Bạn có các lỗi sau:- Tên tác phẩm: Kiên
- Tác giả: Đỗ Việt Anh
- Thể loại: Truyện ngắn, tâm lý
- Tình trạng: Đã hoàn thành
- Giới thiệu (tóm tắt) tác phẩm: Nhân vật Kiên được lấy từ nguyên mẫu tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh" của nhà văn Bảo Ninh. Kiên là một người cựu binh già sau chiến tranh, sống cô độc và lặng lẽ trong một khu tập thể cũ ở góc đường Nguyễn Du. Ông thường được ví như "ông ba bị hồ Hale" do các bà các mẹ hay dọa trẻ con, vì tính cách khác người của ông. Nhân vật "tôi sinh ra và lớn lên gần nhà ông Kiên, dần dà do sự tò mò lại trở thành "người bạn" thân thiết với ông Kiên và hiểu được nhiều tâm trạng, suy tư của ông. Sau này chính bạn gái của "tôi" hóa ra lại là cháu ngoại của người phụ nữ mà ông Kiên đã yêu rất nhiều năm về trước và đến giờ, vẫn chờ đợi.....
1. Thiếu các dấu kết câu, không viết hoa đầu câu.
VD: “Ông Kiên” tôi gọi sẽ.
2. Sai dấu chấm lửng.
VD: “Vào.. vào đi hai cháu”.; “Vậy ra, trời ơi….”ông Kiên xúc động
Dấu chấm lửng chỉ và phải có 3 chấm, liền sát với nội dung phía trước và có khoảng cách với nội dung phía sau.
3. Thiếu khoảng trống sau dấu cách câu, cách ý.
VD: “Vậy ra, trời ơi….”ông Kiên xúc động => Sửa: “Vậy ra, trời ơi…” ông Kiên xúc động
4. Khi có các câu hội thoại liên tiếp bạn nên xuống đoạn với mỗi khi đổi chủ thể để độc giả dễ theo dõi hơn, cũng như nhìn tác phẩm rõ ràng hơn.
VD: “Hình như ông vừa gọi tên Phương? Hẳn là ông có biết bà ngoại cháu? Người ta hay bảo, cháu giống bà cháu như tạc” Linh nói. “Vậy ra, trời ơi….”ông Kiên xúc động. Mất một hồi lâu sau ông mới lên tiếng “Vậy bà ngoại con, bây giờ….?”. “Bà con, bà mới mất năm ngoái rồi” Linh buồn rầu đáp. Vậy hoá ra bà Phương, nỗi nhớ nhung và niềm ám ảnh suốt mấy chục năm của ông Kiên, bà chẳng đi đâu xa cả, bà lấy chồng, ở ngay Hàng Bún đây thôi, còn ông Kiên thì cứ ở góc đường Nguyễn Du này, chờ đợi vu vơ, không hẳn là chờ đợi mà như bám vào quá khứ để sống lây lất qua ngày.
Sửa: “Hình như ông vừa gọi tên Phương? Hẳn là ông có biết bà ngoại cháu? Người ta hay bảo, cháu giống bà cháu như tạc” Linh nói.
“Vậy ra, trời ơi…” ông Kiên xúc động. Mất một hồi lâu sau ông mới lên tiếng “Vậy bà ngoại con, bây giờ….?”
“Bà con, bà mới mất năm ngoái rồi” Linh buồn rầu đáp.
Vậy hoá ra bà Phương, nỗi nhớ nhung và niềm ám ảnh suốt mấy chục năm của ông Kiên, bà chẳng đi đâu xa cả, bà lấy chồng, ở ngay Hàng Bún đây thôi, còn ông Kiên thì cứ ở góc đường Nguyễn Du này, chờ đợi vu vơ, không hẳn là chờ đợi mà như bám vào quá khứ để sống lây lất qua ngày.
Bạn sửa các lỗi rồi đăng ký lại nhé.