[Truyện dài - Đăng ký quyền Tác giả] Thông báo tạm khóa chủ đề

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

crazy cat

Gà con
Tham gia
12/10/14
Bài viết
9
Gạo
0,0
- Tên tác phẩm: Trái tim anh thuộc về em
- Tác giả: Crazy Cat
- Thể loại: Tình cảm
- Tình trạng (đang sáng tác/hoàn): Đang sáng tác
- Giới thiệu (tóm tắt) tác phẩm: Trong ngày sinh nhật thứ mười tám của mình cô mất đi người thanh mai trúc mã, cũng là người cô yêu thương mười mấy năm qua. Rồi thật tình cờ cô quen được anh- người con trai có gương mặt giống người yêu cũ. Cô đã yêu, yêu thêm lần nữa. Đã hứa sẽ mang lại cho cô hạnh phúc, nhưng cô nhận được gì ngoài những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Liệu họ có thể thuộc về nhau?
- Đăng kèm chương đầu tiên của tác phẩm:
 

Đính kèm

  • trái tim anh thuộc về em- crazy cat.docx
    39 KB · Xem: 153

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: Tâm Như Mộng - Gia tộc phong vân I
- Tác giả: Lạc Hy
File của bạn có những lỗi sau:

1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc kép và nội dung bên trong, ví dụ:
“ Tôi không phải đồng tính, chẳng là người tôi yêu là một người đồng tính”

>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên ngoài.

2. Sau dấu câu không có dấu cách, ví dụ: - Ừ…là về Tịch Hiên.

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

3. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ:
……………
………


>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm. Mình đoán bạn dùng như thế này là để diễn tả khoảng thời gian trống giữa hai ngữ cảnh. Còn nếu bạn dùng để phân đoạn thì mình khuyên bạn nên dùng các dấu như: ***, --- o0o---...

4. Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại:

a. Ví dụ:
Người đàn ông gác bút lên nghiên mực, ngẩng đầu lên nhìn cậu cười. Gương mặt hiền hòa hướng cậu khẽ hỏi:
- Thích không cậu nhóc?
Xong xuôi mọi thứ, người đàn ông nói với cậu: “Chúc cậu sớm tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời mình.” - rồi hòa mình vào dòng người tấp nập.

>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là gạch đầu dòng. Không kết hợp cả hai.

b. Ví dụ:
- 2 ngày đối với cậu đã là quá đủ! Không mặc cả, 2 ngày hoặc là ngay lập tức, cậu chọn đi.
- “Rồi rồi, tôi biết cậu là gian thương mà! Tôi qua, được chưa?”

>>> Mình hiểu đây là bạn đánh dấu thoại qua điện thoại. Tuy nhiên, điều này không cần thiết. Nếu có ngữ cảnh cụ thể thì càng không cần, còn nếu không có, bạn có thể sử dụng thêm cách in nghiêng. Không nên kết hợp vừa gạch đầu dòng vừa dùng dấu ngoặc kép.

5. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ: - Eichen đang hành động, hiện nay lão đã bất chấp tất cả chỉ vì muốn đá tôi ra khỏi cái ghế này – Mạt Diễn lên tiếng.

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

6. Dùng chức năng Document Bullets để đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Mời vào!​

>>> Để đánh dấu lời thoại như thế này, chúng ta xuống dòng và dùng dấu gạch giữa là đẹp.

SỬA:
- Mời vào!

7. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 8 năm, 9 tầng...

>>> Chúng ta chỉ dùng số ghi nhắc đến thời gian là thời điểm, bao gồm ngày giờ. Còn lại, cố gắng dùng chữ hết.

8. Viết tắt, ví dụ: 10p...

9. Lỗi đánh máy, ví dụ: soopha, chẳng hiểu sau, ngụ tại khách sạn, những tay chân của ông, rớt cho mình một cốc vang đỏ...

10. Sai chính tả, ví dụ: rãnh rỗi, ngã ngữa, chạc 18 19 tuổi, gê tởm...

11. Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 2h

>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam:
- Dạng dài: 2 giờ
- Dạng ngắn: 02:00

12. Góp ý thêm:

a. Các từ như ah, bạn nên viết là a, à...

b. Ví dụ: - Mạt Diễn, tôi có từng nói với cậu rằng “Cậu thật là đáng sợ ” chưa?

>>> Chúng ta không nên sử dụng dấu ngoặc kép ở đây. Nó không phải thoại trực tiếp, không phải trích dẫn, cũng không phải hàm ý nghĩa bóng. Bạn nên viết câu này dưới dạng câu trần thuật.

SỬA: - Mạt Diễn, tôi có từng nói với cậu rằng cậu thật là đáng sợ chưa?

c. Ví dụ: Anh vừa từ công ty Thịnh Đằng trở về – một chi nhánh con của tập đoàn J.S mở tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

>>> Phần phụ chú của một từ hay cụm từ cần đi liền với nó.

SỬA: Anh vừa từ công ty Thịnh Đằng – một chi nhánh con của tập đoàn J.S mở tại Bắc Kinh, Trung Quốc - trở về.

* * *

Kết: Lỗi số 2 thường gặp với dấu chấm lửng. Lỗi số 5 thường gặp với các câu thoại có lời dẫn. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Em cám ơn chị Cụt ạ, em đã sửa các lỗi chính tả chị chỉ rồi. Phiền chị kiểm tra lại lần nữa giúp em!
Bạn đã sửa file rất tốt.

Bạn đọc lại bài NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT về truyện dài (chú ý phần đặt tiêu đề cũng như cách trình bày #1) và bắt đầu đăng truyện của mình ha. Các chương sau của bạn cũng cần trình bày chuẩn như chương này. Mọi chương mới phát sinh lỗi đều có thể bị xóa.

Chim vừa cấp quyền cho bạn rồi đấy.

Chào mừng bạn tham gia nhóm Tác giả trên diễn đàn Gác Sách. >:D<
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Như vậy đúng không ạ?
Em sửa thêm được lỗi số 4.
Lỗi số 2, em đọc thật kỹ hướng dẫn của chị. Em sửa chưa đúng và còn sót.
Lỗi số 12, em chưa sửa.
Lỗi số 11b, đọc lại thật kỹ hướng dẫn số 9. Em cần phân biệt lời thoại bắt đầu từ chỗ nào.

Khi sửa bài chưa tốt thì em không nên chỉnh sửa hay thêm bớt ý văn gì cả. Càng sửa càng thêm lỗi thôi.

Lỗi phát sinh:

14. Thiếu dấu câu phân biệt lời thoại và lời dẫn, ví dụ:

- Haizz, chị Phương lại đi trước rồi. Tôi khẽ thở dài và nhanh chóng phóng đi học. Ở trường học:

- Phù! - Tôi thở dốc may mà đến kịp.

>>> Đối với những đoạn có lời thoại và lời dẫn đan xen:
- Nếu dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại thì chúng ta cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn hay lời giải thích.
- Nếu dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu câu để phân biệt lời thoại và lời dẫn.

Thêm nữa, cái nào là lời tả hoặc giới thiệu địa điểm cũng không thể để chung câu với lời thoại.

* * *

Em sửa file lần nữa giúp chị.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: Lời hứa của gió
- Tác giả: Mặc Du
File của bạn có những lỗi sau:

1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc kép và nội dung bên trong, ví dụ:
“ Đồ xấu xa ai lúc nãy vừa nói tớ không có tình người”

>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên ngoài.

SỬA: “Đồ xấu xa. Ai lúc nãy vừa nói tớ không có tình người.”

2. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: “Dậy thôi…dậy thôi…”.

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA: “Dậy thôi… Dậy thôi…”

3. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
“Jun ngoan nào, không khóc, chẳng phải anh vẫn đang bên cạnh em sao” cậu bé nhẹ nhàng vỗ lưng cho cô bé.

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

SỬA: “Jun ngoan nào, không khóc, chẳng phải anh vẫn đang bên cạnh em sao.” Cậu bé nhẹ nhàng vỗ lưng cho cô bé.

4. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 4-5 tuổi, 1…2…3…

>>> Chúng ta chỉ dùng số ghi nhắc đến thời gian là thời điểm, bao gồm ngày giờ. Còn lại, cố gắng dùng chữ hết.

5. Lỗi đánh máy, ví dụ: vừa nói xom...

6. Sai chính tả, ví dụ: cố gắn, chiếc chăng, đắt ý, nghe nhằm rồi, khuyên góp, lập lại, vun tay lên...

7. Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: laị...

>>> Bạn nên đọc lại Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.

8. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ: “Anh phải về nhà, cũng giống như Jun dù đi chơi ở đâu cũng phải về nhà vậy”.

>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.

SỬA: “Anh phải về nhà, cũng giống như Jun dù đi chơi ở đâu cũng phải về nhà vậy.”

9. Trình bày sai cụm từ (nằm trong một câu được đặt trong cặp dấu ngoặc kép) cần đặt trong dấu ngoặc kép, ví dụ:
“Cậu không nghe câu “tình yêu đi qua dạ dày” à! Cho thấy thức ăn rất quang trọng he…he…”

>>> Trong những trường hợp như vậy, chúng ta dùng cặp dấu nháy đơn ‘ ’.

10. Trình bày thoại chưa đúng, ví dụ:
Hiểu Đồng vừa gấp chăng vừa lẩm bẩm câu của mọi ngày “Haiz… số tôi thật khổ mà, ... còn bảo tớ xấu xa”.

>>> Khi lời dẫn chưa hết ý, cần lời thoại bổ sung để hoàn thiện thì cuối lời dẫn cần có dấu hai chấm. Thêm nữa, các câu thoại nên xuống dòng.

SỬA: Hiểu Đồng vừa gấp chăng vừa lẩm bẩm câu của mọi ngày: “Hầy… số tôi thật khổ mà, ... còn bảo tớ xấu xa.”

11. Góp ý thêm:

a. Ví dụ: Cô thầm nghĩ “Quái lạ. trên bảng có gì thú vị sao?”.

>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép. Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng.

b. Các từ như àh, haiz..., bạn nên viết là à, hầy (hoặc diễn tả bằng lời như thở dài)...

* * *

Kết: Lỗi số 2 thường gặp với dấu chấm lửng. Lỗi số 3, 8, và 10 rất nhiều. Lỗi số 6 cũng cần được lưu ý khi viết văn. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Bạn ơi ở file trước mình đã sửa hết cả lỗi số 1 rồi mà. Với lỗi số 9 mình cũng đã sửa ở lần gởi thứ hai cho bạn rồi. Lần này mình đã dò lại từng chữ rồi. Bạn xem lại giúp mình nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Mình xem file thấy còn lỗi thì mình nói còn nha bạn. Nếu bạn muốn, mình sẽ đưa ví dụ cho bạn xem. Một khi mình đưa ra được ví dụ thì hi vọng lần sau bạn hãy chắc chắn là mình sửa hết rồi hẵng khẳng định thế. Thêm nữa, lỗi số 9, trong lần phản hồi lần hai mình mới nhắc, lần thứ nhất hoàn toàn không nhắc qua lỗi này.

File này của bạn còn lỗi số 1 và lỗi só 9. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn cách sửa lỗi số 9, bạn đã đúng thành sai, còn chỗ sai thì chưa sửa.

Bạn sửa file lần nữa giúp mình.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên