File của bạn có những lỗi sau:
1.
Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Tại
sao ?
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Tại
sao?
2.
Thiếu dấu kết câu, ví dụ: "Chắc mình sắp vào Sài Gòn
đó"
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA: "Chắc mình sắp vào Sài Gòn
đó."
3.
Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 9 năm...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
4.
Sai chính tả, ví dụ: nhác cái phần làm bài tập...
5.
Viết tắt, ví dụ: THPT, LVD...
6.
Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ:
-Không sao, em vào đi.
sinh-lão-bệnh-tử
>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại, hoặc dùng để mở đầu thành phần phụ chú, hoặc để phân biệt các thành phần câu ngang hàng về nghĩa.
SỬA:
- Không sao, em vào đi.
sinh - lão - bệnh - tử
7.
Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 7:00 pm
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam:
- Dạng dài: bảy giờ, 7 giờ
- Dạng ngắn: 07:00 (Cách ghi giờ này chỉ nên dùng trong các truyện cần nhấn mạnh mốc thời gian như điều tra chẳng hạn.)
8.
Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: khoá
>>> Bạn nên đọc lại
Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần
Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.
9.
Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: Chào các em..
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
10.
Thiếu dấu câu phân biệt lời thoại và lời dẫn, ví dụ: - Em nào là Trần Mai
Hạnh? Thầy giáo cất tiếng hỏi.
>>> Đối với những đoạn có lời thoại và lời dẫn đan xen:
- Nếu dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại thì chúng ta cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn hay lời giải thích.
- Nếu dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu câu để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: - Em nào là Trần Mai
Hạnh? - Thầy giáo cất tiếng hỏi.
11.
Sai vị trí dấu kết câu trích, dư dấu câu, ví dụ: Bà thường nói rằng: “Ta yêu con nhiều lắm, cháu gái
ạ”.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu câu trích dẫn, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu trích được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA: Bà thường nói rằng: “Ta yêu con nhiều lắm, cháu gái
ạ.”
12.
Góp ý thêm:
a. Ví dụ: 1. Câu chuyện của những kẻ cô đơn.
>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối tên chương. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các tiêu đề đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.
b. Các từ như
bài test... bạn nên sử dụng tiếng Việt.
* * *
Kết: Các lỗi số 2, 10 và 11 khá nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.