Chương 2:
(3)
Cũng cùng lúc đó, tại rìa phía Nam Yên. Tô Tú và Thải Liên đã xới tung tất cả những gốc hoa lê ở vùng gần ranh giới nước Yên.
Phải đào đào cuốc cuốc không ngừng nghỉ trong tiết trời lạnh giá, cả đội vệ binh tinh nhuệ cũng đã thấm mệt. Họ đã đào cả nửa tuần, nhưng vẫn chưa tìm được gì.
Tô Tú thở hồng hộc, mồ hôi làm tóc bết dính cả vào sau gáy, gió vẫn thổi lạnh, khiến mồ hôi khô rồi lại tuôn, tuôn ra rồi lại khô lại. Cô cắm sâu chiếc xẻng sắt vào nền đất. May mà chỗ này tuyết rơi cũng không đến nỗi dày. Cô đạp mạnh vào xẻng, hất cả đất lẫn tuyết lên. Mồ hôi rơi cả vào mắt Tô Tú, cô giơ chiếc xẻng lại định lặp lại động tác cắm chiếc xẻng xuống đất vốn đã đều đặn như máy, bỗng chợt thấy một thứ gì đo đỏ lộ ra dưới tuyết.
Chiếc xẻng trong tay Tô Tú rơi xuống, cô quỳ sụp xuống, lấy tay đào xuống dưới lớp đất lạnh tê cóng. Chạm phải thứ gì âm ấm trơn nhẵn, Tô Tú vừa mừng vừa lo nâng nó lên, phủi hết đất rồi lại tuyết bám trên, làm lộ ra nước ngọc trắng trong.
Tô Tú sung sướng tột cùng, muốn nắm chắc một nửa miếng ngọc bội tết sợi đỏ vì mừng mà cũng chỉ dám nâng trên tay nhẹ nhàng như sợ vỡ, reo lên, giọng hơi khàn khàn do mấy ngày vùi trong tuyết mà đào xới : « Tìm được rồi, em tìm được rồi. »
Thải Liên từ đằng xa cũng ném chiếc xẻng trong tay mình, vội vàng chạy lại, nâng nửa miếng ngọc trên tay Tô Tú lên. Cô lật lên rồi lại lật xuống, đôi mắt đen nhung nhìn kỹ từng vân ngọc một. Ngọc bội quý bị vỡ, khuyết mất một nửa, nhưng phần còn lại không có chút tì vết nào. Sợi dây đỏ tết quanh qua bao nhiêu năm đã mủn cả ra, chỗ đỏ chỗ nâu, mềm oặt như chuẩn bị nát thành từng vụn. Thải Liên nhìn Tô Tú, nói : «Đúng là thứ cô Uyển cần rồi.»
Tô Tú mừng rỡ : «Mau đem về cho cô Uyển. Cô Uyển chắc là mừng lắm. Phải mau mau đi kẻo trễ. »
Thải Liên rút một chiếc khăn lụa, cẩn thận bọc miếng ngọc lại rồi gọi người lấy chiếc hộp gỗ nhỏ lót nhung, nhẹ nhàng đặt vào.
Tô Tú nhìn bầu trời tối đen như mực, vừa mới vui mừng giọng đã chợt trầm xuống buồn buồn : «Không biết cô Uyển đang thế nào rồi. »
Chiều lên, Lâu Uyển quyết định lên đường.
Một hộ vệ tiến lên hỏi Lâu Uyển: “Cô Uyển, có cần chờ nhóm Thải Liên…?”
Lâu Uyển lắc đầu: “Không cần, lộ trình của nhóm Thải Liên Tô Tú dễ đi nhưng khá dài. Ta còn giao cho họ việc riêng nữa. Trước mắt chỉ cần chừng này người là đủ.”
Đoạn, nàng lại ngước lên nhìn trời. Trời đã tầm về chiều. Vào đông rồi nên tối rất nhanh, đi sẽ rất khó. Lâu Uyển nói: “Thời gian gấp gáp, phải tiếp tục lên đường luôn. Chỉ khổ cho các người không được nghỉ ngơi, đành cố gắng thêm một chút.”
Hộ vệ vội nói: “Bọn tôi bất tài chẳng giúp được gì cho cô Uyển, nếu không cô Uyển cũng chẳng phải ra mặt, vất vả chạy ngựa đường xa thế thế.”
Lâu Uyển cười: “Bất tài gì chứ, nước Yên gần như bị cô lập, địa hình rất kỳ quái, khó tìm đường đi. Chẳng phải người ở đây thì không mất mười ngày nửa tháng dò đường đi gần như là không thể rồi. Mà chuyện lần này lại phức tạp, ta không tự mình ra mặt thì không yên tâm nổi.”
Dứt lời, nàng kéo lại mũ choàng, khẽ thúc ngựa: “Thôi được rồi, phải mau chóng lên đường nhanh thôi. Trước khi trời tối mà không tìm được là hỏng chuyện.”
Lâu Uyển dường như rất thông thuộc đường đi nước bước nơi đây. Có vẻ ngày trước hồi còn ở Yên nàng sống ở kinh đô, sáu năm không quay lại nhưng vẫn thạo đường.
Nàng ta cùng toán hộ vệ đi đúng con đường hôm trước dẫn đến con ngõ cụt. Họ đi vào một con phố vắng. Con phố rất dài, nhưng đường thì hẹp, càng vào bên trong càng hẹp hơn, nhà sin sít nhau, nhưng phần lớn là bỏ hoang, về phía cuối đường thì không có người nào ở. Một hộ vệ trong đoàn tuy đã tới một lần nhưng không khỏi thốt: “Nước Yên quả thật kỳ lạ, nơi nào cũng thấy có chỗ bí hiểm.”
Lần này không còn bức tường nào ngăn họ lại nữa. Đi mãi cũng đến cuối đường, bị chắn bởi một chiếc cổng tàn tạ đã rỉ sét, bị cuốn mấy vòng xích khóa chặt lại.
Lâu Uyển ngước nhìn, đoán chừng toán lính lần trước cũng không phá cổng mà chỉ dám để ngựa lại mà leo vào. Nàng ta đưa mắt nhìn trưởng đoàn hộ vệ. Kẻ kia cũng biết ý, cao giọng hô: “Phá cửa!”
Người đứng gần nhất ngay lập tức rút kiếm, chém mạnh vào dây xích cuốn quanh cánh cổng. Dây xích đã xuống cấp tàn tệ, nhưng vẫn phải mất hàng chục nhát chém mới đứt đoạn. Cánh cổng cũng nặng trịch, tuy rằng sờ vào toàn vụn sắt, phải hai người cùng đẩy mới ra. Nhìn vào khoảng đất rộng lớn đằng trước, Lâu Uyển phất tay ra lệnh cho đoàn người cùng tiến vào.
Cách khoảng đất rộng không xa là một rừng trúc. Trúc mọc khá thưa, đám người cùng cưỡi ngựa tiến vào.
Mấy hộ vệ đi trước dùng kiếm rẽ trúc, có mấy tia sáng lọt qua những phiến lá nõn nà như nước ngọc, như những bông hoa sáng rơi trên trán và gò má Lâu Uyển. Lã Như Ý chăm chú nhìn nàng, đôi mắt đầy tò mò. Đến lúc Lâu Uyển quay lại nhìn thì thót cả tim.
Lâu Uyển cũng chẳng mấy khó khăn để tìm đường đến tòa thành bỏ hoang kia. Toán hộ vệ nhìn nàng ta thuộc từng đường đi nước bước mà sợ hãi. Quang cảnh quá mức hư ảo, tưởng đường cụt mà hóa ra vẫn ra được lối, vòng vèo như một mê cung, lại mù mịt sương, nhuốm một thứ màu sắc kỳ lạ bất an như có kẻ đang rình rập sau lưng.
Len lách vòng vèo một hồi rồi cũng tới nơi. Trước khi vào Lâu Uyển cởi bỏ áo choàng, khẽ phủi lớp bụi đường và tuyết đọng trên tà váy, dặn dò mấy hộ vệ: “Các người cứ đứng đợi ở đây, một chốc nữa ta sẽ ra.”
Toán hộ vệ nghe vậy muốn can ngăn nàng ta, nhưng cũng biết không nên quá phận, vả lại người như nàng ta ắt hẳn cũng đã có tính toán rồi mới quyết định, bèn cố dẹp lo âu mà lùi xuống, nhìn bóng Lâu Uyển thoáng chốc đã mất hút trong tòa điện hoang phế.
Dưới chân bụi đất phủi đầy, nhưng lại không bám vào đôi giày lụa trắng của Lâu Uyển. Nàng ta qua từng gian phòng đổ nát, rồi dừng lại trước căn phòng treo đầy những bức tranh lụa đã hằn vết thời gian mà ngả sang một sắc ngà ngà cũ kĩ.
Người đàn bà như chưa từng di chuyển, vẫn nguyên cái tư thế ấy, cái bóng lưng ấy. Ánh sáng len qua những khe hở chằng chịt trên bức tường đã có tuổi, thêu những bông hoa sáng trên căn phòng âm u và vạt áo của những hai kẻ kia.
Người đàn bà hồi lâu mới thốt lên: “Ra là một đứa trẻ lanh lợi. Nào, vào đây.”
Người đàn bà mơ màng, đôi mắt xám nhạt bỗng trong vắt, lại lấp lánh lên những tia sáng không rõ tên, dõi theo cái bóng vẫn vương hơi lạnh buốt của Lâu Uyển đang chầm chậm tiến lại gần, rồi rạp xuống đất.
Tay áo gấm, đầu gối, lòng bàn tay, năm ngón tay, lọn tóc đen, trán, tì xuống mặt đất lấm lem bụi cát. Đóa hoa trên váy như đã cắm mình xuống đất mà nở rộ, mái tóc đen là cành, tà áo lụa là lá.
“Được gặp tiền bối là vinh hạnh của Lâu Uyển.”
Hạt bụi li ti lấp lánh trong màn sáng nhạt, người đàn bà nhìn kẻ đang quỳ trước mặt mình, gương mặt không lộ tâm tình.
Hồi lâu, một bàn tay mới đưa ra, giữ lấy vầng trán đang kề mặt đất, những bông hoa trên tà áo gấm như đang chuẩn bị bén rễ nở bung trên đất: “Ngươi có biết không, ta đã ở đây rất lâu rồi.”
Người đàn bà ngẩng đầu, để những hạt nắng đậu trên gò má, gương mặt được quầng sáng nhuộm thành một màu dịu dàng: “Càng ngày, ta càng mau quên hơn. Mỗi ngày quên một ít. Không nhớ được là đã quên những gì, chỉ biết là một ngày chợt nhận ra mình chỉ còn duy nhất một thứ.”
“Xung quanh chỉ có bốn bức tường. Ta cử động rất khó. Ta muốn nhìn ra bên ngoài, nhưng cứ hướng ra ngoài căn phòng này là tầm nhìn lại đặc một màu đen. Ta không có ký ức, không thể di chuyển, cũng không thể nhìn. Ta còn không biết mình đã ở đây bao lâu, vì cứ tỉnh táo lại là nhận ra mình đã quên chuyện hôm trước, cũng không nhớ nổi hôm qua là ngày thứ bao nhiêu.”
Lâu Uyển từ từ ngẩng đầu, nàng thấy người đàn bà đang nhìn mình, bà ta sờ lên đôi mắt nàng: “Nhưng không sao. Ta cảm thấy nếu ta đã bị trói trong căn phòng này, ắt phải có điều gì ta cần đợi, chuyện gì ta cần làm. Ta phải hoàn thành cho trọn nghĩa vụ của mình. Đứa trẻ, ngươi có biết điều ta cần làm là gì không? … Ngươi… ngươi có biết ta là ai không?”
Lúc ấy Lâu Uyển cảm thấy, nàng không nên bị dao động.
Hồi còn trẻ, nàng từng rất dễ bị lung lay. Trẻ dại, sống theo cảm xúc, thiếu lý trí.
Bây giờ, nàng không còn trẻ như trước nữa. Thỉnh thoảng nàng sẽ cảm thấy có lẽ mình sẽ lại bị dao động. Có người từng nói với nàng phụ nữ thường không làm được việc lớn. Vì phụ nữ có trái tim mềm yếu bẩm sinh. Vừa cảm tính lại vừa đa cảm, dễ nổi giận, dễ tha thứ, dễ mềm lòng, thiếu kiên định. Tức là thiếu hoàn toàn điều kiện tiên quyết để làm việc lớn.
Lâu Uyển cũng cảm thấy mình có trái tim mềm yếu. Nhưng mặc cho trái tim yếu ớt đa sầu đa cảm, nàng vẫn làm việc mình cần làm như lẽ đương nhiên. Thỉnh thoảng nàng nghĩ có khi thế này mới là làm việc lớn. Trái tim cảm tính nhưng hành xử như một cỗ máy. Lâu Uyển chợt nghĩ, ắt hẳn những người trước đây nhìn lúc nàng mềm yếu mà tiếc hận giờ mà hấy nàng sẽ phải hài lòng lắm.
Thế nên, giờ phút này trong lòng nàng cảm thấy người đàn bà ấy thật đáng thương. Nàng kính trọng, nàng yêu bà ta, cũng thật buồn cho bà ta. Thậm chí nàng còn nghĩ có khi mình sẽ không kìm lòng được mà bỏ đi.
Nhưng đương nhiên nàng sẽ không làm như vậy.
Nhìn đôi mắt đầy hi vọng, thậm chí có phần cầu xin của người đàn bà. Lâu Uyển dập đầu xuống: “Xin tiền bối hãy cho Lâu Uyển một manh mối về Trường Sinh chú.”
Tia sáng trong mắt người đàn bà nhạt mất. Bà ta hỏi: “Ngươi biết ta là ai đúng không? Vậy nếu ta nói cho ngươi biết nó ở đâu, ngươi có thể cho ta biết ta là ai không ? »
Lâu Uyển ngước đôi mắt nhạt màu nhìn bà ta. Người đàn bà cũng im lặng. Dường như đã cân nhắc một hồi, bà ta lên tiếng : « Phía Nam. Đi về phía Nam. Nhưng chỉ được đến khi mùa đông đã qua.»
Vừa dứt lời. Người đàn bà như có thể thấy được những rặng xương xỉ xanh mướt mát, bà thấy vùng trời phía Nam đẹp như những nét vẽ. Bà ta ngây ngẩn, không còn thứ mùi ẩm mốc, dột nát của căn thành cổ, không còn bụi bặm của phế tích, chỉ có thứ hương cỏ tươi mát thoang thoảng và những làn gió mát, những tia nắng dìu dịu.
Người đàn bà nhìn xuống tay mình, bàn tay đã trong suốt như thủy tinh.
Bà ta hỏi Lâu Uyển : « Nói cho ta biết được không. Sắp hết thời gian rồi.”
Đáp lại bà ta chỉ có đôi mắt xám của Lâu Uyển.
Đến khi cả phần cơ thể từ dưới cổ người đàn bà trở nên trong suốt, bà ta mới buồn buồn cúi đầu.
Lâu Uyển nói: “Tiền bối đừng nên nhớ làm gì. Những năm tháng bị chôn chân trong này chỉ là bất hạnh của tiền bối. Nhớ lại chỉ khiến tiền bối đau đớn day dứt, muốn đi không đi được muốn ở không ở nổi. Cứ thế này mà đi còn tốt hơn.”
Người đàn bà nói: “Đối với ta, ra đi mà không có lý do, khác nào chưa sống đã phải chết.”
Rồi người đàn bà tan biến như chưa hề tồn tại.
Còn Lâu Uyển thì có cả một con đường dài phía trước.
Phải đào đào cuốc cuốc không ngừng nghỉ trong tiết trời lạnh giá, cả đội vệ binh tinh nhuệ cũng đã thấm mệt. Họ đã đào cả nửa tuần, nhưng vẫn chưa tìm được gì.
Tô Tú thở hồng hộc, mồ hôi làm tóc bết dính cả vào sau gáy, gió vẫn thổi lạnh, khiến mồ hôi khô rồi lại tuôn, tuôn ra rồi lại khô lại. Cô cắm sâu chiếc xẻng sắt vào nền đất. May mà chỗ này tuyết rơi cũng không đến nỗi dày. Cô đạp mạnh vào xẻng, hất cả đất lẫn tuyết lên. Mồ hôi rơi cả vào mắt Tô Tú, cô giơ chiếc xẻng lại định lặp lại động tác cắm chiếc xẻng xuống đất vốn đã đều đặn như máy, bỗng chợt thấy một thứ gì đo đỏ lộ ra dưới tuyết.
Chiếc xẻng trong tay Tô Tú rơi xuống, cô quỳ sụp xuống, lấy tay đào xuống dưới lớp đất lạnh tê cóng. Chạm phải thứ gì âm ấm trơn nhẵn, Tô Tú vừa mừng vừa lo nâng nó lên, phủi hết đất rồi lại tuyết bám trên, làm lộ ra nước ngọc trắng trong.
Tô Tú sung sướng tột cùng, muốn nắm chắc một nửa miếng ngọc bội tết sợi đỏ vì mừng mà cũng chỉ dám nâng trên tay nhẹ nhàng như sợ vỡ, reo lên, giọng hơi khàn khàn do mấy ngày vùi trong tuyết mà đào xới : « Tìm được rồi, em tìm được rồi. »
Thải Liên từ đằng xa cũng ném chiếc xẻng trong tay mình, vội vàng chạy lại, nâng nửa miếng ngọc trên tay Tô Tú lên. Cô lật lên rồi lại lật xuống, đôi mắt đen nhung nhìn kỹ từng vân ngọc một. Ngọc bội quý bị vỡ, khuyết mất một nửa, nhưng phần còn lại không có chút tì vết nào. Sợi dây đỏ tết quanh qua bao nhiêu năm đã mủn cả ra, chỗ đỏ chỗ nâu, mềm oặt như chuẩn bị nát thành từng vụn. Thải Liên nhìn Tô Tú, nói : «Đúng là thứ cô Uyển cần rồi.»
Tô Tú mừng rỡ : «Mau đem về cho cô Uyển. Cô Uyển chắc là mừng lắm. Phải mau mau đi kẻo trễ. »
Thải Liên rút một chiếc khăn lụa, cẩn thận bọc miếng ngọc lại rồi gọi người lấy chiếc hộp gỗ nhỏ lót nhung, nhẹ nhàng đặt vào.
Tô Tú nhìn bầu trời tối đen như mực, vừa mới vui mừng giọng đã chợt trầm xuống buồn buồn : «Không biết cô Uyển đang thế nào rồi. »
Chiều lên, Lâu Uyển quyết định lên đường.
Một hộ vệ tiến lên hỏi Lâu Uyển: “Cô Uyển, có cần chờ nhóm Thải Liên…?”
Lâu Uyển lắc đầu: “Không cần, lộ trình của nhóm Thải Liên Tô Tú dễ đi nhưng khá dài. Ta còn giao cho họ việc riêng nữa. Trước mắt chỉ cần chừng này người là đủ.”
Đoạn, nàng lại ngước lên nhìn trời. Trời đã tầm về chiều. Vào đông rồi nên tối rất nhanh, đi sẽ rất khó. Lâu Uyển nói: “Thời gian gấp gáp, phải tiếp tục lên đường luôn. Chỉ khổ cho các người không được nghỉ ngơi, đành cố gắng thêm một chút.”
Hộ vệ vội nói: “Bọn tôi bất tài chẳng giúp được gì cho cô Uyển, nếu không cô Uyển cũng chẳng phải ra mặt, vất vả chạy ngựa đường xa thế thế.”
Lâu Uyển cười: “Bất tài gì chứ, nước Yên gần như bị cô lập, địa hình rất kỳ quái, khó tìm đường đi. Chẳng phải người ở đây thì không mất mười ngày nửa tháng dò đường đi gần như là không thể rồi. Mà chuyện lần này lại phức tạp, ta không tự mình ra mặt thì không yên tâm nổi.”
Dứt lời, nàng kéo lại mũ choàng, khẽ thúc ngựa: “Thôi được rồi, phải mau chóng lên đường nhanh thôi. Trước khi trời tối mà không tìm được là hỏng chuyện.”
Lâu Uyển dường như rất thông thuộc đường đi nước bước nơi đây. Có vẻ ngày trước hồi còn ở Yên nàng sống ở kinh đô, sáu năm không quay lại nhưng vẫn thạo đường.
Nàng ta cùng toán hộ vệ đi đúng con đường hôm trước dẫn đến con ngõ cụt. Họ đi vào một con phố vắng. Con phố rất dài, nhưng đường thì hẹp, càng vào bên trong càng hẹp hơn, nhà sin sít nhau, nhưng phần lớn là bỏ hoang, về phía cuối đường thì không có người nào ở. Một hộ vệ trong đoàn tuy đã tới một lần nhưng không khỏi thốt: “Nước Yên quả thật kỳ lạ, nơi nào cũng thấy có chỗ bí hiểm.”
Lần này không còn bức tường nào ngăn họ lại nữa. Đi mãi cũng đến cuối đường, bị chắn bởi một chiếc cổng tàn tạ đã rỉ sét, bị cuốn mấy vòng xích khóa chặt lại.
Lâu Uyển ngước nhìn, đoán chừng toán lính lần trước cũng không phá cổng mà chỉ dám để ngựa lại mà leo vào. Nàng ta đưa mắt nhìn trưởng đoàn hộ vệ. Kẻ kia cũng biết ý, cao giọng hô: “Phá cửa!”
Người đứng gần nhất ngay lập tức rút kiếm, chém mạnh vào dây xích cuốn quanh cánh cổng. Dây xích đã xuống cấp tàn tệ, nhưng vẫn phải mất hàng chục nhát chém mới đứt đoạn. Cánh cổng cũng nặng trịch, tuy rằng sờ vào toàn vụn sắt, phải hai người cùng đẩy mới ra. Nhìn vào khoảng đất rộng lớn đằng trước, Lâu Uyển phất tay ra lệnh cho đoàn người cùng tiến vào.
Cách khoảng đất rộng không xa là một rừng trúc. Trúc mọc khá thưa, đám người cùng cưỡi ngựa tiến vào.
Mấy hộ vệ đi trước dùng kiếm rẽ trúc, có mấy tia sáng lọt qua những phiến lá nõn nà như nước ngọc, như những bông hoa sáng rơi trên trán và gò má Lâu Uyển. Lã Như Ý chăm chú nhìn nàng, đôi mắt đầy tò mò. Đến lúc Lâu Uyển quay lại nhìn thì thót cả tim.
Lâu Uyển cũng chẳng mấy khó khăn để tìm đường đến tòa thành bỏ hoang kia. Toán hộ vệ nhìn nàng ta thuộc từng đường đi nước bước mà sợ hãi. Quang cảnh quá mức hư ảo, tưởng đường cụt mà hóa ra vẫn ra được lối, vòng vèo như một mê cung, lại mù mịt sương, nhuốm một thứ màu sắc kỳ lạ bất an như có kẻ đang rình rập sau lưng.
Len lách vòng vèo một hồi rồi cũng tới nơi. Trước khi vào Lâu Uyển cởi bỏ áo choàng, khẽ phủi lớp bụi đường và tuyết đọng trên tà váy, dặn dò mấy hộ vệ: “Các người cứ đứng đợi ở đây, một chốc nữa ta sẽ ra.”
Toán hộ vệ nghe vậy muốn can ngăn nàng ta, nhưng cũng biết không nên quá phận, vả lại người như nàng ta ắt hẳn cũng đã có tính toán rồi mới quyết định, bèn cố dẹp lo âu mà lùi xuống, nhìn bóng Lâu Uyển thoáng chốc đã mất hút trong tòa điện hoang phế.
Dưới chân bụi đất phủi đầy, nhưng lại không bám vào đôi giày lụa trắng của Lâu Uyển. Nàng ta qua từng gian phòng đổ nát, rồi dừng lại trước căn phòng treo đầy những bức tranh lụa đã hằn vết thời gian mà ngả sang một sắc ngà ngà cũ kĩ.
Người đàn bà như chưa từng di chuyển, vẫn nguyên cái tư thế ấy, cái bóng lưng ấy. Ánh sáng len qua những khe hở chằng chịt trên bức tường đã có tuổi, thêu những bông hoa sáng trên căn phòng âm u và vạt áo của những hai kẻ kia.
Người đàn bà hồi lâu mới thốt lên: “Ra là một đứa trẻ lanh lợi. Nào, vào đây.”
Người đàn bà mơ màng, đôi mắt xám nhạt bỗng trong vắt, lại lấp lánh lên những tia sáng không rõ tên, dõi theo cái bóng vẫn vương hơi lạnh buốt của Lâu Uyển đang chầm chậm tiến lại gần, rồi rạp xuống đất.
Tay áo gấm, đầu gối, lòng bàn tay, năm ngón tay, lọn tóc đen, trán, tì xuống mặt đất lấm lem bụi cát. Đóa hoa trên váy như đã cắm mình xuống đất mà nở rộ, mái tóc đen là cành, tà áo lụa là lá.
“Được gặp tiền bối là vinh hạnh của Lâu Uyển.”
Hạt bụi li ti lấp lánh trong màn sáng nhạt, người đàn bà nhìn kẻ đang quỳ trước mặt mình, gương mặt không lộ tâm tình.
Hồi lâu, một bàn tay mới đưa ra, giữ lấy vầng trán đang kề mặt đất, những bông hoa trên tà áo gấm như đang chuẩn bị bén rễ nở bung trên đất: “Ngươi có biết không, ta đã ở đây rất lâu rồi.”
Người đàn bà ngẩng đầu, để những hạt nắng đậu trên gò má, gương mặt được quầng sáng nhuộm thành một màu dịu dàng: “Càng ngày, ta càng mau quên hơn. Mỗi ngày quên một ít. Không nhớ được là đã quên những gì, chỉ biết là một ngày chợt nhận ra mình chỉ còn duy nhất một thứ.”
“Xung quanh chỉ có bốn bức tường. Ta cử động rất khó. Ta muốn nhìn ra bên ngoài, nhưng cứ hướng ra ngoài căn phòng này là tầm nhìn lại đặc một màu đen. Ta không có ký ức, không thể di chuyển, cũng không thể nhìn. Ta còn không biết mình đã ở đây bao lâu, vì cứ tỉnh táo lại là nhận ra mình đã quên chuyện hôm trước, cũng không nhớ nổi hôm qua là ngày thứ bao nhiêu.”
Lâu Uyển từ từ ngẩng đầu, nàng thấy người đàn bà đang nhìn mình, bà ta sờ lên đôi mắt nàng: “Nhưng không sao. Ta cảm thấy nếu ta đã bị trói trong căn phòng này, ắt phải có điều gì ta cần đợi, chuyện gì ta cần làm. Ta phải hoàn thành cho trọn nghĩa vụ của mình. Đứa trẻ, ngươi có biết điều ta cần làm là gì không? … Ngươi… ngươi có biết ta là ai không?”
Lúc ấy Lâu Uyển cảm thấy, nàng không nên bị dao động.
Hồi còn trẻ, nàng từng rất dễ bị lung lay. Trẻ dại, sống theo cảm xúc, thiếu lý trí.
Bây giờ, nàng không còn trẻ như trước nữa. Thỉnh thoảng nàng sẽ cảm thấy có lẽ mình sẽ lại bị dao động. Có người từng nói với nàng phụ nữ thường không làm được việc lớn. Vì phụ nữ có trái tim mềm yếu bẩm sinh. Vừa cảm tính lại vừa đa cảm, dễ nổi giận, dễ tha thứ, dễ mềm lòng, thiếu kiên định. Tức là thiếu hoàn toàn điều kiện tiên quyết để làm việc lớn.
Lâu Uyển cũng cảm thấy mình có trái tim mềm yếu. Nhưng mặc cho trái tim yếu ớt đa sầu đa cảm, nàng vẫn làm việc mình cần làm như lẽ đương nhiên. Thỉnh thoảng nàng nghĩ có khi thế này mới là làm việc lớn. Trái tim cảm tính nhưng hành xử như một cỗ máy. Lâu Uyển chợt nghĩ, ắt hẳn những người trước đây nhìn lúc nàng mềm yếu mà tiếc hận giờ mà hấy nàng sẽ phải hài lòng lắm.
Thế nên, giờ phút này trong lòng nàng cảm thấy người đàn bà ấy thật đáng thương. Nàng kính trọng, nàng yêu bà ta, cũng thật buồn cho bà ta. Thậm chí nàng còn nghĩ có khi mình sẽ không kìm lòng được mà bỏ đi.
Nhưng đương nhiên nàng sẽ không làm như vậy.
Nhìn đôi mắt đầy hi vọng, thậm chí có phần cầu xin của người đàn bà. Lâu Uyển dập đầu xuống: “Xin tiền bối hãy cho Lâu Uyển một manh mối về Trường Sinh chú.”
Tia sáng trong mắt người đàn bà nhạt mất. Bà ta hỏi: “Ngươi biết ta là ai đúng không? Vậy nếu ta nói cho ngươi biết nó ở đâu, ngươi có thể cho ta biết ta là ai không ? »
Lâu Uyển ngước đôi mắt nhạt màu nhìn bà ta. Người đàn bà cũng im lặng. Dường như đã cân nhắc một hồi, bà ta lên tiếng : « Phía Nam. Đi về phía Nam. Nhưng chỉ được đến khi mùa đông đã qua.»
Vừa dứt lời. Người đàn bà như có thể thấy được những rặng xương xỉ xanh mướt mát, bà thấy vùng trời phía Nam đẹp như những nét vẽ. Bà ta ngây ngẩn, không còn thứ mùi ẩm mốc, dột nát của căn thành cổ, không còn bụi bặm của phế tích, chỉ có thứ hương cỏ tươi mát thoang thoảng và những làn gió mát, những tia nắng dìu dịu.
Người đàn bà nhìn xuống tay mình, bàn tay đã trong suốt như thủy tinh.
Bà ta hỏi Lâu Uyển : « Nói cho ta biết được không. Sắp hết thời gian rồi.”
Đáp lại bà ta chỉ có đôi mắt xám của Lâu Uyển.
Đến khi cả phần cơ thể từ dưới cổ người đàn bà trở nên trong suốt, bà ta mới buồn buồn cúi đầu.
Lâu Uyển nói: “Tiền bối đừng nên nhớ làm gì. Những năm tháng bị chôn chân trong này chỉ là bất hạnh của tiền bối. Nhớ lại chỉ khiến tiền bối đau đớn day dứt, muốn đi không đi được muốn ở không ở nổi. Cứ thế này mà đi còn tốt hơn.”
Người đàn bà nói: “Đối với ta, ra đi mà không có lý do, khác nào chưa sống đã phải chết.”
Rồi người đàn bà tan biến như chưa hề tồn tại.
Còn Lâu Uyển thì có cả một con đường dài phía trước.
Chỉnh sửa lần cuối: