Re:
[Viết cảm nhận - Số 1/2015] Nàng tiên cá: Cái giá của hạnh phúc!
Từ trước đến nay đọc câu chuyện Nàng Tiên Cá mình vẫn luôn có những cảm nhận khác nhau. Ngày bé mình chỉ thích ở chỗ là ông Andersen miêu tả quá hay, hành văn của ông ấy quá sống động với những chi tiết lung linh kì ảo. Tuy nhiên đây không phải là câu chuyện có happy ending nên mình cũng không có nhiều ấn tượng đẹp. Lớn hơn một chút trải qua nhiều những thăng trầm trong cuộc sống, tự bản thân mình cũng có nhiều chiêm nghiệm hơn và tính triết lý của bộ truyện quá sâu sắc. Mình chợt nhận ra một điều trường hợp của nàng tiên cá có lẽ cũng giống như nhiều trường hợp của các bạn trẻ ngày nay. Có lẽ không dưới một người cho rằng mình thực dụng tính toán nhưng tất cả những cảm xúc đó cũng chỉ là những mộng ước nhất thời, những sai lầm của tuổi trẻ. Cuộc đời chúng ta còn rất dài và những gì cần làm còn ở phía trước. Đặt quá nhiều tình cảm với những người khác biệt mình từ vị trí lối sống cho đến suy nghĩ luôn là những bi kịch. Tất cả những thứ mà chúng ta nhận được chỉ là sự đau khổ. Mình cũng đã từng trải qua những cảm xúc yêu đương, những câu chuyện tình cảm không đầu không cuối nên bây giờ mình luôn dặn lòng mình phải tỉnh táo hơn. Dù có những lúc mình cũng rất yếu đuối, mình vẫn tương tư, vẫn thầm để ý một hình bóng nào đó nhưng cuối cùng mình cũng nhận ra họ cũng chỉ là những người đi ngang qua cuộc đời mình mà thôi. Tình cảm phải từ hai phía, mình cho rằng mình yêu họ mình rất hiểu họ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì hết và họ cũng chẳng hiểu cho nỗi lòng của mình. Nàng tiên cá trong truyện còn quá trẻ mới 15 tuổi nên rất dễ có những sai lầm , bồng bột. Chỉ đáng tiếc là không phải sai lầm nào cũng có thể sửa chữa, nhất là khi sự ngộ nhận của họ quá lớn và họ dám đánh đổi cả mạng sống, cả hình hài của mình để theo đuổi một thứ tình yêu trong vô vọng. Vừa không giúp ích gì được cho gia đình vừa tự làm khổ chính bản thân mình. Mình nói ra điều này có thể hơi cổ hủ nhưng cứ như ngày xưa các cụ làm mai làm mối với nhau, tình cảm có lẽ chỉ khi bước vào cuộc sống gia đình, sự đồng cam cộng khổ mới nảy sinh nhưng đó thực sự mới là tình yêu đích thực với sự ân tình thủy chung nghĩa tình không gì có thể đong đếm. Còn tự bao giờ người ta đã hình thành những quan niệm kiểu như: Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở hay là đứt gánh giữa đường, chẳng bằng một góc so với ngày xưa. Mình cũng không muốn so sánh nhưng có những thứ không thể phủ nhận. Kiếm tìm hạnh phúc tưởng là phức tạp nhưng đôi khi cũng thật giản đơn, càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn cho bản thân, càng dệt mộng thì càng dễ nhận lại những bi kịch. Andersen hẳn cũng là một người từng trải với những chiêm nghiệm về cuộc sống về con người hết sức sâu sắc. Mình nghĩ rằng đấy mới là thông điệp mà ông gửi tới, hình tượng một nàng tiên ca dũng cảm, dám hi sinh bản thân để đánh đổi một tình yêu cao thượng quả thật là đẹp nhưng trong thực tế, tất cả chúng ta đều không ai muốn có một nàng tiên cá thứ n hay một kiếp người đau khổ tương tự như thế. Có lẽ bản thân tác giả cũng muốn cảnh tỉnh chúng ta: Đừng ngộ nhận
Vì thế nên đây mới gọi là "truyện cổ tích" bạn ạ.
![big green :D :D](/styles/yahoo/4.gif)
"Tình yêu" đôi lứa trong truyện này chỉ là một phần. Bản thân mình không suy nghĩ quá nhiều về nó khi viết bài cảm nhận này. Mình nghĩ đến thứ gọi là "khát vọng", "lý tưởng", "ý nghĩa cuộc sống" nhiều hơn. Ngay từ khi chưa gặp hoàng tử, Nàng tiên cá đã luôn mơ về bờ cát dài, mơ về cuộc sống trên cạn, mơ về một "linh hồn bất diệt". Cái giá nàng phải trả chính là cho mơ ước đó. Thực tế, giữa "mơ ước" và "hiện thực" nhiều khi cũng là một khoảng cách rất xa. Người ta có thể chọn theo đuổi đam mê, để được sống những ngày vất vả nhưng ý nghĩa, hay là chọn cuộc sống an toàn nhưng nhàm chán? Đó là tùy nhận thức của mỗi người, tùy theo họ đặt thứ gọi là "hạnh phúc" của mình nằm ở đâu.
Nếu thông điệp của tác giả là "đừng ngộ nhận", thì mình thực sự sẽ... rất thất vọng đấy. Thất vọng vì tác giả đã không cho mơ ước tốt đẹp (có một linh hồn bất diệt) của Nàng tiên cá một chỗ đứng. Điều này, có vẻ, không nhân văn. ^_^