Thảo luận Văn học Việt Nam.

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Chào mọi người!

Văn học Việt Nam là một đề tài rất rộng, trải theo chiều dài lịch sử với đầy đủ các thể loại, các tác phẩm kinh điển với những nhà văn tên tuổi, các tác giả đam mê...

Nay, chủ đề này tạo ra lấy nguyên tên gọi của một Box trên Diễn đàn nhằm mục đích nhận được những chia sẻ, cảm nhận, suy nghĩ... của mọi người về mọi vấn đề trong Văn học Việt Nam: Nhà văn, nhà thơ, tác giả, tác giả trẻ, tác phẩm kinh điển, thể loại văn học, việc xuất bản một tác phẩm...

Như một kiểu confession không giấu tên tuổi, trong giới hạn của mình, Sâu mong mọi người có thể thẳng thắn bộc bạch những suy nghĩ, khen, chê, yêu, ghét, mổ xẻ... những vấn đề liên quan đến văn học nước nhà, dù ở bất kì thời điểm lịch sử nào.

Mọi suy nghĩ của các Gà đều sẽ là đề tài cho mọi người tham gia thảo luận. Mong nhận được những đóng góp chân thành nhất.

Thân!
[USERGROUP=11]Nhóm Sách hay[/USERGROUP]
Sâu .
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: Văn học Việt Nam.
Mình sẽ trích nguyên những đánh giá và cảm nhận của mình về văn học bây giờ. Đây chỉ là quan điểm cá nhân, có thể có người đồng ý, có người không. Nhưng với phương châm nói thẳng nói thật. Mình sẽ nêu ý kiến thẳng thắn nhất:

Tôi thấy người ta đọc ngôn tình cũng bắt chước theo. Tôi không nói rằng ngôn tình không tốt (bản thân tôi lúc rảnh vẫn đọc và không từ chối), nhưng tôi lại thấy sợ cái trào lưu ăn theo của các tác phẩm ngôn tình. Thị trường sách đầy rẫy, nhưng tôi lại ngại đọc. Ngại vì trong số đó có bao nhiều tác phẩm không phải hoặc không ăn theo xu hướng ngôn tình. Càng đọc nhiều càng thấy nhạt. Mâm cỗ cho dù có lắm sơn hào hải vị thì người ta vẫn thèm thuồng một đĩa rau thanh đạm. Lời lẽ trau chuốt, ngôn từ hoa mĩ đến đâu, tôi vẫn cảm thấy các tác phẩm hiện nay đang thiếu một cái gì đó. Đó là chiều sâu. Có những tác phẩm đâu cần những lời văn có cánh, người ta vẫn thấy ở đó một sự lắng đọng và suy ngẫm. Bởi vì đơn giản, chính bên trong sự mộc mạc, chân chất của nó người ta đã tìm thấy sự gần gũi và chân thật. Thế nhưng hình như bây giờ, người ta chạy theo trào lưu hơn là những giá trị.

Những thứ gọi là xu thế phải chăng đang giết dần giết mòn những giá trị nghệ thuật?

Khi gửi bản thảo cho các nhà xuất bản bây giờ, có vài người nói với tôi, viết hay không bằng viết hợp xu thế. Xuất bản sách giờ dễ lắm. Nhưng cũng đồng thời khó lắm. Dễ vì, người ta chỉ cần bay bổng một chút, có tài biến hóa ngôn từ một chút, lại hợp với trào lưu đọc sách bây giờ, thế là bạn có thể có một cuốn sách được xuất bản. Nhưng khó lại ở chỗ, bạn làm sao thì làm cũng phải bám sát với xu hướng, như thế sách mới bán được, như thế nhà xuất bản mới yên tâm mà in sách. Ngày xưa các tác giả mất đến một năm, hai năm, thậm chí vài năm để viết xong một tác phẩm. Còn bây giờ, sách in ồ ạt, hàng loạt. Người viết muốn nhanh để viết tiếp tác phẩm khác. Người đọc muốn nhanh vì cuộc sống bận rộn, cũng chỉ muốn đọc cho xong mà thôi. Thậm chí đọc xong, vài tháng sau đã quên sạch nội dung của cuốn sách rồi.

Ôi, thời đại phát triển, trong guồng chạy xuôi ngược, con người ta vội để sống, vội để yêu và cũng vội để thưởng thức cái đẹp!
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Mình thấy các chủ đề trong Văn học Việt Nam thường quá mô phạm và rập khuôn: Truyện nào cũng phải có phê phán cái gì đó hoặc phải dạy cho người đọc một bài học nào đó. Hoặc có thể do học từ lối giảng dạy trong những bài tập làm văn, lúc nào cũng phải chuẩn mẫu nên đâm ra mình có cảm giác các tác phẩm đều như thế. Còn nếu không thì phải nói đến những mảnh đời thống khổ hay tâm trạng yêu đương thế này thế nọ đến mức truyện nào cùng giống truyện nào. Dù nhiều khi cũng thấy rất cảm động vì lời văn mượt mà nhưng mình vẫn thấy nó thiếu tính đột phá và không có nhiều mới mẻ.

Các thể loại truyện chưa được phong phú, Văn học Việt Nam thiên về chủ nghĩa hiện thực nhiều hơn là để mở rộng cho trí tưởng tượng được bay bổng theo các thể loại truyện như viễn tưởng hay huyền ảo, thậm chí truyện trinh thám cũng rất ít. Nếu có thì khi đọc cũng thấy thiếu sự đầu tư vào nội dung hoặc thiếu nghiên cứu kĩ lưỡng thông tin và sắp đặt logic. Đó là do tác giả... lười? (Hay do nhà nước kiểm duyệt quá chặt chẽ trong mảng văn học Việt?) Thế nhưng gần đây, thể loại tản văn cũng rất thịnh hành, cứ có chút cảm xúc bay bổng thế là viết là in thành sách, đọc rất chán.

Đó là nhận xét và thành kiến chung của mình về văn học Việt hiện nay.
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Chắc tại em nhỏ tuổi, hoặc giả là thời gian dành cho văn học của em cũng khá ít so với kho sách truyện dày đặc. Văn Việt em đọc cũng không nhiều lắm, đa số là của những người không chuyên, nhìn thấy gì, cảm thấy gì thì viết nấy. Em thích văn như vậy, không hoa mĩ, không che dấu, không có những từ ngữ thâm thúy đến mức phải ngồi ngâm đến mấy chục lần mới có thể hiểu.
Rập khuôn? Em không dám chắc, nhưng những bài tập làm văn trên lớp của em không hề rập khuôn, không mở, không thân, không kết, mà chỉ là một chuỗi những suy nghĩ, cảm nhận của riêng em, không văn mẫu, không coppy theo một cái dàn bài dài dằng dặc mà em có học cũng chẳng thể thuộc nổi.
Với em, không định nghĩa văn học, em thích đọc, em thích viết, nhưng em không gọi nó là văn học, em gọi nó là một bản giao hưởng của những con chữ với những nốt trầm và bổng.
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Ủa mà truyện fantasy là thể loại truyện gì vậy các anh chị?
Đồng ý với nhận xét của bạn. Mình là một người chuyên viết thể loại truyện fantasy và cũng có tìm hiểu các nhà văn Việt có tác phẩm đã được xuất bản thuộc thể loại này và kết quả là chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Các lão làng văn học trong nước nói rằng thể loại fantasy là vùng đất ít nhà văn dám dấn thân vào nhưng ai biết đâu các tác phẩm thuộc thể loại này gửi cho nhà xuất bản đều bị bỏ xó. Không phải trong nước không có các nhà văn chuyên viết thể loại fantasy mà là họ có viết nhưng bản thảo của họ đã bị loại ngay từ vòng gửi xe. Có chăng chỉ những tác phẩm viết về tình bạn trong sáng, tình thân mặn nồng, tình đồng đội trong thời chiến mới được ưu tiên xuất bản và các nhà xuất bản thà tuyển dịch giả dịch truyện fantasy nước ngoài chứ không bao giờ ngó ngàng đến các tác phẩm trong nước.
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: Văn học Việt Nam.
Ủa mà truyện fantasy là thể loại truyện gì vậy các anh chị?
Thể loại xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú, từ pháp thuật đến thế giới trong mơ thậm chí là những câu chuyện thần tiên.
Hay gọi nôm na là siêu hiện thực đó em.
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Ồ, em đã hiểu, chứng tỏ Việt Nam mình trí tưởng tượng không có được phong phú phải không ạ.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Em chỉ bày tỏ quan điểm nhỏ của em như thế này:
Hai câu thơ, mươi chữ lại bắt học sinh cảm nhận, phân tích những mấy mặt giấy. Thơ hay, thì tất nhiên hay. Đây là văn học Việt Nam, cách học văn của học sinh Việt Nam...
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: Văn học Việt Nam.
Em chỉ bày tỏ quan điểm nhỏ của em như thế này:
Hai câu thơ, mươi chữ lại bắt học sinh cảm nhận, phân tích những mấy mặt giấy. Thơ hay, thì tất nhiên hay. Đây là văn học Việt Nam, cách học văn của học sinh Việt Nam...
Cái này chung cảm nhận. :3
Ngày xưa đi thi, trong lúc các bạn làm một lúc ba tờ giấy đôi, chị chỉ làm được một tờ. Lúc biết điểm còn cười sung sướng khoe mẹ: "Mẹ thấy chưa, con viết một tờ mà được 6 điểm, người ta viết dài gấp 3 lần của con cũng chỉ được tối đa là 9 điểm chứ mấy". Tóm lại là khắt khe và rập khuôn quá. :3
 
Bên trên