Cảm nhận [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.

Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
25/12/13
Bài viết
345
Gạo
6.266,0
BÀI DỰ THI "VIẾT CẢM NHẬN - SỐ 1/2015: TÔI ĐỌC - TÔI THAY ĐỔI"
doko-vn-totochan-co-be-ben-cua-so-ebook.jpg

Lần đầu tiên đọc tác phầm này tôi đã tìm được hình bóng của mình trong bé Totto. Nhưng khi ấy tôi không còn nhỏ nhắn ở cái tuổi vừa lên sáu mà đã tròn mười lăm tuổi, tức là khi tôi đã bước chân và ngôi trường cấp ba của mình. Khi đó mọi thứ xung quanh tôi đều lạ lẫm và dần đuối sức với các bạn cùng lớp cùng trường vì tôi có lực học không theo kịp các bạn. Tôi thất vọng vì ngôi trường mà tôi chọn không được như trong trí tưởng tượng của tôi. Quả đúng là ngôi trường có rất nhiều học sinh với học lực đứng đầu khu vực nhưng bản thân tôi lại không đủ tài giỏi để đứng trong top đầu mà chỉ có thể ở top cuối của lớp. Tình trạng đó kéo dài khiến tôi mệt mỏi, tôi muốn chuyển trường ngay lập tức để mình không còn phải chịu những áp lực ấy nữa.

Chính lúc ấy tôi đã đọc cuốn sách này qua sự giới thiệu của một chị khoá trên. Chị bảo có lẽ em sẽ tìm được lối đi cho mình khi đọc xong cuốn sách. Tôi đã dành cả một buổi tối, thức trọn đến sáng để đọc vì muốn tìm được lối ra cho sự bế tắc của mình và tôi đã tìm được câu trả lời qua hình ảnh Totto-chan. Tôi nhìn nhận lại vấn đế của mình, bất chợt tôi nhận ra ngôi trường này cũng có những thứ thuộc về tôi chứ không phải là tôi hoàn toàn lạc long. Đó là cô chủ nhiệm đầy nhiệt huyết, chia lúc nào có ý nghĩ muốn buông xuôi cho một đứa học kém như tôi, là những người bạn cùng lớp luôn hết lòng giúp đỡ tôi tiến bộ. Tôi nhận ra rằng bản thân tôi cũng có một phần nào đó rất giống với Totto-chan.

Totto-chan
nghĩa là "bé Totto", tên thân mật hồi nhỏ của tác giả Kuroyanagi Tetsuko. Totto-chan sinh trưởng trong một gia đình hạnh phúc, có cha là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là ca sĩ opera, nhà em còn nuôi con chó lớn tên Rocky. Trước khi em sinh ra, cha mẹ luôn nghĩ em là con trai nên đã đặt tên con là "Toru", nghĩa là vang xa, thâm nhập. Nhưng vì Totto-chan là con gái nên gia đình đã đổi tên em thành Tetsuko. Cha của em thường gọi em một cách thân mật là "Totsky".

Mới sáu tuổi, Totto-chan đã bị thôi học ở trường vì em quá năng động và lạ lùng so với các bạn. Mẹ của Totto-chan biết ngôi trường bình thường không thể hiểu con gái, bà đã xin cho em vào học tại Tomoe Gakuen (Trường Tomoe) của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku. Trường Tomoe có lớp học là những toa tàu cũ, cả trường chỉ có năm mươi học sinh, ai cũng đặc biệt như Totto-chan, có cả em bị khuyết tật. Nhưng vượt qua những trở ngại và khác biệt tính cách, các học sinh ở Tomoe đều hoà hợp với nhau như anh em.

Nhờ sự giáo dục của thầy hiệu trưởng Kobayashi, học sinh Tomoe đều trở thành những người tốt và thành đạt trong xã hội. Totto-chan vẫn nhớ mãi lời thầy Kobayashi nói: "Em thật là một cô bé ngoan". "Nếu không học ở Tomoe", tác giả viết, "nếu không được gặp thầy Kobayashi, có lẽ tôi đã là một người mang đầy mặc cảm tự ti với cái mác ‘đứa bé hư’ mà mọi người gán cho".

Tôi học được ở em cách bỏ đi mặc cảm tự ti với cái mác "học kém" để trở thành học sinh khá của lớp và tham gia được vào đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh mặc dù tôi học ở lớp chuyên Hoá. Nhờ bé Totto mà tôi biết cách biến những điểm khác lạ, quái gở biến tôi thành một điểm sáng không thể thiếu được trong lớp.

Lần thứ nhất khi tôi đọc cuốn sách là do tôi tự nguyện và biến bản thân mình trở nên có tính cách rõ rệt hơn và không còn giấu mình nên đám đông nữa. Nhưng lần thứ hai tôi đọc cuốn sách này lại không do bản thân tôi tự nguyện mà hoàn toàn bị động. Khi bạn thân của tôi đưa lại cuốn sách đã nằm được trên kệ sách của cô ấy gần ba năm cũng là lúc tôi đang ở đáy vực của sự tồi tệ, thảm hại và thất bại: tôi trượt nguyện vọng một vào ngôi trường mình đăng kí. Chính cô bạn thân của tôi đã nhắc nhở rằng vẫn còn một con đường mà tôi có thể chọn vì cái ngành này đã cho tôi một thần tượng - thầy Kobayashi.

Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, em nào thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước nhằm tạo khí thế cho học những môn tiếp theo, và những môn không thích thì học sau cùng; các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Nhà trường thậm chí còn tổ chức cắm trại và đi du lịch cho các em được mở mang tầm mắt, gần gũi với thiên nhiên.

Nhờ thầy mà tôi đã tìm thấy ánh sáng của hi vọng, tôi cũng ước mơ trở thành một người giáo viên tuyệt như thầy, muốn trở thành người gieo những ước mơ cho những đứa trẻ nơi vùng cao của Tổ quốc. Suốt gần ba năm tôi vẫn lấy thầy làm tấm gương để rèn luyện, mong sao khi ra trường mình sẽ là một người giáo viên đủ đức, đủ tài đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho các em.

Thầy Kobayashi là một hình mẫu chuẩn mực cho bất cứ người nào đang và sẽ là giáo viên để học tập.Khi tác giả viết tác phẩm này là dựa vào hồi ức của mình nên có thể thấy thầy Koba là người có tư tưởng cấp tiến và ngôi trường Tomoe của thầy là ngôi trường tiến bộ hơn hàng chục năm so với những ngôi trường lúc đó cũng như một số ngôi trường của Việt Nam ở hiện tại. Khi tôi đọc tác phẩm này lần đầu tiên tôi đã mơ ước mình được học tại Tomoe. Tôi dám chắc rằng không chỉ có tôi mà có rất nhiều bạn sau khi đọc tác phẩm này đều có suy nghĩ như thế, muốn được học trong một ngôi trường như Tomoe. Tôi đã không có cơ hội để học trong những ngôi trường như Tomoe nên tôi lựa chọn mình trở thành người giáo viên và cố gắng phấn đấu trở thành người có khả năng xây dựng ngôi trường như Tomoe để các em học sinh của tôi sẽ được hưởng những điều tốt nhất.

Một tác phẩm đã cho tôi chỗ dựa hai lần, cho tôi hai người thầy và những bài học đáng quý về cách tu dưỡng bản thân cũng như xác định được bản thân tôi muốn gì và cần làm gì.

Có thể nói chính cuốn sách này đã thay đổi hướng đi của bánh xe vận mệnh tại tương lai của tôi. Nếu không đọc tác phẩm này lần thứ hai có lẽ giờ đây tôi không làm một sinh viên sư phạm mà là một sinh viên ngành nào khác nhưng tôi sẽ chẳng tận tâm rèn luyện. Nếu không đọc tác phẩm này lần thứ nhất thì biết đâu đấy tôi còn chẳng thể tốt nghiệp phổ thông chứ đừng nói đến thi đại học.
Cảm ơn nhé Kuroyanagi Tetsuko! Cảm ơn thầy Kobayashi.

Link truyện tại Gác Sách: Totto-chan - Cô bé bên cửa sổ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Tham gia
18/11/14
Bài viết
51
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Mình cũng ấn tượng nhất là câu: "Em thật là một cô bé ngoan."
 

YooHannah

Gà con
Tham gia
12/1/15
Bài viết
12
Gạo
124,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Một câu chuyện rất hay, mình đã từng rất muốn được như tottochan, học trên một con tàu như Tomoe!
 

Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
25/12/13
Bài viết
345
Gạo
6.266,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Mình cũng ấn tượng nhất là câu: "Em thật là một cô bé ngoan."
Mình cũng ấn tượng sâu với câu ấy nhất trong cả tác phẩm.
Một câu chuyện rất hay, mình đã từng rất muốn được như tottochan, học trên một con tàu như Tomoe!
Tác phẩm này nhiều người đã đọc và có chung mong ước trong tương lai không xa, nền giáo dục nước ta sẽ có thật nhiều ngôi trường như trường Tomoe.
 

Võ Anh Thơ

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/1/14
Bài viết
298
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Đây là 1 trong những tác phẩm làm thay đổi cuộc đời mình :) Trẻ em, không ai là "khác biệt" đến nỗi "lập dị" cả, chỉ là chúng thể hiện bản thân mình theo những cách khác nhau mà người lớn, ít khi nào chịu hiểu.
 
Tham gia
30/1/15
Bài viết
2
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Mình cũng thích cuốn sách này, cảm ơn bạn vì bài viết nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Người ta thường viết cảm nhận theo hai cách, một là giới thiệu tổng quát truyện rồi cảm nhận, hai là lấy từng chi tiết đặc sắc trong truyện để cảm nhận. Mình nhận thấy là bạn đi theo hướng thứ nhất, giới thiệu rất súc tích nội dung của Totto-chan bên cửa sổ và rồi có những cảm nhận rất riêng nhờ những liên hệ cá nhân hết sức thực tế.

Đấy là đánh giá cho một bài cảm nhận thông thường. Còn với yêu cầu của một bài cảm nhận cuộc thi Tôi đọc - Tôi thay đổi, tính từ bài dự thi đầu tiên đến bài của bạn thì mình mới gọi là hài lòng. Thật tốt khi bạn nói về hoàn cảnh của bản thân trước khi đọc quyển sách lần thứ nhất và lần thứ hai. Đây chính là bước đệm cho bài viết của bạn tiếp cận được với chủ đề của cuộc thi. Thật tốt lần thứ hai khi bạn đã đề cập đến sự thay đổi ở hai mốc của cuộc đời bạn, sau hai lần đọc truyện về Totto-chan và thầy Kobayashi.

Có một điểm thú vị trong bài của bạn, đó là hai bước ngoặt của chính người viết cảm nhận lại ứng với hai nhân vật khác nhau của quyển sách. Còn gì tuyệt vời hơn là một quyển sách lại tác động đến độc giả không chỉ một lần, mà lại còn ở hơn một khía cạnh?

Không có gì hơn là chúc cho bạn sẽ truyền thụ được những ảnh hưởng tích cực của Totto-chan bên cửa sổ đến từng người bên cạnh bạn, mà trước hết là những học trò của bạn trong tương lai.

Chim Cụt - thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
 
Tham gia
8/2/15
Bài viết
22
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Câu chuyện và bài viết của bạn khá ấm.
Giám khảo số 2 - Thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
 
Tham gia
7/2/15
Bài viết
20
Gạo
0,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Bài viết vẫn còn lỗi chính tả/ lỗi đánh máy. Đôi chỗ diễn đạt tối nghĩa và không cuốn hút. Trình trạng thiếu từ, sai từ có xuất hiện.
Bố cục bài khá lộn xộn. Chưa thể hiện rõ cảm xúc của bạn.
Giám khảo số 5 - Thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
 

Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
25/12/13
Bài viết
345
Gạo
6.266,0
Re: [Viết cảm nhận - Số 1/2015] Tottochan - Cô gái bên cửa sổ: Gieo hạt ước mơ.
Người ta thường viết cảm nhận theo hai cách, một là giới thiệu tổng quát truyện rồi cảm nhận, hai là lấy từng chi tiết đặc sắc trong truyện để cảm nhận. Mình nhận thấy là bạn đi theo hướng thứ nhất, giới thiệu rất súc tích nội dung của Totto-chan bên cửa sổ và rồi có những cảm nhận rất riêng nhờ những liên hệ cá nhân hết sức thực tế.

Đấy là đánh giá cho một bài cảm nhận thông thường. Còn với yêu cầu của một bài cảm nhận cuộc thi Tôi đọc - Tôi thay đổi, tính từ bài dự thi đầu tiên đến bài của bạn thì mình mới gọi là hài lòng. Thật tốt khi bạn nói về hoàn cảnh của bản thân trước khi đọc quyển sách lần thứ nhất và lần thứ hai. Đây chính là bước đệm cho bài viết của bạn tiếp cận được với chủ đề của cuộc thi. Thật tốt lần thứ hai khi bạn đã đề cập đến sự thay đổi ở hai mốc của cuộc đời bạn, sau hai lần đọc truyện về Totto-chan và thầy Kobayashi.

Có một điểm thú vị trong bài của bạn, đó là hai bước ngoặt của chính người viết cảm nhận lại ứng với hai nhân vật khác nhau của quyển sách. Còn gì tuyệt vời hơn là một quyển sách lại tác động đến độc giả không chỉ một lần, mà lại còn ở hơn một khía cạnh?

Không có gì hơn là chúc cho bạn sẽ truyền thụ được những ảnh hưởng tích cực của Totto-chan bên cửa sổ đến từng người bên cạnh bạn, mà trước hết là những học trò của bạn trong tương lai.

Chim Cụt - thành viên ban giám khảo cuộc thi "Tôi đọc - Tôi thay đổi"
Vừa đi học về đọc được lời nhận xét thật tỉ mỉ của chị Chim Cụt. Cảm ơn chị về những lời nhận xét tỉ mỉ ạ.
 
Bên trên