Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)

Tham gia
27/9/14
Bài viết
9
Gạo
0,0
Mình đọc tiểu thuyết lịch sử của Anh, Pháp, Đức... tóm lại là Châu Âu nhiều rồi, bây giờ lại muốn thử tập tành dịch cái :D, thế nhưng mà đã bị chướng ngại đầu tiên cản trở: xưng hô.
Ở Việt Nam truyện lịch sử phương Tây mình thấy không nhiều (bạn nào biết chỉ mình được không?), thế nên lúc dịch mình chỉ để nguyên danh xưng 'mượn' từ bên Trung Quốc sang: 'ta' - 'ngươi' cho nhân vật chủ - tớ hoặc không quen biết nhau, 'phụ thân' - 'mẫu thân' cho bố mẹ, 'chàng' - 'nàng' cho nam nữ có tình cảm với nhau... Nhưng ngẫm lại vẫn thấy không ổn :|.
Hơn nữa bối cảnh cũng rất khác, ví dụ như là chị nhưng lại cùng cha khác mẹ (con ngoài giá thú, quý tộc Tây ít ai lấy nhiều vợ cùng một lúc lắm, chỉ đợi vợ 'ngoẻo' là cưới nàng khác về ngay mà :3), không mang dòng máu hoàng tộc và phải làm 'lady in waiting'' cho mình thì nên gọi thế nào, 'ngươi' hay vẫn là 'chị' bình thường thôi?
Nhân tiện ai giúp mình tìm nghĩa bên Tiếng Việt của 'lady in waiting' với? Mình thấy tuy là phục vụ nhưng 'lady in waiting' vẫn có thể có xuất thân cao quý (kiểu như vợ Tử tước làm LIW cho Nữ Công tước chẳng hạn). Gọi là cung nữ hay là gì? Vả lại, chị em xưng là chị em hay là tỷ muội, hay là ta ngươi? Ngôi thứ nhất là 'ta' hay là 'tôi'?
Hay là mình chuyển quách sang xưng hô kiểu thuần Việt nhỉ? Bạn nào góp ý giúp mình với :x! Mình trích thử một đoạn cho các bạn xem thế nào:
"I lift my flushed face from the pillow to watch the two of them and Isabel glances across at my big tragic eyes and says shortly: ‘You should be asleep anyway. You always cry when you’re tired. You’re such a baby. You shouldn’t have been allowed to come to dinner.’ She looks at Margaret, a grown woman of twenty, and says: ‘Margaret, tell her.’ ‘Go to sleep, Lady Anne,’ Margaret says gently. ‘There’s nothing to carry on about,’ and I roll on my side and turn my face to the wall. Margaret should not speak to me like this, she is my mother’s lady in waiting and our half-sister, and she should treat me more kindly. But nobody treats me with any respect, and my own sister hates me. I hear the ropes of the bed creak as Isabel gets in beside me. Nobody makes her say her prayers, though she will certainly go to hell. Margaret says: ‘Goodnight, sleep well, God bless,’ and then blows out the candles and goes out of the room. We are alone together in the firelight. I feel Isabel heave the covers over to her side, and I lie still. She whispers, sharp with malice: ‘You can cry all night if you want, but I shall still be Queen of England and you will not.’ ‘I am a Neville!’ I squeak. ‘Margaret is a Neville.’ Isabel proves her point. ‘But illegitimate, Father’s acknowledged bastard. So she serves as our lady in waiting, and she will marry some respectable man while I will marry a wealthy duke at the very least. And now I come to think of it, you are probably illegitimate too, and you will have to be my lady in waiting.’

Tôi ngẩng khuôn mặt đang nóng bừng bừng của mình lên khỏi mặt gối để quan sát hai người bọn họ. Isabel nhìn lướt qua đôi mắt đang mở to đầy vẻ bi thương trên mặt tôi và lạnh lùng cất tiếng:
"Ngươi nên đi ngủ thì hơn. Lúc nào cũng chỉ khóc, thật là đồ trẻ con, không đáng được mời đến yến tiệc hôm nay."
Nàng ta liếc Magaret, người bây giờ tuổi đã đến ngưỡng hai mươi. "Magaret, bảo nàng ta đi."

"Tiểu thư Anne, người nên đi ngủ ." Magaret nhẹ nhàng nói. "Chẳng có gì đáng để làm om sòm lên cả."
Tôi chỉ biết quay mình về phía bức tường một cách hờn dỗi. Magaret không có quyền nói với tôi như vậy. Nàng ta là (_) của mẫu thân tôi, là chị em cùng cha khác mẹ. Nàng ta phải đối xử tốt hơn với tôi chứ? Nhưng mà có ai tôn trọng tôi đâu. Ngay cả chị gái ruột của tôi cũng căm ghét tôi nữa là.
Tôi nghe tiếng giường kêu cót két khi Isabel trèo lên bên cạnh mình. Thật chẳng công bằng chút nào. Chẳng có ai bắt nàng ta phải cầu nguyện, mặc dù tôi tin chắc chắn rằng nàng ta sẽ xuống địa ngục mà thôi, với cái tính khí đó.
Magaret nói,
"Chúc ngủ ngon, Chúa phù hộ các tiểu thư." rồi thổi hết nến và đi ra ngoài.
Trong căn phòng tối om chỉ còn lại hai chúng tôi và ánh lửa bập bùng. Tôi cảm nhận được Isabel vừa kéo chăn sang bên mình, nhưng tôi chỉ nằm yên.
Nhưng dường như chưa đủ, Isabel còn ghé môi vào tai tôi, thì thầm bằng cái giọng hiểm độc của nàng ta.
"Ngươi có thể khóc cả đêm nếu muốn. Nhưng ta vẫn sẽ làm Hoàng hậu nước Anh còn ngươi thì không."
"Ta là người nhà Neville!" Tôi tuyệt vọng kêu lên.
"Magaret cũng là con gái Neville đấy thôi." Isabel lập tức phản lại. "Nhưng nàng ta chỉ là một Neville không được họ hàng chấp thuận, bởi vì nàng ta là con rơi của phụ thân. Vì thế nên nàng ta mới là (_) của chúng ta. Sau này, nàng ta sẽ tìm được một vị phu quân đáng kính nào đó, trong khi ta, ta sẽ cưới một Công tước! Không, ít nhất là một Công tước!"
"Còn ngươi nữa..." Isabel quay sang tôi, cười nham hiểm. "Ta nghĩ lại rồi, ngưới chắc chắn cũng là con rơi, sẽ ở cạnh ta làm (_) cho ta!"

(Trích truyện The Kingmaker's Daughter - Philippa Gregory)


 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
Mình có đọc "Tiền chuộc trái tim" của Meg Cabot, một câu chuyện tình yêu trong bối cảnh châu Âu thời trước. Bạn có thể đọc thử. Mình thấy họ xưng hô chàng - nàng, chị - em... Hoặc đọc thử Trò chơi vương quyền xem sao.
Hoặc có thể xem một số phim của Pháp, Anh về châu Âu các thế kỉ trước.
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
Ở Việt Nam truyện lịch sử phương Tây mình thấy không nhiều (bạn nào biết chỉ mình được không?), thế nên lúc dịch mình chỉ để nguyên danh xưng 'mượn' từ bên Trung Quốc sang: 'ta' - 'ngươi' cho nhân vật chủ - tớ hoặc không quen biết nhau, 'phụ thân' - 'mẫu thân' cho bố mẹ, 'chàng' - 'nàng' cho nam nữ có tình cảm với nhau... Nhưng ngẫm lại vẫn thấy không ổn :|.
Mấu chốt nằm ở chỗ người dịch, trong tiếng Anh nào có nhiều đại từ danh xưng đến thế. Khi dịch bạn cứ xem xét tình huống cụ thể trong truyện mà tìm từ thích hợp, tránh dùng các từ Hán - Việt để khỏi lẫn với truyện TQ. Fang nghĩ thế.
 

sparkling

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
3/9/14
Bài viết
525
Gạo
0,0
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
Mình đang đọc Trò chơi vương quyền.
Trong gia đình thì các nhân vật xưng hô sử dụng các danh xưng giống như thời bây giờ: cha, mẹ, bác, chú, bà, ông, anh, chị,...
Khi đối thoại, tùy vào ngữ cảnh, tình cảm và mối quan hệ tốt xấu giữa các nhân vật mà họ thay đổi cho linh hoạt. Vd như cùng là chị và em trai, nhưng nếu tình cảm cả hai tốt đẹp thì gọi nhau là chị-em, nhưng xa cách hay ghét nhau thì sẽ là tôi/ta-cậu, tương tự cha con thì là cha-con hoặc ta-mi/ngươi... Đôi khi có những đoạn xưng hô tình cảm thì dùng chàng, nàng, thiếp...
Ở phương Tây thời phong kiến, chỉ có con vợ chính mới là có danh phận và quyền lợi thừa kế. Không có khái niệm thiếp, vợ lẽ mà chỉ xem là tình nhân. (Trong GoT có một khái niệm là paramour để chỉ những người tình sống với nhau lâu năm có con cái đầy đủ nhưng không cưới nhau vì lí do gì đó.) Nên con của các tình nhân chỉ là con hoang (bastard), không có quyền lợi gì cả. Xưng hô giữa những đứa con này thì cũng tương tự như trên, tùy hoàn cảnh tình cảm.
Lady-in-waiting theo mình hiểu giống như là những người hầu nhưng đồng thời cũng là những người bầu bạn với người mà họ đi theo. Những cô gái dòng dõi quý tộc, có thể là vì lí do muốn củng cố quyền lực cho gia tộc, hoặc để học hỏi các lễ nghi rèn luyện phẩm chất tiểu thư quý tộc, hoặc là để dễ tìm mối kết hôn tốt thì sẽ đi theo các phu nhân hoặc tiểu thư dòng họ cao quý hơn để làm người hầu cận, nhưng cũng đồng thời là làm bạn và chị em hàn huyên tâm sự gì đó với nhau. Xưng hô giữa họ vì thế tất nhiên không thể theo kiểu chủ-nô bình thường. Tương tự như vậy, bên phía nam giới cũng thế, có các nam thiếu niên đi theo làm hầu cận cho các lãnh chúa và hiệp sỹ quý tộc để rèn luyện và tiến thân. Mình nghĩ dùng từ "nữ hầu cận" hay "bạn hầu cận" bạn nghĩ xem có ổn không?
P/s: tò mò nên hỏi chơi. Thấy truyện bạn trích dẫn là Kingmaker nên đoán là truyện về giai đoạn chiến tranh Hoa Hồng đúng không?
 
Tham gia
27/9/14
Bài viết
9
Gạo
0,0
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
Mình đang đọc Trò chơi vương quyền.
Trong gia đình thì các nhân vật xưng hô sử dụng các danh xưng giống như thời bây giờ: cha, mẹ, bác, chú, bà, ông, anh, chị,...
Khi đối thoại, tùy vào ngữ cảnh, tình cảm và mối quan hệ tốt xấu giữa các nhân vật mà họ thay đổi cho linh hoạt. Vd như cùng là chị và em trai, nhưng nếu tình cảm cả hai tốt đẹp thì gọi nhau là chị-em, nhưng xa cách hay ghét nhau thì sẽ là tôi/ta-cậu, tương tự cha con thì là cha-con hoặc ta-mi/ngươi... Đôi khi có những đoạn xưng hô tình cảm thì dùng chàng, nàng, thiếp...
Ở phương Tây thời phong kiến, chỉ có con vợ chính mới là có danh phận và quyền lợi thừa kế. Không có khái niệm thiếp, vợ lẽ mà chỉ xem là tình nhân. (Trong GoT có một khái niệm là paramour để chỉ những người tình sống với nhau lâu năm có con cái đầy đủ nhưng không cưới nhau vì lí do gì đó.) Nên con của các tình nhân chỉ là con hoang (bastard), không có quyền lợi gì cả. Xưng hô giữa những đứa con này thì cũng tương tự như trên, tùy hoàn cảnh tình cảm.
Lady-in-waiting theo mình hiểu giống như là những người hầu nhưng đồng thời cũng là những người bầu bạn với người mà họ đi theo. Những cô gái dòng dõi quý tộc, có thể là vì lí do muốn củng cố quyền lực cho gia tộc, hoặc để học hỏi các lễ nghi rèn luyện phẩm chất tiểu thư quý tộc, hoặc là để dễ tìm mối kết hôn tốt thì sẽ đi theo các phu nhân hoặc tiểu thư dòng họ cao quý hơn để làm người hầu cận, nhưng cũng đồng thời là làm bạn và chị em hàn huyên tâm sự gì đó với nhau. Xưng hô giữa họ vì thế tất nhiên không thể theo kiểu chủ-nô bình thường. Tương tự như vậy, bên phía nam giới cũng thế, có các nam thiếu niên đi theo làm hầu cận cho các lãnh chúa và hiệp sỹ quý tộc để rèn luyện và tiến thân. Mình nghĩ dùng từ "nữ hầu cận" hay "bạn hầu cận" bạn nghĩ xem có ổn không?
P/s: tò mò nên hỏi chơi. Thấy truyện bạn trích dẫn là Kingmaker nên đoán là truyện về giai đoạn chiến tranh Hoa Hồng đúng không?
Ừ, cảm ơn bạn nhiều :)! Mình đang bị mê cái Hồng Đỏ với Hồng Trắng ấy mà :)))).
 

Maria Ramie

Gà con
Tham gia
5/9/16
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
cái chỗ "Nàng ta là (_) của mẫu thân tôi" bạn thử điền "kế nữ" (nghĩa là con kế) xem sao, còn hai chỗ "Vì thế nên nàng ta mới là (_) của chúng ta" "Ta nghĩ lại rồi, ngưới chắc chắn cũng là con rơi, sẽ ở cạnh ta làm (_) cho ta!" thì nên viết là nữ hầu, nữ hầu cận, hầu gái, tùy theo cách dịch của bạn nghen.
 

meo_mup

Gà tích cực
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/1/15
Bài viết
197
Gạo
3.205,1
Re: Xưng hô thời cổ đại (phương Tây)
Nếu bạn còn lăn tăn cách dịch xưng hô thì bạn có thể đọc Những đứa con của thuyền trưởng Grant, Ba chàng lính ngự lâm, ...để xem cách dịch ấy.
Nice day bạn!
 
Bên trên