Võ sư đóng thế - Cập nhật - Kẻ tự kỉ

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
:((:((:((Xắp tới Tự Kỉ tôi có một tuần "Lạc trôi - Đậu phộng trôi" nên rất có thể không tiếp tục theo rõi được các truyện hay mà mình đang theo dõi. Khi nào hết trôi dạt, mình xin tiếp tục gặm nhấm sau nhé cả nhà! Đừng buồn khi không thấy tui nhé! "Mà nếu ai nói buồn vì vắng tôi thì càng sướng... Há há há..." Hơi quá!:)):)):))
Muốn gởi lời chào mà không biết viết ở đâu nên viết bậy vào đây luôn! Cả nhà "thông sờ cảm" nhé!
Chúc cả nhà năm mới: Nhiều niềm vui, thêm tài lộc, tấn công danh!:x:x:x
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
:((:((:((Xắp tới Tự Kỉ tôi có một tuần "Lạc trôi - Đậu phộng trôi" nên rất có thể không tiếp tục theo rõi được các truyện hay mà mình đang theo dõi. Khi nào hết trôi dạt, mình xin tiếp tục gặm nhấm sau nhé cả nhà! Đừng buồn khi không thấy tui nhé! "Mà nếu ai nói buồn vì vắng tôi thì càng sướng... Há há há..." Hơi quá!:)):)):))
Muốn gởi lời chào mà không biết viết ở đâu nên viết bậy vào đây luôn! Cả nhà "thông sờ cảm" nhé!
Chúc cả nhà năm mới: Nhiều niềm vui, thêm tài lộc, tấn công danh!:x:x:x
Cứ gọi là buồn lắm ý. :))
Chúc đằng ấy ăn Tết vui vẻ nhé. :D
 

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
https://gacsach.com/diendan/posts/328038/
Chương 6. Nhưng, đời luôn không như những gì ta mơ tưởng.



Chiếc đuôi sam đung đưa sau ót, khuôn mặt cô nữ sinh lớp mười rạng rỡ như trăng rằm. Tà áo trắng tung bay trong ánh chiều. Năm giờ rồi, bạn học đã về gần hết, chỉ còn lại mấy nam sinh đang say mê với trái bóng. Mọi khi vào giờ này ba cô thường đã tới đón, ông luôn đến sớm trước khi cô ra tới cổng. Trên chiếc Chaly cũ kĩ lúc nào cũng treo sẵn một túi ni lông đựng hộp bánh bột lọc – thứ bánh trong trong, dai dai có chú tôm nhỏ đỏ hồng mà cô rất thích. Chiều nào đến đón con gái, ông cũng mua cho cô một hộp đầy. Đôi mắt háo hức cười, đưa chân hất nhẹ một chiếc lá khô vô tình rớt xuống. Khả Ngân rướn người ra phía con đường đông đúc, ánh mắt căng ra tìm kiếm một bóng áo xanh công nhân đã sờn bạc.

- Khả Ngân!

Tiếng gọi ấm áp thân thuộc vang lên, bóng áo xanh thấp thoáng nơi góc đường. Cô gái nhảy tưng tưng mừng rỡ, đôi tà áo thướt tha tung bay như một con bướm trắng, Khả Ngân giơ cánh tay nhỏ lên vẫy vẫy.

- Ba… ba…!

Người đàn ông trạc bốn mươi, đội chiếc nón bảo hộ màu vàng, làn da trắng cớm nắng nổi bật trong bộ đồ công nhân ngả màu nắng gió. Nụ cười hiền hậu thường trực cùng ánh mắt ấm áp nhìn con gái cất giọng bông đùa:

- Mời tiểu thư lên xe! Xin tiểu thư tha thứ cho sự chậm trễ của bề tôi!

- Ba này, còn chêu con nữa… ba đến muộn xíu nữa là con theo người ta đi mất đấy! Ba mất con gái rượu luôn ớ!

- A ha ha… ai, ai lại dám mạo hiểm tiếp cận cô võ sinh ưu tú của tôi? Có đẹp trai hơn ba không?

- A hi hi… ba là soái ca của mẹ con con rồi! Ai dám đẹp trai hơn ba chứ… mỗi tội soái ca đi “siêu xe” cổ lỗ sĩ thế này mà chở người đẹp như con… cũng hơi không hợp à.

- Ha ha ha…

Tiếng cười rộn rã một góc đường. Chiếc xe Chaly cũ kĩ chở đầy niềm vui hòa vào dòng xe cộ ồn ào huyên náo. Khả Ngân là con một, là món quà quý giá mà ông trời ban tặng cho cặp vợ chồng nghèo hiếm muộn. Cô được ba mẹ yêu thương hết mực, cho dù khó khăn vất vả bao nhiêu đi nữa hai người họ vẫn vui vẻ hạnh phúc khi ở bên con.

- Hôm nay ba mẹ có phải tăng ca không?

Khả Ngân đưa ánh mắt nhìn ba qua tấm gương chiếu hậu chờ đợi. Ba mẹ cô là công nhân của một công ty may lớn ở Nhà Bè, cả hai người cùng làm chung trong một phân xưởng may. Mỗi dịp vào mùa khô, cũng là thời gian ba mẹ thường vắng nhà vì phải tăng ca liên tục.

- Con biết đấy, giờ là cuối năm rồi, các công ty may mặc thường rất bận vào mấy tháng này. Hôm nay ba mẹ tăng ca tới sáng luôn, vậy nên ba sẽ chở con qua võ đường với ông con. Để con gái lớn xinh đẹp một mình đêm hôm ba không yên tâm!

- Vậy ạ! Con biết rồi… Ba nhớ ăn uống đầy đủ đấy và nhớ chăm sóc cho mẹ con nữa! Mai mốt con sẽ kiếm thật nhiều tiền để ba mẹ của con không phải vất vả thêm nữa.

Nghe giọng nói của con gái có phần trĩu nặng, người cha nói cười giả lả.

- Được rồi, ba mẹ sẽ chú ý sức khỏe, đợi con gái lớn khôn trở thành một diễn viên nổi tiếng rồi thì tha hồ sung sướng ha ha ha!...

Tiếng cười sảng khoái của cha khiến Khả Ngân tươi vui chở lại. Cô mơ đến ngày mình tốt nghiệp trường sân khấu, trở thành một diễn viên ưu tú, chăm chỉ thay cha mẹ gánh vác gia đình, để cha mẹ cô có một cuộc sống sung sướng vui vẻ tận hưởng tuổi già.

Nhưng, đời luôn không như những gì ta mơ tưởng.

---


Hai giờ sáng, chiếc điện thoại đời mới hiệu Nokia mà ba mẹ đã dành dụm đồng lương ít ỏi mua tặng cô vào ngày nhập học réo inh ỏi. Thường thì giờ này ba mẹ đang trong giờ tăng ca, không được dùng điện thoại, ngoài cha mẹ và ông nội đang ngủ ở phòng ngoài thì không ai biết số điện thoại của cô cả. Khả Ngân mắt nhắm mắt mở nhìn dãy số quen thuộc hiển thị trên màn hình điện thoại.

- A lô! Ba ạ?

- Khả ... Khả Ngân... hả… hả con…?

Giọng người phụ nữ lạ ngắt quãng như bị hụt hơi.

- Dạ! Ai đấy ạ?

Khả Ngân hỏi lại với giọng đầy bất an. Giọng nói của người phụ nữ lạ qua điện thoại run lên bần bật. Linh cảm mách bảo có chuyện gì xấu đang diễn ra. Cô cất giọng khẩn khoản:

- Cô ơi, Ba con đâu? Sao cô lại cầm điện thoại của ba? Có chuyện gì sao cô? A lô… a lô!

- Ch... ch... cháy... cháy rồi…! – Người phụ nữ cất giọng lắp bắp đầy khó nhọc – Ba… ba… mẹ con…

- Có chuyện gì cơ? Cháy gì? Ba mẹ con làm sao…? Cô ơi… cô nói gì đi chứ! A lô a lô…!

- Xưởng… xờ… xưởng cháy… Ba… ba và mẹ của con... v... vẫn còn ở trong đó…

- …

Chiếc điện thoại lăn lông lốc trên nền gạch, thân hình nhỏ bé của cô gái trở nên đờ đẫn thất thần. Sau vài giây bất động, cô lao vút ra khỏi phòng như một cơn lốc xoáy vào màn đêm.

- BA ƠI…! MẸ ƠI…!

---

Đám lửa xanh lừ liếm láp dưới những cột khói đen ngùn ngụt giận giữ, mùi vải cháy khét lẹt. Những vòi nước trắng như vòi rồng phun ra từ chiếc xe cứu hỏa nhằm thẳng vào dãy nhà xưởng rộng lớn. Một góc nhà xưởng bằng tôn đỏ lừ như nham thạch. Tiếng người gào thét, nấc ngẹn kêu tên người thân trong tuyệt vọng thê lương… Mấy người lính cứu hỏa mặt mày đen kịt vì ám khói, vẫn liên tục thay nhau lao vào đám lửa như những con thiêu thân, với hi vọng giành giật lại sự sống cho những nạn nhân còn đang mắc kẹt. Đám đàn ông, thanh niên trai tráng vừa lăn ra từ giường ngủ, trên người chỉ bận chiếc quần xà lỏn, tay sào tay quốc, tay xô tay chậu cũng lao vào hò nhau cứu lửa…

Bên ngoài vành đai được phân giới bởi dải băng của cảnh sát, những con người mềm oặt vì thương đau vẫn cố vùng vẫy trong tuyệt vọng giữa vòng kiềm tỏa của người dân và hàng rào đội cảnh sát cơ động. Không khí nồng sực mùi khét của khói và hóa chất, màn trời tang tảng nhá nhem càng làm tăng thêm màu sắc tang thương.

- HOÉT… HOÉT…!

- Đội A… đưa vòi lên mái, đội B nhắm thẳng vào cửa sổ bên hông hỗ trợ cho xe xúc nhanh chóng mở lối thoát cho những người còn kẹt lại.

Tiếng nói vang vang khẩn trương của vị đội trưởng vọng ra từ chiếc loa tay. Chiếc máy xúc gầm gừ xông tới, bức vách đổ xập, tiếng tôn xào xạc dưới lưỡi xúc cứng cáp. Tiếng còi chát chúa, tiếng hô hoán dập lửa, những âm thanh “lạch tạch, lốp bốp, xèo xèo” phát ra từ đám cháy ngày một lớn hơn, rền hơn! Nơi bức vách đổ ập xuống, một ngọn lửa xanh biếc như lưỡi ma thè ra rọa nạt… Hết rồi, chẳng còn gì nữa! Bốn phía quanh dãy nhà xưởng chứa đầy vải vóc và hóa chất đã bị bao trùm bởi khói lửa bịt bùng.

Tiếng gọi trở nên khàn đặc ngắc ngứ, thân hình nhỏ bé quằn quại, vùng vẫy giữa những cánh tay lực lưỡng của hai thanh niên trẻ. Bộ đồ ngủ mỏng manh xốc xếch, khuôn mặt lòa xòa bê bết những lọn tóc rối, đôi chân không quẫy đạp liên hồi như muốn lao vào lửa đỏ…

- Ba… mẹ…! Ba ơi…! Hự… ự… mẹ, mẹ ơi…! Hức… ức…

- …

- Pặc!

Một tiếng quyền khô khốc. Cô gái nhỏ gục đầu im lặng. Bàn tay già nua còn giữ nguyên bộ thế, run rẩy thu về. Mái đầu bạc phất phơ gục xuống, hai dòng nước đục ngầu lăn vội trên khuôn mặt đồi mồi nhăn nhúm đầy đau đớn.

- Hai con đưa con bé về trước đi. Để nó chứng kiến cảnh đau thương hơn nữa… nó sẽ chết mất!

- Dạ! Sư phụ…!

Nhìn khuôn mặt nhạt nhòa với những sợi tóc lòa xòa bết nước mắt của Khả Ngân, Bá Thiện không khỏi đau sót. Đặt cô nằm vào băng ghế sau xe taxi, anh ngồi cạnh bên nhẹ nhàng gỡ những sợi tóc bết trên đôi mắt nhắm nghiền hum húp vì khóc:
- Tội cho em quá Tiểu Hỉ! Lúc này hẳn là em đang rất đau đớn, hãy mạnh mẽ lên em nhé! Còn có sư phụ và các huynh đệ sẽ luôn ở bên em… và còn anh nữa, anh sẽ thay ba mẹ chăm sóc cho em!

Con đường bàng bạc ánh đèn hòa với ánh trăng mờ sắp lặn. Leo lét mấy ngọn đèn quán ăn bên đường đang dọn chờ buổi sớm mai đến gần. Con đường vẫn im lìm, hàng cây cũng im lìm và cả những bóng người lãng đãng kia cũng âm thầm lặng lẽ. Mọi thứ xung quanh vẫn yên bình như chẳng có gì xảy ra. Phía chân trời xa những vệt hồng đã ửng. Một ngày mới lại xắp bắt đầu. Nhưng… với cô gái này, ngày mai sẽ ra sao? Giọt nước mắt vẫn lặng lẽ lăn dài trên khuôn mặt nhợt nhạt đang ngất lịm.

---

Hải Đăng cho xe chạy chầm chậm qua khúc quanh vào con đường rợp bóng cây dẫn vào khu biệt thự. Anh đưa mắt nhìn lên tấm gương chiếu hậu. Khả Ngân đã ngủ tự lúc nào. Trên gương mặt hằn lên nét đau đớn, vầng trán cô lấm tấm mồ hôi và trên khóe mắt, hai hàng lệ đuổi nhau lăn xuống bờ môi đang run rẩy! "Cô ấy khóc!" Hải Đăng hơi nhíu mày quay người nhìn ra sau. Khả Ngân ngồi dựa lưng ra sau ghế mê man, đôi tay nhỏ bấu chặt trên đùi. Anh cho xe dừng lại trên khoảng sân lát đá. Yên lặng nhìn đăm đắm vào tấm gương chiếu hậu. Lát sau, Hải Đăng mở cửa xe, đưa tay ấn mạnh lên vô lăng, một tiếng "bíp..." kéo dài chát chúa vang lên. Khả Ngân giật mình tỉnh giấc. Hai con mắt vẫn còn ướt trợn tròn ngơ ngác, theo quán tính đưa tay lên xoa vào mặt, cô nhận thấy một sự ướt át, dính nhớp trên bàn tay.

- Ối trời, mình làm sao thế này? Chảy nước dãi trong khi ngủ sao? Lạ thật, không biết đã mơ thấy cái gì mà nên nông nỗi này, xấu mặt quá, không biết anh ta có nhìn thấy không?

Hải Đăng đã lẳng lặng đi vào trong nhà, bỏ lại cô với chiếc cốp xe mở sẵn phơi ra những túi đồ đầy ắp nặng nề.

- Cái đồ đàn ông thối! Mặt mày thì sáng sủa, dáng dấp cũng lịch thiệp thế kia mà...


Khả Ngân đưa tay che miệng ngáp dài, lững thững bước tới sách lên những túi ni lông khệ nệ.

- Còn ở đó lẩm bẩm cái gì, đi nấu cơm nhanh lên, biết mấy giờ rồi không!

Hải Đăng vừa bước qua cánh cửa gỗ, anh quay lại nhìn cô quát khẽ rồi quay người vội vã bước lên cầu thang. Khả Ngân nhìn theo với ánh mắt nguýt dài khinh ghét.

- Hừ! Cái đồ thù dai nhớ lâu, đúng là chỉ được cái "tốt nước sơn"!

Nửa giờ sau đồ ăn đã được Khả Ngân dọn lên bàn, cô đưa tay vào túi lấy ra chiếc điện thoại nhỏ, một tin nhắn mới: Anh đợi tỉ ngoài cửa - người gửi - Tiểu đệ. Khả Ngân nở nụ cười tự diễu, cô bỏ nhanh điện thoại vào túi quần bước ra ngoài cất tiếng gọi.

- Cậu chủ, tôi đã dọn thức ăn lên rồi, mời anh xuống dùng bữa!

Nói đoạn cô xách túi đi nhanh ra cửa, khép hờ cánh cửa lại rồi rảo bước đi ra cổng. Bên ngoài, một cậu thanh niên trẻ tuổi, nước da trắng trẻo, gương mặt đẹp chuẩn Hàn Quốc với đôi mắt một mí. Anh ta ngồi vắt vẻo trên chiếc xe đạp dựng. Một dạng xe đạp địa hình không có gác ba ga. Khả Ngân nhìn chằm chằm chiếc xe, lại nhìn chằm chằm vào mặt hắn cô gằn giọng.

- Cậu lấy cái xe này để đón tôi! Chỗ ngồi của tôi đâu?

- Đây này - Thụ Nhân nhăn nhở vỗ vỗ vào chiếc khung phía trước - một chỗ ngồi tuyệt đẹp và đầy lãng mạn. Rất hợp với chúng ta!

- Cái tên này, muốn chết hả? Sáng nay lúc nghe cậu bảo trưa nay đến đón là tôi đã cảm thấy không đáng tin rồi. Biết ngay, lại bày trò mà. Để tôi nhắc cho cậu nhớ nhé, dù cậu có sinh trước tôi nửa tuổi hay là cả tuổi thì cậu vẫn là tiểu đệ đệ còn tôi là tỉ tỉ của cậu. Cậu phải gọi tôi một tiếng sư tỉ đấy, đừng có mà bày trò với tôi!

- Thôi được rồi tỉ tỉ thì tỉ tỉ, lên xe đi "anh" đèo, về mau kẻo nắng, đen hết da.

Thụ Nhân nheo mắt cười, túm lấy tay Khả Ngân kéo lại, anh ấn cô ngồi lên phía trước rồi nhanh chóng đưa hai tay vươn qua người cô nắm lấy ghi đông, cúi người về phía trước co giò nhấn mạnh xuống bàn đạp, chiếc xe lao đi. Khả Ngân chao đảo nắm vội vào ghi đông, nơi mà đôi tay rắn chắc của Thụ Nhân đang ngự trị. Tiếng la oai oái của cô hòa với tiếng cười đắc trí của hắn vang rộn một góc trời. Đám lá bàng khẽ rùng mình trước gió, làm rớt xuống những hạt nắng vàng lấp lánh. Chiếc xe đạp khuất dần sau tán lá, bỏ lại phía sau ánh mắt trầm uẩn ẩn mình sau khung cửa sổ.
chuyencuangan Chương mới đây, ghé đọc rồi soi lỗi dùm nhé!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Chương này viết hay và thật lắm bạn ạ. Các đoạn miêu tả cũng rất hợp lý. Mình đặc biệt thấy đoạn bạn miêu tả Khả Ngân khóc trước cảnh cháy rất cảm động. Không có gì khủng khiếp hơn là nhìn người thân mắc nạn mà bản thân không làm gì được.

Chiếc đuôi xam đung đưa sau ót,
Sam.
Trên chiếc Char ly cũ kĩ luôn treo sẵn một túi ni lông có hộp bánh bột lọc
Chiếc xe Char ly cũ kĩ chở đầy niềm vui hòa vào dòng xe cộ ồn ào huyên náo trên con đường chiều vội vã.
Thấy trên mạng người ta viết là "xe Chaly".
- Ba này! Lại đùa con nữa… ba đến muộn xíu nữa là con theo người ta đi mất đấy!
Mình nghĩ là một số chỗ nên viết hoa sau dấu ba chấm.
Khả Ngân đưa ánh mắt nhìn Ba qua tấm gương chiếu hậu chờ đợi.
Thừa viết hoa thì phải.
Tiếng cười sảng khoái của cha khiến khuôn mặt rầu rĩ của Khả Ngân cũng dần giãn ra tươi vui chở lại.
Trở.
Những chú lính cứu hỏa mặt mày đen kịt vì ám
Mình nghĩ nên dùng từ "nhân viên cứu hoả".
Mọi thứ xung quanh vẫn yên bình như chẳng có gì sảy ra.
Xảy.
Rồi nó cũng học song trung cấp nghề, đi làm và lấy mẹ con
Xong.
Chúng đã yêu thương nhau và luôn mong ngóng một ngày đón đứa con trào đời,
Chào.
đôi mắt dần có linh khí ngước nhìn ông trờ đợi.
Chờ.
làm cho đôi mắt nhăn nheo cũng trực ướt,
Chực.
Tiếng nói vụt cất lên, từng câu chữ gấp gáp tuôn ra theo hàng lệ rơi lã trã.
Chã.
 

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
:P
Chương này viết hay và thật lắm bạn ạ. Các đoạn miêu tả cũng rất hợp lý. Mình đặc biệt thấy đoạn bạn miêu tả Khả Ngân khóc trước cảnh cháy rất cảm động. Không có gì khủng khiếp hơn là nhìn người thân mắc nạn mà bản thân không làm gì được.


Sam.


Thấy trên mạng người ta viết là "xe Chaly".

Mình nghĩ là một số chỗ nên viết hoa sau dấu ba chấm.

Thừa viết hoa thì phải.

Trở.

Mình nghĩ nên dùng từ "nhân viên cứu hoả".

Xảy.

Xong.

Chào.

Chờ.

Chực.

Chã.
Ái dà... mình ẩu quá rồi, nhiều lỗi quá! Cảm ơn Ngân nhiều nhá!:P:x:x:x
 

kẻ tự kỉ

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/12/16
Bài viết
208
Gạo
0,0
Chương này viết hay và thật lắm bạn ạ. Các đoạn miêu tả cũng rất hợp lý. Mình đặc biệt thấy đoạn bạn miêu tả Khả Ngân khóc trước cảnh cháy rất cảm động. Không có gì khủng khiếp hơn là nhìn người thân mắc nạn mà bản thân không làm gì được.


Sam.


Thấy trên mạng người ta viết là "xe Chaly".

Mình nghĩ là một số chỗ nên viết hoa sau dấu ba chấm.

Thừa viết hoa thì phải.

Trở.

Mình nghĩ nên dùng từ "nhân viên cứu hoả".

Xảy.

Xong.

Chào.

Chờ.

Chực.

Chã.
Mình nghĩ nên dùng từ "nhân viên cứu hoả".
Ở Việt Nam người ta vẫn quen gọi là lính cứu hỏa Ngân ạ! Vì theo quan niệm cũ của dân ta thì Cứu hỏa cũng là một trách nhiệm của nhà nước nhằm bảo vệ nhân dân, kiểu như một người lính ấy. Còn ở nước ngoài hay các nước tư bản thì nó là một loại công việc nên thường gọi là nhân viên. Tuy nhiên chỗ ấy mình vẫn theo sự đóng góp của bạn là cũng phải sửa, vì mình dùng từ chú nó không phù hợp hoàn cảnh. Cảm ơn Ngân đã đọc kĩ và góp ý giúp mình rất nhiều!
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Mình nghĩ nên dùng từ "nhân viên cứu hoả".
Ở Việt Nam người ta vẫn quen gọi là lính cứu hỏa Ngân ạ! Vì theo quan niệm cũ của dân ta thì Cứu hỏa cũng là một trách nhiệm của nhà nước nhằm bảo vệ nhân dân, kiểu như một người lính ấy. Còn ở nước ngoài hay các nước tư bản thì nó là một loại công việc nên thường gọi là nhân viên. Tuy nhiên chỗ ấy mình vẫn theo sự đóng góp của bạn là cũng phải sửa, vì mình dùng từ chú nó không phù hợp hoàn cảnh. Cảm ơn Ngân đã đọc kĩ và góp ý giúp mình rất nhiều!
À ừ ý mình là từ "chú" cảm thấy không phù hợp. Chứ đúng như bạn nói từ "lính" ở Việt Nam phù hợp hơn. Chắc là "người lính cứu hoả" là hợp nhất nhỉ.
 
Bên trên