Ban Mai - Lalisha - Cập nhật

lalisha

Gà con
Tham gia
18/5/21
Bài viết
23
Gạo
0,0
Chương 16
Hai bố con tranh cãi cho đến khi phòng khách thu hút sự chú ý của tất cả những người còn lại.
Tôi vẫn luôn giữ vững quyết định của mình, tất nhiên rồi.
Còn bố thì đinh ninh rằng tôi đang mang một kế hoạch táng gia bại sản... hệt như mẹ đã làm trước đó.
Rằng tuổi tôi còn quá nhỏ, kiếm được vài đồng tiền thì tưởng là mình to, đến khi không cứu vãn được tình hình thì hai bà cháu chỉ còn nước ra đường mà ở.
Tôi để mặc ông lồng lộn vùng quanh nhà trong tiếng khuyên can của bà và dì Quỳnh.
Đến tận đầu giờ chiều bố mới bình tĩnh lại, ngồi vật xuống ghế, ngực phập phà phập phồng thở dốc.
- Mẹ, việc này không thể nghe theo con bé được, đó là nhà từ đường, bố để cho mẹ dưỡng lão mà.
Cuối cùng bố chốt lại một câu.
Bà nhìn bố, có chút không được yên lòng, lên tiếng:
- Mấy năm nay, con bé giỏi lắm, chưa bị bù tiền bao giờ.
- Mười tuổi thì biết cái gì? Chỉ là gặp may mà thôi, mẹ không thể hồ đồ như vậy được.
Bố gần như gào lên phản đối.
Bà ngẫm nghĩ một lát, sau một hồi, rõ ràng đã làm ra quyết định:
- Tiền dưỡng lão của mẹ sau này cũng để lại hết cho con cho cháu, có mang đi được đâu, giữ lại làm gì?
Chợt dì Quỳnh hơi nhúc nhích, ngập ngừng lên tiếng:
- Các cô, các chú dưới ấy nói sao ạ?
Tôi liếc nhìn bà ta một cái rồi cụp mắt, nghe bà trả lời:
- Trước đây khi bố nó còn sống đã phân chia cho mỗi đứa một khuôn rồi. Đứa ở, đứa bán, còn mảnh này, trong di chúc ông ấy để lại cho tôi.
Dì Quỳnh mân miệng, liếc nhìn bố một cái, muốn nói lại thôi nhưng rốt cục cũng không lên tiếng nữa.
Tôi biết bà ta muốn hỏi cái gì. Xuất đất của bố đã bán đi từ đời tám hoánh nào rồi. Tiền đó dùng để mua nhà trên thành phố, và mẹ tôi thì không do dự nướng cả ngôi nhà vào chiếu bạc ba năm trước.
Hiện tại, bố ở trong kí túc xá của công ty, nếu hai người lấy nhau, vấn đề nhà đất đúng là rất đáng để quan tâm.
Nhưng đó là việc của họ, việc cấp thiết của tôi bây giờ là việc ấm no của hai bà cháu kìa.
Câu chuyện ngã ngũ rất lâu sau đó và cả nhà chợt nhận ra đã lỡ mất bữa cơm trưa. Bao công sức bỏ ra của dì Quỳnh, vậy là gần như công cốc.
Bố bực tức bỏ về, bà cũng chẳng vui hơn, ngồi lặng trên chiếc ghế mây trước cửa sổ.
Tôi xuống bếp, nấu một tô hủ tiếu, cẩn thận bưng đến trước mặt bà, nhẹ giọng nói:
- Bà ăn đi, rồi còn uống thuốc.
Bà kéo tôi vào lòng, vuốt nhẹ lên mái tóc mượt như tơ của cháu gái, thở dài:
- Rõ khổ, nhỏ như vậy...
Tôi biết bà muốn nói gì, tuy nhiên cũng chỉ im lặng ngồi đó.
'Bà ơi, con không khổ, chỉ cần bà được sống an nhàn, sung sướng, con làm gì cũng được!'
Rất muốn nói như vậy nhưng lại thôi. Nói thì có ích lợi gì, để xem tôi làm được đến đâu kia!
 

lalisha

Gà con
Tham gia
18/5/21
Bài viết
23
Gạo
0,0
Chương 17
Vụ đất đai ầm ĩ hơn tôi tưởng, ngồi trong phòng hoá trang, nhớ đến việc bố cứ ngày nào cũng đến lải nhải mà đau hết cả đầu.
Còn hai người chú và hai người cô thì chẳng biết bàn tính với nhau thế nào mà thi nhau gọi điện tới can ngăn bà.
Có lẽ, họ đã phong phanh nghe được con đường liên tỉnh sẽ đi qua nhà tổ. Theo đó mấy mẫu đất cằn cỗi lắc mình trở thành mảnh vàng trong một đêm chăng?
Tôi không có ý định tranh giành mảnh đất ấy, chỉ là mượn chút vốn làm ăn thôi, nhưng cơ hồ không mấy ai tin tưởng thì phải.
Trong mắt họ hàng, bây giờ tôi trở thành đứa cháu bất hiếu, dám mưu đồ chiếm đoạt đất tổ tiên.
Hừ! Thử nghĩ lại xem, miệng thì nói thế nhưng lòng họ thì như thế nào?
Mạnh Hùng ngồi lên bàn trang điểm, khoanh tay im lặng nghe tôi kể chuyện.
Sau rốt, anh ta nhăn mày chốt lại một câu:
- Tại sao cháu lại chấp nhất với lô đất Phượng Hoàng vậy?
Hỏi thật là hay, tôi biết giải thích thế nào?
Hiện tại, dự án này còn cực kì mờ mịt, vẫn đang trong quá trình kiếm người đầu tư. Chính vì vậy tôi mới nuôi tham vọng phát tài từ đó.
Nhưng tựa hồ trong mắt người khác, đây giống như hành động của một con thiêu thân hơn là một con người.
Tôi nhíu mày, nhớ về một ngày xa lắc, trong lúc cao hứng, Hoàng Long có nói với tôi một câu.
- Thành phố đang phát triển về hướng Tây, từ một nguồn đáng tin cậy trong chính phủ, tôi nghĩ bất động sản ngoại ô phía Tây không chóng thì chày sẽ sốt giá.
- Cháu.... quen ai trong chính phủ vậy?
Tôi ngơ ngác nhìn anh ta, lúc này mới biết, bất giác mình đã thốt lên lời của những câu nói đó, vì vậy vội lấp liếm:
- Không có, cháu nghe được ở đâu đó thì phải.
Hùng nhún vai, không để tâm lắm, tiếp tục câu chuyện đang dang dở:
- Câu chuyện tranh chấp đất đai ở các gia đình chưa bao giờ là đề tài mới. Chú chỉ không hiểu tại sao, đến lượt cháu lại cứ thấy không thích hợp. Nghĩ lại mới biết, mười tuổi đầu đi bàn về bất động sản, đó không phải là việc bình thường đâu.
Tôi lôi ngay một câu cửa miệng của anh ta ra để đáp trả, thành công khiến anh ta không còn cách nào khác tiếp tục câu chuyện được nữa:
- Đừng bàn đến lẽ thường với người làm nghệ thuật. Nếu cứ theo khuôn sáo thì trên đời này, óc sáng tạo còn dùng vào việc gì nữa?
Hờn dỗi không được bao lâu, chỉ một lúc sau, thấy tôi loay hoay với cái khoá kéo của chiếc đầm ren, anh ta không kìm lòng được vươn tay ra giúp đỡ.
Roẹt một cái, vậy là xong, bộ dạng của tôi sẵn sàng cho buổi ghi hình trực tiếp hôm nay rồi.
Đó là chương trình dành cho thiếu nhi, chỉ hai hôm nữa là 1/6, vì vậy, để chuẩn bị những món quà cho trẻ em ở các nhà tình thương, một quỹ từ thiện đứng ra tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ nhằm gây quỹ cho hoạt động này. Ngay khi nhận lời sẽ tham gia, Ban tổ chức tỏ ra cực kì vui mừng. vì vậy, ngoài tiết mục đàn hát đã được đăng kí, tôi còn được mời làm MC cho buổi liên hoan nữa.
Tuy không nhận được catxe nhưng tôi không hề cảm thấy tiếc nuối. Từ thiện mà, đây là một hoạt động cũng coi như bổ ích cho cộng đồng.
Nở một nụ cười thật tươi sau khi ngậm một thìa siro, tôi siết chặt nắm tay, bước ra sân khấu ngập tràn ánh đèn rực rỡ:
- Xin chào tất cả mọi người, các bạn ơiiii.....
 

lalisha

Gà con
Tham gia
18/5/21
Bài viết
23
Gạo
0,0
Chương 18
Từ cung văn hoá trở về cứ nghĩ được nghỉ ngơi sau một buổi sáng hô hào dát cổ họng, không ngờ tới, chờ đợi ở nhà là cả bầu đoàn vừa từ dưới quê lên không lâu.
Ngay từ ngoài cổng, tiếng tranh cãi the thé càng trở lên rõ ràng giữa trưa hè vắng lặng của khu ngoại ô.
Từ sau khi mười tuổi ở kiếp trước, tôi đã không gặp lại bất kì một người bà con họ nội nào, tính ra cũng ngót nghét hai mươi năm rồi. Vì vậy tôi đã không thể nhận ra những giọng nói cao vút kia là của mấy thím, mấy cô của mình.
Vừa vào đến cửa, tôi đã rất ngạc nhiên trước căn phòng khách chật kín người ngồi. Sự im lặng đột ngột xuất hiện khi cả hai bên cùng đánh giá đối phương. Ngay khi thấy vẻ mặt rạng rỡ của bà, tôi đã biết danh tính của những vị khách lạ ghé thăm rồi, vì vậy thản nhiên chào hỏi:
- Cháu chào các chú, các thím và các cô, cả các anh chị nữa.
- Ôiii, là Mai đấy à? —Một người đàn bà đẫy đà, mặc một chiếc áo voan và quần bò mang phong cách hơi lỗi thời lên tiếng đầu tiên— Không khác tí gì trên TV—Nói rồi bà ta dịch mông sang một bên, vỗ bồm bộp xuống ghế da, sau đó giòn giã nói — Đến đây ngồi cạnh thím hai, lâu lắm không gặp, sắp thành một thiếu nữ rồi.
Tôi gật đầu, tuy vậy vẫn bảo thím giúp việc lên gác lấy một chiếc ghế khác đặt cạnh bàn, lúc ấy mới ngồi xuống
- Mọi người lên lâu chưa ạ?
Một người khác lên tiếng, át đi tiếng nhao nhao nói chuyện xung quanh
- Bác cả đặt một xe ô tô mười sáu chỗ lên thăm bà, mọi người mới lên từ sáng thôi.
Tôi gật đầu, chợt đầu hơi vướng, quay lại thì thấy một cô bé với mái tóc hoe vàng đang túm chặt lấy cái nơ con bướm trên tóc tôi. Cô bé khoảng bốn tuổi, chẳng biết đứng đó tự lúc nào, ánh mắt cứ tròn xoe mãi không chớp.
Tôi lặng lẽ gỡ chiếc dây buộc tóc xuống, chìa ra trước mặt nó, chẳng kịp lên tiếng đã thấy nó nhanh như chớp giật lấy, xem ra là rất thích.
- Xin chị đi con. - một người phụ nữ khác cười trừ, túm vội lấy bàn tay cô nhóc, ánh mắt cảnh cáo thấy rõ.
Đứa bé túm chặt lấy thứ trong tay, cười toe toét bập bẹ lên tiếng:
- Xin.
Dứt mắt khỏi hàm răng sún của con nhóc, tôi thản nhiên nói:
- Không có gì, cho em chơi.
Vừa lúc đó trên lầu có tiếng cãi nhau chí choé, rồi tiếng tranh giành rồi tiếng khóc ré lên của trẻ con.
Tôi nhìn thím hai vùng chạy lên lầu, mở tung cánh cửa gỗ sồi, léo nhéo mắng mấy câu rồi dắt tay một đứa con gái chạc tuổi tôi xuống dưới. Thím giúp việc nhăn nhó theo sau khoảng ba đứa nhóc khác vừa cãi nhau vừa chen vai huých cánh giành xuống cầu thang trước.
Liếc qua mấy món đồ chơi cáu bẩn vết mồ hôi và vết giành giật, tôi rời mắt đi chỗ khác. Từ cửa sổ nhìn thẳng ra vườn, tôi thấy bố đang dẫn mấy người đàn ông dạo quanh mấy bồn bon sai bạc triệu mà tôi được đồng nghiệp gửi tặng trong lần khánh thành nhà mới.
Cảm giác có họ hàng thật... nhức hết cả óc.
Trong tám đứa anh em họ hàng, tôi để ý thấy hai đứa khác hẳn với lũ giặc phá tanh banh căn phòng đồ chơi của tôi.
Đứa con gái lớn hơn tôi tầm một -hai tuổi, quần áo tuy cũ nhưng rất gọn gàng sạch sẽ, trên tay không rời một đứa bé nhỏ xíu, ngồi lặng lẽ bên cạnh một người phụ nữ có vẻ ít nói nhất trong mấy người phụ nữ trong phòng.
Còn một đứa con trai tầm bảy tuổi nữa, luôn ngoan ngoãn ngồi trong lòng bà, tuy ánh mắt lấp lánh nhìn theo những đứa lớn hơn nhưng không hề tham gia những trò nghịch phá.
Từ khuôn mặt hao hao của hai đứa, tôi biết chúng là chị em một nhà.
 

lalisha

Gà con
Tham gia
18/5/21
Bài viết
23
Gạo
0,0
Chương 19
Đến giờ cơm trưa, thím giúp việc bối rối đêm hỏi ý kiến tôi xem giải quyết thế nào. Không nghĩ ngợi nhiều, tôi gọi ngay cho một nhà hàng phục vụ trọn gói tới giải quyết.
Chẳng bao lâu sau, một chiếc lều bạt nho nhỏ được dựng nhanh chóng ngoài bãi cỏ bên hiên nhà. Bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn và rộng rãi. Các món ăn cũng không chê vào đâu được.
Bọn họ ăn uống rất nhiệt tình, lũ trẻ con thì tranh giành kịch liệt như trong một cuộc chiến.
Con nhóc thích nơ cứ bám theo tôi một tấc cũng không rời, hầu hết thời gian trong bữa ăn mẹ đút gì thì nuốt cái đấy, đôi mắt trong veo cứ nhìn tôi chẳng thèm nháy lấy một lần. Trông tôi.... lạ đến thế cơ à?
Giờ mới biết, đó là con gái duy nhất của cô út, còn những đứa trẻ ngoan kia là con của cô tư.
Trong họ, bố tôi xếp thứ hai, trên có một bác cả, dưới có một chú em và hai bà cô. Nội tôi có cả thảy là lăm người con.
Bác cả sinh được hai trai và một gái, chính là ba đứa nghịch nhất kia. Còn chú ba được một trai một gái, đều sấp sỉ tuổi nhau nên kết bè kết phái phá phách rất hăng.
Tôi vươn đũa, gắp một miếng đùi gà vào bát Lúa— đứa con gái hiền hiền từ đầu bữa đến giờ chỉ lo gỡ thịt cho em trai bên cạnh, rồi nói
- Cho em.
Lúa nhìn tôi vẻ ngạc nhiên, nhưng lại rụt rè cụp mắt xuống, gò má đỏ bừng
- Em xin.
Vừa đưa tay đến bát sườn phía xa thì tay tôi bị va mạnh khiến đôi đũa bắn ra cạnh bàn.
Ngẩng đầu lên thì bắt gặp một khuôn mặt đen nhẻm với khoé miệng bóng mỡ của Tôn— con trai trưởng nhà bác cả.
Thằng nhóc lớn tuổi nhất trong bàn trẻ con, nhưng là đứa tham ăn nhất.
Vừa gây ra vụ việc nhưng nó chỉ kịp lè lưỡi với tôi một cái sau đó nhét vội một miếng thịt vào miệng rồi phồng mồm lên nhai nuốt. Hai đứa em của nó cũng mang phong cách y chang anh.
Tôi đón lấy một đôi đũa khác từ tay thím giúp việc, coi như chưa có chuyện gì, gắp một miếng thịt kho nhiều nạc cho Ngô — em của Lúa. Và trước con mắt trông mong không về che giấu của Nhài — con nhóc thích nơ, tôi đành gắp cho nó một con tôm to sụ khiến nó cười toe toét.
Bên một bàn khác, mấy người đàn ông chè chén xem chừng rất thích chí. Chẳng ai biết uống rượu Tây, thay vào đó là rượu nếp mang từ quê lên. Sau vài chén, mặt ai cũng đỏ gay rồi tranh luận.
Dì Quỳnh, người được mời đến vào phút trót, rất tự nhiên vui vẻ chuyện trò với những người bà con bên chồng sắp cưới.
Bát tôi đầy ắp những thứ mà bà ta gắp cho, tuy nhiên lại chẳng có hứng ăn.
Hiện tại, tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi mà thôi.
Buổi chiều, sau khi tỉnh rượu, những người đàn ông bắt đầu bàn công việc chính.
Tôi lắng nghe một chút, cuối cùng rút ra hai điều:
Thứ nhất : Họ tính đón bà về quê
Thứ hai: Ba người con trai, ai cũng giành quyền nuôi mẹ, chẳng ai nhường ai.
Không khí hoà thuận buổi trưa đã không còn nữa. Ai cũng gân cổ lên hòng át đi giọng người kia.
Tôi nhìn vẻ mặt rầu rĩ của bà, lòng chợt thấy khó chịu. Có lẽ bà cũng ngồi ngờ chỉ vì một mảnh đất mà xảy ra cơ sự thế này.
Đúng là 'vàng đỏ nhọ lòng son' điển hình.
 

lalisha

Gà con
Tham gia
18/5/21
Bài viết
23
Gạo
0,0
Chương 20
Cãi vã đến tối mà câu chuyện chẳng thèm ngã ngũ, tôi không nhìn được nữa bèn lên tiếng:
- Mọi người nghe xem bà nói gì đi.
Chỉ một câu như vậy mặc bác cả chợt đứng phắt dậy, chỉ vào mặt tôi mà mắng:
- Mày nói cái gì, đây không phải chỗ mày nói chuyện.
Tôi nghe vậy thì tức quá hoá cười, mỉa mai nói:
- Cháu nói cái gì, bác nghe không rõ sao? Đây là ở đâu, bác vẫn còn nhớ chứ?
Chỉ có như vậy, bác ta gầm lên như thể tôi vừa phạm vào một tội tày đình:
- Á à, giỏi, giỏi, người lớn chỉ nói một mà cãi xoen xoét đến mười. Bố mày không dậy được phải không?
Nói rồi chỉ chực xồ tới cho tôi vài cái tát.
- Bố mẹ tôi còn sống, cảm ơn bác, dù họ có chết hết cũng không đến lượt bác dạy tôi.
- Đấy nghe xem, chú hai nghe xem, có đứa con nào rủa bố mẹ chết sớm như thế không? Láo toét đến thế là cùng.
Chợt dì Quỳnh kéo áo bố, khẽ khàng lên tiếng
- Anh, con chỉ lỡ lời.
Tôi cười khẩy, coi tôi là trẻ con chắc, không có cửa đâu.
Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt vằn đỏ của bác cả, cứng giọng nói:
- Tôi tôn trọng gọi một tiếng bác, bác tưởng quan trọng chăng? Xin lỗi nhé, ngôi nhà này đứng tên tôi. Còn dì — tôi quay qua người đàn bà đứng bên cạnh bố, nhếch mày trào phúng — dì chưa lấy bố tôi đâu, mà dì có lấy rồi thì sao, mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh lắm.
Không gian chợt lặng đi trong giận dữ, chợt cô tư hét lên:
- Mẹ!
Tôi vội vàng quay lại, thấy bà đang lả đi trong tay cô tư bèn chạy đến:
- Bà, bà sao vậy?
Lúc đó mọi người mới ào lên, mỗi người trách tôi một câu làm cho bà tức chết.
Tôi thấy đôi môi bà tím lại trong khi khuôn mặt ngày càng tái thì vội đến phát khóc, vội gào lên với người giúp việc
- Gọi cấp cứu, mau lên!
Đợi đến khi cửa phòng cấp cứu khép lại, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng.
Không thể như vậy được, bà vẫn đang khỏe, không có lý gì lại ủ một mầm bệnh nguy hiểm như thế.
Triệu chứng kia rõ ràng là bệnh tim, kết quả kiểm tra chỉ mới ở mức cảnh báo thôi mà, sao nhanh như vậy được?
Chợt bên cạnh có người ngồi xuống, rồi giọng dì Quỳnh nhỏ nhẹ vang lên:
- Con đừng buồn, đâu có ai ngờ, bà không trách con đâu.
Tôi ngẩng phắt lên, ném vào mặt bà ta một câu:
- Có muốn một cắc bạc con bà cũng không nhận được không? Cứ nói nữa đi.
Để lại khuôn mặt tím tái của người phụ nữ phía sau, tôi vô thức bước về phía trước vài bước. Qua lớp kính lạnh lẽo chiếu mờ mờ thân ảnh của chính mình tôi không còn nhìn thấy cái gì nữa.
'Bà, bà phải bình yên nhé, đừng bỏ con'
Thời gian tưởng như nở mãi ra, không còn biết đến điểm cuối. Đúng lúc không thể kìm chế được nữa thù cánh cửa cuối cùng cũng bật mở.
Vị bác sĩ giương đôi mắt kinh ngạc, nhìn đám con cháu đông đúc ngoài sảnh. Ánh mắt ông ta chợt lớn gấp đôi khi bắt gặp gương mặt tôi trong đám người.
Tuy nhiên, ông ta lấy lại bình tĩnh ngay sau đó rồi thông báo
- Bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm....
 
Bên trên