Hoàn thành Tìm lại anh và một lần nữa yêu anh - Hoàn thành - Ivy_Nguyen

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Thể loại: Trọng sinh
Tình trạng: Hoàn 70%
Giới hạn độ tuổi đọc: Hiện tại chưa có.
Cảnh báo về nội dung: Hiện tại không.
Biên tập: Kem Dâu & Trích Tiên
Cám ơn bupbecaumua đã giúp check lỗi từ những chương đầu tiên.

hinh-anh-buon-ve-tinh-yeu-12.jpg


Giới thiệu truyện:
Chi Nga gặp Quang lần đầu tiên năm cô hai mươi tuổi còn anh hai mươi tư. Và đó là khởi đầu của tình yêu ngọt ngào kéo dài suốt mười bốn năm sau đó của họ.

Chi Nga có được một cơ hội gặp lại Quang, lần này cô gặp anh khi cô mới sáu tuổi, còn anh lên mười. Cô bé Chi Nga sáu tuổi đó đã lên kế hoạch để tìm lại anh và một lần nữa lại yêu anh, còn anh thì sao? Sẽ lại một lần nữa yêu cô hay hờ hững vô tình bước qua cô?
Sẽ lại một lần nữa yêu cô hay hờ hững vô tình bước qua cô?

P/s: Đây là truyện dài của ngoại truyện “Đóa hoa và kẻ Tàn bạo” mình đã đăng trên chuyên mục Truyện ngắn. Khác với ngoại truyện, truyện này mình không viết theo phong cách hài nhưng cũng là một truyện rất tâm đắc của mình, rất mong nhận được nhận xét của mọi người.

Danh sách chương:

Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6
Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12
Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18
Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24
Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30
Chương 31 Chương 32
Ngoại truyện

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 1: Biểu tượng của định mệnh

Gục mặt xuống tấm ga trải giường đang phủ kín khuôn mặt người đàn ông tên Quang mà Chi Nga đã yêu suốt bảy năm qua. Anh là tất cả những gì mà cô có. Vậy mà anh lại bỏ cô một mình đơn độc trên cõi đời này sao? Bảy năm trước, vận mệnh để cô tình cờ gặp anh trên chuyến xe bus số 21, để hai người xa lạ biết nhau, rồi yêu nhau. Bảy năm sau, ông trời dường như ghen tỵ với cuộc sống hạnh phúc của cô nên để chính cô tận mắt chứng kiến cảnh người đàn ông ấy rời bỏ cô như thế nào.

Ngồi chờ Quang ở một quán café G7 mới khai trương, nhìn qua khung cửa kính Chi Nga thấy anh xuống xe, xoay người đi vào quán. Còn chưa kịp đưa tay vẫy gọi anh thì chùm chìa khóa có móc quả bóng rất to của anh rơi xuống và lăn ra khỏi vỉa hè, anh cúi xuống nhặt. Chiếc xe bus từ đằng sau lao tới, khi tiếng va đập chói tai vang lên mới nghe thấy tiếng phanh xe. Nếu là trong một tình huống khác, trong một khoảng thời gian khác, hẳn Chi Nga đã chửi um cái lũ lái xe bus cẩu thả, nhưng bây giờ cô không thể thốt lên lời. Bởi lẽ người bị tông xe hất văng ra xa kia là người đàn ông cô yêu.

Buồn cười ở chỗ, chiếc xe bus số 21 đem họ đến với nhau cũng chính số hiệu xe bus ấy đem người cô yêu rời khỏi cô.

Những người xung quanh nhìn Chi Nga đều khẽ lắc đầu. Cô phản ứng như một người bình thường khi mất người thân là hét lên và gào khóc, nhưng tất cả đều nhìn cô bằng ánh mắt kỳ dị như thể cô là một người điên. Bởi lẽ thay vì hét và gào khóc bên người đàn ông đanh bê bết máu trên đường thì cô lại cầm chiếc ghế sắt gần đó đập liên tiếp vào số hiệu 21 của xe bus.

Sáu năm học trường y với mấy năm làm việc ở khoa cấp cứu khiến cô có vô số kinh nghiệm đối diện với cái chết, và điều đó cũng khiến cô chỉ mất có chưa tới một phút để xác định được người đàn ông cô yêu đã không còn nữa. Con số 21 như muốn đâm vào mắt cô, khiêu khích sự nhẫn lại của một bác sỹ đã đối diện với bao nhiêu cái chết như cô.

Tấm ga trải giường đã ướt đẫm một mảng vì nước mắt Chi Nga. Cô vuốt ve nhẹ nhàng bàn tay thò ra khỏi ra giường.

Số mệnh thật sao? Cô mất anh thật sao?

Cuốn sách cũ nát với cái tên Định Mệnh trượt từ trong túi sách mà cảnh sát mới đem trả lại cho cô rơi xuống ga giường. Còn nhớ sáng nay khi lục lọi trong nhà kho cũ của bà ngoại, Chi Nga tìm thấy cuốn sách này và vì tò mò cô đã muốn thử đọc nó. Khi nhìn bìa sách Chi Nga tủm tỉm cười mà nhắn cho Quang:

“Anh có tin vào định mệnh?”

Và câu trả lời của anh cứ như đang thì thầm bên tai cô:

“Mình gặp nhau là định mệnh!”

Chi Nga bật khóc nức nở, nếu là định mệnh, chẳng phải định mệnh của cô là phải sống cô độc từ nay đến cuối đời sao?

Trả lại người đàn ông tốt nhất trên đời này cho cô đi, cái định mệnh cứt chó ấy, cô không cần.



Một tháng nặng nề trôi qua.

Cả tháng nay Chi Nga vẫn sống trong căn hộ mà cô và Quang hùn tiền mua chung khi quyết định chuyển tới sống cùng nhau. Cô chỉ ăn và ngủ, cả căn hộ đã biến thành bãi rác. Vài ngày trước đã không còn cái gì để ăn, thậm chí nước cô cũng chẳng thèm đun, trực tiếp vục nước bồn rửa mặt mà uống. Khi cô lê xác từ nhà vệ sinh đi ra mở cửa, người đứng trước cửa phòng là bà ngoại cô.

Bà đã về, Chi Nga đợi bà mãi.

Tròng mắt bà đỏ, khuôn mặt nhiều nếp nhăn của bà càng trở nên nhăn nhúm khi bà nhìn chằm chằm vào Chi Nga. Cô có thể cảm nhận được cơn giận dữ đang lớn dần của bà. Bà ngoại lôi cô vào phòng ngủ, mở cánh tủ ra rồi đẩy cô đứng trước tấm gương đằng sau cánh tủ. Trước mắt Chi Nga bây giờ là một người phụ nữ bẩn thỉu, quần áo cáu bẩn, tóc bết dính. Mặt nhọ nhem, răng vàng bẩn. Đôi mắt trũng sâu, làn da khô ráp sạm màu. Người trong gương kia là cô sao? Là hoa khôi nhiều năm nay của phòng cấp cứu chứ không phải là một bệnh nhân tâm thần vừa trốn trại sao?

“Nhìn đi xem cháu đã thành cái dạng gì?” Bà ngoại vừa nói vừa bật khóc.

Chi Nga im lặng. Dường như chỉ một tháng qua đi mà cô đã quên mất cách nói chuyện.

Bà ngoại lau mặt, lau người cho cô, dọn đống rác trên giường cho cô nằm xuống. Bên ngoài phòng vang lên tiếng dọn dẹp, chẳng biết bao lâu sau bà ngoại bê vào một bát cháo nóng. Nhưng nói thế nào Chi Nga cũng không chịu ngồi dậy ăn, cô vẫn nằm im, trầm mặc trên giường. Từng giọt, từng giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt già nua của bà ngoại. Ga giường ướt một mảng giống như cái hôm cô gục mặt khóc bên cạnh Quang. Chi Nga không muốn nghe tiếng khóc của bà. Bà làm gì cũng được, nhưng đừng khóc.

“Bà ơi, đọc cái gì đó cho cháu nghe đi!”

Chi Nga với đại một cuốn sách trên đầu giường đưa cho bà, cô nhấc đầu ghé vào đùi bà, muốn có lại cảm giác ngày xưa khi bà đọc truyện cho cô nghe. Dường như toàn thân bà ngoại hơi cứng lại khi nhìn thấy nhan đề quyển sách. Nhưng rồi bà vẫn lật trang, chậm rãi đọc.

“Định mệnh của mỗi con người có biểu tượng cụ thể, biểu tượng này sẽ lặp lại và nó gắn kết với những sự kiện quan trọng trong đời người đó.”

“Nếu có thể nhận ra biểu tượng định mệnh của mình có thể sáng tạo ra định mệnh của chính bản thân.”

“Định mệnh đem lại cơ hội cho bản thân.”

“Sáng tạo ra định mệnh có thể đem lại một cơ hội khác cho bản thân.”

Nước mắt một tháng nay đã khô lại chảy. Khốn nạn thay hai chữ: Định mệnh.

“Bà ơi, bà có tin vào định mệnh không?”

“Có, nhưng chỉ khi nào cháu tìm được biểu tượng định mệnh của mình.”

Ngập ngừng một chút bà nói:

“Bà không thể nói không tin khi mà cuốn sách này là do bà viết.”

Ra vậy, thảo nào cuốn sách này lại có trong nhà kho của bà. Chi Nga suýt nữa quên rằng bà ngoại cô là một vị thầy phong thủy và xem tướng có tiếng. Bà không ở nhà khi cô cần bà nhất vì khi đó bà đang ở nước ngoài, giúp một khách hàng xem xét phong thủy cho khu điều dưỡng chuẩn bị khởi công. Cô khẽ nhếc môi lảm nhảm nói:

“Biểu tượng định mệnh của cháu là số 21.”

Bà ngoại chăm chú nhìn Chi Nga. Ánh mắt rất nghiêm túc, không có vẻ như bà đang nghe đứa cháu gái khốn khổ vì tình nói nhảm.

“Cháu quen anh ấy trên chuyến xe số 21, chính chuyến xe số 21 ấy cướp anh ấy khỏi tay cháu.”

Chi Nga vẫn tiếp tục nói mà không nhận ra nét chấn động trong mắt bà ngoại.

“Cháu tìm được biểu tượng định mệnh rồi, liệu cháu có cơ hội khác nữa không?”

Chi Nga bỗng kích động gào lên:

“Nếu có cháu nhất định sẽ ngăn anh ấy chạy về phía cái xe bus chết tiệt kia.”

“Không thì…” giọng cô run run, nhỏ dần.

“Không thì cháu nhất định sẽ ngăn cản bản thân quen anh ấy bảy năm trước.”

Cô lại gục vào lòng bà ngoại.

“Cháu không muốn sống nữa, bà ngoại, một tháng nay cháu chưa chết vì cháu đợi bà về.”

Động lực duy nhất khiến Chi Nga muốn sống là đợi bà ngoại về, để nói với bà, người luôn chăm sóc yêu thương cô, một câu: “Bà ngoại, cháu xin lỗi!” trước khi cô buông xuôi mọi chuyện.

Toàn thân bà ngoại chấn động, tay bà run run vỗ nhẹ lên đôi vai gầy của cháu gái. Đứa cháu gái này, bà biết, nó đang nói thật.

Bà cố gắng khuyên nhủ cũng có, mắng chửi cũng có, khóc lóc cũng có. Nhưng hai ngày kể từ lúc bà trở về, cô cháu gái của bà, một giọt nước cũng không uống. Đồng nghiệp của cô đến thăm, cắm cho cô hai chai truyền dịch. Chi Nga một cái liếc mắt nhìn đồng nghiệp cũng không có. Người đồng nghiệp đó giúp bà ngoại tìm một bác sỹ tâm lý và mời người đó tới nhà. Nhưng dù bác sỹ tâm lý có nói gì Chi Nga cũng không có chút phản ứng. Năm ngày rồi, con bé không ăn gì cả, dù được duy trì bằng dịch truyền nhưng bà vẫn thấy sự sống của đứa cháu gái này đang mất dần.

Nhìn cháu gái tiều tụy trên giường, nước mắt lại thấm ướt khuôn mặt già nua. Thằng nhóc Quang đó, đúng là sinh mệnh của con bé. Từ ngày đầu nhìn nó xuất hiện, xem tướng nó, bà đã dấy lên lo lắng. Nhưng lại tự an ủi bản thân, nếu tụi nhỏ lấy nhau, có một đứa con, có sợi dây ràng buộc thì sự phụ thuộc của con bé sẽ giảm đi. Nhưng hai đứa trẻ này đã yêu nhau bảy năm, sống chung gần năm năm rồi vẫn chưa có con. Khi biết tin thằng nhóc mất, quả nhiên điều bà lo lắng trước đây đã thành sự thực. Cháu gái bà không nên quen thằng nhóc này bởi sinh mạng nó không dài, mà khi yêu thằng nhóc này thì sinh mệnh con bé sẽ gắn cùng sinh mệnh nó. Bà thở dài, đặt cuốn sách trước mặt cháu gái. Bà không còn lựa chọn nào nữa, bà không muốn nhìn đứa cháu gái duy nhất của mình ra đi như thế.

“Bà có thể giúp cháu có một cơ hội khác, nhưng bà không biết vận mệnh sẽ đưa cháu trở về thời điểm nào.”

Chi Nga ngơ ngác nhìn bà ngoại, cô không biết bà ngoại đang nói gì.

“Nếu biểu tượng vận mệnh của cháu đúng là số 21, vậy chúng ta thử xem.”

Chi Nga được dẫn tới phòng kho, sâu trong phòng có một quả cầu nhỏ màu xám bạc cỡ quả địa cầu và nó được đặt trên một chiếc bàn vuông nhỏ. Quả cầu này chính là quả cầu được chụp làm hình ảnh minh họa cuốn sách Định Mệnh. Bà ngoại đặt hai bàn tay Chi Nga lên trên quả cầu nhỏ. Cuốn sách cũ được mở tới trang cuối cùng. Chi Nga liếc thấy ba chữ: Phép trọng sinh. Miệng bà ngoại lẩm bẩm đọc cái gì đó, máu đầu ngón tay cô và bà ngoại được chích ra. Bà ngoại dùng máu viết lên bề mặt quả địa cầu số 21. Sau đó đầu Chi Nga chợt đau dữ dội, khuôn mặt và nụ cười hiền lành của bà ngoại mờ dần trong mắt cô. Cuốn sách trên tay bà ngoại vẫn mở rộng. Chi Nga cố gắng nhưng chỉ đọc được một hàng chữ bên dưới câu thần chú cho phép trọng sinh, hàng chữ đó là: Cái giá phải trả cho việc thực hiện phép trọng sinh.

Văn án << >> Chương 2
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 2: Cái giá phải trả cho việc thực hiện phép trọng sinh.

Chi Nga tỉnh dậy trong tiếng reo hò ầm ĩ của nhiều đứa trẻ nhỏ. Cô cố gắng mở mắt ra. Treo giữa nhà là một bóng đèn tròn 60 W. Ánh sáng làm mắt Chi Nga phải nheo lại nhưng cô vẫn nhận ra mình đang nằm trên một cái giường được làm bằng gỗ xoan, cô nhận ra cái mùi không lẫn đi vào đâu được của gỗ xoan vì khi còn bé xíu cô đã ngủ mấy năm liền trên một cái giường như thế. Dưới lưng Chi Nga là chiếu cói chứ không phải là ga đệm, bao lâu rồi cô không nằm chiếu nhỉ? Chi Nga đang gối đầu vào đùi… mà là đùi ai đây? Cô dụi mắt, cố gắng nhìn lên.

“Tỉnh rồi à? Sao vừa ăn cơm xong đã ngủ thế?”

Người đang cười với cô chẳng phải là mẹ sao? Nhưng sao mẹ lại trẻ thế? Ánh mắt yêu thương và quan tâm của mẹ khiến sống mũi Chi Nga cay xè, cô choàng tay ôm chặt hông mẹ bật khóc. Hồi bé mẹ luôn bận rộn, bố thì công tác xa, số lần về thăm nhà thật hiếm hoi. Người thường xuyên chăm sóc Chi Nga là bà ngoại, bởi thế cô vốn không mấy thân thiết với bố mẹ, họ lại giận cô vì cô quyết định ở lại trong nước khi cả gia đình di cư sang Canada năm cô mười tám tuổi. Sau đó không lâu Chi Nga gặp Quang và dọn về ở chung với anh mà không được sự cho phép của bố mẹ thế nên sự liên lạc giữa cô và gia đình ngày càng thưa thớt. Chi Nga tự hỏi: đã bao lâu rồi cô chưa ôm mẹ? Vòng eo mẹ mảnh khảnh hơn trong trí nhớ của cô rất nhiều, nhưng sao vòng tay cô ôm mãi không chặt? Chi Nga nhỏm dậy, chăm chú nhìn hai bàn tay bé xíu của mình. Cô kinh ngạc nhận ra không chỉ bàn tay, chân và người cô cũng bé xíu.

“Hoan hô!”

“Đánh chết đi!”

Tiếng reo hò của đám trẻ con đang xem phim Tôn Ngộ Không được chiếu từ một cái ti vi đen trắng 14 Inch kéo sự chú ý của Chi Nga về đôi tay và đôi chân bé xíu của mình sang đám trẻ con đang ngồi dưới sàn nhà. Người vừa reo to nhất chẳng phải là anh trai cô hay sao? Anh trai cô cũng còm nhom bé xíu, nhìn chưa đến mười tuổi. Đứa trẻ bên trái anh trai, cao hơn anh, là Dũng, con cả của dì hai. Đứa bên phải anh trai thấp hơn anh trai, là Tuấn con út của dì hai. Chi Nga còn nhớ, nhà cô là nhà thứ ba mua tivi trong làng. Lại mua đúng vào lúc truyền hình Việt Nam chiếu Tây Du Ký nên thường có trẻ con sang xem nhờ.

Không lẽ, không lẽ cô… trọng sinh? Ý nghĩ này khiến Chi Nga sửng sốt.

Mẹ kéo cô vào trong lòng, lo lắng hỏi:

“Con bé này, sao tự dưng khóc thế?”

“Mẹ, con mấy tuổi?”

Ánh mắt của mẹ nhìn cô ngoài lo lắng còn có sự nghi hoặc.

“Sáu tuổi, con sao thế?”

Đúng rồi năm nhà cô mua ti vi là năm cô sáu tuổi. Vậy, đúng là cô trọng sinh thật hay sao? Vậy bà ngoại thực sự đã thực hiện được phép trọng sinh cho cô? Bà nói “không biết vận mệnh sẽ đưa cháu trở về thời điểm nào” và sự thực là biểu tượng định mệnh ấy đã đem cô trở lại không phải 21 ngày trước, hay 21 tháng trước mà 21 năm trước. Cô lại một lần nữa trở thành đứa trẻ sáu tuổi sao? Nếu, nếu đúng là như vậy thì cô thực sự có thêm một cơ hội nữa rồi. Trên mặt cô ngoài sự kinh hoảng còn cả sự vui sướng. Cô sáu tuổi, vậy anh mới mười tuổi. Chỉ nghĩ đến việc vẫn còn được hít thở chung một bầu không khí với anh đã khiến Chi Nga run lên vì kích động. Phải mất một lúc Chi Nga mới kiềm chế được cơn xúc động mà cười toe tóet khoe ra toàn bộ hàm răng sún. Vậy là cô chưa mất anh, cô vẫn còn cơ hội.

“Sao lại vừa khóc vừa cười thế này?”

Mẹ lấy tay gí trán Chi Nga đẩy một cái, giọng bà đã bớt lo lắng. Chi Nga nhìn mẹ mủm mỉm cười. Nếu mà cô nói với mẹ là: “Mẹ à, mẹ biết không, tuổi thực của con bây giờ chỉ kém mẹ vài tuổi thôi!” không biết mẹ có phát hoảng không nhỉ?

Chi Nga lấy tay che miệng cười trộm, bất chợt cô nhớ tới hàng chữ trước khi cô bất tỉnh: cái giá phải trả của phép trọng sinh. Nụ cười trên môi cô tắt vội. Cô không kịp đọc dòng cuối cùng, nên không hiểu mình phải đối diện với cái gì.

“Con sao vậy?”

Mẹ Chi Nga rất ngạc nhiên vì biến đổi thoắt buồn thoắt vui trên mặt con gái.

Chi Nga ngẩng đầu nhìn thấy mẹ thì vội vàng hỏi:

“Mẹ, bà ngoại đâu, bà ngoại đang ở đâu ạ?”

Bà ngoại là người viết cuốn sách, chắc chắn bà biết. Nhưng đối diện với ánh mắt chờ mong của Chi Nga là đôi mắt lo lắng, ngạc nhiên của mẹ.

“Con hỏi bà ngoại làm gì?”

“Con muốn hỏi bà ngoại một chuyện, bà đang ở đâu hả mẹ?”

Môi mẹ cứng đờ lại, ánh mắt nhìn Chi Nga lại như nghi hoặc, lại như khó tin.

“Chi Nga, con sao vậy? Bà ngoại mất trước khi con sinh ra mà? Con không nhớ sao?”

Bàn tay nắm gấu áo mẹ trượt xuống, biểu cảm trên mặt Chi Nga trở nên sững sờ. Rõ ràng bà còn sống đến năm cô hai mươi tám tuổi cơ mà, tại sao lại mất trước khi cô sinh? Cô quét mắt nhìn cả căn phòng, nó giống hệt như trong trí nhớ của cô, khuôn mặt mẹ, anh trai, mấy đứa em họ, và cả lũ nhỏ hàng xóm. Không có gì thay đổi, vậy thì tại sao?

Cái giá phải trả cho việc trọng sinh của cô chính là tính mạng của bà ngoại cô sao?

Chi Nga che miệng ngăn lại tiếng nức nở, nhưng nước mắt đã chảy dài lăn qua kẽ ngón tay, ướt mu bàn tay. Có lẽ cả cuộc đời này Chi Nga không thể biết cái giá phải trả cho việc trọng sinh là mạng sống của người thực hiện phép trọng sinh hoặc một nửa tuổi thọ của người được trọng sinh. Bà ngoại đã đem bí mật của nửa sau sự thật đó xuống mồ. Cuộc sống mới này, bà ngoại đã mất trước khi cô sinh ra, nhưng tình thương bà giành cho cô không hề thay đổi. Bà yêu đứa cháu gái này hơn cả mạng sống của mình.

Chi Nga khóc dữ dội, nói năng lộn xộn rồi mê sảng và sốt cao mấy ngày liền, nên sau đó không ai hỏi lại chuyện cô mơ thấy bà ngoại nữa. Mẹ Chi Nga ngồi trông cô hai ngày đêm cô mới tỉnh lại. Khi tỉnh lại thấy mẹ ngồi bên cạnh ngủ gật, bàn tay vẫn đặt trên tấm khăn đắp trán cho cô. Nhìn khuôn mặt còn trẻ của mẹ và hai bàn tay bé xíu của mình, nước mắt Chi Nga lại lặng lẽ rơi. Tất cả không phải là giấc mơ, vậy thì bà ngoại đúng là đã mất rồi. Cô không thể tin được sự tuyệt vọng của mình đã khiến bà ngoại từ bỏ cả mạng sống để làm việc này vì cô. Hối hận cũng không ích gì, xin lỗi và cám ơn bao nhiêu lần cũng không đủ, cô chỉ có thể cố gắng phải sống thật tốt ở kiếp này để không phụ lòng bà ngoại.

Chương 1 << >> Chương 3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vô Diện tiên sinh

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/8/14
Bài viết
189
Gạo
108,0
Truyện hay đấy, tíêp tục đi nhé!
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 3: Cuộc sống mới

Mắt thấy đứa con gái bình thường hiếu động trở nên trầm mặc, hàng ngày chỉ thích ngồi thần người ra nhìn trời, Mẹ Chi Nga rất nhạy cảm nhận ra sự khác lạ. Bà cảm thấy có gì đó thay đổi lớn ở cô con gái, nhưng không nhận ra được nó là gì. Bà đành đổ lỗi cho việc con bé sốt cao mấy ngày liền nên chắc còn mệt.

Bà định quay người đi vào bếp chuẩn bị bữa tối, ngoài cổng chợt vang lên tiếng cười đùa.

“Mẹ con về!”

“Kha về rồi à? Sao hai ông cháu về chung thế này?”

“Con gặp ông lúc đi bộ từ đê đi xuống.”

Chi Nga đang trong trạng thái ngẩn người nghe thấy câu này thì phì cười. Làm gì có chuyện “tình cờ” khéo thế, cả tuần này ông nội đều “vô tình” gặp anh trai trên đường đi học về. Chi Nga nghĩ ngay tới chuyện tuần trước thằng Cường học lớp năm, con bà Khả xóm trên bắt nạt anh trai, đấm anh trai hai cái. Trẻ con đánh nhau là chuyện bình thường, nhưng ông nội là chúa bênh cháu, nhất lại đứa cháu đít nhôm đít vại* bảo bối của ông. Mẹ luôn cấm anh trai tố cáo bị bạn đánh với ông vì sợ ông làm to chuyện nên lần này anh trai chỉ mách nhỏ với ông nội.

* Đít nhôm đít vại: cháu đích tôn.

Hôm trước Chi Nga nghe trộm được hai ông cháu thì thào với nhau, ông nội tới tận nhà thằng Cường ở xóm trên, tóm được nó đang trông nhà bèn tìm dây buộc nó vào cột nhà. Ông còn ngồi chờ tới tận tối mịt bố mẹ nó mới về để “nói chuyện”. Nhưng ông vẫn chưa yên tâm nên mấy hôm nay mới phải đi đón anh trai. Ông nội thì sợ mẹ cằn nhằn còn anh trai thì sợ mẹ phạt nên cả hai ông cháu mới phải giấu giấu giếm giếm. Ông nội thì không nói làm gì, nhưng giờ Chi Nga mới nhận ra anh trai cô đúng là tinh ranh từ bé. Hèn gì sau này trên thương trường người ra lại sợ anh ấy đến thế.

“Đau!”

Chi Nga đang mải nghĩ ngợi thì nhăn mặt vì bị anh trai đột nhiên vỗ mạnh vào đầu.

“Lại ngồi ngẩn ra cái gì đấy?”

Chi Nga sao lại quên mất là hồi bé cô luôn bị anh trai bắt nạt nhỉ. Hừ, ít nhiều gì tuổi thực của “em” cũng gấp gần ba lần tuổi của anh bây giờ, anh dựa vào cái gì mà định bắt nạt em nữa hả? Cô nhủ thầm trong bụng phải trị cho chừa cái tật bắt nạt em gái mới được, nhưng mặt ngoài cô lại toét miệng cười khoe răng sún.

“Sáng nay em gặp anh Cường, anh ý bảo là ông…”

Miệng Chi Nga lập tức bị bịt chặt lại. Anh trai trợn mắt, giơ tay thành nắm đấm và há miệng hầm hè dọa cô. Chi Nga giả bộ sợ sệt.

“Anh bắt nạt em, em mách mẹ, mẹ ơi…”

Có tật giật mình nên anh trai vội thu tay lại tiếp tục bịt miệng Chi Nga, còn vội vàng quay đầu ngó xem có mẹ đằng sau không. Không thấy ai, anh chàng móc ở túi quần ra một cái kẹo bòn bon đưa cho Chi Nga. Hẳn là vừa nãy đi về ông nội mua cho anh trai. Ông chiều nhất anh mà.

“Không được nói chuyện thằng Cường với mẹ thì anh cho kẹo.”

Hờ, nhà có hai đứa trẻ con, kiểu gì ông nội chả bảo anh trai chia kẹo cho Chi Nga, vậy mà giờ anh trai lại dùng kẹo phải chia cho cô để đi “đút lót” cô. Thế mới biết, giỏi đi quan hệ từ bé. Chi Nga giật lấy cây kẹo, cười cười nói:

“Em biết rồi!”

Tiếng mẹ gọi xuống bếp ăn cơm. Chi Nga và Kha đi ra khỏi căn nhà mái bằng có một gian ngủ một gian khách đi xuống khu bếp. Ông nội và mẹ đã ngồi trên chiếu. Ông nội có ba người con trai. Bố Chi Nga là cả, nhưng thường xuyên đi công tác, tháng về được hai lần là nhiều. Chú hai thì lấy vợ và làm nhà ở xóm trên. Chú út ở ngay gần nhà Chi Nga, hai nhà chỉ cách nhau có một cái vườn. Chú út có một đứa con gái nhỏ ba tuổi, thím lại đang mang bầu đứa thứ hai nên bà nội ở với vợ chồng chú để giúp đỡ thêm. Vì vậy mà bữa ăn hàng ngày nhà Chi Nga chỉ có bốn người là ông nội, mẹ và hai anh em Chi Nga.

Bữa ăn chỉ có cải bắp luộc, thịt rang khô, và canh cải bắp luộc. Trong bát canh có bỏ thêm một quả cà chua nữa. Bữa ăn của gia đình theo trí nhớ của Chi Nga luôn đơn giản thế. Vì mẹ vừa đi dạy nửa ngày, vừa phải lo toan hết mọi chuyện đồng áng, và chăm hai anh em cô. Mặc dù có ông hỗ trợ nhưng vẫn trăm dâu đổ đầu tằm. Cũng vì lí do đó mà hồi nhỏ gần như tháng nào Chi Nga cũng được gửi tới nhờ bà ngoại chăm ít cũng dăm bữa mà nhiều thì nửa tháng. Xét về phương diện ăn uống cả Chi Nga và anh trai đều khảnh ăn, từ bé đã con nhà lính tính nhà quan, không ngon là không ăn. Thế nên cả hai mới gầy cong queo, đi đến đâu cũng bị chê là ốm đói.

Nhìn bữa cơm đạm bạc và nhìn vẻ vất vả của mẹ, Chi Nga chợt muốn giúp đỡ mẹ và đem tài nghệ nấu ăn của mình ra để vỗ béo cả nhà. Cô vì Quang mà chăm chỉ học nấu ăn gần mười năm trời mà Quang cực kỳ kén ăn nên tay nghề của cô không tồi chút nào.

Từ khi tỉnh lại, Chi Nga cứ ngây ngẩn cả tháng trời. Một phần vì sốc trước cái chết của bà ngoại. Phần còn lại vì không biết một đứa trẻ sáu tuổi phải làm cái gì. Cô muốn ngay lập tức đi tìm Quang, nhưng cô không thể xuất hiện trước một đứa trẻ mười tuổi mà nói: Em là người anh yêu nhất, sau này chúng ta sẽ sống cùng nhau. Ôi, đảm bảo anh yêu mười tuổi của cô sẽ chạy mất dép khi nghe những lời này. Mà nghe nói hồi bé anh theo mẹ đi công tác khắp nơi, cô biết ở đâu mà tìm. Cô biết rõ một Quang hai mươi tư tuổi tới ba mươi mốt tuổi, nhưng cô lại không rõ về anh khi anh lên mười. Hơn nữa mẹ cô sẽ để đứa con sáu tuổi của mình đi tìm “giai” sao?

Sau khi bình tĩnh suy nghĩ, Chi Nga tự nhủ chuyện tìm anh yêu phải hoãn lại rồi. Hiện tại cô chỉ có thể làm gì đó phụ giúp gia đình, khiến mẹ đỡ vất vả hơn thôi. Mặc dù đã hai mươi tám tuổi, có rất nhiều việc cô có thể giúp mẹ, nhưng mẹ cô đã nuôi cô sáu năm, hiểu rõ về cô. Chỉ cần cô thể hiện một chút rất có thể sẽ bị nghi ngờ. Vì thế Chi Nga chỉ nghĩ ra được một việc mình có thể làm là nhờ mẹ dạy nấu ăn, sau đó sẽ “hợp thức hóa” việc giúp mẹ làm bếp. Đứa trẻ sáu tuổi thích bắt chước mẹ là chuyện bình thường. Hơn nữa thời gian gần đây Chi Nga ủ rũ buồn chán, đột nhiên đòi học nấu ăn, nên mẹ rất nhiệt tình hướng dẫn.

Thực tế việc bếp núc cho thấy Chi Nga đã quá tự tin vào bản thân. Dù đúng là cô đã hai mươi tám tuổi và có tới mười năm kinh nghiệm nấu nướng, nhưng cô quên mất rằng, cô chưa từng đun bếp rơm, bếp củi, chưa bao giờ thổi cơm bằng bếp gang, rán trứng bằng chảo không chống dính. Cũng chưa bao giờ nấu ăn mà đồ nêm nếm chỉ có muối trắng với nước mắm mua 2000 đồng một lít.

Chi Nga chưa bao giờ nhớ bếp ga, nồi cơm điện, chảo chống dính, và nước mắm Nam Ngư đến thế. Cô đã ra nước ngoài rất nhiều lần, mỗi lần ở lâu đều thèm nước mắm, nhưng chưa bao giờ thèm mãnh liệt đến như bây giờ. Chi Nga thầm than thở bao giờ cô mới được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống hiện đại đây? Thế nên chả cần phải diễn, nhìn cô tay chân lóng ngóng đút rơm vào bếp thì đúng là kiểu người mới học. Mẹ vừa đi lấy nước về đã thấy Chi Nga nhét một đống rơm vào bếp làm khói bốc lên mịt mù. Mẹ vội chạy lại lôi rơm ra, kéo Chi Nga ra khỏi bếp, tét cho một cái vào mông.

“Mẹ vừa dạy thế nào mà lại nhét một đống rơm vào bếp thế?”

Mắt Chi Nga đầy ấm ức, tuổi một bó mà còn bị mẹ tét mông. Hic, thôi đó là mẹ, bỏ qua đi.

Qua hai tuần vừa học, vừa giả vờ học nấu bếp. Cuối cùng Chi Nga cũng có thành tựu. Nấu cơm bằng bếp gang không bị tro tràn vào nồi, trứng rán không thành trứng bác và không bị cháy đen. Luộc rau thì dễ rồi, khỏi phải nói. Bữa cơm đầu tiên của Chi Nga được cả nhà nhiệt liệt hoan nghênh dù chỉ có trứng và rau luộc.

Mẹ cứ tấm tắc khen cô nhanh nhẹn, nghe lời khen của mẹ Chi Nga bất giác đưa tay sờ cái mông bị tét mấy lần trong lúc học nấu ăn. Có câu ngu si hưởng phúc của ngu si, càng biết càng bị bắt làm lắm việc. Thực ra Chi Nga biết mẹ rất chiều cô, nếu cô không đòi học nấu ăn, thì chắc cũng sẽ phải đợi đến khi cô vào đại học, ở xa mẹ rồi mới bắt đầu học. Nhưng vì Chi Nga đòi học, mà mẹ cô lại là một nhà giáo hết sức tận tâm, không dạy thì thôi chứ dạy thì phải đến nơi đến chốn. Mà khi đã dạy “thành tài” rồi thì tội gì mà không sai bảo chứ? Chi Nga bắt đầu hòa nhập lại với gia đình bằng việc nấu ăn như thế đấy.
---
Chương 2 << >> Chương 4
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vô Diện tiên sinh

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/8/14
Bài viết
189
Gạo
108,0
Thank đã ủng hộ. Mình đang edit, dự định sẽ tung 6 chương hôm nay, đón đọc và nhận xét nhiệt tình giúp mình nhé!
Ok nàng. :bz Mà, nàng cho ta hỏi, 12 chương là hoàn luôn hả, hay còn nữa?!
 

Vô Diện tiên sinh

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/8/14
Bài viết
189
Gạo
108,0
Rút lại câu hỏi, đọc tới chương 3 thì đã hiểu là... còn dài!
:))
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 4: Bố về. (Phần 1)

Ngủ trưa dậy, đồng hồ đầu giường chỉ ba giờ. Chiều nay anh trai được nghỉ nhưng mẹ lại đi dạy. Ông nội đi thăm đồng rồi. Chi Nga uể oải vươn vai ngồi nhìn anh trai làm bài tập. Anh trai thông minh, lại bị mẹ kèm cặp nghiêm khắc từ bé nên cô nhớ thành tích của anh rất tốt. Nhưng nhìn cái điệu bộ cứ nhìn vở được một phút lại ngó ra sân một cái của anh trai, Chi Nga rất muốn cười. Cái điệu bộ ham chơi của anh trai hiện rõ ra mặt.

Chi Nga bò xuống giường, chạy ra đóng cổng để mấy đứa trẻ con trong xóm khỏi tới rủ anh trai đi chơi. Chưa kịp khép cổng thì một cái xe đạp Phượng Hoàng phanh kít trước mặt cô. Một anh chàng khá bảnh mặc áo xanh nông trường và quần phíp, trông mặt rất quen nhảy xuống xe nhìn Chi Nga tươi cười. Chi Nga chưa kịp lên tiếng hỏi: “Anh tìm ai?” thì tiếng của anh trai kêu to mừng rỡ:

“Bố đã về!”

Tí nữa thì Chi Nga sốc mà ngã lăn ra đất. Quên mất là bố với mẹ hiện tại chỉ hơn cô vài tuổi, cả hai đều mới ngoài ba mươi nên mới nhìn bố, cô chỉ nghĩ đến anh chàng nào, chứ không thể kết nối được khuôn mặt trẻ này với cái mặt tròn và cái bụng bia của bố sau hơn hai mươi năm nữa. Hơn nữa ấn tượng của cô về bố hồi bé rất mờ nhạt vì ông luôn đi công tác xa nhà. Không có anh trai thì Chi Nga suýt không nhận ra bố. Bố bây giờ đẹp trai ghê. Hèn gì hồi trẻ mẹ rất hay ghen.

Bố xoa đầu Chi Nga, thân thiện hỏi:

“Sao ngây người ra thế?”

Chi Nga toét miệng cười, đỡ giúp bố cái túi nặng ở tay. Bố ngạc nhiên khi thấy hành động của cô, nét cười trên môi ông càng đậm.

“Con gái biết thương bố xách nặng rồi à? Nhưng cái này nặng lắm con không xách được đâu. Kha nhìn em gái mà học tập.”

Nói rồi bố lại xoa rối tung mái tóc đỏ hoe của Chi Nga. Thấy em gái được khen, Kha nhăn nhó đi cùng bố tới phòng khách. Bố đặt túi đồ xuống đất.

“Mẹ đi dạy à? Ông nội đâu?”

“Mẹ đi dạy chưa về, ông đi thăm đồng rồi ạ!”

Chi Nga lễ phép trả lời. Bố nhìn nhìn cô một tí rồi cũng cười, quay sang hỏi Kha.

“Con đang học à?”

“Vâng, tuần này con còn được mười toán đấy!”

Chi Nga giờ mới hiểu, cô hơi bĩu môi. Hóa ra là biết chiều nay bố về, nên anh trai cố tình kê bàn học ra cái cửa sổ hướng với cổng để bố nhìn thấy. Cái điệu bộ vừa làm bài vừa ngỏng cổ lên nhìn ra cửa hóa ra là ngóng bố về. Chi Nga lắc lắc đầu, ông anh của cô thật lắm trò. Đây là cách đòi quà khéo của cu cậu đây mà.

Quả nhiên bố xoa đầu anh trai rồi tươi cười móc từ trong túi dưới chân đưa ra một chai nước mắm với khoảng gần hai cân thịt lợn với nửa cân thịt bò. Mắt Chi Nga sáng lên. Cô nhớ ra là bố thường mang thức ăn ngon bên ngoài về. Tiếc rằng bố là con trai trưởng, lương kỹ sư cũng không đáng bao nhiêu, mỗi lần về mua một bữa ngon cho cả nhà với quà cho con đã hết nửa tháng lương. Nếu ở nhà khác thức ăn bố mua có thể ăn được vài bữa, nhưng kiểu gì tối nay cũng mời nhà hai chú, chỗ đồ ăn này, chỉ được bữa tối nay thôi. Bố đưa đồ ăn cho Kha, bảo đem cất xuống bếp. Chi Nga nhanh nhẹn đỡ thay Kha, cô cười nói:

“Để con, con còn úp lồng bàn, chứ để anh Kha cất thì chó mèo tha hết thịt.”

Chi Nga đi xuống bếp mà không biết bố cô còn nhìn theo lưng cô mãi. Khi Chi Nga quay trở lại, anh trai đang cầm trên tay một tượng đất hình sư tử. Chi Nga đột nhiên nhớ ra, năm đó vì bố chỉ mua mỗi một tượng đất hình sư tử nên hai anh em tranh giành nhau. Anh trai lỡ tay đẩy Chi Nga từ trên hè xuống, lúc ngã môi cô đập vào mép bậc thềm nên sưng to như quả táo. Lần ngã này để lại một vết sẹo mờ, sờ thấy hơi sần trên môi trái của cô. Khi hôn cô Quang rất thích cắn nhẹ vào vết sẹo ấy. Nghĩ đến đây Chi Nga khẽ tủm tỉm cười, thấy bố quay sang nhìn mình thì làm bộ háo hức hỏi:

“Bố, quà con đâu?”

Bố đang cúi đầu bới loạn trong ba lô, nghe thấy tiếng Chi Nga thì ngẩng đầu lên, mắt có chút bối rối.

“Bố nhớ mua rồi, mà không biết…”

“Bố làm mất rồi à?”

Môi Chi Nga trều ra, cố tỏ vẻ thất vọng, khiến bố càng lúng túng. Nhìn cánh tay bới loạn trong ba lô của bố, Chi Nga suýt chút nữa thì không nén được cười.

“Bố mua gì cho con?”

“Một con búp bê, nhưng mà chắc rơi đâu mất rồi.”

Chi Nga làm bộ cắn môi chực khóc, nhưng trong bụng thực ra là nín cười đến chảy cả nước mắt. Nhìn điệu bộ lúng túng của bố hồi trẻ dễ thương kinh khủng, cô còn muốn trêu bố thêm một lúc nữa. Thấy em gái sắp khóc, bố thì lúng túng không biết dỗ em gái. Kha còn bé nhưng ý thức được việc mấy năm nay bố rất ít khi về nhà mà em gái còn nhỏ nên hai bố con không thân thiết, nó bèn đưa con sư tử đất nung cho em gái để giải vây cho bố.

“Chắc bị rơi rồi bố ạ, con với em chơi chung với nhau cũng được.”

Chi Nga kinh ngạc nhìn ông anh ki bo kẹt xỉ nhường đồ chơi cho mình, mắt bố thì sáng lên. Có gì vui bằng việc nhìn thấy mấy đứa con mình đều ngoan ngoãn, hiểu chuyện? Chi Nga vừa đỡ con sư tử thì Kha quay lại cười với bố.

“Lần sau bố nhớ mua đền quà cho em nhé?”

Ờ, Chi Nga đã hiểu ông anh trai nham hiểm. Lần sau mua quà cho cô sao có thể thiếu phần của anh được. Thế là cho em gái sờ vào đồ chơi của mình một cái, lần sau có thêm món đồ chơi mới nữa. Sao bảo tự dưng anh trai lại tốt bụng thế. Có điều ông bố hiền lành của Chi Nga thì không nhận ra “âm mưu” của cậu con trai nhỏ nên cười híp cả mắt.

“Được được, nhất định sẽ mua đền.” Sau đó thì nháy mắt với Kha nói nhỏ: “Sẽ có cả phần của Kha nữa.”

Bố vừa đi xuống nhà vệ sinh thì con sư tử trên tay Chi Nga cũng bị cướp đi. Hờ, cũng may lần này cô không giật lại nếu không chắc là sẽ bị đẩy ngã xuống hè khiến môi sưng tều cho mà xem. Chi Nga nhìn bậc thềm bằng xi măng thì nuốt nước bọt, ngã dập môi chắc đau lắm nhỉ? Cô sờ sờ môi thầm nghĩ, thôi thì Quang sau này đành bỏ thói quen cắn vết sẹo mờ bên môi trái của cô đi vậy.

Nhìn ông anh trai đang mê mẩn sờ mó con sư tử đất, Chi Nga lắc đầu, xem ra anh trai cô cần được dạy dỗ lại, không thể ức hiếp em gái thế này được.

Nghe tin bố về, hai chú làm đồng xong chạy thẳng tới nhà Chi Nga chơi. Một lúc sau bà nội với ông cũng ở đồng về, mấy người lớn đang vui vẻ trò chuyện trên nhà. Hôm nay có cả nhà hai chú nên phải nấu cơm cho tám người lớn với năm đứa trẻ con.

Bình thường bà nội với hai thím sẽ phụ với mẹ. Nhưng bà nội lúc nào cũng không vừa mắt mẹ, mới hôm qua còn chỉ cây dâu mắng cây hòe, nói mẹ cả buổi tối nên chẳng có chuyện tối nay bà sẽ hỗ trợ nấu cơm. Thím út thì bầu đến tháng thứ tám rồi, người nặng nề thế kia sao ngồi xổm nấu cơm được. Thím hai thì lười chảy mỡ. Hôm nay lại là thứ bảy, có tiết sinh hoạt, mẹ chắc muộn sẩm sơ mới về. Đến giờ ăn mà chưa có cơm nước, kiểu gì bà cũng mắng mẹ vuốt mặt không kịp.

Chi Nga thở dài, thôi thì hôm nay cô đành cứu cánh cho mẹ cô vậy. Chi Nga liếc nhìn ông anh trai, thấp giọng than thở.

“Lần nào bố về, tất cả cũng ăn ở nhà mình.”

Nhìn hai mắt sáng lên hình dấu đô la của ông anh trai, Chi Nga bấm bụng cười thầm. Anh trai cô là vua giữ của, không bao giờ để bản thân và gia đình chịu thiệt thòi cái gì. Quả nhiên nghe cụm từ “ăn ở nhà mình” thì lập tức lông mày anh trai nhíu chặt lại, vẻ mặt phụng phịu khó chịu. Hẳn đang nghĩ cách làm sao để khiến nhà mình không mất đồ ăn. Chi Nga giả vờ không để ý, lại khẽ nói:

“Không thể để nhà mình lần nào cũng tốn đồ ăn được!”

Anh trai gật đầu như giã tỏi. Tay còn bắt chước bố giơ giơ lên sờ cằm. Nhưng vẫn chưa lên tiếng, chắc là vì chưa nghĩ ra cách gì.

“Tí nữa em lên vườn nhà chú út, hái rau nhà chú ấy, nhà chú ấy ăn ở nhà mình thì cũng phải đóng góp mới đúng. Còn nhà chú hai, làm gì được nhỉ? Hay là nhờ thím hai nấu hộ hai nồi cơm. Đằng nào thì nhà mình cũng đặt được hai bếp thôi, cả nấu cơm nữa bao giờ mới xong?”

Chi Nga bỏ qua biểu tình phấn khích trên mặt anh trai, tiếp tục than thở.

“Tiếc là mẹ về trễ, ai đi nhờ thím được đây?”

Anh trai quay sang nhìn Chi Nga với ánh mắt kiên nghị như kiểu đã chấp nhận cô vào hàng ngũ “những người giữ của”.

“Em gái ngoan, để đấy cho anh! Để anh đi!”

Chi Nga đạt được mục đích thì cười thầm, nhưng vẫn sợ anh trai sẽ làm hỏng việc. Ở quê hay nói xấu nhau lắm, nhỡ anh trai nói cái gì không phải để thím hai nói xấu động đến mẹ thì không được. Chi Nga vội tóm tay anh trai, vẻ mặt khó xử.

“Để em vào đong gạo đưa cho anh, nhỡ đâu thím hai lại bảo mẹ sai anh đi, rồi nói nhà mình ăn không của thím ấy thì chết.”

“He he, anh chạy đến nhờ, rồi bảo quên không đem gạo. Thím kiểu gì chả ngượng mà bảo không cần! Cả nhà thím ăn ở đây còn gì, phải đóng góp chớ.” Trong giọng Kha còn có tiếng nghiến răng. Cũng phải, lần nào bố mua thịt ngon về thằng cu Bin con chú hai cũng tranh giành thịt với anh trai, nên bị ghét là phải.

Chi Nga vỗ tay lên trán cao giọng tán thưởng ông anh. Tán thưởng thật ấy chớ, mới có mười tuổi mà đã lươn lẹo thế, thảo nào sau này ổng giàu thế không biết.

Chương 3 << >> Chương 5
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Wonbin

Gà con
Tham gia
5/9/14
Bài viết
44
Gạo
0,0
Chương 2 cái giá phải trả cho việc thực hiện phép trọng sinh.

Chi Nga tỉnh dậy trong tiếng reo hò ầm ỹ của nhiều đứa trẻ nhỏ. Cô cố gắng mở mắt ra. Treo giữa nhà là một bóng đèn tròn 60w. Cô đang nằm trên giường, gối đầu vào đùi… mà là đùi ai nhỉ? Chi Nga ngước mắt lên nhìn.

“Tỉnh rồi à? Sao vừa ăn cơm xong đã ngủ thế?”

Người đang cười với cô chẳng phải là mẹ sao? Nhưng sao mẹ lại trẻ như thế? Mắt Chi Nga cay xe, cô choàng tay ôm chặt hông mẹ bật khóc. Từ khi cô hai lăm tuổi, bắt đầu sống chung với Quang, bố mẹ và anh hai đã ra nước ngoài. Họ vốn đã không thân thiết với cô, lại giận cô vì không xuất cảnh với họ mà quyết định ở lại với Quang, vì thế mà sau đó cô rất ít liên lạc với gia đình. Đã bao lâu rồi cô chưa ôm mẹ? Vòng eo mẹ mảnh khảnh hơn trong trí nhớ của cô rất nhiều, nhưng sao vòng tay cô ôm lại không chặt? Chi Nga nhỏm dậy, chăm chú nhìn hai bàn tay bé xíu của mình. Cô kinh ngạc nhận ra không chỉ bàn tay, chân và người cô cũng bé xíu.

“Hoan hô!”

“Đánh chết yêu quái đi!”
...

Tiếng reo hò của đám trẻ con đang xem Tôn Ngộ Không được chiếu từ một cái ti vi đen trắng 14 inch. Người vừa reo to nhất chẳng phải là anh hai cô, hay sao? Anh hai cô cũng còm nhom bé xíu, nhìn chưa đến mười tuổi. Đứa trẻ bên trái anh hai, cao hơn anh, là Dũng, con cả của dì hai. Đứa bên phải anh hai thấp hơn anh hai, là Tuấn, là con út của dì hai. Chi Nga còn nhớ, nhà cô là nhà thứ ba mua tivi trong làng. Lại mua đúng vào lúc truyền hình Việt Nam chiếu Tây Du Ký nên thường có trẻ con sang xem nhờ. Không lẽ, không lẽ cô … trọng sinh? Chi Nga kinh ngạc quay người lại bắt gặp ánh mắt lo lắng của mẹ.

“Con bé này, sao tự dưng ngây người ra thế?”

“Mẹ, con mấy tuổi?”

Ánh mắt của mẹ ngoài lo lắng còn có sự nghi hoặc.

“Sáu tuổi, con sao thế?”

Chi Nga vẫn nhớ năm nhà cô mua ti vi là năm cô sáu tuổi. Vậy, đúng là cô trọng sinh thật hay sao? Cô đã quay lại hai mươi tám năm, một lần nữa trở lại thành đứa trẻ sáu tuổi sao? Vậy bà ngoại thực sự đã thực hiện được phép trọng sinh sao? Vậy là cô thực sự có thêm một cơ hội nữa hay sao?

Chi Nga không ngờ cô có thể trọng sinh, lại trọng sinh lại những hai mươi tám năm. Trên mặt cô ngoài sự kinh hoảng còn cả sự vui sướng. Cô sáu tuổi, vậy anh mới mười tuổi. Chỉ nghĩ đến việc vẫn còn được hít thở chung một bầu không khí với anh, đã khiến Chi ra run lên vì kích động. Môi cô cong lên thành một nụ cười. Quang à, đợi nhé, nhanh thôi em sẽ tới tìm anh!

“Sao lại vừa khóc vừa cười thế này?”

Mẹ lấy tay chỉ trán Chi Nga đẩy một cái, giọng bà đã bớt lo lắng. Chi Nga nhìn mẹ mủm mỉm cười. Nếu mà cô nói với mẹ là: mẹ à, mẹ biết không, tuổi thực của con bây giờ là bằng tuổi mẹ đấy. Không biết mẹ có phát hoảng không nhỉ?

Chi Nga lấy tay che miệng cười trộm, bất chợt cô nhớ tới hàng chữ trước khi cô bất tỉnh: Cái giá phải trả của phép trọng sinh. Nụ cười trên môi cô tắt vội. Cô không kịp đọc dòng cuối cùng, nên không hiểu mình phải đối diện với cái gì.

“Con sao vậy?”

Mẹ Chi Nga rất ngạc nhiên vì biến đổi thoắt buồn thoắt vui trên mặt con gái.

Chi Nga ngẩng đầu nhìn thấy mẹ. Cô vội vàng hỏi.

“Mẹ, bà ngoại đâu, bà ngoại đang ở đâu ạ?”

Bà ngoại là người viết cuốn sách, chắc chắn bà biết. Nhưng đối diện với ánh mắt chờ mong của Chi Nga là đôi mắt lo lắng, nghi hoặc của mẹ.

“Con hỏi bà ngoại làm gì?”

“Con muốn hỏi bà ngoại mấy thứ, bà đang ở đâu hả mẹ?”

Môi mẹ cứng đờ lại, ánh nhìn Chi Nga lại như nghi hoặc, như khó tin.

“Chi Nga, con sao vậy? Bà ngoại mất trước khi con sinh ra mà? Con không nhớ sao?”

Bàn tay nắm gấu áo mẹ trược xuống, biểu cảm trên mặt Chi Nga trở lên sững sờ. Rõ ràng bà còn sống đến năm cô ba mươi tư tuổi cơ mà, tại sao lại mất trước khi cô sinh? Cô quét mắt nhìn cả căn phòng, nó giống hệt như trong trí nhớ của cô, khuôn mặt mẹ, anh trai, mấy đứa em họ, và cả lũ nhỏ hàng xóm. Không có gì thay đổi, vậy tại sao?

Cái giá phải trả cho việc trọng sinh của cô chính là tính mạng của bà ngoại cô sao? Chi Nga che miệng ngăn lại tiếng nức nở, nhưng nước mắt đã chảy dài, ướt mu bàn tay. Có lẽ cả cuộc đời này Chi Nga không thể biết cái giá phải trả cho việc trọng sinh là mạng sống của người thực hiện phép trọng sinh hoặc một nửa tuổi thọ của người được trọng sinh. Bà ngoại đã đem bí mất của nửa sau sự thật đó xuống mồ. Cuộc sống mới này, bà ngoại đã mất trước khi cô sinh ra, nhưng tình thương bà giành cho cô không hề thay đổi. Bà yêu đứa cháu gái này hơn cả mạng sống của mình.

Chi Nga lấy lý do là vừa nãy nằm mơ gặp bà ngoại. Vì Chi Nga khóc dữ dội, nói năng lộn xộn, sau đó thì lên cơn sốt nên không ai hỏi lại chuyện cô mơ thấy bà ngoại nữa. Mẹ Chi Nga ngồi trông cô hai ngày đêm cô mới tỉnh lại. Khi tỉnh lại thấy mẹ ngồi bên cạnh ngủ gật, bàn tay vẫn đặt trên tấm khắn đắp trán cho cô.

Bà ngoại đúng là đã mất rồi. Nước mắt Chi Nga lại lặng lẽ rơi. Kiếp này, cô nhất định phải sống thật tốt, nếu không cô sẽ thật có lỗi với bà ngoại.
Ừm! Hay mà!
 
Bên trên