Võ sư đóng thế - Cập nhật - Kẻ tự kỉ

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
aa.png
Tác giả: Kẻ tự kỉ
Tình trạng sáng tác: Cập nhật.
Lịch đăng: Không rõ.
Thể loại: Tâm lý, tình cảm hiện đại.
Độ dài: Không xác định.
Giới hạn tuổi: Không.
Cảnh báo nội dung:

Giới thiệu:
Khả Ngân là một cô gái mồ côi, sống bản lĩnh và đầy lòng nhân ái. Sống với ông nội là một ông thầy dạy võ trong một võ đường nhỏ, cô sớm trở thành một nữ võ sư thực thụ. Nhưng cô lại rất thích làm diễn viên và luôn luôn theo đuổi niềm đam mê ấy. Mặc dù chỉ là một vai phụ hay đơn giản là một diễn viên đóng thế thì cô cũng rất hào hứng và hết mình vì vai diễn. Cũng bởi vì niềm đam mê này mà số phận đã đưa cô đến với Hải Đăng, một anh chàng Việt Kiều mới về nước, với vai trò là một giám đốc công ty quảng cáo. Hai người gặp gỡ và nảy sinh nhiều mâu thuẫn...​
Mục lục:
Chương 1 --- Chương 2 --- Chương 3 --- Chương 4 --- Chương 5 --- Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
CHƯƠNG I. Đến âm thầm, đi lặng lẽ.
Chiếc xe hơi màu đen chầm chậm lướt qua cánh cổng sắt trạm khắc họa tiết hình cái trống đồng. Tiếng mô tơ "rè rè..." bám theo từng chuyển động nặng nề của cánh cửa. Bên ngoài cánh cổng, ánh nắng vàng khó nhọc len lỏi qua những chiếc lá bàng xanh bóng như những chiếc quạt ba tiêu.
Bên trong cánh cổng, những bông sứ trắng dải đầy trên khoảng sân rộng lát những phiến đá màu xanh rêu cổ kính. Căn biệt thự một trệt một lầu theo phong cách Thái. Mái ngói màu đỏ tươi nổi bật giữa một khu vườn phủ kín bởi mầu xanh của cây cỏ.
Bước ra khỏi xe là một thanh niên khoảng chừng ba mươi tuổi. Hải Đăng trông thật lịch lãm trong bộ vét sang trọng màu ghi xám. Mái tóc nâu đen chải bồng kiểu cách càng tôn thêm vóc dáng cao ráo khỏe khoắn của anh.
Đưa chiếc iphone đang đổ chuông réo rắt lên ngang tầm mắt. Đôi chân mày anh hơi nhíu lại, khóe miệng khẽ nhếch lên biểu đạt một nụ cười. Áp hờ chiếc điện thoại bên tai, anh thong thả bước lên từng bậc thang ốp đá màu cẩm thạch.

- Con vừa về tới thưa mẹ!

- Con trai, con vẫn khỏe đấy chứ? – Giọng người phụ nữ phát ra từ chiếc iphone rất êm ái – Thời tiết ở đó đang rất nóng phải không con. Con mới về không bao lâu nên chắc chưa quen đâu, dễ bệnh lắm đó.

- Con vẫn khỏe mà mẹ, mẹ cứ yên tâm con…

Hải Đăng đáp lại sự lo lắng của bà với một nụ cười ấm áp trên khuôn mặt rắn rỏi đầy nam tính. Không đợi anh nói hết câu, giọng nói êm ái lại ôn tồn vang lên.

- Mẹ đã tìm cho con một người giúp việc nhà. Thật không thể yên tâm khi để con về nước một mình như thế. Mẹ có chút hối hận vì đã đồng ý với ba con để con…

- Mẹ! Con tự lo được mẹ không cần quá bận tâm như thế. Con đã bao nhiêu tuổi rồi chứ, có còn là con nít nữa đâu mà phải cần tới người khác chăm sóc.

- Bao nhiêu tuổi rồi á? Anh dù đã ba mươi hay già hơn nữa thì với tôi vẫn chỉ là một thằng nhóc con... À! Hẳn anh vừa đi ngang mấy cây hoa sứ... có thấy sâu không? Những con sâu xanh biếc như màu lá và luôn ngoe nguẩy…

- Mẹ… con không nói chuyện với mẹ nữa. Con đi tắm đây, thời tiết ở đây nóng thật!

Vừa nghe nói đến mấy con sâu, Hải Đăng đã vội ngắt lời bà. Những ngón tay bất giác quờ quoạng quanh người như cố gắng xua đuổi thứ gì đó với một vẻ mặt đầy hoang mang.

- Ha ha… sao rồi? lại đang phủi bụi trên người rồi hả! Thôi được rồi, đi tắm rửa rồi nghỉ ngơi đi. Mẹ sẽ gọi lại sau.

- Dạ… dạ… Bye ma mi!

Thả vội chiếc điện thoại xuống nệm, những ngón tay vẫn không ngưng quờ quạng trong khi ánh mắt cứ ráo dác xem xét khắp người. Hải Đăng vội vàng cởi bỏ cà vạt cùng áo vét ném vội lên chiếc giường phủ ráp màu xám bạc. Trên người chỉ còn lại chiếc áo sơ mi trắng vừa vặn ôm lấy cơ thể, anh bước vội vào căn phòng bằng kính mờ hiện đại. Cánh cửa kính sập lại. Ngôi nhà trở nên tĩnh lặng. Chỉ còn tiếng nước xả xuống xào xào phủ kín bóng người đàn ông vạm vỡ, thấp thoáng những quầng cơ rắn chắc in lờ mờ trên khung kính.

Bước ra khỏi phòng tắm với một tâm trạng thật khoan khoái, Hải Đăng nằm dài trên chiếc nệm êm ái mở tivi lên coi. Chăm chú nghe từng mẩu tin thời sự hết trong nước rồi quốc tế. Khi màn hình chuyển qua chương trình giải trí, anh buông chiếc điều khiển xuống giường bật người ngồi dậy rồi bước thẳng xuống lầu. Ngoài kia là khu vườn đã lâu không có người chăm sóc. Cỏ mọc xanh um che khuất cả lối mòn. Những cây hoa sứ đang mùa nở rộ. Hương thơm ngào ngạt. Một màu trắng phớt hồng hòa lẫn trong ánh nắng chiều dìu dịu. Bước chân chậm dãi thả trên con đường dải sỏi, tiếng lạo xạo của những viên sỏi dưới gót giầy bỗng ngưng bặt. Hải Đăng đứng lặng, đôi mắt dài sâu thẳm chìm đắm một sắc trắng tinh khôi. Anh từ từ nhắm mắt lại, vươn người mở rộng lồng ngực để tận hưởng từng làn gió nhẹ ngát hương hoa.

Đã hơn hai tháng rồi kể từ ngày anh quyết định trở về Việt Nam sinh sống. Bỏ lại những phồn hoa hào nhoáng nơi trời tây. Anh bận rộn với việc phải làm quen với môi trường làm việc mới, cùng với bao nhiêu cải cách mà anh đã chuẩn bị cho đám nhân viên quen làm việc theo kiểu bao cấp "ăn cơm gõ kẻng" ở công ty. Kết thúc ngày làm việc của Hải Đăng ngày nào cũng là khi đường phố đã lên đèn, ăn qua loa bữa tối ở căng tin rồi lại về phòng riêng ở công ty nghỉ ngơi. Chỉ những ngày cuối tuần anh mới trở về nhà, tranh thủ mua xắm, bày biện lại phòng ốc. Căn biệt thự đã lâu không có người ở cũng có phần lạnh lẽo, song nhờ có dịch vụ dọn dẹp định kì hàng tháng nên vẫn giữ được vẻ trang trọng sạch sẽ như nó vốn có.

Hải Đăng tốt nghiệp chuyên ngành quảng cáo tại một trường đại học nổi tiếng ở Mĩ. Có rất nhiều công ty lớn mời anh về làm việc. Mặc dù gia đình anh có công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực may mặc, song Hải Đăng vốn luôn bất đồng quan điểm với ông nội cũng là người sáng lập công ty. Vì vậy sau khi ra trường anh đã lựa trọn một công ty quảng cáo có tầm cỡ ở Mỹ. Mấy năm gần đây công ty anh luôn tìm cách mở rộng thị trường sang các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Để tăng cường sức cạnh tranh tới thị trường quảng cáo ngày càng phát triển ở các nước Đông nam á, một đội ngũ nhân viên ưu tú được lựa trọn để đưa sang điều hành các chi nhánh này. Hải Đăng là một chuyên viên giỏi lại là người Việt vì vậy anh được cử sang Việt Nam điều hành một chi nhánh tại Sài Gòn. Đây cũng là cơ hội để anh có thể đường hoàng trở về quê hương, tách khỏi cuộc sống ngột ngạt mà người ông phong kiến của anh đã tạo ra. Anh có thể tạo dựng cho mình một cuộc sống tự chủ, thứ khiến anh luôn đấu tranh suốt bao năm qua.

- Tính… tong, tính tong…

Tiếng chuông cửa vang lên liên hồi như thúc dục. Hải Đăng khẽ nhíu mày: “Ai lại tới quấy nhiễu anh vào buổi chiều đẹp thế này?”, bởi từ ngày về Việt Nam làm việc, anh thường ở lại công ty nên không ai biết đến sự tồn tại của căn biệt thự.

Bước tới đẩy cánh cổng phụ nhỏ bên hông nhà, anh bắt gặp một cô gái trẻ với phục trang khá đơn giản nhưng lại rất cá tính. Chiếc áo phông tay ngắn màu trắng in hình anh tràng chi bi Gang nam vừa ngông nghênh vừa ngộ nghĩnh. Chiếc quần jean ôm màu đen sờn rách nơi đầu gối khoe đôi chân dài thon gọn. Vầng trán Hải Đăng khẽ nhăn lại kéo đôi lông mày sắc sảo chun lại với nhau. Đôi mắt dài tỉ mỉ lướt trên khuôn mặt thanh tú của cô gái một cách rất thản nhiên, ánh mắt Hải Đăng chuyển sang chiếc Cha ly cũ màu xanh da trời bên cạnh cô. Chiếc nón bảo hiểm cũng màu xanh da trời in dòng chữ: "Cứ mỉm cười thay câu trả lời tất cả!", thoạt nghe thì hơi khó hiểu song ngẫm lại thì rất là có ý nghĩa. Trên chiếc móc cheo đồ còn lủng lẳng hai ba cái túi siêu thị chứa đầy thực phẩm và vài thứ đồ lỉnh kỉnh khác. Ánh mắt anh vẫn đang bận rộn với việc chiêm ngưỡng chiếc xe của cô, anh cất tiếng nhẹ tênh:

- Cô hỏi ai?

- Anh là Hải Đăng?

Đôi mắt tròn đen láy quét một đường sắc ngọt qua khuôn mặt đẹp như tượng tạc của Hải Đăng. Cô trả lời câu hỏi của anh bằng một câu hỏi, rồi lại như chẳng quan tâm đến câu trả lời, cô tiếp:

- Tôi là người giúp việc mà bà Lê Na thuê, chắc anh đã được thông báo rồi. Tôi sẽ bắt tay vào công việc ngay và luôn!

Không đợi phản ứng của chủ nhà, cô lách người đẩy chiếc Cha ly vào sân. Một chân đá chiếc chống xe, đưa tay sách lấy túi đồ rồi cứ thế đi thẳng hướng cửa biệt thự. Một làn gió nhẹ khẽ lay cành lá, những bông hoa trắng rung rinh rời cành, rủ nhau chao liệng. Bàn tay nhỏ của cô gái vô thức xòe ra đón lấy một cánh hoa đang xoay mình từ từ đáp xuống. Một bông hoa năm cánh màu trắng ửng hồng mềm mại như đôi má người con gái đang e ấp thẹn thùng. Trong phút chốc, nét ương ngạnh trên khuôn mặt thanh tú dần tan biến, chỉ còn lại một vẻ mặt ngây ngốc đắm chìm giữa những cánh hoa bay.

- Này cô…

Hải Đăng bị bất ngờ trước cách cư sử lạ lùng của người khách lạ. Anh vội vã bước theo tính nói hơn thiệt với cô. Nhưng bước chân nóng nảy vừa chực tới đã khựng lại. Ngôn từ vừa xuất hiện trong đầu cũng theo gió bay đi. Khung cảnh diễn ra trước mắt khiến người ta phút chốc phải mềm lòng mà quên đi tất cả. Khả Ngân mân mê cánh hoa trên tay đưa lên mũi hít một hơi thật dài, nở nụ cười tươi rói tiếp tục bước lên những bậc tam cấp bằng đá cẩm thạch.

- Ơ này cô... cô… "Psy"... - Như sực tỉnh sau giây phút bị thôi miên. Hải Đăng cất tiếng gọi với theo bóng cô gái đã bước tới cánh cửa lớn bằng gỗ.

- Cô như vậy là sao?

Đôi chân dài của Hải Đăng sải rộng, chỉ vài bước anh đã đứng ngáng trước mặt Khả Ngân. Chống mạnh một cánh tay lên cạnh cửa, tạo thành một chiếc barie chắn ngang trước mặt Khả Ngân. Bị chặn bất ngờ, khuôn mặt Khả Ngân va mạnh vào bờ vai rộng của Hải Đăng. Anh cúi xuống nhìn chòng chọc vào khuôn mặt cô gái đang nhăn nhó vì cú va chạm. Bờ môi mỏng khẽ nhếch lên.

- Một cô gái xinh đẹp như cô, cứ cố sống cố chết lao vào nhà một người đàn ông xa lạ, lại còn vồ vập vậy nữa… Cô nóng lòng vậy để làm gì?

Khẽ lùi về sau chánh ánh nhìn khiêu khích của Hải Đăng. Khả Ngân đưa tay lên vuốt vuốt chiếc mũi đã ửng đỏ. “Ai da… đau! Cái mũi đáng thương của tui. Bộ người hắn làm bằng sắt hay sao? Đau chết mình rồi!”

- Anh muốn nghĩ tôi thế nào thì tùy, tôi chẳng bận tâm! Tôi đã nhận được yêu cầu đến làm việc vào chiều hôm nay, vậy nên hãy để tôi làm việc!

Khả Ngân quẳng ánh mắt bất cần nhìn Hải Đăng, trong khi đó anh vẫn đứng chống một tay chặn ở cửa, bắt chéo một chân hất hàm nhìn cô chăm chăm.

- Tên cô… mà thôi dù sao thì nó cũng không cần thiết, bởi vì tôi không cần người giúp việc. Cô về đi, tôi sẽ nói lại với bà Lê Na, nếu đã có hợp đồng thì tôi sẽ chấp nhận bồi thường hợp đồng.

- Đúng là người Mỹ có khác, làm việc nhanh gọn quá nhỉ! Rất tiếc, tôi không thể đi! Tiền, tôi rất cần tiền, nhưng tôi là một người có nguyên tắc. Tôi đã nhận công việc này thì tôi sẽ không bao giờ bỏ ngang như vậy được. Hơn nữa, tôi làm việc cho bà ấy và chỉ làm việc với bà ấy. Ngoài ra… mà tôi thấy dường như anh đang có sự hiểu lầm thì phải. Tôi tới chăm sóc căn nhà chứ không phải anh. À còn một việc nữa là nấu ăn. Nhưng mà nấu cho ai ăn, là người hay ma thì tôi cũng không rõ và cũng không quan tâm.

Khả Ngân hấp háy đôi mắt với cái vẻ mặt phởn phơ.

Hải Đăng đứng ngây ra, anh lẩm bẩm: “Cô ta vừa nói gì? Nấu cho ai ăn! Người… ma…? Cô ta nói quá nhanh hay là do mình ở nước ngoài lâu nên nhất thời không quen với tiếng mẹ đẻ.”

Khả Ngân giơ cao bàn tay đã thủ quyền nhằm thẳng vào giữa cánh tay đang dang ngang trước mặt mà chặt xuống. Hải Đăng còn đang ngây ngây ngốc ngốc đã lĩnh trọn đòn đánh bất ngờ của cô, anh giật vội cánh tay về. Cô chỉ đợi có thế, hất cằm đường đường bước vào nhà với cái "đuôi ngựa" không ngừng ngoe nguẩy theo sau. Hải Đăng nhăn nhó ôm lấy cánh tay vừa xuýt xoa vừa lầm bầm: “Con nhỏ Psy này giã man thật, cô ta còn giám động chân động tay với mình? Không thể nói chuyện với cô ta được.” Anh quay người bỏ lên phòng, cầm điện thoại lên áp mạnh bên tai chờ đợi.

- Mẹ à! – Đầu dây bên kia tiếng người xe trộn rộn – Mẹ đang đi ngoài đường ạ, có thể tới chỗ nào yên tĩnh chút, con cần nói chuyện!


- Có chuyện gì gấp gáp thế, mẹ đang có công truyện bên ngoài không tiện nghe điện lúc này đâu.

- Con cần nói về người giúp việc mà mẹ đưa tới, cô ta không phù hợp. Con không cần ai chăm sóc, căn biệt thự cũng không! Con sẽ tự lo liệu mọi việc, mẹ bảo cô gái đó đi đi nếu không…

- Con bé đến rồi sao, mẹ còn định xong việc sẽ gọi giục nó…

- Mẹ, con đã lớn rồi cũng nên để con sống tự lập, tự quyết định cuộc sống của mình. Mẹ đừng quá bận tâm nữa được không! Con biết mẹ xắp xếp mọi thứ là vì con. Nhưng nếu sự xắp xếp ấy khiến con không thoải mái thì có ý nghĩa gì chứ!

- Chỉ tìm cho con một người giúp việc nhà thôi mà, có cần phải căng thẳng thế không? Con bé cũng chỉ tới dọn dẹp chừng hai ba tiếng đồng hồ. Mẹ dặn nó rất kĩ càng rồi: “Đến âm thầm, đi lặng lẽ. Giữ cho căn nhà luôn sạch sẽ, chuẩn bị sẵn bữa tối dù có người ăn hay là không.” vậy đó, mẹ đã dặn dò rất tỉ mỉ đúng không. Như vậy con cũng không phải chạm mặt và cũng chẳng cần phải bận tâm gì về con bé. Không phải vẫn tuân thủ cái yêu cầu "độc lập tự do, một mình một cõi" của anh hay sao?

- Thì ra là vậy! - Hải Đăng gật gật cái đầu vẻ thấu hiểu. - “Đến âm thầm đi lặng lẽ, chăm sóc tốt cho căn nhà và nấu một bữa ăn. Lại còn "không cần phải biết có người ăn hay không" ra là vậy!

- Con nói gì nghe không rõ? Ờ mà thôi, ở đây ồn ào quá mẹ phải đi đây.

- Khoan đã mẹ! Mẹ đã từng gặp cô gái đó chưa? Mẹ có biết cô ta...

- Sao, con bé đã làm gì con rồi à? Tóm lại mẹ đã tìm đúng người, giao đúng việc, đảm bảo không làm phiền đến cuộc sống riêng tư của con. Vậy nên hãy để mẹ yên tâm chỉ một việc này thôi. Sau này mẹ sẽ không can thiệp vào chuyện của con nữa. À tất nhiên là ngoài chuyện trung thân đại sự sau này của con. Chuyện đó mẹ chắc chắn sẽ can thiệp!

- Thôi được rồi, con thua mẹ rồi đấy! Mẹ lo công việc đi, con…

- Tút… tút… tút…

- … cúp máy… đây!

Hải Đăng lững thững bước xuống lầu, căn bếp vắng lặng, trên bàn ăn mâm cơm đã bày sẵn. Những món ăn thuần Việt mang hương vị nam bộ. Những món ăn truyền thống mà mẹ anh vẫn kì công chuẩn bị mỗi khi anh về nhà, mặc dù phần lớn anh chỉ kịp nhìn qua chứ chưa từng ăn trọn vẹn một bữa với bà, bởi những cuộc tranh luận giữa anh và ông nội luôn nổ ra ngay khi anh vừa cầm đũa.

Lắc đầu ngán ngẩm, Hải Đăng đến ngồi lên chiếc ghế dựa bằng gỗ bọc da. "Cô ta đi đâu rồi! Có lẽ là để tuân thủ lời dặn của bà chủ nên đã âm thầm đi dọn dẹp ở đâu đó rồi. Để xem nào, canh chua cá lóc ăn kèm rau sống, thịt kho hột vịt, dưa món ngũ sắc… Bày biện cũng đẹp mắt đấy, mà không biết chất lượng thì ra sao? Phải thử mới quyết định xem có chấp nhận cô ta không, nếu không thì đây quả là một lý do không tồi để từ chối."

Hải Đăng với tay lấy đôi đũa. Anh đảo qua đảo lại đôi đũa trên tay, hướng về từng món ăn còn đang bốc hơi trên bàn. Bộ dạng của anh lúc này không khác gì một bà thím đang phân vân lựa trọn món hàng ngoài sạp chợ. Huơ đũa một hồi, anh gắp một miếng thịt ba rọi được cắt vuông vức quện sánh một màu nâu óng ánh, nhẹ nhàng đưa lên miệng nhấm nháp. Vị ngọt của thịt quện với hương dừa thơm béo ngậy. Mỗi món ăn anh nếm qua đều cho anh cái cảm giác ấm áp, thứ hương vị mà từ lâu anh đã thiếu.

Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ khu phòng giặt và hành lang, Khả Ngân mang dụng cụ vệ sinh nhẹ nhàng bước vào một căn phòng lớn. Đây chính là phòng ngủ kiêm phòng làm việc của Hải Đăng. Cánh cửa vừa mở ra, cũng là lúc cô cảm nhận trong căn phòng có một mùi hương ấm áp nhè nhẹ khiến cô có cảm giác yên ổn lạ kỳ. "Trắc là mùi nước hoa, thứ nước hoa cao quý đắt đỏ nào đó của phương tây chăng?" ý nghĩ vừa thoáng qua trong đầu, ngay lập tức bị phân tán bởi sự chú ý của cô đã giành cho việc khám phá cái thế giới riêng của gã chủ nhà. Mỗi đồ đạc trong căn phòng đều được bày trí một cách có trật tự. Khu vực bàn làm việc được xắp đặt rất ngăn nắp gần cửa sổ, nơi có tầm nhìn hướng ra khu vườn xanh mát. Ngăn cách giữa bàn làm việc với chiếc giường ngủ cỡ lớn là một kệ sách khá đơn giản. Thứ nổi bật ở trên nó chính là những cuốn sách dày cộm với những tựa đề bằng tiếng Anh. Sau khi đã bao quát khắp căn phòng, Khả Ngân lặng lẽ đánh giá tình hình: "Mọi thứ đều được xắp đặt một cách rất chật tự, chứng tỏ anh ta khá là kĩ tính đây. Tốt nhất là mình không nên làm xáo trộn bất cứ thứ gì thì hơn. Tránh phải xung đột với anh ta” cô cầm lấy cây chổi lau bắt tay vào việc làm vệ sinh cho sàn nhà. Từng ngóc ngách, từng vật dụng nhỏ bày trí trong phòng cô đều lau trùi rất tỉ mỉ, nhưng tuyệt nhiên không di chuyển bất cứ thứ gì. Kể cả một cây bút chì hay là một tập giấy, có lẽ là một tập bản thảo phác tay của Hải Đăng cho một trương trình nào đó đang nằm lộn xộn trên mặt bàn. Vẻ mặt băn khoăn, Khả Ngân đứng nhìn chúng một hồi rồi rứt khoát mang theo dụng cụ vệ sinh rời khỏi căn phòng.
Nhẹ nhàng bước xuống từng bậc thang, Khả Ngân nhìn xuống phòng khách dò xét. Không có ai ở đó. Cô lặng lẽ dắt xe ra ngoài, khép cánh cổng lại rồi nhẹ nhàng cài chốt. Phía trời xa, ánh hoàng hôn đã phủ xuống một tấm rèm màu hồng tía. Con đường chiều dịu mát, lác đác những cặp vợ chồng trung niên dung rẩy bên nhau trong bộ đồ thể thao đồng điệu. Cô gái khoác hờ chiếc áo lên người, miệng không quên huýt một điệu nhạc vui tươi. Tiếng máy nổ rền rĩ giữa không gian tĩnh lặng của khu biệt thự kín cổng cao tường. Thế giới của người giàu theo suy nghĩ của cô.
[/SPOILER]
Chương 1 --- Chương 2 --- Chương 3 --- Chương 4 --- Chương 5 --- Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ry Hanna

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/8/14
Bài viết
445
Gạo
250,0
Mục lục phải để ở đầu chứ bạn? Để ở sau chương một có vẻ không hợp lý cho lắm.
 

Ry Hanna

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/8/14
Bài viết
445
Gạo
250,0

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
CHƯƠNG II:

Tiếng chim sẻ riu ríu gọi bạn, tiếng trẻ thơ cười nói líu lô… Trên khoảnh sân nhỏ lát gạch đỏ, đám trẻ lố nhố với những độ tuổi khác nhau. Đứa lớn nhất trừng mười tuổi, đứa nhỏ nhất khoảng bốn năm tuổi gì đấy. Những bé gái xinh xắn đều để một kiểu tóc ngắn ngang cằm, còn bé trai thì ba chỏm đào tiên.
Nhìn ngắm đám trẻ hiếu động ấy một hồi lâu, Khả Ngân cất cao giọng:

- Nào, các em… tập trung xếp hàng đi nào!


Sau tiếng hô đầy khí thế của cô, mọi thứ vẫn không có gì thay đổi. Đám trẻ lố nhố đùa giỡn, chúng cố tình phớt lờ cô hay vì chẳng mấy khi được nô đùa như thế nên không còn chú tâm vào việc gì khác nữa.

- A… ha… ha… Té nhào kìa…

- Muốn ăn đòn không? Ai cho cười?

Tiếng cười nói, tiếng cãi vã của bọn trẻ át hết tiếng của cô. Mỉm cười nhìn đám trẻ Khả Ngân cố gắng cất cao giọng, cô dùng tay chụm lại thành cái loa rồi tiếp tục hô lớn:

- Võ sinh nhí, yên lặng nào!

Mái tóc đen dài được búi lại gọn gàng, dáng người thanh mảnh trong bộ võ phục màu xanh truyền thống của môn phái Vovinam. Ở đây, cô là Tiểu Hỉ, cái tên mà mọi người ở võ đường đặt cho cô. Bọn trẻ ở đây cũng chỉ biết đến cô Tiểu Hỉ, là người đem lại niềm vui nho nhỏ, là tiếng cười trong trẻo mỗi khi cô có mặt.

- Chị Tiểu Hỉ! Học võ để làm gì?

Cô bé có mái tóc cháy nắng, khuôn mặt xinh xắn đang hướng ánh mắt trong như nước hồ thu nhìn cô chờ đợi.

- Học võ để rèn luyện thân thể, để em thêm khỏe, thêm mạnh, để có thể bảo vệ mình và bảo vệ mọi người.

Đang loay hoay giữa mấy cậu nhóc tinh quái, Tiểu Hỉ buông tay lũ nhóc, đáp lại bằng một câu trả lời mà theo cô có lẽ là hơi mang tính sách vở thì phải. Có lẽ các bé sẽ không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Khả Ngân nhìn cô bé xinh xắn bằng ánh mắt trìu mến. Chiếc váy cũ màu xanh mà cô bé đang mặc làm cho cô có cảm giác nó yếu ớt xanh xao quá. Nụ cười tươi rói của bé khiến lòng cô gợn lên nỗi thương cảm.

- Cô ơi! Em muốn đi vệ sinh…

Một cô nhóc khác, hai tay ôm bụng mặt nhăn nhó kêu lên thức tỉnh tâm trí của Khả Ngân. Cô vội đáp lại bằng một nụ cười hóm hỉnh, lắc đầu chào thua với lũ nhóc này. "Ở bên tụi nhóc này thì dù có muốn buồn cũng không thể!"

- Con đi đi, nhanh lên kẻo không kịp bây giờ! Buồn thì phải nói ngay chứ, nhịn lâu quá hả?

- Chị ơi… Bạn Tư không xếp hàng kìa chị.

- Cô ơi… Bạn Bo cắn tay con!

- Chị Hỉ, dạy em đá song phi đi chị!

- Được rồi, được rồi... chị sẽ phạt bạn nhé! Bạn nào phá nhất đây... bạn Tư hả?

Sáng nào cũng vậy, phải mất đến hai ba mươi phút Khả Ngân mới có thể khiến bọn nhóc này ổn định được đội hình. Hơn một năm gắn bó với đám trẻ của mái ấm Hạnh Phúc – Nơi cưu mang những số phận bé bỏng kém may mắn. Mỗi tuần một lần vào buổi sáng các ngày thứ bẩy, cô đều đến hướng dẫn những động tác võ thuật đơn giản và chia sẻ những chiết lý làm người mà cô học được từ tinh thần võ đạo. Mang đến cho bọn trẻ những món qùa nho nhỏ mà cô dành dụm tiền làm thêm mua được, hay vài bộ đồ cũ mọi người quyên tặng…

- Võ sinh, nghiêm! Điểm danh đi nào!

Tiếng hô vừa dứt, bọn trẻ bắt đầu quy trình điểm danh một cách loạn xạ líu lô:

- Một!

- Nhai!

- ...

- Mười chín!

- Hai mười

- Được rồi, giờ chúng ta cùng chào hỏi nhau theo cách con nhà võ nào! - Nói đoạn Khả Ngân đưa tay lên ngang ngực cúi người - Rồi, giờ bắt đầu vào buổi tập thôi!


Cho qua màn nghi lễ có phần nhàm trán với lũ trẻ, kế đến là các động tác khởi động hỗn tạp. Những quyền cước nhập môn đơn giản được cô biểu diễn trước mỗi buổi tập, là cái lũ trẻ luôn mong đợi và khiến chúng hào hứng làm theo răm rắp.

- Các con. Hai chân mở rộng sang hai bên, bàn chân đặt song song với nhau, từ từ khụy gối xuống. Nào cùng làm theo cô nhé!
Vừa diễn giải các thế võ bằng lời nói Khả Ngân vừa làm mẫu cho các bé làm theo.

- Cánh tay gập lại tạo thành một góc vuông đặt song song hai bên người. Bàn tay chụm khít lại, ngón cái co lại. Vậy, đúng rồi! Các con làm rất tốt!

Tư thế trung bình tấn tưởng đơn giản mà khiến lũ trẻ ngã nghiêng, ngã ngửa. Có đứa còn lăn xoài ra nền gạch rồi ôm bụng cười khúc khích. Mỗi buổi tập cùng cô là một niềm háo hức đối với lũ trẻ. Bởi chúng chẳng có nhiều trò để chơi đùa, cũng không có nhiều đồ chơi như những trẻ em khác. Cô gái đứng nhìn các học trò cười đùa vui vẻ, ánh mắt dịu dàng như làn nước mùa thu – Trong xanh, phẳng lặng. Khả Ngân nhìn chúng mà lòng bình yên, cô như tìm lại được tuổi thơ.

Sau buổi tập, Khả Ngân thường giúp các mẹ nuôi ở mái ấm làm những công việc giặt giũ hay là phụ bác Hai, một người đầu bếp giỏi chuyên phục vụ các món ăn dân tộc trên du thuyền ở Bến Nhà Rồng. Bà cũng tìm đến với mái ấm này với một tấm lòng yêu trẻ thơ. Khả Ngân riu ríu chạy theo bà vừa nhặt rau vừa pha thịt vừa học hỏi thêm một số món ăn mới lạ từ khắp các vùng miền. Khả Ngân thường trở về trước mười một giờ chưa, cô phải về chuẩn bị bữa trưa cho sư phụ và các huynh đệ của mình ở một câu lạc bộ võ thuật nho nhỏ, nơi cô đã gắn bó cả tuổi thơ. Nó trở thành tổ ấm của cô khi ba mẹ qua đời trong một vụ hỏa hoạn. Ông nội đã đưa cô về đây. Cô không còn người thân nào khác và ông cũng chỉ có cô là người thân duy nhất còn lại. Mặc dù ông không phải là ông nội ruột của cô nhưng với cô ông chính là ông nội. Ông là người luôn quan tâm lo lắng, là người luôn nuông chiều cho tính cách ương bướng của cô.

- Thưa Nội! Con mới về.

- Về rồi hả, Tiểu Hỉ!

Ngồi bên chiếc bàn gỗ màu nâu cũ kĩ trong căn tròi bằng lá cọ dựng giữa vườn. Một dáng người quắc thước với một mái tóc đã nhuốm màu sương khói. Ông đưa tay vuốt nhẹ chòm râu phớt bạc, khẽ nhấp một ngụm trà. Nghe thấy tiếng nói trong veo của đứa cháu yêu, ông từ tốn đặt cuốn sách đang đọc giở xuống bàn nhìn cô hỏi lại với một chất giọng trầm đục ấm áp.

- Hôm nay buổi tập với lũ trẻ có gì vui, kể cho ông nghe đi!

- Rất là vui, thưa Nội! Đám nhóc ấy quậy con muốn xỉu! Đứa thì hỏi liên tục, đứa thì chạy quanh quậy phá… Thấy tụi nó vui vẻ hồn nhiên, đáng yêu lắm thưa Nội!

Tiểu Hỉ đáp lời ông bằng giọng điệu vui tươi, ánh mắt long lanh đầy phấn khích.

- Có nhóc còn hỏi con: “Cô ơi, học võ để làm gì?”. Câu hỏi này ngày nhỏ con cũng từng hỏi nội, còn bây giờ con lại là người phải trả lời đấy.

- Ừ! Lúc ấy con mới bốn năm tuổi gì đó. Vì con yếu ớt, hay bệnh tật nên ba mẹ con cho con học võ để rèn luyện thân thể. Bẵng cái, giờ con đã khôn lớn trưởng thành, là một nữ võ sư xinh đẹp!

Ông nói, ánh mắt trìu mến nhìn cô cháu gái. Bàn tay cứng cáp với những đường gân gồng lên trắc nịch khẽ vỗ nhẹ lên đầu cô gái. Trong đáy mắt, thoáng một tia thương cảm.

Như cảm nhận được cảm xúc khác lạ trong đôi mắt ông. Khả Ngân cười tươi tắn nhìn ông khỏa lấp:

- Nội à! Hôm nay con mới học được mấy món chay mới, hấp dẫn lắm. Một lát con trổ tài cho mọi người cùng thưởng thức, xem tài nghệ “dao thớt” của Tiểu Hỉ con tiến bộ thế nào nha.

Nói đoạn, cô gái thoắt đứng lên, bước chân sáo tiến về hướng nhà bếp, miệng nghêu ngao một giai điệu vui tươi tinh nghịch. Nhìn theo bóng dáng hạnh phúc của cô, ông khẽ mỉm cười.

Hành lang dẫn xuống gian nhà bếp đi ngang qua sảnh đường chính. Các võ sinh đang thi triển những màn song đấu. Hai người thành một cặp đối kháng, những đòn đá, thế đỡ còn vụng về của mấy môn sinh Lam đai, khiến các thầy trợ giảng phải vất vả uốn nắn, chỉnh thế. Khả Ngân đứng ngoài cửa nhìn vào, miệng tươi cười. Cô bước tới hai bước nghiêm trang hướng mặt về phía bức tường đối diện cửa, nơi treo tấm hình vị sư tổ sáng lập môn phái, đặt bàn tay phải lên ngực trái rồi cúi người hành lễ. (Đây là tư thế chào của môn phái Vovinam) Bên trong sảnh đường, mọi người đều tỏ ra tươi tỉnh khi thấy sự xuất hiện của Khả Ngân.

- Tiểu Hỉ. Muội về rồi!

- Xắp đến giờ ăn trưa rồi… Mọi người kết thúc buổi tập thôi.

Võ sư mang Hồng đai một vạch trắng, dáng người cao lớn, đưa mắt nhìn chiếc đồng hồ treo tường cất giọng trầm ấm.

- Nghỉ thôi… nghỉ thôi các bạn nhỏ!

Tiếng hô của vị trợ huấn vừa cất lên, tiếng vỗ tay, tiếng cười nói dần dần vang rộng. Cả sảnh đường phút trước còn trang nghiêm thanh lặng, chỉ có tiếng hiệu lệnh và tiếng gia sức của những đòn thế võ công phút chốc đã ồn ào huyên náo như cái nhà trẻ.

Vị võ sư trẻ bước theo cô gái, hai người vừa đi vừa trò truyện vui vẻ:

- Hôm nay sư huynh vất vả rồi! Các môn sinh trẻ tuổi của chúng ta luyện tập thế nào?

- Ừm… cũng còn thiếu tập trung, cũng như hồi chúng ta còn nhỏ thôi, ham chơi mà. Còn buổi giao lưu của em với lũ nhóc ở mái ấm thế nào, vui lắm nhỉ?

Chàng trai có khuôn mặt xương xương, ánh mắt sáng trong lanh lợi, hai tay vẫn chắp sau lưng sánh bước bên cô gái. Hai người, kẻ “huynh” người “muội” nói nói cười cười. Ngoài hiên nắng đã dát vàng trên khắp nẻo.
[/spoiler]
Chương 1 --- Chương 2 --- Chương 3 --- Chương 4 --- Chương 5 --- Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ry Hanna

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/8/14
Bài viết
445
Gạo
250,0
Mình có chút ý kiến thế này. Với mình thường thì phần giới thiệu rất quan trọng vì nó tạo ấn tượng đầu tiên cho người xem nên mình sẽ góp ý phần này trước. Sau này có thời gian đọc truyện của bạn rồi lại góp ý sau.
Một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ năm mười sáu tuổi. Về sống cùng ông chú, tại một võ đường nhỏ ở ngoại ô thành phố. Trở thành một nữ võ sư xinh đẹp.
Đoạn này mình nghĩ nó là một câu hoàn chỉnh đấy.
Đầu tiền: "Một cô gái...về sống với ông chú..." Ở đoạn này cô gái mồ côi đó gần giống như trạng ngữ và là lời dẫn cho việc vì sao về sống với ông chú ấy bạn hiểu không? Và tương tự như thế, trở thành một nữ võ sư xinh đẹp cung là một phần trong câu ấy. Đoạn này thay hết dấu chấm bằng dấu phẩy.
Ngoài việc dạy võ, cô còn tham gia đóng phim. Làm thêm với nghề làm "Bảo mẫu", được một bà việt kiều Mỹ thuê, với nhiệm vụ thay bà chăm sóc cho cậu con trai quý báu, đang ở một mình trong một căn biệt thự rộng lớn - Một tên việt kiều mới du học về nước, là giám đốc một công ty quảng cáo có tiếng tăm ở đất sài thành. Một kẻ kiêu ngạo, khó ưa...
Khúc sau này thì thôi rồi khỏi nói, chỗ nên ngắt câu thì không ngắt, làm một đoạn dài ngoằng.
Mới đọc được cái mở đầu thôi mà mình thấy văn bạn hơi yếu đấy.
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Chương hai rất thú vị. Bạn miêu tả cảnh Tiểu Hỉ dạy võ cho lũ nhỏ rất dễ thương. Hiện tại chương 1 và 2 chưa có gì liên kết, mình đợi chương sau xem truyện diễn biến tiếp thế nào.

Mình xin có một số góp ý:
Khung bảng tên màu đỏ chữ màu trắng.(dành cho người mang hồng đai trong Vovinam).
Sau dấu chấm nên có cách trống và viết hoa.
Vẫn vui như mọi lần thưa Nội! Đám nhóc ấy quậy con muốn xỉu!, đứa thì hỏi liên tục, đứa thì chạy quanh quậy phá…
Không cần phải có dấu phẩy sau dấu chấm than và nên viết hoa.
Ừm… cũng còn thiếu tập trung, cũng như hồi chúng ta còn nhỏ thôi – ham chơi mà.
Mình nghĩ thay vì dùng dấu gạch ngang, dùng dấu phẩy hợp lý hơn. :)
 

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
Mình có chút ý kiến thế này. Với mình thường thì phần giới thiệu rất quan trọng vì nó tạo ấn tượng đầu tiên cho người xem nên mình sẽ góp ý phần này trước. Sau này có thời gian đọc truyện của bạn rồi lại góp ý sau.

Đoạn này mình nghĩ nó là một câu hoàn chỉnh đấy.
Đầu tiền: "Một cô gái...về sống với ông chú..." Ở đoạn này cô gái mồ côi đó gần giống như trạng ngữ và là lời dẫn cho việc vì sao về sống với ông chú ấy bạn hiểu không? Và tương tự như thế, trở thành một nữ võ sư xinh đẹp cung là một phần trong câu ấy. Đoạn này thay hết dấu chấm bằng dấu phẩy.

Khúc sau này thì thôi rồi khỏi nói, chỗ nên ngắt câu thì không ngắt, làm một đoạn dài ngoằng.
Mới đọc được cái mở đầu thôi mà mình thấy văn bạn hơi yếu đấy.
Bạn nói đúng, mình vừa viết vội cho nó đủ nội dung đăng thôi, chưa kịp xem lại. Cảm ơn bạn nhiều! Góp ý dùm mình nhé!
 
Bên trên