Cách đọc cũng có quy tắc nữa ạ? Em cứ tưởng đọc theo cảm xúc là được.
Em có thể tham khảo ở đây nè
https://www.facebook.com/notes/miên-hanh/bài-2-gieo-vần-trong-thơ-đường-luật/1575207749365865/
Nhịp là cách ngắt đoạn trong câu thơ; Nhịp điệu như cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.
Trong 1 câu của Đường Luật , câu thơ luôn được Ngắt ra 2 vế;
a. Vế Đầu: bao gồm vị trí các chữ số 1-2 và 3-4 b.
Vế Sau: bao gồm vị trí các chữ số 5-6-7.
... Sẽ có bài chi tiết về Cấu trúc Câu.
Cho nên Đường luật có nhịp điệu riêng của nó, thông qua cách ngắt nhịp quen thuộc ở chữ số 2 hoặc từ chữ số 4 trong câu.
Song trong khi sáng tác, phép Ngắt nhịp truyền thống 2-2-3, thực tế cho thấy rằng bài thơ có nhịp điệu đều đều rất là nhàm chán và hay rơi vào Lỗi Điệp Điệu.
Một bài thơ Đường luật nếu ta luôn kết hợp được tiết tấu: 4-3; 2-2-3 hoặc 2-5 thì bài thơ sẽ trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn.
ví dụ:
. Chom chỏm trên sông / đá một hòn (câu số 1; nhịp điệu 4/3)
. Nước trôi / sóng vỗ / biết bao mòn (câu số 2; nhịp điệu 2/2/3)
(Chơi Núi Non Nước - Nguyễn Khuyến).
Hay là:
. Năm nay / tớ đã bảy mươi tư (câu số 1; nhịp điệu 2/5)
. Rằng lão / rằng quan / tớ cũng ừ (câu số 2; nhịp điệu 2/2/3)
(Đại Lão - Nguyễn Khuyến).