Thân ái chào các bạn Gà nhà Gác,
Mình mở topic này để chúng ta cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan tới việc hoàn thành một tác phẩm. Trong phạm vi thớt, mình sẽ không bàn tới chất, mà chỉ tập trung vào lượng.
Như mọi người đều thấy, tình trạng bỏ dở (drop) truyện là vấn đề không của riêng ai. Nhìn ngay trên Gác thôi, tại thời điểm này, số lượng truyện dài còn dở dang là 50 trang trong khi truyện đã hoàn chỉ là 6 trang, hơn 10% một chút.
Bản thân mình từng trải qua đôi lần drop truyện và có thời gian gần hai năm hầu như không viết được cái gì tử tế, thế nên dưới đây mình xin “liệt kê” một số vấn đề mình đã và đang gặp phải trong quá trình viết lách cũng như vài gợi ý giải pháp từ kinh nghiệm cá nhân. Rất mong các bạn tác giả khác chia sẻ thêm kinh nghiệm để cùng nhau vượt khó.
I. Ý tưởng:
Để bắt đầu một truyện dù ngắn hay dài, hẳn các tác giả đều phải có một ý-tưởng-gốc. Ý tưởng gốc rất dễ dàng xuất hiện, từ cuộc sống hàng ngày, phim ảnh, sách báo hay một suy nghĩ bất chợt. Có ý tưởng, cảm hứng và chút khả năng viết lách là có thể bắt đầu viết truyện. Phần khởi đầu bao giờ cũng rất dễ dàng.
Nhưng từ một ý tưởng sơ khai biến thành một dàn ý đầy đủ chi tiết cho bộ truyện dài dung lượng độ ba mươi ngàn từ trở lên thì chắc chắn không đơn giản. Lấy một ví dụ cụ thể thế này: Bạn có ý tưởng về một tiểu thuyết tình yêu, bắt đầu bằng việc hai nhân vật chính quen nhau trên xe bus. Một khởi đầu khá hứa hẹn đúng không?
Điểm khởi đầu: Gặp / quen nhau trên xe bus
Điểm kết thúc: HE, SE, GE hoặc OE, tuỳ tác giả.
Và con đường đi từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc sẽ thường có sơ đồ tư duy như sau:
1. Tình huống gặp / quen nhau:
Hai nhân vật chính đi chung một chuyến xe bus, vì một lý do nào đó mà quen nhau. Mục này không cần nói nhiều bởi hẳn bạn đã có sẵn trong đầu từ trước khi đặt tay gõ phím.
2. Phát triển tình huống:
Gặp nhau, quen nhau trên xe bus rồi sao? Làm sao để mối quan hệ của họ phát triển? -> Phải có bối cảnh, tình huống.
Bối cảnh là gì? -> Là nơi để hai nhân vật tương tác với nhau, có thể là trường học, là nhà, là công ty vv.
Tạo tình huống tương tác: “Vẽ” ra những cái cớ để hai nhân vật hiểu nhau hơn, đồng thời khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.
Các tác động bên ngoài: Nói nôm na là môi trường xung quanh bởi không bao giờ là “chỉ có đôi ta trên thế giới này”. Tác động bên ngoài có thể là gia đình, bạn bè, nam phụ, nữ phụ, vai phản diện vv, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mối quan hệ của hai nhân vật chính cũng như mạch truyện.
3. Cao trào:
Truyện, đặc biệt là truyện dài, thì thường phải có cao trào, nút thắt. Nhưng tất nhiên, cái này không bắt buộc vì mỗi người có một cách viết riêng.
4. Kết:
Đưa câu chuyện về đích.
Trong bốn mục nêu trên, thì cá nhân mình thấy dễ nhất là mục 1 và khó nhất là mục 2, 3 bởi khi bắt đầu một câu chuyện thì ngoài ý tưởng lớn ra, mình thường đã có sẵn cái kết định hình từ trước. Chỉ khó nhất là phần xây dựng tình huống và cao trào. Phải làm sao để câu chuyện phát triển? Phải làm sao để nhân vật bộc lộ tính cách? Làm sao để tạo điều kiện cho họ yêu nhau? Tạo ra khó khăn, đẩy cao trào thế nào? Vân vân và mây mây.
Và truyện đôi khi bị tắc ở đây. Khởi đầu tốt không có nghĩa là phát triển tốt. Không nghĩ ra được tình huống thì không thể tiếp tục câu chuyện.
Vậy giải quyết thế nào?
Tất nhiên mình không thể “dạy” ai vẽ ra tình huống nhưng kinh nghiệm của mình là thế này. Thứ nhất, mình luôn đặt bản thân vào vị trí nhân vật, tưởng tượng ra bối cảnh truyện, tưởng tượng ra cách nhân vật đi lại, nói năng, tương tác vv. Thường ý tưởng sẽ tự nhiên sinh ra từ đó. Thứ hai, khi có 1 ý tưởng, dù mờ nhạt hay điên rồ tới đâu, mình đều ghi lại vào chính phần dưới truyện mình đang viết. Sau đó có thể dùng, có thể không nhưng ít nhất sẽ không bị quên. Thường thì mình dùng tới 90% những ý tưởng kiểu này.
II. Triển khai:
Ý tưởng là quan trọng nhưng triển khai, viết ra thành câu chữ cũng quan trọng không kém. Cái người đọc cần là một câu chuyện hay chứ không phải một dàn bài tốt. Và bản thân mình gặp chính vấn đề ở đây. Mình từng drop một truyện vì không thể viết ra được ý tưởng có trong đầu. Nguyên nhân thì hẳn là vô số.
1. Thiếu hụt kiến thức:
Không ai cấm bạn lấy bối cảnh ở Mỹ, ở Pháp, ở Nhật hay thậm chí mặt trăng, sao hoả, cũng chả ai cấm bạn viết về giới nhà giàu hay chính trị. Vấn đề là, bạn có kiến thức hay ít nhất là óc tưởng tượng để viết ra không? Nếu không có kiến thức, bạn không thể mô tả Paris để làm bối cảnh cho nhân vật, hoặc thiếu óc sáng tạo thì không thể xây dựng nên một thế giới fantasy chi tiết, đầy đủ. Và truyện hoàn toàn có thể bị bỏ dở nếu bạn “thả” nhân vật vào những môi trường mà mình không hiểu rõ và gặp bế tắc trong việc triển khai. Ví dụ như nhân vật đi du học, sa ngã và chia tay. Ý tưởng đơn giản nhưng làm sao để mô tả được cuộc sống du học, những tác động lên nhân vật khiến anh ấy / cô ấy thay đổi và sa ngã? Rất khó nếu bạn chưa từng trải qua đời sống du học sinh hay tối thiểu là đời sống sinh viên. Hoặc bạn viết về nữ chính IQ 300 mang 5 dòng máu nhưng không làm sao minh hoạ được bởi chỉ với chỉ số IQ “khiêm tốn” độ 150-160 mà Einstein, Steve Jobs, Mark Zuckerberg đã thay đổi cả thế giới. Vậy nhân vật IQ 300 của bạn sẽ thay đổi thế giới như thế nào? Tất nhiên không chỉ đơn thuần cầm “ba bằng tiến sĩ, sáu bằng master” đi đến trường cấp ba, cà khịa mấy hot girl và yêu đương mấy hot boy được rồi.
Gợi ý giải pháp: Nên bắt đầu từ những lãnh vực mình biết về nó, không thì đọc thật nhiều để bổ sung kiến thức. Google cũng là một công cụ vô cùng hữu hiệu. Nếu cảm thấy quá sức không “đu” nổi thì hướng nó về cái mà mình đã quen thuộc.
2. Mất hứng:
Một vấn đề rất rất nan giải. Viết truyện dài cũng như chạy Marathon. Mấu chốt không phải bạn bắt đầu nhanh, mạnh bao nhiêu mà bạn có kiên trì đi được tới cuối con đường không. Khi bắt đầu một truyện, đương nhiên bạn rất hứng khởi nhưng rồi chỉ qua một vài chương, gặp bế tắc trong tìm ý tưởng hay triển khai hay thậm chí đơn giản là bỗng dưng… chán đời, đứa con cưng có thể lập tức biến thành con ghẻ và xếp xó. Mà ngay cả khi không gặp chuyện gì đi nữa thì việc phải dành ra hàng tháng tới hàng năm cho một truyện cũng rất dễ gây nhàm chán và mất hứng.
Gợi ý giải pháp: Hãy nâng mức độ nghiêm túc của bạn đối với viết lách lên một chút. Bạn ghét Hoá, ghét Văn nhưng vẫn phải làm bài, soạn bài đúng không nào? Vì đó là nghĩa vụ. Cố gắng coi viết lách là một nghĩa vụ, một thử thách nho nhỏ bạn phải vượt qua. Cứ mở ra và cố viết một chút, mình tin cảm hứng sẽ trở lại, dù rằng có thể nó không dồi dào như lúc đầu.
3. Bế tắc với câu chữ:
Bạn muốn mô tả một nụ hôn thật lãng mạn, một cảnh đánh nhau thật hoành tráng? Nhưng rốt cuộc bạn vẫn chỉ có thể loanh quanh những câu từ như “Anh đặt lên môi cô nụ hôn nồng cháy” và… hết. Bạn không cô đơn, ít nhất bạn có mình đồng hành. Mình thường xuyên, thường xuyên gặp chuyện này. Cái này phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Hoặc khi mất hứng thì câu chữ cũng bay mất.
Gợi ý giải pháp: Cố gắng tưởng tượng và tả lại. Ngoài ra, đọc nhiều sách cũng là một giải pháp tốt. Cuối cùng, cá nhân mình cho rằng, trước khi dùng những câu chữ đao to búa lớn, hãy viết những câu văn giản dị, dễ hiểu, trong khả năng của mình đã. Nếu bí quá thì… bỏ qua, viết cho xong đoạn này để chuyển qua phần tiếp theo. Sau này đọc lại có lẽ bạn sẽ có nhiều cảm hứng, câu chữ để sửa chữa hơn.
4. Bệnh cầu toàn:
Cẩn thận, cầu toàn là đức tính tốt nhưng cái gì quá cũng không hay. Khi mình viết và đặt quá nhiều mong đợi vào một ý tưởng (mà mình cho là) tốt thì yêu cầu của bản thân lên tác phẩm cũng bị cao theo. Mình thường tự đòi hỏi là phải viết thật nuột, thật hay, thật sâu sắc, thật sáng tạo, thật nhiều tầng ý nghĩa, vân vân và mây mây. Nhưng rồi mình gặp trở ngại ở ý 1, 2, 3 bên trên và tèn ten, câu chuyện dừng lại vô thời hạn.
Gợi ý giải pháp: Phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Ví dụ như mình khá thoải mái khi viết thoại thì mình sẽ tăng cường thoại. Bạn mạnh về tả thì tiếp tục tả. Miễn là nắn tác phẩm theo hướng đang đi là được. Hạ bớt đòi hỏi xuống, và đôi khi phải chấp nhận rằng bản thân còn rất nhiều hạn chế. Thay vì chạy theo, cố gắng “gồng” câu chữ đến mức mệt mỏi cho một ý tưởng thật khủng thì chuyển qua viết theo cách mình thoải mái nhất với ý tưởng đó.
III. Có mới nới cũ, đứng núi này trông núi nọ:
Vô vô vô cùng phổ biến. Đang viết về nhân vật A&B thì đột nhiên thấy cảm hứng hơn về nhân vật C&D vốn là hai nhân vật làm nền cho A&B, vậy là alehap, đào ngay một hố mới. Hoặc đang viết truyện này thì lại có ý tưởng mới về một truyện khác. Bạn biết đấy, “của lạ bằng tạ của quen” nên việc bạn bị cuốn theo ý tưởng mới mà bỏ bê truyện đang viết là rất bình thường.
Gợi ý giải pháp: nhịn và nhịn. Tưởng tượng truyện bạn đang viết giống như đang yêu một người vậy. Tình yêu ban đầu bao giờ cũng đẹp nhưng theo thời gian nó sẽ nhạt dần và bạn dễ dàng cảm nắng một người khác. Nhưng dù bạn có say nắng người khác thì cũng phải kết thúc mối quan hệ với người cũ một cách đàng hoàng tử tế đã, đừng bỏ ngang tội người ta
. Nếu có ý tưởng mới thì cứ ghi lại theo kiểu dàn ý rồi bỏ đó, hoàn thành cho xong truyện đang viết rồi hẵng quay ra với truyện mới. Bởi chắc chắn rằng, không bao giờ bạn có thể toàn tâm toàn ý 100% cho một truyện hơn 100k từ. Nếu bạn cứ mãi lặp đi lặp lại hành động drop truyện đang viết để chạy theo ý tưởng mới chợt loé lên trong đầu thì mình đảm bảo sẽ không bao giờ bạn hoàn thành bất cứ dự án nào.
IV. Ế:
Viết truyện ra ai cũng mong có độc giả, kể cả là bị ném đá. Có điều, thực tế là trong thế giới văn mạng người viết thì nhiều, người đọc lại ít như lá mùa thu. Nhiều khi truyện đăng lên mà lượt view khiêm tốn, còn số nhận xét là zero. Và rất rất nhiều tác giả đã bỏ ngang (không hoàn truyện, không đăng, thậm chí bỏ viết) vì lý do này.
Riêng mục này mình không có gợi ý giải pháp nào vì mục tiêu sáng tác cũng như mức độ mong đợi của mỗi người là khác nhau. Riêng mình thì luôn xác định viết để cho bản thân, nếu có người đọc thì mình rất biết ơn, còn không thì thôi, chấp nhận chất lượng truyện chỉ có vậy. Mục tiêu của mình đơn giản là hoàn thành mọi đứa con tinh thần, cố gắng lấp hố đã đào.
KẾT:
Nếu với tư cách độc giả / khán giả, hẳn bạn sẽ rất bực mình nếu truyện / phim mình đang theo dõi đột nhiên bị bỏ dở không hẹn ngày trở lại, vậy hãy nghĩ cho độc giả khi bạn đóng vai trò là tác giả. Hoặc kể cả không phải vì độc giả thì cũng vì chính đứa con tinh thần của mình, cố gắng cho chúng được ra đời toàn vẹn dù xấu dù đẹp.
Cuối cùng thì chúc các bạn Gà nhà Gác viết ngày càng lên tay hơn
.
Mình mở topic này để chúng ta cùng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan tới việc hoàn thành một tác phẩm. Trong phạm vi thớt, mình sẽ không bàn tới chất, mà chỉ tập trung vào lượng.
Như mọi người đều thấy, tình trạng bỏ dở (drop) truyện là vấn đề không của riêng ai. Nhìn ngay trên Gác thôi, tại thời điểm này, số lượng truyện dài còn dở dang là 50 trang trong khi truyện đã hoàn chỉ là 6 trang, hơn 10% một chút.
Bản thân mình từng trải qua đôi lần drop truyện và có thời gian gần hai năm hầu như không viết được cái gì tử tế, thế nên dưới đây mình xin “liệt kê” một số vấn đề mình đã và đang gặp phải trong quá trình viết lách cũng như vài gợi ý giải pháp từ kinh nghiệm cá nhân. Rất mong các bạn tác giả khác chia sẻ thêm kinh nghiệm để cùng nhau vượt khó.
I. Ý tưởng:
Để bắt đầu một truyện dù ngắn hay dài, hẳn các tác giả đều phải có một ý-tưởng-gốc. Ý tưởng gốc rất dễ dàng xuất hiện, từ cuộc sống hàng ngày, phim ảnh, sách báo hay một suy nghĩ bất chợt. Có ý tưởng, cảm hứng và chút khả năng viết lách là có thể bắt đầu viết truyện. Phần khởi đầu bao giờ cũng rất dễ dàng.
Nhưng từ một ý tưởng sơ khai biến thành một dàn ý đầy đủ chi tiết cho bộ truyện dài dung lượng độ ba mươi ngàn từ trở lên thì chắc chắn không đơn giản. Lấy một ví dụ cụ thể thế này: Bạn có ý tưởng về một tiểu thuyết tình yêu, bắt đầu bằng việc hai nhân vật chính quen nhau trên xe bus. Một khởi đầu khá hứa hẹn đúng không?
Điểm khởi đầu: Gặp / quen nhau trên xe bus
Điểm kết thúc: HE, SE, GE hoặc OE, tuỳ tác giả.
Và con đường đi từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc sẽ thường có sơ đồ tư duy như sau:
1. Tình huống gặp / quen nhau:
Hai nhân vật chính đi chung một chuyến xe bus, vì một lý do nào đó mà quen nhau. Mục này không cần nói nhiều bởi hẳn bạn đã có sẵn trong đầu từ trước khi đặt tay gõ phím.
2. Phát triển tình huống:
Gặp nhau, quen nhau trên xe bus rồi sao? Làm sao để mối quan hệ của họ phát triển? -> Phải có bối cảnh, tình huống.
Bối cảnh là gì? -> Là nơi để hai nhân vật tương tác với nhau, có thể là trường học, là nhà, là công ty vv.
Tạo tình huống tương tác: “Vẽ” ra những cái cớ để hai nhân vật hiểu nhau hơn, đồng thời khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.
Các tác động bên ngoài: Nói nôm na là môi trường xung quanh bởi không bao giờ là “chỉ có đôi ta trên thế giới này”. Tác động bên ngoài có thể là gia đình, bạn bè, nam phụ, nữ phụ, vai phản diện vv, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mối quan hệ của hai nhân vật chính cũng như mạch truyện.
3. Cao trào:
Truyện, đặc biệt là truyện dài, thì thường phải có cao trào, nút thắt. Nhưng tất nhiên, cái này không bắt buộc vì mỗi người có một cách viết riêng.
4. Kết:
Đưa câu chuyện về đích.
Trong bốn mục nêu trên, thì cá nhân mình thấy dễ nhất là mục 1 và khó nhất là mục 2, 3 bởi khi bắt đầu một câu chuyện thì ngoài ý tưởng lớn ra, mình thường đã có sẵn cái kết định hình từ trước. Chỉ khó nhất là phần xây dựng tình huống và cao trào. Phải làm sao để câu chuyện phát triển? Phải làm sao để nhân vật bộc lộ tính cách? Làm sao để tạo điều kiện cho họ yêu nhau? Tạo ra khó khăn, đẩy cao trào thế nào? Vân vân và mây mây.
Và truyện đôi khi bị tắc ở đây. Khởi đầu tốt không có nghĩa là phát triển tốt. Không nghĩ ra được tình huống thì không thể tiếp tục câu chuyện.
Vậy giải quyết thế nào?
Tất nhiên mình không thể “dạy” ai vẽ ra tình huống nhưng kinh nghiệm của mình là thế này. Thứ nhất, mình luôn đặt bản thân vào vị trí nhân vật, tưởng tượng ra bối cảnh truyện, tưởng tượng ra cách nhân vật đi lại, nói năng, tương tác vv. Thường ý tưởng sẽ tự nhiên sinh ra từ đó. Thứ hai, khi có 1 ý tưởng, dù mờ nhạt hay điên rồ tới đâu, mình đều ghi lại vào chính phần dưới truyện mình đang viết. Sau đó có thể dùng, có thể không nhưng ít nhất sẽ không bị quên. Thường thì mình dùng tới 90% những ý tưởng kiểu này.
II. Triển khai:
Ý tưởng là quan trọng nhưng triển khai, viết ra thành câu chữ cũng quan trọng không kém. Cái người đọc cần là một câu chuyện hay chứ không phải một dàn bài tốt. Và bản thân mình gặp chính vấn đề ở đây. Mình từng drop một truyện vì không thể viết ra được ý tưởng có trong đầu. Nguyên nhân thì hẳn là vô số.
1. Thiếu hụt kiến thức:
Không ai cấm bạn lấy bối cảnh ở Mỹ, ở Pháp, ở Nhật hay thậm chí mặt trăng, sao hoả, cũng chả ai cấm bạn viết về giới nhà giàu hay chính trị. Vấn đề là, bạn có kiến thức hay ít nhất là óc tưởng tượng để viết ra không? Nếu không có kiến thức, bạn không thể mô tả Paris để làm bối cảnh cho nhân vật, hoặc thiếu óc sáng tạo thì không thể xây dựng nên một thế giới fantasy chi tiết, đầy đủ. Và truyện hoàn toàn có thể bị bỏ dở nếu bạn “thả” nhân vật vào những môi trường mà mình không hiểu rõ và gặp bế tắc trong việc triển khai. Ví dụ như nhân vật đi du học, sa ngã và chia tay. Ý tưởng đơn giản nhưng làm sao để mô tả được cuộc sống du học, những tác động lên nhân vật khiến anh ấy / cô ấy thay đổi và sa ngã? Rất khó nếu bạn chưa từng trải qua đời sống du học sinh hay tối thiểu là đời sống sinh viên. Hoặc bạn viết về nữ chính IQ 300 mang 5 dòng máu nhưng không làm sao minh hoạ được bởi chỉ với chỉ số IQ “khiêm tốn” độ 150-160 mà Einstein, Steve Jobs, Mark Zuckerberg đã thay đổi cả thế giới. Vậy nhân vật IQ 300 của bạn sẽ thay đổi thế giới như thế nào? Tất nhiên không chỉ đơn thuần cầm “ba bằng tiến sĩ, sáu bằng master” đi đến trường cấp ba, cà khịa mấy hot girl và yêu đương mấy hot boy được rồi.
Gợi ý giải pháp: Nên bắt đầu từ những lãnh vực mình biết về nó, không thì đọc thật nhiều để bổ sung kiến thức. Google cũng là một công cụ vô cùng hữu hiệu. Nếu cảm thấy quá sức không “đu” nổi thì hướng nó về cái mà mình đã quen thuộc.
2. Mất hứng:
Một vấn đề rất rất nan giải. Viết truyện dài cũng như chạy Marathon. Mấu chốt không phải bạn bắt đầu nhanh, mạnh bao nhiêu mà bạn có kiên trì đi được tới cuối con đường không. Khi bắt đầu một truyện, đương nhiên bạn rất hứng khởi nhưng rồi chỉ qua một vài chương, gặp bế tắc trong tìm ý tưởng hay triển khai hay thậm chí đơn giản là bỗng dưng… chán đời, đứa con cưng có thể lập tức biến thành con ghẻ và xếp xó. Mà ngay cả khi không gặp chuyện gì đi nữa thì việc phải dành ra hàng tháng tới hàng năm cho một truyện cũng rất dễ gây nhàm chán và mất hứng.
Gợi ý giải pháp: Hãy nâng mức độ nghiêm túc của bạn đối với viết lách lên một chút. Bạn ghét Hoá, ghét Văn nhưng vẫn phải làm bài, soạn bài đúng không nào? Vì đó là nghĩa vụ. Cố gắng coi viết lách là một nghĩa vụ, một thử thách nho nhỏ bạn phải vượt qua. Cứ mở ra và cố viết một chút, mình tin cảm hứng sẽ trở lại, dù rằng có thể nó không dồi dào như lúc đầu.
3. Bế tắc với câu chữ:
Bạn muốn mô tả một nụ hôn thật lãng mạn, một cảnh đánh nhau thật hoành tráng? Nhưng rốt cuộc bạn vẫn chỉ có thể loanh quanh những câu từ như “Anh đặt lên môi cô nụ hôn nồng cháy” và… hết. Bạn không cô đơn, ít nhất bạn có mình đồng hành. Mình thường xuyên, thường xuyên gặp chuyện này. Cái này phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Hoặc khi mất hứng thì câu chữ cũng bay mất.
Gợi ý giải pháp: Cố gắng tưởng tượng và tả lại. Ngoài ra, đọc nhiều sách cũng là một giải pháp tốt. Cuối cùng, cá nhân mình cho rằng, trước khi dùng những câu chữ đao to búa lớn, hãy viết những câu văn giản dị, dễ hiểu, trong khả năng của mình đã. Nếu bí quá thì… bỏ qua, viết cho xong đoạn này để chuyển qua phần tiếp theo. Sau này đọc lại có lẽ bạn sẽ có nhiều cảm hứng, câu chữ để sửa chữa hơn.
4. Bệnh cầu toàn:
Cẩn thận, cầu toàn là đức tính tốt nhưng cái gì quá cũng không hay. Khi mình viết và đặt quá nhiều mong đợi vào một ý tưởng (mà mình cho là) tốt thì yêu cầu của bản thân lên tác phẩm cũng bị cao theo. Mình thường tự đòi hỏi là phải viết thật nuột, thật hay, thật sâu sắc, thật sáng tạo, thật nhiều tầng ý nghĩa, vân vân và mây mây. Nhưng rồi mình gặp trở ngại ở ý 1, 2, 3 bên trên và tèn ten, câu chuyện dừng lại vô thời hạn.
Gợi ý giải pháp: Phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Ví dụ như mình khá thoải mái khi viết thoại thì mình sẽ tăng cường thoại. Bạn mạnh về tả thì tiếp tục tả. Miễn là nắn tác phẩm theo hướng đang đi là được. Hạ bớt đòi hỏi xuống, và đôi khi phải chấp nhận rằng bản thân còn rất nhiều hạn chế. Thay vì chạy theo, cố gắng “gồng” câu chữ đến mức mệt mỏi cho một ý tưởng thật khủng thì chuyển qua viết theo cách mình thoải mái nhất với ý tưởng đó.
III. Có mới nới cũ, đứng núi này trông núi nọ:
Vô vô vô cùng phổ biến. Đang viết về nhân vật A&B thì đột nhiên thấy cảm hứng hơn về nhân vật C&D vốn là hai nhân vật làm nền cho A&B, vậy là alehap, đào ngay một hố mới. Hoặc đang viết truyện này thì lại có ý tưởng mới về một truyện khác. Bạn biết đấy, “của lạ bằng tạ của quen” nên việc bạn bị cuốn theo ý tưởng mới mà bỏ bê truyện đang viết là rất bình thường.
Gợi ý giải pháp: nhịn và nhịn. Tưởng tượng truyện bạn đang viết giống như đang yêu một người vậy. Tình yêu ban đầu bao giờ cũng đẹp nhưng theo thời gian nó sẽ nhạt dần và bạn dễ dàng cảm nắng một người khác. Nhưng dù bạn có say nắng người khác thì cũng phải kết thúc mối quan hệ với người cũ một cách đàng hoàng tử tế đã, đừng bỏ ngang tội người ta

IV. Ế:
Viết truyện ra ai cũng mong có độc giả, kể cả là bị ném đá. Có điều, thực tế là trong thế giới văn mạng người viết thì nhiều, người đọc lại ít như lá mùa thu. Nhiều khi truyện đăng lên mà lượt view khiêm tốn, còn số nhận xét là zero. Và rất rất nhiều tác giả đã bỏ ngang (không hoàn truyện, không đăng, thậm chí bỏ viết) vì lý do này.
Riêng mục này mình không có gợi ý giải pháp nào vì mục tiêu sáng tác cũng như mức độ mong đợi của mỗi người là khác nhau. Riêng mình thì luôn xác định viết để cho bản thân, nếu có người đọc thì mình rất biết ơn, còn không thì thôi, chấp nhận chất lượng truyện chỉ có vậy. Mục tiêu của mình đơn giản là hoàn thành mọi đứa con tinh thần, cố gắng lấp hố đã đào.
KẾT:
Nếu với tư cách độc giả / khán giả, hẳn bạn sẽ rất bực mình nếu truyện / phim mình đang theo dõi đột nhiên bị bỏ dở không hẹn ngày trở lại, vậy hãy nghĩ cho độc giả khi bạn đóng vai trò là tác giả. Hoặc kể cả không phải vì độc giả thì cũng vì chính đứa con tinh thần của mình, cố gắng cho chúng được ra đời toàn vẹn dù xấu dù đẹp.
Cuối cùng thì chúc các bạn Gà nhà Gác viết ngày càng lên tay hơn
