hư thực của con số “bảy năm” đã trở nên không còn quan trọng.
Bạn có thấy điều đó thật đáng buồn không - chuyện một lúc nào đó chúng ta rất có thể sẽ không còn là bạn bè nữa? Tôi thì có đấy. Dù không bi đát bằng nhân vật chính, thực tế là tôi đã trải qua chuyện đó rồi. Vì vậy tôi có phần hiểu nỗi buồn của Tazaki Tsukuru khi cùng một lúc bị bốn người bạn thân thiết gạt ra khỏi nhóm. Chóng vánh và không hề báo trước, đột ngột và không một lí do, bốn năm gắn bó với nhau kết thúc bằng một cuộc điện thoại kéo dài trong có lẽ là bốn phút. Giống như khi Nobita chụp chiếc mũ bảo bối của Doraemon lên đầu, dù cậu ta vẫn luôn ở đó nhưng chẳng một ai nhìn thấy. Một sự tồn tại bị-chối-bỏ.
Ảnh: Internet
Tôi đoan chắc rằng trong ai cũng tồn tại một nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi mang tên bị-chối-bỏ. Nhân viên sợ năng lực của mình bị từ chối công nhận. Những đứa trẻ sợ bị cha mẹ từ chối yêu thương. Cá nhân sợ bị tập thể từ chối một chỗ đứng... Câu này đích thị là dùng để miêu tả nỗi sợ của tôi và e rằng cả nhiều người khác nữa, trong đó có Tsukuru khi ở trong nhóm bạn, vì anh là người duy nhất không có yếu tố màu sắc trong tên của mình. Một người “không màu”.
Một nhóm năm người gồm ba nam (Tsukuru-không-màu, Đỏ, Xanh) hai nữ (Đen, Trắng) được mô tả là một “sự hài hòa tuyệt đối”. Thật không? Tôi không chắc về sự tuyệt đối. Chỉ biết rằng khi cân bằng bị phá vỡ, trong suốt vài tháng, thế giới xung quanh chàng trai mới hai mươi tuổi chỉ còn là một nơi âm u bất tận, không trời không trăng, không phương không hướng...
Chỉ có bóng tà bí ẩn và màn đêm khôn cùng đổi vai cho nhau sau mỗi cữ thời gian nhất định. Đó là giới hạn cùng cực đối với những loài có tri giác. Song đồng thời, cũng là một nơi màu mỡ. Vào thời khắc của bóng tà, lũ chim với những chiếc mỏ nhọn như mũi dao sẽ tìm đến và róc thịt gã không thương tiếc. Nhưng khi màn đêm bao phủ mặt đất, lũ chim biến đi đâu mất, cũng là lúc nơi chốn ấy sẽ âm thầm trám đầy khoảng trống sinh ra trong thể xác gã bằng những vật chất thay thế.
Tôi ngửi thấy mùi chết chóc và kinh dị len lỏi trong từng phân tử không khí, như thể chính tôi đang trôi giữa khung cảnh này. Có lẽ linh hồn của Tsukuru đúng là đang thoát ra khỏi thể xác theo “sự tồn tại bị chối bỏ”. Thực tế trong mấy tháng đó không hiếm khi anh ta nghĩ rằng có lẽ mình thực sự đã tắt thở. Còn cái vật thể đang đi lại hít thở trò chuyện làm việc kia thì tính là gì, bạn sẽ không thể tìm thấy câu trả lời giấy trắng mực đen. Riêng tôi thì cho rằng nó chỉ là một thứ không tên nằm bên ngoài sự sống và ý thức - một ý nghĩ đầy màu sắc tâm linh và thực khiến tôi sởn gai ốc.
Thật khôi hài với ý tưởng cho rằng cuộc sống của Tazaki - kẻ-không-màu - lại được đẩy đưa, xây bồi nên bởi toàn những kẻ màu sắc. Nhưng nhìn lại mà xem mọi trúc trắc đều bắt nguồn từ đâu?
Từ Xanh: kẻ trực tiếp kết thúc tất cả, trực tiếp cắt đứt sợi dây nối Tsukuru với quá khứ? Xanh không thanh bình.
Từ Đỏ: kẻ thiếu niềm tin vào bạn; dửng dưng, thờ ơ? Đỏ không ấm nóng.
Từ Đen: kẻ biết mọi chuyện nhưng từ chối đứng về phía sự thật để rồi luôn tự dằn vặt. Đen không tĩnh lặng.
Từ Trắng: kẻ thắt một cái nút quá chặt và phức tạp dựa trên sự bịa đặt, và kết thúc cuộc đời trong cô đơn ở một nơi xa lạ. Trắng không tinh khiết.
Hay từ Xám - người gần như là người bạn duy nhất, in một cái dấu sâu đậm lên cuộc đời của Tsukuru trong ngót hai mươi năm nhưng rồi cũng ra đi không lí do cũng chẳng báo trước?
Rốt cuộc, có những góc khuất chẳng bao giờ được soi sáng mặc cho ta có cố công. Tất cả những gì Tsukuru nhận được cho những cố gắng tìm hiểu của mình chỉ là một giả thiết tối thẫm u ám của Đen về Trắng, về việc Trắng chủ động phá vỡ sự hoàn hảo của bộ năm chỉ vì cô bỗng thấy hoang mang về “sự hài hòa tuyệt đối”, bằng cách loại bỏ mắt xích yêu nhất lúc bấy giờ là kẻ-không-màu với một sự bịa đặt khủng khiếp... Dù có đi theo lối nào, câu chuyện cũng quay trở về đoạn nỗi sợ bị-chối-bỏ. Thật đáng sợ và cũng thật cay đắng.
Bạn muốn nghe thêm giả thuyết của chính tôi không? Rất có thể hung thủ giết hại Trắng là chính cô chứ không một ai khác.
Khi tấm màn bí mật được vén lên, mười sáu năm u mê - những năm tháng chẳng lấy gì làm vui tươi nhưng có giá trị - kết thúc.
Tazaki Tsukuru đã hiểu ra, ở phần sâu xa nhất trong linh hồn mình. Lòng người và lòng người không bao giờ gắn kết với nhau chỉ bởi sự hài hòa. Mà trái lại, gắn kết với nhau sâu sắc bởi tổn thương và tổn thương. Nối liền với nhau bởi niềm đau và niềm đau, bởi mong manh và mong manh. Không có sự tĩnh lặng nào mà không chứa đựng những tiếng kêu bi thống, không có sự dung thứ nào mà không đổ máu trên mặt đất, không có sự chấp nhận nào mà không phải vượt qua những mất mát đau thương. Đó là thứ nằm trong căn đế của sự hài hòa đích thực.
Thế là, rốt cuộc chẳng tồn tại sự hài hòa tuyệt đối chết tiệt nào cả.
Trong ấn tượng của tôi, Tazaki Tsukuru không màu và những năm thánh hành hương không chỉ là hư cấu. Tôi bị ám ảnh với ý nghĩ đây chính là những lời độc thoại nội tâm đầy thắc mắc của chính tác giả; là một câu chuyện của nhiều câu chuyện.
Câu chuyện về cái giá của sự trưởng thành mà đôi khi đắt đến đáng tởn: những mối quan hệ đổ vỡ, chẳng ai còn như xưa. Nhiều khi dù không muốn, chúng ta chẳng có cách nào ngoài chấp nhận.
Câu chuyện về khao khát tham gia, hòa nhập và được ghi nhận, như một “sự hài hòa tuyệt đối” chứ không chỉ là “dự bị”. Mộng đời quả là bất tuyệt.
Câu chuyện về kí ức của những cơn đau. Bạn có thể không ưa gì chúng, dù là cơn đau tinh thần hay thể xác, nhưng không thể chối bỏ chúng.
Câu chuyện về những ngóc ngách phức tạp, thậm chí tăm tối đen đúa không thể chạm tới trong tâm hồn con người. Thật rằng con người nhạt màu đi theo thời gian ư? Có thể lắm. Điều đó, thật ngạc nhiên, huyền hoặc và siêu thực một cách đầy hiện thực.
Nhưng hơn hết là câu chuyện về cuộc hành trình tiến sâu vào suy tưởng, vào quá khứ... để tìm kiếm bản thân. Một hành trình đầy trúc trắc, gian nan; một cuộc hành hương không phải chỉ mười sáu năm mà là bất tận.
Những lời cần thiết không hiểu sao bao giờ cũng đến muộn. Nhưng hẳn là muộn còn hơn không! Cái gánh đè nặng trên vai Tazaki Tsukuru bấy lâu, cuối cùng xem như đã được trút xuống.
Thế là câu chuyện tạm dừng tại đây. Không biết Sara - người phụ nữ của hiện tại - có chọn ở bên Tsukuru hay không? Không biết bí mật của Trắng, của Xám là gì? Không biết những giấc mơ khác thường thấm đẫm dục vọng có ý nghĩa gì?... Một kết thúc dở dang có thể không làm người ta thỏa mãn. Tất cả đều đã, đang và sẽ tiếp diễn mà nhiều khi chẳng biết được đâu là điều đang chờ đợi ở phía trước. Giống như cuộc đời vậy.
Điều đó, thú thật, lại làm tôi thấy hài lòng.
Lên cấp 2 tôi chỉ còn chơi với một số bạn cấp 1; lên cấp 3 tôi chỉ còn chơi với một số bạn cấp 2; dần dần tới đại học thì tôi hầu như chẳng còn chơi với ai hồi cấp 1, cấp 2 nữa... Vậy là nó xảy ra thật, ý tôi là chuyện thay bạn ấy. Khi tôi thừa nhận điều này, hư thực của con số “bảy năm” đã trở nên không còn quan trọng.
Bạn có thấy điều đó thật đáng buồn không - chuyện một lúc nào đó chúng ta rất có thể sẽ không còn là bạn bè nữa? Tôi thì có đấy. Dù không bi đát bằng nhân vật chính, thực tế là tôi đã trải qua chuyện đó rồi. Vì vậy tôi có phần hiểu nỗi buồn của Tazaki Tsukuru khi cùng một lúc bị bốn người bạn thân thiết gạt ra khỏi nhóm. Chóng vánh và không hề báo trước, đột ngột và không một lí do, bốn năm gắn bó với nhau kết thúc bằng một cuộc điện thoại kéo dài trong có lẽ là bốn phút. Giống như khi Nobita chụp chiếc mũ bảo bối của Doraemon lên đầu, dù cậu ta vẫn luôn ở đó nhưng chẳng một ai nhìn thấy. Một sự tồn tại bị-chối-bỏ.
![lkp1418960531.jpg](/proxy.php?image=http%3A%2F%2Ftoancanhbaochi.vn%2Fpictures%2Fpicfullsizes%2F2014%2F12%2F19%2Flkp1418960531.jpg&hash=4b2dd871fcdd2300b62ffcab97f76bbb)
Ảnh: Internet
Tôi đoan chắc rằng trong ai cũng tồn tại một nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi mang tên bị-chối-bỏ. Nhân viên sợ năng lực của mình bị từ chối công nhận. Những đứa trẻ sợ bị cha mẹ từ chối yêu thương. Cá nhân sợ bị tập thể từ chối một chỗ đứng... Câu này đích thị là dùng để miêu tả nỗi sợ của tôi và e rằng cả nhiều người khác nữa, trong đó có Tsukuru khi ở trong nhóm bạn, vì anh là người duy nhất không có yếu tố màu sắc trong tên của mình. Một người “không màu”.
Một nhóm năm người gồm ba nam (Tsukuru-không-màu, Đỏ, Xanh) hai nữ (Đen, Trắng) được mô tả là một “sự hài hòa tuyệt đối”. Thật không? Tôi không chắc về sự tuyệt đối. Chỉ biết rằng khi cân bằng bị phá vỡ, trong suốt vài tháng, thế giới xung quanh chàng trai mới hai mươi tuổi chỉ còn là một nơi âm u bất tận, không trời không trăng, không phương không hướng...
Chỉ có bóng tà bí ẩn và màn đêm khôn cùng đổi vai cho nhau sau mỗi cữ thời gian nhất định. Đó là giới hạn cùng cực đối với những loài có tri giác. Song đồng thời, cũng là một nơi màu mỡ. Vào thời khắc của bóng tà, lũ chim với những chiếc mỏ nhọn như mũi dao sẽ tìm đến và róc thịt gã không thương tiếc. Nhưng khi màn đêm bao phủ mặt đất, lũ chim biến đi đâu mất, cũng là lúc nơi chốn ấy sẽ âm thầm trám đầy khoảng trống sinh ra trong thể xác gã bằng những vật chất thay thế.
Tôi ngửi thấy mùi chết chóc và kinh dị len lỏi trong từng phân tử không khí, như thể chính tôi đang trôi giữa khung cảnh này. Có lẽ linh hồn của Tsukuru đúng là đang thoát ra khỏi thể xác theo “sự tồn tại bị chối bỏ”. Thực tế trong mấy tháng đó không hiếm khi anh ta nghĩ rằng có lẽ mình thực sự đã tắt thở. Còn cái vật thể đang đi lại hít thở trò chuyện làm việc kia thì tính là gì, bạn sẽ không thể tìm thấy câu trả lời giấy trắng mực đen. Riêng tôi thì cho rằng nó chỉ là một thứ không tên nằm bên ngoài sự sống và ý thức - một ý nghĩ đầy màu sắc tâm linh và thực khiến tôi sởn gai ốc.
Thật khôi hài với ý tưởng cho rằng cuộc sống của Tazaki - kẻ-không-màu - lại được đẩy đưa, xây bồi nên bởi toàn những kẻ màu sắc. Nhưng nhìn lại mà xem mọi trúc trắc đều bắt nguồn từ đâu?
Từ Xanh: kẻ trực tiếp kết thúc tất cả, trực tiếp cắt đứt sợi dây nối Tsukuru với quá khứ? Xanh không thanh bình.
Từ Đỏ: kẻ thiếu niềm tin vào bạn; dửng dưng, thờ ơ? Đỏ không ấm nóng.
Từ Đen: kẻ biết mọi chuyện nhưng từ chối đứng về phía sự thật để rồi luôn tự dằn vặt. Đen không tĩnh lặng.
Từ Trắng: kẻ thắt một cái nút quá chặt và phức tạp dựa trên sự bịa đặt, và kết thúc cuộc đời trong cô đơn ở một nơi xa lạ. Trắng không tinh khiết.
Hay từ Xám - người gần như là người bạn duy nhất, in một cái dấu sâu đậm lên cuộc đời của Tsukuru trong ngót hai mươi năm nhưng rồi cũng ra đi không lí do cũng chẳng báo trước?
Rốt cuộc, có những góc khuất chẳng bao giờ được soi sáng mặc cho ta có cố công. Tất cả những gì Tsukuru nhận được cho những cố gắng tìm hiểu của mình chỉ là một giả thiết tối thẫm u ám của Đen về Trắng, về việc Trắng chủ động phá vỡ sự hoàn hảo của bộ năm chỉ vì cô bỗng thấy hoang mang về “sự hài hòa tuyệt đối”, bằng cách loại bỏ mắt xích yêu nhất lúc bấy giờ là kẻ-không-màu với một sự bịa đặt khủng khiếp... Dù có đi theo lối nào, câu chuyện cũng quay trở về đoạn nỗi sợ bị-chối-bỏ. Thật đáng sợ và cũng thật cay đắng.
Bạn muốn nghe thêm giả thuyết của chính tôi không? Rất có thể hung thủ giết hại Trắng là chính cô chứ không một ai khác.
Khi tấm màn bí mật được vén lên, mười sáu năm u mê - những năm tháng chẳng lấy gì làm vui tươi nhưng có giá trị - kết thúc.
Tazaki Tsukuru đã hiểu ra, ở phần sâu xa nhất trong linh hồn mình. Lòng người và lòng người không bao giờ gắn kết với nhau chỉ bởi sự hài hòa. Mà trái lại, gắn kết với nhau sâu sắc bởi tổn thương và tổn thương. Nối liền với nhau bởi niềm đau và niềm đau, bởi mong manh và mong manh. Không có sự tĩnh lặng nào mà không chứa đựng những tiếng kêu bi thống, không có sự dung thứ nào mà không đổ máu trên mặt đất, không có sự chấp nhận nào mà không phải vượt qua những mất mát đau thương. Đó là thứ nằm trong căn đế của sự hài hòa đích thực.
Thế là, rốt cuộc chẳng tồn tại sự hài hòa tuyệt đối chết tiệt nào cả.
Trong ấn tượng của tôi, Tazaki Tsukuru không màu và những năm thánh hành hương không chỉ là hư cấu. Tôi bị ám ảnh với ý nghĩ đây chính là những lời độc thoại nội tâm đầy thắc mắc của chính tác giả; là một câu chuyện của nhiều câu chuyện.
Câu chuyện về cái giá của sự trưởng thành mà đôi khi đắt đến đáng tởn: những mối quan hệ đổ vỡ, chẳng ai còn như xưa. Nhiều khi dù không muốn, chúng ta chẳng có cách nào ngoài chấp nhận.
Câu chuyện về khao khát tham gia, hòa nhập và được ghi nhận, như một “sự hài hòa tuyệt đối” chứ không chỉ là “dự bị”. Mộng đời quả là bất tuyệt.
Câu chuyện về kí ức của những cơn đau. Bạn có thể không ưa gì chúng, dù là cơn đau tinh thần hay thể xác, nhưng không thể chối bỏ chúng.
Câu chuyện về những ngóc ngách phức tạp, thậm chí tăm tối đen đúa không thể chạm tới trong tâm hồn con người. Thật rằng con người nhạt màu đi theo thời gian ư? Có thể lắm. Điều đó, thật ngạc nhiên, huyền hoặc và siêu thực một cách đầy hiện thực.
Nhưng hơn hết là câu chuyện về cuộc hành trình tiến sâu vào suy tưởng, vào quá khứ... để tìm kiếm bản thân. Một hành trình đầy trúc trắc, gian nan; một cuộc hành hương không phải chỉ mười sáu năm mà là bất tận.
Những lời cần thiết không hiểu sao bao giờ cũng đến muộn. Nhưng hẳn là muộn còn hơn không! Cái gánh đè nặng trên vai Tazaki Tsukuru bấy lâu, cuối cùng xem như đã được trút xuống.
Thế là câu chuyện tạm dừng tại đây. Không biết Sara - người phụ nữ của hiện tại - có chọn ở bên Tsukuru hay không? Không biết bí mật của Trắng, của Xám là gì? Không biết những giấc mơ khác thường thấm đẫm dục vọng có ý nghĩa gì?... Một kết thúc dở dang có thể không làm người ta thỏa mãn. Tất cả đều đã, đang và sẽ tiếp diễn mà nhiều khi chẳng biết được đâu là điều đang chờ đợi ở phía trước. Giống như cuộc đời vậy.
Điều đó, thú thật, lại làm tôi thấy hài lòng.
Chỉnh sửa lần cuối: