File của bạn có những lỗi sau:
1. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: “Ừ...đi tiếp hay về.”
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: “Ừ... đi tiếp hay về.”
2. Thiếu dấu kết câu, ví dụ: “Ừ”
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA: “Ừ.”
3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 5 phút nữa...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
4. Sai chính tả, ví dụ: dàn dụa, dí túi nước một phát thật mạnh vô lưng...
5. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: “….”
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
6. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Không phải vì muốn nấu cho anh ăn sao? Không phải vì muốn làm bất ngờ cho anh sao??
>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.
7. Cách ghi thời gian chưa đúng, ví dụ: 14/2, 5h...
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam:
- Dạng dài: năm giờ, 5 giờ, ngày 14 tháng 2...
- Dạng ngắn: 05:00
8. Sử dụng các kí tự biểu cảm, ví dụ: (T^T)
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc, chúng ta tránh sử dụng những biểu tượng này (trừ khi trong tác phẩm có đoạn chat).
9. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ: ... kèm theo một câu nói đầy giá buốt. “Cuối buổi nộp lại cho tôi”.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA: ... kèm theo một câu nói đầy giá buốt: “Cuối buổi nộp lại cho tôi.”
10. Trình bày thoại chưa đúng, ví dụ: Cô cúi gằm mặt nhìn xuống những ngón chân đang ngọ nguậy không yên của mình, miệng lẩm bẩm “Biết rồi mà còn phải hỏi. Rõ ràng là cố tình.”
>>> Trước các câu thoại trực tiếp đều cần có dấu hai chấm.
SỬA: Cô cúi gằm mặt nhìn xuống những ngón chân đang ngọ nguậy không yên của mình, miệng lẩm bẩm: “Biết rồi mà còn phải hỏi. Rõ ràng là cố tình.”
11. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: Rồi lại âm thầm tự sỉ vả mình cả ngàn vạn lần, “đúng là cái đồ não bò, không biết lựa thời thế…aizzzzz, số khổ nha aaaaa.”
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc gạch đầu dòng). Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Ví dụ: “HAHAHAHHA.”
>>> Tránh viết hoa hoặc in đậm toàn bộ một từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh ý. Muốn nhấn mạnh ý diễn đạt, tác giả cần dựa vào cách hành văn, cần thiết thì sử dụng dấu gạch nối giữa một cụm nhiều từ.
c. Các từ như haha... bạn nên viết là ha ha...
d. Ví dụ: Phải ráng hoàn thành xong trong ngày mai - anh thầm nhủ.
>>> Không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thầm nghĩ và lời dẫn.
* * *
Kết: Lỗi số 1 thường gặp với dấu chấm lửng. Mỗi lỗi như vậy không nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.