File của bạn có những lỗi sau:
1.
Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Đợi
mẹ…mẹ đi gọi bác sĩ.
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Đợi
mẹ… mẹ đi gọi bác sĩ.
2.
Đầu câu không viết hoa, ví dụ:
mình thật thông minh, cứ quyết định vậy đi.
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
3.
Dùng chức năng Document Bullets để đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Bác là ai ạ, con xin lỗi, nhưng con không nhớ được.
>>> Để đánh dấu lời thoại như thế này, chúng ta xuống dòng và dùng dấu gạch giữa là đẹp.
SỬA:
- Bác là ai ạ, con xin lỗi, nhưng con không nhớ được.
4.
Cách ghi ngày tháng chưa đúng, ví dụ: Ngày 13/6/2015
>>> Nên ghi rõ là ngày... tháng... năm...
5.
Sai chính tả, ví dụ: sock, trấn thương, che dấu...
6.
Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Bác là ai ạ, con xin lỗi, nhưng con không nhớ được.
“Bác đừng khóc…” Rồi vươn tay lau nhẹ nước mắt trên gương mặt kia.
>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là dùng gạch đầu dòng. Không kết hợp cả hai. Không dùng dấu gạch dưới.
7.
Góp ý thêm:
a. Ví dụ: Thực ồn ào, có người đang gọi tên ai đó, “ơ!Mà mình chưa chết sao, vẫn còn ý thức này, còn nghe được cả tiếng nói chuyện nữa”.
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc gạch đầu dòng). Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Các từ như
haha... bạn nên viết là
ha ha...
* * *
Kết: Lỗi số 1 thường gặp với dấu chấm lửng. Lỗi số 3 và 6 rất lộn xộn. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.
Tái bút: File của bạn ngắn hơn quy định. Bạn vui lòng đọc kỹ #1 và bổ sung thêm giúp mình.