Mình nói bình thường có nghĩa là nội dung bình thường, sự tài tình của tác giả thì miễn bàn, hì, kể một câu chuyện bình thường không nhàm chán mới là sáng tạo.
Cá nhân mình nghĩ mỗi người đều rất đặc biệt theo một cách bình thường. Bình thường ở đây là nói về vật chất đúng ý bạn Ruồi không?
Mình cũng vừa đọc Rắn và Khuyên Lưỡi, thực sự mình thuộc người ít biết chọn sách, nên thường dựa vào cảm nhận của các bạn để tìm đọc. Sau khi đọc sách mình cũng có đọc cảm nhận của bạn Ta là Heo và bình luận của mọi người nhưng mình không giỏi diễn đạt cảm xúc nên không biết nói gì hơn.
Nhân bạn có nhắc đến, xin góp thêm về cảm nhận của mình từ tác phẩm này, cũng là của tác giả người Nhật, rất trẻ tuổi.
Cá nhân mình đặc biệt yêu thích đất nước, con người, văn hóa Nhật, đó là một đất nước xinh đẹp, sạch sẽ, văn minh lịch sự nhất nhân loại. Mình ngưỡng mộ và tôn trọng. Ở Nhật đề cao văn hóa rất truyền thống, nhưng lại tôn trọng những cá tính sắc màu riêng. Không ngạc nhiên khi nó tồn tại song song với nhau mà không hề có sự đối lập. Trên đường phố rất dễ dàng thấy qua cách ăn mặc trang điểm của các bạn trẻ, họ có thể hóa trang thành các nhân vật yêu thích, tóc nhuộm các màu sáng, nổi loạn, cá tính theo từng cá thể.
Vì không được đi nhiều nơi trên và không ở lâu để cảm nhận sâu hơn nên chỉ dám nói cảm nhận trực quan thôi.
Quay trở lại Rắn và Khuyên Lưỡi, đó không giống như việc mình nói là trút những đau đớn tinh thần lên thể xác để giải thoát, mặc dù nhìn bề ngoại cũng là việc " hành hạ thể xác" theo một số người. "Cải tạo cơ thể" không phải cứ chịu đau mà làm được, cũng như cứ buồn là mang bản thân ra giải quyết, hay một sự bốc đồng của tuổi trẻ thiếu cân nhắc suy nghĩ.
Đó là một "tôn giáo" riêng.
Mà tôn giáo thì phải có tín ngưỡng.
Bạn sẽ khó mà cảm nhận hết nếu bạn không thuộc về nó và nhìn sự việc với một tâm thế khác. Cũng giống như bạn không phải thuộc về giới tính thứ 3 nên không thể "cảm" như người trong cuộc, dù cho chúng ta thừa sự càm thông, tôn trọng, bình đẳng dành cho họ.
Nói tới đây, 1 bạn trên diễn đàn từng nói với mình, chả lẽ cứ phải điên, phải nghiện ma túy, phải sex mới có thể làm BS tâm lý được hay sao?
Cái khác nhau đôi khi ở một giới hạn rất mong manh.
Mình không nghi ngờ gì về việc có rất nhiều người vượt qua mọi "vấn đề rất lớn" rất dễ dàng dựa vào nhiều yếu tố trong đó có tuổi tác, kinh nghiệm sống.
Nhưng mình cũng không ngạc nhiên gì khi có rất nhiều người bị chìm nghỉm trong những " vấn đề nhỏ" suốt cả cuộc đời bất kể tuổi tác, hoàn cảnh sống.
Cuộc sống luôn có nhiều màu sắc đó chính là điều cuốn hút và khiến mỗi người đều rất đặc biệt với cả màu trắng hoặc không màu.
Chúng ta, hoặc là còn quá nhiều việc phải lo về vật chất mà đôi khi bỏ qua những vấn đề về tinh thần, không coi đó là 1 bệnh cần phải được quan tâm chăm sóc, ít nhất là ở Việt Nam, mình thường thấy mọi người chỉ cho 1 người bị gọi là " tâm thần" khi đi lang thang ngoài đường xé quần áo, nói lảm nhãm một mình, và cho vào nhà thương điên để giải quyết.
Nhưng có những bệnh không biểu hiện ra bên ngoài, không dùng thuốc được. Và cũng không phải người bệnh nào cũng ý thức rằng mình bị bệnh.
Mình ý thức được vấn đề của mình, dù với những người xung quanh chả ai nghĩ vậy, nói ra họ lại nhìn mình với ánh mắt tức giận theo kiểu, lại nhà giàu giẵm phải gai mồng tơi đây mà, hay sướng quá rửng mỡ chẳng hạn.
Đó là lý do tại sao ở một vài nước phát triển, người ta tự tử nhiều, dù họ chả thiếu cái gì về vật chất, có chỗ đứng trong xã hội, được trọng dụng. Vì cái họ tìm kiếm, đôi khi chúng ta không hiểu hết, không "cảm' được.
Thấy một người tự tử, tâm lý chung là, thương trách móc, xót xa sao mà dại dột thế. Nhưng ngoài những " tai nạn" thì thực sự đó là 1 cách lựa chọn đã được cân nhắc, giống như lựa nghề nghiệp, nơi ở của chúng ta vậy thôi.