Hoàn thành Tìm lại anh và một lần nữa yêu anh - Hoàn thành - Ivy_Nguyen

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Chị Ivy_Nguyen năng suất ghê.
Hóng chương sau của chị.
P/S.
Chương 2.
- chử um => chửi um.
- nhếc môi => nhếch môi.
- “Nếu có cháu nhất định sẽ ngăn anh ấy chạy về phía cái xe bus chết tiệt kia” => thiếu chấm cuối câu.
- “Không thì …” => “Không thì…”
Chương 2.
- không lẽ cô … trọng sinh => không lẽ cô… trọng sinh
- trược xuống => trượt xuống.
- bí mất => bí mật.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 5: Bố về. (Phần 2)

Nhìn đồng hồ đã bốn giờ hơn, Chi Nga xắn tay vào làm bếp. Dù sao cũng chả có ai hỗ trợ, nên phải làm sớm thôi. Cô cắp hai cái rổ lên vườn nhà thím. Bà nội rảnh hơn mẹ, lại có thím ở nhà nên nhà bên ấy trồng rất nhiều loại rau củ quả. Trước mặt mọi người bà luôn miệng nói muốn ăn thì lên mà hái, nhưng mà cứ vác rổ tới là thấy bà lườm nguýt. Được một hai lần như thế là mẹ thà đi chợ mua rau chứ chả dám lên đấy hái. Nhưng hôm nay bà còn bận buôn chuyện trên nhà trên đâu có thời gian mà lườm nguýt. Chi Nga cắt lấy bảy, tám trái mướp, nhổ một nắm hành hoa và một củ gừng, cắt một quả bí xanh, hái thêm mấy trái cà chua với một rổ rau sống. Có một mình Chi Nga không dám làm nhiều món. Làm mỗi món số lượng nhiều hơn một ít là được rồi.

Thịt lợn rửa sạch. Thịt này có một phần ba là mỡ, để kho tàu ngon nhất nhưng mà món đó là món lạ ở quê trong thời gian này. Mẹ còn chưa biết nấu, sao mà Chi Nga dám trổ tài? Thôi tốt nhất là luộc, thái mỏng. Trẻ con ăn được với cơm, người lớn có thể quấn rau sống chấm mắm ăn. Vừa hay bố mang về một chai nước mắm ngon nữa chứ.

Anh trai hớn hở đi về, chìa ngón tay cái đắc thắng về phía Chi Nga. Cô nhìn anh trai bằng ánh mắt sùng bái khiến Kha càng đắc ý. Nhưng đột nhiên mặt Chi Nga xịu xuống.

“Sao thế?” Kha vội vàng hỏi.

“Hôm rồi mẹ dạy em cách ngồi trông bếp củi mà em quên, hic, giờ làm sao anh? Hôm nay muộn mẹ mới về, không có cơm thì…”

Chi Nga mới nói đến đây đã thấy mắt Kha đảo nhanh nhìn vào nhà chỗ bà nội ngồi. Mới mười tuổi, nhưng anh trai có vẻ đã ý thức được hiềm khích của bà nội đối với mẹ rồi. Chi Nga giả bộ thăm dò.

“Hay em nhờ bà nội nhé?”

“Nhờ làm gì?”

Kha hơi gắt, thằng nhóc nhìn Chi Nga hỏi:

“Anh trông được bếp, nhưng em có biết nấu không?”

Chi Nga chỉ chờ có thế, vỗ ngực tự hào.

“Cơm mấy hôm nay anh ăn, chả em nấu thì ai?”

“Nhưng hôm nay đông người!” Giọng Kha có chút chần chờ.

“Một lát mẹ về làm cùng em là xong ấy mà!”

Thế là Chi Nga cho thịt và mấy nhánh hành khô đập dập vào nồi nước rồi đặt lên bếp cho Kha trông. Cô chạy ra giếng rửa sạch rau và làm công việc vất vả nhất: thái thịt bò. Nếu cơ thể trưởng thành thì thái nửa cân thịt bò với cô không có vấn đề gì, nhưng một con nhóc sáu tuổi, con dao đã to hơn tay nó thì đó lại là cả một vấn đề. Cũng may kỹ năng thái của Chi Nga tốt, sau hơn nửa tiếng xoay vần thì cũng xong miếng thịt bò. Chi Nga bê mâm nguyên liệu chuẩn bị tốt vào bếp, không quên úp cái lồng bàn tránh tro bụi.

Mở vung nồi thịt, dùng đũa thăm thử thấy thịt đã được. Chi Nga vớt thịt ra đĩa. Nhờ Kha giã nửa bát lạc sống rồi đổ vào nước luộc thịt. Đợt canh sôi lên cho mướp đã thái nhỏ vào, cuối cùng trước khi bắc ra thì cho hành hoa và nêm vừa miệng. Món này dù Chi Nga chỉ đạo nhưng đụng tay đụng chân nhiều nhất là Kha. Thế nên cô cứ nức nở khen món mướp nấu lạc anh trai nấu ngon hết sảy khiến mũi Kha càng phổng, càng hăng máu giúp em gái.

Chi Nga bắc chảo lên bếp vừa luộc thịt xong, đổ lạc từ hũ sành ra, hướng dẫn Kha cách rang. Món này tương đối dễ, Chi Nga ngồi bên canh chừng là được. Bếp bên cạnh cũng được nhóm lên, Chi Nga cho mỡ vào xoong phi thơm với hành rồi cho cà chua cắt nhỏ vào đảo, sau đó đổ khoai tây vào đảo tiếp. Thêm ít nước và gia vị, đun chừng mười phút thì đậy vung, nhấc khỏi bếp, vùi vào tro ấm ngay sát hai bếp. Như vậy khoai vừa thơm vừa nhừ, vừa không phải đun lâu. Sau đó bếp lại được nhóm lớn để phi hành tỏi thật thơm làm món thịt bò xào bí xanh. Bếp bên cạnh lạc vừa rang xong được cho vào ủ trong khăn sạch. Chi Nga xào xong thịt bò, lại nhấc nồi khoai tây lên, nêm lại và cho hành vào là xong. Vừa lúc ấy mẹ về.

Thấy mọi người đang ngồi nhà trên cười đùa vui vẻ, nhìn cửa bếp chỉ thấy có hai đứa trẻ con chạy ra đón mẹ. Mắt mẹ thoáng đỏ lên. Mẹ vội vã lên nhà chào ông bà rồi chạy xuống bếp, không kịp nhìn bố với nhìn ánh mắt mỉa mai của bà nội. Vừa chạy xuống bếp, định hỏi bố mua cái gì về làm cơm thì thấy mấy món đã làm xong, mẹ kinh ngạc lắp bắp:

“Bà nội hay thím hai nấu cho mấy đứa vậy?”

Hai anh em quay sang nhìn nhau cười cười. Kha đáp:

“Mẹ, con với em nấu đấy!”

Mẹ ngồi xụp xuống ôm hai đứa vào lòng, lẩm bẩm:

“Có ai bắt các con làm đâu?”

“Hai đứa con muốn giúp mẹ mà.” Chi Nga lí nhí trả lời, nghe giọng có vẻ sợ trách cứ.

Quả nhiên mẹ vội tươi cười.

“Mẹ không trách hai đứa, để mẹ xem, hai đứa làm được gì rồi.”

Mở lồng bàn ra, thấy ba khối thịt lớn luộc chín tới còn chưa cắt miếng, hai đĩa to bò xào. Bên cạnh là một nồi đầy khoai tây xào và một nồi to canh mướp nấu lạc. Nhấc cái thìa lên thử, thấy món nào nêm nếm cũng vừa miệng, mẹ vô cùng ngạc nhiên quay sang nhìn thấy hai đứa con đang háo hức đợi nhận xét. Mẹ cười, mắt càng đỏ.

“Hai đứa giỏi lắm!”

Anh trai nghe thấy thế thì phấn khích cười to, lôi từ góc bếp ra cái rổ.

“Còn có cả lạc rang đang ủ để cho ông, bố với các chú nhắm rượu nữa nè mẹ.”

“Tốt, con trai mẹ giỏi!”

“May quá mẹ về, cắt thịt cho con!” Cái này Chi Nga nói thật, thái xong nửa cân thịt bò, tay cô đã nổi phồng nước rồi, thêm hai cân thịt lợn luộc chắc cô khỏi dùng đôi tay này quá.

“Được, để mẹ!”

Ý cười trên miệng mẹ càng sâu.

“Kha đi mua cho mẹ cút rượu, Chi Nga vào xếp bát cho mẹ!”

Mẹ chợt khựng người lại, vỗ trán nhắn mặt.

“Hai đứa quên thổi cơm à?”

Hai anh em quay sang nhìn nhau cười khúc khích.

“Con sợ mẹ về trễ nên chạy sang thím hai nhờ thổi hộ rồi.”

Kha cười đáp. Mẹ thở phào một cái. Thầm tán thường hai đứa nhà mình thật tháo vát.

Có thêm mẹ, tiến độ công việc đẩy lên thật nhanh. Chi Nga chạy đi vớt rau sống mới ngâm nước muối và nhờ mẹ pha cho bát nước chấm ngon. Chỉ một lát sau thím út ưỡn bụng dắt theo đứa em họ ba tuổi đi tới. Chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng than thở đau lưng, nặng bụng. Thím hai cũng ngay sau đó mở cổng đi vào, trên tay thím là một nồi gang to cơm vừa thổi.

Bà nội kinh ngạc nhìn mâm đồ ăn có canh, có rau có thịt đầy đủ, lại còn có đồ nhắm rượu cho hội đàn ông nữa. Bà liếc mắt nhìn đồng hồ, mẹ Kha mới về có nửa tiếng, thế thì ai giúp nó nấu ăn nhỉ? Là vợ thằng hai sao?

Ông, bố và hai chú ngồi một mâm, kèm thêm anh trai với cu Bin nhà chú hai. Số còn lại ngồi vào một mâm. Rượu đi vào vài lượt, mọi người đều xuýt xoa đồ ăn nấu khéo. Mọi người khen khiến mẹ cười híp mắt nói nhờ hai đứa nhỏ. Kha nhào vào mâm chỉ chỉ.

“Cháu nấu canh nè, luộc thịt nè, rang lạc nè…”

Mắt thấy cái nhíu mày của thím hai, chắc là đang bực mình vì không được kể công đây. Chi Nga cười ngây thơ nói:

“Thím hai không nấu cơm giúp và mẹ không về kịp thì cháu với anh trai cũng chẳng nấu được. Với lại ăn ngon tại vì rau hôm nay cháu hái ở vườn nhà bà.”

Đằng nào sáng mai bà nội cũng biết cô hái rau trong vườn, rồi lại tha hồ lườm nguýt nót xách nói mé mẹ vì nghĩ mẹ sai cô đi hái. Tốt nhất là nói ra luôn trước mặt mọi người như thế này cho bà nội khỏi có cớ gây chuyện với mẹ. Nghe đến đây thì Chi Nga thấy bà nội hầm hầm quay sang lườm mẹ, cô vội vàng nịnh nọt.

“Rau bà nội trồng là số một.” Chi Nga quay sang nhìn bà nội cười ngọt ngào: “Cháu thích ăn rau của bà nội nhất.”

Chú út phì cười. Chú còn lạ gì tính bà nội, cũng không thích cái tính bủn xỉn ấy, thấy hôm nay cháu gái nói vậy thì chú làm bộ thuận miệng:

“Nếu thích thì bữa nào cũng sang vườn nhà chú mà hái nhé?”

“Dạ!” Hai đứa tham lam Kha và Chi Nga nghe thấy được ăn miễn phí thì đều reo lên thích thú.

Chi Nga tảng lờ đi như không nhìn thấy bà nội đang lườm mình. Từ hôm đó cứ ăn rau là Chi Nga vác rổ sang vườn nhà chú út hái. Lườm nguýt thì chỉ có tác dụng với người da mặt mỏng như mẹ thôi. Với đứa con nít sáu tuổi như Chi Nga, quan tâm mặt mũi làm gì?

Cơm nước xong xuôi, mấy người đàn ông lại chè nước hàn huyên. Lũ trẻ con thì chơi đùa trong sân. Thím út lấy lí do bụng to nên xin về nghỉ, thím hai dọn dẹp một xíu cũng nói nhà không có người trông phải về ngó một cái, thành ra chỉ còn mình mẹ. Nhìn bóng lưng cúi xuống rửa bát của mẹ, Chi Nga chợt nhận ra thời trẻ mẹ đã phải chịu đựng không ít vất vả, tủi thân. Trước không nói làm gì, giờ có mình bên cạnh, Chi Nga thầm hứa, sẽ phải giúp đỡ mẹ nhiều hơn.

Tối đó trong giấc ngủ lơ mơ. Chi Nga nghe thấy tiếng bố mẹ nói chuyện.

“… Tính mẹ như thế, em đừng để bụng…”

“Em đâu có để bụng, em quen rồi. Hôm nay nhờ có hai đứa nhỏ, chúng làm em vui quá.”

Chi Nga nghe tiếng cười khúc khích của mẹ. Tiếng bố đột nhiên thở dài.

“Chi Nga, con bé đó… Anh thấy hình như nó khang khác?”

Chi Nga nằm trong chăn vội co người lại, hai tay lạnh toát. Ai bảo những ông bố thì kém tinh tế nào? Từ lúc cô xuất hiện thì cũng bây giờ mới gặp bố, ấy thế mà mới nói chuyện mấy câu đã nhận ra. Chi Nga căng tai nghe tiếp.

“Khác thế nào?”

“Anh thấy nó lớn hơn!”

Tiếng mẹ phì cười, đấm vào lưng bố, miệng lẩm bẩm: “Gần tháng mới về một lần, thấy con lớn hơn có gì lạ.” Bố cũng cười.

“Cũng đúng, nhưng anh thấy nó biết nghĩ hơn, chín chắn hơn. Nhưng như vậy cũng tốt, thế thì anh xa nhà mới yên tâm.”

Lòng Chi Nga được buông lỏng. Cảm giác gần gũi gia đình thật thích. Đã bao lâu rồi cô mới được nằm chung trên giường với bố mẹ nhỉ? Chi Nga hít sâu một hơi cảm giác đầm ấm đã rất lâu mới có lại này. Nhưng chỉ năm phút sau thì cô vô cùng hối hận vì phải nằm cùng giường với bố mẹ bởi tiếng thở gấp, rên rỉ cứ quẩn quanh bên cạnh.

Hai cái người này cũng thật là, con biết gần tháng nay bố không gặp mẹ, cơ mà phải tôn trọng con gái một tí chứ, đợi con ngủ say đã nào. Mới nghĩ đến đây thân người Chi Nga bị đạp một cái. Tiếng mẹ khe khẽ:

“Ôi, em đạp phải Chi Nga, con bé dậy thì chết!”

“Ngủ như chết rồi biết gì!”

Giọng bố làu bàu, có chút cáu kỉnh nhưng đôi tay bồng cô lại hết sức nhẹ nhàng. Chi Nga bị bố bế đặt xuống đuôi giường.

À há, bây giờ thì Chi Nga đã hiểu tại sao hồi bé, cứ tối ngủ đầu giường, sáng lại xuống đuôi giường rồi. Thì ra thủ phạm là hai cái người này!

Im lặng được một lát, tiếng bố lại vang lên khe khẽ.

“Hiệp hai nhé?”

Chi Nga thực sự muốn khóc toáng lên mà không được, đành thò tay lên bịt tai, cố gắng nhớ xem đến bao giờ mình mới có phòng riêng, hình như nửa năm nữa thì phải. Ôi không, tối mai, kiểu gì cô cũng phải ra phòng khách ngủ với ông nội và anh trai!
___________
*Cút rượu: đồ đựng chất lỏng có hình giống cái chai nhỏ, thường dùng để đựng rượu hoặc để đong lường, có dung tích khoảng bằng 1/4 lít.

Chương 4 << >> Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Truyện có ngược hông chị để em còn chuẩn bị sẵn khăn giấy.
P/S.
Chương 3.
- bòn bòn => tròn tròn hay là chị viết thế.
- “Không được nói chuyện thằng Cường với mẹ thì anh cho kẹo.” => hình như nên bỏ từ được.
- cải bắt => cải bắp.
- mười ăn trước đây => năm.
- ủ rũ buôn chán => buồn chán.
Chương 4.
- ngac nhiên => ngạc nhiên.
- Sau đó thì nháy mắt với kha nói nhỏ => Kha.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Truyện có ngược hông chị để em còn chuẩn bị sẵn khăn giấy.
P/S.
Chương 3.
- bòn bòn => tròn tròn hay là chị viết thế.
- “Không được nói chuyện thằng Cường với mẹ thì anh cho kẹo.” => hình như nên bỏ từ được.
- cải bắt => cải bắp.
- mười ăn trước đây => năm.
- ủ rũ buôn chán => buồn chán.
Chương 4.
- ngac nhiên => ngạc nhiên.
- Sau đó thì nháy mắt với kha nói nhỏ => Kha.
Một chút, nhưng nhẹ nhàng lắm, hơi cay cay mũi muốn khóc thì lại cười xoắn cả bụng --> đấy là phong cách viết chị hướng tới.
 

Mưa Mùa Hạ

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
6/8/14
Bài viết
2.926
Gạo
4.000,0
Bố mẹ Chi Nga vui ghê, truyện của ta cũng có cái đoạn tương tự như thế. :D
Rất thật...
Đợi chương sau, giờ chưa cảm được nhiều.:">
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
E hèm. Chẹp chẹp.
P/S.
- sau mà Chi Nga dám trổ tài => sao.
- trách cử => trách cứ
- Chi Nga quay sang nhìn bà nội cười ngọt ngào “Cháu thích ăn nhất rau của bà nội.” => thiếu 2 chấm
-Hai đứa tham của Kha và Chi Nga đều reo lên thích thú. => chạ biết chị định viết cái gì.
- “Chi Nga, con bé đó…. Anh thấy dường như nó thay đổi?” => 4 chấm rầu.
- Chi NGa nằm trong chăn vội co người lại, hai tay lanh toát => Chi Nga nằm trong chăn vội co người lại, hai tay lạnh toát
- chính chắn => chín chắn
- hai mơi ngày => mươi
- lầu bàu => lầu bầu/ làu bàu
- “Hiêp hai nhé?” => hiệp
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 6: Đi học

Sáng thứ hai bố lại đạp xe đi làm từ sớm. Chi Nga tỉnh dậy, tự đi rửa mặt thay quần áo. Anh trai đi học rồi. Mẹ phần cho cô hai bắp ngô làm đồ ăn sáng. Vừa gặm ngô Chi Nga vừa nghĩ, đã bao lâu rồi cô mới có lại cuộc sống nhàn nhã này? Mới cách đây chưa lâu ngày nào cô cũng quay cuồng với công việc, ngày nào cũng chỉ có hai điểm đến là nhà và bệnh viện. Cô luôn than thở là không có thời gian để đọc mấy cuốn tiểu thuyết ngôn tình mà cô thích. Chả ngờ bây giờ cô lại rảnh đến mức cả ngày ngồi nói chuyện với kiến, chán đến mức xòe tóc ra đếm sợi.

Vừa gặm xong bắp ngô, thấy ngoài cổng lố nhố ba cái đầu nhòm vào, có đứa bé gái chắc cũng sáu, bảy tuổi nhìn thấy Chi Nga thì cười cười vẫy tay. Chi Nga quen cô nhóc này sao? Thấy cô trừng mắt nhìn mình, con bé cũng ngượng ngùng thu tay lại, quay sang nói gì đó với hai đứa còn lại. Đúng lúc ấy mẹ từ bếp đi ra, thấy thế thì cười cười, kéo Chi Nga từ trên hè xuống đẩy ra ngoài cổng.

“Con đi chơi với các bạn đi.”

Chi Nga vô cùng muốn phản đối nhưng có đứa trẻ sáu tuổi nào lại từ chối đi chơi không nhỉ? Cô đành giả bộ tươi cười chạy ra cổng.

Hóa ra mấy đứa nhóc này là bạn hồi nhỏ của Chi Nga, nhưng cô không có ấn tượng gì nhiều về ba người này. Chỉ mang máng nhớ được người vẫy tay gọi cô tên là Hường. Hai cô nhóc này đều bằng tuổi Chi Nga, thằng nhóc thì hình như hơn Chi Nga một tuổi. Nửa năm sau gia đình Chi Nga chuyển lên thị trấn, sau đó không còn chơi với mấy người bạn này nữa, đó là lý do Chi Nga không nhớ nhiều về họ.

Mấy đứa nhóc dắt Chi Nga vào vườn chuối nhà thằng Cường ở xóm trên chơi trò làm nhà. Muốn chơi làm nhà phải cắt lá chuối làm lá lợp, bẻ que làm khung nhà. Thằng Cường thường trông nhà, thấy trẻ con đến chơi là đuổi cút. Nó hơn tuổi mấy đứa Chi Nga, lại to con nên đứa nào cũng sợ nó. Nhưng dạo trước trước ông nội Chi Nga vừa nện cho thằng nhóc đó một trận vì dám bắt nạt anh trai cho nên nhìn thấy Chi Nga thằng nhóc không dám đuổi. Chỉ sợ động phải cô thì ông nội cô lại tới nhà trói nó vào cột nhà, rồi bố mẹ lại nện cho nó một trận. Vì thế mà đám nhóc này muốn chơi ở vườn nhà thằng Cường thì nhất định phải rủ Chi Nga.

Làm nhà chán, hai người bạn nhỏ một người tên Hường, một người Chi Nga mới biết tên là Huệ nhặt được mấy cái nắp nước ngọt và nắp bia làm bát. Cậu nhóc duy nhất trong nhóm tên Dương cười hì hì đem “bảo vật” ra khoe. “Bảo vật” là một lưỡi dao lam cạo râu đã dùng đến cùn của bố Dương. Có dao cắt, có bát đĩa, bốn đứa: ba trẻ con, một đang giả làm trẻ con lại quay sang nhặt cỏ, hoa chuối thái thái nấu nấu chơi trò nấu cơm.

Nhìn khuôn mặt ngây thơ hoạt bát của ba người bạn nhí, Chi Nga không nén nổi tiếng thở dài. Trẻ con sau này đúng là đánh mất tuổi thơ. Cu Tít với bé Mít con anh Kha lúc sáu tuổi đều đi học cả ngày để ôn thi vào lớp một. Nếu không học nghiêm chỉnh thì không thể vào được trường điểm. Có chút thời gian rảnh thì chị dâu lại cho hai đứa nhóc đi học thêm. Ai đời, thân làm cô như Chi Nga mà tới nhà thăm cháu năm lần thì may ra gặp được một lần vì lần nào cháu nó cũng đi học. Chẳng biết giáo dục như thế bọn trẻ sau này sẽ tốt đến đâu nhưng hẳn là chúng sẽ rất tiếc nuối vì không có thời gian chơi đùa khi còn bé.

Tiếng í ới gọi của mấy bà mẹ cắt đứt dòng suy nghĩ của Chi Nga. Nhanh như thế đã đến giờ cơm rồi sao? Không ngờ một đứa ghét trẻ con như mình lại có thể chơi cả buổi sáng với mấy đứa nhóc này. Chi Nga vừa cười vừa lắc đầu đi về phía hướng gọi của mẹ. Tiếng gọi của các bà mẹ trước bữa cơm có lẽ là điểm đặc trưng của các miền thôn quê.

Rửa tay xong đi vào bếp, anh trai đang ê a đọc bài thơ Thương ông cho ông nghe.

“Ông bị đau chân

Nó sưng nó tấy

Đi phải chống gậy…”

Thấy anh trai ngập ngừng, có vẻ không thuộc lắm, Chi Nga nhanh nhảu đọc tiếp:

“Khập khiễng khập khà

Bước lên thềm nhà

Chân bước khó quá…”

Anh trai quay sang phấn khích.

“Đúng, đúng rồi. Anh nhớ mãi không ra cái câu Khập khiễng khập khà.”

Ông và mẹ thì ngạc nhiên nhìn Chi Nga. Chi Nga chột dạ, đổ mồ hôi hột trong lòng. Mẹ hỏi:

“Sao con biết bài thơ này vậy?”

Cô phải giả bộ ngây thơ nói:

“Tối hôm qua con nghe anh Kha đọc mà.”

Thấy Kha định mở miệng nói bài này sáng nay anh mới được học thì Chi Nga đã dúi vào tay anh hai viên tròn tròn. Không cần nhìn xuống cũng biết là hai viên kẹo bòn bon nên Kha ngậm chặt miệng lại. Tối qua có đọc bài kia hay không đâu có quan trọng, có kẹo ăn là được rồi. Kha thấy lạ là sau cái hôm sốt cao ấy, em gái nó dường như thay đổi. Mà thay đổi như thế nào thì khó nói lắm. Hình như là… khôn hơn thì phải. Lâu rồi Kha không có bắt nạt được con nhóc này.

Tiếng của mẹ vang lên đầy ngạc nhiên:

“Con nghe đọc thôi cũng thuộc sao?”

Chi Nga tươi cười gật đầu. Mẹ quay sang ông nội cảm than:

“Biết vậy năm nay con cho con bé đi học luôn rồi.”

Ông cũng cười quay sang xoa đầu Chi Nga khen giỏi. Chi Nga sinh cuối năm, nên đầu năm học này đi học thì còn thiếu đến năm, sáu tháng mới đủ sáu tuổi. Mẹ sợ đi học sớm nên để năm sau mới cho đi học. Mắt Chi Nga chợt sáng lên. Sao cô lại không đi học nhỉ? Mấy ngày nay cô đã chán ở nhà đến phát ngấy rồi. Tivi ngày chỉ phát có bốn tiếng và có độc một kênh duy nhất, không sách báo, không internet. Ngày nào cô cũng ngồi ngốc từ sáng đến tối. Lâu lâu chơi với bọn trẻ con một tí thì thấy mới lạ, chứ ngày nào cũng bắt cô chơi làm nhà với nấu cơm chắc cô sớm điên mất. Cô đã hai tám, là hai tám tuổi rồi đấy.

Ăn trưa xong, mẹ lấy cặp xách ra chuẩn bị đi dạy. Chi Nga chạy theo tóm yên xe đạp làm mẹ phải ngoảnh đầu lại.

“Cho con đi học, cho con đi học đi mẹ!”

Mẹ cười cười xoa má cô.

“Năm sau sẽ cho con đi.”

“Không cho con đi, cho con đi bây giờ đi mà!”

Mẹ chỉ cho là con nít làm nũng, kêu Kha lôi em gái vào ngủ trưa còn mình thì leo lên xe đạp đi dạy. Chi Nga không ngủ nổi, cô chán quá đành lôi đống sách vở lớp một của anh trai từ dưới đáy tủ sách ra, bày đầy giường. Kha thấy em gái lục lọi đồ thì hé mắt nhìn, hỏi:

“Lại muốn anh dạy học à? Được mấy hôm thì ném sách?”

“Trước anh dạy em học à?”

Kha làu bàu nói:

“Sao dạo này hay quên thế?”

Đúng rồi, bây giờ Chi Nga mới nhớ, mẹ bận rộn vì thế luôn bắt anh trai trông cô. Anh trai rất hay lôi sách báo ra đọc cho cô nghe. Rảnh rang thích chơi trò thầy giáo, còn lôi sách lớp một ra dạy cô. Chi Nga còn biết đọc trước khi đi học cơ, điều này khiến mẹ khi đó vô cùng ngạc nhiên. Nhưng mà anh trai dạy đến lúc nào thì cô mới biết đọc? Bây giờ đã biết đọc hay phải đầu năm học sau? Chi Nga vớ lấy cuốn sách tập đọc lớp một. Bỏ qua đoạn ghép vần, trực tiếp mở một đoạn văn.

“Anh Kha xem em đọc đoạn này có đúng không nè?”

Chi Nga lay lay vai anh trai. Kha dụi dụi mắt, lật người, nửa nằm nửa bò nhìn vào cuốn tập đọc. Máu làm thầy giáo lại nổi lên.

“Đọc sai anh vụt thước kẻ đấy!”

Chi Nga dạ thật to rồi, giả vờ chầm chậm đọc hết đoạn văn mẫu.

Trái với suy nghĩ của Chi Nga là Kha sẽ ngạc nhiên, anh trai chỉ nhíu nhíu mày rồi nói:

“Sao lại đọc tốt hơn tháng trước nhỉ? Chả sai từ nào. Rõ là cả tháng trước em không học mà?”

Thấy không bắt được lỗi nào của Chi Nga, Kha chán nản xoay người nằm ngủ tiếp. Chi Nga như mở cờ trong bụng. Hóa ra ở độ tuổi này cô đã biết đọc rồi sao? Cô có lên cười lớn vỗ ngực tự phụ không đây? Thế mà hơn tháng này cô phải giả vờ làm người mù chữ.

Năm học đã sắp hết một học kỳ rồi nhưng học sinh lớp một thời này ngoài yêu cầu biết đọc, biết ghép vần, đếm được đến 100 và làm phép tính cộng trừ trong phạm vi 20 là đạt. Vậy thì cô có thể nhảy vào học lớp một bất cứ khi nào. Điểm thuận lợi là mẹ cô lại là giáo viên ở trường tiểu học duy nhất trong xã này.

Buổi chiều mẹ về sớm. Thấy trên giường ở phòng khách bày la liệt sách vở. Mẹ túm lấy cái chổi ở góc nhà nện hai cái vào tường.

“Kha, sao lôi hết sách vở ra thế? Về nhà dọn giường cho ông nội ngay!”

Kha đang chơi bắn bi cách đó không xa chạy vội về, cau có nói:

“Chi Nga, không phải con. Con bé lôi sách vở ra từ trưa đến giờ.”

Lúc này mẹ mới chú ý, trong đống sách vở là đứa con gái nhỏ bé của bà, đang ngồi xổm cầm bút chì tập tô. Bà dịu giọng hỏi:

“Chiều mẹ không cho đi học, nên tự học ở nhà hả?”

Chi Nga cười khanh khách, đáp “vâng ạ”. Mẹ ngồi xuống nhìn nhìn quyển tập tô cũ của Kha, không nhìn ra được chữ nào do Kha viết, chữ nào do Chi Nga viết nên không thấy ngạc nhiên. Hơn nữa, thân thể nhỏ bé này lần đầu cầm bút nên Chi Nga có cố viết thế nào thì chữ cũng không đẹp, có chút run rẩy như mới tập viết. Mẹ lại hỏi:

“Thế ở nhà Chi Nga tự học được gì rồi?”

“Con không tự học, anh Kha dạy con học!”

Mẹ cười lại càng tươi. Anh trai thì hai mũi phổng lên. Chi Nga lật sách ra đọc một đoạn văn cho bà nghe. Lúc đầu bà không chú ý vì tưởng Chi Nga học vẹt, nhưng sau đó thì kinh ngạc khi nhận ra là con gái mình biết đọc thật. Vừa lúc đó chú út đi vào tìm ông. Mẹ lắp bắp nói:

“Chú, chú xem, Chi Nga nó… nó biết đọc này!”

Chú út không tin lắm, xé mảnh báo bọc túi đồ trên bàn thờ, chỉ chỉ vào ý muốn bảo Chi Nga đọc. Chi Nga cầm cầm tờ giấy, giả bộ nghĩ nghĩ. Khi mà cả mẹ và chú út đều cho rằng Chi Nga quả nhiên học vẹt thì cô bắt đầu chầm chậm đọc.

“… tìm người… thân… tên là… bỏ nhà ra đi vào ngày… khi đi mặc áo trắng quần ka ki… ai tìm thấy xin liên hệ…”

Nhìn ánh mắt kinh ngạc và vui mừng của mẹ và chú út, Kha bĩu bĩu môi nói:

“Là con dạy em đấy, em còn đọc được hết bảng cửu chương rồi.”

Chi Nga bĩu môi nghĩ trong bụng: mấy hôm trước thấy anh trai đọc sai bảng cửu chương nên mới tốt bụng nhắc nhở, sao qua miệng anh trai lại là cô được anh trai dạy? Thôi, vậy cũng tốt, đỡ phải giải thích sao cô biết đọc, biết làm toán.

Mẹ xoa đầu hai đứa luôn miệng khen “giỏi”. Chi Nga mè nheo nói:

“Cho con đi học đi mẹ, đi mà!”

Vừa nói Chi Nga vừa đưa ánh mắt cầu xin sang chú út. Tốt xấu gì thì mấy hôm trước cô cũng trông bé Thanh cho chú cả buổi, phải ủng hộ cô chứ?

Chú út cười hì hì.

“Học hết lớp một cũng chỉ biết đến thế này thôi. Chị cho cháu nó đi học đi, nó đang thích!”

“Nhưng bây giờ đã kết thúc một kỳ rồi.”

Chi Nga lại mè nheo.

“Mẹ dạy ở trường mà, cho con đi học, đi mà!”

Mẹ nói chuyện với chú một lát sau đó nấu cơm. Tối tắm rửa cho Chi Nga xong thì mẹ đặt Chi Nga và Kha lên xe đạp, đạp lên thị trấn và dừng lại ở một bưu điện nhỏ. Mẹ cho hai anh em Chi Nga vào buồng điện thoại cùng mẹ. Hóa ra mẹ gọi điện cho bố. Mẹ giải thích cho bố chuyện muốn cho Chi Nga đi học sớm rồi đưa máy cho Chi Nga. Đầu dây bên kia là giọng nói ấm áp của bố.

“Chi Nga muốn đi học hả?”

“Vâng ạ!”

“Vậy phải ngoan, không được làm mẹ giận nhé?”

“Vâng ạ!”

Vậy là việc đi học của Chi Nga được quyết định. Giữa tháng mười hai Chi Nga được cho vào học lớp 1B trường tiểu học Ngọc Thiện. Mẹ nói với cô giáo chủ nhiệm tên Triển, cũng là bạn thân của mẹ là cho Chi Nga “học nhờ” vài buổi. Sỹ số lớp không có tên cô. Mẹ muốn quan sát thêm việc học của Chi Nga, dù sao xen ngang vào học giữa năm thế này cũng khó nói.

Vì Chi Nga biết đọc và biết làm tính rồi cho nên việc theo học không gặp khó khăn gì. Trong lớp còn nhiều bé chưa ghép vần thành thạo thì Chi Nga đã đọc trôi chảy, cho nên cô giáo cứ trách mẹ sao không cho Chi Nga đi học sớm. Thấy Chi Nga dễ dàng theo học, mẹ cũng có chút sốt ruột nghĩ cách nói chuyện với hiệu trưởng để cô được nhập học chính thức.

Vài hôm sau lớp có người dự giờ đột xuất. Đoàn dự giờ có một nhân viên của huyện, có hiệu trưởng, hiệu phó nên cô giáo Triển vô cùng lo lắng và áp lực. Học sinh thì lại khác, nếu cô Triển có thời gian chuẩn bị và nhắc nhở học sinh một chút thì có lẽ chúng còn cảm thấy chút áp lực. Còn bây giờ mấy đứa trẻ con chỉ thấy tò mò, chốc chốc lại quay lưng nhìn mấy người lớn đằng sau.

Cô Triển cầm phấn viết tên bài tập đọc, nhưng chắc vì run mà làm rơi phấn. Cô luống cuống cúi xuống nhặt. Chi Nga ngồi bàn đầu nhanh tay nhặt phấn đưa cho cô, không quên cười một cái thật ấm áp động viên cô. Nghe nói cô Triển học chế độ 10+2 ngày xưa, tức là học mười năm phổ thông, rồi học tiếp hai năm nghề sau đó dạy học. Mà thời gian gần đây bộ giáo dục đang muốn thay thế dần số giáo viên này. Do đó cô Triển có áp lực lớn, sợ bị mất việc.

Bài đọc hôm đó là bài Cánh đồng. Người đọc trôi chảy nhất lớp này không ai khác là Chi Nga. Nhưng Chi Nga không phải là học sinh chính thức của lớp, dù những người dự giờ không biết nhưng cô giáo Triển cũng không dám gọi cô đọc bài. Một bạn gái ngồi giữa lớp được gọi đọc. Giọng không to lắm, thỉnh thoảng vấp mấy từ. Bài đọc độ nửa trang giấy nhưng cũng mất đến năm phút mới đọc xong. Thấy cô Triển thở phào một cái, Chi Nga thầm nghĩ hóa ra tiêu chuẩn cũng không cao. Bé Tít nhà anh Kha sau này, lớp một đã có thể đọc rất nhanh và rõ rồi.

Tiếp đó cô Triển ghi ra một số từ trong bài đọc, sau đó gọi các bạn lên đọc lại và mỗi bạn đặt câu với một từ. Đa phần các bạn đều thuận lợi đặt câu. Nhiều câu nghe rất buồn cười, nhưng như thế mới phù hợp với suy nghĩ ngây ngô của trẻ nhỏ. Cứ từ nào được đặt câu cô Triển sẽ gạch bỏ từ đó. Trên bảng còn một từ duy nhất: thửa ruộng. Ôi, các bạn nhỏ có vẻ gặp khó khăn với từ này nhưng Chi Nga nhớ khi cô học lớp một đã từng đặt câu với từ này. Cô giáo chủ nhiệm ngày đó còn tìm mẹ khen nức nở.

Mắt thấy mồ hôi cô Triển rịn đầy trán, cô ấy không thể kết thúc được phần này vì còn một từ chưa đặt câu. Nếu rơi vào tình huống này, đáng ra cô ấy chỉ cần nói từ cuối cùng này sẽ là bài tập về nhà, ngày mai cô sẽ kiểm tra lại xem các em đã đặt câu được chưa. Nhưng có thể nghiệp vụ sư phạm của cô chưa tốt hoặc cô Triển quá run mà không nghĩ ra nên cứ luôn miệng hỏi có em nào đặt được câu không.

Chi Nga quay lại thấy thầy hiệu trưởng đang chăm chú nhìn cô Triển, lòng cô chợt động. Nếu gây được ấn tượng tốt với thầy, thì việc nhập học của cô hẳn là dễ hơn nhiều. Nghĩ vậy Chi Nga bèn giơ tay. Cô Triển như chết đuối vớ được cọc, vội vã gọi. Chi Nga đứng thẳng, mỉm cười với cô.

“Thưa cô, câu của em là: Ngoài cánh đồng, các bác nông dân đang cày bừa hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác.”

Đây là câu mà Chi Nga đã đặt cách đây hai mươi mốt năm, thật không ngờ đến bây giờ vẫn còn nhớ. Câu này tình cờ lại có tới một nửa số từ vựng mà cô Triển ghi trên bảng. Chi Nga cảm giác thầy hiệu trưởng đang nhìn cô. Cô hắng giọng nói tiếp:

“Một câu khác là: Em đang học đặt câu với từ thửa ruộng.”

“Câu nữa là: Thửa ruộng nhà em to gấp đôi nhà bạn Tí.”

“Câu nữa là:…”

“Được rồi, chỉ cần một câu thôi. Tốt lắm, em ngồi xuống đi.”

Ở cuối lớp Chi Nga đã nghe thấy tiếng cười của mấy thầy cô. Ai đó còn nói “em học sinh này thật thú vị”, chắc hẳn là một ai đó trong đoàn người dự giờ. Giờ giảng kết thúc, cô Triển thấy thành công, còn Chi Nga thấy mình gây ấn tượng không tồi. Học sinh nghiêm chào cô rồi túa ra về. Thầy hiệu trưởng và hiệu phó tiến lên nói với cô Triển mấy câu. Chi Nga cố gắng sắp xếp sách vở thật chậm để xem họ nói gì, cũng là cố gắng để thầy hiệu trưởng nhìn lại cô một cái.

Quả nhiên khi nhìn thấy Chi Nga thầy hiệu trưởng thân thiết hỏi:

“Tên em là gì?”

“Thưa thầy, tên em là Chi Nga ạ!”

Chi Nga lễ phép trả lời. Cô Triển bên cạnh cũng nhanh nhảu.

“Con gái cô Ngân đó thầy, học sinh học ké lớp em được nửa tháng rồi.”

Thầy hiệu phó ồ lên một tiếng, quay lại hỏi Chi Nga:

“Sao em không nhập học từ đầu năm?”

“Vì không đủ tuổi ạ.”

Cô Triển thay Chi Nga trả lời.

“Nhưng mà đáng tiếc lắm, bài kiểm tra học kỳ một, con bé đạt điểm cao nhất lớp.”

“Thật sao?”

Thầy hiệu trưởng hứng thú hỏi. Chi Nga cười khanh khách, hồn nhiên mở cặp đưa bài kiểm tra ba môn: văn, toán và chính tả cho thầy xem. Ba con mười đỏ chót. Thầy hiệu trưởng nhìn bài kiểm tra rồi lại nhìn Chi Nga, ánh mắt có vẻ đang cân nhắc cái gì. Chi Nga biết nếu muốn vào học giữa năm thế này thì kết quả kiểm tra rất quan trọng, thế nên mới cẩn thận giữ bài kiểm tra này lại.

Tối đó, Chi Nga giả bộ ngây thơ kể chuyện buổi chiều đi học cho mẹ nghe. Mẹ nghe cẩn thận, sau đó có vẻ vui. Lúc chú út xuống chơi, mẹ kể lại chuyện, cười cười nói việc xin vào học của Chi Nga hẳn có khả năng rồi. Chỉ cần thầy hiệu trưởng đồng ý là được, mai mẹ sẽ đề cập chuyện này với thầy.

Chi Nga thở phào. Rốt cuộc cũng được chính thức đi học, như thế này còn tiết kiệm được một năm học nữa chứ. Nếu mà có thể tiết kiệm được bốn năm học thì có thể cùng vào đại học với Quang rồi. Kiếp trước điều đáng tiếc nhất của cả hai người là không được làm một đôi campus couple.

Năm thứ hai đại học Chi nga mới quen Quang, khi đó anh đã tốt nghiệp đại học. Khi anh quyết định quay lại học văn bằng hai thì cô cũng tốt nghiệp. Mỗi lần xem phim, thấy những đôi tay trong tay, dung dăng dung dẻ đi trong sân trường, Chi Nga lại thấy tiếc nuối. Cô luôn miệng nói tại sao em lại kém anh bốn tuổi, tại sao em lại không gặp anh sớm mấy năm? Anh cười nói: vì ông trời thương anh, muốn anh tập trung học hành cho xong nếu không sẽ bỏ học mà đi tán gái mất. Quả thực năm đó Quang rất vất vả mới theo đuổi được Chi Nga.

Năm đó hai mươi tuổi cô mới gặp anh, còn bây giờ sáu tuổi cô đã biết anh, vậy thì giấc mơ làm campus couple* có khi nào thực hiện được không nhỉ? Chi Nga cười thầm, bốn năm cách biệt sao? Trong đầu cô đã có một kế hoạch nhỏ.

*Campus couple: Cặp đôi trong trường học.

Chương 5 << >> Chương 7
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 7: Bị bắt nạt

AnhtraiNB.jpg

Mấy ngày sau Chi Nga chính thức vào học lớp 1B. Giấy tờ của cô được làm như một học sinh nhập học từ đầu năm. Thế mới biết, quen thân tiện thế đấy.

Chi Nga hàng ngày đi học cùng anh trai vì kì này hai anh em học buổi chiều còn mẹ dạy buổi sáng. Nhưng Kha ham chơi, chỉ lúc đi là đưa em gái đến trường còn lúc về thì chạy biến đi chơi với đám bạn.

Chi Nga vào học dở dang khi các bạn trong lớp đã kết bạn cả rồi, hơn nữa cô Triển còn rất ưu ái Chi Nga khiến các bạn trong lớp không ưa. Trong đầu có kế hoạch học nhảy lớp, lại chẳng hứng thú gì với mấy đứa nhóc con, đi học thỉnh thoảng còn tiểu són, ị đùn nên Chi Nga cũng lờ đi coi như không quen biết ai trong lớp. Chỉ có với thầy cô thì cô luôn lễ phép, tỏ ra thông minh và thân thiện.

Kết quả là: Chi Nga bị ghét.

Bọn con trai trong lớp nói: kiêu căng, nhờ hơi mẹ (vì mẹ Chi Nga là giáo viên của trường).

Bọn con gái nói: đồ nịnh hót giáo viên.

Chi Nga biết chuyện nhưng chẳng thèm nói gì, nghĩ trong bụng: ai thèm quan tâm chứ. Một người hai mươi tám tuổi như cô mà còn muốn chấp nhặt mấy đứa nhóc sáu tuổi sao?

Thái độ bất cần của Chi Nga đem lại kết quả là: lại càng bị ghét.

Tan học, Chi Nga một mình cầm cặp sách đi bộ theo con đê làng về nhà. Trên đê cũng có vô số những đứa trẻ khác đi bộ về. Con đê khá dài, sườn đê trồng cỏ tươi tốt, dưới chân đê là cánh đồng vừa cấy vụ đông xanh ngút ngàn. Cảnh tượng nói chung cũng đẹp và nên thơ nếu Chi Nga không nhớ lời nhận xét của cu Bin vài năm trước về con đê này. Nó nói con đê này là nơi ra đời của bao nhiêu đứa trẻ trong làng. Lúc đầu Chi Nga không hiểu, sau này mới líu lưỡi không nói được gì khi nhớ ra triền đê này là nơi hẹn hò lí tưởng của đám thanh niên trong làng mỗi tối và ở miền quê này bây giờ và nhiều năm sau đó vẫn chưa xuất hiện nhà nghỉ tính tiền theo giờ. Phát hiện này khiến Chi Nga cười muốn sặc khi ấy. Thằng em họ của cô có cần ăn nói ẩn dụ thế không?

Đang miên man suy nghĩ thì có người đẩy mạnh vào vai của Chi Nga. Vì đang đứng ở mép đê nên Chi Nga bị ngã, không biết lăn bao nhiêu vòng cuối cùng dừng lại bằng việc rơi tõm xuống ruộng lúa dưới chân đê. Chi Nga choáng váng, cố gắng gượng dậy, lóp ngóp bò ra từ ruộng lúa. Tiếng cười chỉ trỏ của đám trẻ con vang lên không dứt. Cả người Chi Nga dính bùn, cặp sách quần áo ướt nhoét. Mặt mày, đầu tóc cũng đầy bùn đất. Nhìn cô muốn có bao nhiêu chật vật có bấy nhiêu. Nếu cô đúng là một đứa bé sáu tuổi, lúc này hẳn là bật khóc rồi.

Một cái bóng nhỏ vừa nhảy vừa chạy như bay tới. Đó chả phải anh trai thì ai? Chắc ai đó nhìn thấy cô bị ngã lên báo với anh.

Chi Nga chỉ cho là trò đùa ác của mấy đứa trẻ con, trong bụng thấy bực mình một chút chứ tuyệt đối không thấy tủi thân. Nhưng khi thấy ông anh trai hấp tấp lo lắng hỏi: “Có làm sao không?” thì Chi Nga bỗng dưng bật khóc.

Nhiều năm trước anh trai cưới vợ, Chi Nga và chị dâu không ưa nhau vì thế hai anh em càng ngày càng xa cách. Anh chị và các cháu ra nước ngoài thì liên lạc lại càng thưa thớt hơn. Ngay cả khi Quang mất, anh trai cũng chỉ gọi hỏi thăm bằng những câu khách sáo, thật tâm không hỏi cô được một câu chân thành “Có làm sao không?” như lúc này.

Thấy Chi Nga khóc, anh trai nhảy choi choi và chỉ tay vào đám trẻ con đang bu xung quanh nhìn, mặt anh trai đỏ gay lên quát:

“Đứa nào đẩy em ông? Đứa nào? Giỏi ra đây, ông đập chết!”

Chi Nga nhanh mắt nhìn thấy thằng cu Tuyên học cùng lớp với cô, nhà hắn cũng chỉ cách nhà cô có mấy bước chân. Cụ nội thằng cu này là anh trai của ông nội cô, vì thế nó phải gọi anh em cô là cô chú. Chắc mấy đứa trong lớp xúi nhau để thằng nhóc này đẩy Chi Nga đây. Mắt thấy thằng nhóc có vẻ chột dạ định rời đám đông chạy về trước. Chi Nga giơ tay chỉ.

“Nó, thằng ý đẩy em!”

Quả nhiên nghe thấy thế, thằng nhóc càng co giò chạy mau hơn. Anh trai đạp mấy thằng nhóc chắn đường, đuổi theo. Cu Bin nhà chú hai học trên Chi Nga một lớp từ đâu cũng xuất hiện. Sau khi chìa tay ra kéo Chi Nga đứng dậy, mặt nó hiện vẻ chán ghét khi nhìn bùn đất trên người cô lem vào tay nó. Chi Nga biết thằng nhóc này từ bé đã nổi tiếng ưa sạch sẽ. Mặc dù khó chịu nhưng nó vẫn lẩm bẩm:

“Để em đưa chị về.”

Chi Nga mỉm cười, dù tâm hồn có già cỗi cỡ nào thì một cô gái luôn luôn muốn được anh em mình bảo vệ. Cô đáp:

“Ừ, đi về!”

“Vừa khóc vừa cười, khó coi chết đi được.”

Cu Bin vẫn lẩm bẩm như một ông già, nó đi lên trước cô vài bước gạt mấy đứa đứng xem ra hai phía cho cô có lối đi. Không đi sóng đôi, nhưng cứ vài bước lại quay đầu nhìn một cái xem cô có theo kịp hay không.

Hai chị em đi về đến đầu làng thì thấy anh trai đang nhăn nhó bị mẹ xách cổ đứng đợi. Vừa nhìn thấy Chi Nga thì mẹ sửng sốt chạy vội tới hỏi dồn dập:

“Có bị làm sao không?”

Tay mẹ bất kể bẩn thỉu, bùn đất mà sờ nắn loạn trên người Chi Nga tìm xem cô có bị đau chỗ nào không. Cũng may ruộng đầy nước với bùn nên ngã không đau, chỉ bẩn với hôi thôi. Mẹ càu nhàu nhìn Chi Nga một lần nữa.

“Bảo sao thằng Kha lại nổi điên lên đuổi đánh cu Tuyên như thế, thằng nhóc kia cũng mất dạy thật, sao lại làm như thế với con gái chứ?”

“Sao mẹ không để con tẩn cho nó một trận?”

Kha hung hăng hỏi nhưng bị mẹ lườm cho một cái thì im bặt. Mẹ vừa đi làm cỏ ngoài đồng về, thấy Kha đang đuổi đánh còn cu Tuyên chạy trối chết. Ông nội của Kha là người bênh cháu số một trong làng thì bà nội với mẹ của Tuyên là số hai và số ba. Để hai thằng nhóc này đánh nhau thì kiểu gì hai nhà cũng có cảnh gà bay chó sủa vài tháng là ít. Thế nên mẹ phải xách cổ Kha lại. Nhưng nhìn thấy con gái lấm lem bẩn thỉu từ đầu đến chân thì lại thấy tiếc vừa nãy không để con trai đấm thằng nhóc kia mấy cái.

Chi Nga được mẹ cho lên xe đạp, chở về nhà trước. Tắm rửa sạch sẽ cho cô xong, mẹ kéo ba đứa trẻ vào buồng dặn tuyệt đối không được kể chuyện này cho ông nội nghe. Nói rồi mẹ chạy qua nhà thằng nhóc Tuyên. Kha được ông bênh nhiều thành quen, nên chưa bao giờ chịu ấm ức, giờ thấy em gái bị bắt nạt mà cậu không được đánh lại nên tức. Kha cứ liên tục vỗ về em gái.

“Yên tâm, thằng đó nhất định chết với anh.”

Nhìn bộ dáng anh trai như kiểu chỉ cần nhìn thấy cu Tuyên sẽ lao vào đánh, Chi Nga vừa buồn cười, vừa cảm động.

“Thôi anh ạ, anh đánh nó về mẹ lại đánh anh đấy!”

Bố không ở nhà, mà anh trai thì nghịch ngợm vô cùng, ông lại bênh nên ở nhà chỉ có mẹ mới trị được anh trai. Mà không biết bố nói gì với ông, chỉ riêng mẹ cầm roi đánh anh trai là ông không bênh. Anh trai mà bị mẹ đánh là ông xách điếu cày sang hàng xóm rít, chắc là vì bản thân ông cũng sợ không thắng được sự mè nheo của thằng cháu đích tôn mà lên tiếng bênh. Vì vậy mà muốn dọa anh trai chỉ có cách đem mẹ ra dọa. Quả nhiên nghe thấy Chi Nga nhắc tới việc mẹ đánh thì bàn tay của anh trai vỗ vai cô nhẹ dần, miệng anh ấp úng mãi không nói tiếp được. Sau đó anh trai quay sang nhìn cu Bin vẫn im lặng nãy giờ. Thấy bị chiếu tướng thằng nhóc nhảy dựng lên.

“Không được, em sợ mẹ với bà thằng Tuyên lắm. Đánh nó rồi mẹ nó với bà nó đến tận nhà chửi, bố em lại nhốt em vào chuồng lợn.”

Chú hai rất hung tính, nếu đánh con thì chỉ có nước thừa sống thiếu chết. Bố với chú út khuyên nhiều lần mới đỡ chút, chuyển từ đánh con sang ném vào chuồng lợn. Nghe có vẻ tốt hơn là bị đánh, nhưng mỗi lần ném vào chuồng lợn thì phải đợi tới tối mịt, bị đói lả ra, thím hai khóc lóc cầu xin thì chú mới thả ra. Mà với một đứa ưa sạch sẽ như thằng Bin thì hình phạt này so với bị đánh cũng không khá hơn là mấy. Nghe thấy thế anh trai cũng nghẹn họng không dám sai thằng em đi đánh cu Tuyên nữa.

Một lát sau mẹ về, mặt đỏ bừng, có vẻ giận lắm. Chi Nga thở dài, mẹ có bao giờ cãi nhau với ai đâu. Sang nói chuyện với mẹ và bà cu Tuyên, chắc người ta chả để ý lí lẽ nói qua nói lại khiến mẹ phát bực. Chi Nga tụt xuống giường, chạy lại cầm tay mẹ đong đưa.

“Mẹ ơi đi nấu cơm!”

Mẹ thấy con gái hiểu chyện thì gượng cười xoa đầu Chi Nga một cái rồi thở dài dắt tay cô vào bếp. Chi Nga nghe thấy mẹ lẩm bẩm rất nhỏ: “Biết thế vừa nãy để mặc thằng Kha đánh cho cu Tuyên một trận.”

Hôm sau, không biết mẹ dặn gì anh trai, thấy anh cẩn thận đưa Chi Nga đến tận lớp. Vừa vào lớp anh đã đứng trên bục giảng chỉ vào Chi Nga nói:

“Em gái tao, đứa nào bắt nạt, tao đập chết!”

Nói xong thì phồng má trợn mắt nhìn cả lớp một lượn mới nghênh ngang ra khỏi lớp. Chi Nga trố mắt nhìn anh trai, trong bụng lại thấy ấm áp lạ thường. Anh trai cô không chỉ có bản tính thần giữ của, mà còn thừa hưởng tính bênh người thân của ông nội. Tại sao khi lớn lên, cô chỉ nhớ ngày bé bị anh trai bắt nạt mà không nhớ được cô từng được anh bảo vệ như thế này?

Chi Nga đoán được vì sao cu Tuyên lại là người đẩy cô. Cả lớp ai chả biết Chi Nga là con gái cô giáo Ngân. Sau này càng lớn càng coi thường giáo viên, chứ lớp một giáo viên đối với học sinh như thần ấy. Học sinh nào cũng sợ giáo viên, chỉ có thằng nhóc Tuyên luôn được bà với mẹ bênh vực nên chả sợ, nhà lại gần thấy mẹ Chi Nga hiền, có thể chính nó vỗ ngực nhận đẩy Chi Nga hoặc cũng có thể bị bạn cùng lớp xúi. Sau chuyện đó, mặc dù biết hôm qua bị anh Kha đuổi đánh, cu Tuyên chắc là không dám bắt nạt Chi Nga nữa rồi nhưng cô vẫn tránh xa thằng nhóc ấy ra.

Chi Nga tưởng mọi chuyện tưởng dừng ở đấy ai ngờ tối hai ngày sau, ba mẹ con chuẩn bị đi ngủ thì mẹ cu Tuyên hầm hầm đem thằng con đầu tóc ướt nhẹt, mặt mũi bẩn thỉu tới. Bà ta hai tay chống nạnh quát:

“Cô Ngân, cô xem thằng con quý hóa của cô làm gì này? Nó đái vào đầu cháu Tuyên, làm thằng nhóc chạy đập mặt xuống đất thành ra cái dạng này này. Cô là giáo với ướt* cái gì mà dạy con đái vào đầu người ta thế?”

*Giáo với ướt: ở quê ngọng nên ý câu này là ráo với ướt, ý muốn nói khô với ướt, một cách nói mỉa mai người làm giáo viên.

Ông nội thấy có người vừa tới đã mắng chửi con dâu thì bật dậy vớ ngay được cái chổi cùn góc nhà, ném thẳng ra sân, tí thì trúng đầu mẹ thằng Tuyên.

“Con mẹ thằng Tuyên kia, mày ăn nói với thím mày thế à?”

Mắt thấy bà nội thằng Tuyên cũng đang chạy tới, sợ hai bên cãi nhau to. Mẹ vội dịu giọng hỏi cu Tuyên:

“Có chuyện gì?”

Dù sao mẹ cũng là cô giáo, cu Tuyện bị hỏi, hơi sợ, rụt đầu vào lưng mẹ nó ấp úng nói:

“Bà Ngân, bọn cháu chơi trốn tìm, chú Kha đứng trên bờ tường đái vào đầu cháu!”

Chi Nga nhìn vẻ mặt anh trai thì cười khẽ, rõ ràng là cố ý đây.

Thực ra là tối nay khi lũ trẻ con trong làng chơi trốn tìm, Dũng con dì hai với cu Bin cũng chơi cùng. Ba đứa Tuyên, Dũng, và cu Bin trốn cùng một chỗ. Vừa thấy bóng anh trai trèo lên bờ tường, cu Bin với Dũng kẹp chặt thằng nhóc lại, anh trai chỉ việc kéo quần ra mà đái. Thằng nhóc hứng hết bãi nước tiểu thì vùng ra chạy được mấy bước thì bị cu Bin ngáng chân nên đập giập mặt xuống đất. Nhưng thằng nhóc không biết đó là kế hoạch của anh trai, bị đau chỉ biết về mách mẹ nó.

Mẹ nghe xong quay sang hỏi anh trai:

“Cháu nó nói có đúng không?”

Anh trai gãi gãi tai giả bộ thật thà.

“Con buồn tè, đứng bờ tường tè, ai biết được cu Tuyên trốn ở dưới. Với lại dính nước tè sao không chạy đi mà cứ ngồi đấy hứng hết?”

Cu Tuyên lúc này mới há mồm nhớ ra là lúc đó mình bị kẹp chặt, nhưng chưa kịp mở miệng ra nói thì mẹ đã xem vào.

“Mẹ cu Tuyên, bọn trẻ con chơi với nhau có cần ầm ỹ thế không?”

Thấy mẹ tủm tỉm cười còn mặt bà nội với mẹ cu Tuyên cứng đơ thì Chi Nga đoán, hôm mẹ sang nói chuyện cô bị đẩy ngã, chắc hai người này cũng nói như thế nên giờ bị vặn lại. Bà nội cu Tuyên vẫn già mồm.

“Ít ra chú Kha vẫn phải xin lỗi cháu nó một câu!”

Ông nội “Hừ” một tiếng rõ to rồi giậm chân một cái, nhưng không nói gì tiếp. Bênh cháu thật đấy, nhưng nó đái vào đầu người khác là sai rồi.

Mẹ nhìn ông, quay sang nhìn bà nội cu Tuyên rồi lại quay sang nhìn Chi Nga. Dù không nói gì nhưng hẳn mẹ cu Tuyên với bà nội cu Tuyên hẳn là hiểu ý của mẹ. Muốn Kha xin lỗi thì cu Tuyên xin lỗi Chi Nga trước đi. Mà để cu Tuyên xin lỗi Chi Nga sẽ lộ ra chuyện nó đẩy Chi Nga ngã. Vừa rồi ông nội đuối lý nên không nói gì, chứ biết cháu mình bị đẩy từ trên đê xuống ruộng lúa chắc chắn là sẽ chửi um cả xóm lên.

Như mọi khi mẹ sẽ bảo anh trai xin lỗi một câu cho được việc, mẹ luôn ghét va chạm. Hơn nữa nhìn ánh mắt chột dạ của anh trai là biết anh cố ý đái vào đầu cu Tuyên. Nhưng chắc là mẹ vẫn tức vì con gái bị đẩy nên mới không đồng ý với yêu cầu bà nội cu Tuyên.

Thấy mình đuối lý, lại bị ông nội với mẹ nhìn chằm chằm, hai người này vai vế lại cao hơn nên bà cháu, mẹ con cu Tuyên, thành ra họ đành phải hậm hực kéo nhau về. Ông cũng trèo lên giường tiếp tục nằm ngâm Kiều.

Anh trai bị mẹ chiếu tướng. Anh ấp úng một hồi, cuối cùng hậm hực cúi đầu nói lí nhí:

“Con xin lỗi!” Như thừa nhận là mình đã sai.

Mọi lần mẹ sẽ kéo anh trai vào buồng mắng cho một trận nhưng lần này mẹ chỉ nhìn chằm chằm vào anh, một lúc sau mới nở nụ cười, xoa đầu Kha nói:

“Làm tốt lắm!”

Chi Nga theo sau mẹ vào buồng đi ngủ, cũng bỏ lại một câu.

“Cám ơn anh trai.”

Hai mẹ con bỏ lại Kha đứng một mình há mồm ngạc nhiên ngoài hè. Một lát sau mới thấy anh cười to rồi đi vào giường ngủ với ông. Tối đó Chi Nga ngủ rất ngon, lúc chập chờn còn nghe thấy tiếng ngâm Kiều của hai ông cháu ở giường ngoài.
---
Chương 6 << >> Chương 8
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Đi phải chống gậy …” => Đi phải chống gậy…
Chân bước khó quá …” => Chân bước khó quá…
Hình như là … khôn hơn thì phải => Hình như là… khôn hơn thì phải
duy nhât => duy nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 8: Xích mích với bà nội.

Thím út đẻ, là con gái. Đặt đên là Yên Chi. Bà nội có vẻ giận. Bố với chú hai ai cũng có con trai, chỉ có chú út là hai đứa cho gái, thời gian này chính phủ lại tiến hành kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt. Bà nội tức lắm, chửi mèo đánh chó mấy hôm liền, nếu phải mẹ thì đã suy nghĩ đến khổ sở rồi, có điều thím út da mặt dày vô đối. Thím cứ ăn với ngủ ở cữ trong phòng đúng ba tháng. Bà có chửi thế chứ chửi nữa cũng mặc.

Hôm đó ông cậu (em trai của bà nội) tới chơi. Bà nội ở với chú út nên đáng lý ra nhà chú út phải làm cơm. Nhưng vì thím mới đẻ, nên ông cậu được mời tới nhà Chi Nga.

Sau khi ăn uống dọn dẹp xong, thấy ông bà nội nói chuyện với ông cậu. Chủ đề hình như là vay tiền gì đó. Mẹ muốn tránh đi nên xin phép đi tới nhà cô Triển vì nghe nói cô ấy muốn cho Chi Nga đi thi học sinh giỏi. Ba mẹ con dắt tay nhau đi. Ở nhà cô Triển chơi vui quá nên tới hơn chín giờ ba mẹ con mới về. Về đến nhà thì thấy ông cậu về rồi nhưng bà nội còn chưa về. Vừa nhìn thấy mẹ bà đã lườm nguýt cất giọng mắng chửi.

“Nhà mày học hành đàng hoàng nên mày coi khinh anh em nhà tao hả? Người nhà tao đến chơi chồng mày không có ở nhà thì mày phải ở nhà mà tiếp, đi đâu mất mặt đến bây giờ mới về?”

Bên nhà mẹ có ba chị em gái, nhưng đều học hành đàng hoàng và đi làm cô giáo. Còn bên nhà bố có ba anh em trai, chỉ có bố là học xong trung cấp sau đó học hàm thụ làm kỹ sư, còn mấy người con trai con dâu thì thuần nông hết. Chú út cũng được bà cho thi đại học nhưng ba lần đều trượt, đến trung cấp với học nghề cũng không đỗ nên phải ở nhà. Còn chú hai thì đúp bốn lần lớp năm nên nghỉ học từ lúc đó, bằng tiểu học cũng không lấy được. Trong lòng bà nội lúc nào cũng canh cánh sợ bị nhà con dâu khinh thường cho nên trong ba cô con dâu, tính tình mẹ tốt nhất mà vẫn bị ghét.

Thấy mẹ cúi đầu không nói gì, bà nội lại càng mắng xối xả. Đến mức cao trào bà nói:

“Oan ức lắm à? Mày tưởng mày cao giá lắm sao? Giáo với ướt, cả làng này chửi mày chửa hoang, thằng Kha không phải con nhà này…”

Mẹ đang im lặng nghe mắng tới đây thì chợt giật mình hốt hoảng, cuống quýt đưa tay bịt chặt tai anh trai lại. Chi Nga nhìn thấy ánh mắt mẹ nhìn bà nội khi đó tràn ngập căm giận. Bà nội bắt gặp ánh mắt áy thì chột dạ nên im bặt miệng. Ông nội ném cái chén đang uống dở xuống đất kêu “choang” một tiếng, quát:

“Bà cút về ngay đi!”

Sở dĩ bà nội mắng mẹ như vậy là cũng có lí do. Mẹ và bố quen nhau khi cả hai đang công tác trên Hòa Bình. Khi mẹ và bố cưới nhau cả hai nghèo vô cùng, muốn tiết kiệm tiền cho cả đôi bên nên nói dối với ở nhà là đã làm đám cưới trên cơ quan và nói dối ở cơ quan là làm đám cưới ở nhà. Cả hai chỉ đi đăng ký rồi dọn về ở với nhau.

Mấy tháng sau, cả hai nhà biết chuyện. Bố với mẹ đều là con cả, ông bà hai bên đều muốn được cưới hỏi đàng hoàng nên bắt tổ chức. Lúc đó mẹ đã mang thai anh Kha được ba tháng rồi. Khi đẻ, mẹ chuyển từ Hòa Bình về nhà. Người làng đâu biết câu chuyện ở giữa, chỉ biết con dâu bà Thuận mới lấy về chưa được sáu tháng đã đẻ.

Bà ngoại lại làm nghề xem tướng, xem phong thủy, từ thời trẻ đã đi khắp nơi. Mẹ Chi Nga và hai người dì cũng không cùng bố, chuyện này ở cái thời đại con người ta chưa đi ra khỏi lũy tre làng thì đồi bại đến mức nào? Nếu không phải bố mẹ quen nhau trên Hòa Bình rồi về ở với nhau thì bà nội hẳn sẽ không để con trai bảo bối của bà lấy một người có bà mẹ không đoan chính như mẹ.

Khi biết lời đồn thổi, bố lại không ở nhà, mẹ đã khóc lóc gọi cả họ đến, chìa giấy đăng kí kết hôn ra cho mọi người so ngày tháng. Chú út, chú hai, và ông nội đều động viên mẹ. Họ nói ai mà nói linh tinh họ đánh chết. Mọi chuyện tưởng dừng ở đấy. Khổ cái anh Kha lớn lên lại giống mẹ chứ không có khuôn mặt cùng một khuôn đúc ra với bố như Chi Nga. Thế nên thỉnh thoảng bà nội bực mình lại lôi chuyện này ra mắng chửi mẹ. Nếu chỉ nói mẹ thôi thì đã đành, nhưng anh trai đã lớn, thông tin sai sự thực này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của anh như thế nào? Chính vì thế mà mẹ mới nhìn bà bằng ánh mắt căm tức. Nhưng môi mẹ vẫn mím chặt, một câu cãi lại cũng không có.

Bà nội về rồi nhưng mẹ vẫn cúi đầu thật thấp, tay vẫn bịt chặt tai anh Kha. Chỉ sợ thả ra anh ấy sẽ nghe thấy những điều không nên nghe. Ông nội thở dài chỉ cái ghế gần đấy bảo mẹ ngồi.

“Ông cậu đến vay tiền, bầm* con mới biết chuyện hai vợ chồng con mua nhà trên thị trấn.”

*Bầm: cách gọi mẹ ngày trước.

Mẹ vội vàng ngẩng đầu lên vô cùng lúng túng nhìn ông nội.

“Bọn con, bọn con định…”

“Được rồi, chuyện như thế lần sau phải bàn với ông một tiếng. Hôm nay ông nghe cũng giật cả mình, không trách được bà ấy lại giận thế.”

Mẹ cúi đầu ấp úng nói dạ vâng. Mẹ với bố phải giấu giếm thế vì biết chuyện ông cậu đang thiếu nợ. Bà nội ngày xưa là con gái địa chủ, cuộc sống vô cùng tốt. Em trai bà được hưởng rất nhiều đất đai bố mẹ để lại, nhưng một phần vì ăn chơi, một phần vì thời thế thay đổi, địa chủ không được coi trọng nữa, sau cách mạng, đất đai bị thu hồi lại. Nhà ông cậu sống nhờ vào việc bán đồ tổ tiên tích cóp bao nhiêu năm. Quen với lối sống chỉ ăn mà không làm nên gia cảnh ngày càng lụi bại. Gần đây ông cậu còn bài bạc, thua rất nhiều tiền. Sợ rằng sẽ đến ăn vạ bà nội, bà nội có mỗi cậu em trai nên sẽ giúp. Mà bà nội lấy tiền đâu mà giúp, đương nhiên trách nhiệm ấy đẩy lên đầu bố mẹ Chi Nga. Thế nên bố mẹ bàn nhau dồn hết tiền mua nhà trên thị trấn tránh khỏi việc cầm tiền trong tay lại mềm lòng với bà nội mà cho vay. Vốn tưởng giấu tốt ai ngờ bị ông cậu thăm dò ra.

Bà nội biết chuyện đương nhiên tức giận. Con trai bà mang nặng đẻ đau, giờ có tiền không hiếu kính bà lại mua nhà mua cửa cho con hồ ly tinh đến ở.

Tối đó mẹ không cho anh Kha ngủ cùng ông, mẹ ôm chặt anh vào lòng như sợ anh chạy đi mất. Bên phía nhà chú út vẫn vang lên tiếng chửi bới của bà nội.

“… Ối giời ơi, khốn nạn đẻ nó ra giờ để cho thằng già với con trời ơi đất hỡi nào nó đến nó hưởng. Con mẹ nó, nó có coi con già này ra gì không? Con bà làm hết hơi hết sức mà mẹ nó không được hưởng…”

Và cả tiếng khuyên nhủ của chú út, tiếng khóc vì giật mình thức dậy của Yên Chi. Tiếng lầu bầu ca thán của thím út.

Nửa đêm, Chi Nga tỉnh dậy vì tiếng động của anh trai.

“Sao thế?”

Anh trai nhăn nhó nói:

“Mẹ ôm anh chặt quá, em gọi mẹ dậy giúp anh.”

Sao vậy nhỉ? Bình thường mẹ cũng thính ngủ mà, Chi Nga chạm vào người mẹ thì nhận ra tay mẹ lạnh toát. Cô rùng mình nhớ lại bàn tay thò ra ngoài ga trải giường của Quang ngày ấy.

Chi Nga bật dậy giật công tắc đèn. Ánh sáng mạnh làm cả hai anh em phải đưa tay che mắt. Khi nhìn rõ hơn Chi Nga kinh hãi thấy hai mắt mẹ nhắm nghiền, hàm răng nghiến chặt lại, còn hai bàn tay thì ôm ghì anh trai thật chặt khiến anh trai không thoát ra được. Chi Nga sờ mạch thấy mạch đập yếu ớt. Vạch mắt thấy đồng tử hơi giãn. Chợt nhớ lúc trước khi ngủ thấy mẹ nói đầu mẹ đau dữ dội, Chi Nga hoảng hồn, đây chẳng phải là dấu hiệu của đột quỵ sao? Cô thét lên lay gọi:

“Mẹ, mẹ!”

Nhưng mẹ vẫn nhắm nghiền mắt. Ông nội nghe thấy động thì bật dậy, vội chạy sang giúp Chi Nga lay gọi mẹ. Có ông giúp thì Kha mới được kéo ra khỏi vòng tay đang ôm chặt của mẹ.

Ông sai Kha chạy sang gọi chú út. Chi Nga cố gắng kìm nén sự hốt hoảng thực hiện các thao tác cấp cứu đầu tiên cho người bị đột quỵ. Đặt đầu mẹ nằm hơi nghiêng, lót dưới đầu một cái gối mỏng. Kiểm tra thật kĩ tuần hoàn với hô hấp. Hẳn là đột quỵ rồi, khẳng định ấy vang lên trong đầu Chi Nga. Cô gắt gao tóm lấy tay ông nội.

“Đi bệnh viện, cho mẹ cháu đi bệnh viện ngay!”

Ông nội nhíu mày nhìn Chi Nga. Nơi này cách bệnh viện tới mười lăm cây số, đêm hôm thế này đi kiểu gì? Phương tiện đi lại chỉ có xe đạp.

Chú út với bà nội vừa chạy vào. Chi Nga bỏ tay ông nội ra túm lấy tay chú út.

“Chú út, cho mẹ cháu đi bệnh viện!”

Chú út cũng nhíu mày hệt như ông. Bà nội sẵng giọng quát:

“Trẻ con biết cái gì? Cảm gió chứ gì. Đánh gió xong là khỏi.”

Nói xong bà chả nhìn mẹ lấy một cái, quay lưng xuống vườn hái lá cúc tần với rang cám. Chi Nga không cản vì bây giờ thân nhiệt ngoại vi của mẹ rất thấp, đánh gió cho tăng tuần hoàn dưới da làm tăng thân nhiệt cũng tốt. Nhưng quan trọng nhất phải nhanh chóng đưa mẹ vào viện, nếu không có thể bị liệt, thậm chí là chết người. Nhưng Chi Nga nói thế nào ông với chú cũng không đưa mẹ đi bệnh viện. Ai mà tin một đứa nhóc sáu tuổi chứ?

Chú út nói với ông nội là chú đi mời bác sỹ Tuấn. Bác sỹ cái gì, người này chỉ là y sỹ trong xã, tiêm chọc vớ vẩn thì được chứ làm sao cấp cứu đột quỵ được? Chi Nga hốt hoảng không biết phải làm sao. Trong đầu chỉ lẩm nhẩm có mỗi một câu: Có bố ở đây thì tốt, bố nhất định sẽ tìm mọi cách cứu mẹ.

Chú hai và hàng xóm đã tới, mọi người quây lại vòng trong vòng ngoài kín mít. Chi Nga kéo mọi người ra, nói mẹ cần không khí để thở, nhưng cũng chẳng ai quan tâm đến lời của cô. Trong cái phòng nhỏ xíu của mẹ có tới hơn chục các cô các thím các bà quây lại. Chi Nga kéo tay anh trai nói:

“Anh với em đi tìm bố.”

“Tìm bố?”

Anh trai đang mếu máo khóc kinh ngạc quay sang nhìn Chi Nga.

Chi Nga lần mò túi xách của mẹ lấy được hai mươi nghìn. Hai anh em lẩn vào trong đêm tối chạy một mạch hai cây số lên thị trấn. Lúc ấy là gần mười hai giờ đêm, bưu điện vẫn có người trực. Chi Nga lấy được dãy số trong túi sách mẹ, nhờ nhân viên trực bấm số gọi giúp.

Nghe máy ở cơ quan bố cũng là nhân viên trực. Hai anh em phải đợi hơn mười năm phút gọi lại mới thấy bố. Giọng bố rất lo lắng:

“Có chuyện gì vậy?”

Anh trai nghe thấy giọng bố thì mếu máo không nói được gì. Chi Nga thở dài, dù sao anh ấy cũng mới có mười tuổi thôi mà. Cô đỡ điện thoại, cố gắng bình tĩnh nói:

“Mẹ bị cảm bố ơi, chú út gọi bác sỹ Tuấn rồi, nhưng con sợ lắm. Con lay thế nào mẹ cũng không tỉnh, bố về với chúng con đi!”

Nói đến đây giọng của Chi Nga cũng nghẹn ngào. Trong trí nhớ của cô, năm cô sáu tuổi, quả thực mẹ có một trận ốm rất nặng, nhưng ốm như thế nào thì cô không nhớ. Chỉ biết sau khi mẹ vượt qua được trận ốm đó thì cả nhà cô chuyển lên thị trấn. Nhưng khi cô quay trở lại sáu tuổi, bà ngoại đã không còn. Cô không biết cái giá mà cô phải trả chỉ là bà ngoại hay là tất cả những người thân của cô. Cảm giác đau đớn khi mất Quang và mất bà ngoại lại tràn về. Cô thực sự thấy sợ.

Khi hai anh em hổn hển chạy về thì số người trong nhà còn đông hơn nữa. Bác sỹ Tuấn đã tới. Ông ấy xem qua rồi lắc đầu, chỉ bảo sẽ cố gắng hết sức. Các dì cũng tới, dì út đang ngồi xổm dưới đất ôm mặt khóc thấy anh em Chi Nga thì sực nhớ, vội quay sang hỏi chồng.

“Đã ai báo với anh Thuận chưa?”

Dượng út như sực tỉnh quay sang nhìn chú út. Chi Nga vội đáp:

“Con với anh Kha vừa chạy lên thị trấn gọi điện cho bố rồi. Bố bảo đi mượn xe máy chạy về, chắc đêm nay là về đến nhà.”

Cơ quan bố cách nhà 60 km, nếu mượn được xe máy thì chạy hai, ba tiếng là về đến nhà.

Vợ chồng dì út với chú út kinh ngạc nhìn hai anh em mồ hôi nhễ nhoại đang vừa đứng vừa thở gấp. Ai mà ngờ được hai đứa trẻ con này dám chạy trong đêm tối tới thị trấn gọi điện báo tin chứ. Chi Nga bỏ qua ánh nhìn của mọi người, hổn hển hỏi:

“Mẹ con sao rồi?”

Dì út không nói gì, vành mắt đỏ lên ôm chặt lấy Chi Nga. Động tác ấy khiến Chi Nga hoảng sợ, lo lắng cho mẹ nhiều hơn, cô cố gắng giãy giụa thoát ra để vào xem ông bác sỹ lang băm kia điều trị thế nào. Tốt xấu gì cô cũng là bác sỹ, cũng làm mấy năm ở phòng cấp cứu. Khi nãy cô không làm gì được vì trong tay không có dụng cụ, không có thuốc, nhưng giờ ông bác sỹ kia chắc cũng phải có vài loại thuốc cơ bản chứ?

Dì út như sợ Chi Nga kích động lại càng ôm chặt hơn. Chi Nga đuối sức vì vừa chạy cả đi cả về tới bốn cây số nên xụi lơ trong tay dì. Nhưng dì vừa lỏng tay ra thì Chi Nga lại vùng dậy chạy vào trong phòng. Biết rằng nếu mình kích động lập tức sẽ bị đuổi ra cho nên cô cố gắng ép mình bình tĩnh trở lại.

Bác sỹ Tuấn đã đuổi bớt người ra ngoài. Trong phòng chỉ còn chú hai, thím hai và dì hai. Mẹ đang được truyền một chai muối đóng lọ thủy tinh. Những ống thuốc được dùng đều bị bác sỹ Tuấn giấu đi. Hiện tại vẫn còn là thời đại các bác sỹ giấu giếm nghề như kiểu thầy thuốc đông y giấu đơn thuốc ngày xưa. Chi Nga không biết mẹ được dùng những thứ thuốc gì. Cô kích động muốn giật lấy cái hộp đựng vỏ thuốc nhưng cố gắng kìm lại.

Thấy cô đi tới, dì hai định đuổi ra nhưng nhìn ánh mắt tha thiết của con bé lại không lỡ. Nhưng chú hai thì dứt khoát định đuổi Chi Nga ra. Đúng lúc ấy bác sỹ Tuấn với tay lấy bơm kim tiêm thủy tinh. Hẳn là cần nước nóng để khử trùng. Chi Nga vội cầm phích nước nóng dưới chân đi đến chỗ bác sỹ, ông bác sỹ già nhìn Chi Nga một cái rồi gật đầu để cô dội nước vào bơm tiêm cho mình. Chi Nga không chỉ dội nước sôi mà còn nhanh nhẹn, thành thạo tráng bơm tiêm rồi dùng kẹp kẹp bơm tiêm và kim sắt cho vào khay sạch ở dưới. Bác sỹ Tuấn nhìn Chi Nga có vẻ tán thưởng. Chú hai thấy cô bình tĩnh như vậy thì rất ngạc nhiên và đương nhiên không đuổi ra nữa.

Chi Nga leo lên giường, vụng trộm sờ mạch thì ngạc nhiên thấy da mẹ ấm hơn, không biết có phải do tác dụng của đánh gió bằng cám và cúc tần không. Mạch vẫn rất chậm chỉ có 40-45 lần/phút nhưng có lực chứ không yếu ớt như ban đầu, hơn nữa nền mạch (mạch đập bình thường) của mẹ vốn không cao nên chỉ số này có thể chấp nhận được. Chi Nga giả vờ xoa bóp cho mẹ để vụng trộm kiểm tra các phản ứng. Hoàn hảo, không có dấu hiệu của liệt. Hẳn chỉ là tai biến thoáng qua. Chi Nga thở phào một hơi. Cô liếc mắt nhìn bác sỹ Tuấn, lòng có chút khen ngợi, ông ta hẳn cũng có vài phần giỏi giang đi, không “lang băm” như cô tưởng. Dù sao ông cũng là bác sỹ duy nhất trong xã bao nhiêu năm, chắc là kinh nghiệm không ít.

Trong số mấy người ở đây, ngoài Chi Nga thì chỉ có Bác sỹ Tuấn là biết tình trạng của mẹ cô là tốt lên rồi. Nhưng ông ta vẫn nói rất nguy kịch và cố gắng làm hết khả năng, bởi vì cái danh tiếng cứu người ta từ chỗ chết trở về mới oai chứ. Nhưng con bé ngồi đối diện với ông khi đi vào thì mặt tái nhợt nhưng sau một hồi sờ nắn mẹ nó thì sắc mặt tốt hơn nhiều. Mấy động tác vụng trộm của con nhóc rõ ràng là kiểm tra mạch với kiểm tra liệt cho mẹ nó. Ban đầu ông chỉ cho là con bé đang sờ loạn nhưng khi thấy nó thở phào như trút được gánh nặng thì ông lại chột dạ. Một ý nghĩ mà ông cho là điên rồ xuất hiện: chả nhẽ con bé này biết khám bệnh? Đúng lúc đó chú hai hỏi:

“Tình hình chị thế nào rồi?”

Bác sỹ Tuấn vì chột dạ, không dám giấu nữa, vội nói:

“Yên tâm, qua cơn nguy hiểm rồi!”

Chi Nga đã nở nụ cười từ trước khi ông bác sỹ nói thế. Mấy người trong phòng nghe vậythì vô cùng mừng rỡ. Thím hai chạy vội ra thông báo. Tiếng xôn xao vui mừng ở bên ngoài vọng vào. Hơn tiếng sau thì mọi người lục đục về hết. Trong phòng chỉ còn bác sỹ Tuấn đang trông dịch truyền, Chi Nga và dì hai. Bên giường ngoài thì có ông, anh trai và chú hai.

Chi Nga bị ông bác sỹ Tuấn thỉnh thoảng nhìn khiến cô thấy lo lắng, đành giả bộ ngồi đếm giọt dịch truyền. Khi Chi Nga lơ mơ ngủ ngật thì bố về.

Chương 7 << >> Chương 9
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên