Tương Phùng - Cập nhật - San

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Tên truyện: Tương Phùng
Tác giả: San
Tình trạng sáng tác: Hoàn / Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/tuần
Thể loại: Cổ đại, thần bí.
Độ dài: 18 chương.
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Mục lục:
Chương 1 --- Chương 2 --- Chương 3 --- Chương 4 --- Chương 5 --- Chương 6 --- Chương 7 --- Chương 8
 
Chỉnh sửa lần cuối:

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Chương 1

Một buổi sáng mùa đông. Trời còn đẫm hơi sương thì lũ gà đã nháo nhác ngoài sân. Trần rón rén bước xuống giường. Cậu nhẹ nhàng xem lại chỗ em gái đang nằm, kéo lại góc chăn rồi bước ra cửa. Mùi hoa của cây mộc lan thơm xoa dịu cánh mũi đang phập phồng trong gió mùa đông rét buốt. Trần bước đến gần mộc lan, mỉm cười hiền lành. Cậu nói:

- Mộc lan à, bữa nay giỗ cha mẹ, tôi phải đi thăm đồng sớm hơn một chút, chắc sẽ về trước khi em Hương tôi thức dậy. Tội nghiệp em tôi lắm, tối qua nhớ cha mẹ, cứ khóc liên hồi. Anh cả như tôi thật vô dụng.

Cây mộc lan này năm đó cha trồng cho hai anh em trước khi cùng mẹ đi sang làng bên ăn cỗ. Chẳng may ngày đó có nạn dịch, cha mẹ mắc bệnh không qua khỏi, bỏ mạng ở làng người. Người trong làng của Trần cũng sợ dịch bệnh, xác hai người không ai chịu cho mang về làng, may nhờ có người bà con làm thầy lang được dân làng kính trọng, vốn cũng là chỗ thân tình với cha mẹ Trần, thương xót cho cảnh ngộ gia đình sinh ly tử biệt, đứng ra cùng với làng bên tổ chức làm ma chay cho họ, sau đó hỏa táng rồi đưa tro cốt hai người về cho Trần. Năm đó, cậu khóc hết nước mắt, phần đau đớn không nhìn thấy cha mẹ lần cuối, phần thương em còn nhỏ dại, chưa ra đời bao lâu thì mồ côi.

Từ những ngày đen tối đó, Trần dành hết tình thương cho em. Cậu vừa làm anh, vừa làm cha mẹ. Em Hương rất may mắn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, mọi việc đều cũng một điều anh cả, hai điều anh cả, sớm chiều gì cũng loanh quanh theo Trần cùng làng cuối xóm. Dân trong làng thương hai đứa côi cút, lại được cha mẹ dạy dỗ tử tế từ nhỏ, gọi dạ bảo vâng vì thế thương yêu hết lòng. Ngày nào thấy hai đứa đi ngang nhà, đương lúc giờ cơm thì cho cùng ăn cơm, lúc trời trưa thì cho chén trà bát nước. Trần theo mấy cô chú trong làm làm tất thảy từ việc nhỏ đến việc lớn mà kiếm sống qua ngày. Hai anh em bảo bọc nhau cùng lớn, cây mộc lan cũng vươn vai theo. Trần nhớ cha mẹ nhưng không dám cho em biết, lâu lâu lại ra nói chuyện với mộc lan. Chuyện của cậu là những chuyện không đầu không cuối, vất và khổ cực đè nặng lên hai vai non nớt, phần nhớ cha mẹ phần thương em thơ, tất thảy chuyện đời mà cậu trải qua, nhất là những chuyện buồn, cốt yếu chẳng dám để cho em biết, đều được cậu kể cho cây mộc lan thiết thân từ bé.

Đang hồi suy tưởng, Trần nghe có tiếng vó ngựa xôn xao từ phía xa. Liền sau đó, tiếng la hét inh ỏi, rồi khói lửa bốc cao ngút trời. Anh Thức ở đầu thôn vừa chạy hớt hải trong đường lớn, vừa la hét thất thanh:

- Cướp núi tới làng rồi, chạy mau bà con ơi!

Trần hốt hoảng, chạy vào nhà đánh thức em. Em Hương còn đang say ngủ, Trần vơ vội cái áo ấm quấn lấy người em rồi bế chạy ra ngoài sân, tay không quên cầm lấy cây trượng của cha để lại phòng thân.

Chưa ra khỏi cổng nhà thì bọn cướp đã xông tới nơi. Một đoàn năm sáu người gương mặt dữ tợn, tay lăm lăm đao thương sắc lẹm. Trần kinh hãi nhìn thấy trên tay họ, lưỡi đao của ai cũng nhuốm đầy máu tươi. Trần đặt em xuống đất, tựa vào gốc mộc lan, sau đó hướng mũi côn vào bọn họ. Bọn cướp thấy một đứa trẻ còm cõi dám đương đầu với chúng, cũng dừng lại một nhịp, sau đó lại cất tiếng cười the thé đinh tai nhức óc. Em Hương giật mình thức giấc, nhìn thấy trước mặt toàn những người hung hăng dữ tợn, hoảng sợ khóc thét lên. Trần lùi lại mấy bước, một tay cầm trượng phòng thủ, một tay xoa lưng em, giọng nói run rẩy nhưng đầy yêu thương:

- Em Hương đừng sợ, anh cả ở đây, đừng sợ, cứ nấp sau lưng anh cả là được rồi!

Một gã đàn ông râu ria xồm xoàm thúc ngựa bước tới vài bước, cất tiếng dọa nạt:


- Thằng nhãi kia, mau đem của cải trong nhà ngươi ra cho bọn ta, rồi sau đó tự kết liễu đời mình đi, đừng để bọn ta ra tay. Bọn người ngoài kia chống cự đều bị bọn ta làm thịt cả rồi, ha ha.

Đương lúc gã cất tiếng cười lớn, Trần hướng mũi vũ khí của mình vào hắn, giọng đanh thép rắn rỏi.

- Nhà chúng tôi không có của cải gì cả, các người đi đi, không được làm em tôi sợ.

Vừa dứt lời, gã đã thúc ngựa xông tới. Trần chỉ một côn một quyền, đánh gãy chân ngựa, con ngựa mất đà ngã rạp ra phía bên hông nhà, hất tên cướp lộn cổ xuống đất. Trần với gã đánh nhau vài đòn, thì Trần đã hất được thanh đao trong tay gã, còn đánh cho một côn ngay đầu gối, không đứng lên được, nằm rên rỉ đau đớn.

Mấy tên cướp còn lại thấy đồng bọn thất thủ, ngạc nhiên giây lát rồi cũng xông tới một thể. Trần vất vả chống cự, nhưng sau vài đường côn cao cường, bọn cướp hết thảy đứa mẻ đầu sứt trán, người ngựa ngổn ngang, nằm lăn lóc khắp sân không gượng dậy được. Em Hương thỉnh thoảng cười reo khi thấy anh mình chiến thắng, chỉ có Trần mới biết, tay cậu bây giờ đã không còn đủ sức để đánh thêm nữa. Cậu lo sợ nhưng cũng không dám cho em biết, chỉ vừa cười vừa che lưng cho em, định bụng bảo em cùng chạy đi thì đã nghe tiếng nói từ ngoài cổng rào vọng tới.

- Bàn tay run rẩy của ngươi, liệu còn đánh nổi bao nhiêu người của ta đây?

Tiếng vừa dứt, một người cao lớn vạm vỡ, cưỡi con ngựa đen bóng chắc nịch bước ra khỏi hàng cây, tiến về phía cậu. Ông ta ném cây đao đến trước mặt cậu, ra điều kiện:

- Giết con bé đó, ta tha mạng!

Khẩu khí tàn ác làm hai anh em không khỏi run sợ. Em Hương lại khóc, níu lấy lưng áo đẫm mồ hôi của Trần:

- Anh cả, đừng giết em!

Trần nắm tay em, nhìn vào đôi mắt đầy sợ hãi mà trấn an:

- Em Hương đừng sợ, anh cả bảo vệ em, anh cả không bao giờ làm vậy!

Em Hương cứ khóc, ôm lấy Trần. Bàn tay run rẩy của cậu vẫn xoa đầu em, nhất thời quên đi mối họa trước mắt. Tướng cướp nhìn cậu, một giây phút thoáng qua trên gương mặt ông, không rõ thương cảm hay phiền lòng.

- Ta nhắc lại, Giết con bé đó, ta tha mạng!

- Ta không làm.

Trần cương nghị đáp trả, cây trượng lại sẵn sàng nghênh chiến. Tướng cướp nói gì đó với bọn lính đi phía sau, chỉ thấy ông vừa dứt lời, cả bọn đã xông lên. Trần tả xung hữu đột một hồi, cuối cùng cũng thúc thủ, bị một tên cướp đấm từ phía sau, ngã rạp xuống đất. Một tên khác xông đến, ôm em Hương chạy về phía tướng cướp. Trần giãy giụa, chẳng màng đến bản thân, gào thét trong vô vọng rằng không được làm hại em của cậu. Tướng cướp xuống ngựa, bước đến trước mặt Trần:

- Ta sẽ giữ con bé đó, muốn nó sống, phải quy phục làm cướp như bọn ta. Ngươi chọn đi!

Tướng cướp vừa nói, gã đang giữ con bé đặt một lưỡi đao loang máu lên cái cổ nhỏ bé đang sợ hãi tột độ.

Trong tích tắc, Trần gật đầu. Năm đó, người ta chuyển lời cha mẹ lại cho Trần, cha mẹ phó thác cho trời, nhờ cậu chăm sóc cho em Hương. Giữa lúc sinh tử định số, nhớ lời cha mẹ dặn dò, Trần không do dự gật đầu. Cậu chỉ có một mục tiêu duy nhất là em Hương của cậu phải sống, những chuyện khác, cậu không màng tới. Tướng cướp cười hả hê, ra lệnh cho đám lâu la thả em của Trần ra.

Ông nhìn Trần, đang bị trấn áp dưới bàn tay hộ pháp của mấy gã cướp núi, nhưng ánh mắt cương nghị, không mảy may dao động. Đứa trẻ này, ông biết từ rất lâu rồi, dù là ngày còn bé hay bây giờ, nói được làm được. Vốn không còn gì vướng bận, tướng cướp ra lệnh trở về núi. Trần cõng em, nặng nhọc lê bước theo sau. Trước lúc qua khỏi cổng nhà, cậu ngoái lại nhìn nơi mình sinh ra, nhìn khoảng sân, góc vườn mà hai anh em cậu đã có một tuổi thơ đẹp đẽ. Cậu nhìn thấy cây mộc lan, đột nhiên chuyển sắc lá vàng, rơi rụng tả tơi, cậu nghe một hồi đau đớn thấu tận tâm can.

Nước mắt vô cớ rơi xuống.

Khi đoàn người đi rồi, không ai kịp nhìn thấy, từ những vết hằn trên thân cây, một dòng đỏ tựa máu lặng lẽ tuôn ra, biệt ly khó tả. Tiếng gió lay xào xạc, cành lá như gọi tên.

Mộc lan gọi tên Trần, tiếng gọi rơi vào muôn trùng hư không...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
mùa đông rét buốt.Trần bước

Chẳng mai ngày đó có nạn dịch,
Ô chỉ định vào góp ý cái chữ "hoàn" ở tiêu đề thôi. Hình như là khi nào đăng hết lên đây rồi mới ghi tiêu đề là hoàn á.
Nhưng đọc hết chương thấy vài lỗi đánh máy nên nhặt ra. (Khúc giữa có dòng bị cách hai space á.)
Hình như lúc trước San viết mấy mẩu truyện ngắn bên kia, Ô có đọc qua rồi thì phải, chất văn đặc tả con người và cảnh miền Tây sông nước. (Nếu Ô nhầm thì sorry nha ^^.)
 

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Khi nào truyện đăng hoàn trên Gác thì bạn mới để tình trạng là "Hoàn thành" nhé.
 

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Chương 2



Anh em Trần bị bịt mắt suốt chặng đường trở về sơn trại. Trần không biết bọn chúng đưa họ đi tới đâu, chỉ mơ hồ nhận ra thỉnh thoảng là tiếng hưou nai giẫm lên lá rừng, tiếng chim kêu vượn hú, tiếng suối chảy róc rách. Có lúc, không khí đột ngột chùng xuống, nhiệt độ cũng giảm đi khá nhiều. Vì cả hai anh em cùng phải ngồi trên lưng ngựa với một tên cướp khác, nên Trần cứ dùng hết sức mình, vừa bám yên ngựa, vừa ôm lấy em Hương. Con bé lo sợ hoảng loạn, khóc thút thít hồi lâu, hai bàn tay bé xíu cứ bám vào cánh tay anh, hồi sau cũng mệt quá mà thiếp đi.


Khi tới nơi, Trần và em bị ném vào một căn nhà còn trống. Có một điều lạ, là bọn cướp sau khi tháo khăn bịt mắt của bọn trẻ, cũng chẳng phiền lòng mà khóa chặn cửa nẻo, chỉ đóng lại bình thường rồi bỏ đi. Hồi sau còn có người mang đến cho hai anh em ít bánh lá, một ống nước, dặn ăn uống ngủ nghỉ. Trần còn đương căng thẳng, chỉ biết cúi đầu cảm tạ ngại ngần, sau liền đi quanh nhà tìm chỗ ngủ cho hai anh em. Không may, em Hương vừa đến nơi, chưa quen thổ nhưỡng ẩm thấp, nửa đêm phát sốt, cứ nói mớ gọi tên cha, gọi tên mẹ, thi thoảng nước mắt đầm đìa bảo anh cả đừng giết em. Trần vì vậy không dám ngủ, cứ ngồi bên cạnh nắm lấy tay em.


Trăng ngoài cửa sổ lên cao, cảnh vật yên ắng đến mức có thể nghe rõ tiếng tim cậu đập loạn. Trần sờ trán em, thấy nóng hâm hấp, càng lúc càng hoảng sợ, nhưng thân cô thế cô giữa muôn trùng hung hiểm, cậu chỉ còn biết ôm em mình vào lòng, nuốt nước mắt lặp đi lặp lại:


- Em Hương đừng sợ, anh cả không làm hại em đâu.Anh cả không bao giờ làm vậy đâu.


Khi trăng lên đến đỉnh ngọn cây, Trần ôm em Hương sốt mê man trong lòng, bế tắc thấy thấy em vẫn chưa hạ sốt, liền đánh liều quyết định một chuyện. Cậu cõng em bước ra khỏi nhà, đến trước nơi nghỉ của ông Bảy, thấy cửa sổ vẫn còn hắt ra ánh sáng đèn tù mù, liền không ngại ngần chi nữa mà gõ mấy hồi.


Cánh cửa bật mở, ông Bảy nhìn bọn trẻ, cất giọng:


- Có chuyện gì?


- Thưa ông, em con nó cứ nói mê từ lúc về đến giờ, con làm gan xin ông cho em con ít thuốc hạ sốt.


Ông Bảy nhìn vẻ mặt khẩn thiết của Trần, rồi nhìn đứa nhỏ trên lưng cậu, liền đưa bàn tay sờ lấy trán con bé rồi gương mặt cũng trở nên đăm chiêu:


- Đưa con bé vào nghỉ trên cái chõng tre gian trước. Ta đi gọi người đến xem bệnh.


Trần răm rắp nghe lời, đưa em vào trong nhà, sau đó cắt đặt em nằm xuống, cũng không quên mở cái chăn mỏng mà đắp cho em. Rất nhanh sau đó, ông Bảy trở lại cùng với một người thuộc hạ. Người đó nhanh nhanh xem mạch qua một lượt, gương mặt cũng trở nên lo lắng mà bẩm chuyện:


- Bẩm ông, con nhỏ sốt nặng lắm, ngặt nỗi, thuốc của chúng ta chỉ dành cho tráng đinh mạnh khỏe, con nhỏ có uống e không khỏi bệnh mà còn bị dược tính quá mạnh mà ảnh hưởng.Thuốc cho trẻ con bây giờ cần dùng thì chỉ có cách về làng ngay mà tìm, nếu không, e là con nhỏ không đợi được đến trời sáng.


Trần nghe qua mấy chữ không qua khỏi, thất kinh mà đứng không vững, lưng tựa vào cột nhà, mặt cắt không còn giọt máu. Cậu đưa bàn tay run rún, níu lấy áo thầy thuốc:


- Ông chỉ giúp cho con tìm thuốc ở làng nào, con xin đi ngay.


Nói xong, cậu hướng người về phía ông Bảy, quỳ thụp xuống, hai hàng nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi trên mặt:


- Con lạy ông Bảy, cho con đi tìm thuốc cho em Hương. Con thề với ông không mang ý gì bất chính, cũng không báo quan phủ mà sẽ đi nhanh về nhanh.


Ông Bảy nhìn Trần đang quỳ thụp trước mặt, giọng nói nghẹn ngào, hoang mang tột độ, chưa kịp lên tiếng thì thầy thuốc đã cất lời:



- Ngươi có đi về thì cũng mất hai lần đường nhưng em ngươi cũng chỉ e là không đợi được đến trời sáng. Chỉ có một cách là đưa nó đi theo...nhưng mà...



Thầy thuốc nói đến đó, đoạn nhìn sang ông Bảy, sau cùng thở dài nhìn lên trần nhà, hai bàn tay chắp ra sau lưng mà nắm chặt lại. Bản thân bọn họ dầu gì cũng là cướp, ngày đêm chịu sự truy lùng của quan quân triều đình, chẳng may thả hai đứa trẻ này về làng mà bọn chúng đi báo quan, dẫn đường về sơn trại, tung tích của bọn họ cũng khó đảm bảo an ổn. Cầm bằng, ông Bảy giữ chân bọn trẻ thì tính mệnh của đứa bé hơn xem ra không thể giữ được cho đến trời sáng.



- Thầy Hảo, ngươi thu xếp chút vật dụng cá nhân, chúng ta sẽ đưa chúng về làng tìm thuốc.


Người vừa được gọi là thầy Hảo sửng sốt nhìn ông Bảy.


- Ông Bảy, chúng ta đưa chúng đi sao?


- Đúng.


- Hay ông Bảy cử thuộc hạ thân tính nào đó mà đưa chúng đi là được. Ông về làng, không khéo lại đụng độ với quân triều đình.


- Anh em hôm nay đã vất vả nhiều rồi, cần được nghỉ ngơi. Việc này là việc nhỏ, ta có thể liệu được. Ta cần ngươi đi theo tìm đúng nhà thầy thuốc mà chữa trị cho con nhỏ nhanh chóng, sau đó thì trở về.


- Vậy để thuộc hạ thu xếp.


Hai người bàn tính vài việc, trong lúc đó Trần đã dứt khóc, ngồi bên cạnh cầm tay em. Lúc nãy, cậu bị chấn động vì bệnh tình của em một phần thì cậu lại tiếp tục ngỡ ngàng với ý định của ông Bảy hai ba phần. Bọn họ là cướp, ép buộc anh em Trần về đây trong một tình thế bất đắc dĩ. Đã vậy, hai anh em bọn chúng bé mọn, vừa về đến nơi kẻ đã ngã bịnh người thì hoang mang, vốn dĩ chẳng có ích lợi gì, không bị giết quách đi là may, huống hồ còn được đích thân ông Bảy chủ ý đưa đi chạy chữa. Trần không biết nói gì, cũng chỉ biết im lặng chờ cho ông Bảy và thuộc hạ định liệu. Với cậu, ngoài tính mệnh của em Hương lúc này, cậu không nghĩ về việc gì khác.


Thầy Hảo rất nhanh mang theo túi hành lý quay trở lại, còn có vài người khác đi cùng. Bọn họ là thân cận của ông Bảy, nghe tin báo lại ông Bảy định trở về làng, một mặt thì chuẩn bị ngựa chiến cho ông, nhưng một mặt cũng muốn đến có ý can ngăn, sợ rằng tình hung thế hiểm. Ông Bảy nói gì đó với bọn họ, sau cùng thấy tất cả đều im lặng mà lui xuống, gương mặt thoáng chút bất an nhưng rất phục tùng, chắp hai tay mà cam đoan với ông sẽ coi sóc sơn trại chu đáo cho đến khi ông trở về.


Bóng lưng hai người vừa đi, ông Bảy ra hiệu cho thầy Hảo khoác cho em Hương một cái chăn ấm, ôm theo lên ngựa,sau đógọi Trần cùng lên ngựa với mình.


Trong bóng rừng khuya, hai con ngựa chiến lao đi như bay giữa màn đêm chỉ loáng thoáng ánh trăng mờ. Trần cảm thấy rất kỳ lạ. Đường tranh tối tranh sáng, người thông thạo đi lại xem ra cũng khó khăn, vậy mà lũ ngựa chạy rất bình thản, cứ một mạch tiến tới không hề e ngại.


Dưới ánh trăng mờ, Trần thi thoảng nhìn lại phía sau. Em Hương được thầy Hảo cho ngồi ở phía trước, quấn một lớp chăn ấm và được buột cẩn thận vào người. Con bé vẫn đang thiếp đi trên lưng ngựa, mái tóc rối bời che quá nửa khuôn mặt. Trần cảm thấy xót xa vô hạn, ngước lên trời cầu khẩn, nước mắt thỉnh thoảng lại rơi xuống.


Vầng nguyệt trên đầu mờ tỏ, ánh sáng trắng lạnh phủ lên mấy tầng lá già. Đột nhiên, Trần nghe thấy mùi hương thân thuộc theo ngọn gió đêmphả lên cánh mũi. Mùi hương mộc lan nơi sân nhà cũ của Trần. Hương thơm khiến tâm tình của Trần bình ổn lại đôi chút. Bất chợt, cậu nghe có tiếng nói:


- Mộc lan, nàng cũng đi theo chúng ta sao?


Rừng khuya thanh vắng, chỉ có tiếng vó ngựa nhanh nhanh phi ra khỏi rừng. Tiếng nói vừa nãy, rõ rang không phải của cậu, rõ ràng không phải của thầy thuốc vì ngựa của hai người họ cũng cách một quãng xa.


Chẳng lẽ là của ông Bảy?


Trần miên man suy nghĩ, cậu cũng không hề biết, đằng sau mấy bóng người ngựa lao đi như tên, giữa không trung có vài cánh mộc lan, theo gió xoay mấy vòng rồi rơi xuống, tan thành một làn khói xanh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Chương 3

Đêm trăng vắng vẻ.

Bốn người im lặng ngồi trên lưng ngựa, ông Bảy và thầy Hảo nắm chặt dây cương, vừa thúc ngựa chạy nhanh vừa chăm chú nhìn về phía trước, cuối cùng cũng thấy thấp thoáng ánh lửa chốt canh.

Ông Bảy ra hiệu ghìm cương rồi dừng lại cách chốt canh một quãng xa để quan sát. Giờ đã quá nửa đêm, trong chốt canh có ba người đang ngồi đọc quyển thư, bên ngoài chốt canh là hai sương quân, đứng ngay cổng ra vào của làng. Ông Bảy ra hiệu cho Trần cùng với thầy Hảo cùng bước xuống, dắt ngựa chầm chậm đi về phía cổng làng. Em Hương vẫn thiêm thiếp mê man, Trần vừa đi cạnh, chốc chốc lại đưa tay sờ vào trán em xem tình hình.

Hai sương quân thấy đêm hôm khuya khoắt có bóng người ngựa từ xa đi tới, bèn ra hiệu cho nhau phải để mắt tới họ. Mấy người trong chốt canh cũng dừng việc đọc công thư, ngó nghiêng ra ngoài. Ông Bảy điềm nhiên bước đến trước mặt hai sương quân, chắp tay thủ lễ, bày tỏ sự tình:

- Thưa quan ngài, nhà chúng tôi có việc lên kinh thành, chẳng may đi ngang qua đây, cháu tôi nó sốt cao mà chúng tôi không mang theo thang thuốc gì. Xin quan ngài cho chúng tôi vào làng tìm thầy lang bốc thuốc cho cháu.

Vừa nói, ông vừa khe khẽ dúi ít đồng tiền vào túi sương quân. Tên lính nghe tiếng đồng tiền kêu leng keng trong túi, nháy mắt ra hiệu với người bên cạnh, bước rộng ra mấy bước, tiến đến phía đứa nhỏ đang nằm trên lưng ngựa, cũng đưa tay sờ trán thấy nóng hâm hấp, bèn phất tay ra hiệu cho qua mà không hỏi phiền thêm câu nào.

Ông Bảy và thầy Hảo vào được trong làng, lập tức thầy Hảo tìm ra đường đến nhà thầy lang. Người này vốn là đồng hương cũ của thầy Hảo, mấy lần về thăm làng hai người có gặp nhau trao đổi sách thuốc, đồng thời cũng kể qua cảnh sống hiện tại. Trần lúc nãy gặp lính, vừa sợ hãi vừa suy nghĩ hoang mang lắm. Chỉ cần Trần hô hoán với đám sương quân rằng đây là cướp thì chắc chắn người ta sẽ bắt lấy họ, anh em Trần có cơ may được cứu. Nhưng Trần cũng nghĩ lại, bởi dù họ ép hai an hem vào nơi rừng thiêng nước độc, nhưng cũng vì muốn cứu chữa cho em Hương mà liều mạng rời núi về làng. Trần nghĩ đến lời cha dặn, mang ơn người ta dù chỉ là cho miếng cơm bát nước thì cũng phải báo đáp, huống chi, ông Bảy và thầy Hảo đang đánh cược mạng sống mà đưa em mình đi tìm thầy thuốc, Trần nghĩ báo quan bắt người cũng thật rất hèn hạ. Trần tuy còn nhỏ, nhưng suy nghĩ của cậu vốn dĩ đã sớm trưởng thành vì vậy chỉ im lặng đi theo hai người, tay vẫn không rời tay em Hương.

Thầy lang gặp lại bạn cũ, dù đêm hôm tối muộn, lại là việc cứu người nên không hỏi nhiều, chạy ngược chạy xui tìm thuốc. Phải thầy may thuốc, đến khi gà gáy tiếng đầu tiên, Trần sờ tay lên trán em thì Hương đã cơn nóng đã giảm đi ít nhiều, tiếng thở cũng đều. Lúc này, Trần mới cảm thấy bản thân mình sức cùng lực kiệt, nằm gục bên cạnh em.

Lúc Trần giật mình thức dậy, trời cũng vừa hửng sáng. Cậu nhanh chóng áp tay lên trán em lần nữa, hơi ấm đã bình thường trở lại, cậu mới thấy trong lòng yên ổn. Trần nhìn quanh quất, thì thấy ông Bảy và thầy Hảo đang luyện quyền ngoài sân. Trần tò mò bước xuống giường, không quên kéo chăn đắp cho em. Hai con người dũng mãnh, đang tung ra những thế võ uy lực, lúc tấn lúc thủ, xem ra cũng một chín một mười. Trần đứng bên bậc cửa hồi lâu, nhìn hai người không chớp mắt. Kỳ lạ thay, Trần lại cảm thấy từng bộ pháp, kỹ thuật lại rất quen thuộc. Trong tích tắc, Trần nhớ ra, chính cha cậu đã dạy qua tất cả các bài quyền này cho cậu. Điều này khiến Trần nhất thời hoang mang, bởi cha từng nói, thầy của cha cũng chỉ nhận rất ít người làm học trò theo học võ, cũng không truyền lại cho bao nhiêu người, không lẽ cha và ông Bảy, thầy Hảo lại có giao tình gì trước đó hay sao?

Đang suy nghĩ, Trần nghe tiếng em gọi. Cậu tất tả quay trở lại bên cạnh, vừa sờ trán vừa nắm tay em.

- Em Hương thấy thế nào rồi? Có đói không? Có khát không.

Hương tất thảy đều lắc đầu, nói với cậu:

- Anh cả, có phải mình về nhà rồi không?

Tự nhiên, Trần rơi nước mắt. Cậu ôm em vào lòng, dịu dàng nói:

- Đêm qua em sốt cao, bây giờ anh em mình đang ở nhà thầy thuốc. Khi nào em Hương thật khỏe, anh cả xin ông Bảy cho anh em mình về nhà. Em Hương phải ngoan nhé, đừng khóc nhé, có anh cả ở đây.

Vừa lúc đó, Trần thấy ông Bảy từ cửa bước vào. Ông đặt mấy cái bánh bên cạnh hai đứa trẻ, dặn dò:

- Hai ngươi ăn nhanh đi, thầy Hảo chốc nữa cũng lấy thuốc xong rồi lên đường.

Trần im lặng chăm cho em ăn xong cái bánh thì cõng em ra ngoài sân, ông Bảy và thầy Hảo đã chờ sẵn. Trên đường ra khỏi làng, họ ghé vào một gianhàng bán vải vóc, ông Bảy nói với thầy Hảo tìm mua vài bộ quần áo cho hai anh em. Ông còn dặn dò chọn loại vải dày vì trong rừng sương lạnh, cẩn thận kẻo bọn trẻ lại trở bệnh.

Trước khi ra khỏi làng, bốn người lại phải đi qua trạm gác lần nữa. Trời vốn đã sáng, mấy người canh gác ban đêm đã đổi, ông Bảy lại hành lễ, lại giấm dúi cho sương quân ít tiền:

- Đêm qua chúng tôi ghé vào làng mua ít thuốc, giờ phải tiếp tục lên đường, xin quan ngài cho phép ra cổng.

Sương quân nghe tiếng tiền đồng leng keng, mắt nhắm mắt mở phất tay ra hiệu cho qua.

Bốn người vừa lên ngựa, thì trong đám lính có tiếng la thất thanh.

- Bọn chúng là cướp núi đó, tôi từng giao chiến với chúng, chúng là cướp núi đó, trưởng quan, ngài cho lệnh bắt chúng lại, đừng để thoát!

Ông Bảy nghe động, lập tức thúc ngựa ra hiệu cho chạy thật nhanh. Trần ngồi phía sau, ghì chặt lấy vạt áo. Bất thần cậu nghe có tiếng gió rít trên đầu, ngước mắt lên thì thấy một mũi tên đồng đã cắm sâu vào lưng ông Bảy, máu chảy ròng ròng. Cậu hoảng sợ, lắp bắp:

- Ông Bảy, ông trúng tên…trúng tên rồi…

- Bẻ cây tên cho ta.

Ông Bảy vẫn nắm chặt dây cương, hét lên ra lệnh cho Trần bẻ mũi tên trên lưng ông. Trần do dự.

- Bẻ cây tên đó cho ta, nhanh lên.

Trần lấy hết can đảm cả hai tay nắm lấy thân tên, dùng hết sức bình sinh bẻ mạnh một cái. Mũi tên chỉ còn lại mẫu gỗ nhỏ gãy nham nhở. Bốn người họ vẫn tiếp tục thúc ngựa chạy vào rừng sâu. Quan quân vì không chuẩn bị, đến lúc ngựa được mang đến đuổi theo thì đã bóng cướp núi đã chìm và trong sương sớm bảng lảng.

Trần ngồi sau lưng ông Bảy, tầm mắt vẫn dừng nơi vết thương trên lưng ông Bảy đang ri rỉ máu.

Có mấy giọt rơi xuống áo cậu, rơi xuống vai cậu, mặt cậu. Trần nghe cả mùi máu tanh nồng.

Cả hai bàn tay nhỏ của cậu cũng đầy máu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Chương 4

Khi mặt trời lên đến đỉnh ngọn cây đại thụ trong rừng, hai con ngựa chiến phi nước đại cuối cùng cũng đưa bốn người trở về sơn trại an toàn. Ông Bảy vẫn bình thản như không, bước xuống ngựa, sai người chuẩn bị gian nhà gần nơi ở của ông, cắt đặt người nấu thuốc cho em Hương chu toàn, cuối cùng mới quay trở lại gian nhà chính.

Được tin thủ lĩnh trở về, chẳng mấy chốc, một nhóm bốn người lũ lượt ồn ào kéo đến gặp ông Bảy, hỏi han tình hình. Khi bọn chúng biết rõ sự tình ông Bảy bị thương, Trần ở gian nhà cạnh nơi ở của ông còn nghe được tiếng đập bàn ầm ĩ. Mấy người đó tức tối bảo ông Bảy rằng việc gì ông phải lo cho cái lũ nhãi nhép đó mà tổn hại đến thân thể. Trần lắng tai nghe, nhưng đột nhiên không khí lại trở nên yên lặng. Trần đang dém chăn cho em, nhìn ra ngoài chỉ thấy bốn người bọ họ đi ngang, ánh mắt đằng đằng đằng sát khí nhìn cậu, sau đó hậm hực bỏ đi.

Em Hương sau khi dùng thuốc thì chìm vào giấc ngủ. Trần sắp xếp quần áo của hai anh em xong, rón rén bước ra ngoài. Bây giờ Trần mới có thời gian quan sát sơn trại một cách tỉ mỉ. Xung quanh sơn trại bao bọc bởi ba lớp núi, nhưng lại có đường gió thổi vào liên tục. Có lẽ nhờ vậy mà giữa rừng thiêng nước độc này, chướng khí đã sớm bị tiêu tán. Cổng vào sơn trại được che bởi hai cây đại thụ lớn, rễ nâu sà xuống đến gần mặt đất. Chính giữa lại có mấy lớp cây rừng đan xen, tạo thành tường bao che chắn. Người ngoài nhìn vào, giữa khung cảnh hoang sơ hùng vĩ, chỉ thấy là một chốn âm u kín lối, vốn không thể nào phát hiện được. Nhưng nếu quan sát tỉ mỉ, có thể thấy hai tán lá cổng ngoài chỉ là dây rừng, có thể thu kéo sang một bên. Trần mới nhớ trước khi ngựa chạy gần đến nơi, ông Bảy dùng một đoạn ống ngắn, thổi ba tiếng ra hiệu, lập tức cửa chính được kéo lên cho họ tiến vào, sau đó lại che kín như cũ.

Sơn trại có hơn mười gian nhà, gian nhà lớn đối diên một khoảng đất trống khá rộng, đủ để cho khoảng vài trăm con người tập hợp. Nhà cửa được dựng bằng gỗ loại tốt, kiên cố và chắc chắn, nằm rải rác xung quanh gian nhà lớn.

Gian nhà chính của ông Bảy nằm bên hữu của gian nhà lớn, trước nhà có cắm một ngọn cờ màu tía. Từ gian nhà của ông có thể nhìn qua cửa sổ mà quan sát nơi ở của anh em Trần.
Nhớ lại vết thương của ông lúc nãy, Trần bước vội sang nơi ở của ông. Từ ngoài cửa, Trần gọi to:

- Ông Bảy, con có thể vào không?

Không nghe tiếng trả lời, Trần đánh bạo bước vào trong nhà.

- Ông Bảy chịu đau một chút, tôi lấy hết máu độc này ra thì vết thương sẽ mau lành.

Trần bước vào trong nhà, phát hiện ông Bảy đang ngồi điềm tĩnh bên cạnh cửa sổ, ánh nắng hắt trên gương mặt ông lấm tấm mồ hôi. Dưới chân ông la liệt vải thô thấm máu, còn có cả đoạn mũi tên lúc nãy bị bẻ gãy, nằm chỏng chơ dưới đất. Thầy Hảo băng bó cho ông rất cẩn thận, sau đó xin phép lui ra.
Trần im lặng nhìn người vì cứu em mình mà bị thương, vì bảo vệ anh em mình mà tranh cãi với thuộc hạ. Cậu tuy còn nhỏ tuổi, nhưng lý lẽ đạo nghĩa ở đời được cha dạy dỗ từ thuở nhỏ, cậu biết mang ơn người khác, nhất định phải báo đáp.Trần bước đến mấy bước, sau cùng quỳ trước mặt ông, giọng run run:

- Cha mẹ con lúc thác, có căn dặn phải bảo vệ em Hương chu toàn. Nhờ ông ra tay cứu mạng đêm qua, em con mới thoát nạn, đã vậy còn làm ông thọ thương. Cha con nói, nếu có ơn thì phải trả, nhất định con sẽ báo đáp.

Ông Bảy nhìn cậu trai trẻ trước mặt, cười lớn:

-Ngươi có biết bọn ta là ai không? Là cướp, bọn ta là cướp, giết người cướp của, tất cả chúng ta đều làm.

Trần vẫn bình thản, trả lời rành rọt từng chữ một:

- Thưa, lúc nãy ngoài chợ, con có nghe qua ít chuyện. Người trong làng nói ông cướp của người giàu chia cho người nghèo. Hôm ông đánh cướp làng con, thật ra chỉ là đánh cướp mấy tên quan vô lại. Con thiết nghĩ, mấy lời dọa nạt của các chú bác ngày hôm trước, thật ra chỉ là khua chiêng gõ trống mà thôi.

Ông Bảy ngạc nhiên nhìn kỹ cậu thanh niên trước mặt. Thời gian họ nán lại ở chợ rất ngắn, Trần có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình, giỏi quan sát lại biết suy nghĩ tỉ mỉ cẩn thận, quả là cũng có chút nhạy bén hơn người. Tuy vậy, ông vẫn điềm nhiên nói với Trần:


- Chuyện báo đáp hồi sau hẵng tính. Ta sẽ gặp ngươi sau. Ta cần nghỉ ngơi, ngươi có thể ra ngoài được rồi.

Trần nghe ông Bảy nói, cũng không dám làm phiền, bèn cáo từ rồi lui ra, lại trở về gian nhà của họ màchăm nom em Hương. Buổi chiều có người mang thuốc đến, em Hương sau khi uống xong, Trần cho em nằm nghỉ, rồi chạy loanh quanh xuống bếp phụ giúp công việc.Sau mấy ngày vất vả, đêm đó Trần ngủ rất say và mơ giấc mơ kỳ lạ.

Trần mơ thấy cha dắt cậu tới cây mộc lan, cha cậu không nói gì, chỉ mỉm cười. Nước mắt người tuôn ra,ban đầu trong như nước giếng, sau lại đỏ tựa máu. Trần hoảng hốt lau vệt máu trên mặt cha, thì thấy thì ra lại là gương mặt ông Bảy, đang hiền lành nhìn cậu.

Mộc lan khẽ lay lay, mấy cánh hoa từ trên không trung rơi xuống.

Trong gió có tiếng hát thoảng bay. Trần nghe kỹ từng câu từng chữ, thì ra là bài hát ru của mẹ cậu ngày nào, ấm áp vỗ về nỗi đau ly biệt của cậu.
Giấc mơ hồ như ngắn ngủi, vậy mà lặp đi lặp lại trong suốt sáu năm dài. Cậu Trần nhút nhát ngày nào, giờ đây cũng trở thành cướp núi.
 

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
Chương 5
Mấy năm gần đây, dân trong các làng ven kinh đô đều truyền miệng với nhau về một gã có hành tung kỳ lạ trong đám cướp núi. Gã lúc nào cũng che kín mặt và ở bên cạnh thủ lĩnh, tuyệt nhiên không bao giờ động thủ trong bất kỳ việc cướp bóc nào. Gã chỉ ra tay khi thủ lĩnh bị tấn công trực diện, tuy chỉ là một vài chiêu thức đơn giản ngắn ngủi, nhưng theo lời mấy tên lính làng lính lệ từng có dịp giao chiến, lúc nào đòn đánh của gã cũng uy lực kinh người, không nhanh không chậm nhưng chưa từng thất thủ.

Có một điều còn thần kỳ hơn nữa là mỗi lúc gã che mặt đó xuất chiêu, từ trong không khí bỗng đâu xuất hiện mùi hương mộc lan thơm ngát, át đi mùi máu tanh nồng. Tàn cuộc, giữa cảnh hoang tàn đổ nát, người ta còn thấy cánh hoa rơi rụng lả tả khắp mặt đất.

Những câu chuyện huyễn hoặc đó cứ lan truyền trong dân chúng, khiến dân thường tò mò nhiều hơn là khiếp sợ. Trái lại, bọn quan tham triều đình thì luôn cảm thấy bất an. Bọn chúng lo sợ nếu thêm một ngày không giết được thủ lĩnh, thì lại là thêm một ngày bọn chúng trở thành mục tiêu của cướp núi, lấy đi của cải mà chúng ngày đêm bòn rút, vơ vét từ dân nghèo. Vì vậy, chúng ngày đêm ra sức tìm kiếm khắp núi khắp rừng, nhưng bọn chúng giống như có trời đất phò hộ, năm qua tháng qua, mãi vẫn chưa có tin tức.

Mỗi khi trở về sơn trại, gã bí ẩn ấy lại cởi bỏ lớp khăn che mặt, trở thành cậu trai trẻ tên Trần. Sau khi buột chặt ngựa vào chuồng trại, Trần sẽ chạy vội ra suối, tắm gội sạch sẽ mùi máu tanh, rồi sau đó mới tươi cười bước vào nhà gặp em gái. Tám năm qua, vì không muốn em gái lo lắng, cho dù bị thương trở về, Trần cũng cắn răng chịu đau mà cười nói vui vẻ với em.

Em Hương giờ đã mười bảy tuổi, trở thành cô gái hoạt bát vui vẻ. Mỗi lần chú bác và anh cả trong sơn trại đi ra ngoài, Hương ở nhà coi sóc trong ngoài, lo cơm nước hàng bữa, giặt giũ rồi vá víu lại mấy lượt quần áo tả tơi vì đao kiếm. Từ lúc em Hương bắt đầu hiểu chuyện, Trần kể rõ sự tình với em rằng bọn họ chỉ cướp của bọn nhà giàu, bọn tham quan ô lại vơ vét của dân, rồi sau đó chia lại cho những người bị chúng làm hại. Tuy nhiên, dù biết Trần đã được ông Bảy truyền dạy võ nghệ cao cường, cộng với tư chất thông minh của anh cả, việc đối phó với quan quân vốn không là chuyện khó khăn nhưng chỉ khi nhìn thấy anh cả an toàn trở về, Hương mới thôi bất an.

Nhưng không chỉ có Trần yêu thương em mình. Trong sơn trại bao nhiêu năm qua, Hương là cô gái duy nhất thu vén tất cả mọi việc trong ngoài. Cô lo chăm sóc sơn trại lúc mọi người đi vắng. Cô lo cơm nóng canh ngọt lúc mọi người trở về, dù lúc đó là sớm tinh sương hay đêm khuya tối muộn. Bốn người tùy tùng của ông Bảy năm xưa dọa chém dọa giết anh em Trần là các chú bác Lục, Lâm, Thảo, Khấu, ngày nào cũng xuýt xoa việc có đứa cháu gái đảm đang chăm nom cẩn thận. Áo họ rách vì đao kiếm ngày hôm trước, hôm sau đã được Hương may vá tinh tươm. Trong lúc giao tranh nếu không may bị thương, Hương đều nhớ rõ nên thay thuốc vào lúc nào, nên uống thuốc vào giờ nào. Bốn chú bác mỗi khi nhận được sự chăm sóc chu đáo như vậy, đều hết thảy cảm thán mà thốt lên:

- Nếu năm đó mấy anh em ta ngăn cản ông Bảy không đưa cháu đi vào làng tìm thuốc, bây giờ không có cháu Hương chăm sóc, chắc là bọn ta sống cũng vất vả lắm.

Trần thấy em mình được quý mến như vậy, trong lòng anh rất lấy làm vui mừng. Năm đó, nếu không nhờ ông Bảy, anh em Trần cho dù không mất mạng, cũng không tìm được cảnh gia đình ấm áp thế này. Tám năm qua, ông Bảy cưu mang hai anh em, dù cho anh xin theo đánh cướp, ông Bảy tuyệt nhiên không bằng lòng. Sau nhiều lần thuyết phục, ông chỉ mang Trần theo bên cạnh làm người tùy tùng hộ tống, ra lệnh anh không được ra tay cướp của như những người khác. Cũng có lúc, vài người không phục gặp ông, nhân lúc bữa cơm đông đủ, ông giải thích tường tận.

- Ta và các anh em đều là người thất chí với chế độ triều đình, quan lại thối nát. Riêng các cậu Lục, Lâm, Thảo, Khấu còn có thâm thù với bọn nhà giàu trong làng vì cả nhà họ đều bị dồn ép đến bước đường cùng mà tan nát, anh em ly tán. Tuy chúng ta là cướp giàu giúp nghèo nhưng vẫn là tội phạm triều đình, vẫn là thổ phỉ bị quan quân ngày đêm lùng bắt.Còn hai đứa trẻ này là do chúng ta ép theo về, chúng không có liên quan đến ý nguyện của chúng ta. Vì vậy, ta chỉ cắt đặt đứa lớn theo bên mình vì đứa trẻ này muốn trả ơn cứu mạng em gái. Chuyện đánh cướp, ta không muốn bọn chúng nhúng tay vào. Các anh em cũng có thể yên tâm, của cải cướp được, đương nhiên, ai bỏ công bỏ sức, sau khi chia cho dân nghèo, ông Bảy này sẽ cùng anh em phân chia rõ ràng.

Nghe ông Bảy nói thấu tình đạt lý, từ đó về sau, không còn ai trong sơn trại hỏi han điều gì nữa. Thêm nữa, sau nhiều lần đi đánh cướp, nhìn thấy Trần xả thân vì thủ lĩnh, bọn họ ít nhiều đều quý mến cậu, về nhà lại được em Hương chăm sóc, chẳng mất thời gian quá lâu, cả sơn trại đều xem bọn trẻ là con cháu trong nhà.

Lần này trở về cũng không ngoại lệ, em Hương lại nhận được đủ thứ trái dại rau rừng mà bọn họ mang về từ trên đường trở về sơn trại. Chú Thảo còn tặng cho em Hương cái vòng tay bằng bạc, bảo em:

- Cháu gái của chú sau này khi nào lấy chồng thì đeo về nhà chồng nhé. Con gái phải có của để dành cho nhà chồng nó khỏi khinh thường. Mà cái này không phải là của bọn nhà giàu đâu, lúc chú chia tiền vàng cho nhà nọ, họ cảm kích quá, có cái vòng gia truyền này, họ biếu cho chú đấy, chú từ chối mãi không xong, đành phải nhận thì họ mới cho đi.

Trần cười lớn, bảo với chú:

- Người nào khinh thường em cháu, cháu sẽ đánh nó một trận, bất kể là ai. Cháu có mỗi đứa em này, không ai được ức hiếp nó.

Mấy chú bác Lục, Lâm, Khấu còn lại cũng xôn xao không kém.

- Cháu Trần nói chí phải, cháu Hương dù gì cũng là đứa cháu ngoan của mấy anh em mình, người nào khinh thường con bé, thì tốt nhất là bị đánh một trận cho chừa. Trần à, lúc đánh, nhớ để phần bọn ta dạy dỗ nữa đấy.

Nói đoạn, Trần và mấy chú bác cười vang, tiếng cười hào sảng vang vọng giữa rừng núi.

Buổi tối đó khi trở về nhà, Trần phát hiện em gái không vui.Trần ngồi xuống ghế, rót một chung trà rồi nhìn em lo lắng.

- Hương, có chuyện gì không vui nói cho anh cả biết. Từ nãy đến giờ, anh cả không nghe em liến thoắng như mọi hôm.

Lúc này, Hương đã ngồi xuống cái chõng tre, tay vân vê gấu áo, gương mặt trầm tư. Đoạn, em nói với Trần:

- Anh cả, sau này đừng nhắc chuyện lấy chồng nữa. Em muốn ở cạnh chăm sóc anh và các chú bác rồi trả ơn ông Bảy, em không muốn đi đâu hết.

Gương mặt Trần bấy giờ mới giãn ra, bất giác rồi cười lớn.

- Thì ra em lo lắng việc này, được được, em Hương không muốn, anh cả không nhắc. Em cứ ở lại đây, chăm lo cho mọi việc là được.

- Thật ạ, vậy thì em không lo nữa. Gương mặt Hương cũng đã vui vẻ lại tám chính phần. Vậy lần này, anh cả có bị thương chỗ nào không?

Trần trấn an:

- Anh cả không sao, mỗi cái áo lại rách một mảng lớn.

Nghe vậy, Hương bèn vội đi lấy kim chỉ, rồi bảo Trần đưa áo để vá lại. Trần thay y phục khác, đưa áo ngoài cho em. Lúc em gái ngồi lo việc, Trần lại nằm lên chõng, thắp thêm đèn rồi đọc sách.

- Anh cả, lần này trên áo anh cũng có cánh hoa một lan này, còn thơm lắm.

Trần mỉm cười nhìn em, dường như đã quá quen thuộc với việc, trên áo anh sau mỗi trận đánh lại có cánh mộc lan vương lại trên đấy. Em Hương có lẽ cũng biết, đặt cánh mộc lan sang một bên, sau khi vá áo xong, em dọn dẹp kim chỉ rồi lấy trong rương quần áo ra một cái túi nhỏ, đặt cánh hoa mộc lan vào trong túi. Hương đếm đi đếm lại, ngạc nhiên nói với Trần.

- Lần này nữa là vừa đủ một trăm cánh hoa rồi đấy anh cả.

Trần buông sách, ngồi dậy rồi bước đến chỗ em, đoạn cầm lấy túi vải. Hương mộc lan rất thơm. Từ ngày em Hương phát hiện ra cánh mộc lan đầu tiên, em liền may môt cái túi nhỏ, đặt cánh hoa vào đây. Mấy năm trôi qua rồi, cánh hoa vẫn không hề héo úa, mùi hương chưa từng giảm sút.Vậy ra, Trần đã trải qua một trăm trận đánh rồi sao? Vậy ra, mộc lan theo anh, đã một trăm lần vào sinh ra tử rồi sao?
Mùi hương thơm ngát, quấn quít lấy suy nghĩ của anh, lan vào trong giấc mơ. Đêm đó, Trần lại thấy cha mẹ đứng dưới cội mộc lan, tay dắt theo em Hương. Trần lại mơ thấy người cha mẹ đầy máu rồi ngã xuống, cả em Hương nữa. Trong cơn đau đớn tột cùng, Trần thấy cánh hoa rơi xuống người họ, vết máu từ từ tan đi. Rồi cha mẹ mỉm cười, biến mất trước mặt anh. Anh vẫn ôm chặt em Hương trong tay, con bé đang ngủ một giấc rất say, trên tóc cài một đóa mộc lan.

Trần ôm chặt em trong lòng, cảm giác sợ hãi không còn nữa, vỗ nhẹ vào lưng con bé. Em Hương chắc thấy điều gì đó trong mơ hạnh phúc lắm, miệng nhoẻn cười.

Trần đặt em gối đầu lên đám lá khô, rồi vịn vào thân cây.

- Mộc lan à mộc lan, người theo ta một trăm trận đánh rồi đấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

libra83

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/12/14
Bài viết
226
Gạo
500,0
CHƯƠNG 6

Tiếng lành đồn xa, thanh thế của toán cướp Bảy Phi càng ngày càng lớn. Từ khắp các Phủ, Lộ, dân làng ai ai cũng nức lòng. Chỉ có bọn quan lại thì ngày đêm lo sợ, của cải của chúng vì thế không dám phô trương, cũng gia giảm phần nào việc vơ vét từ người dân, sợ rằng tai tiếng đồn đến tai cướp núi, không sớm thì muộn nhà chúng cũng bị tấn công.

Triều đình liên tiếp nhận được tấu sớ, bẩm báo việc vùng rừng núi Hoài An có toán cướp, ngày đêm lộng hành, nhũng nhiễu dân chúng. Trong tấu sớ, bọn quan lại ô hợp hè nhau che giấu việc do chúng chèn ép dân lành, vơ vét mùa màng nương ruộng, bóc lột con dân đến tận xương cùng tủy mới dẫn đến cớ sự người hiền lẩn vào rừng sâu, rồi trở về đánh cướp. Đương nhiên, chúng cũng che giấu việc ông Bảy ra lệnh tài vật cướp được, phần lớn đều chia cho dân nghèo, những người đang sống trong cảnh khốn cùng dưới muôn trùng đàn áp. Trong tấu sớ của chúng, tướng cướp Bảy Phi là tên quái vật khát máu, gặp người giết người, không tha ai bất kể già trẻ lớn bé. Thuộc hạ của Bảy Phi đều là bọn ô hợp, tham lam vô độ, vì vậy mà hại không biết bao nhiêu gia đình tan nát. Triều đình ban tiền của tài vật cho quan lại địa phương truy tìm tông tích toán cướp, ngày qua tháng qua, người thì không tìm được, mà tấu sớ dâng lên càng lúc càng nhiều, mãi không thấy dứt.


Lúc bấy giờ, toán cướp của ông Bảy đã lên đến sáu mươi hai người, ngoài thủ lĩnh Bảy Phi, và thầy đồ Hảo chuyên trách việc thảo thư từ và chăm lo thương thế cho sơn trại, sáu mươi người còn lại do bốn người Lục, Lâm, Thảo, Khấu nắm giữ bốn đội Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi đội gồm mười lăm người. Trần dù vẫn theo ông Bảy đánh khắp bốn phương, vẫn không bao giờ được ông cho phép làm cướp, động tay vào bất cứ của cải nào. Không phải ông sợ Trần sinh lòng tham lam mà còn vì một lý do khác. Tài sản do ông cùng các anh em cướp về, dù với bất cứ danh nghĩa nào, giúp đỡ dân nghèo hay trừ gian diệt ác, thì với người đời, vẫn là vật phi nghĩa, là giết người cướp của, phóng hỏa đốt nhà. Những kẻ mà ông và mấy anh em đây xuống tay đều là gian thần, tham quan đáng tội chết, thì dù đúng lẽ trời, hợp lòng người, ông vẫn là kẻ làm trái luật. Ông đã dự cảm không lành về tương lai, vì vậy, ông không muốn Trần nhúng tay vào.


Hàng ngày, ông Bảy cùng bốn đội tập luyện quyền cước, đao kiếm cung tên. Trước mỗi trận đánh, ông dặn dò rất kỹ, trận địa tình thế. Toán người nào, đánh vào đâu, dùng binh khí gì, tập kích từ mấy phía đều được phân phó không hề sơ suất. Nhưng ông cũng hạ lệnh, tài sản là phụ, mạng người là chính. Khi tấn công nhà quan, tuyệt đối không được giết đàn bà trẻ con, người già lớn tuổi tay không tấc sắt. Nếu trong lúc giao chiến, chẳng may thất thế, lập tức thu đội, không vì tham thứ tài sản bất nghĩa mà nấn ná ở lại, vừa hại bản thân, vừa rầy rà đến anh em. Ngộ nhỡ, có ai đó không thoát được, ông Bảy căn dặn nhất định không được khai báo đường vào ra của trại, như vậy, mới mong bảo toàn được hết thảy anh em. Mấy mươi con người phần kính trọng ông Bảy, phần cũng từ tráng chí nam nhi bất thành mà vào đây, đã không thành danh với đời thì thác cũng phải giữ tròn đạo nghĩa, ai cũng lập lời thề, thà chết không phản bội, cam lòng tự nguyện không hề than van.

Trước mỗi trận đánh, sáu mươi hai người đều cùng chia nhau chén rượu, uống cho ấm lòng, rồi thúc ngựa lên đường.


Năm đó, Trần tham gia trận đánh thứ một trăm lẻ sáu.


Lần này, ông Bảy quyết định tập kích vào nhà của Chánh An Phủ, là viên quan lớn nhất của phủ Hoài An. Chánh An Phủ lúc bấy giờ là Trần Thiệu Hưng, gọi cậu ruột của vua là nghĩa phụ. Cậy thế lực triều đình hùng hậu chống lưng, dù đã nghe tiếng tăm của toán cướp Bảy Phi hắn vẫn ra sức vơ vét của dân làng. Chánh An Phủ Thiệu Hưng, ngoài việc lấy hết lúa ruộng của dân, còn bòn rút cả tiền Triều đình cấp phát để đắp đê ngăn lũ quét. Mùa mưa vừa đến, lũ từ trên núi tràn xuống, cuốn đi hết hơn trăm nóc nhà, lấy đi tất cả bốn mươi ba mạng người. Dân tình ta thán bao nhiêu thì cũng đủ biết, tiền triều đình, tiền dân đen chảy vào túi hắn bấy nhiêu.


Trong bốn mươi ba mạng người đó, có sáu người là quyến thuộc của chú Lâm, chú Khấu, và mấy anh em cánh Tây. Vì vậy, cả toán cướp lửa hận ngút trời, lần này quyết không tha cho bọn bất lương. Vì là người trong vùng, ông Bảy cử sáu người ở cánh Tây, trà trộn vào làng dọ thám tình hình.

Nhà của Chánh An Phủ uy thế trầm mặc, tường vây có mấy vòng, bên ngoài lúc nào cũng có ba ngũ đi tuần, mỗi ngũ có năm người, thay phiên nhau tức trực. Nhóm người cánh Tây giả làm người đi buôn, qua lại mấy vòng, đếm thời gian thay ca của ba ngũ tuần đinh, sau đó lẻn vào trong nhà.


Qua khỏi cánh cổng bề thế uy nghiêm, cánh Tây nhận ra mỗi một lần trống canh, thì có một đô quân, mười người đi một vòng khắp khuôn viên, vừa xem xét vừa kiểm tra trong ngoài. Quan sát như vậy trong ba lần trống canh, cánh Tây cắt lại hai người nằm phục, một người lẻn ra ngoài thông báo tình hình.

Ông Bảy trực tiếp gặp người vừa lẻn được ra ngoài, hỏi han tỉ mỉ. Người đó bẩm:

- Thưa ông Bảy, trong phủ canh phòng nghiêm ngặt lắm. Mỗi lần trống canh, đều có một đô quân đi xem xét tình hình trong ngoài, liên tiếp không nghỉ.

Ông Bảy hỏi

- Vậy ngươi thấy, đô quân đó có khác nhau không, hay vẫn là người cũ đi tuần?

- Bẩm, là khác nhau, cả thảy con phục ở đó 3 tuần trống, đều là người khác nhau hết.

- Vị chi, có ít nhất ba mươi quân trong nhà, thêm 3 ngũ bên ngoài hết thảy là bốn mươi lăm tên.

- Bẩm, có điều con thấy rất lạ. Bọn chúng xem xét rất kỹ, các gian các phòng. Chỉ riêng chái phòng phía Bắc là chỉ đi lướt qua, thậm chí không dám nhìn vào. Tất cả quân sau đó đều thu về phía Đông, sau đó mới tiếp tục đi.

Ông Bảy ra chiều suy nghĩ.

- Nếu như vậy, không chừng đó là nơi nghỉ của Chánh An phủ, bọn chúng không dám kinh động.

- Bẩm, chúng con cũng nghĩ vậy, nhưng có điều, trước lúc con trở ra, thấy có mấy người phụ việc mang quan phục của Chánh An phủ và dãy nhà phía Đông ạ.

- Sao ngươi biết đó là quan phục của Chánh An phủ?

- Bẩm, con nghe người phụ việc dặn nhau, đấy là quan phục của quan ngài, cẩn thận không thì chết chém!

- Ngươi thấy quan phục thế nào?

- Họ xếp gọn trên khay, tuy nhiên, vạt áo có hơi nhàu nhĩ một chút, vì người phụ việc bất cẩn một chút nên con thấy họ suýt đánh rơi. Vì vậy mà khi trở ra, người phụ việc bị hình phạt thê thảm lắm thưa ông, tội, chỉ sơ sảy một chút mà mạng cũng có khi không giữ nổi.

- Lúc đó, ngươi thấy khu nhà phía Tây có mở cửa không?

- Bẩm, dạ có, khu nhà phía Tây có mở cửa sổ.

Ông Bảy vỗ vai, khen mấy người cánh Tây quan sát tỉ mỉ cẩn thận, sau đó lập tức bàn thảo với mấy chú Lục, Lâm, Thảo, Khấu.

- Theo như tin tức truyền ra, chín phần khu nhà phía Tây là nơi nghỉ của Chánh An Phủ, vì vậy mà khi cửa sổ mở, nhìn ra ngoài, hắn có thể nhìn thấy người phụ việc đánh rơi quan phục. Chẳng trách, bọn họ bị trừng phạt.

Bốn đội Đông, Tây, Nam, Bắc được chia ra bốn hướng, lúc trời vừa sụp tối, đánh gục ba ngũ canh tuần bên ngoài, không giết chết. Cánh Nam ở ngoài phủ canh giữ, hai cánh Đông, Bắc lẻn vào trong phủ trước, do người cánh Tây dẫn đường, lập tức đánh úp đô quân canh tuần đang đi ở hướng nhà phía Đông, như vậy, nhà phía Bắc và nhà phía Tây không thấy rõ ràng.Cánh Tây sau khi tập hợp, xông thẳng vào phía nhà Tây, ông Bảy và Trần theo phía sau yểm trợ. Khi cánh cửa vừa mở, toán người của ông Bảy thuận thế, chia về bốn góc, quan sát xung quanh, nhóm còn lại thì chia ra, lục soát khắp gian nhà.

Mọi việc thuận lợi, cho đến khi người cánh Tây phát hiện, có một lối thoát phía góc thi viện, sau kệ sách, trên kệ còn vương mảnh áo rách. Bọn họ chỉ kịp hét "Chánh An Phủ thoát rồi!" thì khắp bốn hướng, đèn đuốc sáng rực.


Ngoài cửa, cánh Nam đang bị một toán quân đánh lùi càng lúc càng sâu vào trong phủ viện. Trên lầu cao phía Tây phát ra tiếng cười lớn.

- Ông Bảy, lần này triều đình cử rất nhiều quân lính đến đây bắt ngươi , xem ngươi thoát được không.

Cười chưa dứt, một mũi tên bằng đồng, xé gió lướt tới, cắm phập vào cổ họng Chánh An Phủ Thiệu Hưng, gã lộn nhào một vòng, rồi rơi xuống trước sân, mắt mở trừng trừng. Quân lính hai bên như được châm ngòi pháo, lập tức giao chiến.

Tiếng la hét vang dậy cả một góc trời....
 
Bên trên