File của bạn có những lỗi sau:
1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc và nội dung bên trong, ví dụ: ( mượn xác)
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên ngoài.
SỬA: (mượn xác)
2. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Quan sát hoàng hôn một lúc, tôi dần cảm thấy vô vị, nhắm hai mắt lại,trời tối rồi!
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Quan sát hoàng hôn một lúc, tôi dần cảm thấy vô vị, nhắm hai mắt lại, trời tối rồi!
3. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
Công tử nói: “ Tiểu Dung, pha trà”
Dung ma ma nói vậy cũng hẳn đã ngoài tứ tuần, đuôi mắt có nếp nhăn, nhưng sao cánh tay mượt mà như thiếu nữ? thật không hợp cho lắm
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA:
Công tử nói: “Tiểu Dung, pha trà.”
Dung ma ma nói vậy cũng hẳn đã ngoài tứ tuần, đuôi mắt có nếp nhăn, nhưng sao cánh tay mượt mà như thiếu nữ? Thật không hợp cho lắm.
4. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 20 năm, 5 tuổi...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
5. Lỗi đánh máy, ví dụ: đuồi bắt lại...
6. Sai chính tả, ví dụ: ắc sẽ tràn, lang bạc, sáng lạng, thêu đốt, cuồn cuộng, lữa quanh tôi, tự xương, đều này phải nói, hơn phân nữa, nhầy giụa, thở hỗn hển, không tiệc đường sống...
7. Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ: Vì Hoàng đế còn nhỏ nên Thái hậu Trương thị- Trương Mỹ Dung buông rèm nhiếp chính.
>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại, hoặc dùng để mở đầu thành phần phụ chú, hoặc phân biệt các thành phần ngang hàng nhau về nghĩa.
SỬA: Vì Hoàng đế còn nhỏ nên Thái hậu Trương thị - Trương Mỹ Dung buông rèm nhiếp chính.
8. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ:
Nhưng Lý triều giờ đã như cốc nước đầy thêm một nước ắc sẽ tràn….
Nhớ đến rất lâu trước tôi từng bị trăng máu chiếu vào, trở nên biến dạng..à à phải nói là hình thành được thân ảnh,...
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
9. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Mặt Trăng ???!!!
>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.
10. Cách ghi ngày chưa đúng, ví dụ: ngày 14/7
>>> Bạn nên ghi rõ là ngày 14 tháng 7.
11. Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ: Ma ma Đào Hoa viện lả lơi đáp: “Công tử ngài thật khéo nói, Dung ma ma tôi đây làm ở đây cũng phải 20 năm rồi, lúc đó chắc công tử chỉ vừa mới…” - vài tuổi đầu, lời này này Dung ma ma nhập nhừ không nói, cười tình lấy lòng.
>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
12. Chèn lời bình của tác giả vào truyện, ví dụ: < thở dài >
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc thì tác giả nên hạn chế chèn bình luận vào nội dung truyện.
13. Dư dấu câu, ví dụ: “Ngươi vì sao còn chưa đi?”, tôi lên tiếng hỏi 1 linh hồn đang ngồi xếp bằng cạnh mép sân thượng, đôi mắt hắn vằn lên nhưng tia máu đỏ, có lẽ do nhiều ngày không ngủ đây mà.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA: “Ngươi vì sao còn chưa đi?” Tôi lên tiếng hỏi một linh hồn đang ngồi xếp bằng cạnh mép sân thượng, đôi mắt hắn vằn lên nhưng tia máu đỏ, có lẽ do nhiều ngày không ngủ đây mà.
14. Không viết hoa sau dấu chấm lửng, ví dụ: Âm thanh văng vẳng từ bốn phia kêu gọi… hà! Chả lẽ thật sự có gia đình gọi tôi về siêu độ sao??????
>>> Sau dấu chấm lửng không viết hoa, trừ trường hợp dấu chấm lửng nằm ở cuối câu, trong nó có chứa một dấu chấm.
15. Góp ý thêm
a. Ví dụ: Chương 1: Gặp gỡ mỹ nhân trong thạch động.
>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối tên chương. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các tiêu đề đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.
b. Ví dụ: Người qua đường tốt bụng
>>> Chú thích thì ghi chú thích, chứ người qua đường tốt bụng là cái gì à bạn?
* * *
Kết: Lỗi số 1, 3, 9 rất nhiều. Lỗi số 2, 8, 14 nằm rải rác. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.
Tái bút: Bạn vui lòng viết đúng chính xác tên của bạn trong tên file.