Anh sẽ ở bên em, mãi mãi nhé?
Chương 17: Ngày đầu tiên của Hội trại
17.2: Ước mơ của bạn là gì?
- Có đúng là bạn sẽ cho mình mượn một cái máy ảnh kỹ thuật số khác trả cho Phương Thảo? Đúng vậy không?
Tôi hỏi tới lần thứ một trăm và Phan Anh cũng một trăm lần gật đầu xác nhận khi hai chúng tôi cùng đứng ở cổng trường chờ người nhà của Phan Anh tới đón.
- Bạn thực sự là vị cứu tinh của đời Nhi. – Tôi nói thật lòng, giọng run lên vì xúc động. – Nhi cảm ơn… không… phải nói là biết ơn bạn… như nước Pháp biết ơn tướng De Gaulle.
- Mình không quan tâm tới ông tướng ấy. – Phan Anh trả lời. – Mình chỉ biết Nhi… ờ… vậy thôi.
Một chiếc xe hơi màu trắng lại gần chúng tôi và từ từ đỗ lại. Miệng tôi há hốc.
- Không phải chứ?
Cái xe này giống hệt cái xe mỹ nhân đi hôm nọ.
Phan Anh tỏ ý không vui.
- Chỉ là một cái xe thôi mà.
Nhà tôi cũng có ô tô, cái ô tô đấy còn có một tên gọi khác nữa là xe Dép, viết đúng theo tiếng Anh là Jeep thì phải.
Cái xe đấy thuộc hàng sư tổ của mấy cái mui trần bây giờ, đấy là tôi đang nói về tuổi tác, hoàn toàn không có ý khen ngợi.
Bố tôi, mỗi lần lái xe đi công tác về, đều rất tự hào kể.
- Không có cái xe này, chắc gì công việc trôi chảy được như thế. Chỉ cần lên xe nổ máy, cách cả cây số, người ta đã dẹp đường ra rồi.
Có một lần bố tôi chở anh Xuân Nhi – khi đang còn bé tí – đi dạo bằng cái xe nổi tiếng ấy, chẳng hiểu mải mê ngắm cảnh thế nào, ông anh văng luôn xuống đường, lăn ra tuốt luốt, may mắc vào một gốc cây, chớ không thì có lẽ bố tôi đã phải lội xuống ao vớt ông con lên. Từ đó, rút kinh nghiệm, mỗi lần chở đứa nào đi, bố tôi đều rất cẩn thận lấy dây dù buộc đứa đó vào ghế. Tới nơi, tháo dây ra, bế xuống. Tôi được đi một lần, sợ tới đời con cháu. Ấy thế mà bố tôi lại khoái cái xe Dép ấy lắm, bao lần mẹ tôi đòi bán sắt vụn là bấy nhiêu lần bố ôm chăn ra xe ngủ để quyết tâm phản đối.
Cái xe đẹp như thế này, tôi chưa từng được ngồi qua, cũng muốn thử một lần cho biết.
Phan Anh mở cửa, tôi lao tuột vào xe, nhún nhún.
- Đúng là xe xịn có khác. – Tôi nhận xét. – Thật là thoải mái.
Rồi tôi dựa lưng vào ghế, nhắm mắt lại.
- Biết chừng nào mới mua nổi cái xe xịn như vầy tặng cho bố mẹ đây?
Xe bắt đầu êm êm chạy, một cảm giác rất chi là khoái tỉ, khiến tôi lâng lâng như thể chỉ cần quạt quạt hai cánh tay là có thể bay lên. Đi ngang qua ông anh khờ, giờ này ông anh còn đạp xe lang thang ngoài đường, tôi mở kính xe, thò đầu ra, ngoái lại hét to.
- Em tới nhà bạn Phan Anh thân thương nhé!
Trông cái mặt ông anh ngơ ngác giữa đường, đúng là rất tức cười. Nhưng mặt chú tài xế hiển hiện trong gương chiếu hậu còn tức cười hơn. Chỉ có Phan Anh là im lặng, không nói gì, trên môi lúc nào cũng thấp thoáng một nụ cười mơ hồ.
Nhà Phan Anh nằm trên đường Hùng Vương, cách trường cũng không xa lắm. Đó là một căn biệt thự hai tầng, được xây dựng dựa trên ý tưởng của một ai đó có con mắt thẩm mỹ tuyệt vời, ý tôi là, không nên có những ý tưởng độc đáo giống tôi khi xây một ngôi nhà kiên cố cho mình, đúng không? Một vườn hoa hồng phía trước sân, khoảng sân không rộng, có đặt một bộ bàn ghế bằng gỗ rất xinh xắn và được che dù. Tôi cực kỳ ấn tượng với hàng rào bằng sắt chạy xung quanh ngôi nhà, trên mỗi cọc hàng rào đều có một bóng đèn sứ màu trắng, tỏa sáng lung linh.
- Ăn gì đã nhé? – Phan Anh nói khi mở cửa xe cho tôi.
Tôi chui ra khỏi xe, nhìn xung quanh, ngoài chiếc ô tô màu trắng, trong gara còn hai chiếc xe ô tô khác và một chiếc xe máy.
- Nhà bạn giàu thật nhỉ? – Tôi nhận xét.
Phan Anh không chú ý tới lời nói của tôi, im lặng dẫn tôi lên cầu thang, tới một căn phòng chờ khá rộng, bày trí rất đẹp. Tôi ngồi tót lên chiếc ghế nệm. Êm như nhung.
- Ba mẹ bạn đâu?
Tôi hỏi khi Phan Anh mở một cánh cửa.
- Không biết.
Phan Anh trả lời và cánh cửa đóng lại. Cậu chàng biến mất.
Trả lời gì kỳ cục, nhưng tôi không thèm quan tâm, tôi ngó nghiêng khắp căn phòng, thực là tuyệt đẹp. Có bể cá, có lọ hoa, có tranh thủy mặc treo tường… thứ gì cũng toát lên vẻ trang nhã và quý phái.
Một lúc khá lâu sau, Phan Anh mới quay trở lại, trong thời gian chờ đợi dài tựa ba mươi thế kỷ đó tôi kịp đã xem đi xem lại căn phòng tới bốn lần, thuộc luôn cả mấy câu thơ được đề trên tranh, gì như là “Đầu bạc bây giờ có thuở xanh”.
- Xin lỗi để Nhi phải chờ, mình có thói quen sau khi ra đường về thì phải tắm.
- Ờ, được… không sao, Nhi cũng có thói quen sau khi ngủ dậy thì đánh răng.
- Vậy à?
Phan Anh nói, không tỏ thái độ gì.
Tôi đành cười trừ, kỳ thực thì bụng đang đói sôi hết cả ruột, mặt thì cười mà trong lòng thì lẩm bẩm rủa, cái đồ công tử... Nhưng không thể phủ nhận, cậu chàng trong bộ đồ ở nhà, dễ thương hơn hẳn cái anh chàng quần xanh áo trắng trên trường thường ngày. Dễ thương kinh khủng luôn ý.
- Này, cho Nhi hỏi một câu đi. Máy ảnh đâu?
Chờ mãi chỉ thấy cậu chàng nói loanh quanh về mấy con cá, mà theo ý tôi, có rán giòn chúng lên và đặt trên đĩa thì may chăng tôi mới ghé mắt qua để ý, tôi đành phải lên tiếng hỏi. Vừa lúc đó, có một cô cỡ tuổi bốn mươi gần năm mươi, khá béo, trông có vẻ phúc hậu, từ một cánh cửa khác, bước ra.
- Xong rồi cậu.
Phan Anh gật đầu, nói với tôi.
- Đi ăn tối đã.
- Nhưng…
- Mình đói.
Phan Anh nói đơn giản, tôi cũng bắt đầu thấy bụng mình sôi lên ùng ục.
Bữa ăn tối của thiếu gia nhà giàu thực là dễ làm người ta sa vào tội lỗi. Có tới tận bảy món ăn, toàn là những thứ ngon lành mà ở nhà tôi, mẹ chỉ bỏ công làm mỗi khi nhà có khách, hoặc có tiệc tùng giỗ chạp gì đấy, đã vậy lại còn được đựng trong những cái chén đĩa đẹp mê ly. Căn phòng cũng được trang trí theo phong cách thể hiện “ta đây là người có tiền”, vừa ấn tượng vừa sang trọng. Vừa ăn vừa ngắm những đồ vật trưng bày trong phòng, cũng chẳng khác đi ăn trong viện bảo tàng là mấy.
Phan Anh ăn ít, cả bữa, toàn ngồi nhìn tôi ăn. Tôi vốn mặt dày, đằng nào cũng mang tiếng, còn đói là còn ăn.
- Ba mẹ bạn đâu?
Ăn được nửa bữa, tôi mới nhận thấy điều kỳ quặc đó, chỉ có tôi và Phan Anh ngồi ở bàn ăn, ngay cả chú lái xe và cô giúp việc cũng không thấy.
- Không biết. – Phan Anh trả lời, và sợ tôi không hiểu, liền giải thích thêm. – Ba đi suốt, lúc thì ở Sài Gòn, khi thì ở Hà Nội, cũng có thể là đang ở nước ngoài… công việc của ba là mở rộng thị trường nên càng đi nhiều càng tốt. Mẹ cũng vậy, mẹ đi cùng ba, cho dù mẹ chẳng làm gì.
- Giống như Chủ tịch nước đi đâu cũng phải có phu nhân đi kèm.
Tôi vừa nhai vừa nói, Phan Anh chỉ cười.
- Bạn cũng không có anh chị em gì à? – Tôi hỏi tiếp cho không khí đỡ phần gượng gạo.
- Chính thức thì không. Mình là con một, nhưng ai mà biết…
- Ờ. – Tôi nói leo. – Cũng buồn nhỉ?
Im lặng một lát cho tôi xử lý sạch trơn đĩa cá thu.
- Bạn ở nhà này với ai? – Tôi hỏi tiếp khi chiến đấu tới món thịt gà tẩm mật ong.
- Vợ chồng cô chú Ba. Chú Ba lái xe, cô Ba giúp việc và hai người bảo vệ.
- Không có người lớn ở kèm à? – Tôi thật sự ngạc nhiên. – Ý Nhi là, ít ra thì bạn cũng phải ở cùng cậu mợ hay chú thím gì chứ?
Phan Anh lắc đầu. Tôi chu mỏ lên.
- Thế là lạ thật. Làm sao bạn có thể sống một mình mà không có người lớn ở bên cạnh?
- Có ông nội. – Phan Anh ngập ngừng. – Nhưng ông không ở với mình thường xuyên, ông cũng đi suốt.
- Buồn nhỉ? – Tôi nói và dốc sạch đĩa thịt gà vào bát mình. – Thực sự là rất buồn, cho dù món ăn có ngon thế nào đi chăng nữa.
- Nhi có thể tới đây ở với mình.
Phan Anh nói nhanh, và khi cái đĩa trên tay tôi đặt hơi mạnh xuống bàn, cậu chàng biết đã lỡ miệng nên lúng túng cúi mặt xuống, chỉ để lộ hai vành tai đỏ nhừ.
- Ý mình là… nhà mình rất rộng, còn rất nhiều phòng trống và… cũng không có ai, trong khi Nhi cũng đang ở nhờ nhà anh Sơn Lâm… ý mình là… không có ý…
- Lời đề nghị hay mà. – Tôi tiếc nuối thực sự. – Giá như bạn là con gái, Nhi sẽ dọn tới ở cùng bạn.
Trong đầu tôi thoáng nghĩ tới mỹ nhân. Giá mà mỹ nhân có thể đổi chỗ cho Phan Anh thì tốt biết mấy.
Nhưng rồi, bỗng một hình ảnh kinh dị hiện lên trong đầu tôi. Tôi nhìn thấy tên trời đánh đang ngồi thế vào vị trí của Phan Anh, và đề nghị tôi như vậy. Kinh dị hơn nữa, tôi nghe tiếng trái tim mình trả lời: Đồng ý. Mặc kệ người ta muốn nói gì thì nói, tôi chẳng quan tâm. Thật đấy!
Tôi nghẹt thở. Là tôi điên thật hay trong thức ăn có chất gây ảo giác?
- Mình biết. – Phan Anh nói, vẫn chưa ngẩng đầu lên. – Mình chỉ giỡn một chút… Nhi sao có thể tới đây ở được… cho dù không có chuyện gì… thì cũng không tốt.
- Ừ. – Tôi thở dài, gắp miếng tim bò xào ớt chuông cuối cùng. – Không tốt…
Ăn tối xong, tôi còn phải cùng Phan Anh thưởng thức tiệc trà. Giống như đồ điên, tôi nghĩ, làm sao mà con người ta lại phải lôi thôi đến như thế, khi mà vừa ăn cơm xong, đã phải chui vào một căn phòng, vừa nghe nhạc không lời, vừa uống cái thứ nước đăng đắng, rồi lại còn phải ngồi im một chỗ không nói chuyện, chỉ dán mắt vào một tờ báo dở hơi viết về tài chính, chứng khoán... với những hình biểu đồ xanh xanh đỏ đỏ nhức hết cả mắt. Phan Anh – dường như chẳng chịu để thứ gì phá vỡ nguyên tắc – điềm nhiên tận hưởng hết ba mươi phút, sau đó, mới nhướng mắt qua nhìn tôi.
- Máy ảnh của Phương Thảo hiệu gì nhỉ?
Tôi lấy đà, chỉ chực lao tới vồ lấy con mồi mà xé xác.
- Nhi còn nhớ chính xác hình dáng như thế nào không?
Tôi gật.
Phan Anh đứng dậy, tôi lon ton chạy theo sau.
Phan Anh đi qua hành lang, mở cửa một căn phòng, điện bật sáng.
- Ồ. – Tôi thốt lên khi thò đầu ngó vào căn phòng. – Đẹp quá!
Quả thực là một căn phòng rất đẹp! Trong giấc mơ hoang đường nhất của tôi, tôi cũng chưa bao giờ thấy mình đặt chân vào một nơi đẹp như thế này. Nếu thiên đường là có thật… có lẽ, căn phòng dành cho tôi ở trên đó, chỉ cần đẹp như thế này là đủ.
Phan Anh không đáp lại lời khen của tôi, chỉ mở ngăn kéo, lấy ra năm cái máy ảnh kỹ thuật số đặt lên bàn, rồi quay lại hỏi tôi.
- Cái nào?
Tôi trợn tròn mắt.
- Sao nhiều thế này?
- Quà sinh nhật. – Phan Anh trả lời gọn lỏn.
Rút cục, tôi cũng đã cầm trên tay cái máy ảnh mới tinh, không khác cái cũ của Phương Thảo là mấy, trừ việc… đương nhiên, nó không phải là cái cũ.
- Nhi sẽ làm việc, tiết kiệm tiền, và trả bạn mỗi tháng một ít. Trả chừng nào hết thì thôi.
Tôi vừa mân mê cái máy ảnh, vừa nguyện thề.
- Ừ. – Phan Anh nói, chẳng mảy may xúc động, cứ coi như chuyện đó là chuyện đương nhiên. – Nhi chỉ cần nhớ Nhi nợ mình là được.
Trong tâm trạng vừa mới thoát chết nơi địa ngục để trở về với thiên đàng, tôi tuyệt đối tin, dù là bốn mươi, hay một trăm triệu đi chăng nữa, tôi cũng sẽ có cách kiếm lại để trả cho Phan Anh. Chắc chắn phải là như thế.
Vì một lý do ngớ ngẩn nào đó, Phan Anh không muốn ra khỏi nhà vào buổi tối, tôi đành phải một mình đi tới trường. Với sự giục giã của tôi, chú Ba tài xế tự hào tuyên bố đã phá kỷ lục chạy xe thường ngày của mình.
Tôi vừa mở cửa xe bước ra, đã chạm mặt Phương Thảo. Lập tức, nàng nã cho tôi một tràng đạn liên thanh.
- Nhi biến đi đâu, làm Thảo kiếm muốn chết luôn.
Tôi giơ cái máy ảnh lên, đẩy nòng súng qua chỗ khác.
- Được rồi, Nhi xin lỗi.
Phương Thảo cầm máy ảnh, xem xem một lát rồi la hoảng lên.
- Sao kỳ quặc thế này?
Tim tôi rơi bịch một cái xuống đất.
- Sao toàn hình của Nhi không vậy?
- À… – Tôi nói và nhỏng cổ vào, nhìn thấy hình của mình thì không sao khép miệng lại được nữa. – À…
- Lại còn xóa hết những hình cũ đi nữa chớ. Nếu trưa nay Thảo không lưu vô vi tính thì giờ Nhi tính làm sao với Thảo?
- À…
Tôi chẳng thể giải thích được gì, làm sao tôi biết được tại sao lại có hình của tôi trong máy? Trong những tấm hình, trông tôi rất vô tư, thậm chí có một tấm, tôi còn đang há miệng ra cười rất to. Sao có lúc tôi lại trông xấu xí tới mức ma chê quỷ hờn thế này cơ chứ?
- Nhi thiệt tình … - Phương Thảo làm ầm lên. – Nhi có biết là Thảo nhận được nhiều yêu cầu lắm không, cả chiều Nhi không làm gì, đi nhờ người ta chụp hình mình, Nhi làm vậy mà coi được…
Những người đi qua đi lại bắt đầu tò mò nhìn chúng tôi.
- Được rồi. – Tôi xua tay. – Nhi xin lỗi.
Nhưng Phương Thảo quả thực là đang rất cáu.
- Cả chiều Thảo chạy ngược chạy xuôi đi tìm Nhi, người ta về hết rồi còn chờ Nhi ở cổng, về tới nhà không kịp tắm, không kịp ăn cơm, gọi điện hỏi Nhi cũng không gặp… lại gặp đúng ông anh Sơn Lâm nhà Nhi… Nhi làm Thảo tức chết.
- Được rồi. – Tôi nói to hơn. – Nhi xin lỗi rồi mà.
- Làm việc theo nhóm thì Nhi cần tôn trọng nhóm một chút chứ, đâu thể muốn làm gì thì làm…
- Được rồi. – Tôi gắt. – Nhi sai rồi.
Phương Thảo trước giờ bình thường đã nói rất nhiều. Khi căng thẳng còn nói nhiều gấp đôi. Mặc kệ tôi đã hạ mình nhận sai, nàng vẫn tấn công tôi tới tấp, cho tới khi tôi chịu không nổi nữa, gào lên.
- Thảo có biết điều mà Nhi sai nhất là gì không? Là đã đồng ý hợp tác với Thảo đó. Thảo vừa lòng chưa?
Tiếng của tôi hơi to, làm tất cả những người đi ngang qua đều quay lại.
- Nhìn gì mà nhìn? – Tôi quát. – Chưa từng thấy hai đứa bạn xích mích à?
Quát xong, tôi hằm hằm bỏ đi. Tôi chen ngang một đám người đang đứng hát hò lải nhải, can cái tội dám đứng đúng đường tôi đang đi. Tôi nghe có tiếng nhốn nháo.
- Người gì mà kỳ vậy? Không có mắt à?
Tôi quay ngoắt lại, đang tức không có chỗ xả, lại có kẻ dám cưỡi lên đầu thái tuế, vừa lúc nhìn thấy tên trời đánh – mẹ kiếp – chọn đúng lúc đúng chỗ để nắm tay con gái nhà người ta, mà cái đứa con gái ấy, vẫn đang còn ngoa ngoắt.
- Đi thì phải nhìn đường chớ, không thấy đây là chỗ người ta đang tập văn nghệ sao? Người đâu vô duyên quá tr…
- Câm mồm!
Tôi gằn giọng. Đứa con gái có lẽ đã nhận ra tôi chính là Nguyễn Hạ Nhi kinh khủng nên lập tức nín bặt, nửa câu nói sau nuốt ngay vào bụng.
Liếc nhìn qua tên trời đánh một cái, tôi nhếch mép cười, bỏ đi thẳng. Báu lắm cái của hủi ấy. Đây không thèm.
Ở giữa sân trường, một đống củi lớn được chất lên, tiếng loa thông báo rộn rã.
- Tập trung, tập trung, các học sinh thân yêu hãy tập trung, chú ý cẩn thận, đề phòng hỏa hoạn.
Cảm hứng tham gia đêm lửa trại của tôi sau trận cãi vã với Phương Thảo đã tụt xuống mức âm, mặc kệ gần sáu trăm học sinh nói cười rôm rả, đi đi lại lại vui như trảy hội thanh minh, tôi ngồi thu lu sau góc khuất ánh đèn của một gốc cây phượng, lòng thầm ước tên mắt to hay tên Tuân khùng bỗng nhiên xuất hiện, tôi sẽ túm lấy chúng mà giã như giã tỏi.
Lửa bắt đầu bùng cháy, tiếng loa rổn rảng, tiếng hát rộn ràng, mọi người đều đang rất rất vui. Tôi ngó đầu ra nhìn, trong ánh lửa, những bóng người nhảy múa trông có vẻ gì đó ma quái, như một bầy yêu tinh.
Tôi dựa lưng vào gốc cây phượng, nhìn lên trời. Trời rất trong, những vì sao rất sáng…và tôi rất buồn. Buồn tới mức, khi có một cơn gió lạnh thổi qua, tôi đã muốn chết luôn đi cho rảnh.
Một bóng người tiến đến từ phía sau tôi.
- Nhi à… – Tiếng thì thào khe khẽ. – Phải Nhi không?
Tôi hạ tầm mắt xuống một chút.
- Nguyễn Hạ Nhi?
- Ừ. – Tôi đáp. – Gì?
Bóng người se sẽ ngồi xuống cạnh tôi.
- Đi qua đi lại, tìm Nhi mãi, hóa ra Nhi ở đây.
- Ừ…
- Thảo xin lỗi.
- Chẳng có gì.
- Là Thảo sai rồi… tại… bỗng nhiên không thấy Nhi đâu… lại nghe mấy người kể, thấy Nhi đi cùng một nhóm người trông ghê lắm… Thảo sợ Nhi bị làm sao.
Tôi bật cười.
- Điên quá đi.
- Ừ. – Phương Thảo cũng cười. – Điên thiệt.
- Thôi, bọn mình đừng cãi nhau nữa. Mệt lắm.
- Ừ, không gây chuyện với nhau nữa.
- Mãi mãi nhé. Nhi xin lỗi đã to tiếng với Thảo.
- Thảo cũng…
- Một mình Nhi xin lỗi là đủ rồi.
Tôi choàng một cánh tay qua vai Phương Thảo, ngước mắt lên trời nhìn mấy vì sao lấp lánh. Một ngôi sao băng xẹt qua bầu trời.
- Ước đi, ước đi Nhi. – Phương Thảo rối rít giục.
Chờ cho Phương Thảo mở mắt ra, tôi tò mò hỏi.
- Ước mơ của Thảo là gì?
- Chỉ nói cho một mình Nhi biết thôi nhé. Đến một nơi phủ đầy tuyết trắng, và chơi dương cầm. Có khùng không?
- Ừ, rất khùng. Nhưng dù ước mơ của Thảo là gì, Nhi vẫn sẽ luôn ủng hộ Thảo.
- Thảo cũng vậy, sau này nếu Nhi có đi đốt nhà người ta, thì Thảo sẽ vì Nhi mà đi canh chừng…
- Vậy ai đi rải dầu và ai châm lửa?
- Những việc đó thì để cho ba người kia tự bốc thăm chia nhau.
Cả hai đứa đều phá lên cười.
- Cảm ơn.
Tôi nói khe khẽ với một Đấng vô hình. Gió lạnh vẫn thổi qua, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nhiều nữa.
- Có Nhi ở đó nữa.
- Hả?
- Nhi sẽ ngồi ở đó, nghe Thảo chơi dương cầm, bản Fur Elise.
Và Phương Thảo đá lưỡi những nốt dạo đầu ta tá ta tá tà tá ta tà…
Ôi không! Phương Thảo không nhớ rằng tôi là kẻ không thể chịu đựng nổi tiết trời lạnh lẽo hay sao?
Chương 17.1 << >> Chương 18
Chương 17: Ngày đầu tiên của Hội trại
17.2: Ước mơ của bạn là gì?
- Có đúng là bạn sẽ cho mình mượn một cái máy ảnh kỹ thuật số khác trả cho Phương Thảo? Đúng vậy không?
Tôi hỏi tới lần thứ một trăm và Phan Anh cũng một trăm lần gật đầu xác nhận khi hai chúng tôi cùng đứng ở cổng trường chờ người nhà của Phan Anh tới đón.
- Bạn thực sự là vị cứu tinh của đời Nhi. – Tôi nói thật lòng, giọng run lên vì xúc động. – Nhi cảm ơn… không… phải nói là biết ơn bạn… như nước Pháp biết ơn tướng De Gaulle.
- Mình không quan tâm tới ông tướng ấy. – Phan Anh trả lời. – Mình chỉ biết Nhi… ờ… vậy thôi.
Một chiếc xe hơi màu trắng lại gần chúng tôi và từ từ đỗ lại. Miệng tôi há hốc.
- Không phải chứ?
Cái xe này giống hệt cái xe mỹ nhân đi hôm nọ.
Phan Anh tỏ ý không vui.
- Chỉ là một cái xe thôi mà.
Nhà tôi cũng có ô tô, cái ô tô đấy còn có một tên gọi khác nữa là xe Dép, viết đúng theo tiếng Anh là Jeep thì phải.
Cái xe đấy thuộc hàng sư tổ của mấy cái mui trần bây giờ, đấy là tôi đang nói về tuổi tác, hoàn toàn không có ý khen ngợi.
Bố tôi, mỗi lần lái xe đi công tác về, đều rất tự hào kể.
- Không có cái xe này, chắc gì công việc trôi chảy được như thế. Chỉ cần lên xe nổ máy, cách cả cây số, người ta đã dẹp đường ra rồi.
Có một lần bố tôi chở anh Xuân Nhi – khi đang còn bé tí – đi dạo bằng cái xe nổi tiếng ấy, chẳng hiểu mải mê ngắm cảnh thế nào, ông anh văng luôn xuống đường, lăn ra tuốt luốt, may mắc vào một gốc cây, chớ không thì có lẽ bố tôi đã phải lội xuống ao vớt ông con lên. Từ đó, rút kinh nghiệm, mỗi lần chở đứa nào đi, bố tôi đều rất cẩn thận lấy dây dù buộc đứa đó vào ghế. Tới nơi, tháo dây ra, bế xuống. Tôi được đi một lần, sợ tới đời con cháu. Ấy thế mà bố tôi lại khoái cái xe Dép ấy lắm, bao lần mẹ tôi đòi bán sắt vụn là bấy nhiêu lần bố ôm chăn ra xe ngủ để quyết tâm phản đối.
Cái xe đẹp như thế này, tôi chưa từng được ngồi qua, cũng muốn thử một lần cho biết.
Phan Anh mở cửa, tôi lao tuột vào xe, nhún nhún.
- Đúng là xe xịn có khác. – Tôi nhận xét. – Thật là thoải mái.
Rồi tôi dựa lưng vào ghế, nhắm mắt lại.
- Biết chừng nào mới mua nổi cái xe xịn như vầy tặng cho bố mẹ đây?
Xe bắt đầu êm êm chạy, một cảm giác rất chi là khoái tỉ, khiến tôi lâng lâng như thể chỉ cần quạt quạt hai cánh tay là có thể bay lên. Đi ngang qua ông anh khờ, giờ này ông anh còn đạp xe lang thang ngoài đường, tôi mở kính xe, thò đầu ra, ngoái lại hét to.
- Em tới nhà bạn Phan Anh thân thương nhé!
Trông cái mặt ông anh ngơ ngác giữa đường, đúng là rất tức cười. Nhưng mặt chú tài xế hiển hiện trong gương chiếu hậu còn tức cười hơn. Chỉ có Phan Anh là im lặng, không nói gì, trên môi lúc nào cũng thấp thoáng một nụ cười mơ hồ.
Nhà Phan Anh nằm trên đường Hùng Vương, cách trường cũng không xa lắm. Đó là một căn biệt thự hai tầng, được xây dựng dựa trên ý tưởng của một ai đó có con mắt thẩm mỹ tuyệt vời, ý tôi là, không nên có những ý tưởng độc đáo giống tôi khi xây một ngôi nhà kiên cố cho mình, đúng không? Một vườn hoa hồng phía trước sân, khoảng sân không rộng, có đặt một bộ bàn ghế bằng gỗ rất xinh xắn và được che dù. Tôi cực kỳ ấn tượng với hàng rào bằng sắt chạy xung quanh ngôi nhà, trên mỗi cọc hàng rào đều có một bóng đèn sứ màu trắng, tỏa sáng lung linh.
- Ăn gì đã nhé? – Phan Anh nói khi mở cửa xe cho tôi.
Tôi chui ra khỏi xe, nhìn xung quanh, ngoài chiếc ô tô màu trắng, trong gara còn hai chiếc xe ô tô khác và một chiếc xe máy.
- Nhà bạn giàu thật nhỉ? – Tôi nhận xét.
Phan Anh không chú ý tới lời nói của tôi, im lặng dẫn tôi lên cầu thang, tới một căn phòng chờ khá rộng, bày trí rất đẹp. Tôi ngồi tót lên chiếc ghế nệm. Êm như nhung.
- Ba mẹ bạn đâu?
Tôi hỏi khi Phan Anh mở một cánh cửa.
- Không biết.
Phan Anh trả lời và cánh cửa đóng lại. Cậu chàng biến mất.
Trả lời gì kỳ cục, nhưng tôi không thèm quan tâm, tôi ngó nghiêng khắp căn phòng, thực là tuyệt đẹp. Có bể cá, có lọ hoa, có tranh thủy mặc treo tường… thứ gì cũng toát lên vẻ trang nhã và quý phái.
Một lúc khá lâu sau, Phan Anh mới quay trở lại, trong thời gian chờ đợi dài tựa ba mươi thế kỷ đó tôi kịp đã xem đi xem lại căn phòng tới bốn lần, thuộc luôn cả mấy câu thơ được đề trên tranh, gì như là “Đầu bạc bây giờ có thuở xanh”.
- Xin lỗi để Nhi phải chờ, mình có thói quen sau khi ra đường về thì phải tắm.
- Ờ, được… không sao, Nhi cũng có thói quen sau khi ngủ dậy thì đánh răng.
- Vậy à?
Phan Anh nói, không tỏ thái độ gì.
Tôi đành cười trừ, kỳ thực thì bụng đang đói sôi hết cả ruột, mặt thì cười mà trong lòng thì lẩm bẩm rủa, cái đồ công tử... Nhưng không thể phủ nhận, cậu chàng trong bộ đồ ở nhà, dễ thương hơn hẳn cái anh chàng quần xanh áo trắng trên trường thường ngày. Dễ thương kinh khủng luôn ý.
- Này, cho Nhi hỏi một câu đi. Máy ảnh đâu?
Chờ mãi chỉ thấy cậu chàng nói loanh quanh về mấy con cá, mà theo ý tôi, có rán giòn chúng lên và đặt trên đĩa thì may chăng tôi mới ghé mắt qua để ý, tôi đành phải lên tiếng hỏi. Vừa lúc đó, có một cô cỡ tuổi bốn mươi gần năm mươi, khá béo, trông có vẻ phúc hậu, từ một cánh cửa khác, bước ra.
- Xong rồi cậu.
Phan Anh gật đầu, nói với tôi.
- Đi ăn tối đã.
- Nhưng…
- Mình đói.
Phan Anh nói đơn giản, tôi cũng bắt đầu thấy bụng mình sôi lên ùng ục.
Bữa ăn tối của thiếu gia nhà giàu thực là dễ làm người ta sa vào tội lỗi. Có tới tận bảy món ăn, toàn là những thứ ngon lành mà ở nhà tôi, mẹ chỉ bỏ công làm mỗi khi nhà có khách, hoặc có tiệc tùng giỗ chạp gì đấy, đã vậy lại còn được đựng trong những cái chén đĩa đẹp mê ly. Căn phòng cũng được trang trí theo phong cách thể hiện “ta đây là người có tiền”, vừa ấn tượng vừa sang trọng. Vừa ăn vừa ngắm những đồ vật trưng bày trong phòng, cũng chẳng khác đi ăn trong viện bảo tàng là mấy.
Phan Anh ăn ít, cả bữa, toàn ngồi nhìn tôi ăn. Tôi vốn mặt dày, đằng nào cũng mang tiếng, còn đói là còn ăn.
- Ba mẹ bạn đâu?
Ăn được nửa bữa, tôi mới nhận thấy điều kỳ quặc đó, chỉ có tôi và Phan Anh ngồi ở bàn ăn, ngay cả chú lái xe và cô giúp việc cũng không thấy.
- Không biết. – Phan Anh trả lời, và sợ tôi không hiểu, liền giải thích thêm. – Ba đi suốt, lúc thì ở Sài Gòn, khi thì ở Hà Nội, cũng có thể là đang ở nước ngoài… công việc của ba là mở rộng thị trường nên càng đi nhiều càng tốt. Mẹ cũng vậy, mẹ đi cùng ba, cho dù mẹ chẳng làm gì.
- Giống như Chủ tịch nước đi đâu cũng phải có phu nhân đi kèm.
Tôi vừa nhai vừa nói, Phan Anh chỉ cười.
- Bạn cũng không có anh chị em gì à? – Tôi hỏi tiếp cho không khí đỡ phần gượng gạo.
- Chính thức thì không. Mình là con một, nhưng ai mà biết…
- Ờ. – Tôi nói leo. – Cũng buồn nhỉ?
Im lặng một lát cho tôi xử lý sạch trơn đĩa cá thu.
- Bạn ở nhà này với ai? – Tôi hỏi tiếp khi chiến đấu tới món thịt gà tẩm mật ong.
- Vợ chồng cô chú Ba. Chú Ba lái xe, cô Ba giúp việc và hai người bảo vệ.
- Không có người lớn ở kèm à? – Tôi thật sự ngạc nhiên. – Ý Nhi là, ít ra thì bạn cũng phải ở cùng cậu mợ hay chú thím gì chứ?
Phan Anh lắc đầu. Tôi chu mỏ lên.
- Thế là lạ thật. Làm sao bạn có thể sống một mình mà không có người lớn ở bên cạnh?
- Có ông nội. – Phan Anh ngập ngừng. – Nhưng ông không ở với mình thường xuyên, ông cũng đi suốt.
- Buồn nhỉ? – Tôi nói và dốc sạch đĩa thịt gà vào bát mình. – Thực sự là rất buồn, cho dù món ăn có ngon thế nào đi chăng nữa.
- Nhi có thể tới đây ở với mình.
Phan Anh nói nhanh, và khi cái đĩa trên tay tôi đặt hơi mạnh xuống bàn, cậu chàng biết đã lỡ miệng nên lúng túng cúi mặt xuống, chỉ để lộ hai vành tai đỏ nhừ.
- Ý mình là… nhà mình rất rộng, còn rất nhiều phòng trống và… cũng không có ai, trong khi Nhi cũng đang ở nhờ nhà anh Sơn Lâm… ý mình là… không có ý…
- Lời đề nghị hay mà. – Tôi tiếc nuối thực sự. – Giá như bạn là con gái, Nhi sẽ dọn tới ở cùng bạn.
Trong đầu tôi thoáng nghĩ tới mỹ nhân. Giá mà mỹ nhân có thể đổi chỗ cho Phan Anh thì tốt biết mấy.
Nhưng rồi, bỗng một hình ảnh kinh dị hiện lên trong đầu tôi. Tôi nhìn thấy tên trời đánh đang ngồi thế vào vị trí của Phan Anh, và đề nghị tôi như vậy. Kinh dị hơn nữa, tôi nghe tiếng trái tim mình trả lời: Đồng ý. Mặc kệ người ta muốn nói gì thì nói, tôi chẳng quan tâm. Thật đấy!
Tôi nghẹt thở. Là tôi điên thật hay trong thức ăn có chất gây ảo giác?
- Mình biết. – Phan Anh nói, vẫn chưa ngẩng đầu lên. – Mình chỉ giỡn một chút… Nhi sao có thể tới đây ở được… cho dù không có chuyện gì… thì cũng không tốt.
- Ừ. – Tôi thở dài, gắp miếng tim bò xào ớt chuông cuối cùng. – Không tốt…
Ăn tối xong, tôi còn phải cùng Phan Anh thưởng thức tiệc trà. Giống như đồ điên, tôi nghĩ, làm sao mà con người ta lại phải lôi thôi đến như thế, khi mà vừa ăn cơm xong, đã phải chui vào một căn phòng, vừa nghe nhạc không lời, vừa uống cái thứ nước đăng đắng, rồi lại còn phải ngồi im một chỗ không nói chuyện, chỉ dán mắt vào một tờ báo dở hơi viết về tài chính, chứng khoán... với những hình biểu đồ xanh xanh đỏ đỏ nhức hết cả mắt. Phan Anh – dường như chẳng chịu để thứ gì phá vỡ nguyên tắc – điềm nhiên tận hưởng hết ba mươi phút, sau đó, mới nhướng mắt qua nhìn tôi.
- Máy ảnh của Phương Thảo hiệu gì nhỉ?
Tôi lấy đà, chỉ chực lao tới vồ lấy con mồi mà xé xác.
- Nhi còn nhớ chính xác hình dáng như thế nào không?
Tôi gật.
Phan Anh đứng dậy, tôi lon ton chạy theo sau.
Phan Anh đi qua hành lang, mở cửa một căn phòng, điện bật sáng.
- Ồ. – Tôi thốt lên khi thò đầu ngó vào căn phòng. – Đẹp quá!
Quả thực là một căn phòng rất đẹp! Trong giấc mơ hoang đường nhất của tôi, tôi cũng chưa bao giờ thấy mình đặt chân vào một nơi đẹp như thế này. Nếu thiên đường là có thật… có lẽ, căn phòng dành cho tôi ở trên đó, chỉ cần đẹp như thế này là đủ.
Phan Anh không đáp lại lời khen của tôi, chỉ mở ngăn kéo, lấy ra năm cái máy ảnh kỹ thuật số đặt lên bàn, rồi quay lại hỏi tôi.
- Cái nào?
Tôi trợn tròn mắt.
- Sao nhiều thế này?
- Quà sinh nhật. – Phan Anh trả lời gọn lỏn.
Rút cục, tôi cũng đã cầm trên tay cái máy ảnh mới tinh, không khác cái cũ của Phương Thảo là mấy, trừ việc… đương nhiên, nó không phải là cái cũ.
- Nhi sẽ làm việc, tiết kiệm tiền, và trả bạn mỗi tháng một ít. Trả chừng nào hết thì thôi.
Tôi vừa mân mê cái máy ảnh, vừa nguyện thề.
- Ừ. – Phan Anh nói, chẳng mảy may xúc động, cứ coi như chuyện đó là chuyện đương nhiên. – Nhi chỉ cần nhớ Nhi nợ mình là được.
Trong tâm trạng vừa mới thoát chết nơi địa ngục để trở về với thiên đàng, tôi tuyệt đối tin, dù là bốn mươi, hay một trăm triệu đi chăng nữa, tôi cũng sẽ có cách kiếm lại để trả cho Phan Anh. Chắc chắn phải là như thế.
Vì một lý do ngớ ngẩn nào đó, Phan Anh không muốn ra khỏi nhà vào buổi tối, tôi đành phải một mình đi tới trường. Với sự giục giã của tôi, chú Ba tài xế tự hào tuyên bố đã phá kỷ lục chạy xe thường ngày của mình.
Tôi vừa mở cửa xe bước ra, đã chạm mặt Phương Thảo. Lập tức, nàng nã cho tôi một tràng đạn liên thanh.
- Nhi biến đi đâu, làm Thảo kiếm muốn chết luôn.
Tôi giơ cái máy ảnh lên, đẩy nòng súng qua chỗ khác.
- Được rồi, Nhi xin lỗi.
Phương Thảo cầm máy ảnh, xem xem một lát rồi la hoảng lên.
- Sao kỳ quặc thế này?
Tim tôi rơi bịch một cái xuống đất.
- Sao toàn hình của Nhi không vậy?
- À… – Tôi nói và nhỏng cổ vào, nhìn thấy hình của mình thì không sao khép miệng lại được nữa. – À…
- Lại còn xóa hết những hình cũ đi nữa chớ. Nếu trưa nay Thảo không lưu vô vi tính thì giờ Nhi tính làm sao với Thảo?
- À…
Tôi chẳng thể giải thích được gì, làm sao tôi biết được tại sao lại có hình của tôi trong máy? Trong những tấm hình, trông tôi rất vô tư, thậm chí có một tấm, tôi còn đang há miệng ra cười rất to. Sao có lúc tôi lại trông xấu xí tới mức ma chê quỷ hờn thế này cơ chứ?
- Nhi thiệt tình … - Phương Thảo làm ầm lên. – Nhi có biết là Thảo nhận được nhiều yêu cầu lắm không, cả chiều Nhi không làm gì, đi nhờ người ta chụp hình mình, Nhi làm vậy mà coi được…
Những người đi qua đi lại bắt đầu tò mò nhìn chúng tôi.
- Được rồi. – Tôi xua tay. – Nhi xin lỗi.
Nhưng Phương Thảo quả thực là đang rất cáu.
- Cả chiều Thảo chạy ngược chạy xuôi đi tìm Nhi, người ta về hết rồi còn chờ Nhi ở cổng, về tới nhà không kịp tắm, không kịp ăn cơm, gọi điện hỏi Nhi cũng không gặp… lại gặp đúng ông anh Sơn Lâm nhà Nhi… Nhi làm Thảo tức chết.
- Được rồi. – Tôi nói to hơn. – Nhi xin lỗi rồi mà.
- Làm việc theo nhóm thì Nhi cần tôn trọng nhóm một chút chứ, đâu thể muốn làm gì thì làm…
- Được rồi. – Tôi gắt. – Nhi sai rồi.
Phương Thảo trước giờ bình thường đã nói rất nhiều. Khi căng thẳng còn nói nhiều gấp đôi. Mặc kệ tôi đã hạ mình nhận sai, nàng vẫn tấn công tôi tới tấp, cho tới khi tôi chịu không nổi nữa, gào lên.
- Thảo có biết điều mà Nhi sai nhất là gì không? Là đã đồng ý hợp tác với Thảo đó. Thảo vừa lòng chưa?
Tiếng của tôi hơi to, làm tất cả những người đi ngang qua đều quay lại.
- Nhìn gì mà nhìn? – Tôi quát. – Chưa từng thấy hai đứa bạn xích mích à?
Quát xong, tôi hằm hằm bỏ đi. Tôi chen ngang một đám người đang đứng hát hò lải nhải, can cái tội dám đứng đúng đường tôi đang đi. Tôi nghe có tiếng nhốn nháo.
- Người gì mà kỳ vậy? Không có mắt à?
Tôi quay ngoắt lại, đang tức không có chỗ xả, lại có kẻ dám cưỡi lên đầu thái tuế, vừa lúc nhìn thấy tên trời đánh – mẹ kiếp – chọn đúng lúc đúng chỗ để nắm tay con gái nhà người ta, mà cái đứa con gái ấy, vẫn đang còn ngoa ngoắt.
- Đi thì phải nhìn đường chớ, không thấy đây là chỗ người ta đang tập văn nghệ sao? Người đâu vô duyên quá tr…
- Câm mồm!
Tôi gằn giọng. Đứa con gái có lẽ đã nhận ra tôi chính là Nguyễn Hạ Nhi kinh khủng nên lập tức nín bặt, nửa câu nói sau nuốt ngay vào bụng.
Liếc nhìn qua tên trời đánh một cái, tôi nhếch mép cười, bỏ đi thẳng. Báu lắm cái của hủi ấy. Đây không thèm.
Ở giữa sân trường, một đống củi lớn được chất lên, tiếng loa thông báo rộn rã.
- Tập trung, tập trung, các học sinh thân yêu hãy tập trung, chú ý cẩn thận, đề phòng hỏa hoạn.
Cảm hứng tham gia đêm lửa trại của tôi sau trận cãi vã với Phương Thảo đã tụt xuống mức âm, mặc kệ gần sáu trăm học sinh nói cười rôm rả, đi đi lại lại vui như trảy hội thanh minh, tôi ngồi thu lu sau góc khuất ánh đèn của một gốc cây phượng, lòng thầm ước tên mắt to hay tên Tuân khùng bỗng nhiên xuất hiện, tôi sẽ túm lấy chúng mà giã như giã tỏi.
Lửa bắt đầu bùng cháy, tiếng loa rổn rảng, tiếng hát rộn ràng, mọi người đều đang rất rất vui. Tôi ngó đầu ra nhìn, trong ánh lửa, những bóng người nhảy múa trông có vẻ gì đó ma quái, như một bầy yêu tinh.
Tôi dựa lưng vào gốc cây phượng, nhìn lên trời. Trời rất trong, những vì sao rất sáng…và tôi rất buồn. Buồn tới mức, khi có một cơn gió lạnh thổi qua, tôi đã muốn chết luôn đi cho rảnh.
Một bóng người tiến đến từ phía sau tôi.
- Nhi à… – Tiếng thì thào khe khẽ. – Phải Nhi không?
Tôi hạ tầm mắt xuống một chút.
- Nguyễn Hạ Nhi?
- Ừ. – Tôi đáp. – Gì?
Bóng người se sẽ ngồi xuống cạnh tôi.
- Đi qua đi lại, tìm Nhi mãi, hóa ra Nhi ở đây.
- Ừ…
- Thảo xin lỗi.
- Chẳng có gì.
- Là Thảo sai rồi… tại… bỗng nhiên không thấy Nhi đâu… lại nghe mấy người kể, thấy Nhi đi cùng một nhóm người trông ghê lắm… Thảo sợ Nhi bị làm sao.
Tôi bật cười.
- Điên quá đi.
- Ừ. – Phương Thảo cũng cười. – Điên thiệt.
- Thôi, bọn mình đừng cãi nhau nữa. Mệt lắm.
- Ừ, không gây chuyện với nhau nữa.
- Mãi mãi nhé. Nhi xin lỗi đã to tiếng với Thảo.
- Thảo cũng…
- Một mình Nhi xin lỗi là đủ rồi.
Tôi choàng một cánh tay qua vai Phương Thảo, ngước mắt lên trời nhìn mấy vì sao lấp lánh. Một ngôi sao băng xẹt qua bầu trời.
- Ước đi, ước đi Nhi. – Phương Thảo rối rít giục.
Chờ cho Phương Thảo mở mắt ra, tôi tò mò hỏi.
- Ước mơ của Thảo là gì?
- Chỉ nói cho một mình Nhi biết thôi nhé. Đến một nơi phủ đầy tuyết trắng, và chơi dương cầm. Có khùng không?
- Ừ, rất khùng. Nhưng dù ước mơ của Thảo là gì, Nhi vẫn sẽ luôn ủng hộ Thảo.
- Thảo cũng vậy, sau này nếu Nhi có đi đốt nhà người ta, thì Thảo sẽ vì Nhi mà đi canh chừng…
- Vậy ai đi rải dầu và ai châm lửa?
- Những việc đó thì để cho ba người kia tự bốc thăm chia nhau.
Cả hai đứa đều phá lên cười.
- Cảm ơn.
Tôi nói khe khẽ với một Đấng vô hình. Gió lạnh vẫn thổi qua, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nhiều nữa.
- Có Nhi ở đó nữa.
- Hả?
- Nhi sẽ ngồi ở đó, nghe Thảo chơi dương cầm, bản Fur Elise.
Và Phương Thảo đá lưỡi những nốt dạo đầu ta tá ta tá tà tá ta tà…
Ôi không! Phương Thảo không nhớ rằng tôi là kẻ không thể chịu đựng nổi tiết trời lạnh lẽo hay sao?
Chương 17.1 << >> Chương 18
Chỉnh sửa lần cuối: