Thảo luận Văn học Việt Nam.

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Về vấn đề y chang em có thể tự kiểm chứng. Chị cũng từng như em, mơ mộng lắm. Nhưng em viết cho nhân vật của em, đến một lúc nào đó em sẽ nghĩ nhân vật của mình phải thật khác biệt với những tác giả khác. Chị cảm thấy em đang cố tình suy diễn câu nói của chị... Chị đọc nhiều cái gọi là fiction, hay những đề tài mà teen viết. Chị muốn tìm điểm mới mẻ, còn em bảo vệ cho chính kiến của mình, chị sẽ nói là em đang viết để giải khuây... Chứ không phải là sáng tác nghệ thuật. Đây là văn học Việt Nam, em hiểu không?
Đúng như chị nói là em viết chỉ để giải khuây, để khoe với bạn bè, để lên mặt với những người cùng trang lứa. Chỉ vậy thôi.
Nhưng chị có thể nhận xét em viết để giải khuây, không phải là sáng tác văn học, không phải là văn học Việt Nam. Vậy câu trước của chị là nhận xét về văn học Việt Nam? Nếu mà đúng như em nghĩ thì ý của chị là chỉ những thứ được đăng lên sách, báo, hay đại loại như thế mới là văn học, như thế mới đáng cho chị nhận xét này nọ "ở đây".
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Sâu kể cho mọi người vài câu chuyện nhỏ liên quan đến những tác phẩm văn học Việt Nam trong nhà trường.
1. Có lần mọi người tham gia cuộc đàm thoại nhỏ, có mời nhà thơ Nguyễn Thanh Thảo về trường Sâu. Lúc nói chuyện, ông ấy mới bảo lúc viết câu thơ cuối trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca" ông ấy hoàn toàn không có suy nghĩ gì, vậy mà mọi người có thể phân tích ra trò hay ho đến vậy.
2. Giáo viên ở trường ra đề phân tích tác phẩm Mùa lạc, con trai nhà văn Nguyễn Khải mới nhờ ông làm giùm, ông thức cả đêm để phân tích tác phẩm của mình. Kết quả, sau khi trả bài cô giáo cho 2 điểm cùng với lời phê "Em không hiểu ý tác giả".
3. Có một nhà thơ lúc trả lời phỏng vấn, Sâu quên tên rồi, bảo rằng nhà thơ đã cố diễn tả mọi thứ thật súc tích ngắn gọn, chả hiểu sao mọi người cứ thích đem tác phẩm có nửa trang giấy của nhà thơ phân tích dài lằng ngoằng đến khó hiểu.

Vậy đó, tinh thần văn học trong giảng đường hoàn toàn bị áp đặt, cảm nhận theo ý mình thì bảo không đúng, cảm nhận theo khuôn mẫu thì bảo rập khuôn, rốt cuộc chả biết giá trị thực sự của một tác phẩm nằm ở đâu cho đúng nghĩa.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Đúng như chị nói là em viết chỉ để giải khuây, để khoe với bạn bè, để lên mặt với những người cùng trang lứa. Chỉ vậy thôi.
Nhưng chị có thể nhận xét em viết để giải khuây, không phải là sáng tác văn học, không phải là văn học Việt Nam. Vậy câu trước của chị là nhận xét về văn học Việt Nam? Nếu mà đúng như em nghĩ thì ý của chị là chỉ những thứ được đăng lên sách, báo, hay đại loại như thế mới là văn học, như thế mới đáng cho chị nhận xét này nọ "ở đây".
Sách báo cũng có nhiều loại, bạn ạ. Đừng cố tình suy diễn lời nói của người khác. Hơn nữa, không phải riêng tôi mà rất nhiều người đọc hướng đến cái mới trong văn học. Việc fiction mà tôi nói viết giải khuây, bạn khẳng định chính bạn cũng viết như vậy. Văn học VN có nhiều mặt. Tôi đã nhấn mạnh với bạn là văn học VN. Tôi không cho cái mà bạn lượm lặt của người ta là văn học. Đó là quan điểm cá nhân của tôi. Bạn không đồng tình, có thể bảo vệ chính kiến của bản thân. Viết để giải trí, giải khuây hay là để khoe. Tôi không đồng ý. Cảm ơn những ý kiến của tác giả trẻ như bạn.
 

Solitary Eagle

Gà con
Tham gia
2/2/15
Bài viết
34
Gạo
0,0
Re: Văn học Việt Nam.
Hì, em chưa bao giờ mang tiền đi mua sách cả (Đa số được tặng, hoặc mượn sang tay) thành ra không biết giá sách lại cao đến vậy. Cơ mà em nghĩ là khi cầm một quyển sách lên, cái em đọc đầu tiên không phải là tên tác giả, không phải là thể loại, không phải là xuất xứ ở nước ngoài hay Việt Nam mà hãy lật sách ra mà cảm nhận. Đôi khi em đọc xong còn không biết cuốn sách có tên gì luôn. Ừ có thể nó hay, có thể nó dở, nó nhàm chán, thì cũng phải đọc rồi mới nhận xét được.
Còn chưa đọc mà đã nói nó nhàm chán, có quá là chủ quan không?

Không bạn ạ. :)
Mình có một tật xấu, rất xấu, đấy là khi đã ấn tượng xấu về tác giả nào, mình sẽ không mua tác phẩm của tác giả ấy đến lần thứ hai. :)
Mình đã đi làm, tiền mua sách là tiền của mình, vì thế nên phải cân nhắc rất nhiều trước khi mua sách. Mình không thể ném ra cả trăm nghìn để mua một cuốn sách vô bổ, vì một trăm nghìn đó có thể "cứu đói" cho mình rất lâu. :)
Vì thế nên mình phản bác lại ý kiến của bạn. Sách dở thì đọc làm gì? Sách vô bổ thì đọc làm gì? Nếu bạn lên các trang online và thấy nhiều người đánh giá cuốn sách đó 1/5 sao, bạn có còn muốn đọc cuốn sách đó không? Nếu có, tôi và bạn không có tiếng nói chung, chúng ta dừng chủ đề tại đây. Còn nếu không, thì bạn hãy đọc tiếp những dòng này.
Mình đồng ý với ý kiến của bạn conruoinho, cũng đồng ý với bạn về việc sách có hay không thì phải đọc mới biết được. Nhưng như đã nói ở trên, một khi có thành kiến mình sẽ không đọc của tác giả ấy đến lần thứ hai nữa. Một cuốn sách mình đọc rất lâu, nhanh nhất cũng chừng vài tiếng đồng hồ, mình không có đủ thời gian để tiêu tốn vào những cuốn sách mình cho là không phù hợp. Vì vài tiếng đồng hồ đó mình có thể đọc một cuốn sách có giá trị hơn (sách Kinh điển chẳng hạn!), hoặc hoàn thành một deadline, hoặc làm n thứ khác. Với một kẻ đã đi làm và không phụ thuộc vào kinh tế gia đình, mình thấy cách đọc của mình là đúng đắn.
Cho mình xin lỗi nếu bạn nghĩ câu sau xúc phạm bạn, nhưng đây là sự thật lòng của mình. Có lẽ bạn còn trẻ và còn ngồi trên ghế nhà trường? Khi bạn chưa phải lo nghĩ đến tiền bạc và những thứ xung quanh, bạn chỉ có việc học, mình nghĩ bạn mới có đủ công sức và kiên nhẫn để đọc như vậy. Còn với người đi làm như mình thì, 8 tiếng công sở đã đủ mài mòn trí não và sức lực rồi, đến mức không còn muốn nạp vào đầu những gì mình không ưa nữa.
Chúc bạn ngày mới an lành!
 

Solitary Eagle

Gà con
Tham gia
2/2/15
Bài viết
34
Gạo
0,0
Re: Văn học Việt Nam.
Tớ đồng ý với bạn... Đó là xu hướng của rất nhiều người đọc. Nhà xuất bản muốn có lợi nhuận? Tất cả đề giống y chang nhau. Nhiều tác giả tuổi teen viết rồi đăng lên một số diễn đàn nhân vật này nọ quá cao siêu không thực tế chút nào.

Phew, thực ra thì ai cũng có tuổi mộng mơ cả. :)
Nhưng tôi nghĩ là nên thực tế một chút thì tốt hơn. :D
 

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
6.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Lọ mọ lòng vòng thấy topic này, cá nhân mình thì có vài ý kiến như sau:

Thứ nhất: Văn học Việt Nam có thể chia thành hai mảng rõ rệt: các tác phẩm của thời kỳ "hoàng kim" của các nhà văn kỳ cựu thời gian trước và các tác phẩm mới của các tác giả trẻ gần đây.
  • Về các tác phẩm cũ: Quả thực đều xuất sắc. Chúng chân thực, sâu sắc và nhân văn. Các tác phẩm thời kỳ này có sức hút bởi bản thân người tác giả tạo nên nó bằng những nguyên liệu thật, trải nghiệm thật và cảm xúc thật. 100% các tác phẩm thời kỳ này đều thuộc thể loại hiện thực - cái này là do ảnh hưởng của yếu tố chính trị và lịch sử của đất nước chi phối, nhưng không thể phủ nhận giá trị to lớn của các tác phẩm này. Theo mình gọi đây là thời kỳ hoàng kim không sai.
  • Về các tác giả lão làng: Nhiều người nói rằng các tác giả cũ giờ sao chả ra tác phẩm nào mới - cái này thì đúng thôi. Mỗi thời một khác. Cách họ sống, cách họ nghĩ đã không phù hợp với độc giả hiện đại. Tuy vậy, trong giai đoạn của họ, họ là những tác giả tuyệt vời.
  • Về các tác phẩm hiện đại: Loạn! Giai đoạn này xã hội có nhiều xáo trộn: sự mở cửa về văn hóa dẫn tới xuất hiện nhiều xu hướng và lối nghĩ khác biệt - điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học. Chính sự hỗn loạn trong xã hội khiến văn học mang một bộ mặt loang lổ màu sắc. Điểm cộng duy nhất là sự bùng nổ về số lượng và thể loại. Điểm trừ là chất lượng... khó nói. Cá nhân mình cho rằng đây là thời kỳ khó khăn của văn học: vừa phải định hình hướng đi trong khi chịu sự xâm thực lấn chiếm quá mạnh mẽ từ văn học nước ngoài.
  • Về các tác giả trẻ: Thiếu trầm trọng trải nghiệm sống, không sáng tạo. Lí do nói vậy là bởi chỉ cần đọc vài tác phẩm là nhận ra hầu hết tác giả trẻ đều mắc lỗi hành văn nhàm, nghèo nàn và ý tưởng thì bế tắc. Không có trải nghiệm sống nên các tác giả trẻ viết chủ yếu bằng vốn tưởng tượng hoặc vay mượn từ tác phẩm khác - điều này khiến văn không sâu, không chạm được vào tâm hồn người đọc. Mà thậm chí, việc thiếu kinh nghiệm cùng kỹ năng sống còn khiến nhiều tác giả viết ra những tác phẩm phi logic đến ngớ ngẩn . Nhiều bạn trẻ sẽ phản đối rằng: tuy non tay nhưng các tác giả không nghèo ý tưởng - không, theo mình các tác giả trẻ không chỉ nghèo ý tưởng mà còn bế tắc. Nói vậy là bởi những ý tưởng được gọi là "sáng tạo" kia hầu như toàn nhờ nhặt nhạnh, vay mượn từ các tác phẩm nước ngoài: những ma cà rồng, thần tiên tỷ tỷ, siêu cấp đại thần, abc xyz... những cốt truyện na ná nhau và na ná tiểu thuyết ngôn tình... - những cái này rành rành là bê từ văn học nước ngoài chứ sáng tạo cái chỗ nào? Các nhà văn nước ngoài họ sáng tạo ra nhân vật dựa theo văn hóa của họ: châu Âu thì có ma ca rồng người sói thiên thần kỵ sĩ, Trung Quốc thì có thần tiên đại thần biến thái đại gia đi Maybach - tác giả nước ngoài họ khôn lắm: họ viết về cái gần gũi và họ hiểu rõ về nó, họ không vay mượn hay bắt chước. Điều này các tác giả trẻ Việt Nam rõ ràng không làm được.
Thứ hai: Trong môi trường sư phạm chính thống chỉ giảng dạy các tác phẩm cũ là điều hiển nhiên. Các tác phẩm mới chưa đủ tầm. Tuy nhiên, việc giảng và học thì còn nhiều bất cập - cái này thì môn nào trong trường cũng bất cập, xã hội lên án rất nhiều chứ không chỉ trong môn Văn. Dẫu vậy, việc quá đào sâu và tung hô các tác phẩm cũ đôi khi trở thành giáo điều và nặng nề.

Thứ ba: Về văn hóa đọc - cái này cũng tương tự, chỉ một từ loạn. Mỗi đối tượng độc giả có một thể loại yêu thích riêng, tuy nhiên phần lớn độc giả trẻ bị cuốn vào vũng xoáy đọc theo phong trào. Chính điều này cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến ngày càng xuất hiện các tác phẩm sản xuất công nghiệp có nội dung giống nhau tới nhàm chán. Phần độc giả còn lại thì khác, họ kỹ tính và biết chính xác mình muốn đọc gì - mình gọi đây là nhóm độc giả thông mình. :-bd

Tóm lại: Rất khó để đánh giá câu hỏi "văn học Việt Nam hiện nay như thế nào" trong một vài từ. Bởi văn học là tấm gương phản chiếu xã hội và con người. Xã hội biến động, văn học sẽ biến động. Tuy nhiên vấn đề vĩ mô ấy chẳng ảnh hưởng tới cá nhân nhỏ bé là mình. Mình đọc theo gu cá nhân, viết theo suy nghĩ cá nhân. :D

Vivian Nguyễn
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Vậy đó, tinh thần văn học trong giảng đường hoàn toàn bị áp đặt, cảm nhận theo ý mình thì bảo không đúng, cảm nhận theo khuôn mẫu thì bảo rập khuôn, rốt cuộc chả biết giá trị thực sự của một tác phẩm nằm ở đâu cho đúng nghĩa.
Đúng nha, thời đi học chị không thật sự cảm thụ được tác phẩm nào dù đi học thầy cô nói nó rất hay này nọ. Chỉ sau này khi bắt đầu tự đọc sách mới thấy nó hay thôi. Sau này chị nghỉ học rồi thì mới bắt đầu thấy nhà trường có những đề thi văn mở rộng cho học sinh trong lối suy nghĩ. Tuy nhiên, không biết trong sách giáo khoa văn học bây giờ có đưa tác phẩm mới gần đây vào giảng dạy hay không hay chủ yếu chỉ dạy đi dạy lại mấy tác phẩm kinh điển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Không bạn ạ. :)
Mình có một tật xấu, rất xấu, đấy là khi đã ấn tượng xấu về tác giả nào, mình sẽ không mua tác phẩm của tác giả ấy đến lần thứ hai. :)
Mình đã đi làm, tiền mua sách là tiền của mình, vì thế nên phải cân nhắc rất nhiều trước khi mua sách. Mình không thể ném ra cả trăm nghìn để mua một cuốn sách vô bổ, vì một trăm nghìn đó có thể "cứu đói" cho mình rất lâu. :)
Vì thế nên mình phản bác lại ý kiến của bạn. Sách dở thì đọc làm gì? Sách vô bổ thì đọc làm gì? Nếu bạn lên các trang online và thấy nhiều người đánh giá cuốn sách đó 1/5 sao, bạn có còn muốn đọc cuốn sách đó không? Nếu có, tôi và bạn không có tiếng nói chung, chúng ta dừng chủ đề tại đây. Còn nếu không, thì bạn hãy đọc tiếp những dòng này.
Mình đồng ý với ý kiến của bạn conruoinho, cũng đồng ý với bạn về việc sách có hay không thì phải đọc mới biết được. Nhưng như đã nói ở trên, một khi có thành kiến mình sẽ không đọc của tác giả ấy đến lần thứ hai nữa. Một cuốn sách mình đọc rất lâu, nhanh nhất cũng chừng vài tiếng đồng hồ, mình không có đủ thời gian để tiêu tốn vào những cuốn sách mình cho là không phù hợp. Vì vài tiếng đồng hồ đó mình có thể đọc một cuốn sách có giá trị hơn (sách Kinh điển chẳng hạn!), hoặc hoàn thành một deadline, hoặc làm n thứ khác. Với một kẻ đã đi làm và không phụ thuộc vào kinh tế gia đình, mình thấy cách đọc của mình là đúng đắn.
Cho mình xin lỗi nếu bạn nghĩ câu sau xúc phạm bạn, nhưng đây là sự thật lòng của mình. Có lẽ bạn còn trẻ và còn ngồi trên ghế nhà trường? Khi bạn chưa phải lo nghĩ đến tiền bạc và những thứ xung quanh, bạn chỉ có việc học, mình nghĩ bạn mới có đủ công sức và kiên nhẫn để đọc như vậy. Còn với người đi làm như mình thì, 8 tiếng công sở đã đủ mài mòn trí não và sức lực rồi, đến mức không còn muốn nạp vào đầu những gì mình không ưa nữa.
Chúc bạn ngày mới an lành!
Có thể là anh đúng, em chưa biết nhiều về vấn đề này, nhưng em vẫn giữ chính kiến của mình, cánh đọc của mình (vì cái em có nhiều nhất bây giờ là thời gian). Thank anh, em sẽ nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này để sau này tiết kiệm được một chút thời gian, một chút tiền bạc.
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Sách báo cũng có nhiều loại, bạn ạ. Đừng cố tình suy diễn lời nói của người khác. Hơn nữa, không phải riêng tôi mà rất nhiều người đọc hướng đến cái mới trong văn học. Việc fiction mà tôi nói viết giải khuây, bạn khẳng định chính bạn cũng viết như vậy. Văn học VN có nhiều mặt. Tôi đã nhấn mạnh với bạn là văn học VN. Tôi không cho cái mà bạn lượm lặt của người ta là văn học. Đó là quan điểm cá nhân của tôi. Bạn không đồng tình, có thể bảo vệ chính kiến của bản thân. Viết để giải trí, giải khuây hay là để khoe. Tôi không đồng ý. Cảm ơn những ý kiến của tác giả trẻ như bạn.
Đại thi hào Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng thể thơ lục bát dựa trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Ông lấy cả cốt truyện, cả ý tưởng chứ không chỉ là mô típ. Vậy sao Truyện Kiều vẫn thành danh, hẳn đó không phải là Văn học được chị nhấn mạnh?

Quên Truyện Kiều đi, em ngồi đọc Lục Vân Tiên, à mà khi đọc Lục Vân Tiên em lại chẳng thể quên được truyện Kiều, cách thể hiện giống nhau, mô típ cũng khá giống nhau. Họ lượm lặt của nhau?

Không cần nói những tác phẩm nổi tiếng như vậy đi, em làm gì đủ tư cách mà so sánh chứ.

Nhưng cũng đâu cần thiết phải lên án kiểu như vậy. Lý do à, sáng đọc sách giáo khoa chuẩn chung giống nhau, chiều xem phim hoạt hình giống nhau, tối thì ra rả những lời giáo huấn giống nhau, trách được truyện không giống nhau sao. Hay các anh các chị nói cách viết truyện hay là phải đọc nhiều, hay đó là giả, hay các anh chị có thể nhìn con rồng rồi vẽ ra phượng, hay hai tay tả hữu đánh nhau.

Anh chị muốn đọc cái gì đó mới mẻ, tụi em cũng muốn tìm kiếm cái gì đó mới mẻ. Tụi em tìm kiếm những cái mới trong từng trang sách cũ, còn các anh các chị chỉ biết tìm cái mới ở nhà bên cạnh thôi sao?
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
  • Về các tác giả trẻ: Thiếu trầm trọng trải nghiệm sống, không sáng tạo. Lí do nói vậy là bởi chỉ cần đọc vài tác phẩm là nhận ra hầu hết tác giả trẻ đều mắc lỗi hành văn nhàm, nghèo nàn và ý tưởng thì bế tắc. Không có trải nghiệm sống nên các tác giả trẻ viết chủ yếu bằng vốn tưởng tượng hoặc vay mượn từ tác phẩm khác - điều này khiến văn không sâu, không chạm được vào tâm hồn người đọc. Mà thậm chí, việc thiếu kinh nghiệm cùng kỹ năng sống còn khiến nhiều tác giả viết ra những tác phẩm phi logic đến ngớ ngẩn . Nhiều bạn trẻ sẽ phản đối rằng: tuy non tay nhưng các tác giả không nghèo ý tưởng - không, theo mình các tác giả trẻ không chỉ nghèo ý tưởng mà còn bế tắc. Nói vậy là bởi những ý tưởng được gọi là "sáng tạo" kia hầu như toàn nhờ nhặt nhạnh, vay mượn từ các tác phẩm nước ngoài: những ma cà rồng, thần tiên tỷ tỷ, siêu cấp đại thần, abc xyz... những cốt truyện na ná nhau và na ná tiểu thuyết ngôn tình... - những cái này rành rành là bê từ văn học nước ngoài chứ sáng tạo cái chỗ nào? Các nhà văn nước ngoài họ sáng tạo ra nhân vật dựa theo văn hóa của họ: châu Âu thì có ma ca rồng người sói thiên thần kỵ sĩ, Trung Quốc thì có thần tiên đại thần biến thái đại gia đi Maybach - tác giả nước ngoài họ khôn lắm: họ viết về cái gần gũi và họ hiểu rõ về nó, họ không vay mượn hay bắt chước. Điều này các tác giả trẻ Việt Nam rõ ràng không làm được.
Vivian Nguyễn
Đây là tác phẩm của em.
Còn chị mang đũa vơ cả nắm vậy thì em cảm thấy có cái gì đó không ổn cho lắm.
Thể loại hiện thực, bất quá câu chuyện không có thực.
 

Đính kèm

  • dfs.pdf
    115,7 KB · Xem: 225
Bên trên